You are on page 1of 17

NHÓM 6

ĐỀ TÀI: “ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC LÀM THÊM ĐẾN SINH


VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI”
 
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo báo Lao động và tuổi trẻ, đối tượng lao động tại Việt Nam hiện nay
chiếm số lượng đông đảo những người trẻ ở độ tuổi 18 – 23 tuổi, nhất là đối tượng
sinh viên theo học tại các trường Cao đẳng, Đại học trên toàn quốc. Sinh viên được
xem là lực lượng lao động vừa có sức khỏe tốt, vừa có tri thức và cả sức lao động
chân tay, do đó các em có thể làm thêm bất cứ ngành nghề nào phù hợp. Đây là
cách để sinh viên vừa có thể kiếm thêm thu nhập để phục vụ nhu cầu thiết yếu của
bản thân, giảm áp lực kinh tế cho gia đình vừa giúp các bạn sinh viên có thêm
những kinh nghiệm làm việc, thực hành thực tế. Tuy nhiên, nhóm tuổi sinh viên
cũng được cho rằng phải dành thời gian cho việc học tập để phục vụ cho lực lượng
lao động tri thức chất lượng cao của đất nước trong tương lai và không nên làm
thêm vì làm thêm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng tập trung của các
em vào các hoạt động tiếp thu thêm tri thức chuyên ngành cần thiết trên lớp cũng
như các thời gian tự trau dồi tri thức thêm tại nhà. 
Sinh viên Ngoại Thương từ trước đến nay vẫn được biết là những sinh viên
giỏi, hoạt bát, năng động, dễ thích ứng với các môi trường làm việc khác nhau nên
không khó để bắt gặp những bạn sinh viên Ngoại thương vừa đi học, vừa đi làm
trong trường. Tuy nhiên, liệu việc cùng một lúc làm cả hai việc có ảnh hưởng đến
kết quả học tập cũng như kết quả đầu ra của sinh viên Ngoại thương. Đây là vấn đề
được rất nhiều các bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất của trường quan
tâm. Đó là lý do thôi thúc nhóm nghiên cứu chọn đề tài “Ảnh hưởng của việc làm
thêm đến sinh viên trường đại học Ngoại thương Hà Nội”. Chúng tôi mong rằng
đề tài nghiên cứu này có thể giúp các bạn khóa mới có thể tham khảo để đưa ra
những quyết định sáng suốt để đạt được kết quả tốt nhất trong những năm Đại học
đầy kỷ niệm đáng nhớ. 
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Việc làm thêm ảnh hưởng tốt hay xấu đến sinh viên là một đề tài không quá
mới mẻ nhưng chưa bao giờ hết “hot” hay ngừng được quan tâm bởi giới trẻ và các
bậc phụ huynh. Nó thường xuyên được đề cập trên báo dân trí hay các thời báo
tuổi trẻ, các công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước với mong muốn giúp các
bạn sinh viên lựa chọn được những hướng đi đúng đắn để có thể phát triển tích cực
và thành công trong tương lai. Tuy nhiên, do hệ thống giáo dục và phương pháp
học tập của mỗi nước trên thế giới là khác biệt, vậy nên nghiên cứu này nhóm tác
giả xin phép được thu nhỏ phạm trù nguồn tài liệu nghiên cứu trong khuôn khổ
nước ta - Việt Nam để phù hợp với phạm trù sinh viên nghiên cứu và các bạn đọc
khi tìm hiểu về đề tài.
Việc làm thêm ở nước ta hiện nay được hiểu là việc làm bán thời gian (việc
part-time), thường kéo dài trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 giờ mỗi ngày hoặc ít
hơn tùy vào tính chất của mỗi công việc. Hay một khái niệm khác do Công ước số
175, năm 1994 về việc làm bán thời gian của ILO (International Labour Office -
Tổ chức Lao động Quốc tế), người làm bán thời gian được định nghĩa là người có
số giờ làm việc bình thường ít hơn những người làm việc toàn thời gian. Công ước
cũng chỉ ra rằng, ngưỡng thông thường để chia công nhân thành lao động toàn thời
gian hay bán thời gian thay đổi tùy thuộc vào mỗi quốc gia, nhưng thường trong
khoảng từ 30-35 giờ mỗi tuần.
Khác với hình thức việc làm toàn thời gian hay còn gọi là full-time thì các
công việc làm thêm thường không cố định, đôi khi cũng không bắt buộc bạn phải
đến công ty để làm, bạn có thể làm tại nhà, gia đình của bạn, bạn được lựa chọn
môi trường và cách thức việc làm cũng như thời gian để bạn có thể làm việc.
Thông qua việc tham gia các hoạt động giao tiếp bắt buộc trong quá trình đi
làm thêm, sinh viên có thể tự học được những kỹ năng mềm thường không được
dạy trong trường. Đây là các yếu tố giúp các sinh viên tạo dựng mối quan hệ với
bạn bè, cũng như hình thành được kỹ năng phản xạ giao tiếp chuyên nghiệp, phục
vụ thiết yếu cho công việc của chúng ta trong tương lai. 
Hiện nay, kỹ năng mềm ngày càng được chứng minh có một vai trò to lớn
trong cuộc sống và công việc. Theo một số nghiên cứu gần đây, nhóm người lọt
top người giàu có nhất trên thế giới đều là những người có chỉ số EQ cao. Thực tế
cho thấy, những người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn,
75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị (Theo tài
liệu: https://nctu.edu.vn/ky-nang-mem-ky-nang-cua-su-thanh-cong). Bên cạnh đó,
những người sử dụng lao động thường rất coi trọng các kỹ năng mềm, bởi đó là
một nhân tố quan trọng để đánh giá rất hiệu quả công việc cùng với trình độ
chuyên môn và kinh nghiệm làm việc. Khi bạn có khả năng xử lý tình huống tốt,
không chỉ dừng lại ở biết và làm được, mà nó đạt đến trình độ thuần thục, linh hoạt
và chuyên nghiệp sẽ được các nhà tuyển dụng coi trọng. 
Theo nghiên cứu của tác giả Trần Thu Hương về “Nữ sinh viên với việc
làm thêm” ,ta thấy được mặt tốt và mặt trái của việc làm thêm đối với sinh viên nữ
của Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn nói riêng và toàn bộ sinh viên nói
chung. Nghiên cứu đã đưa ra những con số chính xác, những đối tượng nữ sinh
viên với tình trạng học lực cụ thể và những tác động của việc làm thêm đối với
từng đối tượng sinh viên đó như thế nào. Qua đó, nhà nghiên cứu đã giúp sinh viên
có một cái nhìn bao quát và thực trạng của việc làm thêm và tác động của nó tới
từng đối tượng sinh viên để họ có thể nhìn vào, đối chiếu với bản thân thực tại và
cuối cùng có thể đưa ra quyết định sáng suốt nhất với việc nên hay không nên đi
làm thêm khi còn là sinh viên.
Hay một nghiên cứu khác của tác giả Đỗ Kiên Trung về “Sinh viên và việc
làm thêm” không chỉ ra nguyên nhân sinh viên đi làm thêm và bài học, ý nghĩa
triết lý mà trong nghiên cứu này tác giả còn cho ta thấy sự đa dạng của việc làm
thêm cho sinh viên hiện nay. Hiện nay, việc làm thêm cho sinh viên không còn chỉ
là những công việc đơn giản như làm gia sư hay phát tờ rơi, mà ngày nay công việc
của sinh viên đã đa dạng lên rất nhiều, rất nhiều nhà tuyển dụng đã đưa ra những vị
trí phù hợp với sinh viên từng ngành nghề khác nhau, giúp họ không những kiếm
thêm được thu nhập mà còn bổ sung được cả kỹ năng mềm xã hội yêu cầu lẫn kiến
thức chuyên ngành cần thiết. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chỉ ra được sự lạm dụng
sức lạm lao động của sinh viên trong việc làm thêm hiện nay với mức mức lương
không phù hợp khi làm thêm ở các quán cà phê như The Coffee House. Nó là một
mặt tối cần được chính phủ quan tâm và có những giải quyết nhanh chóng để tránh
mất đi những lao động chất lượng cao quan trọng trong tương lai.
Ngoài ra, còn có báo cáo của tác giả Bùi Bảo Ngọc -“Sinh viên & việc làm
thêm” và nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Như Ý (2012) - “Khảo sát nhu cầu
làm thêm của sinh viên Đại học Cần Thơ” đã phân tích và thống kê cho ta 10
nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi làm thêm của sinh viên giúp chúng ta hiểu một
cách rõ ràng nhất về lý do đi làm thêm của sinh viên và tâm lý của nhiều đối tượng
sinh viên với việc làm thêm.
Các công trình nghiên cứu, báo cáo kể trên đã đưa ra góc nhìn đa chiều và
cách tiếp cận đa dạng về đề tài nghiên cứu. Phần đông nghiên cứu đến từ góc nhìn
của các Tiến sĩ, Thạc sĩ các trường Đại học giúp ích trong việc phát triển nguồn tài
liệu phù hợp xu hướng phát triển của xã hội và nhu cầu của độc giả. Ngoài ra,
những nghiên cứu còn lại chỉ ra tình hình sinh viên đi làm thêm có ảnh hưởng đến
kết quả học tập tại trường Đại học. Từ đó trở thành nguồn tài liệu tham khảo hữu
ích cho các cơ sở đào tạo tận dụng nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo,
công tác tư tưởng, dẫn đến nâng cao chất lượng đầu ra sinh viên. Ngoài ra, tất cả
những công trình nghiên cứu trước đều là tiền đề cho sự hoàn thiện của các nghiên
cứu sau này đã cung cấp những nguồn thông tin, tri thức có giá trị cho những
người nghiên cứu sau như chúng tôi có điều kiện triển khai và hoàn thành nghiên
cứu của mình.
Nhìn chung, các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra được lợi ích và tác hại của
việc làm thêm đối với sinh viên, tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nêu trên vẫn
còn khoảng trống và khoảng trống lớn nhất nhóm tác giả nhận thấy và mong muốn
lấp đầy đó là đã có rất nhiều công trình đưa ra những ảnh hưởng tốt và xấu của
việc làm thêm đối với sinh viên, chia đối tượng cụ thể cho từng loại ảnh hưởng
nhưng chưa nghiên cứu nào đưa ra biện pháp để sinh viên khắc phục và cân bằng
giữa việc làm thêm và học tập để sinh viên khi ra trường vừa có thể có một lượng
kiến thức chuyên ngành thích hợp, vừa có một lượng kỹ năng mềm nhất định để
không quá bỡ ngỡ vì sự khác biệt giữa lý thuyết và thực hành. Hơn thế nữa, trong
các nghiên cứu cũng chưa có nghiên cứu nào cụ thể và mang tính áp dụng với đối
tượng cụ thể là sinh viên Đại học Ngoại thương. Vì vậy, nhóm tác giả cho rằng có
một vài khoảng trống trong các nghiên cứu kể trên có ảnh hưởng đến nhận thức
của sinh viên về việc làm thêm. Đây chính là căn cứ quan trọng để nhóm tác giả
lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của việc làm thêm đến sinh viên trường Đại học
Ngoại thương”- một nghiên cứu không có sự trùng lặp với các nghiên cứu trước
đó.
 
3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục đích của đề tài
Thông qua việc tìm hiểu về ảnh hưởng của việc làm thêm đối với sinh viên góp
phần đưa ra góc nhìn tổng quan, từ đó sinh viên có thể bồi đắp tri thức và kĩ năng
để tự đưa ra quyết định về việc đi làm thêm nói riêng và các hoạt động khác trong
khoảng thời gian học tại Đại học Ngoại thương. Đồng thời, giúp các bạn sinh viên
trường ta có thêm những phương hướng đúng đắn để cân bằng giữa làm thêm và
học tập để đạt được kết quả ở mức tốt nhất trong những năm tháng ngồi dưới mái
Ngoại thương thân thương.
3.2. Mục tiêu của đề tài
Tìm ra thời lượng, mục đích sinh viên Đại học Ngoại thương dành thời gian đi làm
thêm.
Đưa ra cách cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng từ việc làm thêm đến cuộc sống của
sinh viên Đại học Ngoại thương.
4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 Khách thể nghiên cứu: Sinh viên đang theo học tại Đại học ngoại thương và
làm thêm 
 Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của việc làm thêm đến sinh viên trường
Đại học ngoại thương
 Đối tượng khảo sát: Nhóm sinh viên Đại học ngoại thương từ K56-K59
 Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của việc
làm thêm đến sinh viên Đại học ngoại thương 
 Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trong trường Đại học ngoại thương
 Về thời gian: Các thông tin và số liệu phản ánh trong đề tài tập trung chủ
yếu trong khoảng 2017 đến 2021 cũng như đưa ra các giải pháp cho sinh
viên trong các năm tiếp theo
5. Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài, cần phải có phương pháp nghiên cứu
một cách phù hợp, cụ thể nhằm được kết quả tốt, phục vụ cho yêu cầu của nghiên
cứu. Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu, tuy nhiên trong đề tài này, chúng tôi sử
dụng một số phương pháp chủ yếu như sau
5.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu các văn bản, sách báo, tài liệu lý luận
khác nhau về việc làm thêm, sinh viên đi làm thêm, các nhân tố ảnh hưởng của
việc làm thêm đối với sinh viên để tìm kiếm những kiến thức lý thuyết phục vụ cho
mục đích nghiên cứu của đề tài 
Phương pháp phân tích và tổng hợp: phân tích những lý thuyết tìm được thành
những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ để nhận thức, phát hiện và khai
thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết. Từ đó chọn lọc những thông tin cần
thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, liên kết chúng lại tạo ra một hệ thống lý thuyết
mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề ảnh hưởng của việc làm thêm đối với sinh viên
Đại học Ngoại thương.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tế
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Chúng tôi sử dụng phương pháp khảo sát và thống kê mô tả theo các bước
sau:

- Phỏng vấn các giảng viên dạy tâm lý học, các giảng viên dạy kỹ năng, các
anh chị cựu sinh viên Đại học Ngoại thương khóa trước đã ra trường để đưa
ra bảng hỏi
- Phỏng vấn thử các sinh viên Đại học Ngoại thương để kiểm tra bảng hỏi,
đưa ra được bảng hỏi chính thức
- Khảo sát theo mẫu
- Sử dụng phần mềm SPSS xử lý số liệu và đưa ra các kết luận khoa học.
5.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính:
Chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu mô tả theo các bước sau:

- Phỏng vấn các giảng viên dạy tâm lý học, các giảng viên dạy kỹ năng, các
anh chị cựu sinh viên Đại học Ngoại thương khóa trước đã ra trường để đưa
ra bảng hỏi
- Phỏng vấn các sinh viên Đại học Ngoại thương để thu thập dữ liệu.
PHẦN NỘI DUNG

Chương 1. Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của việc làm thêm đến sinh viên 
1.1. Các khái niệm
1.2. Phân loại các việc làm thêm
1.3. Ảnh hưởng của việc làm thêm đối với sinh viên
1.3.1. Ảnh hưởng tích cực
1.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực
1.4. Thực trạng về sinh viên làm thêm hiện nay

Chương 2. Thực trạng việc làm thêm ảnh hưởng tới sinh viên Đại học Ngoại
thương Hà Nội hiện nay
2.1. Thực trạng về việc làm thêm của sinh viên Ngoại thương hiện nay
2.2. Ảnh hưởng của việc làm thêm đối với sinh viên Ngoại thương
2.2.1. Ảnh hưởng tích cực
2.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực
2.2.3. Mức ảnh hưởng của việc làm thêm lên từng nhóm sinh viên
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng làm thêm của sinh viên Đại học Ngoại
thương
2.3.1. Chương trình đào tạo của nhà trường
2.3.2. Môi trường đào tạo

Chương 3. Giải pháp cho việc cân bằng giữa học tập và làm thêm của sinh
viên Đại học Ngoại thương Hà Nội
3.1. Phương pháp để sinh viên tự đánh giá năng lực và xếp loại đối tượng cho bản
thân khi cân nhắc lựa chọn việc làm thêm
3.1.1. Lập bảng đánh giá năng lực cá nhân
3.1.2. So sánh năng lực bản thân với từng nhóm đối tượng nghiên cứu đã
đưa ra để tìm ra phương hướng học tập và phát triển phù hợp
3.2. Phương pháp để sinh viên cân bằng giữa học tập, làm thêm và sinh hoạt để đạt
kết quả tốt nhất
3.2.1. Tập xây dựng thời gian biểu, sắp xếp lịch trình hàng ngày
3.2.2. Xây dựng chế độ tập luyện và ăn uống lành mạnh hàng ngày
3.2.3. Lập danh sách công việc làm thêm mình mong muốn làm để so sánh
với bản đánh giá năng lực bản thân
3.2.4. Lựa chọn
XỬ LÝ SỐ LIỆU KHẢO SÁT
Phần I: Câu hỏi thông tin cá nhân

Câu 1:
Sau khi thực hiện khảo sát với toàn bộ sinh viên đều là sinh viên học tại
trường Đại học Ngoại Thương, ta thấy có tất cả 77 câu trả lời trong đó có 75,7% là
nam và 24,3% là nữ

Câu 2:
Với 74 câu trả lời khảo sát về hoàn cảnh sống của các bạn sinh viên trường
đại học Ngoại Thương chúng ta có kết quả phần lớn (50%) các bạn sinh viên đang
ở cùng gia đình, một số khác ở cùng bạn bè (32,4%) và sống một mình (16,2%)
Câu 3:
Đa số các bạn sinh viên tham gia khảo sát trả lời rằng họ đang là sinh viên
năm nhất (45,9%) và sinh viên năm 3 (41,9%)

Câu 4:
75 bạn sinh viên được hỏi cho biết chuyên ngành các bạn đang theo học ở
nhiều khoa khác nhau trong đó khoa kinh tế quốc tế chiếm tỷ lệ cao nhất (20%) kế
đó là kinh tế đối ngoại và tài chính ngân hàng

Câu 5:
Hầu hết các bạn được hỏi đã và đang có công việc part time trong đó có 50%
là đang có công việc part time và 25,3% đã từng có công việc làm thêm ngoài giờ
học cho thấy mức độ phổ biến của việc các bạn sinh viên đại học Ngoại Thương
tham gia những công việc làm thêm.

Phần II: Câu hỏi chung về việc làm thêm


Câu 1:
Khi được hỏi về công việc làm thêm các bạn sinh viên Ngoại Thương đã và
đang tham gia có tất cả 56 câu trả lời với nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó có
đến 32,1% các bạn được hỏi đã và đang là gia sư, trợ giảng kế tiếp các ngành nghề
linh động thời gian như nhân viên phục vụ tại các nhà hàng và quán ăn là 21,4%
hay nhân viên bán hàng là 23,2%. Đối với các công việc văn phòng như nhân viên
marketing, nhân viên sales, nhân viên chăm sóc khách hàng,.. con số nhận được là
19,6%. Những công việc kế trên mang tính chất thời vụ, có ca phân công cụ thể và
không chiếm quá nhiều thời gian của các bạn sinh viên nên được lựa chọn nhiều,
các công việc như tự kinh doanh hay nhân viên giao hàng có khối lượng công việc
lớn hơn và có thể gián đoạn thời gian học tập nên rất ít các bạn sinh viên được hỏi
trong khảo sát lựa chọn.
Câu 2:
Khi đặt ra câu hỏi về thời gian dành cho việc làm thêm mỗi tuần, nhóm đã
chia ra 4 mốc thời gian trong đó có 39% các bạn sinh viên Ngoại Thương được hỏi
cho biết họ dành dưới 10 tiếng 1 tuần để làm thêm, con số này giảm dần với cường
độ 10-20 tiếng 1 tuần (32,1%), 20-30 tiếng 1 tuần (16,1%) và trên 30 tiếng 1 tuần
là 12,5 %. Những chỉ số trên cho thấy sinh viên đại học Ngoại Thương dành
khoảng thời gian và cường độ vừa phải cho việc làm thêm để không quá ảnh
hưởng tới thời gian học và nghỉ ngơi. Nguyên nhân thời gian làm việc với cường
độ vừa phải chủ yếu từ việc lựa chọn các công việc part time có chia ca như gia sư,
trợ giảng, nhân viên bán hàng, nhân viên văn phòng hoặc nhân viên phục vụ nhà
hàng.

Câu 3:
Quan sát thống kê bảng khảo sát cho thấy phần lớn các bạn sinh viên được
hỏi lý do quyết định đi làm thêm có câu trả lời là mong muốn có thêm thu nhập
(80%), 39 bạn được hỏi họ muốn có thêm trải nghiệm thực tế khi tham gia làm
thêm. Qua bảng khảo sát nguyên nhân các bạn có nhu cầu đi làm thêm đều xuất
phát từ mong muốn cá nhân là có thêm thu nhập, được trải nghiệm và có thêm vốn
kỹ năng sống để phát triển bản thân chứ không do thúc ép từ gia đình và bạn bè.
Có thể thấy phần lớn các bạn sinh viên có suy nghĩ tích cực và mong muốn chính
đáng khi lựa chọn các công việc part time vì vậy thời gian dành cho công việc
không chiếm quá nhiều quỹ thời gian của các bạn và các bạn vẫn có thể học hỏi
trau dồi kiến thức ngoài phạm vi trường học.

Phần III: Ảnh hưởng của việc làm thêm đến sinh viên
Câu 1: Những ảnh hưởng tích cực của việc làm thêm đến sinh viên Đại học
Ngoại thương

Tổng hợp số điểm:


 Đủ chi tiêu nhu cầu cơ bản: 203 điểm
 Đủ tiêu cho các nhu cầu khác: 183 điểm
 Có kinh nghiệm cho nghề nghiệp tương lai: 210 điểm
 Làm đẹp CV: 176 điểm
 Mở rộng các mối quan hệ: 202 điểm
 Trau dồi kỹ năng, phát triển bản thân: 219 điểm
 Có trải nghiệm thực tế: 216 điểm

Nhìn vào kết quả trên, ta có thể thấy các ảnh hưởng tích cực so với nhau có thang
điểm khá đồng đều, không ảnh hưởng nào được đánh giá vượt trội và cũng không
ảnh hưởng nào được đánh giá thấp hơn cả. Sự chênh lệch giữa ảnh hưởng được
đánh giá cao nhất và đánh giá thấp nhất chỉ là 43 điểm. Lý do bởi lẽ mỗi cá nhân
sinh viên lựa chọn mục đích việc làm thêm cũng như tính chất công việc làm thêm
khác nhau: Có sinh viên lựa chọn việc làm thêm để đáp ứng những nhu cầu cơ bản
và các nhu cầu khác, sẽ ưu tiên công việc kiếm được nhiều tiền hơn. Ngược lại, có
sinh viên lựa chọn việc làm thêm để tăng trải nghiệm, kinh nghiệm cá nhân, đầu tư
cho tương lai, sẽ ưu tiên công việc thực tập lương thấp nhưng đổi lại việc được học
hỏi, thực hành. Điều này xuất phát từ nhiều yếu tố như hoàn cảnh gia đình, sở thích
cá nhân, mục tiêu sự nghiệp ...

Tuy nhiên, đối với sinh viên đại học Ngoại thương, phần lớn các bạn đều khá năng
động và có suy nghĩ dài hạn là ưu tiên cho sự nghiệp, tương lai hơn việc kiếm thu
nhập ngắn hạn, nên những ảnh hưởng tích cực sau đây vẫn được đánh giá cao nhất
trong các ảnh hưởng: thứ nhất là trau dồi kỹ năng, phát triển bản thân (219 điểm),
thứ hai là có trải nghiệm thực tế (216 điểm) và thứ ba là có kinh nghiệm cho nghề
nghiệp tương lai (210 điểm). Điều này có thể giải thích trực tiếp bởi môi trường
giáo dục cũng như môi trường hoạt động ngoại khóa trong sinh viên đại học Ngoại
thương, đã hình thành nên tư duy định hướng dài hạn cho các bạn sinh viên, cũng
như định hướng sự nghiệp rõ ràng trong các bạn. Vì thế, từ khi còn năm nhất, phần
lớn các bạn đã định hướng được lộ trình sự nghiệp trong tương lai của mình và bắt
đầu từng bước ngay từ trên ghế nhà trường để đạt được sự nghiệp đó.

Một điểm đáng ngạc nhiên là ảnh hưởng của việc làm thêm đến việc làm đẹp CV
đối với các bạn sinh viên Ngoại thương lại được đánh giá khá thấp. CV là hồ sơ
quan trọng để các bạn thể hiện kinh nghiệm làm việc trong quá khứ của mình,
nhưng có thể thấy sinh viên Ngoại thương ngày nay coi trọng trải nghiệm thực tế
và thực lực thật sự của bản thân hơn là kinh nghiệm được viết trong CV. Điều này
cũng có thể coi là một ảnh hưởng tích cực của công việc làm thêm thực tế đến các
bạn trẻ, đó là giúp các bạn trưởng thành hơn.
Câu 2: Những kỹ năng mềm sinh viên Ngoại thương học được qua quá trình
làm thêm:

Bảng kết quả khảo sát trên cho thấy: Kỹ năng mềm các bạn sinh viên Ngoại
thương tiếp thu được nhiều nhất từ việc đi làm thêm là kỹ năng giao tiếp/ứng xử
(92,7%), sau đó là kỹ năng xử lý và giải quyết vấn đề (72,7%), kỹ năng thích nghi
và kỹ năng quản lý thời gian cùng xếp thứ ba (67,3%). Một số kỹ năng khác lần
lượt là kỹ năng quản lý tài chính (49,1%), kỹ năng làm việc nhóm (49,1%), kỹ
năng tổ chức công việc (41,8%), kỹ năng sáng tạo (29,1%) và kỹ năng lãnh đạo
(29,1%). Có thể thấy, các kỹ năng được đánh giá là các bạn có thể tiếp thu nhiều
nhất từ một công việc làm thêm thuộc nhóm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết
vấn đề và kỹ năng quản lý bản thân. Sau đó mới đến kỹ năng làm việc nhóm và
chiếm tỷ lệ thấp nhất là kỹ năng sáng tạo cũng như lãnh đạo. Điều này khá dễ hiểu
vì khi đi làm thêm, các bạn sinh viên thường sẽ giữ những vị trí khá thấp, đòi hỏi
việc phải giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau (nội bộ: trưởng phòng, các nhân
viên khác … bên ngoài: khách hàng, đối tác …) và thường công việc sẽ đòi hỏi
phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Bên cạnh kỹ năng giao tiếp tất yếu phải là
kỹ năng giải quyết vấn đề, vì công việc nhỏ nên các vấn đề nhỏ cũng rất dễ phát
sinh. Khi đó, điều các bạn sinh viên không thể làm là khiếu nại và đề nghị thay đổi
quy trình công ty, thay vào đó, các bạn phải tự ứng biến để giải quyết tình huống.
Đó cũng là một phần của kỹ năng thích nghi. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên cũng
phải tập thích nghi với môi trường làm việc, văn hóa công ty cũng như những trải
nghiệm thực tế về ngành mà không có trong sách vở.
Đứng sau các kỹ năng trên là các kỹ năng quản lý cá nhân. Đây cũng là
nhóm kỹ năng các bạn sinh viên có thể rèn luyện nhiều nhất qua việc đi làm thêm.
Bởi lẽ các bạn vẫn còn phải dành thời gian hoàn thành việc học, nên việc quản lý
thời gian sao cho cân bằng giữa việc học và việc làm thêm là rất quan trọng. Bên
cạnh đó, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân cũng quan trọng không kém khi phần
lớn các bạn có nguồn thu nhập đầu tiên trong cuộc đời qua việc làm thêm.
Cuối cùng, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sáng tạo và kỹ năng lãnh
đạo là ba kỹ năng khá ít các bạn sinh viên học được từ công việc làm thêm.
Bởi lẽ khi làm công việc part-time (bán thời gian), phần lớn các bạn sẽ làm
việc độc lập, làm việc theo quy trình có sẵn và các bạn chưa đủ năng lực để
quản lý một dự án, một tổ đội. Vì thế, những kỹ năng này khó có thể học
được từ một công việc làm thêm. Thay vào đó, các bạn sinh viên lựa chọn
trau dồi những kỹ năng này thông qua việc làm việc nhóm trên lớp hoặc
tham gia câu lạc bộ nhiều hơn.

Câu 3: Những ảnh hưởng tiêu cực của việc làm thêm đến sinh viên Đại học
Ngoại thương

Tổng hợp số điểm:

 Tổn hại đến sức khỏe thể chất (kiệt sức, ốm, mệt mỏi,...): 157 điểm
 Tổn hại đến sức khỏe tinh thần: 150 điểm
 Thời gian bị thu hẹp: 188 điểm
 Sao nhãng học tập: 143 điểm
 Kết quả học tập giảm sút rõ rệt: 122 điểm
 Có khả năng bị lừa đảo: 119 điểm
Có thể thấy, so với những ảnh hưởng tích cực, những ảnh hưởng tiêu cực
được đánh giá thấp hơn hẳn. Có thể thấy sinh viên Đại học Ngoại thương không bị
ảnh hưởng quá tiêu cực bởi việc làm thêm. Tuy nhiên, ảnh hưởng tiêu cực nhất một
công việc làm thêm mang lại, theo điều tra trên, là thời gian bị thu hẹp. Thời gian
bị thu hẹp dẫn đến việc các bạn sinh viên không có thời gian chăm sóc bản thân,
dẫn đến tổn hại đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Đây cũng là hai ảnh hưởng tiêu
cực đứng sau vấn đề về thời gian.

Ảnh hưởng tiêu cực tiếp theo đó là sao nhãng học tập. Tuy nhiên, điều bất
ngờ là kết quả học tập giảm sút rõ rệt hầu như không phải ảnh hưởng tiêu cực của
việc làm thêm. Điều này cho thấy, tuy có phần sao nhãng vì việc làm thêm, nhưng
phần lớn các bạn sinh viên đại học Ngoại thương vẫn duy trì được kết quả học tập
của mình. 

Ảnh hưởng tiêu cực xếp cuối cùng là khả năng bị lừa đảo. Hiện nay, với sự
phát triển của mạng xã hội và công nghệ thông tin nói chung, khả năng các bạn
sinh viên bị lừa đảo cũng ít đi. Dễ dàng tìm hiểu về một công ty và sự cảnh giác
giúp các bạn sinh viên đại học Ngoại thương dễ dàng tránh được những trường hợp
lừa đảo.

TỔNG KẾT
Câu 1: Mức độ đáp ứng kỳ vọng của công việc làm thêm với sinh viên Ngoại
thương

Có thể thấy, phần lớn thái độ của các bạn sinh viên là hài lòng với công việc
làm thêm hiện tại, với 48,2% câu trả lời “Có” và 46,4% câu trả lời “Trung bình”.
Chỉ có 5,4% câu trả lời là “Không”. Sự hài lòng với công việc làm thêm hiện tại là
bởi các bạn sinh viên đặt kỳ vọng khá rõ ràng cũng như nhận thức được những khó
khăn về công việc này ngay từ lúc bắt đầu.

Câu 2: Dự định về công việc làm thêm trong tương lai:

Nghịch lý là tuy gần 100% các bạn sinh viên Đại học Ngoại thương tham gia
khảo sát hài lòng hoặc có thái độ trung bình với công việc làm thêm hiện tại,
nhưng chỉ 32,1% các bạn có dự định tiếp tục công việc làm thêm hiện tại. Có đến
55,4% các bạn sinh viên lựa chọn một việc làm thêm với, 28,6% sinh viên dự định
nghỉ làm thêm và tham gia các hoạt động khác và chỉ 1,8% sinh viên chuẩn bị cho
công việc full-time (toàn thời gian). Tuy nhiên, điều này có thể giải thích bằng lý
do vì phần lớn các bạn coi công việc làm thêm là một trải nghiệm thực tế, nên sau
khi trải nghiệm một công việc làm thêm xong, các bạn có nhu cầu thay đổi sang
một công việc mới để có trải nghiệm mới. 

You might also like