You are on page 1of 5

Câu 7: Cấu tạo của âm tiết tiếng việt có điểm gì giống và

khác cấu tạo của âm tiết trong các ngôn ngữ chung.

Nội dung chính


1. Cơ sở và phạm vi nghiên cứu
2. Khái quát chung về âm tiết
3. Cấu trúc của âm tiết
4. Đối chiếu cấu trúc âm tiết tiếng Việt và tiếng Anh.
5. Ảnh hưởng đối với người học

1. Cơ sở và phạm vi nghiên cứu


Cơ sở đối chiếu: Xác lập những điểm giống nhau và khác nhau của cấu trúc âm tiết
trong Tiếng Việt và Tiếng Anh
Phạm vi đối chiếu: Đối chiếu song song ngôn ngữ Việt – Anh
2. Khái quát chung về âm tiết
2.1. Định nghĩa:
a) Tiếng Việt
“Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất.”
b) Tiếng Anh
Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất của lời nói, có khả năng mang các hiện
tượng ngôn điệu như trọng âm, ngữ điệu.
Giống nhau: Định nghĩa về âm tiết trong TA và TV cơ bản là giống nhau.
Khác nhau: Tiếng Anh có âm tiết phụ âm
2.2. Vị trí của nó trong hai ngôn ngữ:
a) Tiếng Việt
Vị trí âm tiết tiếng Việt không chỉ là đơn vị phát âm như ngôn ngữ Ấn- Âu mà
có vai trò như đơn vị phát âm, hình vị, âm vị.
b) Tiếng Anh
Cương vị ngôn ngữ học của âm tiết là đơn vị phát âm.
Đối chiếu:
* Giống nhau:
- Âm tiết đều là đơn vị phát âm trong tiếng Việt và tiếng Anh.
- Âm tiết đều trùng hình vị trong từ đơn tiế tcủa tiếng Anh và tiếng Việt (tiếng Việt
gọi chung là từ đơn) (từ tố).
- Âm tiết đều trùng từ đơn tiết của tiếng Anh và tiếng Việt (tiếng Việt gọi chung là
từ đơn).
* Khác nhau:
Tiếng Việt Tiếng Anh
Ngoài vai trò đơn vị phát âm, âm tiết Chỉ có cương vị đơn vị phát âm.
có cả vai trò âm vị học và đơn vị (Tiếng Anh là ngôn ngữ đa tiết tính,
hình thái. (Tiếng Việt là ngôn ngữ biến hình).
đơn lập).
Đơn âm tiết, không nối âm Có âm tiết phụ âm, đa âm tiết, có nối
âm.
3. Cấu trúc của âm tiết
a) Cấu trúc âm tiết Tiếng việt

Thanh điệu
Phụ âm đầu Phần vần
âm đầu âm chính âm cuối

- Thanh điệu: gồm 1 trong 6 thanh là không-không dấu, huyền (`), sắc (´), hỏi (ˀ),
ngã (~), nặng (.)
- Âm đầu: do các âm vị phụ âm đảm nhiệm. một số âm tiết như “anh, im ắng” thì
có phụ âm đầu là âm tắc thanh hầu /ʔ/ biểu thị.
- Âm đệm: do âm vị bán nguyên âm môi /u/ hoặc âm đệm zero đảm nhiệm
-  Âm chính: do các nguyên âm đảm nhiệm.
- Âm cuối: do các phụ âm, bán nguyên âm hoặc âm vị zêrô đảm nhiệm
VD: “toàn”
Thanh điệu: huyền (`)

Âm đầu Phần vần


/t/
Âm đệm /ṷ/ Âm chính /a/ Âm cuối /n/

 
Trong 5 thành phần trên có 3 thành phần luôn luôn có mặt trong âm tiết với nội
dụng tích cực là: thanh điệu, âm đầu và âm chính, chỉ có 2 thành phần của vần có
thể do âm vị zero đảm nhiệm là âm đệm và âm cuối.

Trước phụ Phụ âm Sau phụ Nguyên Trước Phụ Sau Sau Sau
âm đầu đầu âm đầu  âm phụ âm âm phụ phụ phụ
(preinitial) (initial) (post (vowel) cuối cuối âm âm âm
initial) (prefinal) (final) cuối cuối cuối
1 2 3

b) Cấu trúc âm tiết Tiếng Anh

- Cấutrúc âm tiết tiếng Anh gồm 3 phần: Phần đầu, phần trung tâm và phần cuối.
Phần đầu có thể gọi chung là tiền âm tiết, phần cuối là hậu âm tiết.

Cấu trúc âm vị học tối đa của âm tiết tiếng Anh:

Phần đầu ( onset ) Trung tâm Phần cuối ( termination)

Ví dụ: teen /ti:n/

Phần đầu ( onset ) Trung tâm Phần cuối ( termination)

/t/ /i:/ /n/

 
4. Đối chiếu âm tiết Tiếng việt và Tiếng anh
Giống nhau:
- Có nguyên âm làm trung tâm
Ví dụ: tam, đôi (Tiếng Việt)
shore, sing (Tiếng Anh)
- Phần đầu âm tiết Việt – Anh đều là phụ âm
Ví dụ: tam giác (Tiếng Việt)
love, miracle (Tiếng Anh)
- Phần cuối âm tiết Việt – Anh đều là phụ âm
Ví dụ: tình bạn (Tiếng Việt)
dream, nice /nais/ (Tiếng Anh)
- Phần cuối âm tiết Việt – Anh đều là nguyên âm
Ví dụ: ta, nha sĩ (Tiếng Việt)
sea, bee (Tiếng Anh)
- Có thể mở đầu bằng nguyên âm
Ví dụ: ong óc, anh ách (tiếng Việt)
Our, ear (tiếng Anh)
Khác nhau:

Tiếng Anh Tiếng Việt

Cấu trúc âm tiết có 3 phần (phần đầu, Cấu trúc âm tiết có 5 phần (âm đầu,
trung tâm, phần cuối) thanh điệu, âm đệm, âm chính, âm
cuối)

Có loại âm tiết cấu tạo chỉ bằng phụ Ko có hiện tượng đó, nhất thiết phải
âm gọi là âm tiết phụ âm. Vd: Table có nguyên âm mới cấu thành âm tiết
/teibl/

Tiếng Anh có trọng âm để nhấn mạnh Tiếng Việt có thanh điệu để khu biệt
Vd: present /’preznt/, /pri’zent/ nghĩa.
Vd: ca, cá, cà, cạ, cả,…

Không có âm đệm. Có âm đệm. VD: tuan /tṷan/

Có thể kết thúc tối đa bằng 4 phụ âm Chỉ có thể kết thúc âm tiết bằng 1 phụ
VD: texts /teksts/ âm
Vd: nghiêng /ŋieŋ/

Có thể bắt đầu âm tiết nhiều nhất với 3 Âm tiết tiếng việt chỉ có thể bắt đầu
phụ âm. nhiều nhất với 1 phụ âm đầu hoặc âm
Vd: scream /scri:m/ tiết thanh hầu.
Vd: nghiêng /ŋieŋ/

5. Ảnh hưởng đối với người học.


* Tác động của tiếng Anh
Đối với người Việt học tiếng Anh
- Nối âm.
- Âm cuối.
- Trọng âm.
- Ngữ điệu
* Tác động của tiếng Việt
Đối với người nước ngoài học tiếng Việt
Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập và có thể biến đổi âm đệm, âm đầu và âm cuối:
dẫn đến hiện tượng nói lái.
- Tiếng Việt có 6 thanh điệu.

You might also like