You are on page 1of 14

NHÓM 3

Dựa trên những khó khăn trong học tập và quan hệ xã hội của học sinh ở lứa
tuổi THCS, xác định các chủ đề có thể xây dựng và triển khai CTPN. Trong đó,
nhà TLHĐ cần có những kiến thức và kỹ năng nào?
1. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi THCS + Tổng hợp, thuyết trình
- Đặc điểm sinh lý: Sự phát triển về mặt sinh lý ở thiếu niên có đặc điểm là tốc
độ phát triển cơ thể rất nhanh, mạnh, nhưng không đồng đều về mọi mặt,
đồng thời xuất hiện hiện tượng dậy thì đánh dấu sự trưởng thành về hệ
sinh dục. Ở lứa tuổi thiếu niên diễn ra sự cải tổ rất mạnh mẽ và sâu sắc về cơ
thể, về sinh lý, đây là giai đoạn bứt phá lần thứ hai trong cuộc đời, sau giai
đoạn sơ sinh.
- Đặc điểm tâm lý
+ Điều kiện tâm lý cho sự hình thành và phát triển tâm lý ở tuổi thiếu niên
chính là sự chín muồi về tâm lý trong giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi
nhi đồng bước sang tuổi thiếu niên. Tâm lý thiếu niên sẽ được hình
thành và phát triển dựa trên nền tảng của những cấu trúc tâm lý đã có.
Cuối tuổi nhi đồng, các em đã đạt những thành tựu nổi bật: phát triển
các thao tác tư duy cụ thể; có khả năng tổ chức và kiểm soát các hành
động nhận thức, hành vi theo mục đích xác định; biết phân tích, lập các
kế hoạch hành động; ngôn ngữ đã hoàn thiện ngữ pháp và ngữ nghĩa của
ngôn ngữ nói, hình thành các kỹ năng đọc và viết tiếng mẹ đẻ; phát triển
nhận thức xã hội, cùng với sự phát triển lòng vị tha và tính hiếu chiến
(giảm dần) trong đời sống xúc cảm - tình cảm. Sự phát triển các đặc
trưng tâm lý này gắn liền với sự nhận thức các chuẩn mực đạo đức, trên
cơ sở đó hình thành hành vi đạo đức của các em.
+ L.x. Vưgốtxki cho rằng những thành tựu phát triển tâm lý cuối tuổi nhi
đồng đã khiến các em mở rộng và phát triển hứng thú cùng những mối
quan tâm mới trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong giai đoạn chuyển tiếp,
và đó chính là điều kiện tâm lý chín muồi cho sự hình thành và phát
triển tâm lý ở lứa tuổi thiếu niên.
+ Tóm lại, sự phát triển nhảy vọt về thể chất, sự thay đổi điều kiện
sống và hoạt động (học tập, giao tiếp...), sự chín muồi về tâm lý ở
giai đoạn chuyển tiếp là những điều kiện giúp cho tâm lý của lứa
tuổi thiếu niên hình thành và phát triển nhảy vọt về chất, đánh dấu
một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển tâm lý cá
nhân.
( Nguồn: ThS. Lý Minh Tiên - TS. Nguyễn Thị Tứ (Chủ biên), Giáo
trình tâm lý học lứa tuổi, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh
https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-hue/dai-hoc-luat-
tphcm/giao-trinh-tam-ly-hoc-lua-tuoi-va-su-pham/20758389 )

2. Khó khăn trong học tập của hs THCS


Học tập của học sinh trung học cơ sở khác rất nhiều so với học sinh tiểu học. Học sinh
trung học cơ sở phải làm quen và hiểu các khái niệm khoa học (tự nhiên, xã hội và tư
duy); Phương pháp học tập đòi hỏi phải có cơ sở tư duy trừu tượng và lí luận. Vì vậy,
đối với học sinh trung học cơ sở, việc học tập thực sự là một hoạt động nghiêm túc và
nặng nề, đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm cao và phải tìm ra phương pháp học tập phù
hợp với bản thân. Đây chính là thử thách đối với đa số học sinh, đồng thời cũng là lĩnh
vực xuất hiện nhiều khó khăn, thậm chí gây cản trở đến sự phát triển tâm lí hài hòa ở
các em

Một số khó khăn cụ thể trong học tập của học sinh THCS có thể kể đến như:

● Khó khăn trong sự chuyển đổi và hình thành động cơ học tập đúng đắn.
- Bước sang lứa tuổi trung học cơ sở, để học tập thực sự là hoạt động chủ đạo và
làm nền tảng cho học tập sau này và suốt đời, học sinh cần phải chuyển hoá và
hình thành động cơ học tập bên trong. Đây là thực sự là khó khăn đối với nhiều
học sinh. Hệ quả là xuất hiện sự phân hoá rất rõ về động cơ, hứng thú và kết
quả học tập ở học sinh. Nhiều em đã hình thành và phát triển động cơ học tập
đúng đắn cho bản thân nên có hứng thú trong học tập, nhưng cũng không ít học
sinh không tìm được động cơ đúng đắn dẫn đến giảm động lực học, chán học,
lười học, chỉ thích các hoạt động khác. Đây chính là khởi nguồn của các hành
vi tiêu cực khác
● Khó khăn trong việc định hình phương pháp học tập khoa học
- Do tính chất học tập là học tri thức khoa học, đòi hỏi phải có phương pháp và
phong cách học phù hợp. Tuy nhiên, chuyển từ cấp tiểu học lên cấp trung học
cơ sở, học sinh chưa xác định được phương pháp cũng như chưa định hình
được phong cách học tập cho riêng mình. Không ít học sinh tích cực tìm kiếm,
thử nghiệm các phương pháp học nhưng vẫn chưa xác định được phương pháp
học tập phù hợp với hoàn cảnh của mình, dẫn đến sự lo lắng, chán nản của
nhiều học sinh, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả học tập.
● Khó khăn trong việc chuyển từ tư duy trực quan – cụ thể sang tư duy lí
luận – trừu tượng
- Ở lứa tuổi trung học cơ sở, học sinh chuyển từ trình độ tư duy trực quan, gắn
với sự vật, hiện tượng cụ thể lên một trình độ mới – vận dụng các thao tác trên
các mệnh đề ngôn ngữ có tính giả định. Đây là mức trí tuệ của người trưởng
thành với sự trừu tượng hóa, khái quát hoá cao. Quá trình chuyển từ hai trình
độ tư duy này thường xuất hiện hố ngăn cách, mà mọi học sinh buộc phải san
lấp được. Đây là thách thức lớn của học sinh trung học cơ sở. Trên thực tế, rất
nhiều học sinh gặp khó khăn trong quá trình khắc phục lỗ hổng này. Hậu quả là
tạo ra cản trở trong việc học các môn đòi hỏi sự trừu tượng cao như Toán, Vật
lí hay Địa lí v.v..
● Khó khăn trong giải tỏa áp lực xã hội đối với thành tích học tập và sự ngộ
nhận về khả năng của mình
- Nhiều học sinh ngộ nhận về khả năng học tập của mình do thành tích học tập
tốt ở cấp tiểu học, nhưng trong thực tiễn các em lại có kết quả không như kì
vọng ở cấp trung học cơ sở. Điều này dẫn đến tâm lí thất vọng, mặc cảm, hoài
nghi về năng lực học tập của bản thân.
- Sự kì vọng quá mức của gia đình, nhà trường đối với kết quả học tập của học
sinh có thể dẫn đến tâm lí bất an, lo lắng, căng thẳng trong học tập của học sinh
trung học cơ sở. Những áp lực đó hoàn toàn không mang lại lợi ích cho sự phát
triển của chính học sinh, đôi khi làm giảm hứng thú và niềm vui thực sự trong
việc học của các em. Nghiêm trọng hơn, vấn đề áp lực học tập còn có thể trở
thành căn nguyên của những chấn thương tâm lí trầm trọng hơn như khủng
hoảng, rối nhiễu hành vi ở học sinh trung học cơ sở.
● Khó khăn trong định hướng nghề nghiệp
- Thái độ đối với nghề nghiệp tương lai là một biểu hiện mới trong sự phát triển
tâm lí học sinh trung học cơ sở, đặc biệt là các em học sinh lớp 9. Một số em đã
chú ý thu thập những thông tin và trao đổi, bàn luận với bạn thân về nghề các
em quan tâm.
- Tuy nhiên, biểu tượng nghề nghiệp của các em còn rất mơ hồ, cảm tính. Thông
tin về nghề chưa thực sự trở thành thiết yếu đối với các em. Điều này ảnh
hưởng đến tâm thế của việc chọn trường và chọn các lĩnh vực học tập phù hợp
với định hướng nghề. Đối với những em có hoàn cảnh khó khăn hoặc học lực
không tốt, việc tư vấn chọn nghề cho các em là rất cần thiết vì khả năng học
tiếp không cao, khả năng rẽ ngang sang học nghề là rất lớn. Với những học
sinh như vậy rất cần được quan tâm trong công tác phân luồng học sinh sau khi
tốt nghiệp trung học cơ sở, nhất là ở những địa phương giáo dục còn nhiều khó
khăn như vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

(Nguồn: Modul 5 - Tư vấn và hỗ trợ học sinh tiểu học/THCS/THPT trong hoạt động
giáo dục và dạy học, Chương trình ETEP - Bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán,
BGD&ĐT)https://blogtailieu.com/1-2-dac-diem-tam-sinh-li-va-nhung-kho-khan-cua-
hoc-sinh-trung-hoc-co-so-trong-cuoc-song-hoc-duong

Theo 1 nghiên cứu về áp lực tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh lớp 9, có thể
thấy những khó khăn thường gặp trong học tập của các em trên bảng dưới đây:

Kết quả thu được cho thấy học sinh lớp 9 ở nông thôn và thành thị đều gặp khó khăn
liên quan và ảnh hưởng tới hoạt động học tập của cá nhân. Trong đó, khó khăn nhất
đối với các em là “Chưa tìm ra cách học hiệu quả” chiếm 69.94% tổng số học sinh,
tiếp theo là các em phải học cùng lúc “nhiều môn học” chiếm 52.53% tổng số học
sinh. Bên cạnh đó, có 46.63% học sinh cho rằng mình phải thực hiện “nhiều nhiệm
vụ/bài tập”

3. Khó khăn trong quan hệ xã hội của hs THCS


● Định nghĩa KK trong QHXH
Là những thách thức, vấn đề hoặc trở ngại mà một cá nhân hoặc nhóm người có
thể gặp phải khi tương tác và giao tiếp với nhau trong môi trường xã hội. Đây là
những tình huống hoặc điều kiện có thể tạo ra sự không thoải mái, khó chịu, hoặc
đối mặt với khả năng gây xung đột trong các mối quan hệ giữa người này và người
khác.
● KK trong QHXH của học sinh THCS
- Gia đình:
+ Giao tiếp: Thiếu sự giao tiếp hiệu quả với gia đình có thể tạo ra sự hiểu lầm và
cảm giác cô đơn cho học sinh. Học sinh trung học cơ sở có nhu cầu mở rộng
quan hệ với người lớn và mong muốn người lớn có quan hệ bình đẳng, không
coi chúng như là trẻ con. Tuy nhiên, người lớn luôn duy trì mối quan hệ “trẻ
con” với các em nên thường thấy các em có những hành vi chống đối, bướng
bỉnh, không vâng lời…nhằm để thể hiện chứng tỏ mình cũng như là một nhu
cầu đòi hỏi quyền được làm “người lớn” như những người khác.
Bảng dưới đây là những đánh giá của học sinh về những khó khăn khi giao tiếp với
cha mẹ trong nghiên cứu về sự lo lắng về tương tác với cha mẹ và thầy cô của học
sinh THCS ở huyện Bình Chánh, TP HCM:

+ Áp lực học tập: Gia đình thường có những kỳ vọng cao về thành tích học tập,
tạo ra áp lực cho học sinh, hay so sánh con em mình với bạn bè, những người
có nhiều thành tích, những người nổi tiếng hoặc lạm dụng quyền lực cha mẹ áp
đặt cho con cái vì mục tiêu công việc trong thời gian dài, đó là sự không tôn
trọng con, tước bỏ quyền phát triển theo quy luật tâm lí lứa tuổi của con, dẫn
đến mâu thuẫn trong quan hệ, ức chế trong đời sống tinh thần ảnh hưởng đến
sự tập trung, trí nhớ, khả năng học tập của các em
Theo 1 nghiên cứu về xung đột trong giao tiếp giữa cha mẹ với học sinh lớp 8,9 ở
một số trường THCS, bảng trên cho thấy mức độ xung đột giữa cha mẹ với các em
theo các lĩnh vực, dựa vào kết quả có thể thấy vấn đề học tập khiến cho các em có
xung đột với cha mẹ nhiều nhất
- Bạn bè:
+ Xây dựng và duy trì mối quan hệ: Học sinh THCS giai đoạn này thường tìm
đến bạn bè mong muốn được chia sẻ giao tiếp với bạn nhiều hơn, khi cùng lứa
tuổi các em dễ tìm được tiếng nói chung, các em có cơ hội được khẳng định
mình.
+ Xung đột: Tình trạng bắt nạt học đường, bắt nạt qua mạng, mếu có tình trạng
bắt nạt, học sinh có thể cảm thấy lo lắng và không an toàn trong môi trường
học tập. (Theo một nghiên cứu về thực trạng bắt nạt qua mạng của học sinh
THCS, có 42,5% học sinh trung học cơ sở cho biết đã từng bị bắt nạt qua mạng
trong vòng 6 tháng từ thời điểm khảo sát. Những hậu quả để lại không chỉ là
học tập giảm sút hay mối quan hệ xã hội bị đứt gãy mà nghiêm trọng hơn là
những tổn thương về tâm lý lâu dài)
- Thầy cô và môi trường học tập:
+ Áp lực học tập: Các yêu cầu học tập nghiêm ngặt có thể tạo ra áp lực lớn đối
với học sinh.
+ Quan hệ với giáo viên: Mối quan hệ với giáo viên có thể ảnh hưởng đến sự
hứng thú và động lực của học sinh trong việc học tập. Thầy cô có thể hiểu
nhầm học sinh, dẫn đến hình thành tâm lý không thiện cảm với học sinh, còn
học sinh đôi khi nghi ngờ khả năng sư phạm của thầy cô, cố tình đặt ra những
câu hỏi lắt léo, hóc búa để thử tài thầy cô.
Bảng dưới đây là những đánh giá của học sinh về những khó khăn khi giao tiếp với
thầy cô trong nghiên cứu về sự lo lắng về tương tác với cha mẹ và thầy cô của học
sinh THCS ở huyện Bình Chánh, TP HCM:

- Ngoài ra, các em còn gặp khó khăn trong quan hệ xã hội với các vấn đề của
chính bản thân các em như
+ Khó khăn nhận thức: Thiếu niên có nhu cầu tìm hiểu, nhận xét, đánh giá về
những đặc điểm của bản thân. Các em thường có xu hướng tự đánh giá mình
cao hơn so với hiện thực, thích thổi phồng những khả năng của mình và để
chứng tỏ bản thân mình, các em thường tỏ ra bướng bỉnh ngang tàng, thậm chí
là có những hành động nguy hiểm mà các em hay nhầm lẫn là gan dạ, dũng
cảm. => Những suy nghĩ nông nổi và những đánh giá không đúng dẫn đến
những thất bại nho nhỏ, xích mích vụn vặt trong các mối quan hệ xã hội của
các em.
+ Khó khăn cảm xúc: Khi bước vào tuổi dậy thì, những thay đổi bất ngờ về tâm,
sinh lí khiến thiếu niên cảm thấy mặc cảm về ngoại hình, thường tỏ ra rụt rè
trong giao tiếp, ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh, bối rối trong việc xử lí
những vướng mắc của mình. Từ đó, các em trở nên không hài lòng với bản
thân, chán ghét chính mình. Những khó khăn cảm xúc lớn nhất xuất phát từ sự
đổ vỡ trong các mối quan hệ xung quanh, trẻ cảm thấy đơn độc, không thể hòa
nhập được với tập thể lớp, bạn bè và mọi người.

4. Các chủ đề có thể xây dựng và triển khai chương trình phòng ngừa
Dựa vào nhưng khó khăn trong học tập của học sinh THCS, các chủ đề có thể xây
dựng và triển khai chương trình phòng ngừa cho học sinh
- Kỹ năng học tập: Chương trình này sẽ giúp học sinh phát triển các kỹ năng học
tập cơ bản, chẳng hạn như kỹ năng ghi chép, kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng giải
quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phản b2 `az iện, kỹ năng tự học.
- Kỹ năng quản lý thời gian: Chương trình này sẽ giúp học sinh học cách quản
lý thời gian hiệu quả, chẳng hạn như lập kế hoạch học tập, phân bổ thời gian
hợp lý, và giải quyết các tình huống khẩn cấp.
- Kỹ năng ứng phó với căng thẳng: Chương trình này sẽ giúp học sinh học cách
ứng phó với căng thẳng trong học tập, chẳng hạn như thư giãn, tập thể dục, và
tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác.
- Động cơ học tập: Giúp học sinh tạo hứng thú, thói quen tự giác học tập
Dựa vào nhưng khó khăn trong quan hệ xã hội của học sinh THCS, các chủ đề có thể
xây dựng và triển khai chương trình phòng ngừa cho học sinh cần tập trung vào việc
giúp học sinh phát triển các kỹ năng cần thiết để giao tiếp, xây dựng và duy trì các
mối quan hệ xã hội. Các chủ đề cụ thể có thể bao gồm:
- Hiểu và nhận biết cảm xúc của bản thân: Học sinh cần hiểu và nhận biết
được cảm xúc của bản thân, bao gồm cả cảm xúc tích cực và tiêu cực. Điều này
sẽ giúp học sinh kiểm soát cảm xúc của bản thân và thể hiện cảm xúc một cách
lành mạnh.
- Giao tiếp hiệu quả: Học sinh cần biết cách giao tiếp hiệu quả với người khác,
bao gồm cả giao tiếp bằng lời nói và giao tiếp phi ngôn ngữ. Điều này sẽ giúp
học sinh xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
- Tôn trọng sự khác biệt: Học sinh cần tôn trọng sự khác biệt của người khác,
bao gồm cả sự khác biệt về ngoại hình, tính cách, sở thích, và hoàn cảnh. Điều
này sẽ giúp học sinh xây dựng các mối quan hệ xã hội bao dung và hòa nhập.
- Tự nhận thức: Học sinh cần được hiểu rõ về bản thân, bao gồm các điểm
mạnh, điểm yếu, sở thích, giá trị, và mục tiêu của bản thân. Điều này sẽ giúp
học sinh hiểu được những gì mình cần để xây dựng các mối quan hệ xã hội
lành mạnh.
- Kỹ năng giao tiếp: Học sinh cần được học cách giao tiếp hiệu quả, bao gồm cả
giao tiếp bằng lời nói và không lời. Điều này sẽ giúp học sinh thể hiện bản thân
một cách rõ ràng và dễ hiểu, đồng thời hiểu được những gì người khác đang
nói và nghĩ.
- Kỹ năng ứng phó với căng thẳng: Học sinh cần được học cách quản lý căng
thẳng một cách hiệu quả. Điều này sẽ giúp học sinh đối phó với những tình
huống khó khăn và tránh hành vi tiêu cực.
- Xây dựng mối quan hệ: Học sinh cần được học cách xây dựng các mối quan
hệ xã hội lành mạnh, bao gồm cả bạn bè, gia đình, và giáo viên. Điều này sẽ
giúp học sinh cảm thấy được yêu thương và hỗ trợ, đồng thời có thể phát triển
toàn diện.
- Bạo lực học đường: Học sinh tăng cường khả năng nhận diện các biểu hiện và
nguyên nhân của bạo lực học đường, chuẩn bị cho học sinh sự sẵn sàng về tâm
lý đấu tranh ngừa lại bạo lực và các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn.
- Xâm hại tình dục: Cung cấp cho học sinh những tri thức, kĩ năng cần giáo dục
để HS có thể phòng ngừa và ứng phó, xử lý được các tình huống có nguy cơ
xâm hại gặp phải trong cuộc sống hàng ngày một cách hiệu quả
- Kỹ năng hợp tác: Ví dụ như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán,..
- Kỹ năng quản lý cảm xúc: Ví dụ như kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng giải
tỏa cảm xúc,.
- Chủ đề giáo dục giới tính: Học sinh có thể hiểu được hệ thống kiến thức cơ
bản, chính xác, hữu ích về giới tính, những hành vi đúng trong quan hệ bạn bè,
trong mọi hoạt động của cuộc sống cũng như đặc điểm của bản thân khi bước
vào giai đoạn vị thành niên.
- Chủ đề phòng ngừa bắt nạt qua mạng: ố chủ đề giáo dục cho học sinh về
phòng ngừa bắt nạt qua mạng: Lợi ích, nguy cơ của internet và mạng xã hội;
Bắt nạt qua mạng và hệ quả đối với chúng ta; Đề phòng kẻ quấy rối, bắt nạt
trên không gian mạng; Bảo vệ thông tin cá nhân; Kĩ năng phòng ngừa và ứng
phó với những thông tin lừa đảo trên mạng; Nhận biết và phòng tránh những
nội dung độc hại, bạo lực trên mạng; Chúng ta được pháp luật bảo vệ trên
internet, mạng
xã hội; Kỹ năng tìm kiếm sự trợ giúp; Quy tắc ứng xử trên không gian mạng an
toàn, thân thiện và sáng tạo.
Theo nghiên cứu thực trạng hoạt động tham vấn tâm lý tại các trườngTHCS tỉnh
Tuyên Quang và Vĩnh Long, hoạt động nổi bật nhất trong hoạt động chương trình
phòng ngừa là hoạt động nhận diện các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng
học đường như tình trạng trốn học, bỏ học, bạo lực học đường,..Bên cạnh đó các
hoạt động phát triển kỹ năng sống của học sinh THCS cũng diễn ra khá thường xuyên.
Một số kỹ năng thường được chú ý đến như phòng tránh xâm hại tình dục, kỹ năng
học tập, giao tiếp, xây dựng mối quan hệ xã hội (nhóm đã nói ở trên). Điều này giúp
cho học sinh có vốn sống hơn, giúp đảm bảo sự phát triển cả về kiến thức, thái độ và
kỹ năng.

5. Dựa trên những khó khăn trên, nhà TLHĐ cần có những kiến thức và kĩ
năng nào?

Nhà tâm lý

Vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì và ổn định tình trạng tâm lý của
học sinh, giúp các em tư duy, suy nghĩ và nhìn nhận các vấn đề xung quanh
một cách đúng đắn.
- Tư vấn phụ huynh, giáo viên và những người khác có liên quan về: Vấn đề
học tập của học sinh và các yếu tố ảnh hưởng;
- Cung cấp thông tin và giới thiệu dịch vụ, nguồn lực hỗ trợ học sinh;
- Làm việc về những vấn đề liên quan tới bắt nạt/bị bắt nạt và bạo lực học
đường;
- Hợp tác cùng gia đình trong việc thực hiện các chiến lược giúp đỡ học
sinh;
- Thảo luận về các tình huống có nguy cơ cao và thực hiện các biện pháp
can thiệp;
- Nói chuyện và hỗ trợ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường phụ huynh
trong việc dạy và ứng xử với trẻ
- Chuyển các học sinh cần trị liệu đến các dịch vụ trợ giúp phù hợp.

Nhà TLHĐ cần có những kiến thức về:

● Sự phát triển tâm lý của học sinh: Nhà tâm lý cần hiểu được các giai đoạn
phát triển tâm lý của học sinh, bao gồm cả những thay đổi về nhận thức, cảm
xúc, hành vi,... để có thể hiểu và hỗ trợ học sinh một cách phù hợp.
● Các vấn đề tâm lý thường gặp ở học sinh: Nhà tâm lý cần nắm được các vấn
đề tâm lý thường gặp ở học sinh, chẳng hạn như trầm cảm, lo âu, rối loạn hành
vi, khó khăn trong học tập,... để có thể chẩn đoán và đưa ra phương pháp hỗ trợ
phù hợp.
● Các phương pháp hỗ trợ tâm lý cho học sinh: Nhà tâm lý cần nắm vững các
phương pháp hỗ trợ tâm lý cho trẻ, chẳng hạn như tham vấn tâm lý, trị liệu tâm
lý,... để có thể giúp trẻ giải quyết các vấn đề của mình.
● Kiến thức về văn hóa, xã hội: Ngoài ra, nhà tâm lý cần có kiến thức về các
lĩnh vực khác liên quan đến trẻ em, chẳng hạn như giáo dục, xã hội, văn hóa,...
để có thể hiểu và hỗ trợ trẻ một cách toàn diện.
● Kiến thức về chương trình phòng ngừa: Kiến thức về chương trình phòng
ngừa: Kiến thức này bao gồm các nguyên tắc, phương pháp xây dựng, triển
khai và đánh giá chương trình phòng ngừa. Từ đó, nhà tâm lý học xây dựng
chương trình phòng ngừa hiệu quả, phù hợp với nhu cầu của học sinh và nhà
trường.
Nhà TLHĐ cần có kĩ năng:

- Kỹ năng lắng nghe


- Kỹ năng xử lý sự im lặng
- Kỹ năng đặt câu hỏi
- Kỹ năng thông đạt
- Kỹ năng thấu hiểu
- Kỹ năng bộc lộ bản thân
- Kỹ năng phản hồi
- Kỹ năng đương đầu
- Kỹ năng diễn giảng
- Kỹ năng cung cấp thông tin
- Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ năng làm việc nhóm giúp nhà tâm lý học đường
phối hợp hiệu quả với các giáo viên, cán bộ nhà trường và các chuyên gia khác
trong việc hỗ trợ học sinh.
- Kỹ năng nghiên cứu: Kỹ năng nghiên cứu giúp nhà tâm lý học đường cập nhật
kiến thức mới và nâng cao năng lực chuyên môn.
- Kỹ năng tự quản lý: Kỹ năng tự quản lý giúp nhà tâm lý học đường duy trì tinh
thần, sức khỏe và hiệu quả công việc.
- Có khả năng giao tiếp tốt:
- Khả năng đoán biết, đánh giá những phản ứng của người khác
- Có khả năng biểu đạt rõ ràng bằng lời nói và bằng văn bản
- Có khả năng thương thuyết
- Kỹ năng tổ chức, quản lý, đánh giá chương trình phòng ngừa: Bao gồm kỹ
năng lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá chương trình phòng ngừa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Thị Mai Lan, Trần Lệ Thanh, Nguyễn Thị Mai Hoa, Nguyễn Văn Bàn,
Nguyễn Thanh Hoàng (2023), Hoạt động tham vấn tâm lý tại các trường THCS
trong bối cảnh hiện nay, Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc tế - Tâm lý học, giáo
dục học trong bối cảnh hiện nay.
2. Nguyễn Thị Mai Hương (2023), Thực trạng bắt nạt qua mạng của học sinh
THCS, vai trò của công tác xã hội trong phòng ngừa, giảm thiểu vấn đề này,
Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc tế - Tâm lý học, giáo dục học trong bối cảnh
hiện nay.
3. Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Minh Ngọc (2018), Áp lực tâm lý trong hoạt
động học tập của học sinh lớp 9, Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc tế tâm lý học
học đường lần 6.
4. Lê Thị Xuân Mai (2012), Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè học sinh
lớp 8,9 trường THCS Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, Luận văn thạc
sĩ tâm lý học.
5. Nguyễn Thị Ngọc, Đoàn văn Điều (2018), Sự lo lắng về tương tác với cha mẹ
và thầy cô của học sinh THCS ở huyện Bình Chánh, TP HCM, Kỉ yếu hội thảo
khoa học quốc tế tâm lý học học đường lần 6.
6. Modul 5 - Tư vấn và hỗ trợ học sinh tiểu học/THCS/THPT trong hoạt động
giáo dục và dạy học, Chương trình ETEP - Bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt
cán, BGD&ĐT
7. ThS. Lý Minh Tiên - TS. Nguyễn Thị Tứ (Chủ biên), Giáo trình tâm lý học lứa
tuổi, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

You might also like