You are on page 1of 5

THAM LUẬN VỀ HỌC TẬP

ĐẠI HỘI ĐOÀN NHIỆM KỲ 2021-2022


Kính thưa Đoàn chủ tịch đại hô ̣i!
Kính thưa các đồng chí đại biểu dự đại hội!
Trước hết, tôi hoàn toàn nhất trí với bản báo cáo tổng kết công tác Đoàn và
phong trào thanh niên nhiệm kì 2020-2021 cũng như bản báo cáo các phương
hướng nhiệm kì 2021-2022 mà Đoàn chủ tịch vừa trình bày trước Đại hội.
Sau đây, tôi xin thay mặt chi Đoàn Anh 11A1 trình bày tham luận trước Đại
hội về Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập các môn
văn hóa.

I. Vai trò học tập các môn văn hóa


Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa với mục đích
hướng tới hội nhập quốc tế. Trong những nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ tới
sự phát triển của đất nước chính là nguồn nhân lực, vì con người là mô ̣t trong
những lực lượng lao đô ̣ng chính, trực tiếp đối mă ̣t với những thách thức, tiêu
chuẩn mà thời kì công nghiê ̣p hóa – hiê ̣n đại hóa đề ra. Chính những học sinh
chúng ta – các thế hê ̣ kế tiếp những người đi trước – là những người sẽ tham
gia vào công cuô ̣c xây dựng đất nước. Học tâ ̣p các môn văn hóa là mô ̣t trong
những cách tiếp nhâ ̣n kiến thức để hoàn thành nhiê ̣m vụ đó.

II. Hiêṇ trạng


Mô ̣t trong những nhiê ̣m vụ quan trọng tại trường học là đào tạo để cung
cấp mô ̣t lực lượng lao đô ̣ng đạt chuẩn, chất lượng toàn diê ̣n. Do đó những
Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập các môn văn hóa
là mô ̣t trong những vấn đề cần quan tâm, đă ̣c biê ̣t là ở những trường THPT
chuyên - nơi có sự thiếu cân bằng giữa chuyên môn và các môn văn hóa
khác.
Như chúng ta đã biết, chất lượng giáo dục và đào tạo trong những năm
qua đã có nhiều chuyển biến tích cực: kết quả thi tốt nghiê ̣p THPT cao, nhiều
người đỗ trường đại học mình mong muốn,… Tuy nhiên, trước những đòi hỏi
ngày càng cao của xã hô ̣i cũng như diễn biến phức tạp của dịch Covid-19,
học sinh vẫn cần học đầy đủ các môn văn hóa, rèn luyê ̣n toàn diê ̣n theo đúng
quy định, hướng dẫn của từng giai đoạn phát triển nên không thể tránh khỏi
mô ̣t vài thắc mắc… Ví dụ như nên học môn gì? Học với phương pháp như
thế nào? Học khối nào? Học để thi đạt kết quả tốt ra sao?… cùng muôn vàn
câu hỏi khác.
Do vâ ̣y, để góp phần giải quyết vấn đề đó, tôi xin trình bày với Đại hô ̣i
những suy nghĩ của mình về mô ̣t số nguyên nhân cũng như biê ̣n pháp nhằm
nâng cao chất lượng, hiê ̣u quả học tâ ̣p các môn văn hóa như sau.

III. Nguyên nhân


Nguyên nhân khiến cho viê ̣c học tâ ̣p nói chung và học các môn văn hóa
nói riêng không đạt hiê ̣u quả như mong muốn có nhiều nguồn gốc, cụ thể:

Từ phía học sinh, có thể do những lí do sau đây:
 Nhiều học sinh không có hứng thú học tâ ̣p đủ các môn văn hóa mà
thường chỉ quan tâm tới các môn mình yêu thích hoă ̣c môn liên quan
tới chuyên ngành sau này, do vâ ̣y sự tiếp thu kiến thức liên môn ngày
càng khó khăn và thiếu hụt. Đây là tình trạng vô cùng phổ biến, đă ̣c
biê ̣t là ở môi trường trường chuyên.
 Tinh thần tự giác, kỉ luâ ̣t của bản thân chưa cao. Tinh thần chủ đô ̣ng,
sáng tạo trong học tâ ̣p còn nhiều hạn chế, hoă ̣c chưa hiểu rõ sự thiết
yếu của viê ̣c học liên môn, dẫn đến viê ̣c đăng kí học theo khối không
đúng với khả năng.
 Mô ̣t số học sinh còn lười học, thiếu sự chuẩn bị trước khi tới trường,
nên không nắm được các kĩ năng cần thiết trong viê ̣c học và vâ ̣n dụng
vào viê ̣c giải các bài tâ ̣p. Mô ̣t số khác không có sự phấn đấu vươn lên,
có thói quen “bị đô ̣ng”, phụ thuô ̣c vào giáo viên và bạn bè, hoă ̣c hay
xem lời giải mô ̣t cách thụ đô ̣ng.
 Đă ̣c biê ̣t, không phải bạn nào cũng vâ ̣n dụng viê ̣c tự học – yếu tố tối
quan trọng với mọi học sinh. Đôi khi, có những cá nhân chỉ cố gắng
hoàn thành bài tâ ̣p và nhiê ̣m vụ được giao trên lớp mà không có sự tìm
hiểu thêm, dẫn đến viê ̣c lãng phí thời gian vào những thứ không đem
lại lợi ích.

Ngoài ra còn có những yếu tố tác đô ̣ng từ bên ngoài:
 Từ phía giáo viên: Quỹ thời gian gần gũi giữa giáo viên còn ít; thay đổi
giáo viên khiến cho nhiều học sinh gă ̣p trở ngại trong viê ̣c thích nghi
với môi trường mới, hoă ̣c đôi khi có trường hợp cách giảng dạy không
phù hợp với mô ̣t số ít các bạn trong lớp học…
 Từ phía gia đình: Có những học sinh gia đình không có điều kiê ̣n đầu
tư cho viê ̣c học hành của con cái nên không được học hành đầy đủ,
trong khi đó có những người khác ỷ lại vào điều kiê ̣n của gia đình mà
lơ là học tâ ̣p. Phụ huynh đôi lúc có thể không chú ý tới con em mình,
dẫn tới viê ̣c kết quả học tâ ̣p sa sút mà không được sự quan tâm.
 Từ phía xã hô ̣i: Sự phát triển bùng nổ của công nghê ̣ thông tin, Internet
cùng các thú vui giải trí lôi cuốn học sinh khỏi viê ̣c học… Đây là vấn
đề đă ̣c biê ̣t nghiêm trọng trong thời gian dịch bê ̣nh, khi viê ̣c học trực
tuyến không đạt hiê ̣u quả mong muốn vì có những yếu tố ngoại cảnh
gây mất tâ ̣p trung trong giờ học.

IV. Giải pháp


Từ những nguyên nhân trên, tôi đề ra một số biện pháp cụ thể nhằm làm
giảm tỉ lệ học sinh chưa tốt các môn văn hóa như sau:

Thứ nhất, Thầy – cô giáo đảm nhận ở mỗi bộ môn nên có thêm quỹ thời
gian gần gũi học sinh của mình nhiều hơn, qua đó giúp học sinh hiểu nô ̣i
dung bài học trọn vẹn hơn, đồng thời tạo động cơ, gây lòng tin, hứng thú say
mê, yêu thích học tập bộ môn do mình phụ trách cho học sinh. Giáo viên
cũng cần thường xuyên gần gũi chăm lo, động viên học sinh, chỉ dẫn, kèm
cặp học sinh trong quá trình thực hiện, tránh để học sinh tự học, tự tìm tòi,
sáng tạo trong nghiên cứu đôi khi dẫn đến hiểu sai, hiểu không đúng nô ̣i dung
bài học.
Thứ hai, cần duy trì và tiếp tục bù đắp kiến thức cơ bản cho học sinh
yếu kém, có thể phân nhóm đồng thời hướng dẫn cụ thể cách thức hoạt động
của nhóm, của mỗi thành viên trong nhóm, và thường xuyên theo dõi uốn
nắn, điều chỉnh kịp thời để các học sinh đó kịp thời hòa nhập với nhóm học
tập, với lớp.
Thứ ba, học sinh cần hiểu đúng, vận dụng đúng nếu không hiểu phải hỏi
thầy, cô giáo nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động học tập của học
sinh. Học sinh phải biết cách học trong đó có phương pháp tự học là yêu cầu
bắt buộc luôn phải đặt ra mọi lúc, mọi nơi và mỗi giờ lên lớp. xác định đúng
động cơ thái độ học tập nhằm có được đô ̣ng lực học tâ ̣p. Có như vậy học sinh
mới tự giác, chăm chỉ học tập để cố gắng vươn lên.
Cuối cùng, tiếp tục duy trì, phát huy tổ tư vấn học đường và truyền
thống giáo dục phối hợp chặt chẽ giữa học sinh, gia đình và nhà trường:

 Trao đổi để giúp học sinh và phụ huynh xác định rõ mục đích đi học.
 Phụ huynh phải quan tâm quản lý nghiêm giờ giấc học tập của con em,
thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để tìm
hiểu việc học tập của con em minh.

V. Kết luận:

Để đạt được kết như mong muốn trong học tập thì có nhiều cách. Tuy
nhiên, người học phải có niềm say mê, tính kiên nhẫn, có niềm tin và không
ngại khó khăn. Một khi học sinh đã yêu thích môn học rồi thì việc hạn chế
được tỉ lệ yếu kém là không khó. Tình cảm bạn bè đầm ấm hơn, tình nghĩa
với Thầy – cô sâu đậm hơn, sự hiếu thảo với cha mẹ trọn vẹn hơn, và trên
hết, đó là trách nhiệm với Tổ quốc, với cộng đồng…

Kính thưa Đại hô ̣i!

Trên đây là bản tham luâ ̣n của tôi về Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả học tập các môn văn hóa. Bản tham luâ ̣n có tính chủ quan nên
chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, nên tôi rất mong nhâ ̣n được ý kiến
đóng góp của các quý vị đại biểu tham dự đại hô ̣i để bản tham luâ ̣n được
hoàn thiê ̣n hơn.
Chúc đại hô ̣i thành công rực rỡ!
Xin trân trọng cảm ơn!

You might also like