You are on page 1of 10

II.

Liên hệ thực tiễn

Vận dụng quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi

về chất và ngược lại vào hoạt động tích lũy kiến thức của học sinh, sinh viên

1. Đôi nét về hoạt động tích lũy kiến thức của học sinh

Tri thức là hành trang không thể thiếu của mỗi người. Từ khi sinh ra, chúng

ta đã tích lũy tri thức theo từng giai đoạn phát triển: từ những điều cơ bản nhất

như ngôn ngữ, đồ vật, màu sắc,… đến những kiến thức về các lĩnh vực trong

cuộc sống như văn học, toán học, lịch sử. Đặc biệt là những năm tháng ngồi

trên ghế nhà trường, chúng ta được tiếp thu những tri thức cơ bản về cuộc sống

trong lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Bên cạnh đó, mỗi học sinh cũng trang bị

thêm cho mình những kiến thức thực tiễn, những kĩ năng mềm cần thiết cho

cuộc sống sau này. Tuy nhiên, 12 năm học trung học và phổ thông và những

năm trên giảng đường đại học vẫn là thời gian quan trọng nhất bởi đó là thời

điểm chúng ta trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất mà mỗi người

đều phải biết trong xã hội ngày nay. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình này là

một vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết để từ đó có thể hiểu rõ hơn hoạt

động và giúp hoạt động này đạt được hiệu quả cao nhất.

Quá trình tích lũy tri thức, kinh nghiệm diễn ra ở mỗi người khác nhau là

khác nhau, tùy thuộc vào mục đích, khả năng, điều kiện… của mỗi người. Quá

trình tích lũy tri thức của con người cũng không nằm ngoài quy luật lượng

chất. Bởi vì, dù nhanh hay chậm thì sớm muộn, sự tích lũy về tri thức cũng sẽ

làm con người có được sự thay đổi nhất định, tức là có sự biến đổi về chất. Quá

trình biến đổi này trong bản thân con người diễn ra vô cùng đa dạng và phong

phú, ở ví dụ này chúng em chỉ xin giới hạn việc làm rõ quy luật lượng chất

thông qua quá trình học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng trong quá trình tích lũy

kiến thức của học sinh, sinh viên

Quá trình học tập của mỗi học sinh là một quá trình dài, khó khăn và cần sự

cố gắng không biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ của bản thân mỗi học sinh.

Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất thể

hiện ở chỗ: mỗi học sinh tích lũy lượng (kiến thức) cho mình bằng việc nghe

các thầy cô giảng trên lớp, làm bài tập ở nhà, đọc thêm sách tham khảo,… thành
quả của quá trình tích lũy đó được đánh giá qua những bài kiểm tra,

những bài thi học kỳ và kỳ thi tốt nghiệp. Khi đã tích lũy đủ lượng tri thức cần

thiết, học sinh sẽ được chuyển sang một cấp học mới cao hơn.

Như vậy, quá trình học tập, tích lũy kiến thức là độ, các bài kiểm tra, các kì

thi là điểm nút và việc học sinh được sang một cấp học cao hơn là bước nhảy.

Trong suốt 12 năm học, học sinh phải thực hiện nhiều bước nhảy khác nhau.

Trước hết là bước nhảy để chuyển từ một học sinh trung học lên học sinh phổ

thông và kỳ thi lên cấp 3 là điểm nút, đồng thời nó cũng là điểm khởi đầu mới

trong việc tích lũy lượng mới (tri thức mới) để thực hiện một bước nhảy vô

cùng quan trọng trong cuộc đời: vượt qua kì thi đại học để trở thành một sinh

viên.

Trong suốt 12 năm học phổ thông, mỗi học sinh đều phải tích lũy đủ khối

lượng kiến thức và vượt qua những điểm nút khác nhau, nhưng điểm nút quan

trọng nhất, đánh dấu bước nhảy vọt về chất và lượng mà học sinh nào cũng

muốn vượt qua đó là kì thi đại học. Vượt qua kì thi tốt nghiệp cấp 3 đã là một

điểm nút quan trọng, nhưng vượt qua được kì thi đại học lại còn là điểm nút

quan trọng hơn, việc vượt qua điểm nút này chứng tỏ học sinh đã có sự tích lũy

đầy đủ về lượng, tạo nên bước nhảy vọt, mở ra một thời kì phát triển mới của

lượng và chất, từ học sinh chuyển thành sinh viên.


Sau khi thực hiện dược bước nhảy trên, chất mới trong mỗi người được hình

thành và tác động trở lại lượng. Sự tác động đó thể hiện trong lối suy nghĩ cũng

như cách hành động của mỗi sinh viên, đó là sự chín chắn, trưởng thành hơn so

với một học sinh trung học hay một học sinh phổ thông.

Và tại đây, một quá trình tích lũy về lượng (tích lũy kiến thức) mới lại bắt

đầu, quá trình này khác hẳn so với quá trình tích lũy lượng ở bậc trung học hay

phổ thông. Bởi đó không đơn thuần là việc lên giảng đường để tiếp thu bài

giảng của thầy cô mả phần lớn là sự tự nghiên cứu, tìm tòi, tích lũy kiến thức,

bên cạnh những kiến thức trong sách vở là những kiến thức xã hội từ các công

việc làm thêm hoặc từ các hoạt động trong những câu lạc bộ. Sau khi đã tích

lũy được một lượng đầy đủ, các sinh viên sẽ thực hiện một bước nhảy mới,

bước nhảy quan trọng nhất trong cuộc đời, đó là vượt qua kì thi tốt nghiệp để

nhận được tấm bằng cử nhân và tìm được một công việc. Cứ như vậy, quá trình

nhận thức (tích lũy về lượng) liên tục diễn ra, tạo nên sự vận động không

ngừng trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi con người, giúp con người

ngày càng đạt đến trình độ cao hơn, tạo động lực cho xã hội phát triển.

3. Vận dụng quy luật trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên

Đại Học

Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng

thành những sự thay đổi về chất và ngược lại có thể rút ra một vài kết luận có

ý nghĩa phương pháp luận với việc học tập và rèn luyện của sinh viên trong

môi trường Đại Học như sau:

*Sự khác nhau cơ bản giữa việc học tập ở phổ thông và Đại Học

So với học ở phổ thông thì khối lượng kiến thức ở cấp độ Đại học tăng lên

một cách đáng kể. Một ví dụ đơn giản, nếu học phổ thông thì một môn học sẽ
kéo dài trong một năm, trong khi ở Đại học một môn chỉ kéo dài khoảng từ 1

đến 2 tháng. Rõ ràng sự tăng lên đáng kể về số lượng kiến thức sẽ khiến tân

sinh viên gặp những khó khăn. Không chỉ khác biệt về khối lượng kiến thức,

học đại học và phổ thông còn có sự khác biệt về sự đa dạng kiến thức. Khác

với phương pháp học thụ động như THPT, sinh viên Đại học sẽ phải tham gia

rất nhiều hoạt động nhóm, thuyết trình, ngoại khoá,.. các môn học tại bậc Đại

học rất đa dạng và mới mẻ, ngoài việc đọc sách giáo trình, sinh viên còn phải

tìm thêm nhiều nguồn thông tin từ trong sách báo, tài liệu liên quan. Chính sự

thay đổi về khối lượng kiến thức, thời gian và phương pháp học sẽ khiến nhiều

tân sinh viên gặp khó khăn trong quá trình thích nghi với môi trường học tập,

giáo dục mới.

Sự khác nhau lớn nhất giữa bậc THPT và Đại học có lẽ là nhiệm vụ trong

học tập, đối với bậc THPT thì việc lên lớp và hoàn thành các mục tiêu mà giáo

viên đề ra chính là nhiệm vụ lớn nhất nhưng đối với sinh viên Đại học, điều họ

đang đối mặt không chỉ là những nhiệm vụ đơn thuần trên lớp mà họ còn phải

thực hiện các kì thực tập, phải bắt đầu đặt ra mục tiêu cho tương lai của chính

bản thân họ. Ngoài ra, khi lên Đại học, ý thức của bản thân là yếu tố quan trọng

nhất, không còn sổ liên lạc hay họp phụ huynh, tinh thần tự học sẽ được phát

huy rõ rệt.

Ở đây là sự khác nhau về bản chất chứ không chỉ là sự thay đổi về hình

thức, bởi vậy có thể nới sự chuyển đổi từ phổ thông lên Đại học cũng giống

như quá trình biến đổi từ lượng thành chất. Chính vì vậy mà người sinh viên

cần phải thay đổi nếp sống mới sao cho phù hợp để đạt được những thành tích

cao trong quá rình học tập và nghiên cứu của mình.

* Từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ.
Như chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng

diến ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực

hiện bước nhảy để chuyển về chất và việc học tập của sinh viên cũng không

nằm ngoài điều đó. Để có một tầm bằng Đại học chúng ta cần phải tích lũy đủ

số lượng các tín chỉ của các môn học. Như vậy có thể coi học tập là quá trình

tích lũy về lượng mà điểm nút là các kỳ thi, thi cử là bước nhảy. Do đó, trong

hoạt động nhận thức, học tập của sinh viên phải biết từng bước tích lũy về

lượng ( tri thức) làm biến đổi về chất (kết quả học tập) theo quy luật..

Sinh viên cần học tập đều đặn hạng ngày để chất được thấm sâu vào mỗi

sinh viên. Tránh gặp gấp rút mỗi khi sắp đến kỳ thi, tránh tư tưởng chủ quan,

nóng vội trong học tập và trong hoạt động thực tiễn hàng ngày.

Hàng ngày mỗi tân sinh viên vẫn đến trường để học tập, tiếp thu những kiến

thức mới và lượng kiến thức ngày một nhiều, nhưng chưa thể ra trường để làm

việc ngay được vì kiến thức mỗi sinh viên chưa tích lũy đầy đủ, chưa đảm bảo

để ta làm việc. Nhưng nếu qua 4 năm mỗi sinh viên học tập và rèn luyện chăm

chỉ để tích lũy kiến thức, tích lũy kinh nghiệm qua thầy cô, qua những lần đi

thực tập...(lượng) và tốt nghiệp Đại học đạt kết quả cao, đảm bảo về chuyên

môn cho mỗi sinh viên ra trường làm việc. Nói cách khác chất đã thay đổi và

biến đổi sang chất mới.

* Sinh viên phải tự học tập và rèn luyện tính tích cực, tự chủ, nghiêm túc,

trung thực

Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng theo thời gian, cùng

với đó, con người cũng phải vận động chạy theo nó để không bị bỏ lại phía sau.

Là một sinh viên thời đại mới phát triển và tiên tiến hơn rất nhiều, chúng ta

không thể không ngừng phấn đấu trau dồi bản thân mình. Chúng ta sinh ra ai
cũng có điểm chung là phải sống và làm việc, còn thành công đến như nào là

do sự nỗ lực, cố gắng, do sự rèn luyện mà nên. Bởi thế, việc phải tự học tập,

tìm kiếm, rèn luyện tích cực, trau dồi bản thân khi còn là 1 sinh viên trên giảng

đường Đại học là điều quan trọng và cần thiết. Khi sinh viên biết tự giác học

tập, tìm hiểu, nghiên cứu và họ trở nên tích cực, chủ động hơn trong công việc

của mình.

Trong thực tiễn đời sống của con người, muốn có sự thay đổi về chất, cần

có sự tích lũy về lượng, sự tích lũy ấy là do tự bản thân mỗi chúng ta phấn đấu,

đánh đổi bằng sức lao động mà có được, chứ không nhờ vào một sự giúp đỡ

nào khác. Đối với việc học tập và rèn luyện của sinh viên. Trong một kỳ thi,

nếu có sinh viên gian lận để một kết quả tốt .Bằng gian lận, ta có thể qua được

kỳ thi, nhưng về bản chất thì vẫn chưa có được biến đổi nào về chất

* Trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng

vội đốt cháy giai đoạn

Từ quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay

đổi về chất và ngược lại có thể rút ra một vài kết luận có ý nghĩa phương pháp

luận trong việc học tập và rèn luyện của sinh viên như sau: để có thể tốt

nghiệp, chúng ta phải tích luỹ đủ số lượng các tín chỉ môn học; để môn học có

kết quả tốt, sinh viên phải tích luỹ đủ số lượng tiết của các môn học. Có thể coi

thời gian học là độ, các bài kiểm tra là các điểm nút và điểm số đạt yêu cầu là

bước nhảy, bởi kết quả thi (bước nhảy) tốt là sự kết thúc môt giai đoạn tích luỹ

kiến thức trong quá trình học tập rèn luyện của sinh viên. Vì vậy, trong việc

học tập và các hoạt động học thuật khác, sinh viên phải từng bước tích luỹ kiến

thức (lượng) để làm thay đổi kết quả học tập (chất) theo quy luật. Trong quá

trình học tập và rèn luyện, sinh viên cần tranh tư tưởng nhảy cấp. Sau khi học
những kiến thức cơ bản, tức là khi có sự biến đổi về chất thì sinh viên mới có

thể tiếp tục nghiên cứu những kiến thức khó hơn. Ví dụ như trước khi lên Đại

học thì phải hoàn thành việc học ở 3 cấp bậc trước, nếu không, tình trạng mất

gốc sẽ xảy ra.Việc tiếp thu kiến thức từ cơ bản đến nâng cao là phương pháp

học tập khoa học mọi người đều biết nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng

quy trình. Một số trường hợp sinh viên không tập trung học, bị xao nhãng bởi

những chuyện ngoài lề, làm ảnh hưởng đến tốc độ học. Nhiều sinh viên khi đến

gần giai đoạn thi mới bắt đầu học lại từ đầu, nhưng thời gian ôn thi là để sinh

viên ôn lại kiến thức họ đã học chứ không phải tiếp thu thêm cái mới, vì vậy

cho dù sinh viên chăm học trong thời gian đó thì cũng không thể đảm bảo được

lượng kiến thức để vượt qua được kì thi. Ngoài ra, có nhiều sinh viên có sức

học trung bình nhưng lại muốn đăng kí nhiều môn học trong cùng một năm hay

một học kỳ để được ra trường sớm hơn những người khác, dẫn đến không có

môn học nào được hoàn thiện, mất thêm thời gian và tiền bạc để học lại, thi lại.

Tóm lại, muốn tiếp thu được nhiều kiến thức và có kết quả cao trong các kì thi,

sinh viên phải học dần mỗi ngày, từ kiến thức cơ bản đến nâng cao. Từ đó, sự

biến đổi về lượng sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất theo hướng tích cực

*Liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh tư tưởng chủ quan

Để có thể bước ra ngoài xã hội khắc nghiệt, những sinh viên cần trang bị

cho mình từ những điều đơn giản nhất như kĩ năng giao tiếp, ngôn ngữ,… cho

đến những kiến thức to lớn, thành tựu trong cuộc sống về các lĩnh vực khoa

học – nghệ thuật. Việc trải qua hơn 12 năm học tập là khoảng thời gian bước

đệm cho hành trình tích luỹ ấy. Không những thế, chúng ta vẫn phải tiếp thu

những kỹ năng mềm cho cuộc sống mai sau. Trong quá trình liên tục phấn đấu
học tập ấy,quá trình chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về

chất và ngược lại được thể hiện ở việc sinh viên tích luỹ kiến thức. Áp dụng

quy luật lượng chất, sinh viên liên tục phấn đấu học tập, tìm kiếm những thông

tin, mang về những “lượng” tốt, có cơ sở và đầy đủ. Từ đó, làm biến đổi “chất”

tốt hơn, tạo nên các thành tích, thành tựu tương ứng cho sự nỗ lực ấy.

Trên quan niệm triết học, chất thay đổi sẽ thay đổi cả sự vật. Điều đó được

minh chứng khi sinh viên nỗ lực phấn đấu và trở thành các thầy giáo, giảng

viên, lượng sẽ được đổi mới theo nhịp điệu của chất đã được tạo ra bởi thế hệ

trước và truyền lại cho thế hệ sau.

Ở trường Đại học, ngoài các bài giảng trên lớp, sinh viên còn tự tìm tòi,

nghiên cứu ở thư viện, tích luỹ và học hỏi những kĩ năng mềm thiết yếu cho

mai sau. Được tự do sáng tạo và trau dồi những “lượng” ở mức tối ưu nhất,

sinh viên luôn đạt được những thứ “chất” lượng nhất: tấm bằng cử nhân, những

học bổng,… và tự tin bước ra đời. Cứ như vậy, quá trình chuyển đổi giữa chất-

lượng liên tục diễn ra không ngừng nghỉ trong sự phát triển, liên tục phấn đấu

không ngừng ở mỗi sinh viên, giúp họ tự tin vững bước trong hành trang cuộc

đời mình. Khi ấy, nhiệm vụ của sinh viên là khai phá hết tiềm năng tri thức,

kho dữ liệu và ứng dụng vào thực tiễn và tiếp tục mở rộng con đường khoa học

– nghệ thuật, tránh bị tư tưởng bảo thủ và chủ quan nghĩ rằng mình đã làm hết

sức có thể.

Rèn luyện ý thức học tập của sinh viên

Đầu tiên, trong sự vận động và phát triển phải biết tích luỹ về lượng dẫn

đến sự thay đổi về chất; không được nôn nóng cũng như không được bảo thủ.

Quá trình học tập phải được tích luỹ từ từ, đầy đủ kiến thức, hoàn thiện kỹ

năng; không được bỏ qua kiến thức cơ bản. Việc bỏ bước trong tích luỹ sẽ dẫn
đến sự không hoàn thiện về độ, việc thực hiện bước nhảy sẽ không thành công

và không thể hình thành chất mới. Ví dụ, nếu bạn hỏng kiến thức cơ bản ở bậc

tiểu học, bạn sẽ không thể thực hiện bước nhảy để được học ở cấp trung học.

Nếu bạn cố thực hiện bước nhảy, tức là bạn vượt qua điểm nút một cách ép

buộc, chất mới được hình thành nhưng nó không là vận dụng theo quy luật

lượng – chất. Những sự thay đổi về chất do thực hiện bước nhảy gây nên chỉ

xảy ra khi lượng đã thay đổi đến nút, độ được hoàn thiện từ sự tích luỹ đầy đủ

về chất. Bên cạnh, dù rằng sự phát triển và vận động của sự vật, hiện tượng là

việc liên tục thực hiện các bước nhảy, bạn phải chú ý đến độ trong quá trình

thay đổi của lượng, không vội vàng mà bỏ bước. Tư tưởng bảo thủ ngăn bạn

không dám vượt qua điểm nút. Như là một kỳ thi học sinh giỏi, mặc dù bạn có

đủ kiến thức được tích luỹ để tham gia kỳ thi, nhưng lại không đủ tự tin để thực

hiện bước nhảy, thì quá trình tích luỹ đó chỉ được xem là tích luỹ về lượng mà

không có sự thay đổi về chất. Bạn phải nhận thức được mối liên kết giữa các

yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng để lựa chọn phương pháp tích luỹ phù hợp,

đẩy nhanh tiến độ tích luỹ, kèm theo chất lượng của độ. Vận dụng được mối

liên kết đó sẽ giúp bạn hiểu rõ bản chất, quy luật của chất, nâng cao chất lượng

của độ

*Sự phát triển bền vững của tập thể phụ thuộc vào bản thân mỗi sinh viên.

Một tập thể bao gồm nhiều cá nhân. Mỗi cá nhân có phẩm chất tốt (lượng) sẽ

góp phần tạo nên “chất” tốt cho tập thể đó. Một lớp học tập tốt, nếu trong lớp

có nhiều cá nhân có ý thức học tập tốt, luôn cố gắng để phấn đấu đạt được

thành tích cao. Một lớp đoàn kết nếu các cá nhân luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi

người. Có thể nói uy tín, thành tích của một lớp phụ thuộc vào sự phấn đấu nỗ

lực của mỗi sinh viên.


Tóm lại, việc vận dụng nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa

lượng và chất cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trò to lớn

trong việc học tập và rèn luyện của sinh viên trường Đại học hiện nay

You might also like