You are on page 1of 101

Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

CHƯƠNG I

ĐẶC ĐIỂM VỀ NGỮ ÂM VÀ NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT

1.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ NGỮ ÂM

1.1.1. Trong tiếng Việt, có một loại đơn vị xưa nay ta thường quen gọi
là “tiếng”, “tiếng một” hay là “chữ”, ví dụ: đi, học, ăn, nói, và, nhưng, đã,
đang, thiên, sơn, bất...

Đơn vị dễ nhận diện nhất trong chuỗi lời nói tiếng Việt là “tiếng” chứ
không phải là “từ” như trong các ngôn ngữ Ấn - Âu. Người Việt nói rời từng
tiếng và viết rời từng chữ chứ không nói và viết rời từng từ.

1.1.2. Hệ thống âm vị tiếng Việt phong phú và có tính cân đối, tạo ra
tiềm năng to lớn của ngữ âm tiếng Việt trong việc thể hiện các đơn vị có nghĩa.

Trong ngôn ngữ Ấn - Âu, người ta thường chia hệ thống âm vị ra làm hai
hệ thống con là: hệ thống nguyên âm và hệ thống phụ âm, không cần thiết phân
biệt sự khác nhau của một phụ âm khi ở vị trí đầu và cuối.

Tiếng Việt có 5 hệ thống âm vị, tương ứng với 5 thành tố trong âm tiết
tiếng Việt. Vị trí và chức năng của các thành tố trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt
mang tính ổn định cao.

1.1.3. Đặc điểm cấu tạo ngữ âm của âm tiết tiếng Việt (tiếng) cũng là cơ
sở để tạo nên nhạc điệu cho câu thơ, câu văn xuôi tiếng Việt. Khi tạo câu, tạo
lời, người Việt rất chú ý đến sự hài hòa về ngữ âm, tạo nên một sự trầm bổng,
nhịp nhàng.

Những nét đặc sắc về ngữ âm của tiếng Việt đã được người Việt không
ngừng khai thác trong quá trình sử dụng.

1.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ NGỮ PHÁP

1.2.1. Ở phần Ngữ âm, ta đã nói đến vai trò của đơn vị gọi là “tiếng”. Về
ngữ pháp, “tiếng” cũng được xem là đơn vị cơ sở của ngữ pháp học. “Tiếng”
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 1
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

là điểm mốc đầu tiên từ đấy bắt đầu quá trình tổng hợp và là cái điểm mốc cuối
cùng đến đấy chấm dứt quá trình phân tích của ngữ pháp học. Trong ngôn ngữ
Việt, “tiếng” trùng với âm tiết, trùng với hình vị nên còn được gọi là hình tiết
hay từ tố.

1.2.2. Do đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập, khi xét từ tiếng Việt
về mặt cấu tạo, cần thiết vạch ra sự đối lập giữa từ đơn tiết và từ đa tiết - căn cứ
vào số lượng tiếng. Trong khi ở ngôn ngữ biến hình, việc phân biệt giữa từ đơn
tiết và từ đa tiết không có giá trị ngữ pháp.

Phương thức cấu tạo từ chủ yếu trong tiếng Việt là phương thức ghép và
phương thức láy.

Trong khi đó, phương thức cấu tạo từ chủ yếu trong ngôn ngữ Ấn Âu là
phương thức phụ gia: phương thức gắn một phụ tố vào một căn tố hoặc một
thân từ để tạo nên từ mới.

Hình vị trong tiếng Việt không chia ra căn tố và phụ tố - hay nói cách khác
tiếng Việt không có phụ tố - vì thế tiếng Việt không có phương thức cấu tạo từ phụ
gia.

Về mặt từ loại, nếu như ở ngôn ngữ Ấn Âu, người ta có thể dựa vào một
vài dấu hiệu hình thức nào đó để ít nhiều đoán định từ loại của từ thì ở tiếng
Việt không thể như vậy. Do đặc điểm của từ tiếng Việt là đơn lập, không biến
hình nên để xác định tư cách từ loại của từ ta phải dựa vào ý nghĩa khái quát,
khả năng kết hợp của từ trong ngữ và chức vụ cú pháp của từ trong câu.

1.2.3. Các ngôn ngữ biến hình chủ yếu sử dụng các phương thức ngữ
pháp bên trong từ như: phương thức phụ gia (phụ tố), phương thức luân phiên
âm vị học (biến tố bên trong), phương thức thay căn tố (thay từ căn) để biểu thị
những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau. Tiếng Việt - cũng như các ngôn ngữ biến
hình khác - ngược lại, thường sử dụng các phương thức ngữ pháp bên ngoài từ:
cụ thể là phương thức trật tự từ, hư từ và ngữ điệu.

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 2
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

Trong tiếng Việt, việc sắp xếp các từ theo một trật tự nhất định là cách
chủ yếu để biểu thị các quan hệ cú pháp. Khi các từ kết hợp với nhau theo quan
hệ chính phụ, từ đứng trước giữ vai trò chính, từ đứng sau giữ vai trò phụ.

Phương thức hư từ cũng là phương thức ngữ pháp trọng yếu của tiếng
Việt. Để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp số nhiều của danh từ, ta có các hư từ:
những, các, ...; biểu thị thời gian của động từ, ta có: đã, đang, vừa, mới, sẽ ...;
biểu thị mức độ: rất, hơi, quá ... Tuy đã định nghĩa rằng hư từ là những từ
không có ý nghĩa từ vựng chân thực nhưng vẫn lưu ý rằng có những hư từ tiếng
Việt tiềm ẩn những nét nghĩa tinh tế. Sự có mặt của hư từ khiến cho tiếng Việt
có những câu cùng nội dung thông báo cơ bản như nhau nhưng khác nhau về
sắc thái bổ sung.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Trình bày các đặc điểm chính của loại hình ngôn ngữ đơn lập.

2. Nêu các đặc điểm của tiếng Việt về ngữ âm.

3. Nêu các đặc điểm của tiếng Việt về ngữ pháp.

4. Trình bày các phương thức ngữ pháp được sử dụng phổ biến trong loại
hình ngôn ngữ đơn lập.

5. Trình bày các phương thức ngữ pháp được sử dụng phổ biến trong loại
hình ngôn ngữ hòa kết.

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 3
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ
CHƯƠNG II. ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT

2.1. KHÁI NIỆM ÂM TIẾT

Chuỗi lời nói mà con người phát ra gồm nhiều khúc đoạn dài ngắn khác
nhau. Đơn vị phát âm ngắn (nhỏ) nhất là âm tiết (syllable).

Về mặt cấu tạo vật lý -sinh lý thì âm tiết là một đoạn của lời nói mà khi
phát âm, độ vang của nó tăng lên rồi giảm xuống, còn bộ máy phát âm thì căng
lên rồi chùng xuống. Vậy có 3 giai đoạn trong quá trình phát âm một âm tiết:

a) Giai đoạn đầu: tăng độ vang, độ căng của cơ trong bộ máy phát âm.

b) Giai đoạn giữa: đạt đến đỉnh của độ vang, độ căng cơ - đỉnh âm tiết.

c) Giai đoạn cuối: giảm độ vang và độ căng - kết thúc âm tiết. Có thể
hình dung một chuỗi âm tiết liên tiếp nhau như một chuỗi đường cong hình
sin, mỗi âm tiết tương ứng với một hình sin.

đỉnh đỉnh

biên giới

Âm tố nào trong âm tiết có độ vang lớn hơn cả thì đứng ở đỉnh âm tiết.
Đỉnh của âm tiết thường là nguyên âm (vì nguyên âm có độ vang lớn hơn nhiều
so với phụ âm). Trường hợp có một âm tiết là kết hợp chỉ gồm toàn phụ âm thì
đỉnh âm tiết sẽ là phụ âm nào có độ vang lớn hơn (phụ âm vang có độ vang lớn
hơn phụ âm hữu thanh và cuối cùng là phụ âm vô thanh).

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 4
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

Trong tiếng Việt, mỗi âm tiết đều mang trong mình nó một nguyên âm.
Vì thế đỉnh của âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng là nguyên âm.
2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT
2.2.1. Âm tiết tiếng Việt có tính độc lập cao
Ranh giới giữa các âm tiết là dứt khoát trên dòng ngữ lưu.
Âm tiết tiếng Việt không có các hiện tượng: nhược hóa, nối âm...
Trong một phát ngôn gồm nhiều âm tiết, các âm tiết tiếng Việt tách bạch
nhau rất rõ. Mỗi âm tiết tiếng Việt đều mang một thanh điệu và toàn bộ âm tiết
được gói gọn trong thanh điệu đó. So với các ngôn ngữ Ấn Âu, việc vạch ranh
giới giữa các âm tiết trong tiếng Việt dễ dàng hơn.
2.2.2. Ranh giới âm tiết trùng với ranh giới hình vị
Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa. Trong các ngôn ngữ Âu
Châu, số lượng âm tiết và số lượng hình vị trong một phát ngôn có thể không
bằng nhau, và cho dù có bằng nhau thì ranh giới của âm tiết cũng không trùng
với ranh giới của hình vị. Ví dụ trong tiếng Anh:
- tomato: có 3 âm tiết (to-ma-to), 1 hình vị (tomato)
- teacher: có 2 âm tiết (tea-cher), 2 hình vị (teach-er). Ranh giới của
âm tiết và hình vị không trùng nhau.
Trong tiếng Việt, một phát ngôn có bao nhiêu âm tiết thì có bấy nhiêu
hình vị, mỗi âm tiết là hình thức ngữ âm của một hình vị. Chẳng hạn trong câu
“Tôi là giáo viên" có 4 âm tiết và cũng có 4 hình vị; số lượng âm tiết và hình vị
bằng nhau, ranh giới của chúng cũng trùng nhau.
2.2.3. Âm tiết tiếng Việt là điểm xuất phát của việc phân tích âm vị học
Âm tiết tiếng Việt có tính độc lập cao, có cấu trúc chặt chẽ, rõ ràng nên dễ
phân định các thành tố cấu tạo âm tiết. Các thành tố cấu tạo âm tiết tiếng Việt
cũng tương ứng với 5 loại âm vị tiếng Việt. Vì vậy âm tiết tiếng Việt là đơn vị ngữ
âm được chọn làm điểm xuất phát để phân tích âm vị học.
2.3. CẤU TRÚC ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 5
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

2.3.1. Khả năng phân xuất âm tiết thành những yếu tố nhỏ hơn
Quan sát các hiện tượng ngôn ngữ cũng như việc sử dụng ngôn ngữ của
người Việt, ta thấy hàng loạt sự kiện chứng tỏ rằng âm tiết tiếng Việt không
phải là một khối bất khả phân mà nó là một cấu trúc có thể phân xuất thành
những yếu tố nhỏ hơn. Các sự kiện chứng tỏ khả năng phân xuất các thành tố
trong âm tiết:
a) Cách cấu tạo từ láy
b) Hiện tượng “iếc hóa”
c) Cách hiệp vần trong tục ngữ, thơ ca
d) Cách nói lái
e) Cách cấu tạo biến thể tùy tiện
2.3.2. Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc chặt chẽ, rõ ràng
Ở dạng đầy đủ nhất, mỗi âm tiết tiếng Việt gồm 5 thành tố, mỗi thành tố có
một chức năng riêng.
2.3.2.1. Chức năng của các thành tố trong âm tiết
- Thành tố thứ nhất có chức năng phân biệt các âm tiết với nhau về cao độ;
“Toan” phân biệt được với “toán” là do cao độ khác nhau (thanh ngang - thanh
huyền). Thành tố này được gọi là thanh điệu.
- Thành tố thứ hai có chức năng mở đầu âm tiết, đó là âm đầu. Âm đầu bao
giờ cũng do một phụ âm đảm nhận. Trong âm tiết “toan” thành tố thứ hai là
âm /t/.
- Thành tố thứ ba có chức năng làm thay đổi âm sắc của âm tiết sau lúc mở
đầu, đó là âm đệm, “toan” và “tan” khác biệt nhau do âm sắc của âm tiết thứ
nhất trầm hơn. Âm đệm có chức năng trầm hóa âm tiết.
- Thành tố thứ tư quyết định âm sắc chủ yếu của âm tiết, là hạt nhân của âm
tiết. Thành tố này được gọi là âm chính. Trong âm tiết “toan”, /a/ giữ vai trò là
âm chính.
- Thành tố cuối cùng đảm nhiệm chức năng kết thúc âm tiết - đó là âm cuối.
Âm cuối trong âm tiết tiếng Việt có thể là một phụ âm hoặc là bán âm.
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 6
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

2.3.2.2. Sơ đồ cấu trúc âm tiết tiếng Việt


Âm tiết tiếng Việt là một cấu trúc có thể biểu diễn bằng các sơ đồ sau:
(1.84)
Sơ đồ hình cây 2 bậc:
Âm tiết

Bậc I Thanh điệu Âm đầu Phần vần

Bậc II Âm đệm Âm chính Âm cuối

Để đơn giản, người ta thường trình bày cấu trúc âm tiết tiếng Việt bằng
sơ đồ hình hộp sau:
Thanh điệu
Vần
Âm đầu
Âm đệm Âm chính Âm cuối

2.4. Phân loại âm tiết tiếng Việt


2.4.1. Phân loại dựa vào chức năng của các yếu tố tạo thành âm tiết
Để phân loại âm tiết dựa vào cấu trúc của âm tiết tiếng Việt ta tạm thời
loại bỏ yếu tố siêu đoạn tính (thanh điệu), sử dụng các kí hiệu V (âm chính), C
(phụ âm, trong đó C1 là âm đầu, C2 là âm cuối), W (âm đệm).
Ta có 8 loại hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt như sau:
(1) V (ô, y, ê...)
(2) WV oa, uế, uy...
(3) C1V ta, ti, tỉ tê...
(4) C1WV toa, tuế, hoa huệ...
(5) VC2 an, ông, áp...
(6) WVC2 oan, uyên, oát...

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 7
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

(7) C1VC2 bán, thêm, lên...


(8) C1WVC2 toán, huyên...
Như vậy, trong 4 yếu tố âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối thì thành
tố âm chính V luôn luôn có mặt, các thành tố khác có thể có mặt hoặc vắng mặt.
Vậy công thức khái quát của cấu trúc âm tiết là: (C1) (W) V (C2)
2.4.2. Phân loại dựa vào sự kết thúc âm tiết: Dựa vào đặc trưng âm học của
âm cuối (cách kết thúc âm tiết) ta chia ra 4 loại hình âm tiết sau:
2.4.2.1. Âm tiết mở: kết thúc bằng nguyên âm, không có âm cuối. Ví dụ:
tỉ tê, la cà, ê chề,...
2.4.2.2. Âm tiết nửa mở: kết thúc bằng các bán âm /u/ và /i/
Ví dụ: ai, mai, chào mào, lau chùi...
2.4.2.3. Âm tiết nửa khép: kết thúc bằng các phụ âm mũi: /m, n, /
Ví dụ: An, làng, xanh, nam
2.4.2.3. Âm tiết khép: kết thúc bằng các phụ âm: /p, t, k/
Ví dụ: lớp, học, hạt, tuyệt
* CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Trình bày các đặc điểm của âm tiết tiếng Việt (trong sự so sánh
với các ngôn ngữ Ấn Âu).

Câu 2: Nêu chức năng của mỗi thành tố trong âm tiết tiếng Việt.

Câu 3: So sánh sơ đồ cấu trúc hình cây 2 bậc với sơ đồ hình cây 4 bậc.

Câu 4: a) Phân loại các âm tiết sau: cố, gắng, học, tốt, làm, đẹp, giàu,
quê, hương, mai, sau.
b) Anh (chị) hãy thực hành phân loại âm tiết của các câu: “Không có gì
quí hơn độc lập tự do”, “Bốn phương vô sản dều là anh em”. “Tưởng giếng
sâu em nối sợi gàu dài, Ai ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây”

Câu 5: Hãy phân tích cấu trúc của các âm tiết đã cho trong câu 4 bằng
sơ đồ hình hộp.

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 8
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

CHƯƠNG III. HỆ THỐNG ÂM VỊ TIẾNG VIỆT


3.1 HỆ THỐNG ÂM ĐẦU
3.1.1. Đặc trưng ngữ âm tổng quát: Các âm đầu trong tiếng Việt hiện đại
đều là phụ âm và là các phụ âm đơn.
Trong quá khứ, tiếng Việt đã từng có âm đầu là phụ âm đôi. Qua cuốn từ
điển Việt - Bồ - Latin của Alexandre de Rhodes, vào thế kỷ 17, tiếng Việt vẫn
còn các phụ âm đôi như: bl, tl, ml ... (ví dụ: “blời” (trời),“tlâu” (trâu),mlẽ
(lẽ)...). Nay các phụ âm đôi này đã biến thành phụ âm đơn.
3.1.2. Phân loại và miêu tả
3.1.2.1. Phân loại: Tiếng Việt có tất cả 23 phụ âm làm nhiệm vụ âm đầu.
Đó là /p, b, m , f , v , t', t , d , n , s , z , l, ţ, ş , ʐ , c , ɲ , k , ŋ , x ,  , h,? /

Vì các âm đầu trong tiếng Việt đều là phụ âm nên ta phân loại âm đầu
tiếng Việt theo cách phân loại phụ âm.
* Tiêu chí phương thức phát âm:
Vang (mũi): / m , n , ɲ, ŋ /

- Tắc Bật hơi / t’/


ồn vô thanh: /p, t, ţ, c, k,?/
Không bật hơi
hữu thanh: / b, d/
Vang (bên): / l/
- Xát vô thanh: / f , s , ş, x , h /
ồn
hữu thanh: / v , z , ʐ ,  /

* Tiêu chí vị trí cấu âm:


- Môi - môi: /p,b,m/
- Môi – răng: /f , v /
- Đầu lưỡi - lợi (bẹt) : / t’ , t , d , n , s , z , l /

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 9
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

- Đầu lưỡi - ngạc (quặt): / ţ, ş, ʐ /

- Mặt lưỡi : / c,ɲ/

- Gốc lưỡi: / k, ŋ,x,/


- Thanh hầu: / h, ? /
* Bảng kê hệ thống phụ âm đầu:
Vị trí cấu Môi Đầu lưỡi
âm Mặt Gốc Thanh
Phương Môi Răng Lợi Ngạc lưỡi lưỡi hầu
thức phát âm
Bật hơi t’
Không Vô p t ţ c k ?
Bật hơi thanh
TẮC Ồn
Hữu b d
thanh
Vang m n 
Vô thanh f s x h
Ồn
XÁT Hữu thanh v z ʐ

Vang l

3.1.2.2. Miêu tả: Trình bày nội dung ngữ âm học của từng âm vị
Ví dụ: / ʐ / : phụ âm xát, ồn, hữu thanh, đầu lưỡi-ngạc.

/ /: phụ âm tắc, vang mũi, mặt lưỡi.


/ f / : phụ âm xát, ồn, vô thanh, môi - răng.
3.1.3. Sự thể hiện bằng chữ viết của các âm đầu:
Âm vị (Phát âm) Chữ viết Ví dụ
/p/ (pờ) p pin
/b/ (bờ) b ba
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 10
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

/m/ (mờ) m mẹ
/f/ (phờ) ph phở
/v/ (vờ) v vở
/ t’/ (thờ) th thu
/t/ (tờ) t ta
/d/ (đờ) đ đỏ
/n/ (nờ) n nắng
/s/ (xờ) x xa xôi
/z/ (dờ) d dân
gi gian
/l/ (lờ) l lo
/ţ/ (trờ) tr trời
/ / (sờ) s sân
/ ʐ/ (rờ) r rộn ràng

/c/ (chờ) ch chợ


/ / (nhờ) nh nhà
k (i, ê, e, iê) kí, kể, kén, kiến
/k/ (cờ) q (/k/ + /w/ ) quê quán
c (còn lại) cá, cơm
// (ngờ) ngh (i, ê, e, iê) nghĩ,nghề,nghe,nghiêng
ng (còn lại) ngà, ngọc
/x/ (khờ) kh khó
// (gờ) gh (i, ê, e, iê) ghi, ghế, ghe, ghiền
g (còn lại) gà gô
/h/ (hờ) h hoa
*Lưu ý:
- Mỗi âm vị âm đầu đều được thể hiện bằng một con chữ. Nhưng cũng có
một số âm vị được ghi bằng cách ghép hai hoặc ba con chữ (th, ng, ngh, tr,..).

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 11
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

- Có 18 âm vị âm đầu được ghi bằng một hình thức duy nhất (tương ứng
với 1 âm vị chỉ có 1 hình thức chữ viết) nhưng lại có những âm vị được ghi
bằng 2 hay 3 hình thức khác nhau. Cụ thể là có 4 âm vị sau:
+ Âm vị / z / được viết bằng “d” hoặc “gi”. Nói cách khác, hai cách viết
“d” và “gi” ngày nay đều được phát âm là / z /.
+ Âm vị / k / được viết bằng “k” khi đi trước các nguyên âm / i , e, ɛ,

ie/; bằng “q” khi đi trước âm đệm /w/, ví dụ: “quên” , “qua” ; bằng “c” trong
các trường hợp còn lại.
+ Âm vị // được viết bằng “ngh” khi đi trước / i , e, ɛ, ie/ và viết bằng

“ng” trong các trường hợp còn lại.


+ Âm vị /  / được viết bằng “gh” khi đi trước / i , e, ɛ, ie/ và viết bằng

“g” trong các trường hợp còn lại.


3.2. ÂM ĐỆM
3.2.1. Đặc trưng ngữ âm tổng quát
Trong tiếng Việt, ở vị trí âm đệm chỉ có một âm vị /w/. Đó là một bán âm
môi có tác dụng là trầm hóa âm sắc của âm tiết.
3.2.2. Miêu tả
Nếu hai âm tiết có thành phần âm vị như nhau thì khi thêm âm đệm vào
âm tiết nào thì âm tiết đó sẽ trầm đi.
Âm đệm /w/ là âm xuất hiện giữa âm đầu và âm chính. Nó đóng vai trò
của một âm lướt.
3.2.3. Sự thể hiện trên chữ viết
- Âm đệm /w/ được thể hiện trên chữ viết bằng hai hình thức:
+ Âm đệm /w/ được ghi bằng con chữ “o” khi đi trước các nguyên âm
rộng /a, ă, ɛ, ɛ/. Ví dụ: hoa, hòe, hoạch...

+ Âm đệm /w/ được ghi bằng con chữ “u” khi đi trước các nguyên âm
còn lại. Ví dụ: huệ, tuy, huân, khuya...

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 12
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

- Sau phụ âm /k/, âm đệm luôn được viết là “u”.


3.2.4. Sự phân bố của âm đệm
- Âm đệm /w/ không phân bố sau các phụ âm môi / b , m , f , v /. Một số
trường hợp đi ra ngoài qui luật này đều là các từ phiên âm từ tiếng nước ngoài:
buýt (bus), phuy (fut),...
- Âm đệm /w/ xuất hiện hạn chế sau các phụ âm / n , ʐ,  /. Chỉ có một

vài trường hợp như: noa, noãn, góa,...


- Âm đệm /w/ không xuất hiện trước các nguyên âm tròn môi / U , o , ɔ/

3.3. HỆ THỐNG ÂM CHÍNH


3.3.1. Đặc trưng ngữ âm tổng quát
Âm chính là âm tố chủ yếu, là hạt nhân của âm tiết, có chức năng hình
thành âm sắc chủ yếu của âm tiết, là vị trí không thể vắng mặt trong âm tiết nên
gọi là âm chính. Các âm chính trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng là
một nguyên âm và có thể là nguyên âm đơn hoặc đôi.
3.3.2. Phân loại và miêu tả
3.3.2.1. Phân loại: Tiếng Việt có 12 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi. Đó
là: /i , e , ɛ, ɛ, ɯ, ɤ, ɤ, a, ă, U , o , ɔ/ và / ie, ɯɤ, Uo /

- Căn cứ vào vị trí của lưỡi, độ mở của miệng, hình dáng của môi, thời
gian phát âm, âm sắc..., ta có thể mô tả các nguyên âm đơn tiếng Việt như sau:
Vị trí lưỡi Trước Sau
Hình dáng môi Không tròn môi Không tròn môi Tròn môi
Độ mở Trường độ D N D N D N
miệng
Hẹp i ɯ U

Vừa e ɤ ɤ o
Rộng ɛ ɛ a ă ɔ

Âm sắc: bổng trầm


NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 13
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

- Ba nguyên âm đôi / ie, ɯɤ, Uo / lần lượt thuộc về 3 dòng: dòng trước

không tròn môi, dòng sau không tròn môi và dòng sau tròn môi. Đây là các âm
dài; độ mở không cố định (được phát âm trượt từ hẹp đến vừa); về âm sắc thì
/ie/ có âm sắc bổng, /ɯɤ, Uo / có âm sắc trầm.

3.3.2.2. Miêu tả: Trình bày nội dung âm vị học của từng âm vị. Ví dụ:
- / i / : nguyên âm đơn, dài, dòng trước, không tròn môi, độ mở hẹp.
- /ɔ / : nguyên âm đơn, dài, dòng sau, tròn môi, độ mở rộng.

- / ie / : nguyên âm đôi, dòng trước, không tròn môi.


3.3.3. Sự thể hiện bằng chữ viết của các âm chính
Âm Chữ Ví dụ
/i/ y (phải ghi bằng “y” nếu trước nó là /w/ ) suy, thúy
i (trong các trường hợp còn lại) đi, lí
/e/ ê tê
/ ɛ/ e mẹ, xe

/ɛ/ a (chỉ có trong các vần “anh, ach”) danh, sạch

/ɯ/ ư sư, tự

/ɤ/ ơ mơ, thơ

/ɤ/ â tân, sân

/a / a ta, xa
/ă/ a (chỉ có trong các vần “au, ay”) đau, hay
ă: trong các trường hợp còn lại năm, trăn
/U / u thu
/o/ ô ô tô
/ ɔ/ oo (chỉ xuất hiện ở các vần “oong, ooc”) soóc, goòng

o: trong các trường hợp còn lại lon ton

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 14
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

yê: xuất hiện trong các âm tiết không yên, khuyên


có âm đầu và âm đệm; hoặc âm tiết có
cả âm đệm và âm cuối
ya: xuất hiện trong âm tiết có âm đệm,
/ie/ không âm cuối khuya
iê: xuất hiện trong âm tiết không có
âm đệm, có âm cuối tiếng
ia: xuất hiện trong âm tiết không có
âm đệm, không âm cuối mía
/ ɯɤ / ưa: xuất hiện trong âm tiết có âm cuối zêrô trưa

ươ: xuất hiện trong âm tiết có âm cuối


tích cực sương
/ Uo / ua: xuất hiện trong âm tiết có âm cuối zêrô tua
uô: xuất hiện trong âm tiết
có âm cuối tích cực luôn
3.3.4. Sự phân bố của âm chính
- Trong những âm tiết có âm đệm zê rô, tất cả các nguyên âm đơn và
nguyên âm đôi đều có khả năng xuất hiện sau bất cứ phụ âm đầu nào.
- Các nguyên âm tròn môi / U , o , ɔ, Uo/ và nguyên âm dòng sau không

tròn môi / ɯ / không xuất hiện sau âm đệm /w/.

- Các nguyên âm hàng trước / i , e , ɛ, ɛ, ie / khi đã kết hợp với âm đệm

/w/ thì cũng không bao giờ kết hợp với các phụ âm cuối là âm môi /p , m /.
- Tất cả các nguyên âm đơn và đôi có trường độ bình thường (không phải
là nguyên âm ngắn) đều có thể xuất hiện để tạo thành âm tiết có hay không có
âm cuối. Riêng các nguyên âm ngắn bao giờ cũng phải có âm cuối.

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 15
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

3.4. HỆ THỐNG ÂM CUỐI


3.4.1. Đặc trưng ngữ âm tổng quát
Âm cuối là âm vị kết thúc âm tiết và phân biệt cách kết thúc khác nhau
của các âm tiết. Âm cuối trong tiếng Việt có thể là phụ âm hoặc bán âm.
3.4.2. Phân loại và miêu tả
Ngoài âm cuối zêrô, tiếng Việt còn có 8 âm cuối có nội dung tích cực.
Trong đó có 6 phụ âm và 2 bán âm / p, t, m, n, k, / và / , /
Miêu tả các âm cuối trong tiếng Việt:
Điểm cấu Lưỡi
Phương âm Môi Đầu lưỡi Cuối lưỡi
thức cấu âm

Ồn (Tắc,vô thanh) -p -t -k
Phụ âm
cuối Tắc (vang, mũi) -m -n -

Bán âm cuối Vang (không mũi) - -

3.4.3. Sự thể hiện bằng chữ viết


Âm Chữ Ví dụ
/p/ p lớp
/t/ t hết
/m/ m năm
/n/ n tan
/k/ ch: khi xuất hiện sau các nguyên âm
dòng trước /i,e, ɛ/ lịch, lệch, lách

c : trong các trường hợp còn lại. cọc , mộc..

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 16
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

/ / nh: khi xuất hiện sau các nguyên âm


dòng trước /i,e, ɛ/ xinh, lệnh, nhanh

ng: trong các trường hợp còn lại. ngang, đường,...


/ / o: khi xuất hiện sau các nguyên âm
rộng /a, ɛ/ cao, đèo

u: trong các trường hợp còn lại sau, đều


/ / y: khi xuất hiện sau các nguyên âm

/ă, ɤ/ cây, tay

i: trong các trường hợp còn lại tai, chồi, xui


3.4.4. Quy luật phân bố của âm cuối
- Bán âm cuối: Các bán âm cuối được phân bố sau các âm chính có âm
sắc đối lập. Cụ thể :
+ bán âm cuối / / chỉ được phân bố sau các nguyên âm thuộc hàng
trước và hàng sau không tròn môi.
+ bán âm cuối / / chỉ được phân bố sau các nguyên âm thuộc hàng sau
tròn môi và hàng sau không tròn môi.
- Phụ âm cuối: + Các âm / p , m , t , n / không xuất hiện sau /ɔ, ɛ /;

+ Các âm /k , / không xuất hiện sau / ɤ /.

- Âm cuối zêrô: Âm tiết có âm cuối zêrô thì âm tiết đó sẽ được cấu tạo
bằng nguyên âm dài.
3.5. HỆ THỐNG THANH ĐIỆU
3.5.1. Đặc trưng ngữ âm tổng quát
- Thanh điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong một âm tiết
có tác dụng cấu tạo và khu biệt vỏ âm thanh của từ hoặc hình vị.
- Thanh điệu là yếu tố xuất hiện đồng thời với các âm vị khác của âm tiết
nhưng nó có khả năng phân biệt ý nghĩa giống như âm vị đoạn tính khác.

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 17
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

Ví dụ: bạn ≠ bán ≠ bàn là do yếu tố thanh điệu.


3.5.2. Phân loại và miêu tả các thanh điệu tiếng Việt
3.5.2.1. Miêu tả: Tiếng Việt có 6 thanh điệu
- Thanh 1 (thanh ngang): Là thanh điệu cao, có đường nét vận động bằng
phẳng từ đầu đến cuối. Ví dụ: mây, trăng,...
- Thanh 2 (thanh huyền): Là một thanh điệu thấp. Đường nét vận động
cũng bằng phẳng như thanh ngang và về cuối có hơi đi xuống. Ví dụ: bàn,
tầm,...
- Thanh 3 (Thanh ngã): Thanh ngã bắt đầu ở độ cao gần ngang thanh
huyền và vút lên kết thúc ở độ cao cao hơn cả thanh không dấu.
- Thanh 4 (Thanh hỏi): Là một thanh thấp và có đường nét gãy ở giữa. Độ
cao lúc bắt đầu của thanh hỏi gần ngang thanh huyền. Sau khi đi ngang một đoạn,
thanh hỏi đi xuống và lại đi lên cân xứng với đường đi xuống. Độ cao lúc kết thúc
bằng độ cao lúc ban đầu.
- Thanh 5 (Thanh sắc): Là một thanh cao. Lúc bắt đầu, độ cao của thanh
sắc bằng thanh ngang và sau đó đi lên.
-Thanh 6 (Thanh nặng): Là một thanh thấp và có đường nét xuống dần.
3.5.2.2. Phân loại: Thanh điệu phân biệt với nhau theo hai tiêu chí chủ yếu là:
âm vực và âm điệu.
- Phân loại theo tiêu chí âm vực:
+ Âm vực cao: thanh ngang, thanh ngã, thanh sắc.
+ Âm vực thấp: thanh huyền, thanh hỏi, thanh nặng.
- Phân loại theo tiêu chí âm điệu:
+ Bằng phẳng (thanh bằng): ngang, huyền.
+ Không bằng phẳng (thanh trắc): ngã, hỏi, sắc, nặng.
Trong các thanh không bằng phẳng thì thanh ngã và thanh hỏi có đường
nét vận động gãy, thanh sắc và thanh nặng là các thanh không gãy.
Có thể tóm tắt như sau:

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 18
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

Âm điệu
Bằng Trắc
Âm vực
Gãy Không gãy

Cao

Ngang (1) Ngã (3) Sắc (5)

Thấp

Huyền (2) Hỏi (4) Nặng (6)

3.5.3. Sự thể hiện bằng chữ viết của thanh điệu


Tên gọi Ký hiệu ngữ âm Cách viết Ví dụ
Thanh ngang 1 không dấu ba
Thanh huyền 2 bà
Thanh ngã 3 ~ ngã
Thanh hỏi 4 ảnh
Thanh sắc 5  lá
Thanh nặng 6  lạ
3.5.4. Quy luật phân bố của thanh điệu:
Sự phân bố thanh điệu trong âm tiết không phụ thuộc vào âm đầu, âm
đệm và âm chính mà chỉ phụ thuộc vào âm cuối.
- Các âm tiết mở, nửa mở, nửa khép đều có khả năng kết hợp được với cả
6 thanh.
- Ở những âm tiết khép (âm tiết có âm cuối là / p , t, k/) chỉ có thể có
thanh sắc hoặc nặng.
3.6. THỰC HÀNH PHIÊN ÂM ÂM VỊ HỌC
Phiên âm âm vị học là ghi lại một ngôn bản bằng các ký hiệu ghi âm
quốc tế, theo một hệ thống âm vị đã xác định.
Phiên âm âm vị học tiếng Việt có những qui định sau:
1. Mỗi âm tiết đều phải được đặt trong hai gạch nghiêng song song.

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 19
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

2. Thanh điệu được ghi bằng ký hiệu số ở góc trên, trước gạch nghiêng
cuối âm tiết.
3. Các âm vị: âm đầu tắc thanh hầu, âm đệm zêrô, âm cuối zêrô được
ghi bằng sự vắng mặt của ký hiệu (không phiên âm). Riêng thanh ngang dù
cũng như các âm vị kia là không được thể hiện trên chữ viết nhưng khi phiên
âm vẫn phải ghi ký hiệu số 1.
4. Ký hiệu âm vị học tuân thủ nguyên tắc 1/1 giữa âm và ký hiệu (1
âm được ghi bằng 1 ký hiệu duy nhất).

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1: Hãy nêu đặc trưng ngữ âm tổng quát của âm đầu, âm đệm, âm
chính, âm cuối, thanh điệu tiếng Việt.

Câu 2: Hãy trình bày các tiêu chí phân loại phụ âm và thực hành
phân loại hệ thống âm đầu tiếng Việt.

Câu 3: Hãy trình bày các tiêu chí phân loại nguyên âm và thực hành
phân loại hệ thống âm chính tiếng Việt.

Câu 4: a) Nhận xét về con chữ “u” và “y” trong hai phát ngôn: “cô
thú y” và “cô Thúy”.

b) Nhận xét về con chữ “o” và “a” trong hai phát ngôn: “Tôi về kho a”
và “tôi về khoa”.

Câu 5: Phân biệt các dấu hiệu sau: dấu bán âm, dấu nguyên âm ngắn,
dấu nguyên âm đôi.

Câu 6: Các phát ngôn sau đây có bao nhiêu âm vị đoạn tính:

a) lấp lánh

b) nhanh nhẹn

c) bánh tráng

d) chim khách
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 20
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

Câu 7: Hãy phiên âm âm vị học các đoạn thơ sau:

a) Nổi chìm kiếp sống lênh đênh

Tố Như ơi! Lệ chảy quanh thân Kiều

Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu

Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng

b) Gác mái ngư ông về viễn phố

Gõ sừng mục tử lại cô thôn

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi

Dặm liễu sương sa khách bước dồn

Câu 8: Nhận xét về sự phân bố của âm chính và âm cuối của các cặp
âm tiết hiệp vần trong đoạn thơ ở mục a câu 7.

Câu 9: Hãy phân loại các âm tiết trong đoạn thơ ở mục b câu 7.

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 21
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

CHƯƠNG IV. CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT


4.1. TỪ TIẾNG VIỆT VÀ ĐƠN VỊ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
Xét ở phương diện ngữ pháp có thể định nghĩa từ là “đơn vị ngôn ngữ
nhỏ nhất mà có nghĩa, hoạt động độc lập và có thể tái hiện tự do trong lời nói
để tạo nên câu”. Từ tiếng Việt không có hiện tượng biến hình bằng những phụ
tố mang ý nghĩa ngữ pháp bên trong từ như các ngôn ngữ Châu Âu.
Đơn vị cơ sở của cấu tạo từ Việt là tiếng, tức là những âm tiết được sử
dụng trong thực tiễn ngôn ngữ Việt. Đối với người Việt, tiếng là đơn vị dễ nhận
biết nhất.
Có thể chia tiếng ra làm 4 loại sau đây:
- Những tiếng mang ý nghĩa thực và có thể sử dụng độc lập.
- Những tiếng mang ý nghĩa hư (chỉ có ý nghĩa ngữ pháp) và có thể sử
dụng độc lập.
- Những tiếng có nghĩa nhưng không sử dụng độc lập.
- Những tiếng mà tự thân vô nghĩa hoặc mờ nghĩa và không độc lập.
4.2. PHÂN LOẠI TỪ TIẾNG VIỆT VỀ MẶT CẤU TẠO NGỮ PHÁP
4.2.1. Các căn cứ để phân loại từ
4.2.1.1. Căn cứ vào số lượng tiếng
Xét ở mặt số lượng tiếng, chúng ta có:
- Từ đơn: là từ chỉ chứa một tiếng. Ví dụ: học, trường, sách, sẽ, đang,...
- Từ phức: là từ gồm 2 tiếng trở lên, như tàu xe, trường học, máy tính,...
4.2.1.2. Căn cứ vào quan hệ giữa các thành tố trong từ phức
Căn cứ vào mặt quan hệ giữa các thành tố cấu tạo từ, người ta tiếp tục
phân loại từ phức (từ đa tiết) ra làm các loại: từ ghép, từ láy, từ ngẫu kết.
- Từ ghép là từ có quan hệ giữa các thành tố là quan hệ ngữ nghĩa. Ví
dụ: chạy nhảy, sửa chữa, đi đứng...
- Từ láy là từ mà quan hệ giữa các thành tố là quan hệ về mặt ngữ âm. Ví
dụ: đủng đỉnh, vội vàng, đo đỏ...

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 22
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

- Từ ngẫu kết: là từ mà quan hệ giữa các thành tố trong từ là quan hệ


ngẫu nhiên, giữa chúng không có quan hệ về ý nghĩa và cũng không có quan hệ
về ngữ âm nhưng kết hợp do chúng tạo nên lại có nghĩa. Ví dụ: bồ câu, mồ hôi,
bù nhìn...
Có thể hình dung sự phân loại từ về cấu tạo ngữ pháp bằng lược đồ sau:
Từ

Từ đơn Từ phức
(một tiếng) (nhiều tiếng)

Từ ghép Từ láy Từ ngẫu kết


4.2.2. Các kiểu từ
4.2.2.1. Từ ghép
Từ ghép là từ chứa hai (hoặc hơn hai) hình vị và trong đó nhìn chung
không có hiện tượng “hoà phối ngữ âm tạo nghĩa”.
Từ ghép được chia thành 2 nhóm lớn theo kiểu quan hệ giữa các thành tố
cấu tạo: từ ghép đẳng lập (còn gọi là từ ghép song song) và từ ghép chính phụ.
a) Từ ghép đẳng lập
Từ ghép đẳng lập có những đặc trưng chung là:
- Quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong nó là quan hệ bình đẳng.
- Ý nghĩa ngữ pháp do cơ chế ghép đẳng lập tạo ra là ý nghĩa tổng hợp, ý
nghĩa chỉ loại sự vật, loại đặc trưng (hoạt động, tính chất ...) chung.
Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa của từ ghép, ta
chia từ ghép đẳng lập thành 3 kiểu chính là: từ ghép gộp nghĩa, từ ghép lặp
nghĩa, từ ghép đơn nghĩa.
a1. Từ ghép gộp nghĩa: (từ ghép đẳng lập gộp nghĩa, từ ghép hội ứng).
* Ví dụ: điện nước, xăng dầu, nghe nhìn, ăn uống, học tập, may rủi,...
* Đặc điểm tạo nghĩa của từ ghép đẳng lập gộp nghĩa:

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 23
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

- Ý nghĩa của từng hình vị cùng nhau gộp lại để biểu thị ý nghĩa chung
của cả từ ghép, trong ý nghĩa chung đó có thể có phần ý nghĩa của từng hình vị.
- Khi sử dụng, nghĩa chung của từ ghép có thể ứng với tất cả các sự vật,
các đặc trưng do từng hình vị gọi tên, cũng có thể chỉ ứng với một số sự vật,
đặc trưng được nhắc đến trong một hình vị mà thôi.
- Khi có thể sử dụng riêng từng hình vị với tư cách từ đơn, ý nghĩa của
từng từ rời này rất xác định và khác nhau. Ví dụ: sách khác vở.
a2. Từ ghép lặp nghĩa (từ ghép đẳng lập lặp nghĩa, từ ghép trùng ứng).
* Ví dụ: núi non, binh lính, cấp bậc, may phúc, thay đổi, tìm kiếm,...
* Đặc điểm tạo nghĩa của từ ghép lặp nghĩa:
- Các hình vị trong nó là những yếu tố đồng nghĩa hoặc gần nghĩa, cùng
nhau gộp lại để biểu thị những ý nghĩa chung của từ ghép, chẳng hạn: binh lính,
thay đổi, tìm kiếm...
- Ý nghĩa của từ ghép này tương đương với ý nghĩa của từng hình vị (trừ
ý nghĩa ngữ pháp “tổng hợp”) khi những hình vị này được dùng như từ đơn. Ví
dụ: ý nghĩa của từ “tìm kiếm” tương đương với ý nghĩa từ “tìm”, từ “kiếm” trừ
ý nghĩa tổng hợp.
a3. Từ ghép đẳng lập đơn nghĩa (từ ghép đẳng lập đơn ứng)
* Ví dụ: chợ búa, đường sá, xe cộ, tre pheo, bếp núc, sầu muộn,...
* Đặc điểm tạo nghĩa của từ ghép đẳng lập đơn nghĩa
- Ý nghĩa của từ ghép ứng với ý nghĩa của hình vị rõ nghĩa nhất trong số
các hình vị có mặt (trừ ý nghĩa ngữ pháp tổng hợp). Chẳng hạn nghĩa của từ
“bếp núc” ứng với ý nghĩa “bếp” trừ ý nghĩa ngữ pháp tổng hợp.
- Ý nghĩa của hình vị còn lại có xu hướng phai dần, hư hóa, chỉ còn có
tác dụng góp sức tạo ra ý nghĩa tổng hợp của chung cả từ ghép. Đặc điểm này
cho thấy kiểu từ ghép đẳng lập này xét về mặt cấu tạo nghĩa có xu hướng gần
từ ghép chính phụ.
b) Từ ghép chính phụ
Từ ghép chính phụ có những đặc trưng chung là:
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 24
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

- Quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong nó là quan hệ bất bình đẳng,
quan hệ chính phụ. Trong đó yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự vật
lớn, loại đặc trưng lớn và yếu tố phụ thường được dùng để cụ thể hóa loại sự
vật, loại đặc trưng đó.
- Ý nghĩa của từ ghép chính phụ là ý nghĩa không tổng hợp. Nó là ý
nghĩa dị biệt, ý nghĩa sắc thái hóa.
Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa của từ ghép, có
thể chia từ ghép chính phụ thành 2 kiểu chính là: từ ghép dị biệt và từ ghép sắc
thái hóa.
b1. Từ ghép (chính phụ) dị biệt: là từ ghép trong đó tên gọi nêu ở thành
tố chính được cụ thể hóa bằng cách thêm vào một tên gọi ở thành tố phụ, làm
cho những sự vật cùng loại được gọi tên ở thành tố chính phân biệt được với
nhau nhờ thành tố phụ. Trong kiểu từ ghép chính phụ dị biệt này nếu thành tố
chính là yếu tố gốc Việt thì trật tự thường là yếu tố chính đứng trước, yếu tố
phụ đứng sau; nếu thành tố chính gốc Hán thì yếu tố phụ lại đứng trước.
Ví dụ: - xe đạp, xe máy, xe lửa, xe bò ...
- toán học, sử học, vật lý học, khảo cổ học
b2. Từ ghép (chính phụ) sắc thái hóa: là từ ghép trong đó thành tố phụ
có tác dụng bổ sung một sắc thái ý nghĩa nào đó khiến cho toàn từ ghép này
khác nghĩa với thành tố chính khi thành tố chính hoạt động như từ đơn và từ
ghép sắc thái hóa này khác từ ghép sắc thái hóa cùng gốc khác.
Ví dụ: - xanh lè, xanh um, xanh rì, xanh lục, xanh lơ ...
- thẳng đơ, thẳng tắp, thẳng đuột, thẳng tuột ...
4.2.2.2. Từ láy
Từ láy là “từ phức được tạo ra bằng phương thức láy âm có tác dụng tạo
nghĩa”.
Ý nghĩa của từ láy là ý nghĩa biểu trưng. Sự hòa phối ngữ âm giữa các
tiếng tạo từ phải có tác dụng biểu trưng hóa thì từ đó mới được xem là từ láy.

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 25
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

Căn cứ vào số luợng tiếng người ta thường chia từ láy ra làm 3 lớp: từ
láy đôi, từ láy ba, từ láy tư.
a) Từ láy đôi
Từ láy đôi được xem xét dựa vào cách cấu tạo tương ứng của hai tiếng
trong từ. Căn cứ vào yếu tố ngôn ngữ được lặp lại có thể phân biệt các kiểu:
- Từ láy toàn bộ
- Từ láy bộ phận
a1. Từ láy toàn bộ: là từ láy trong đó tiếng gốc được lặp lại hoàn toàn ở
tiếng láy với sự khác biệt về nhấn giọng hoặc thanh điệu.
Ví dụ: - hao hao, lăm lăm, đùng đùng; đo đỏ, hơ hớ, sừng sững,...
a2. Từ láy bộ phận:
+ Từ láy âm đầu là từ có phụ âm đầu trùng lặp và có phần vần khác biệt
ở tiếng gốc và tiếng láy. Ví dụ: đủng đỉnh, rung rinh, mộc mạc, lúc lắc, ..
+ Từ láy vần: là từ có phần vần trùng lặp và có phụ âm đầu khác biệt ở
tiếng gốc và tiếng láy. Ví dụ: luẩn quẩn, bâng khuâng, chạng vạng,…
b) Từ láy ba
Từ láy ba là từ láy gồm 3 tiếng. Kiểu phối thanh thường gặp là yếu tố thứ
hai (ở giữa) mang thanh bằng, yếu tố thứ nhất và thứ ba phải đối lập về âm vực
(cao / thấp) hoặc âm điệu (bằng / trắc).
Ví dụ: sạch sành sanh, dửng dừng dưng, cỏn còn con ...
c) Từ láy tư
Là từ láy gồm 4 tiếng. Phần lớn từ láy tư có phần gốc là một từ láy đôi.
Ví dụ: ấm a ấm ớ  ấm ớ
hì hà hì hục  hì hục
4.2.2.3. Từ ngẫu kết
Là những từ mà các thành tố trực tiếp của nó được kết hợp một cách
ngẫu nhiên, không dựa trên quan hệ ngữ nghĩa hay quan hệ ngữ âm nào cả. Tuy
nhiên, kết hợp được tạo thành lại có nghĩa và hoàn toàn có tư cách của từ.

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 26
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

Ví dụ: - axít, bazơ, xà phòng, cao su, ca cao, cà rốt ...


- bồ hòn, mồ hôi, kỳ nhông, bù nhìn, cà nhắc, cà lăm...

* CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


1. Từ là gì? Tiếng là gì?
2. Các căn cứ để phân loại từ về mặt cấu trúc?
3. Phân biệt từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ?
5. Thế nào là từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận? Cho ví dụ.
6. Thế nào là từ ngẫu kết? Cho ví dụ.
7. Làm các bài tập trong Giáo trình Tiếng Việt (trang 62)
8. Vạch ranh giới từ trong các đoạn văn sau:
a) “Đôi vai mẹ thành chai từ bao giờ không biết. Trên đôi vai ấy, ai để chiếc
bánh dầy vào. Bánh dầy màu nâu sẫm, có lúc nứt ra. Cái năm mẹ leo lên núi gánh
“đá trăm” xuống thuyền cho người ta chở lên tỉnh, ấy là năm cái vai mẹ nứt to
nhất, mất một làn da, rướm máu, dính cả vào đòn gánh. Con hỏi mẹ, mẹ bảo:
“Không đau, nó ê ra rồi”. Mẹ cởi trần, mặc yếm mà gánh. Lưng mẹ hoàn toàn là
một bãi xém nồi. Mẹ gánh củi đi bán. Mẹ gánh thóc từ đâu về, suốt đêm xay giã
để bán, để lấy tấm mà ăn, lấy cám nuôi lợn. Tháng nào mẹ cũng gánh gạo đi một
ngày đường ròng rã đến nơi con trọ học. Đôi vai ấy, con tin rằng suốt đời mẹ,
không bao giờ trở lại lành lặn như đôi vai người thường đâu mẹ ạ. Nhưng chính
đôi vai xương xẩu, bé nhỏ mỏng mảnh ấy lại gánh được bao nhiêu thứ mà người
thường không thể gánh nổi.” (Trích Tuổi thơ im lặng - Duy Khán).
b) Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu
râm ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi
đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị
bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn
ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác
trước cái giờ khắc của ngày tàn...” (Trích Hai đứa trẻ - Thạch Lam).

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 27
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

CHƯƠNG V. TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT


5.1. KHÁI NIỆM TỪ LOẠI VÀ CƠ SỞ PHÂN LOẠI TỪ
5.1.1. Khái niệm
Từ loại là lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp được phân chia theo ý nghĩa
phạm trù, theo khả năng kết hợp trong đoản ngữ (cụm từ), trong câu để thực
hiện chức năng ngữ pháp giống nhau.
5.1.2. Căn cứ để phân loại từ
5.1.2.1. Ý nghĩa khái quát
Ý nghĩa từ loại là ý nghĩa khái quát của từng lớp từ, trên cơ sở khái quát
hóa từ vựng thành khái quát hóa phạm trù ngữ pháp chung. Chẳng hạn ý nghĩa
khái quát của lớp từ như: trường, sách, bút, bàn, vở,.. là ý nghĩa chỉ thực thể; ý
nghĩa khái quát của các từ: đẹp, xấu, thấp, hay, tốt... là ý nghĩa chỉ trạng thái,
tính chất. Căn cứ vào ý nghĩa khái quát của từng lớp từ như vậy người ta xếp
chúng vào từng lớp từ loại nhất định.
5.1.2.2. Khả năng kết hợp
Những từ cùng xuất hiện trong một bối cảnh, có khả năng thay thế nhau
ở cùng một vị trí, có tính chất thường xuyên, được tập hợp vào một lớp từ.
5.1.2.3. Chức năng cú pháp
Tham gia vào cấu tạo câu, các từ có thể đứng ở một hay một số vị trí
nhất định trong câu, hoặc có thể thay đổi cho nhau ở vị trí đó và cùng biểu thị
một mối quan hệ về chức năng cú pháp với các thành phần khác trong cấu tạo
câu thì có thể phân vào một từ loại. Tuy nhiên vì thường một từ có thể giữ
nhiều chức năng cú pháp trong câu nên cần phải xem xét chức năng cú pháp
nào của từ là chủ yếu để làm căn cứ phân loại, ví dụ như danh từ thường làm
chủ ngữ, động từ thường làm vị ngữ ... Vì thế, tiêu chuẩn chức năng cú pháp
thường ít ổn định hơn so với tiêu chuẩn ý nghĩa khái quát và khả năng kết hợp.
5.2. PHÂN LOẠI TỪ
Căn cứ vào 3 tiêu chuẩn kể trên, trước hết ta có thể chia từ tiếng Việt ra
làm hai lớp từ loại lớn là: thực từ và hư từ.
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 28
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

Trong tiếng Việt thực từ sẽ gồm các từ loại sau đây: danh từ, động từ,
tính từ, số từ, đại từ; hư từ bao gồm: lượng từ, phó từ, quan hệ từ, trợ từ, tình
thái từ, thán từ; còn chỉ từ có thể xem là loại trung gian.
5.2.1. Danh từ
5.2.1.1. Ý nghĩa khái quát
Danh từ là những từ mang ý nghĩa chỉ thực thể. Hiểu theo nghĩa rộng: ý
nghĩa thực thể là ý nghĩa chỉ sự vật và những gì được “sự vật hóa”.
5.2.1.2. Khả năng kết hợp
Danh từ có khả năng làm thành tố chính trong cụm danh từ; có khả năng
kết hợp với các đại từ chỉ định: này, kia, ấy, nọ ...; có khả năng kết hợp trực tiếp
hay gián tiếp với số từ.
5.2.1.3. Chức năng cú pháp
Chức năng cú pháp chính của nó là làm chủ ngữ trong câu.
5.2.1.4. Phân loại và miêu tả
a) Danh từ riêng: Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng sự vật
cụ thể ...Trên chữ viết, danh từ riêng phân biệt với danh từ chung ở chỗ mỗi
chữ cái đầu âm tiết thường viết hoa. Danh từ riêng bao gồm:
- Danh từ riêng chỉ tên người: Tên riêng của người Việt thường gồm 3
yếu tố: họ, đệm, tên.
Bên cạnh tên riêng chính thức, người Việt còn dùng tên riêng thông dụng
và tên riêng đặc biệt (bí danh, bút danh, biệt hiệu...).
- Danh từ riêng chỉ sự vật: gồm tên gọi một con vật cụ thể, tên gọi một
đồ vật cụ thể, tên gọi tổ chức xã hội cụ thể, địa danh...
b) Danh từ chung: là từ chỉ tên chung của một chủng loại sự vật, có tính
khái quát, trừu tượng, không có mối liên hệ đơn nhất giữa tên gọi và vật cụ thể
được gọi tên. Bao gồm các loại: Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
b1) Danh từ chỉ đơn vị: Đây là một tiểu loại danh từ rất đa dạng, bao
gồm các lớp từ không thuần nhất. Nét nổi bật của nó là khả năng kết hợp trực
tiếp, vô điều kiện với số từ (là danh từ đếm được tiêu biểu).
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 29
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

Nhóm danh từ chỉ đơn vị tính toán quy ước: (thường đứng ở vị trí
trung gian giữa số từ và danh từ chỉ chất liệu), ví dụ: cân, tạ, lít, yến, mét, sào,
mẫu, cốc, thúng, bó, chai, ly ...
Nhóm danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (danh từ chỉ loại, loại từ): Đây
là một tiểu loại danh từ khá đặc biệt. Tiếng Việt có các danh từ chỉ loại chuyên
dùng như: con, tấm, bức, cái, chiếc, ngôi, hòn, đứa, thằng; có những danh từ chỉ
loại lâm thời như: người, ông, bà, cô, bác, anh, chị, em ..., cây, quả, lá, ngọn ...
b2) Danh từ chỉ sự vật
- Danh từ tổng hợp: danh từ tổng hợp dùng để gọi tên những sự vật tồn
tại thành từng tổng thể gồm nhiều sự vật cùng loại với nhau hoặc có chung một
số đặc điểm nào đấy. Ví dụ: quần áo, sách vở, chợ búa, đất đai, bàn ghế ...
- Danh từ không tổng hợp: bao gồm các tiểu loại khác nhau
+ Nhóm danh từ chỉ chất liệu: biểu thị sự vật có ý nghĩa chỉ về chất liệu
ở các thể chất khác nhau. Ví dụ: nước, dầu, mỡ, khí, hơi, đường, bột, cát, sạn,…
+ Nhóm danh từ chỉ khái niệm thời gian, không gian: chốn, miền, phía
hướng, hồi, dạo, buổi, vụ, mùa, khi, lúc, thuở ...
+ Nhóm danh từ chỉ khái niệm về sự vật, sự việc, khái niệm trừu tượng:
sự, nỗi, niềm, cuộc, trận, phen, trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau, nam, bắc ...
+ Nhóm danh từ chỉ người: bao gồm từ chỉ quan hệ thân thuộc, chức vụ,
nghề nghiệp, học hàm, tầng lớp xã hội ... Ví dụ: ông, bà, anh, chị, cô, bác, đàn
ông, đàn bà, bác sĩ, kỹ sư, học sinh, hiệu trưởng ...
+ Nhóm danh từ chỉ đồ vật, động vật, thực vật. Ví dụ: bàn, ghế, sách, vở,
tre, trúc, hoa, quả, trâu, bò, gà, vịt ...
+ Nhóm danh từ chỉ đơn vị tổ chức, địa lý, chẳng hạn: tỉnh, xã, phường,
đoàn, ủy ban, viện, khoa, trường ...
5.2.2. Động từ
5.2.2.1. Ý nghĩa khái quát
Động từ biểu thị ý nghĩa quá trình, trạng thái.

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 30
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

5.2.2.2. Khả năng kết hợp


Động từ làm trung tâm trong cụm động từ. Các từ chứng tiêu biểu của
động từ là: hãy, đừng, chớ, đã, đang, sẽ, đều, vẫn, cũng, xong, rồi, nữa ...
5.2.2.3. Chức năng cú pháp
Chức năng cú pháp chính là làm vị ngữ trong câu.
5.2.2.4. Phân loại và miêu tả
- Nhóm động từ tác động đến đối tượng: loại động từ này đòi hỏi phải có
thành tố phụ (bổ ngữ) đi sau ( + B). Ví dụ: làm, cắt, chặt, quăng, trồng, vẽ...
- Nhóm động từ không tác động đến đối tượng (nội động từ). Ví dụ: ở,
ngồi, đứng, nằm, ngủ, thức, cười, cằn nhằn ...
- Nhóm động từ trao nhận: thường cần hai bổ ngữ ( + B1, B2). Ví dụ:
cho, biếu, tặng, bán, nhận, vay, mua ...
- Nhóm động từ gây khiến: loại này cũng cần hai bổ ngữ (+ B1, B2). Ví
dụ: cấm, bảo, bắt buộc, kêu gọi, đề nghị, xin, ép, khuyên, để...
- Nhóm động từ chuyển động: ra, vào, lên, xuống, đi, chạy, bò, lăn, kéo,
xô, đẩy...
- Nhóm động từ tồn tại hoặc tiêu biến: còn, có, biến, mất, hết...
- Nhóm động từ chỉ quan hệ so sánh, đối chiếu: giống, khác, như, tựa, in,
hệt ...
- Nhóm động từ chỉ quan hệ diễn biến theo thời gian: bắt đầu, tiếp tục,
kết thúc, ngừng, thôi, hết ...
- Nhóm động từ chỉ quan hệ diễn biến trong không gian: gần, xa, ở ...
- Nhóm động từ chỉ quan hệ đồng nhất: là, làm…
- Nhóm động từ chỉ quan hệ sở hữu: có
- Nhóm động từ biến hóa. Ví dụ: làm, trở thành, hóa, hóa ra ...
- Nhóm động từ tình thái.Ví dụ: cần, nên , phải, cần phải, có thể, không
thể, chưa thể, định, toan, nỡ, dám, mong, muốn, ước, tơ tưởng ...
- Nhóm động từ trạng thái tâm lý: yêu, ghét, sợ, thích, mê ...
- Nhóm động từ cảm nghĩ, nói năng: biết, hiểu, nghĩ, nghe, thấy...
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 31
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

- Nhóm động từ tổng hợp: đi đứng, ra vào, trò chuyện ...


- Nhóm động từ tình thái:
+ Tình thái về sự cần thiết: cần, nên, phải, cần phải…
+ Tình thái về khả năng: có thể, không thể, chưa thể…
+ Tình thái về ý chí: định, toan, nỡ, dám…
+ Tình thái về mong muốn: mong, muốn, ước, tưởng, ngỡ…
+ Tình thái về sự tiếp thu chịu đựng: bị, mắc, phải, được…
+ Tình thái về đánh giá: cho, xem, thấy (thường kèm với từ “rằng”)
5.2.3. Tính từ
5.2.3.1. Ý nghĩa khái quát
Là lớp từ chỉ ý nghĩa đặc trưng (đặc trưng của thực thể hay đặc trưng của
quá trình).
5.2.3.2. Khả năng kết hợp
Tính từ thường làm thành tố trung tâm trong cụm tính từ. Từ chứng cho
tính từ là các phó từ như: rất, hơi, quá, lắm ...
5.2.3.3. Chức năng cú pháp
Tính từ thường làm vị ngữ trong câu.
5.2.3.4. Phân loại và miêu tả
- Tính từ chỉ tính chất phẩm chất. Ví dụ: tốt, đẹp, xấu, khéo, vụng, tầm
thường, quan trọng, phải, trái, hèn, mạnh, dũng cảm ...
- Tính từ chỉ đặc trưng về kích thước, số lượng. Ví dụ: to, nhỏ, nặng,
nhẹ, nhiều, ít, rậm, thưa, ngắn, dài, cao, thấp ...
* Tính từ chỉ đặc trưng về cường độ. Ví dụ: mạnh, yếu, nóng, lạnh...
* Tính từ chỉ đặc trưng về hình thể. Ví dụ: vuông, tròn, thẳng, gãy, cong,
méo, gầy, béo ...
* Tính từ chỉ đặc trưng về màu sắc. Ví dụ: xanh, đỏ, vàng, đậm, nhạt ...
* Tính từ chỉ đặc trưng về âm thanh. Ví dụ: ồn, im, ồn ào, im lìm ...
* Tính từ chỉ đặc trưng về mùi vị. Ví dụ: thơm, thối, cay, ngọt, nhạt ...

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 32
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

* Tính từ chỉ đặc trưng tuyệt đối. Ví dụ: riêng, chung, công, tư, chính,
phụ, công cộng, đỏ lòm, trắng phau, đen sì, xanh mượt ...
* Tính từ chỉ đặc trưng mô phỏng: chúng thường là từ láy. Ví dụ: ào ào,
đùng đùng, chênh vênh, gập ghềnh…
5.2.4. Số từ
5.2.4.1. Ý nghĩa khái quát
Số từ gồm những từ biểu thị ý nghĩa số. Ý nghĩa số vừa có tính chất thực,
vừa có tính chất hư.
5.2.4.2. Khả năng kết hợp
Số từ phổ biến là được dùng kèm với danh từ để biểu thị số lượng sự vật
nêu ở danh từ. Số từ có thể có từ kèm bổ nghĩa cho nó (hạn chế): độ, chừng,
khoảng, hơn, ngót ...
5.2.4.3. Chức năng cú pháp
Có thể đảm nhiệm một số chức năng cú pháp như chủ ngữ, vị ngữ
nhưng rất hạn chế.
5.2.4.4. Phân loại
d1) Số từ xác định: gồm những từ chỉ ý nghĩa số luợng chính xác như:
một, hai, ba, năm, trăm, hai phần ba, bốn phần năm ...
Số từ xác định khi đặt trước danh từ thì biểu thị ý nghĩa về số lượng, khi
đặt sau danh từ thì biểu thị ý nghĩa về thứ tự.
d2) Số từ không xác định: biểu thị số không chính xác với ý nghĩa phỏng
định hay phiếm định. Loại này có số lượng không nhiều lắm.
Ví dụ: vài, dăm, mươi, mấy, vài ba, đôi ba, dăm ba, một vài, một hai, ba
bảy, hai ba, năm sáu ...
5.2.5. Đại từ
5.2.5.1. Ý nghĩa khái quát
Đại từ là lớp từ dùng để thay thế và chỉ trỏ. Nó mang nội dung phản ánh
vốn có của các thực từ được chúng thay thế.
5.2.5.2. Khả năng kết hợp: Đại từ có khả năng kết hợp rất hạn chế.
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 33
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

5.2.5.3. Chức năng cú pháp


Đại từ nói chung có thể đảm nhận được các chức năng cú pháp của thực
từ được thay thế.
5.2.5.4. Phân loại và miêu tả
d1) Đại từ để trỏ
- Đại từ trỏ người, sự vật (đại từ xưng hô): tôi, tao, tớ, ta, mày, nó, hắn,
chúng tôi, chúng mày, chúng bay, họ, ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, chủ tịch,
bác sĩ, sếp ...
- Đại từ trỏ số lượng: bấy, bấy nhiêu,…
- Đại từ trỏ hoạt động, tính chất: thế, vậy…
d2) Đại từ để hỏi:
- Đại từ để hỏi về người, sự vật: ai, gì…
- Đại từ để hỏi về số lượng: bao giờ, bao lâu, mấy, bao nhiêu, bao lăm..
- Đại từ để hỏi về hoạt động tính chất: sao, vì sao, nào, thế nào, ra sao…
5.2.6. Chỉ từ
5.2.6.1. Ý nghĩa khái quát
Chỉ từ là những từ dùng để trỏ sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật
trong không gian hoặc thời gian.
5.2.6.2. Khả năng kết hợp
Làm phụ ngữ trong cụm danh từ
5.2.6.3. Chức năng cú pháp
Có thể làm trạng ngữ hoặc chủ ngữ trong câu.
5.2.6.4. Phân loại
- Chỉ từ chỉ thời gian: này, đây, đấy, đó, ấy, kia, kìa,..
- Chỉ từ chỉ không gian: bây giờ, giờ, rày, bấy giờ, nãy,…
5.2.7. Lượng từ
5.2.7.1. Ý nghĩa khái quát: là những từ biểu thị quan hệ về số luợng với sự vật
được nêu ở danh từ.
5.2.7.2. Khả năng kết hợp: chuyên dùng kèm với danh từ.
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 34
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

5.2.7.3. Chức năng: làm thành tố phụ trong cụm danh từ.
5.2.7.4. Phân loại:
+ Nhóm: “những, các, một”. Trong đó “những, các” ý nghĩa số nhiều;
“một” chỉ ý nghĩa số đơn.
+ Nhóm “mọi, mỗi, từng”: chỉ ý nghĩa phân phối về số lượng.
+ Nhóm “cả, tất cả, tất thảy”: (trước đây gọi là đại từ chỉ tổng thể)
5.2.8. Phó từ
5.2.8.1. Ý nghĩa khái quát: là những từ biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa quá
trình và đặc trưng với thực tại, biểu thị ý nghĩa về cách thức nhận thức và phản
ánh các quá trình và đặc trưng trong hiện thực.
5.2.8.2. Khả năng kết hợp: thường dùng kèm với động từ, tính từ.
5.2.8.3. Chức năng cú pháp: làm thành tố phụ trong cụm động từ, cụm tính từ
khi các cụm từ tham gia cấu tạo thành phần câu.
5.2.8.4. Phân loại:
+ Nhóm phó từ thời gian: đã, từng, vừa, mới, đang, sẽ, sắp,...
+ Nhóm phó từ so sánh và phó từ tiếp diễn: cũng, cùng, lại, đều, vẫn,
cứ, còn, mãi, mải, nữa ...
+ Nhóm phó từ chỉ sự kết thúc hành động: xong, rồi…
+ Nhóm phó từ trình độ (mức độ): rất, quá, lắm, cực kỳ, hơi, khí, khá ...
+ Nhóm phó từ khẳng định, phủ định: không, chẳng, chưa, có ...
+ Nhóm phó từ gây khiến: hãy, đừng, chớ, hẵng ...
+ Nhóm phó từ chỉ kết quả, chỉ hướng: mất, được, ra, đi, lên, nổi, lấy,
xuống, qua, về, lại, tới ...
+ Nhóm phó từ chỉ tần số: thường, năng, ít, hiếm, luôn ...
+ Nhóm phó từ tác động: cho
+ Nhóm phó từ tình thái: vụt, thốt, chợt, bỗng ... thình lình, đột nhiên,
thoắt, ắt, ắt là, nhất định, chắc, chắc hẳn ...

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 35
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

5.2.9. Quan hệ từ
5.2.9.1. Ý nghĩa khái quát
Quan hệ từ là từ loại biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa các khái niệm và
đối tượng được phản ánh. Nó là dấu hiệu biểu thị các quan hệ cú pháp giữa các
thực từ.
5.2.9.2. Khả năng kết hợp
Không làm thành tố trung tâm trong cụm từ. Quan hệ từ được dùng để
nối kết các từ, các kết hợp từ, các câu, các đoạn văn với nhau.
5.2.9.3. Chức năng cú pháp
Không làm thành phần chính trong câu.
5.2.9.4. Phân loại
d1) Quan hệ từ chính phụ: chỉ ý nghĩa quan hệ chính phụ. Chúng dùng
để nối kết thành tố phụ vào thành tố chính. Kết từ chính phụ thường có xu
hướng gắn với thành tố phụ. Chẳng hạn: của, cho, bằng, do, vì, bởi, tại, để, mà,
về, đến, tới, từ, trong, ngoài, trên, dưới, giữa ...
d2) Quan hệ từ đẳng lập: chỉ ý nghĩa quan hệ đẳng lập. Quan hệ từ đẳng
lập không gắn bó với bất cứ thành tố nào trong một kết hợp có quan hệ đẳng
lập. Chẳng hạn: và, với, cùng, hay, hoặc, rồi, còn , là, thì, thà, chứ ...
5.2.10. Trợ từ
5.2.10.1. Ý nghĩa khái quát
Trợ từ là từ loại biểu thị ý nghĩa tình thái bằng cách nhấn mạnh vào từ,
ngữ…có nội dung phản ánh liên quan đến thực tại mà người nói muốn lưu ý
người nghe.
5.2.10.2. Khả năng kết hợp
Trợ từ không có khả năng làm trung tâm trong cụm từ. Nó có thể đứng
trước từ mà nó bổ sung ý nghĩa tình thái.
5.2.10.3. Chức năng cú pháp
Không có khả năng làm thành phần câu.

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 36
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

5.2.10.4. Phân loại: Những trợ từ thường gặp: chính, tự, ngay, cả, những,
hàng, đích, chỉ, đến, thật ra, thì, là, mà, cái, ngay cả, ngay như, ngay những,...
5.2.11. Tình thái từ
5.2.11.1. Ý nghĩa khái quát
Tình thái từ là từ loại biểu thị ý nghĩa tình thái nhằm thể hiện thái độ của
người nói đối với hiện thực khách quan và với đối tượng tham dự trực tiếp.
5.2.11.2. Khả năng kết hợp
Tình thái từ không có mối liên hệ hình thức với từ đứng trước hoặc sau
chúng.
5.2.11.3. Chức năng cú pháp
Chức năng: tạo kiểu câu theo mục đích phát ngôn.
5.2.11.4. Phân loại:
- Tình thái từ nghi vấn (dùng để hỏi): à, ư, nhỉ, nhé, chứ, chăng, hử, hả,
không, phỏng…
- Tình thái từ cầu khiến: đi, thôi, nào, với, kia…
- Tình thái từ cảm thán: thay, sao…
- Tình thái từ biểu hiện cảm xúc: a, á, ạ, vậy, mà, cơ, hử, nhé, đấy…
5.2.12. Thán từ
5.2.12.1. Ý nghĩa khái quát
Thán từ là từ loại dùng để biểu hiện cảm xúc, thái độ,…của người nói
hoặc dùng làm lời gọi, đáp.
5.2.12.2. Khả năng kết hợp
Thán từ không có mối liên hệ hình thức với từ đứng trước hoặc sau
chúng.
5.2.12.3. Chức năng cú pháp
Thán từ có thể dùng độc lập như một câu đơn đặc biệt, có thể dùng kết
hợp với các từ khác làm hô ngữ.
5.2.12.4. Phân loại

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 37
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

d1) Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: ồ, ôi, chao ôi, ủa, chà, ơ hay, ô
kìa, ơ này, trời ơi, trời đất ơi, ái chà, eo ôi ... Loại thán từ này thường đi kèm
với dấu than.
d2) Thán từ gọi đáp: a, hỡi, ơi, này, vâng, dạ ...
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Trình bày khái niệm từ loại và các căn cứ phân định từ loại trong tiếng
Việt.
2. Phân biệt thực từ và hư từ.
3. Những đặc trưng chính của danh từ tiếng Việt?
4. Những đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ pháp của động từ tiếng Việt.
5. Thế nào là đại từ? Các tiểu nhóm của đại từ?
6. Sự giống nhau và khác nhau của các từ “những” và “các”?
7. Làm các bài tập trong Giáo trình Tiếng Việt, (trang 80).
8. Hãy xác định từ loại có trong những đoạn văn sau:
a). Đối với các cháu học sinh đại học sau mấy năm học, các cháu
sẽ bước vào đời, trở thành những cán bộ có văn hóa, khoa học khá. Nhưng các
cháu ấy có biết cán bộ nghĩa là gì không? Các chú dạy các cháu rất nhiều điều
nhưng có một điều phải làm thật rõ. Làm cán bộ tức là suốt đời làm đày tớ
trung thành của nhân dân. Mấy chữ a, b, c này không phải ai cũng thuộc đâu,
phải học mãi, học suốt đời mới thuộc được. (Hồ Chí Minh - Tuyển tập văn học,
NXB Văn học).
b) Xe tôi chạy trên lớp sương bồng bềnh. Mảnh trăng khuyết đứng
yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc. Khung cửa xe phía cô gái ngồi
lồng đầy bóng trăng. Không hiểu sao, lúc ấy, như có một niềm tin vô cớ mà
chắc từ trong không gian ùa tới tràn ngập cả lòng tôi. Tôi tin chắc chắn người
con gái đang ngồi cạnh mình chính là Nguyệt, chính là người mà chị tôi thường
nhắc đến. (Trích Mảnh trăng cuối rừng - Nguyễn Minh Châu).

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 38
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

CHƯƠNG VI. CỤM TỪ TIẾNG VIỆT

6.1. KHÁI QUÁT VỀ CỤM TỪ


6.1.1. Định nghĩa cụm từ
6.1.1.1. Cụm từ theo nghĩa rộng
Là những kiến trúc gồm 2 từ trở lên kết hợp tự do với nhau theo những
quan hệ ngữ pháp hiển hiện nhất định và không chứa quan hệ từ ở đầu.
Trong tiếng Việt có 3 kiểu quan hệ cú pháp chủ yếu sau:
- Quan hệ chủ vị là quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ.
- Quan hệ đẳng lập là quan hệ giữa 2 yếu tố bình đẳng với nhau về ngữ
pháp.
- Quan hệ chính phụ là quan hệ giữa thành tố chính với thành tố phụ về
ngữ pháp.
Tương ứng với 3 kiểu quan hệ cú pháp đó là 3 kiểu loại cụm từ (3 kiểu tổ
hợp từ tự do) sau:
- Cụm từ chủ vị
- Cụm từ đẳng lập
- Cụm từ chính phụ
6.1.1.2. Cụm từ theo nghĩa hẹp: (cụm từ chính phụ, đoản ngữ)
Đây là cụm từ được cấu tạo theo quan hệ chính phụ. Nó là kết cấu gồm
hai từ trở lên, không chứa quan hệ từ ở đầu, trong đó có từ giữ vai trò thành tố
chính về ngữ pháp, những từ kia giữ vai trò phụ thuộc vào thành tố chính về
mặt ngữ pháp. Trong cụm từ chính phụ, chức vụ ngữ pháp của thành tố chính
quyết định chức vụ ngữ pháp của toàn cụm từ.
6.1.2. Cấu tạo chung của cụm từ
6.1.2.1. Cụm từ thường được gọi tên theo từ loại của thành tố chính trong
cụm.
- Cụm từ có danh từ làm thành tố chính, gọi là cụm danh từ (hay còn gọi
là danh ngữ). Ví dụ: Những chú công nhân ấy, mấy anh này ...
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 39
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

- Cụm từ có động từ làm thành tố chính, gọi là cụm động từ (hay còn gọi
là động ngữ). Ví dụ: hãy đưa đây, đã ăn rồi ...
- Cụm từ có tính từ làm thành tố chính, gọi là cụm tính từ (hay còn gọi là
tính ngữ). Ví dụ: vẫn tốt hơn, rất bến ...
- Cụm từ có số từ làm thành tố chính, gọi là cụm số từ.
Ví dụ: độ 30, chừng 200 km, khoảng 10 phút….
- Cụm từ có đại từ làm thành tố chính, gọi là cụm đại từ
Ví dụ: Tất cả chúng tôi đây, ...
6.1.2.2. Trong 5 loại cụm từ thì cụm danh từ và cụm động từ có cấu tạo đa
dạng hơn hẳn.
Thông thường người ta chỉ xét hai loại này với tư cách là hiện tượng tiêu
biểu. (Cụm tính từ có nhiều nét giống cụm động từ).
6.1.2.3. Mỗi loại cụm từ, thông thường, đều có thể chia làm 3 bộ phận rõ rệt:
- Phần trung tâm: là phần chứa thành tố chính. Nó chi phối sự xuất hiện
các thành tố phụ trước và sau nó.
- Phần phụ trước: phần đứng trước thành tố chính.
- Phần phụ sau: phần đứng sau thành tố chính.
Các thành tố phụ của cụm từ có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho trung tâm
(thực tại hóa trung tâm).
6.1.2.4. Dạng đầy đủ của cụm từ gồm 3 phần, nhưng ở dạng khuyết, có thể
chỉ xuất hiện một trong hai phần phụ (hoặc phụ trước, hoặc phụ sau). Việc có
mặt của thành tố chính trong cụm từ mang tính chất bắt buộc. Tuy nhiên, trong
những ngữ cảnh cho phép, đôi khi có thể lược bỏ thành tố chính.
6.2. PHÂN LOẠI CỤM TỪ
6.2.1. Cụm danh từ
6.2.1.1. Khái niệm về cụm danh từ
Cụm danh từ là tổ hợp tự do không có kết từ đứng đầu, có quan hệ chính
phụ giữa thành tố chính và thành tố phụ, và thành tố chính là danh từ.

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 40
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

6.2.1.2. Cấu tạo của cụm danh từ


Trong cụm danh từ, sự phân bố các thành tố phụ trước và thành tố phụ
sau khá chặt chẽ. Đó là những lớp con từ khác nhau khá rõ về bản chất từ loại
(tiểu loại) và về chức vụ cú pháp. Mô hình đầy đủ của cụm danh từ là:
a) Trung tâm (O)
Trung tâm của cụm danh từ là danh từ. Ví dụ:
Tất cả những cái con mèo đen ấy.
Trung tâm
Trường hợp cụm danh từ có hai danh từ đi liền nhau: một danh từ chỉ
đơn vị và một danh từ chỉ sự vật thì ta chọn giải pháp cho rằng trung tâm của
cụm danh từ là trung tâm ghép, nghĩa là cả hai danh từ làm trung tâm (Nguyễn
Tài Cẩn). Trong đó, danh từ thứ nhất (D1) có tính trung tâm về ngữ pháp, nó
thường là danh từ chỉ đơn vị như: con, cây, cái, chiếc, sự, cuộc, nỗi, niềm ...;
danh từ thứ hai (D2) có tính trung tâm về ngữ nghĩa, nó là các danh từ chỉ đồ
vật, động thực vật, chỉ chất liệu ...
Ví dụ: - Tất cả những con mèo ấy.
D1 D2
TT (O)
- Mấy bức tranh kia.
D1 D2
TT (O)
b) Phần phụ trước của cụm danh từ
* Vị trí từ chỉ xuất (-1): Ở vị trí này chỉ có một từ duy nhất đó là từ “cái”
có tác dụng chỉ xuất sự vật, làm cho người ta chú ý hơn đến sự vật, nhấn mạnh
vào nó. (“cái” là trợ từ)
Ví dụ: cái cô con gái ấy ; cái anh chàng ấy
-1 D1 D2 -1 D1 D2

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 41
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

* Vị trí từ chỉ lượng (-2): bao gồm các số từ và định từ. Cụ thể là gồm:
số từ xác định, hoặc số từ phỏng định hay các định từ: mỗi, từng, mọi, những,
các, một, mấy,
* Vị trí từ chỉ tổng thể (-3): tất cả, cả, tất thảy, hết thảy ...
c) Phần phụ sau của cụm danh từ
* Vị trí (1): Đây là vị trí của các thực từ, các kiến trúc có đặc trưng miêu
tả, giữa chúng không có quan hệ ngữ pháp với nhau nhưng đều có quan hệ
chính phụ với thành tố chính. Căn cứ vào đặc điểm này ta có thể chia cắt các
kiến trúc độc lập nhau ở vị trí (1) ra thành 1a, 1b, 1c, 1d ... Giữa 1a, 1b, 1c ...
không có mối quan hệ ràng buộc nhau mà là các thành tố đồng chức năng: phụ
cho thành tố chính.
Ví dụ: - Tất cả những con chó bông ấy
-3 -2 D1 D2 +1 +2
- Tất cả những chiếc quần jean màu xanh mà
-3 -2 D1 D2 1a 1b
tôi mua hôm qua, và tôi đã tặng cho anh ấy
1c 1d +2
* Vị trí (+2) là vị trí của từ chỉ định. Nó đánh dấu đường ranh giới sau
cùng của cụm danh từ. Ở vị trí này thường là các đại từ chỉ định như: này, kia,
nọ, ấy, đấy, đó.
6.2.2. Cụm động từ
6.2.2.1. Khái niệm cụm động từ
Cụm động từ là tổ hợp tự do không có kết từ đứng đầu, có quan hệ chính
phụ giữa thành tố chính với thành tố phụ và thành tố chính là động từ.
6.2.2.2. Cấu tạo cụm động từ
Cũng như cụm danh từ, cụm động từ cũng gồm ba phần: phần phụ trước,
phần trung tâm và phần phụ sau. Nhưng nếu ở cụm danh từ, sự phân bố các
thành tố phụ trước và phụ sau khá chặt chẽ, cố định thì ở cụm động từ có
những thành tố vừa có thể đứng trước, vừa có thể đứng sau trung tâm. Ví dụ:
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 42
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

chảy róc rách (+), róc rách chảy (+); thiu thiu ngủ, ngủ thiu thiu...
TT TT TT TT
Vì thế không thể mô hình hóa cấu trúc của cụm động từ thành các vị trí -
1, -2 hay +1, +2 giống cụm danh từ được mà chỉ có thể phân tích cụm động từ
thành: phần phụ trước (ký hiệu Pt) trong đó có Pt1, Pt2, Pt3 ...; phần trung tâm
(TT); phần phụ sau (Ps) trong đó có Ps1, Ps2, Ps3 ...
a) Trung tâm (O)
* Mọi tiểu loại động từ đều có thể làm thành tố chính (trung tâm).
* Đối với trường hợp có hai động từ đi liền nhau, ta qui ước động từ đi
trước làm thành tố trung tâm.
Ví dụ: - thích đi chơi
TT Ps
- ngồi đọc sách
TT Ps
b) Thành phần phụ trước
Như trên đã nói, thành tố phụ của cụm động từ thường không có vị trí cố
định. Tuy nhiên có thể kể ra các tiểu loại phó từ sau đây chuyên đảm nhiệm vai
trò thành phần phụ trước của cụm động từ và chúng thường ưu tiên thứ tự trước
sau như sau:
- Nhóm 1, chỉ sự so sánh: cũng, đều, vẫn, cứ, còn ...
- Nhóm 2, chỉ thời gian: đã, đang, sẽ, vừa, mới, sắp ...
- Nhóm 3, chỉ sự phủ định, khẳng định: có, không, chưa,chẳng ...
- Nhóm 4, chỉ mức độ: rất, hơi, khí, khá ...
- Nhóm 5, chỉ sự sai khiến: hãy, đừng, chớ ...
c) Thành phần phụ sau
* Về cấu tạo, thành phần phụ sau của cụm động từ có thể là từ, cụm từ,
cụm chủ vị, cụm đẳng lập.
Ví dụ: - mượn của bạn quyển sách
TT Ps1 Ps2
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 43
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

- cần các anh giúp cho


TT Ps (C-V)

* Đặc điểm của tiểu loại động từ làm trung tâm cũng quyết định đến kết
cấu của thành tố phụ sau.
6.2.3. Cụm tính từ
6.2.3.1. Khái niệm về cụm tính từ
Cụm tính từ là tổ hợp từ tự do không có kết từ đứng đầu, có quan hệ
chính phụ giữa thành tố chính và thành tố phụ và thành tố chính là tính từ.
6.2.3.2. Cấu tạo của cụm tính từ
Ở dạng đầy đủ, cụm tính từ gồm 3 phần: phần phụ trước, phần trung tâm
và phần phụ sau.
a) Trung tâm (O)
* Trung tâm của cụm tính từ là tính từ. Tất cả các tiểu loại tính từ đều có
thể làm thành tố chính.
Ví dụ: - rất giỏi tiếng Anh
TT
- nặng 50 kg
TT
b) Phần phụ trước
Các thành tố phụ trước của cụm tính từ nói chung hoàn toàn như các
thành tố phụ trước của cụm động từ. Riêng các phó từ chỉ mức độ như: rất, hơi,
khá ... xuất hiện thường xuyên.
Ví dụ: - rất dũng cảm
- hơi khó chịu
c) Phần phụ sau
Cũng như cụm động từ, thành phần phụ sau của cụm tính từ có thể là từ,
ngữ, kết cấu chủ vị, đẳng lập ... Cũng như ở cụm động từ, thành tố phụ sau của
cụm tính từ có thể kết hợp trực tiếp hay gián tiếp với thành tố trung tâm.
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 44
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

Ví dụ: - giỏi (về) môn toán


- không thiếu gì những người giỏi như chị
Khác với động từ, tính từ không chi phối sự xuất hiện của thành tố phụ
sau, vì thế số lượng bổ tố sau rất khó xác định.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


1. Có bao nhiêu kiểu loại cụm từ (đoản ngữ)? Vì sao?
2. Hãy vẽ mô hình đầy đủ các thành tố của cụm danh từ.
3. Trình bày cấu tạo của cụm động từ.
4. Trình bày cấu tạo cụm tính từ.
5. Làm bài tập trong Giáo trình Tiếng Việt (trang 98)
6. Xác định cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trực tiếp cấu tạo nên
câu trong đoạn văn sau và xác định thành phần trung tâm của cụm từ đó:
a) Chợ họp giữa phố đã vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng
mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Một mùi ẩm
mốc bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc khiến chị em
Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Một vài người bán hàng
về muộn đang thu xếp hàng hóa, đòn gánh đã xỏ vào quang rồi, họ còn đứng
nói chuyện với nhau ít câu nữa. (Trích Hai đứa trẻ - Thạch Lam).
b) Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương, đã thấy hắn trần
truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bên lò gạch bỏ không, anh ta rước lấy
và đem cho một người đàn bà góa mù. Người đàn bà góa mù này bán hắn cho
một bác phó cối không con, và khi bác phó cối này chết thì hắn bơ vơ, hết đi ở
cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ. Năm hai mươi tuổi, hắn làm canh điền cho ông
lí Kiến, bây giờ là cụ Bá Kiến ăn tiên chỉ làng. (Trích Chí Phèo- Nam Cao).

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 45
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

CHƯƠNG VII. CÂU TIẾNG VIỆT


7.1. KHÁI QUÁT VỀ CÂU
7.1.1. Khái niệm
“Câu là đơn vị ngữ pháp dùng từ đặt ra trong quá trình suy nghĩ và
thông báo nhằm diễn đạt một ý nghĩa tương đối trọn vẹn, có cấu tạo ngữ pháp
độc lập, có ngữ điệu kết thúc”.
7.1.2. Đặc điểm của câu
- Tính độc lập về mặt ngữ pháp: Câu là một chỉnh thể ngữ pháp độc lập.
- Câu bao giờ cũng có một ngữ điệu kèm theo nhất định.
- Câu bao giờ cũng phải mang một nội dung thông báo.
- Câu bao giờ cũng phải thể hiện một tình thái nhất định. Đó là thái độ
chủ quan của người nói đối với hiện thực khách quan và với đối tượng giao
tiếp. Trong câu tiếng Việt, tính tình thái được biểu hiện chủ yếu bằng các phụ
từ hay trợ từ.
Ví dụ: - Tôi chưa đói mà.
- Mệt! Khát!
7.1.3. Phân loại câu
Ở đây chúng ta phân loại câu trên căn cứ cấu trúc cú pháp. Gồm có:
- Câu đơn bình thường là câu được làm thành từ một cụm chủ vị duy
nhất có tư cách là nòng cốt câu. Ví dụ:
Sinh viên ta // rất thông minh.
CN VN
- Câu phức là câu được làm thành từ hai cụm chủ vị trở lên, trong đó chỉ
có một cụm chủ vị là nòng cốt câu. Các cụm chủ vị còn lại bị bao chứa bên
trong cụm chủ vị làm nòng cốt câu và giữ vai trò thành phần câu. (Vì thế nó
còn được gọi là câu phức thành phần).
Cái áo mà chị cho tôi // rất vừa và đẹp.
CN VN

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 46
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

- Câu ghép là câu được làm thành từ hai cụm chủ vị trở lên, mỗi cụm
chủ vị đó tương đương một nòng cốt câu đơn và chúng tiếp xúc với nhau làm
thành những vế trong câu ghép. Những cụm chủ vị là vế của câu ghép không bị
bao chứa bên trong cụm chủ vị khác, chúng ghép lại với nhau để làm thành câu.
Tuy trời // mưa nhưng nó // vẫn kiên quyết đi
CN1 VN1 CN2 VN2
7.2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA CÂU
7.2.1. Thành phần nòng cốt câu
7.2.1.1. Chủ ngữ
Là đối tượng được tường thuật ở vị ngữ và có những đặc trưng do vị ngữ
biểu thị. Chủ ngữ là thành phần chi phối sự xuất hiện của vị ngữ.
Về cấu tạo, cấu tạo của chủ ngữ trong câu tiếng Việt là rất đa dạng. Nói
chung các từ loại, các loại cụm từ đều có thể làm chủ ngữ. Nhưng do đặc trưng
về mặt nội dung với tư cách là “cái được thông báo” nên tần số xuất hiện của
danh từ, cụm danh từ và đại từ xưng hô ở phần này là lớn hơn cả.
Về mặt thông báo, trong tương quan với vị ngữ, chủ ngữ thường là “cái
đã biết”, cái được xác định. Vì thế, trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể có
thể rút gọn thành phần này. Ví dụ: Biết là sao bây giờ?
7.2.1.2. Vị ngữ
Là bộ phận tường thuật về đặc trưng của chủ ngữ. Vị ngữ là thành phần
chịu sự chi phối của chủ ngữ.
Về cấu tạo, vị ngữ trong câu tiếng Việt cũng rất đa dạng.
Tất cả các kết cấu ngữ pháp đều có khả năng đảm nhiệm thành phần này.
Nhưng phổ biến nhất là ngữ động từ, ngữ tính từ. Nếu danh từ làm vị ngữ
thường phải có kết từ “là”.
7.2.2. Thành phần ngoài nòng cốt câu
7.2.2.1. Trạng ngữ
Trạng ngữ là thành phần phụ thường đứng ở đầu câu để bổ sung một ý
nghĩa nào đó về thời gian, địa điểm, mục đích, nguyên nhân, cách thức, phương
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 47
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

tiện ... cho cả câu. Nó được tách với nòng cốt câu bằng ngữ điệu (khi nói), hoặc
có thể có trợ từ “thì” hoặc dấu phẩy (khi viết).
Ví dụ: - Năm nay, thời tiết không bình thường.
- Bằng đôi tay này, chúng ta sẽ làm ra tất cả.
7.2.2.2. Đề ngữ
Là loại thành phần phụ của câu, đứng trước nòng cốt câu, được dùng để
nêu lên một vật, một đối tượng, một nội dung cần bàn bạc với tư cách là chủ đề
của câu chứa nó. Giá trị thông báo của câu thường tập trung ở phần này.
Giữa đề ngữ với phần câu tiếp theo có thể có trợ từ “thì” hay trợ từ
“là” để nhấn mạnh.
Ví dụ: - Tôi thì tôi ///chẳng tin.
Đề ngữ CN VN
- Vấn đề này tôi /// trình bày rồi.
Đề ngữ CN VN
7.2.2.3. Tình thái ngữ
Tình thái ngữ là thành phần phụ nhằm bổ sung ý nghĩa tình thái cho câu,
nó biểu thị thái độ, sự đánh giá của người nói. (Khác với trợ từ - chỉ bổ sung ý
nghĩa tình thái cho từ hoặc ngữ). Tình thái ngữ có vị trí tương đối tự do: có thể
đứng ở đầu, ở giữa hoặc cuối câu.
Ví dụ: - Đúng là ông ấy bận.
- Làm như vậy, theo ý tôi, là tốt rồi.
- Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan.
7.2.2.4. Giải ngữ
Giải ngữ của câu thường đứng giữa hoặc đứng sau nòng cốt câu. Giải
ngữ câu được dùng trong câu để làm sáng tỏ thêm về một phương diện nào đó
liên quan gián tiếp đến câu, làm cho người ta hiểu câu nói đúng hơn, rõ hơn.
Về cấu tạo, giải ngữ có thể là một từ, một cụm từ chính phụ hoặc chủ vị,
hay một chuỗi cụm từ ... Trên chữ viết, nó được tách khỏi nòng cốt câu bằng

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 48
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

dấu phẩy, dấu ngang cách hoặc dấu ngoặc đơn; khi đọc, nó được đọc nhỏ hơn
và lướt nhanh hơn phần nòng cốt.
Ví dụ: - Những vẻ nên thơ này - hiểu theo nghĩa hẹp - là chất liệu
đầu tiên, trực tiếp để sáng tạo nên thơ.
7.2.2.5. Liên ngữ
Liên ngữ thường đứng ở đầu câu, có khi đứng sau chủ ngữ. Liên ngữ
được dùng để nối ý của câu chứa nó với ý của câu đứng trước hoặc đứng sau,
với ý của cả cụm gồm nhiều câu đứng trước hoặc đứng sau câu ấy.
Liên ngữ thường do các quán ngữ sau đảm nhiệm: tóm lại, vả lại, nhìn
chung, thật vậy, tuy nhiên, ngược lại, vì thế ...
Ví dụ: - Tôi đã nói rồi. Nhưng họ không đồng ý.
- Thật vậy, vấn đề này rất quan trọng.
7.3. CÁC KIỂU CÂU
7.3.1. Các kiểu câu đơn
7.3.1.1. Câu đơn bình thường
Câu đơn bình thường là câu đơn do một kết cấu chủ vị tạo thành.
Căn cứ vào cách cấu tạo của hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ, có thể
chia câu đơn ra mấy loại sau:
- Loại câu Danh - Động là loại câu trong đó chủ ngữ là danh từ (ngữ
danh từ), hoặc đại từ tương ứng, vị ngữ là động từ (ngữ động từ) hoặc đại từ
tương ứng.
Ví dụ: - Gió thổi.
- Tôi đi học.
- Loại câu Danh - Tính từ là loại câu trong đó chủ ngữ là danh từ (ngữ
danh từ), hoặc đại từ tương ứng, vị ngữ là tính từ (ngữ tính từ) hoặc đại từ
tương ứng. Ví dụ: Quyển sách này rất hay.
- Loại câu Danh - là - Danh là loại câu trong đó chủ ngữ là danh từ (ngữ
danh từ) hoặc đại từ tương ứng, vị ngữ do từ “là” kết hợp với danh từ (ngữ
danh từ) tạo thành. Ví dụ: - Đà Nẵng là quê hương tôi.
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 49
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

- Mẹ tôi là công nhân.


* Ngoài ra còn có các loại sau:
Động - là - Danh
Động - là - Động
Tính - là - Tính
7.3.1.2. Câu đơn đặc biệt
Câu đơn đặc biệt được tạo bởi một từ, một cụm từ chính phụ hoặc một
cụm từ đẳng lập, không chứa cụm từ có quan hệ chủ vị làm nòng cốt câu.
Có hai kiểu là câu đặc biệt danh từ và câu đặc biệt vị từ.
- Câu đặc biệt danh từ: có trung tâm cú pháp chính là danh từ, cụm danh
từ (đẳng lập và chính phụ). Ví dụ: - Bom tạ.
- Nước!
- Câu đặc biệt vị từ: có trung tâm cú pháp chính là động từ, tính từ hay
cụm động từ, cụm tính từ (đẳng lập và chính phụ).
Ví dụ: - Không dám.
7.3.1.3. Các dưới bậc
Câu dưới bậc là một câu tương đương bộ phận của một câu nào đó lân
cận hữu quan được tách rời ra nhằm một mục đích nào đó (thường có tính chất
tu từ hoặc do hoàn cảnh khẩu ngữ).
Ví dụ: - Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười.
7.3.2. Các kiểu câu phức
7.3.2.1. Khái niệm
Câu phức thành phần là câu có từ hai kết cấu chủ vị trở lên, trong đó chỉ
có một kết cấu chủ vị làm nòng cốt câu, các kết cấu chủ vị còn lại giữ vai trò
thành phần phụ của câu.
Ví dụ: - Điều mà anh nói với tôi là đúng.
- Sản phẩm do công ty này sản xuất rất chất lượng.
7.3.2.2. Phân loại
a) Câu phức chủ ngữ
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 50
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

Là câu phức có chủ ngữ của nòng cốt câu là một kết cấu chủ vị.
Ví dụ: - Mỹ / thua // đã rõ ràng.
b) Câu phức vị ngữ
Là câu phức có vị ngữ của nòng cốt câu là một kết cấu chủ vị.
Ví dụ: Chiếc xe này // lốp / đã hỏng.
c) Câu phức trạng ngữ
Là câu phức có thành phần trạng ngữ là một kết cấu chủ vị.
Ví dụ: Khi nước nhà được thống nhất, tôi // mới 8 tuổi
d) Câu phức định ngữ
Là câu phức có định ngữ (thành phần phụ bổ nghĩa cho danh từ) là kết
cấu chủ vị.
Ví dụ: Vấn đề do anh ấy nêu ra// vẫn chưa được giải quyết.
e. Câu phức bổ ngữ:
Là câu phức có thành phần bổ ngữ (thành phần phụ bổ nghĩa cho động
từ, tính từ) là kết cấu chủ vị.
Ví dụ: Tôi // nghĩ rằng anh ấy đúng.
7.3.3. Các kiểu câu ghép
7.3.3.1. Khái niệm
Câu ghép là câu được làm thành từ hai cụm chủ vị trở lên, mỗi cụm chủ
vị đó tương đương một nòng cốt câu đơn và chúng tiếp xúc với nhau làm thành
những vế trong câu ghép. Những cụm chủ vị là vế của câu ghép không bị bao
chứa bên trong cụm chủ vị khác, chúng ghép lại với nhau để làm thành câu.
7.3.3.2. Phân loại
a) Câu ghép đẳng lập
Là câu ghép mà trong đó các vế câu bình đẳng với nhau về ngữ pháp và
liên kết với nhau bằng các kết từ đẳng lập, các kết từ thường nằm giữa các vế
câu (đứng đầu vế cuối).
- Gió mùa đông bắc về và trời trở rét.
- Hoặc anh đi hoặc tôi đi.
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 51
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

b) Câu ghép chính phụ


Là câu ghép mà hai cụm chủ vị làm vế câu có sự phụ thuộc lẫn nhau, gắn
bó với nhau tương đối chặt chẽ bằng các cặp kết từ chính phụ. Giữa hai vế câu
có quan hệ chính phụ. Và trật tự thông thường là vế phụ đứng trước, vế chính
đứng sau. (qui ước k = kết từ, dấu sổ nghiêng chỉ ranh giới hai vế):
k1 {CIV}1 / k2 {CIV}2; {CIV}2 / k1 {CIV}1
Những cặp kết từ chuyên dụng trong tiếng Việt:
- Chỉ nguyên nhân - hệ quả: vì, bởi vì, do, tại, bởi ... cho nên, mà ...
- Chỉ điều kiện / giả thiết - hệ quả: nếu, hễ, miễn, giả sử ... thì
- Chỉ sự nhượng bộ - tăng tiến: tuy, mặc dù, dù, thà ... nhưng ...
- Chỉ mục đích - sự kiện: để ... thì ...
Ví dụ: - Vì trời mưa nên tôi không đi chơi.
- Mặc dù cô ấy đã khuyên nhiều lần nhưng nó không nghe.
c) Câu ghép qua lại
Là câu ghép không chứa các kết từ chỉ rõ quan hệ giữa hai vế mà hai vế
được ghép lại bằng cặp phụ từ hô ứng tạo ra quan hệ qua lại.
Các cặp phó từ hô ứng thường gặp: có ... mới ...; vừa (mới) ... đã ...;
chưa ... đã ...; chỉ có ... mới; không những ... mà còn ...; càng ... càng ...
Ví dụ: - Bạn ấy không chỉ thông minh mà bạn ấy còn chăm chỉ.
- Anh càng nói họ càng khó chịu
d) Câu ghép chuỗi
Là câu ghép mà các vế câu nối kết với nhau không bằng các từ liên kết
(kết từ, phó từ, đại từ). Vì không có từ liên kết nên mối quan hệ ngữ pháp giữa
các vế trong kiểu câu ghép này thường chỉ xác định được đúng (hoặc gần đúng)
trong ngữ cảnh và tình huống. Và việc tách các vế của câu ghép chuỗi ra thành
một câu riêng gần như không có trở ngại gì.
Ví dụ: - Mây bay, gió thổi.
- Cái ngày đó cũng phải đến: người ta đi lấy chồng.
- Sáng mưa, chiều cũng mưa
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 52
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


1. Thế nào là câu đơn bình thường? Cho ví dụ.
2. Thế nào là câu đơn đặc biệt? Phân biệt câu đơn đặc biệt và câu dưới
bậc. Cho ví dụ.
3. Khái niệm câu phức. Các loại câu phức trong tiếng Việt. Cho ví dụ.
4. Thế nào là câu ghép? Các căn cứ để phân loại câu ghép?
5. Làm các bài tập trong Giáo trình Tiếng Việt (trang 117).
6. Phân tích thành phần chính và thành phần phụ trong các câu sau:
- Ngày anh ra đi, nó mới đứng ngang bụng anh, chưa biết mang củi, chỉ
mới đeo cái xà lét nhỏ xíu theo người lớn ra rẫy.
- Cho nên, thấy các bạn đồng nghiệp cặm cụi - có lẽ là vờ - khi có mặt
người trên, và chây lười khi khác, anh vẫn bỉ ngầm là họ thiếu nhân cách.
- Đó là vài cụ già, bà lão chạnh nhớ đến tổ tiên, đến bạn bè của mình,
biết đâu trên bước đường sanh nhai giữa chốn nước đỏ rừng xanh, có thân nhân
của họ đã bỏ thân vì đàn sấu này.
- Còn với nghề, mày phải yêu quý, tự hào.
- Nhưng công tác với những người như vậy thì anh bảo công tác làm sao
được.
- Khách trong xe, có một người làm cho ai nấy phải khó chịu, vì lúc nào
cũng hút thuốc lá.
- Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc.

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 53
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

CHƯƠNG VIII. NGHĨA CỦA TỪ VÀ HỆ THỐNG NGỮ NGHĨA


TRONG TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT
8.1. NGHĨA CỦA TỪ VÀ HIỆN TƯỢNG NHIỀU NGHĨA
8.1.1. Nghĩa của từ
8.1.1.1. Khái niệm nghĩa của từ
Có nhiều cách hiểu khác nhau về nghĩa của từ. Trong các cách hiểu
đó, chúng ta chấp nhận cách hiểu sau đây:
“Nghĩa của từ là toàn bộ nội dung tinh thần mà một từ gợi ra khi
chúng ta tiếp xúc với từ ấy. Đó có thể là nội dung về sự vật, hiện tượng, tính
chất khách quan, tình cảm, thái độ đánh giá về sự vật, hiện tượng,...
8.1.1.2. Các thành phần nghĩa trong từ:
- Nghĩa biểu vật (nghĩa sở chỉ): Đó là quan hệ của từ với đối tượng mà từ
biểu thị. Đối tượng mà từ biểu thị không phải chỉ là các sự vật mà còn là quá
trình, tính chất hoặc hiện tượng thực tế nào đó. Những sự vật, quá trình, tính
chất hoặc hiện tượng mà từ biểu thị được gọi là cái biểu vật (cái sở chỉ) của từ.
Cái biểu vật chính là đối tượng mà từ biểu thị, gọi tên. Mối quan hệ của từ với
cái biểu vật được gọi là nghĩa biểu vật (nghĩa sở chỉ).
- Nghĩa biểu niệm (nghĩa sở biểu): Đó là quan hệ của từ với khái niệm,
biểu tượng mà từ biểu thị. Khái niệm hoặc biểu tượng (ý) có quan hệ với từ
được gọi là cái biểu vật (cái sở biểu) và quan hệ giữa từ với khái niệm hoặc
biểu tượng được gọi là nghĩa biểu niệm (nghĩa sở biểu). Cái biểu vật và cái
biểu niệm có quan hệ chặt chẽ với nhau, cái biểu niệm chính là sự phản ánh của
cái biểu vật trong nhận thức của con người.
- Nghĩa biểu thái (nghĩa sở dụng): Đó là quan hệ giữa từ với người sử
dụng. Người sử dụng ngôn ngữ hoàn toàn không thể thờ ơ đối với những từ
ngữ được dùng. Họ có thể bộc lộ thái độ chủ quan của mình đối với từ ngữ và
qua đó tới cái biểu niệm và biểu vật của từ ngữ. Cho, tặng, thí cùng một cái
biểu vật, nhưng khác nhau về quan hệ chủ quan tồn tại giữa người sử dụng với
những từ ấy.
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 54
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

8.1.2. Hiện tượng nhiều nghĩa


8.1.2.1. Khái niệm từ nhiều nghĩa
Từ nhiều nghĩa là từ có hai nghĩa trở lên, giữa các nghĩa có mối quan hệ
với nhau và được sắp xếp theo một tổ chức nào đó.
Ví dụ: Ăn
(1). Hoạt động nhai và nuốt thức nuôi sống (ăn cơm).
(2). Tiếp nhận cái cần thiết cho sự hoạt động, đối với máy móc, phương
tiện vận tải (Xe này ăn xăng lắm.).
(3) Nhận lấy để hưởng (Ăn lương).
(4) Phải nhận lấy, phải hứng chịu cái không hay, cái tác hại (Ăn đòn).
(5). Giành về phần mình hơn, phần thắng (Ăn giải).
(6). Hấp thu cho thấm, cho nhiễm vào bản thân (Ăn nắng).
(7). Gắn chặt, dính chặt vào nhau, khớp với nhau. (Phanh không ăn).
8.1.2.2. Đặc điểm của sự chuyển nghĩa trong tiếng Việt
Từ nhiều nghĩa hình thành do sự chuyển nghĩa. Lúc đầu từ chỉ mang 1
nghĩa nào đó. Trong quá trình sử dụng từ có thêm những ý nghĩa mới. Sự
chuyển nghĩa trong tiếng Việt mang những đặc điểm sau:
- Có khi nghĩa biểu vật đầu tiên không còn nữa
Ví dụ: “đăm chiêu”: nghĩa đầu tiên: bên phải, bên trái
nghĩa hiện dùng: có vẻ đang bận lòng suy nghĩ, băn khoăn nhiều bề
- Phần lớn các từ có sự chuyển nghĩa theo lối toả ra nhưng cũng có
những từ chuyển nghĩa theo lối móc xích
Ví dụ: - từ “ăn” có sự chuyển nghĩa theo lối toả ra
- từ “thẻ” có sự chuyển nghĩa theo lối móc xích
(1) mảnh tre, gỗ được dùng để viết chữ (vào đền xin thẻ)
(2) mảnh ngà ghi chức tước quan lại (thẻ bài)
(3) giấy chứng nhận tư cách thành viên của một hội nào đó (thẻ
sinh viên)

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 55
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

- Sự chuyển nghĩa làm cho nghĩa của từ được mở rộng nhưng cũng có
khi bị thu hẹp. Ví dụ:
“phản động” nghĩa cũ: hành động ngược lại
nghĩa hiện dùng: hoạt động chống lại cách mạng
- Sự chuyển nghĩa có thể làm thay đổi ý nghĩa biểu thái
Ví dụ: từ “đểu cáng” ban đầu có sắc thái trung hòa, nghĩa hiện dùng lại
mang sắc thái xấu.
8.1.2.3. Các phương thức chuyển nghĩa
c1. Ẩn dụ
Là phương thức chuyển đổi tên gọi, dùng tên gọi của đối tượng này để
gọi tên đối tượng kia dựa vào sự giống nhau giữa hai đối tượng.
Ví dụ: - răng (người) -> răng (bừa, lược)
- tim (người) -> tim (sen, đèn, đường)
c2. Hoán dụ
Là phương thức chuyển tên gọi, dùng tên gọi của đối tượng này để gọi
tên đối tượng kia dựa trên mối liên hệ lô-gích giữa các đối tượng được gọi tên.
Ví dụ: - (chiếc) ly -> ly (chè)
- tay (người) -> (là) tay (bút có tài)
8.2. HỆ THỐNG NGỮ NGHĨA TRONG TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT
8.2.1. Trường từ vựng - ngữ nghĩa (trường nghĩa)
8.2.1.1. Khái niệm: Trường nghĩa (trường từ vựng, trường từ vựng - ngữ nghĩa)
là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. Trường nghĩa là tập
hợp từ đồng nhất với nhau về nghĩa từ vựng.
Còn có thể chia ra là trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm,
trường nghĩa liên tưởng,...
8.2.1.2. Đặc điểm của trường nghĩa
- Một trường nghĩa có thể bao gồm nhiều trường nghĩa nhỏ hơn

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 56
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

Ví dụ: Trường nghĩa chỉ "người" bao gồm các trường nhỏ: bộ phận của
người, hoạt động của người, tính cách con người, trạng thái con người, nghề
nghiệp, giới tính, tuổi tác...
- Một trường nghĩa có thể bao gồm nhiều từ khác biệt nhau về từ loại
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc về nhiều trường nghĩa khác nhau
- Các từ trong một trường nghĩa thường chuyển nghĩa theo cùng một hướng
-Trong phong cách sinh hoạt hàng ngày hay trong ngôn ngữ nghệ thuật,
đôi khi người ta cố tình chuyển trường nghĩa để tăng hiệu quả diễn đạt.
8.2.1.3. Các loại trường nghĩa
c1. Trường nghĩa biểu vật
Tập hợp những từ đồng nhất với nhau về một nghĩa chỉ vật nào đấy gọi
là trường nghĩa biểu vật. Ví dụ: xác lập trường nghĩa biểu vật về “cá” ta có:
+ Các loại cá: thu, nục, chép, rô, bống,...
+ Bộ phận cá: đầu, thân, đuôi, bụng, vây, vẩy, mắt,...
+ Trạng thái của cá: tươi, ươn, khô, sống, chết,...
c2. Trường nghĩa biểu niệm
Tập hợp các từ có cấu trúc nghĩa biểu niệm giống nhau được gọi là
trường nghĩa biểu niệm. Ví dụ: Dựa vào cấu trúc biểu niệm: (đồ dùng) (liên
quan đến ăn uống, nấu nướng), trường nghĩa biểu niệm được xác lập gồm các
từ: bếp, nồi, chảo, bát, đĩa, thìa, dao, thớt...
c3. Trường liên tưởng
Tập hợp những từ cùng được gợi ra từ mối liên tưởng với một từ trung
tâm gọi là trường liên tưởng. Chẳng hạn, khi nhắc tới từ cho, nó gợi ra một loạt
từ khác như tặng, biếu, hiến, dâng,...
c4. Trường tuyến tính (trường nghĩa ngang)
Trường nghĩa ngang là tập hợp các từ có thể kết hơp với một từ cho
trước thành một chuỗi chấp nhận được. Ví dụ, trường tuyến tính với từ tay là
một tập hợp các từ sau: búp măng, thô, dùi đục,..hoặc nắm, cầm, khoác, bắt,
víu,...
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 57
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

8.2.2. Hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa trong tiếng Việt
8.2.2.1. Từ đồng âm
a1. Khái niệm: Từ đồng âm là những từ trùng nhau về hình thức âm thanh
nhưng khác nhau về nghĩa.
Ví dụ: - đường1 ( con đường) - đường2 (một cân đường)
- chát1 (chuối chát) - chát2 (chát với bạn)
a2. Những con đường hình thành từ đồng âm trong tiếng Việt
- Do sự trùng hợp ngẫu nhiên về ngữ âm của một số từ
Ví dụ: - lợi1 (có lợi) - lợi2 (răng, lợi)
- ba1 (số ba) - ba2 (ba mẹ)
- Do vay mượn từ ngữ.
Ví dụ: la1 (con la) - la2 (nốt nhạc, vay mượn)
- Do rút gọn từ ngữ:
- lý1 (lý lẽ) - lý2 (vật lý)
- đá1 (hòn đá) - đá2 (nước đá)
- Do biến đổi ngữ âm trong quá trình biến đổi ngữ âm lịch sử
Ví dụ: mlời -> lời1 (lời nói)
lợi -> lời2 (có lời)
- Do sự chuyển biến ý nghĩa của từ nhiều nghĩa.
8.2.2.2. Từ đồng nghĩa
b1. Khái niệm
Từ đồng nghĩa là những từ gần nhau về nghĩa nhưng khác nhau về âm
thanh, biểu thị các sắc thái của một khái niệm.
Ví dụ: chết, mất, toi, nghẻo, từ trần,... là những từ đồng nghĩa.
b2. Phân loại
* Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối)
Là những từ hoàn toàn đồng nhất với nhau về nghĩa (cả nghĩa biểu vật,
biểu niệm, biểu thái) chỉ khác nhau ở phạm vi hoạt động của chúng.
Ví dụ: - xe lửa - tàu lửa, tàu hoả, hoả xa...
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 58
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

- chửa - có mang, có thai, có bầu


* Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối)
Là những từ đồng nghĩa có sự khác biệt ở một hoặc một vài nét nghĩa
biểu niệm, hoặc biểu thái.
Ví dụ: - rộng rãi, mênh mông, bao la, bát ngát,...
- cho, biếu, tặng, ban, phát...
8.2.2.3. Từ trái nghĩa
c1. Khái niệm:
Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập nhau về ý nghĩa,
biểu đạt những khái niệm tương phản về lô gic nhưng có quan hệ tương liên.
Ví dụ: “ngắn” trái nghĩa với “dài” nhưng có nghĩa chung là cùng nói về
độ dài.
c2. Đặc điểm cơ bản về từ trái nghĩa
- Các từ trái nghĩa phải cùng nằm trong một trường nghĩa.
Ví dụ: dài - ngắn (chiều dài), sạch - bẩn (vệ sinh)
- Các từ trái nghĩa phải đồng nhất với nhau ở tất cả các nét nghĩa trừ nét
nghĩa bị lưỡng cực hoá.

* CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


1. Khái niệm nghĩa của từ? Nghĩa biểu vật là gì? Nghĩa biểu niệm là gì?
Nghĩa biểu thái là gì?
2. Thế nào là từ nhiều nghĩa? Nghĩa trong từ chuyển đổi theo những
phương thức nào?
3. Trường nghĩa là gì? Thế nào là trường nghĩa biểu niệm, trường nghĩa
biểu vật, trường tuyến tính?
4. Xác lập trường nghĩa biểu niệm dựa vào cấu trúc biểu niệm sau:
- (hoạt động của người) (miệng)
- (đồ dùng) (để học tập)

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 59
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

5. Phân biệt từ đa nghĩa và từ đồng âm. Xác định từ đa nghĩa và từ đồng âm


trong các cứ liệu sau:
- bó hai bó rau
- dùng cày để cày ruộng
- gáy sách - gà gáy
- gối đầu lên cái gối
- cậy có sức để cậy cửa
- hạt thóc - hạt kiểm lâm
- sống có tâm - tâm đường tròn
- áo lụa Hà Đông - tay lái lụa
- kênh truyền hình - con kênh xanh xanh
- con ngựa đứng yên cho ông chủ cột yên.
7. Thế nào là từ trái nghĩa? Thế nào là từ đồng nghĩa?
8. Làm các bài tập trong Giáo trình Tiếng Việt (trang 159)

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 60
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

CHƯƠNG IX. CÁC LỚP TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT

9.1. CÁC LỚP TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT XÉT THEO NGUỒN GỐC
9.1.1. Từ thuần Việt
Từ thuần Việt là hệ thống từ gốc, từ cơ bản vốn có của tiếng Việt. Nhưng
từ thuần Việt là những từ được dân tộc ta dùng từ thượng cổ tới nay, chúng
biểu thị những sự vật, hiện tượng cơ bản nhất.
Ví dụ: vợ, chồng, ăn, uống, khó, mệt, cười, tắm,...
Khác với các từ vay mượn - có phạm vi sử dụng hạn chế hơn - các từ
thuần Việt ngày càng được sử dụng trong mọi văn bản, mọi hoạt động giao tiếp
khác, và dần dần thay thế các từ vay mượn.
9.1.2. Từ gốc Hán
Là hệ thống từ vay mượn tiếng Hán trong vốn từ vựng tiếng Việt hiện
đại. Trong tiếng Việt có một số lượng rất lớn các từ gốc Hán.
Từ gốc Hán trong tiếng Việt sẽ gồm 2 bộ phận chính:
- Từ gốc Hán đọc theo âm Hán - Việt (từ Hán - Việt).
- Từ gốc Hán không đọc theo âm Hán - Việt.
9.1.2.1. Từ gốc Hán đọc theo âm Hán - Việt (từ Hán - Việt)
- Những từ ngữ vốn có trong tiếng Hán được người Việt mượn. Ví dụ:
quốc, anh, kỳ, anh hùng,...
- Những đơn vị được cấu tạo trong tiếng Việt bằng các từ gốc Hán hoặc
do một yếu tố gốc Hán và một yếu tố tiếng Việt tạo thành. Ví dụ: tiểu đoàn, y
sĩ, thúc bách, lịch sự, tàu thủy,...
9.1.2.2. Từ gốc Hán không đọc theo âm Hán - Việt.
Từ gốc Hán không đọc theo âm Hán Việt bao gồm những từ Hán cổ và
những từ Hán Việt đã được Việt hóa
- Từ Hán cổ là những từ tiếng Hán du nhập vào nước ta trước đời
Đường. Những từ này được đọc theo âm Hán cổ, vì thế trong tiếng Việt tồn tại
những cặp từ ngoại lai cùng gốc nhưng có cách đọc khác nhau:
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 61
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

Hán cổ Hán Việt


chứa trữ
mả mộ
vua vương
- Những từ Hán Việt đã được Việt hóa tức là những từ đã chịu sự tác
động của quy luật biến đổi ngữ âm của tiếng Việt - đã thay đổi diện mạo của
mình. Dạng ngữ âm Hán Việt của từ có khi vẫn còn, tạo thành những cặp từ
song song tồn tại như:
Hán Việt Hán Việt đã Việt hóa
can gan
ký ghi
quả góa
9.1.2.3. Các từ ngữ gốc Ấn - Âu
Trong vốn từ vựng tiếng Việt, số lượng các từ vay mượn gốc Ấn - Âu
xuất hiện khá nhiều (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga,..). Trong tiếng Việt, các
từ vay mượn gốc Pháp đứng hàng thứ hai sau từ gốc Hán.
Cũng như các từ vay mượn của gốc Hán, các từ gốc Pháp khi đi vào
tiếng Việt có sự biến đổi về cách phát âm và chữ viết theo quy luật phát âm của
tiếng Việt. Ví dụ:
café → cà phê
creme → kem
paté → ba tê
Mức độ Việt hoá các từ ngoại lai gốc Ấn - Âu không giống nhau. Những
từ tiếp nhận bằng con đường khẩu ngữ thường được Việt hoá nhiều hơn các từ
tiếp nhận bằng con đường sách vở.
9.2. TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT XÉT THEO PHẠM VI SỬ DỤNG
9.2.1. Từ vựng toàn dân
9.2.1.1. Khái niệm

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 62
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

Từ vựng toàn dân là những từ toàn dân hiểu và sử dụng. Nó là vốn từ


chung cho tất cả những người nói tiếng Việt thuộc các tầng lớp xã hội khác
nhau. Đây chính là lớp từ vựng cơ bản, lớp từ vựng quan trọng nhất trong mỗi
ngôn ngữ và được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày.
9.2.1.2. Đặc điểm
- Về mặt nội dung: từ vựng toàn dân biểu thị những sự vật, hiện tượng
hay khái niệm quan trọng và cần thiết nhất trong đời sống.
Ví dụ: Những từ chỉ hiện tượng thiên nhiên: mưa, nắng, núi, sông,...;
những từ chỉ bộ phận thân thể người: đầu, miệng, mắt, mũi, chân, tay; những từ
chỉ hoạt động thông thường: đi, đứng, cười, ăn, sống, chết...
- Về mặt nguồn gốc: vốn từ toàn dân của tiếng Việt có thể bao gồm các
từ có quan hệ với tiếng Môn-Khơ-me như: sông, lớp, mũi...; với tiếng Thái
như: ngực, vai, gà, bè...; có thể gồm các từ mượn Hán như: đầu, gan, gác,
buồng...; ngay cả các từ mới vay mượn sau này như: sơ-mi, ô-tô, xà-phòng...
- Về phạm vi sử dụng, từ vựng toàn dân được sử dụng trong mọi phong
cách ngôn ngữ vì nó có tính trung hòa về mặt phong cách.
- Từ vựng toàn dân là bộ phận nòng cốt của từ vựng văn học. Nó là vốn
từ cần thiết nhất để diễn đạt tư tưởng trong tiếng Việt. Từ vựng toàn dân là cơ
sở để cấu tạo các từ mới làm giàu cho từ vựng tiếng Việt nói chung.
9.2.2.Từ địa phương
9.2.2.1. Khái niệm
Từ địa phương là những từ được dùng hạn chế ở một hoặc một vài địa
phương.
9.2.2.2. Các kiểu từ địa phương
- Từ địa phương dân tộc học:
Là từ địa phương chỉ có ở một vùng nào đó, không có ở một địa phương
khác hoặc không có trong vốn từ toàn dân: nó biểu thị những sự vật, hiện
tượng, hoạt động, cách sống đặc biệt chỉ có ở địa phương đó.
Ví dụ: - nhút (Nghệ Tĩnh): dưa muối bằng lá đậu đen, mít non, cà vàng...
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 63
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

- chôm chôm (Nam bộ)


- măng cụt (Nam bộ)
- Những từ địa phương có hình thức ngữ âm giống với từ vựng toàn dân
và địa phương khác nhưng có sự khác biệt về nghĩa.
Ngôn ngữ toàn dân Tiếng địa phương
Ví dụ 1:
- hòm: đồ dùng bằng gỗ, sắt để đựng - hòm (Nghệ Tĩnh): quan tài
quần áo.
- củ sắn: củ lấy bột - sắn (Nam bộ): củ đậu
- té (hắt nước) - té (Nam bộ): ngã
- mận, đào, roi (Bắc bộ) - mận (Nam bộ)

- Từ ngữ địa phương có nghĩa tương ứng với từ toàn dân hoặc từ địa
phương khác nhưng khác về hình thức ngữ âm.
Ví dụ:
Từ toàn dân Từ địa phương
lợn --> heo
thuyền --> ghe
không --> nỏ
9.2.3. Tiếng lóng
9.2.3.1. Khái niệm
Tiếng lóng là những từ ngữ được dùng hạn chế về mặt xã hội, là những
tên gọi song song của những hiện tượng thực tế nào đó vốn đã có từ toàn dân
biểu thị rồi nhưng do một mục đích nhất định mà một nhóm người đặt ra.
Tiếng lóng là “ngôn ngữ riêng của một nhóm xã hội hoặc nghề nghiệp có tổ
chức gồm các yếu tố của một hoặc một số các ngôn ngữ tự nhiên đã được chọn
lọc và biến đổi đi nhằm tạo ra sự cách biệt ngôn ngữ với những người không
liên đới” (Đái Xuân Ninh, 1986).
Có tiếng lóng của bọn trộm cắp, dân buôn, lái trâu, học sinh, binh lính...
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 64
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

Ví dụ:
- Tiếng lóng trong học sinh: ngỗng, gậy, trứng vịt, ghi-đông,
chuồn, lặn...
- Tiếng lóng của bọn phe phẩy, ăn chơi: phe phẩy (buôn bán), bắt
mồi (tìm hàn); té (chạy trốn), thơm: (tốt, khá). bổ: nhảy tàu; lính mổ (tên ắp
cắp), anh cả: đầu đảng, tẩm (quê kệch)....
9.2.3.2. Đặc điểm
- Tiếng lóng gắn liền với cái môi trường, hoàn cảnh và bản thân những
tầng lớp xã hội đã sinh ra nó. Vì vậy, tiếng lóng thay đổi thường xuyên, không
ngừng.
- Tiếng lóng không được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp vì nó là cái
dùng riêng, bí mật của một lớp người.
- Trong các tác phẩm văn học, việc sử dụng tiếng lóng góp phần tạo nên
những nét nghĩa khác biệt giữa các tầng lớp xã hội, có giá trị tu từ.
9.2.4. Biệt ngữ
Biệt ngữ là những từ được sử dụng trong phạm vi một cộng đồng xã hội
nhất định. Biệt ngữ được sử dụng hạn chế và nằm ngoài từ vựng toàn dân.
Điển hình cho biệt ngữ là những từ xưng hô và những từ nói về vua chúa
trong triều đình phong kiến ngày trước, như: trẫm, khanh, bệ hạ, thăng hà, long
nhan, thăng hà,... và những từ ngữ được sử dụng trong phạm vi một tôn giáo
hay một hoạt động tín ngưỡng nào đó: bố trí, trì giới, giới sát, Niết bàn, ta bà...
9.2.5. Từ nghề nghiệp
Từ nghề nghiệp là những từ gọi tên các công cụ, các sản phẩm lao động
hoặc các thao tác của một nghề cụ thể nào đó trong xã hội. Từ nghề nghiệp chủ
yếu là từ thuần Việt.
Do đặc điểm về nghề nghiệp, các từ nghề nghiệp trong tiếng Việt được
dùng hạn chế về mặt xã hội. Ví dụ:
- Thuộc nghề dệt có: xa, ống, suốt, thoi, cửi, go, trục, đánh ống, đánh
suốt, lấy go...
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 65
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

- Thuộc nghề mộc có: đục, tua, mộng, xẻ, chàng, ra rui, thượng thu hạ
thách, mộc gia, nề giảm, cắt cưa phóng đanh...
Tuy là lớp từ vựng hạn chế về mặt xã hội nhưng khác với tiếng lóng, từ
nghề nghiệp là tên gọi duy nhất của hiện tượng thực tế. Nó không có từ đồng
nghĩa trong vốn từ toàn dân. Vì vậy, từ nghề nghiệp dễ dàng trở thành vốn từ
toàn dân khi những khái niệm riêng của nghề này trở thành phổ biến rộng rãi
trong toàn xã hội.
9.2.6. Thuật ngữ
Thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt. Đó là hệ thống các từ và cụm từ cố
định dùng để gọi tên các khái niệm trong các ngành khoa học cụ thể.
Thuật ngữ có 3 đặc điểm cơ bản sau:
- Tính chính xác: Các khái niệm gắn với các từ mang tính chính xác cao,
được rút ra từ các thực nghiệm, kiểm nghiệm trong đời sống, vì vậy thuật ngữ
phải chính xác. Một thuật ngữ chính xác là một thuật ngữ chỉ mang một nghĩa
trong mọi hoàn cảnh.
- Tính hệ thống: Mỗi ngành khoa học có một hệ thống thuật ngữ riêng,
mang tính đặc thù của từng ngành. Giá trị của mỗi thuật ngữ được xác định khi
nó ở trong mối tương quan với các thuật ngữ khác trong hệ thống.
- Tính quốc tế: Những thành tựu khoa học là tài sản chung của nhân
loại, thuật ngữ phải mang tính quốc tế và thực hiện tốt việc giao lưu quốc tế.

9.3. TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT XÉT THEO THỜI GIAN SỬ DỤNG


9.3.1. Từ cổ
Là những đơn vị từ vựng đã tồn tại lâu đời trong quá khứ tiếng Việt
nhưng nay vì đã có những từ đồng nghĩa tương ứng thay thế nên nó ít được sử
dụng hoặc không được sử dụng.
Có những từ ngữ cổ chỉ có trong các tác phẩm văn học cổ và hoàn toàn
biến khỏi ngôn ngữ văn học hiện đại.
Ví dụ: Bui một tấc lòng ưu ái cũ (bui - duy, riêng):
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 66
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

Có những từ còn để lại dấu vết trong tiếng Việt hiện đại nhưng ý nghĩa
đã bị lu mờ vì chúng không được sử dụng độc lập.
Ví dụ: - Nhà ngặt ít kẻ han (han - hỏi han)
9.3.2. Từ lịch sử
Là những từ ngữ đã trở nên lỗi thời do đối tượng biểu thị của chúng
trong hiện thực khách quan không còn nữa.
Ví dụ: Tên gọi các chức tước, phẩm hàm quan lại trong triều: Thái thú,
tuần phủ, tổng đốc, thái tử, công chúa, vương phi, thái phi, hoàng thân, hoàng
thúc, trạng nguyên, viên ngoại, thị lang,…
Khác với từ ngữ cổ, từ ngữ lịch sử không có từ đồng nghĩa tương ứng
trong vốn từ tiếng Việt hiện đại. Từ ngữ lịch sử chỉ được sử dụng khi cần diễn
đạt những vấn đề có tính chất lịch sử.
9.3.3. Từ mới và ý nghĩa mới
9.3.3.1. Từ mới
Hiện thực khách quan ngày càng phong phú dẫn theo nhu cầu định danh
các sự vật hiện tượng ngày càng tăng và hệ quả của điều này là xuất hiện các từ
mới. Có hai loại từ mới:
- Loại thứ nhất là những từ mới biểu thị những sự vật, hiện tượng, khái
niệm mới nảy sinh. Ví dụ: nhạc trẻ, nhạc xanh, nhạc vàng; tin học, bàn phím, ổ
cứng,…
- Loại thứ hai là những từ dùng gọi tên những đối tượng vốn trước đây
đã có tên gọi. Ví dụ: tàu lửa, xe lửa (hỏa xa), người giúp việc, osin (con sen,
con ở), họp mặt (tề tựu),…
9.3.3.2. Ý nghĩa mới
Bên cạnh việc cấu tạo từ mới để gọi tên các sự vật hiện tượng khách
quan mới xuất hiện, để tiết kiệm, người ta còn mở rộng nghĩa của những từ cũ
đã có sẵn.
Ví dụ: cày, rửa, phản động, vé, chai, xị,…

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 67
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

* CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


1. Hãy tìm:
- 10 từ là từ địa phương.
- 10 từ là tiếng lóng
- 10 từ là từ nghề nghiệp
- 10 từ là thuật ngữ
- 10 từ cổ (hoặc 10 từ lịch sử)
- 10 từ ngữ mới.
2. Làm các bài tập trong Giáo trình Tiếng Việt (trang 181).

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 68
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

CHƯƠNG X. VĂN BẢN VÀ LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN

10.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


10.1.1. Văn bản
10.1.1.1. Khái niệm
Văn bản là một chỉnh thể giao tiếp trọn vẹn về ngữ nghĩa - ngữ pháp và
có mục tiêu thực dụng. Cụ thể hơn, có thể nói văn bản là một khối hoàn chỉnh
dùng trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, có ý nghĩa trọn vẹn (tương đối), có cấu tạo
ngữ pháp đúng, có tính liên kết và tính khép, được dùng vào những mục tiêu và
những hoàn cảnh nhất định.
10.1.1.2. Các đặc trưng của văn bản
a) Tính trọn vẹn tương đối về hình thức
b) Tính trọn vẹn tương đối về nội dung
c) Tính liên kết
d) Mục tiêu thực dụng của văn bản
10.1.2. Đoạn văn
10.1.2.1. Khái niệm
Đoạn văn là đơn vị cơ sở cấu thành văn bản, trực tiếp đứng trên câu, diễn
đạt một nội dung nhất định, được mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và
kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn.
10.1.2.2. Các loại đoạn văn thường gặp
a) Đoạn diễn dịch: là đoạn gồm một chuỗi câu trong đó thường có một
câu hoặc một số câu mang ý chính, khái quát đứng trước, những câu còn lại
mang ý cụ thể, minh họa đứng sau.
Ví dụ: Trong xã hội Truyện Kiều, đồng tiền đã thành một sức mạnh tác
quái rất ghê. Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí. Sai nha vì tiền mà làm nghề
buôn bán người. Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm. (Hoài Thanh)

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 69
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

b) Đoạn quy nạp: là đoạn văn trình bày nội dung theo chiều ngược lại
với đoạn diễn dịch. Các câu diễn đạt ý cụ thể đứng trước, câu diễn đạt ý chung,
khái quát đứng sau.
Ví dụ: “Hiện nay trình độ của đại đa số đồng bào ta bây giờ không cho
phép đọc dài, điều kiện giấy mực của ta không cho phép viết dài và in dài, thời
giờ của ta, người lính đánh giặc, người dân đi làm không cho phép xem lâu. Vì
vậy, nên viết ngắn chừng nào tốt chừng ấy” (Hồ Chí Minh)
c) Đoạn móc xích: Nội dung được trình bày theo cách ý câu sau nối tiếp
ý câu trước, phát triển ý câu trước và cứ thế nối tiếp nhau đến hết đoạn. Cách
trình bày này thường chặt chẽ vì tạo ra được sự liên tục của các ý trong đoạn
văn.
Ví dụ: Đọc thơ Nguyễn Trãi, nhiều người đọc khó mà biết có đúng là thơ
Nguyễn Trãi không. Đúng là thơ Nguyễn Trãi rồi thì cũng không phải là dễ
hiểu đúng. Lại có khi chữ hiểu đúng, câu hiểu đúng mà toàn bài không hiểu.
(Hoài Thanh).
10.2. LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
10.2.1. Tính liên kết
10.2.1.1. Khái niệm
Tính liên kết là mạng lưới các mối liên hệ giữa các câu trong một văn
bản. Nó chính là nhân tố quan trọng nhất có tác dụng biến một chuỗi câu trở
thành văn bản.
10.2.1.2. Các mặt liên kết trong văn bản
Mỗi văn bản đều phải có đủ hai mặt liên kết là: liên kết hình thức và
liên kết nội dung. Giữa hai mặt liên kết này có mối quan hệ biện chứng chặt
chẽ: liên kết nội dung được thể hiện bằng một hệ thống các phương tiện liên kết
hình thức và liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt liên kết nội dung.
Liên kết nội dung bao gồm hai bình diện là liên kết chủ đề và liên kết lô-
gich.

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 70
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

- Liên kết chủ đề là các câu trong văn bản tập trung thể hiện xoay quanh
khẳng định hạt nhân nghĩa của văn bản. Đó là nội dung cô đúc của văn bản.
- Liên kết lô-gich là các câu theo một trình tự hợp với sự phát triển lô-
gich của sự vật, sự kiện để thể hiện liên kết chủ đề của văn bản.
10.2.1.3. Văn bản điển hình, văn bản không điển hình và phi văn bản
a) Văn bản điển hình: là văn bản có đầy đủ 3 liên kết: liên kết hình thức,
liên kết chủ đề và liên kết lô-gich.
b) Văn bản không điển hình: là văn bản cũng có hai mặt liên kết hình
thức và liên kết nội dung, nhưng mặt liên kết nội dung không được thể hiện đầy
đủ: chúng chỉ có một trong hai bình diện.
c) Phi văn bản: là một chuỗi phát ngôn hỗn độn thuộc một trong ba
trường hợp sau đây:
- Chỉ có liên kết hình thức và hoàn toàn không có liên kết nội dung.
- Chỉ có liên kết nội dung và hoàn toàn không có liên kết hình thức.
- Không có cả liên kết hình thức lẫn nội dung.
10.2.2. Các phương thức liên kết câu
10.2.2.1. Phép lặp
a) Phép lặp từ vựng: khi dùng đi dùng lại nhiều lần trong văn bản những
từ ngữ nhất định ở những phần không quá xa nhau trong văn bản, nhằm mục
đích tạo sự liên kết, ta gọi cách liên kết đó là phép lặp từ vựng.
Ví dụ: Trung ương đã nhất trí về đường lối,chính sách, chỉ tiêu, biện
pháp. Chúng ta phải biến sự nhất trí ấy thành quyết tâm.
b) Phép lặp cú pháp: Lặp cú pháp là dùng nhiều lần một kiểu cấu tạo cú
pháp nào đó (có thể nguyên vẹn hoặc biến đổi chút ít) nhằm tạo ra tính liên kết
ở những phần văn bản chứa chúng. Thông thường, người viết thường lặp lại
những cấu tạo cú pháp đơn giản và ngắn gọn để gây hiệu quả về nhịp điệu, nhờ
đó gia tăng được tính liên kết. Phép lặp cú pháp thường có lặp từ vựng đi kèm.
Ví dụ: Nền có vững, nhà mới chắc. Gốc có mạnh, cây mới tốt. (Hồ Chí
Minh)
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 71
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

c) Phép lặp ngữ âm: là phương thức lặp các yếu tố ngữ âm như: vần,
cách ngắt nhịp, số lượng âm tiết, thanh điệu ... ở các câu trong văn bản.
Ví dụ: Một tiếng reo hò trở thành một nốt nhạc. Một ánh pháo là một hạt
kim cương. (Lưu Quý Kì)
10.2.2.2. Phép thế
Phép thế là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý
nghĩa tương đương (cùng chỉ sự vật ban đầu) nhằm tạo tính liên kết giữa các
phần văn bản chứa chúng.
a) Thế đồng nghĩa: là phép thế được thực hiện bằng các từ ngữ cùng
nghĩa. Ngoài tác dụng liên kết, nó còn giúp cho việc diễn đạt thêm sinh động.
Phép thế đồng nghĩa có hai kiểu:
a1.Thế đồng nghĩa từ điển: thế bằng các từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa.
Ví dụ: “Một cái mũ len xanh nếu chị sinh con gái. Cái mũ sẽ đỏ tươi nếu chị
đẻ con trai.” (Anh Đức).
a2. Thế đồng nghĩa lâm thời: thế bằng các từ ngữ khác. Những từ ngữ
này chỉ lâm thời đồng nghĩa với nhau (đồng nghĩa ngữ cảnh).
Ví dụ: Trâu đã già....Trông xa, con vật thật đẹp dáng (Chu Văn).
b) Thế đại từ: là dùng đại từ (nhân xưng, phiếm định, chỉ định) để thay
cho một từ ngữ, một câu, hay một ý gồm nhiều câu ... nhằm tạo ra tính liên kết
giữa các phần văn bản chứa chúng. Ngoài chức năng liên kết nó còn có chức
năng rút gọn văn bản.
Ví dụ: - “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền
thống quí báu của ta.” (Hồ Chí Minh)
10.2.2.3. Phép liên tưởng
Phép liên tưởng là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật, hiện
tượng có thể nghĩ đến theo một định hướng nào đó, xuất phát từ những từ ngữ
ban đầu nhằm tạo ra mối liên kết giữa các phần chứa chúng trong văn bản.
Ví dụ 1: Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt
(Kim Lân).
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 72
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

10.2.2.4. Phép đối


Là phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong câu sau những từ,
cụm từ có ý nghĩa đối lập với từ hoặc cụm từ trong câu trước nhằm tạo ra sự
liên kết.
Phép đối giúp cho câu văn có độ liên kết mạnh và có sắc thái biểu cảm.
Ví dụ: Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ
mạnh. (Nam Cao)
10.2.2.5. Phép nối
Là cách dùng những từ ngữ sẵn mang ý nghĩa chỉ quan hệ (các kết từ, kết
ngữ, trợ từ, phó từ, tính từ) có tác dụng chuyển tiếp để liên kết câu.
- Nối bằng kết từ: Kết từ không những chỉ những quan hệ ngữ pháp trong
câu mà còn được dùng để liên kết những cấu tạo ngôn ngữ lớn hơn câu. Những
kết từ thường thấy là: và, với, thì, mà, còn,nhưng, vì, nếu, tuy,...
- Nối bằng kết ngữ (những từ ngữ có tác dụng chuyển tiếp): Những kết
ngữ thường dùng là: vì vậy, do đó, bởi thế, tuy vậy, vậy mà, thế thì, vả lại,
ngược lại, nghĩa là, trên đây, nhìn chung, tóm lại, một là ...
- Nối bằng trợ từ, phó từ: cả, vẫn, cũng...
10.2.2.6. Phép tỉnh lược
Là phương thức lược bỏ trong phần sau những yếu tố đã có ở phần trước,
dựa vào sự có mặt các yếu tố đó ở phần trước.
Ví dụ: - Phụ nữ càng cần phải học. Đây là lúc  phải cố gắng để theo
kịp nam giới.
- Tôi lặng lẽ ra khỏi hang.  Cũng không có một ý nghĩ rõ rệt.
10.2.2.7. Phép tuyến tính
Là phương thức sử dụng trật tự tuyến tính của các phát ngôn vào
việc liên kết những phát ngôn có quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt nội dung.

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 73
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

Phép tuyến tính là phương thức liên kết không có các yếu tố liên kết. Các
phát ngôn được sắp xếp hoặc theo trình tự về thời gian, hoặc theo trình tự nhân
quả.
Ví dụ: Tháng 5 năm 1945, Đức đầu hàng. Tháng 8, Nhật đầu hàng. Liên
Xô và Đồng Minh hoàn toàn thắng lợi.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Văn bản: khái niệm và các đặc trưng cơ bản.
2. Thế nào là đoạn văn diễn dịch? Thực hành viết đoạn diễn dịch.
3. Thế nào là đoạn văn qui nạp? Thực hành viết đoạn qui nạp.
4. Thế nào là đoạn văn móc xích? Thực hành viết đoạn móc xích.
5. Khái niệm về tính liên kết trong văn bản.
6. Trình bày về phép lặp. Cho ví dụ minh họa.
7. Trình bày về phép thế. Cho ví dụ minh họa.
8. Trình bày về phép liên tưởng. Cho ví dụ minh họa.
9. Làm bài tập trong Giáo trình Tiếng Việt (trang 132)

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 74
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

CHƯƠNG XI. Ý NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ Ý NGHĨA HÀM ẨN

11.1. KHÁI QUÁT VỀ NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ NGHĨA HÀM ẨN


- Nghĩa tường minh: Nghĩa trực tiếp, do các yếu tố ngôn ngữ đem lại
- Nghĩa hàm ẩn: Nghĩa gián tiếp, nhờ suy ý mới nắm bắt được
11.2. PHÂN LOẠI TỔNG QUÁT NGHĨA HÀM ẨN
11.2.1. Ý nghĩa hàm ẩn tự nhiên và ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên
- Ý nghĩa hàm ẩn tự nhiên: Được suy ra một cách ngẫu nhiên.
- Ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên: Được truyền đạt một cách có ý định.
11.2.2. Phân loại ý nghĩa hàm ẩn
- Tiền giả định (kí hiệu: pp’): Những căn cứ cần thiết để người nói tạo ra
ý nghĩa tường minh trong phát ngôn, gồm:
+ Tiền giả định nghĩa học.
+ Tiền giả định dụng học.
- Hàm ngôn (kí hiệu: imp): Những nội dung có thể suy ra từ ý nghĩa
tường minh và tiền giả định của nó.
+ Hàm ngôn nghĩa học
+ Hàm ngôn dụng học.
11.2.3. Hàm ngôn và tiền giả định
11.2.3.1. Hàm ngôn
a1) Khái niệm: Hàm ngôn là nội dung thông báo gián tiếp của câu nói. Có khi
hàm ngôn là chức năng thông báo chính của câu nói.
a2)Phân loại hàm ngôn
- Hàm ngôn ngữ nghĩa: Những hàm ngôn được suy ra từ nội dung ngữ
nghĩa tường minh của phát ngôn. Có cơ sở là các “lẽ thường”. Còn gọi là hàm
ngôn lập luận, hàm ngôn mệnh đề (vì căn cứ vào mệnh đề đã được diễn đạt một
cách tường minh trong phát ngôn).
- Hàm ngôn ngữ dụng: Những hàm ngôn do sự vi phạm các quy tắc ngữ
dụng
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 75
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

11.2.3.2. Tiền giả định


b1) Khái niệm
Tiền giả định là những căn cứ cần thiết để người nói tạo ra ý nghĩa tường
minh trong phát ngôn của mình. Tức là những hiểu biết đã được các nhân vật
giao tiếp mặc nhiên thừa nhận.
b2) Phân loại tiền giả định
- Tiền giả định bách khoa và tiền giả định ngôn ngữ
+ TGĐ bách khoa: Bao gồm tất cả những hiểu biết về hiện thực bên
trong và bên ngoài tinh thần con người mà các nhân vật giao tiếp cùng có
chung, trên nền tảng đó mà nội dung giao tiếp hình thành và diễn tiến.
+ TGĐ ngôn ngữ: Những TGĐ được diễn đạt bằng các tổ chức hình
thức của phát ngôn. Gồm 2 nhóm:
o TGĐ ngữ dụng và TGĐ nghĩa học
o TGĐ từ vựng và TGĐ phát ngôn.
- Tiền giả định ngữ dụng và tiền giả định nghĩa học
+ TGĐ ngữ dụng: Những nhân tố quy tắc dụng học làm tiền đề cho một
phát ngôn nào đó.
+ TGĐ nghĩa học: TGĐ có quan hệ với tổ chức hình thức ngôn ngữ diễn
đạt nội dung miêu tả tường minh của phát ngôn. Gồm:
o TGĐ tồn tại
o TGĐ đề tài
o TGĐ điểm nhấn.
- Tiền giả định từ vựng và tiền giả định cú pháp (phi từ vựng)
+ TGĐ từ vựng: Những ý nghĩa, chức năng của từ quy định điều kiện sử
dụng từ được hiện thực hóa, trở thành TGĐ từ vựng của phát ngôn.
+ TGĐ cú pháp: Những TGĐ do tổ chức của phát ngôn diễn đạt (trừ ý
tường minh) và không gắn với ý nghĩa hoặc chức năng của từ.

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 76
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


1. Có thể rút ra những ý nghĩa nào trong những phát ngôn sau đây?
- Thắng, bạn thân nhất của tôi rất ân hận đã ngừng học Anh văn trước
khi tốt nghiệp Tổng hợp.
- Cho phép mẹ làm quen với người vợ tương lai của con nào!
2. Thế nào là nghĩa tường minh? Thế nào là nghĩa hàm ẩn? Phân biệt nghĩa
hàm ẩn cố ý và nghĩa hàm ẩn không cố ý. Nếu lớp trưởng là con gái, phát ngôn
sau có thể chấp nhận được không: Lớp trưởng sắp lấy vợ rồi? Chúng ta cần
những điều kiện nào để phát ngôn đó có nghĩa? Chúng ta có thể suy ra những
nội dung nào khác từ phát ngôn đó? Trong các ý nghĩa đó, ý nghĩa nào được
bộc lộ qua câu chữ? Ý nghĩa nào có thể suy ra được từ câu chữ? Ý nghĩa nào
được coi là được truyền đạt một cách có ý định?
3. Các loại nghĩa hàm ẩn? Phân biệt các loại hàm ẩn ngữ nghĩa và hàm ẩn ngữ
dụng.
4. Tiền giả định là gì? Tiền giả định và hàm ngôn khác nhau như thế nào?
Những đặc tính của tiền giả định? Phân biệt tiền giả định từ vựng và tiền giả
định cú pháp.
5. Dựa vào những cơ chế nào để tạo ra các nghĩa hàm ẩn cố ý?
6. Có cặp thoại sau đây:
- Chúng mình đi chứ? (1)
- Trời còn mưa. (2)
Nghĩa tường minh của (2) là gì? Hãy tìm các nghĩa hàm ẩn của phát
ngôn đó?
7. Phân tích tiền giả định của các từ còn, đã, chỉ trong các phát ngôn sau:
- Thầy giáo còn mệt, chúng ta phải tự quản lý lớp cho tốt.
- Cánh hoa sẽ dặng tiếng vàng
Dưới hoa đã thấy có chàng đứng trông
- Chỉ anh ta không đến hội nghị.
8. Làm các bài tập trong Giáo trình Tiếng Việt (trang 202).
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 77
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

CHƯƠNG XII. CÁC PHONG CÁCH CHỨC NĂNG TIẾNG VIỆT


12.1. KHÁI QUÁT
12.1.1. Khái niệm
Phong cách chức năng ngôn ngữ là những khuôn mẫu trong hoạt động
lời nói, hình thành từ những thói quen sử dụng ngôn ngữ có tính truyền thống,
tính chuẩn mực.
12.1.2. Chuẩn mực ngôn ngữ và chuẩn mực phong cách
12.1.2.1. Chuẩn mực ngôn ngữ: Là toàn bộ các phương tiện ngôn ngữ, các
quy tắc sử dụng ngôn ngữ đã được mọi người cho là đúng, là chuẩn mực trong
xã hội nhất định, một thời đại nhất định.
Ví dụ:
- sao, tại sao, vì sao,...: đúng chuẩn mực ngôn ngữ.
- răng: không đúng chuẩn mực ngôn ngữ.
12.1.2.2. Chuẩn mực phong cách: Là việc lựa chọn, kết hợp các phương tiện
ngôn ngữ sao cho phù hợp với phong cách của hoạt động lời nói và với các
kiểu thể loại văn bản trong một thời kỳ nhất định. Việc lựa chọn, kết hợp các
phương tiện ngôn ngữ này thường tuân theo những quy định bắt buộc, cụ thể.
Lược đồ tương quan giữa hệ thống ngôn ngữ lời nói và chuẩn mực:

Chuẩn
Lời nói
Hệ thống ngôn ngữ
12.1.3. Phân loại
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày (khẩu ngữ).
- Phong cách ngôn ngữ hành chính công vụ.
- Phong cách ngôn ngữ khoa học.
- Phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Phong cách ngôn ngữ báo chí - công luận.
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 78
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

12.2. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT HÀNG NGÀY


12.2.1. Khái niệm
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày (PCNNSHHN) là phong
cách ngôn ngữ dùng trong giao tiếp hàng ngày giữa các cá nhân, có tính tự
nhiên.
- PCNNSHHN tồn tại ở 2 biến thể: phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tự
nhiên và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt văn hoá:
+ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tự nhiên có đặc điểm: vai giao tiếp
ngang bằng nhau, có tính tự nhiên, thoải mái, không theo nghi thức.
+ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt văn hoá cũng diễn ra giữa các cá nhân
với nhau nhưng tuân theo quy tắc ứng xử tối thiểu và những nghi thức xã giao
nhất định.
12.2.2. Đặc trưng của PCNNSHHN
12.2.2.1. Tính cá thể
Thể hiện ở vẻ riêng của mỗi ngôn ngữ khi trao đổi, chuyện trò, tâm sự
với người khác. Mỗi lời nói đều thể hiện đặc điểm sinh lý, đặc điểm tâm lý, đặc
điểm xã hội của tầng lớp người nói,...
12.2.2.2. Tính cụ thể
Tính cụ thể trong lời nói sinh hoạt hằng ngày thể hiện ở chỗ thường nói
cụ thể, nói thẳng vào vấn đề, tránh nói chung chung.
12.2.2.3. Tính cảm xúc
Lời nói trong PCSHHN thể hiện tính cảm xúc rất rõ rệt. Cảm xúc cùng
với điệu bộ, cử chỉ giúp người nghe hiểu nhanh chóng, sâu sắc nội dung, ý
nghĩa và mục đích của lời nói.
12.2.3. Đặc điểm ngôn ngữ của PCNNSHHN
12.2.3.1. Đặc điểm ngữ âm: Cách phát âm mang tính cá thể, mang tập quán
phát âm địa phương với sự thể hiện không theo chuẩn mực chung (chấp nhận
có biến thể phát âm n/l, a→o,...).

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 79
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

12.2.3.2. Đặc điểm từ vựng


- Thường dùng những từ ngữ mang tính cụ thể, giàu hình ảnh và màu sắc
cảm xúc. Ví dụ: hoạt động “ăn” được diễn đạt bằng các từ: ăn, đớp, táp,...
- Thường hay dùng thành ngữ, quán ngữ, trợ từ, tình thái từ. Ví dụ: vẽ
đường cho hươu chạy,...nói trộm vía, che miệng mà nói, đời thuở nhà ai..., nhé,
chứ, chăng, hử, hả,a, ôi, eo ôi, giời đất ơi...
- Thường có mặt nhiều từ địa phương, từ thông tục, tiếng lóng: mô, tê,
răng, rứa..., hiếc, cớm, ngỗng,...
- Từ được dùng theo nghĩa khẩu ngữ. Ví dụ: “cóc” → không, “tế” →
chửi bới, la mắng.
- Thường sử dụng nhiều từ láy và hiện tượng iếc hóa.
12.2.3.3. Đặc điểm cú pháp
- Do đối thoại trực tiếp, có ngữ cảnh nên có hiện tượng tỉnh lược. Ví dụ:
Rồi.
Nhớ rồi!
- Hay dùng các câu hỏi, câu cảm than. Ví dụ:
Trời ơi, mệt quá!
Con nhớ lời mẹ nói chưa?
- Câu có nhiều yếu tố dư: (có tính nhấn mạnh). Ví dụ:
Công an người ta giữ xe rồi.
12.2.3.4. Đặc điểm tu từ
- Thường dùng các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ...
- Thường dùng cách diễn tả khoa trương (ngoa dụ) để tô đậm hình ảnh,
khiến người nghe chú ý: đẹp dễ sợ, thích kinh khủng, xấu dã man,...
12.3. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH - CÔNG VỤ
12.3.1 Khái niệm
Phong cách ngôn ngữ hành chính công vụ (PCNNHCCV) là khuôn mẫu
thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia
giao tiếp trong lĩnh vực hành chính - công vụ.
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 80
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

Dựa vào phạm vi biểu đạt và các đặc điểm về ngôn ngữ, loại thể của
ngôn bản hành chính - công vụ người ta phân chia thành các kiểu dạng:
Văn bản văn thư:
- thông báo, thông tư, chỉ thị, quyết định, nghị quyết.
- đơn từ, báo cáo, biên bản, tường trình, phúc trình
- văn bằng, giấy chứng nhận, giấy phép, giấy biên nhận
- giấy mời, giấy gọi, giấy báo
- công văn, công điện, điện báo
Văn bản pháp quyền: hiến pháp, các bộ luật, sắc lệnh, điều lệ, quy chế,
quy định, nội quy.
Văn bản ngoại giao: công điện, công hàm, quốc thư diễn từ, đáp từ, hiệp
định, điều ước, nghị định thư...
Văn bản quân sự: mệnh lệnh, báo cáo, điều lệnh, nhật lệnh
12.3.2. Đặc trưng cơ bản của PCNNHCCV
12.3.2.1. Tính chính xác, minh bạch
Tính chính xác trong cách dùng từ đặt câu cùng với sự minh bạch, khúc
chiết trong kết cấu các đoạn mạch của văn bản đã đảm bảo cho tính xác định,
tính đơn nghĩa của nội dung.
12.3.2.2. Tính nghiêm túc, khách quan
Tính nghiêm túc, khách quan là dấu hiệu chung của các văn bản hành
chính để diễn đạt tính chất xác nhận, chỉ thị, mệnh lệnh. Hình thức thể hiện
phong cách hành chính phải nghiêm túc và không chấp nhận xu hướng diễn đạt
có tính chất cá nhân.
12.3.2.3. Tính khuôn mẫu
Tính khuôn mẫu là đòi hỏi bắt buộc đối với văn bản hành chính. Văn bản
hành chính phải được viết theo các mẫu đã được quy định. Mỗi thể loại thuộc
văn bản hành chính đều phải được trình bày thống nhất theo những khuôn mẫu
nhất định, có thể được in sẵn như: văn bằng, hộ chiếu, giấy khai sinh,…và
không được in sẵn như: quyết định, biên bản,…
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 81
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

12.3.3. Đặc điểm ngôn ngữ của PCNNHCCV


12.3.3.1. Đặc điểm ngữ âm và chữ viết
- Bắt buộc phải sử dụng hệ thống ngữ âm chuẩn.
- Dù viết hay in đều phải sử dụng kiểu chữ chân phương, dễ đọc.
- Cách viết các chữ số, hạng mục, bảng biểu đều tuân theo những quy
định chặt chẽ.
12.3.3.2. Đặc điểm từ ngữ
- Từ dùng phải rõ ràng, chính xác, cụ thể (không có từ ngữ địa phương,
biệt ngữ, tiếng lóng).
- Danh từ, từ Hán Việt chiếm tỉ lệ khá lớn trong PCHCCV.
- Các từ ngữ hành chính và các khuôn sáo hành chính xuất hiện với tần
số cao: công tố viên, bên nguyên, bên bị, chủ tài khoản, biên bản, biên lai thanh
toán, qui chế, kính chuyển, chiếu, xét..., đề nghị..., chịu trách nhiệm thi hành
12.3.3.3. Đặc điểm cú pháp
- Cấu trúc câu văn chặt chẽ, các thành phần quan hệ rõ ràng.
- Kiểu câu tường thuật được sử dụng nhiều. Câu hỏi, câu cảm thán hầu
như không được sử dụng.
- Trong PCHCCV tồn tại một kiểu câu ghép trải rộng ra cả văn bản với
nhiều mệnh đề với hiện tượng xuống dòng đặc biệt. Người ta gọi là câu văn
hành chính. Bất cứ một điều khoản nào, qui định hành chính nào dù nội dung
phức tạp bao nhiêu thì cũng chỉ được trình bày trong một câu.
12.4. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC
12.4.1. Khái niệm
Phong cách ngôn ngữ khoa học (PCNNKH) là khuôn mẫu thích hợp để
xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vài trò của người tham gia giao tiếp
trong lĩnh vực khoa học.
Phong cách ngôn ngữ khoa học tồn tại ở 2 dạng: dạng nói và dạng viết

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 82
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

+ Dạng viết: Các công trình nghiên cứu khoa học, các tạp chí, tập san,
báo cáo khoa học, các hình thức phê bình, giới thiệu khoa học, các sách giáo
khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo, các bài thi, luận văn, đề án tốt nghiệp...
+ Dạng nói: Lời giảng bài, lời thuyết trình, lời phát biểu trong các buổi
thảo luận khoa học, hội nghị khoa học, lời hỏi đáp về các vấn đề khoa học.
12.4.2. Các đặc trưng cơ bản
12.4.2.1. Tính trừu tượng, khái quát
Mục đích của khoa học là phát hiện ra những quy luật tồn tại trong các
sự vật, hiện tượng; vì vậy, phong cách ngôn ngữ khoa học phải mang tính trừu
tượng, khái quát để nhận thức và phản ánh hiện thực khách quan.
12.4.2.2. Tính lô-gích nghiêm ngặt (tính trí tuệ)
Cơ sở để tạo nên phong cách khoa học là tư duy logic. Trong phong cách
này, người viết chủ yếu tác động và thuyết phục người đọc thông qua hệ thống
lập luận, cách trình bày chặt chẽ và cách thức tư duy của mình.
12.4.2.3. Tính chính xác - khách quan
Khoa học yêu cầu phản ánh chính xác, chân thực, khách quan các quy
luật của tự nhiên và xã hội. Do đó, ngôn ngữ khoa học phải có tính chính xác,
khách quan.
12.4.3. Đặc điểm ngôn ngữ của PCNNKH
12.4.3.1. Đặc điểm ngữ âm
- Sử dụng âm chuẩn, viết đúng chính tả. Bên cạnh chữ viết còn có các ký
hiệu, sơ đồ.
- Để đáp ứng yêu cầu phát triển của thông tin khoa học, phong cách ngôn
ngữ này đã khai thác tất cả các tiềm năng của hệ thống ngữ âm tiếng Việt.
Ví dụ: axit, cacbuya, lôgarit, ampixilin...
12.4.3.2. Đặc điểm từ vựng
- Thành phần quan trọng nhất của từ ngữ trong PCNNKH là các thuật
ngữ, nhất là các thuật ngữ chuyên ngành. Ví dụ: thuật ngữ trong ngôn ngữ học:
ngữ âm, âm vị, ngữ dụng,…
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 83
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

- Trong PCNNKH, danh từ sử dụng nhiều. Từ ngữ được sử dụng phải


chính xác, chỉ dùng một nghĩa.
- Hệ thống thuật ngữ mang tính khái quát, tính quốc tế đóng vai trò quan
trọng.
12.4.3.3. Đặc điểm về cú pháp
- Sử dụng các hình thức câu hoàn chỉnh, kết cấu chặt chẽ, rõ ràng.
- Có những kiểu câu ghép đủ dung lượng chứa đựng những thông báo
lớn. Sử dụng nhiều câu phức và các phương tiện liên kết câu, liên kết văn bản.
- Thường dùng những câu khuyết chủ ngữ hoặc chủ ngữ không xác định.
12.5. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
12.5.1. Khái niệm
Phong cách ngôn ngữ chính luận (PCNNCL) là khuôn mẫu thích hợp để
xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong
lĩnh vực chính trị - xã hội.
Văn bản chính luận tồn tại ở cả hai dạng là dạng viết và dạng nói.
+ Dạng viết: lời kêu gọi, tuyên ngôn, các báo cáo chính trị, nghị quyết
chính trị, các bài xã luận, bình luận.
- Dạng nói: diễn thuyết, phát biểu trong mit-tinh, đón tiếp ngoại giao,
phát biểu trong các hội nghị chính trị, nói chuyện thời sự, chính sách.
12.5.2. Đặc trưng của văn bản phong cách ngôn ngữ chính luận
12.5.2.1. Tính hàm súc: Lượng thông tin cao.
12.5.2.2. Tính hùng biện: Văn bản chính luận muốn đạt được hiệu quả
cao trong mục đích thuyết phục người đọc, người nghe thì lập luận phải chặt
chẽ, luận điểm vững chắc, dẫn chứng thuyết phục, giọng văn truyền cảm, mạnh
mẽ.
12.5.2.3. Tính đại chúng: Thực hiện chức năng thông báo – tác động,
các văn bản chính luận thường hướng đến đông đảo quần chúng, thông báo
những chủ trương, những kiến giải nhằm thuyết phục, động viên quần chúng

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 84
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

hành động nên hệ thống từ ngữ và cách diễn đạt phải gần gũi đối với quần
chúng.
12.5.2.4. Tính bình giá công khai: Phong cách ngôn ngữ chính luận
biểu thị một cách rõ ràng, trực tiếp thái độ của tác giả đối với sự kiện.
12.5.3. Đặc điểm ngôn ngữ của phong cách chính luận
12.5.3.1. Đặc điểm ngữ âm và chữ viết
- Phong cách ngôn ngữ chính luận đòi hỏi phải đúng chính tả, phát âm
chuẩn.
- Ở dạng nói, ngữ điệu đóng vai trò quan trọng để tăng tính hùng biện,
tăng tính thuyết phục.
12.5.3.2. Đặc điểm từ vựng
- Sử dụng nhiều lớp từ ngữ chính trị.
- Để tăng tính thuyết phục, người viết chính luận thường sử dụng những
đơn vị từ vựng giàu sắc thái tu từ.
- Ngôn ngữ trong phong cách chính luận phải giản dị, rõ ràng, chính xác,
dễ hiểu.
12.5.3.3. Đặc điểm cú pháp
- Thường sử dụng nhiều kiểu loại câu giàu sắc thái tu từ: câu tường thuật,
câu nghi vấn,…
- Sử dụng cả các phương tiện cú pháp khẩu ngữ quen thuộc của quần
chúng để trình bày vấn đề.
12.5.3.4. Đặc điểm tu từ
- Sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ.
- Sử dụng các tục ngữ, thành ngữ.
12.6. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ CÔNG LUẬN
12.6.1. Khái niệm
Phong cách ngôn ngữ báo chí công luận là khuôn mẫu thích hợp để xây
dựng một lớp văn bản trong lĩnh vực hoạt động thông tin đại chúng như báo
chí, cổ động, quảng cáo, tuyên truyền.

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 85
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

Phong cách ngôn ngữ báo chí - công luận tồn tại ở hai dạng: dạng viết và
dạng nói. Bao gồm:
+ Văn bản cung cấp tin tức: mẩu tin, tin tổng hợp, phỏng vấn, điều tra,
phóng sự.
+ Văn bản phản ánh công luận: các bài trao đổi ý kiến, ý kiến bạn đọc,
trả lời bạn đọc.
+ Văn bản thông tin quảng cáo: thông báo, rao vặt, quảng cáo.
+ Văn bản thông tin cổ động.
12.6.2. Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí công luận
12.6.2.1. Tính thời sự: Là sự đưa tin một cách nhanh nhạy, kịp thời, cập
nhật.
12.6.2.2. Tính hấp dẫn: Cách hành văn, dùng từ phải kích thích, gợi mở
sự hứng thú của người đọc, người nghe, người xem.
12.6.2.3. Tính ngắn gọn: Câu chữ ít nhưng chứa dung lượng thông tin
cao
12.6.2.4. Tính chiến đấu: Vì báo chí là công cụ đấu tranh cách mạng của
Nhà nước ta, của nhân dân ta nên luôn luôn hướng về lợi ích của đất nước,
nhân dân, tuyên truyền và bảo vệ đường lối của Đảng ta.
12.6.3. Đặc điểm ngôn ngữ của phong cách báo chí công luận
12.6.3.1. Đặc điểm ngữ âm
- Phát âm chuẩn, dễ nghe, ngữ điệu phải phù hợp với nội dung.
- Đúng chính tả, để tạo hấp dẫn phải dùng nhiều kiểu chữ khác nhau.
- Khai thác tất cả mọi tiềm năng của ngữ âm tiếng Việt.
12.6.3.2. Đặc điểm từ vựng
- Sử dụng một lớp từ ngữ cấu tạo đặc biệt mang màu sắc biểu cảm rõ rệt.
Ví dụ: thảm họa hạt nhân, leo thang chiến tranh,…
- Sử dụng từ ngữ theo khuôn mẫu (đã mất màu sắc tu từ) rất năng động,
linh hoạt.

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 86
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

- Sử dụng một lớp từ ngữ thuộc nghề báo như: tiết lộ, đưa tin, đặc phái
viên, theo nguồn tin...
12.6.3.3. Đặc diểm cú pháp
- Phong cách ngôn ngữ báo chí - công luận thường dùng câu khuyết chủ
ngữ khi thông tin sự kiện thời sự.
- Phong cách ngôn ngữ báo chí - công luận thường dùng câu có đề ngữ
để làm nổi bật thông tin. Vị trí thường gặp của câu có đề ngữ này là ở đầu các
bảng tin và thường được tách ra thành nhan đề các bản tin.
- Trong đầu đề các bản tin cũng thường có mặt dạng câu có nhiều thành
phần tách biệt được in thành dòng riêng.
12.6.3.4. Các đặc điểm diễn đạt khác
- Dùng nhiều cách diễn đạt biểu cảm, có hình ảnh... để làm nổi bật nội
dung thông tin. Ví dụ: + “Chuyên nghiệp hoá bóng đá VN - tại sao không?”
+ “Vườn hoa – vườn hoang”
- Các văn bản thông tin báo chí thường có kết cấu theo khuôn mẫu
nhất định: + nguồn tin
+ thời gian
+ địa điểm
+ sự kiện
+ diễn biến
+ kết quả
- Diễn đạt linh hoạt thể hiện trực tiếp thái độ của người viết.
- Các văn bản quảng cáo thường dùng lối nói khoa trương, kích động.
12.7. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
12.7.1. Khái niệm
Là phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong các loại hình văn chương,
được xây dựng trên cơ sở tư duy hình tượng.
Các loại văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là:
+ Tự sự (truyện ngắn, truyện dài, ký, truyện ký)
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 87
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

+ Trữ tình (thơ, trường ca)


+ Kịch bản
12.7.2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
12.7.2.1. Tính hình tượng
Văn chương phản ánh hiện thực bằng hình tượng, ngôn ngữ văn chương
là ngôn ngữ hình tượng. Ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ truyền đạt thông tin
lôgic mà còn cả thông tin được tri giác một cách cảm tính (cảm giác, tri giác,
biểu tượng) nhờ hệ thống các hình tượng nghệ thuật.
12.7.2.2. Tính tổng hợp
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là sự tổng hợp hài hoà các phong cách
ngôn ngữ khác: phong cách sinh hoạt hàng ngày, phong cách hành chính công
vụ…
12.7.2.3. Tính riêng trong phong cách nhà văn
Cá tính sáng tạo của nhà văn là một điểm nổi bật của phong cách ngôn
ngữ nghệ thuật. Mỗi nhà văn do sở trường, thị hiếu, tập quán, tâm lí xã hội, lối
sống khác nhau mà tạo ra giọng nói riêng, vẻ đẹp riêng trong ngôn ngữ. Chính
nét riêng đó quyết định giá trị cho tác phẩm.
12.7.3 Đặc điểm ngôn ngữ
12.7.3.1. Đặc điểm ngữ âm
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là sự minh chứng tiêu biểu nhất về sự
tận dụng mọi tiềm năng của hệ thống ngữ âm tiếng Việt.
- Sự hoà phối ngữ âm đóng một vai trò quan trọng trong phong cách
ngôn ngữ nghệ thuật, đặc biệt là trong thơ ca.
12.7.3.2. Đặc điểm từ vựng
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật sử dụng toàn bộ vốn từ tiếng Việt. Cả
những vốn từ ít thông dụng cũng được sử dụng trong phong cách này. Ví dụ:
Việc sử dụng tiếng lóng trong tác phẩm “Bỉ vỏ” của Nguyên Hồng.

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 88
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật còn sử dụng một lớp từ ngữ riêng,
mang sắc thái văn chương. Ví dụ: giấc mơ: giấc mộng, cõi mộng, giấc mộng
Nam Kha, mộng tưởng...
12.7.3.3. Đặc điểm ngữ pháp
- Tận dụng mọi kiểu câu tiếng Việt để có thể bao quát được bề rộng và
chiều sâu của hiện thực.
- Trong thơ, tồn tại kiểu câu gọi là cú pháp thơ ca, có khi trái với cách
diễn đạt thông thường.
12.7.3.4. Đặc điểm tu từ
- Sử dụng triệt để các biện pháp tu từ tiếng Việt
- Người viết luôn có sự sáng tạo ngôn ngữ bằng cách cố tình sử dụng
lệch chuẩn trong ngôn ngữ.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Chỉ ra các đặc điểm ngôn ngữ của PCSHHN trong các đoạn văn sau:
a) “Hai phụ nữ nói chuyện với nhau về giá cả quần áo:
- Bao nhiêu hả chị?
- Năm ngàn rưỡi! Giá hữu nghị đấy. Nó hô một câu, mình cũng hét một
tiếng. Thế là xong. Cũng chưa hay bằng cái áo lông gấu Bắc Cực, có biết bao
nhiêu không? Hai mươi tư ngàn.
- Trời!
- Hé hé…Đúng là cô nàng tỉnh lẻ mới về thành phố. Này cô em ơi, mỗi
khi đã quyết định ăn chơi thì không sợ tốn kém nhé.”
b) “Con gái viết thư cho bố:
Ba ơi, ba mua cho con cái đồng hồ Longin nhé. Cái cũ có hai kim, phải
lên giây, con không thích. Ba ạ, hè năm nay ba, con và mẹ đi Sầm Sơn hay Nha
Trang nghỉ, hả ba? Con thích đi vũng tàu kia, ba ạ!”
2. Làm các bài tập trong Giáo trình Tiếng Việt (trang233).

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 89
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

CHƯƠNG XIII. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TIẾNG VIỆT


13.1. KHÁI QUÁT VỀ BIỆN PHÁP TU TỪ
13.1.1. Khái niệm
Biện pháp tu từ là những cách thức sử dụng và kết hợp các phương tiện
ngôn ngữ một cách đặc biệt trong một hoàn cảnh cụ thể, nhằm một mục đích tu
từ nhất định.
13.1.2. Phân loại
Có nhiều cách phân loại biện pháp tu từ khác nhau dựa theo các tiêu chí
khác nhau. Dựa vào quan hệ chung nhất trong hoạt động ngôn ngữ là quan hệ
lựa chọn và quan hệ kết hợp, ta có hai loại biện pháp tu từ:
- Các biện pháp tu từ cấu tạo theo quan hệ liên tưởng gồm: so sánh, ẩn
dụ, nhân hóa, vật hóa, phúng dụ, hoán dụ, tượng trưng.
- Các biện pháp tu từ cấu tạo theo quan hệ tổ hợp gồm: điệp từ ngữ, đồng
nghĩa kép, tăng cấp, đột giáng, tương phản, im lặng, khoa trương, nói giảm,
chơi chữ, tập Kiều.
13.2. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ CẤU TẠO THEO QUAN HỆ LIÊN TƯỞNG
13.2.1. So sánh tu từ
13.2.1.1. Khái niệm
So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu một đối tượng với một hay
nhiều đối tượng khác loại có cùng một nét giống nhau nào đó để nhằm diễn tả
một cách có hình ảnh và biểu cảm đặc điểm của một đối tượng.
Ví dụ: “Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi
Những hôm nào trăng khuyết
Trông giống con thuyền trôi” (Nhược Thủy)
Cần phân biệt so sánh tu từ với so sánh luận lý. Căn cứ vào đặc điểm của
đối tượng so sánh và mục đích của sự so sánh, ta thấy:
So sánh luận lý là sự so sánh giữa hai đối tượng cùng loại và nhằm mục
đích xác lập sự tương đương. Ví dụ: Lan cao giống mẹ.
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 90
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

So sánh tu từ là sự so sánh giữa hai đối tượng khác loại nhau với mục
đích diễn tả có hình ảnh, biểu cảm đặc điểm của một đối tượng. Hiện tượng
khúc xạ tăng lên gấp nhiều lần vì còn mang sắc thái chủ quan của người so
sánh.
Ví dụ: “Cổ tay em trắng như ngà”
13.2.1.2. Cấu tạo của so sánh tu từ
Hình thức đầy đủ nhất của phép so sánh tu từ gồm 4 yếu tố sau:
Cái được so sánh Cơ sở so sánh Từ so sánh Cái dùng để so sánh
Lá phong đỏ như mối tình đượm lửa
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

13.2.1.3. Các kiểu so sánh tu từ


* A như (tựa như, giống như) B : kiểu phổ quát nhất
Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu (Ca dao)
Đôi khi có thể đảo: B như A hay Như B/A
* B (A) bao nhiêu, A (B) bấy nhiêu
Ví dụ:
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu
* A là B: Từ “là” mang sắc thái khẳng định, từ “như” mang sắc thái giả
định. Ví dụ: “Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày”
* A.B (hay A song hành B): là kiểu so sánh đặt 2 vế song song và lược
bớt từ so sánh.Ví dụ: - Miệng quan, trôn trẻ.
- Lời nói, đọi máu (Tục ngữ)
13.2.1.4. Giá trị phong cách
- So sánh tu từ được dùng rộng rãi trong các phong cách: sinh hoạt hàng
ngày, chính luận, đặc biệt là trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 91
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

- Chức năng nhận thức: Với tính chất của mình, qui tắc so sánh thiên về
chức năng nhận thức hơn chức năng biểu cảm.
- Chức năng biểu cảm: Bên cạnh chức năng nhận thức là chức năng biểu
cảm. Qua so sánh, ta thấy được sự gợi cảm, bay bổng của tưởng tượng:
“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng” (Chế Lan Viên)
- Chức năng thẩm mỹ: Tài năng của người so sánh là ở chỗ biết khai thác
những thuộc tính giống nhau của hai đối tượng khác loại một cách chính xác,
bất ngờ, tạo ra những liên tưởng sâu sắc.
13.2.2. Ẩn dụ tu từ
13.2.2.1. Khái niệm
Ẩn dụ tu từ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi của đối tượng này để gọi
tên đối tượng khác dựa trên cơ sở so sánh ngầm, thừa nhận ngầm một thuộc
tính chung nào đó giống nhau giữa hai đối tượng.
Ví dụ: “ Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều. (Nguyễn Bính)
13.2.2.2. Các kiểu ẩn dụ tu từ
* Ẩn dụ chân thực là những ẩn dụ được cấu tạo bằng sự so sánh ngầm
những nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng. Ví dụ:
“Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu”
* Ẩn dụ bổ sung (hay ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) là sự thay thế một cảm
giác này bằng một cảm giác khác khi nhận thức và diễn đạt bằng ngôn ngữ.
Trong văn chương, ẩn dụ bổ sung được sử dụng khá phổ biến.
Ví dụ: Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
Say người như rượu tối tân hôn...
Hãy uống thơ tan trong khúc nhạc
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 92
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

Ngọt ngào than gọi thuở xa khơi (Xuân Diệu)


* Ẩn dụ tượng trưng là những ẩn dụ có tính chất tượng trưng, mang ý
nghĩa biểu tượng.
Ví dụ: Đất nước Việt Nam chìm trong bóng đêm kéo dài hàng thế kỉ bỗng
dưng bừng lên buổi bình minh của thời đại. (Lê Duẩn)
13.2.2.3. Giá trị phong cách
- Ẩn dụ tu từ có thể có mặt trong ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày và ngôn
ngữ chính luận. Ẩn dụ phổ biến trong ngôn ngữ nghệ thuật - đặc biệt là thơ ca
trữ tình.
- Sức mạnh đặc biệt của ẩn dụ là biểu cảm. Nó làm cho lời văn có tính
chất hình tượng, sinh động, gợi cảm, súc tích và bộc lộ thái độ, cách đánh giá
của người nói đối với đối tượng.
Ví dụ: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim” (Tố Hữu)
13.2.3. Nhân hoá và vật hoá
13.2.3.1. Nhân hoá
a1) Khái niệm
Nhân hoá là cách lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con
người để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng không phải con người,
nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn, đồng thời
làm cho người nói có thể bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của mình.
Ví dụ: lúa chín quá giấc, rừng già ngủ ìm lìm…
a2) Các kiểu nhân hóa:
Nhân hoá có thể được cấu tạo theo hai cách:
- Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của con người để biểu thị tính
chất, hoạt động không phải con người.
Ví dụ: Vì sương nên núi bạc đầu
Biển lay bởi gió, hoa sầu bởi mưa

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 93
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

- Coi đối tượng không phải con người như con người và trò chuyện tâm
tình với chúng. Ví dụ:
Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương?
c3) Giá trị phong cách
- Nhân hóa được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ sinh hoạt và trong văn
chương.
- Đây là cách đưa thế giới khách quan vào cuộc sống con người khiến
cho cảnh vật vô tri vô giác trở nên có hồn và gần gũi thêm. Nhân hóa vừa có
chức năng nhận thức vừa có chức năng biểu cảm.
13.2.3.2. Vật hoá
b1) Khái niệm
Vật hoá là cách dùng những từ ngữ vốn biểu thị về sự vật, thực vật, động
vật để biểu thị về con người. Đó là hướng chuyển ngược lại so với nhân hoá:
dùng những từ có phạm vi biểu vật vốn dùng cho vật đem dùng cho người.
Ví dụ: “Ba đồng một mớ đàn ông
Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha” (Ca dao)
b2) Giá trị phong cách:
- Được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ sinh hoạt và trong văn chương.
- Vật hoá là một cách thức châm biếm, mỉa mai bằng cách thay đổi phạm
vi biểu vật của từ. Tuy nhiên, vật hoá không phải lúc nào cũng nhằm “châm
biếm, mỉa mai” đối tượng mà đôi khi lại là những tưởng tượng rất dí dỏm:
Ví dụ: “Người yêu ta để trên cơi
Nắp vàng đậy lại để nơi giường thờ
Đêm qua ba bốn lần mơ
Chiêm bao thì thấy dậy sờ thì không” (Ca dao)
13.2.4. Phúng dụ
13.2.4.1. Khái niệm

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 94
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

Là hệ thống những ẩn dụ, nhân hoá được sử dụng để biểu đạt một nội
dung triết lý hay bài học luân lý mà người nói không muốn trình bày trực tiếp
và làm cho nội dung vấn đề thâm thúy hơn.
Ví dụ: bài ca dao “Con cò đi ăn đêm”, “Con mèo trèo cây cau” là những
bài được viết theo lối phúng dụ.
13.2.4.2. Giá trị phong cách
- Phúng dụ là phương thức chủ yếu của truyện ngụ ngôn và của những
bài ca dao ứng xử đạo lý.
- Chức năng chủ yếu của phúng dụ là chức năng nhận thức.
13.2.5. Hoán dụ tu từ
13.2.5.1. Khái niệm
Hoán dụ tu từ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi của đối tượng này gọi
tên đối tượng kia dựa vào mối quan hệ lôgích khách quan giữa hai đối tượng.
Ví dụ: “Hỡi cô yếm thắm lòa xòa
Lại đây đập đất trồng cà với anh” (Ca dao)
13.2.5.2. Các kiểu hoán dụ
- Hoán dụ trên cơ sở quan hệ giữa chức năng và cơ quan thực hiện
chức năng:
Trái tim nhầm chỗ để trên đầu.
- Hoán dụ trên cơ sở quan hệ giữa bộ phận và toàn thể:
“Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”
- Hoán dụ trên cơ sở quan hệ giữa chủ sở hữu và vật sở thuộc:
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
- Hoán dụ dựa trên cơ sở quan hệ giữa số lượng và số lượng (phép cải
số): Ba quân chỉ ngọn cờ đào
- Hoán dụ trên cơ sở quan hệ giữa vật chứa và vật bị chứa (phép cải
dung): “Vì sao trái đất nặng ân tình
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 95
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

Nhắc mãi tên người – Hồ Chí Minh”


- Hoán dụ trên cơ sở quan hệ giữa tên riêng và tên chung (cải danh):
Những hồn Trần Phú vô danh...
13.2.5.3. Giá trị phong cách
- Được dùng trong nhiều phong cách ngôn ngữ và đặc biệt được sử
dụng nhiều trong văn chương.
- Có chức năng nhận thức và biểu cảm, làm cho ngôn ngữ thêm sinh
động, gợi ra những nhận thức sâu sắc về thế giới khách quan.
13.2.6. Tượng trưng
13.2.6.1. Khái niệm
Là những ẩn dụ và hoán dụ đã trở nên quá quen thuộc đến mức nói đến
nó là người ta hiểu theo nghĩa đã chuyển đổi.
Do có tính ước lệ và ý nghĩa phần nào đã được cố định hóa nên khi rời
ngữ cảnh, các tượng trưng vẫn được xác định, vẫn quen thuộc với mọi người.
Ví dụ: con cò tượng trưng cho người phụ nữ nông thôn, bồ câu trắng tượng
trưng cho hoà bình, màu tím tượng trưng cho sự thủy chung,…
13.2.6.2. Các loại tượng trưng
- Tượng trưng có nguồn gốc là ẩn dụ:
“Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về”
- Tượng trưng có nguồn gốc là hoán dụ:
“Đứng lên thân cỏ thân rơm
Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn”
13.2.6.3. Giá trị phong cách: Được dùng nhiều trong phong cách ngôn ngữ
nghệ thuật. Bên cạnh chức năng nhận thức, tượng trưng còn có chức năng biểu
cảm.
13.3. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ CẤU TẠO THEO QUAN HỆ TỔ HỢP
13.3.1. Điệp ngữ

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 96
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

Điệp ngữ là biện pháp tu từ lặp lại có nghệ thuật một hay nhiều lần
những từ, ngữ, câu, kiểu cấu trúc cú pháp để nhằm mục đích nhấn mạnh một
nội dung ý nghĩa tạo nhạc tính, mở rộng nghĩa, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra
những cảm xúc trong lòng người đọc, người nghe.
Ví dụ: “Những cánh đồng thơm mát
Những cánh đồng bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.” (Nguyễn Đình Thi)
Dựa vào quy mô cấu tạo, người ta chia phép điệp thành điệp từ ngữ và
điệp cú pháp.
Điệp ngữ được sử dụng nhiều trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và
phong cách chính luận.
13.3.2. Đồng nghĩa kép
Là phương thức lặp lại từ ngữ đồng nghĩa hay gần nghĩa để nhấn mạnh,
xoáy sâu vào một nội dung nhất định. Đồng nghĩa kép tạo sức nặng cho câu
văn, thường dùng trong văn chính luận.
Ví dụ:
- “Phàm cái gì chống lại dân tộc thống nhất, phải thẳng cánh đập tan,
phải kiên quyết bài trừ, phải nhất loạt san phẳng” (Trường Chinh).
13.3.3. Liệt kê và tăng cấp
13.3.3.1. Phép liệt kê
Là phương thức xếp đặt một loạt các khái niệm, sự vật, hình ảnh, có khi
chỉ là tên riêng, là những con số để tăng cường hiệu quả biểu đạt.
Ví dụ: “Thế mà đằng trước, đằng sau, bên phải, bên trái còn bày la liệt
những thứ mà người yếu bóng vía phải rùng mình: thanh quất, súng lục, súng
trường, gươm giáo, bát xà mâu...”
Phép liệt kê thường có tác dụng thể hiện sự phong phú, đa dạng, nhiều
mặt của sự vật hiện tượng.
13.3.3.2. Phép tăng cấp

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 97
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

Là một loạt liệt kê nhưng là một sự sắp xếp có hướng hoặc tiến dần (tiệm
tiến), hoặc lùi dần (tiệm thoái).
Ví dụ: Bài ca dao Thằng Bờm.
13.3.4. Đột giáng
Là biện pháp tu từ gây ra sự chú ý đặc biệt vào một chi tiết nội dung nào
đó bằng cách xếp đặt từ ngữ câu văn sao cho khi chuyển sang chi tiết đó thì mặt
trình bày bị chuyển đổi một cách đột ngột.
Ví dụ:
“Bắt chước ai ta chúc mấy lời
Chúc cho khắp hết cả trên đời
Vua quan, sĩ tử người muôn nước
Sao được cho ra cái giống người”
13.3.5. Tương phản
Là phương thức sử dụng những từ ngữ biểu thị những khái niệm trái
ngược nhau trong cùng một văn cảnh để chỉ một sự thật chứa đựng mâu thuẫn
hoặc nhằm mục đích làm rõ hơn đối tượng được miêu tả.
Ví dụ: - “Miệng nam mô bụng bồ dao găm”, “Đầu voi đuôi chuột”,
13.3.6. Phép lặng
Phép lặng (im lặng, ẩn ngữ) là phương thức biểu đạt bằng cách bỏ trống
để người đọc, người nghe tự hiểu, không cần diễn đạt bằng lời.
Ví dụ: "Đến nay tháng sáu
Chợt nghe tin nhà
Ra thế
Lượm ơi!...”
13.3.7. Ngoa dụ
Còn có tên gọi là phóng đại, khoa trương, thậm xưng tức là phương thức
cường điệu một mức độ, tính chất, đặc điểm nào đó của sự vật.
Ví dụ: “Lỗ mũi em 18 gánh lông
Chồng thương chồng bảo râu rồng trời cho...”
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 98
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

13.3.8. Nhã ngữ (uyển ngữ)


Là phương thức diễn đạt tế nhị dùng hình thức diễn đạt nhẹ nhàng, mềm
mại, tế nhị hơn so với cách diễn đạt bình thường. Đây là một phương thức đối
lập về tính chất đối với ngoa dụ (diễn đạt sự vật hiện tượng dưới mức có thật).
Ví dụ: Nói về cái chết:
+ Bác Dương thôi đã thôi rồi
+ Bác đã đi rồi sao Bác ơi.
13.3.9. Chơi chữ
Là phương thức vận dụng âm thanh, từ ngữ, ngữ pháp, hàm ý để tạo ra
một lượng nghĩa mới bất ngờ thú vị. Các kiểu chơi chữ thường thấy là:
- Dùng từ đồng âm. Ví dụ:
“Ruồi đậu mâm xôi mâm xôi đậu”
- Dùng từ đồng nghĩa. Ví dụ:
“Đi tu Phật bắt ăn chay
Thịt chó ăn được thịt cầy thì không”
- Dùng từ nhiều nghĩa. Ví dụ:
“Còn trời còn nước còn non
Còn cô bán ruợu anh còn say sưa”
- Dùng từ trái nghĩa. Ví dụ:
“Mỹ mà xấu”
- Dùng từ cùng một trường ý niệm. Ví dụ:
"Chị Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò"
13.3.10. Tập Kiều
Là phương thức mượn ý và lời của Truyện Kiều làm phương tiện biểu
đạt.
Ví dụ:
“Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương
Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng” (Tố Hữu)
NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 99
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

Nguyên văn:
“Tiếc thay chút nghĩa cũ càng
Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng” (Nguyễn Du)

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


1. Hãy xác định các biện pháp tu từ được sử dụng ở những ví dụ sau:
a. Sảm xuất mà không tiết kiệm khác nào gió vào nhà trống. (Hồ Chí
Minh)
b. Gái chính chuyên lấy được chín chồng
Vo viên bỏ lại gánh gồng đi chơi
Ai ngờ quang đứt lọ rơi
Bò ra lổm ngổm chín nơi chín chồng. (Ca dao)
c. Thực vàng chẳng phải thau đâu
Đừng đem thử lửa mà đau lòng vàng. (Ca dao)
d. Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vươn vai tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo”.
e. Làm vợ, làm người yêu của những người thế này thì sao nhỉ? Anh có
biết không? Không biết a? Phải khác thường, phi thường, đặc biệt. (Lê Minh
Khuê).
f. Ngày thì quan lớn như thần
Đêm thì quan lớn tần ngần như ma.
g. Thằng bé con anh Chẩn ho rũ rượi, ho như xé phổi, ho không còn
khóc được (Nam Cao).
h. Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương. (Nguyễn Du)
2. Làm các bài tập trong Giáo trình Tiếng Việt (trang 266).

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 100
Bài giảng Tiếng Việt (Dành cho sinh viên Ngoại ngữ) – Lưu hành nội bộ

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Diệp Quang Ban (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, Nxb Giáo dục, H.
2. Diệp Quang Ban (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb Giáo dục, H.
3. Diệp Quang Ban (2002), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
4. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Nguyễn Tài Cẩn (1997), Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt, Nxb Giáo
dục, H.
6. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, H.
7. Đỗ Hữu Châu (1997), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb KHXH,
H.
8. Đỗ Hữu Châu (2005), Tuyển tập đại cương - ngữ dụng học - ngữ pháp
văn bản, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
9. Hoàng Thị Châu (2004), Phương ngữ học tiếng Việt, Nxb ĐHQG, H.
10.Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1997), Cơ sở ngôn
ngữ học và tiếng Việt, tái bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội
12. Hoàng Dũng, Bùi Mạnh Hùng (2007), Giáo trình dẫn luận ngôn ngữ
học, Nxb Đại học Sư Phạm, TP. Hồ Chí Minh.
13. Trương Thị Diễm, Bùi Trọng Ngoãn (2007), Tiếng Việt, Đại học Đà Nẵng.

14.Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh
Thuyết (1996), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

NCS. Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh


Khoa Ngữ Văn - Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN 101

You might also like