You are on page 1of 4

Trước khi tìm hiểu sự khác nhau giữa môi trường phổ thông và đại học,

chúng ta hãy cùng điểm qua một vài đặc điểm chính của 2 môi trường này:
• Trung học phổ thông
Trường phổ thông trung học hay còn được gọi là trường trung học phổ
thông, là một loại hình đào tạo chính quy ở Việt Nam, dành cho lứa tuổi từ 15
tới 18 không kể một số trường hợp đặc biệt. Nó gồm các khối học: lớp 10 (năm
thứ nhất), lớp 11 (năm thứ hai), lớp 12 (năm thứ ba). Sau khi tốt nghiệp hệ giáo
dục này, học sinh phải trải qua Kỳ thi tốt nghiệp THPT.
• Đại học
 Đại học là cơ sở giáo dục bao gồm tổ hợp các trường đại học, viện nghiên
cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, diễn ra sau
bậc trung học, cuối khóa học thường được cấp văn bằng, chứng chỉ. Độ tuổi: từ
18 trở lên

Khác nhau về phương diện tổ chức nhà trường


• Môi trường học:
Môi trường học cấp 3 nhỏ. Một trường lớn chỉ khoảng trên dưới 1500 học
sinh của tất cả các khối. Bạn bè là những gương mặt thân quen trong suốt vài
năm học
Còn môi trường đại học rất rộng lớn. Một trường đại học sẽ đào tạo rất
nhiều ngành nghề khác nhau. Số lượng sinh viên trong một khóa cộng lại có thể
lên đến hàng nghìn. Bởi thế, cơ hội tiếp xúc với nhiều người, có nhiều bạn bè
cũng cao hơn rất nhiều.

• Diện tích, cơ sở vật chất, Quy mô lớp học


Nhìn chung, trường cấp 3 khá nhỏ, đa số là các phòng học, phòng làm việc,
thư viện, sân chơi nhỏ...
Còn trường đại học thường rất rộng lớn, cơ sở vật chất thường được đầu tư
phong phú. Trường đại học thường có rất nhiều giảng đường, phòng học và cả
thư viện lớn, sân thi đấu. Ngoài ra còn xây dựng cả ký túc xá to lớn để tiện cho
sinh viên học tập.
• Quy mô lớp học
Cấp 3 học sinh sẽ được học trong một lớp cố định. Số lượng học sinh trong
lớp chỉ dao động khoảng 35 – 50 bạn.
Đối với đại học, một giảng đường có thể chứa đến hàng trăm sinh viên. Các
sinh viên trong lớp không hề cố định. Tùy theo môn học và giờ học đăng ký mà
sinh viên nhiều ngành nghề có thể cùng lớp với nhau trong vài buổi học.
• Thời gian học tập
Thời gian học ở cấp 3 là thời gian học cố định. Các buổi học cố định, sáng
chiều liên tục được sắp xếp. Ngoài ra, còn có các buổi phụ đạo thêm vào buổi
tối. Và các bạn sẽ được nghỉ ngày chủ nhật.
Còn với đại học, cũng có quy định đặt ra cho thời gian các tiết, các buổi học.
Tuy nhiên, trừ phi học theo học phần, còn không phải tự đăng ký giờ và môn
học sao cho phù hợp. Các giờ học sẽ trải dài từ sáng sớm đến chiều tối. Và cũng
phân biệt ngày trong tuần hay cuối tuần.
• Trang phục
Nếu ở cấp 3, bộ đồng phục là trang phục gắn liền trong mỗi buổi học. Thì
ngược lại, ở đại học, sinh viên có thể mặc trang phục tự do khi đi học. Một số
trường có quy định về trang phục, còn một số trường thì không. Quy định về
trang phục cũng chỉ giới hạn ở những trang phục lịch sự, nghiêm túc phù hợp
với môi trường học tập. 
Các bạn sinh viên có thể hoàn toàn tự tin diện những bộ cánh bản thân yêu
thích khi đến trường. Thể hiện được cá tính, phong cách để giúp bản thân nổi
bật hơn trong đám đông.

• Đội ngũ giáo viên, giảng viên


Các thầy cô luôn giám sát chặt chẽ học sinh trong suốt thời cấp 3. Luôn theo
dõi sát sao việc học tập của học sinh, cả về kiến thức lẫn kỷ luật. Giáo viên sẽ
thường xuyên liên hệ, trao đổi với phụ huynh khi có bất cứ thay đổi hay vi
phạm nào. Mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên khá chặt chẽ. Nhằm mục
đích hỗ trợ, dìu dắt các em học sinh trên con đường học tập.

Còn ở đại học, không có cô giáo chủ nhiệm mà sẽ là các thầy cô cố vấn học
tập cùng với các anh chị cố vấn đồng đẳng hay trợ giảng trực tiếp quản lí, giúp
đỡ và dìu dắt sinh viên, các giảng viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, truyền đạt
kiến thức. Ngoài việc có các thầy cô hiệu trưởng hiệu phó, còn có các thầy cô là
trưởng khoa, phụ trách của các ngành học trong trường đại học. Nếu cần hỗ trợ
về việc học, hay viết báo cáo,… phải tự chủ động xin sự trợ giúp của giảng
viên. Giảng viên cũng sẽ không liên hệ với phụ huynh học sinh.

Khác nhau về hoạt động của người học


• Đại học đồng nghĩa với tự học, tự rèn luyện là chính
Với nhiều bạn sinh viên, ký ức về những ngày học phổ thông là thầy đọc -
trò chép, thầy đặt câu hỏi - trò tìm đáp án trong sách giáo khoa để phát biểu…
Cách học thụ động này sẽ phải hoàn toàn chấm dứt khi chúng ta bước chân lên
đại học.
Như đã nói ở trên, ở đại học, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, sinh viên
phải tự tìm ra phương pháp học phù hợp với mình, phải chủ động trong tư duy
để tìm hiểu, mở rộng kiến thức, tự tìm đọc thêm các nguồn tài liệu khác ngoài
giáo trình và bài giảng của thầy cô, phải đặt câu hỏi để thảo luận, phản biện với
giáo viên hoặc với sinh viên khác, phải làm biết bao là báo cáo, tiểu luận, thuyết
trình môn học, tham gia nghiên cứu khoa học, rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm
và cách trình bày trên các phần mềm trình chiếu...
Học đại học khác biệt với phổ thông ở chỗ, muốn giỏi thật sự thì người học
cần chủ động đọc rất nhiều loại tài liệu khác nhau, đồng thời chủ động tìm kiếm
các bài tập thực tế, các phương pháp thực hành để cụ thể hóa lý thuyết thành kỹ
năng.
Ví dụ: sinh viên Sư phạm cần chủ động tìm kiếm cơ hội để được đứng lớp (có
thể là dạy thêm), sinh viên Kinh tế cần tìm kiếm các trải nghiệm về kinh doanh,
buôn bán… Đây là những điều mà học phổ thông không thể có.

Tiếp đến là các nhiệm vụ trong học tập. Nếu học phổ thông hoạt động chủ
yếu là ở trên lớp thì học đại học còn có nhiều thử thách mang tên: kiến tập, thực
tập, đi nghĩa vụ quân sự… Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho sinh
viên và chỉ có ở sinh viên. Sự đa dạng về kiến thức khiến sinh viên cần biết
cách khai thác cũng như tiếp cận một cách khôn ngoan và khoa học để có thể có
kết quả học tập tốt nhất.

• Học bù, học vượt, học cải thiện, học lại


Là điều rất đặc biệt ở môi trường đại học mà ở phổ thông không có, nếu bị
điểm thấp, bị rớt môn, thì người học hoàn toàn có thể đăng kí học cải thiện hay
học lại, vấn đề ở chỗ chi phí không hè rẻ chút nào. Ngược lại, theo quy chế ở
chương trình THPT, lịch học thì do trường quy định và điểm là điểm, bất di bất
dịch, không thể thay đổi.

• Tham gia vào các hoạt động để tích lũy điểm rèn luyện. Điểm rèn luyện ở
đại học cũng giống như đánh giá hạnh kiểm ở phổ thông, tuy nhiên việc tích lũy
điểm rèn luyện khó khăn hơn rất nhiều với những yêu cầu cao hơn ở sinh viên,
không chỉ là rèn luyện ý thức tốt, đạo đức, kỉ luật, nề nếp mà còn là việc tích
cực tham gia vào các hoạt động chung, tinh thần đóng góp, xây dựng trong các
công việc tập thể...
• Hoạt động ngoại khóa
- Đây là môi trường giúp cho sinh viên cải thiện được những kĩ năng mềm
cần thiết. Bạn sẽ được tham gia vào các câu lạc bộ đội nhóm, các chiến dịch
tình nguyện. Đây là những hoạt động giúp cho bạn cải thiện được những kĩ
năng mềm cần thiết như nói trước đám đông, giao tiếp hay làm việc nhóm. Bạn
sẽ được trải nghiệm với những chuyến đi hay những ngày chạy dự án vất vả.
Tất cả sẽ giúp bạn trở nên năng động hơn, quen được nhiều bạn mới và quan
trọng hơn hết, bạn sẽ có được những kỉ niệm đáng nhớ trong thời sinh viên của
mình.
-Học cấp ba, đặc biệt là lớp 12, lịch học dày đặc từ sáng đến tối khiến học
sinh không có thời gian cho những sở thích hay hoạt động ngoài giờ. Nhưng khi
lên đại học, bạn sẽ linh động hơn về thời gian và có thể tham gia vào các lạc bộ
tại trường.
-Những hoạt động tập thể sẽ giúp bạn hòa nhập ngay vào cộng đồng sinh viên
trong trường và giải tỏa căng thẳng sau giờ học. Các bạn cũng sẽ được rèn luyện
những kĩ năng làm việc nhóm, nâng cao tính đoàn kết và bổ sung kinh nghiệm
sống. Mỗi câu lạc bộ lại có những vai trò khác nhau giúp bạn học hỏi nhanh và
áp dụng những kĩ năng quý báu trong học tập, ứng xử, rèn luyện thân thể và văn
hóa.
• Ở môi trường đại học, việc làm quen và rèn luyện với cuộc sống tự lập
cũng là điều vô cùng cần thiết. Rời xa khỏi vòng tay của gia đình, sinh viên học
cách không dựa dẫm vào người khác, phải đi tìm việc làm thêm để trang trải các
chi phí, phải tự chăm lo cho bản thân, làm chủ tài chính, cuộc sống của mình
đồng thời phải đảm bảo cả việc học tập không bị ảnh hưởng. Trở thành người
trưởng thành là điều không hề dễ dàng nhưng mỗi người đều phải trải qua, vươn
ra khỏi cái bóng của sự bao bọc, chở che của gia đình.

You might also like