You are on page 1of 3

PHẦN TỔNG QUAN VÀ NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT

1. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào, có đặc điểm gì?

Trả lời: Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Trong tiếng Việt: Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ
pháp, về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết, về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ; Từ
không biến đổi hình thái, trong tiếng Việt, từ không biến đổi hình thái khi cần biểu thị ý nghĩa ngữ
pháp; Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng
các hư từ, thêm hư từ hoặc thay đổi hư từ thì cấu trúc ngữ pháp và cả ý nghĩa ngữ pháp của câu
cũng thay đổi. Hư từ có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiếng Việt, nhất là về mặt ngữ pháp.

Các đặc điểm loại hình của tiếng Việt

Nhờ vào việc tìm ra được tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào mà chúng ta có thể rút ra được các
đặc điểm loại hình của tiếng Việt như sau:

Tiếng Việt là đơn vị cơ sở của hệ thống ngữ pháp

 Nếu như xét về mặt ngữ âm thì “tiếng” của tiếng Việt sẽ là âm tiết.

 Tuy nhiên nếu như xét về mặt sử dụng thì “tiếng” lại là từ hoặc là một yếu tố để cấu tạo nên
từ.

 Vậy nên có thể nói rằng, tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp.

Có thể lấy ví dụ như sau: “tôi muốn tắt nắng đi”. Đây là một câu bao gồm 5 tiếng, chính là 5 âm tiết,
hoặc là 5 từ. Các thành phần trong câu đọc và viết tách rời nhau và đều có khả năng cấu thành nên
các từ, cụm từ.

Từ không hề bị biến đổi về mặt hình thái

Một đặc điểm loại hình của tiếng Việt mà người học cần lưu ý:

 Từ không hề bị biến đổi về mặt hình thái khi mà cần biểu thị ra ý nghĩa của ngữ pháp.

2. Trình bày các đặc điểm của âm tiết tiếng Việt (khái niệm âm tiết, đặc điểm âm tiết, kết quả phân
loại âm tiết).

Trả lời:

2.1: Khái niệm âm tiết :

Chuỗi lời nói mà con người phát ra gồm nhiều khúc đoạn dài ngắn khác nhau. Đơn vị phát âm ngắn
nhất là âm tiết (syllable).

Về phương diện phát âm, âm tiết có tính chất toàn vẹn, không thể phân chia được là bởi nó được
phát âm bằng một đợt căng của cơ thịt của bộ máy phát âm.

Khi phát âm một âm tiết, các cơ thịt của bộ máy phát âm đều phải trải qua ba giai đoạn: tăng cường
độ căng, đỉnh điểm căng thẳng và giảm độ căng.

Dựa vào cách kết thúc, các âm tiết được chia thành hai loại lớn: mở và khép. Trong mỗi loại lại có hai
loại nhỏ hơn. Như vậy có 4 loại âm tiết như sau:
– những âm tiết dược kết thúc bằng một phụ âm vang (/m, n, ŋ/…) được gọi là những âm tiết nửa
khép.

– những âm tiết được kết thúc bằng một phụ âm không vang (/p, t, k/) được gọi là những âm tiết
khép.

– những âm tiết được kết thúc bằng một bán nguyên âm (/w, j/) được gọi là những âm tiết nửa mở.

– những âm tiết được kết thúc bằng cách giữ nguyên âm sắc của nguyên âm ở đỉnh âm tiết thì được
gọi là âm tiết mở.

2.2 Đặc điểm âm tiết tiếng Việt

Có tính độc lập cao:

Có khả năng biểu hiện ý nghĩa

Có một cấu trúc chặt chẽ

3. Đặc điểm hệ thống phụ âm đầu của tiếng Việt (số lượng âm, chữ viết, kết quả phân loại).

Trả lời:

Phụ âm đầu

Trong mối quan hệ với các yếu tố của âm tiết, phụ âm đầu là những đơn vị độc lập hơn cả. Nó hầu
như không liên quan đến các đặc tính của phần vần.

Những âm tiết như  ăn, uống, uể, oải tuy không có ghi phụ âm đầu trong chữ viết nhưng trong thực
tế, xuất hiện những âm tắc thanh hầu [ʔ].

Trong từng phương ngữ, một số đối lập có trên chữ viết có thể bị mất đi, hoặc bị thay thế. Ví dụ:
tiếng Hà Nội không có đối lập tr – ch, x – s và gi – d – r. Trong tiếng miền Nam, /v/ và /z/ được thay
bằng /j/.

Hiện nay, hệ thống âm đầu được sử dụng thực tế trong nhà trường và trên các văn bản, chung cho
các phương ngữ là hệ thống phụ âm đầu được hình thành trên cơ sở phát âm Hà Nội cộng với sự
phân biệt các phụ âm tr-ch, x-s và gi-d-r. Gồm có 22 phụ âm đầu như sau:

/b, m, f, v, t, tʰ, d, n, s, z, l, ʈ, ʂ, ʐ, c, ɲ, k, ŋ, x, ɣ, ʔ, h/

Các phụ âm đầu Việt Nam gồm : B, C, CH, D, Đ, G (GH), GI, H, (K), KH, L, M, N, NH, NG (NGH), PH, Q
(U), R, S, T, TH, TR, V, X.

Nếu phận loại dựa theo cách cấu âm, ta sẽ có 5 loại chính :

* Phụ âm môi :

* Phụ âm đầu lưỡi :

* Phụ âm mặt lưỡi :

* Phụ âm cuống lưỡi :

c. Có một số âm tiết không có phụ âm đầu như ăn, uống, an ủi … còn đa số các âm tiết đều có phụ
âm đầu. Muốn cho rõ tiếng, cần tập : “bật môi, đánh lưỡi” cho đúng cách. Vai trò của lưỡi quan
trọng nên người ta khuyên nên “đánh lưỡi bảy lần trước khi nói” là vậy.
4. Đặc điểm hệ thống âm chính của tiếng Việt (số lượng âm, chữ viết, kết quả phân loại).

Âm chính đứng ở vị trí thứ ba trong âm tiết, là hạt nhân, là đỉnh của âm tiết, nó mang âm sắc chủ yếu
của âm tiết. Âm chính do nguyên âm trong tiếng Việt đảm nhiệm. Nguyên âm của tiếng Việt chỉ có
chức năng làm âm chính và nó không bao giờ vắng mặt trong âm tiết.

Hệ thống nguyên âm phụ âm tiếng Việt

Vì mang âm sắc chủ yếu của âm tiết nên âm chính là âm mang thanh điệu. Tiếng Việt có 13 nguyên
âm đơn và 3 nguyên âm đôi làm âm chính: i, e, ε, ɤ, ɤˇ, a, ɯ, ă, u, o, ɔ, ɔˇ, εˇ, ie, ɯɤ, uo.

5. Đặc điểm hệ thống âm cuối của tiếng Việt (số lượng âm, chữ viết, kết quả phân loại).

Âm cuối có vị trí cuối cùng của âm tiết, nó có chức năng kết thúc một âm tiết. Do vậy khi có mặt của
âm cuối thì âm tiết không có khả năng kết hợp thêm với âm (âm vị) nào khác ở phần sau của nó. Ví
dụ: trong ” cúi ” , thì ” i ” là âm cuối kết thúc âm tiết nên sau nó không thêm gì cho âm tiết lại.

Ngoài âm cuối /rezo/, tiếng Việt còn có 8 âm cuối có nội dung tích cực, trong đó có 6 phụ âm /m, n,
ŋ, p, t, k/ và hai bán nguyên âm tiếng Việt /-w, -j/.

You might also like