You are on page 1of 12

HỌC PHẦN MỘT

NGỮ ÂM & NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT


Bài 1: ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT:

Trong sự so sánh với âm tiết của các ngôn ngữ biến hình, âm tiết tiếng Việt có những
đặc điểm đáng chú ý sau đây:
1. Âm tiết tiếng Việt có tính độc lập cao:
Trong một phát ngôn tiếng Việt gồm nhiều âm tiết, các âm tiết tách bạch nhau rất rõ.
Ta không thấy có hiện tượng nhược hóa, tức là những âm tiết không mang trọng âm bị
đọc yếu đi (reduction); hay hiện tượng bớt âm của từ trong khi nói (elision) , ví dụ
trong tiếng Anh, khi nói: “No, they do not” (4 âm tiết) có thể nói: “No, they don’t” (3
âm tiết); tiếng Việt cũng không có hiện tượng nối âm (liaison) như một số ngôn ngữ
Âu Châu. Người Việt không có quyền đọc “đêm ấy” thành “đê mấy”, trong khi đó,
người Anh lại khuyến khích cách đọc nối âm: các âm tiết ở những từ gần nhau trong
câu được phát âm nối với nhau, hay nói cách khác, một bộ phận của âm tiết này bị
tách ra để nối với âm tiết tiếp theo. Ví dụ: “good afternoon” hay “this is a book”. Âm
tiết tiếng Việt cũng không bao giờ bị biến dạng trong lời nói.
Do sự thể hiện rõ ràng như vậy nên việc vạch ra ranh giới giữa các âm tiết trong tiếng
Việt dễ dàng hơn nhiều so với việc phân chia ranh giới âm tiết trong các ngôn ngữ Âu
Châu. Trong ngữ lưu, các âm tiết được phát ra hết sức rành rọt khiến cho người nghe
có thể nhận biết một cách dễ dàng ranh giới của chúng và số lượng âm tiết trong một
câu nói. Tính chất tách bạch từng âm tiết còn được phản ánh trên văn tự: người Việt
viết rời mỗi âm tiết (tiếng) thành từng chữ chứ không viết liền thành từ như kiểu chữ
Nga, chữ Anh, chữ Pháp.
Những điều vừa trình bày trên chứng tỏ so với âm tiết trong các ngôn ngữ Âu Châu,
âm tiết tiếng Việt có tính độc lập cao.
2. Ranh giới âm tiết trùng với ranh giới hình vị:
Trong các ngôn ngữ Âu Châu như Anh, Nga, Pháp, ta thấy trong một phát ngôn số
lượng âm tiết và số lượng hình vị (morpheme, đơn vị nhỏ nhất có nghĩa) có thể không
bằng nhau, và cho dù có bằng nhau thì ranh giới của âm tiết cũng không trùng với
ranh giới của hình vị. Ví dụ như trong tiếng Anh, từ “boys” có 1 âm tiết, 2 hình vị; từ
“student” có 2 âm tiết, 1 hình vị.Từ "teacher" có 2 âm tiết, 2 hình vị nhưng ranh giới
của chúng là không trùng nhau (ranh giới âm tiết: tea/cher; ranh giới hình vị:
teach//er). Âm tiết chỉ là các đơn vị ngữ âm thuần tuý.
Trong tiếng Việt, tình hình lại khác hẳn. Một phát ngôn có bao nhiêu âm tiết thì có
bấy nhiêu hình vị, mỗi âm tiết là hình thức ngữ âm của một hình vị. Chẳng hạn trong
câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" có 8 âm tiết và cũng có 8 hình vị; số
lượng âm tiết và hình vị bằng nhau, ranh giới của chúng cũng trùng nhau. Hay nói
cách khác, mỗi âm tiết tiếng Việt đếu có khả năng mang nghĩa. Có những âm tiết vốn
bị xem là vô nghĩa, ví dụ như “lẽo” trong “lạnh lẽo”, “lùng” trong “lạnh lùng”...
nhưng thật ra nó vẫn có nghĩa - gọi là nghĩa cấu trúc. Nó làm cho kết hợp chứa nó
khác với các kết hợp khác: “lạnh lẽo” ≠“lạnh lùng” ≠“lạnh”. Chúng ta có thể nói:
"Vào mùa đông, trời lạnh lẽo." nhưng không thể nói: "Vào mùa đông, trời lạnh lùng.".
Ngược lại, ta có thể nói: "Anh ấy có khuôn mặt lạnh lùng." nhưng không thể nói:
"Anh ấy có khuôn mặt lạnh lẽo".
Tóm lại, trong tiếng Việt, ranh giới âm tiết trùng với ranh giới của hình vị. Đây chính
là một nét đặc trưng của loại hình ngôn ngữ đơn lập mà tiêu biểu là tiếng Việt, tiếng
Hán...
3. Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc chặt chẽ, rõ ràng:
Âm tiết tiếng Việt là một cấu trúc gồm những yếu tố nhỏ. Ở dạng đầy đủ nhất, mỗi âm
tiết tiếng Việt gồm 5 thành tố, mỗi thành tố có một chức năng riêng.
a) Chức năng của các thành tố trong âm tiết:
* Thành tố thứ nhất có chức năng phân biệt các âm tiết với nhau về cao độ, đó là
thanh điệu. Mỗi âm tiết đều mang một trong sáu thanh điệu. Những âm tiết như
“sương nương theo trăng” mặc dù không có dấu thanh nhưng vẫn mang một thanh
điệu - thanh ngang. Trong âm tiết “toàn”, thành tố thứ nhất là thanh huyền.
* Thành tố thứ hai có chức năng mở đầu âm tiết - đó là âm đầu. Âm đầu bao giờ cũng
do một phụ âm đảm nhận. Trong âm tiết “toàn” thành tố thứ hai là âm /t/.
* Thành tố thứ ba có chức năng làm thay đổi ít nhiều âm sắc của âm tiết sau lúc mở
đầu, cụ thể là làm trầm hóa âm tiết - đó là âm đệm. Trong âm tiết “toàn” thành tố thứ
hai là âm /w9/ được thể hiện ra bằng con chữ "o".
* Thành tố thứ tư quyết định âm sắc chủ yếu của âm tiết, là hạt nhân của âm tiết - đó
là âm chính. Thành tố này bao giờ cũng do một nguyên âm đảm nhận. Trong âm tiết
“toàn”, /a / giữ vai trò này.
* Thành tố cuối cùng đảm nhiệm chức năng kết thúc âm tiết - đó là âm cuối. Nó có
thể là một phụ âm như /n/ trong “toàn”, hay một bán âm như /u9/ trong “cau”, hoặc /
i9 / trong “hai”.
b) Sơ đồ cấu trúc âm tiết tiếng Việt:
Sự kết hợp của các bộ phận trong âm tiết không phải là một sự nối kết đơn giản, cơ
giới mà là sự sắp xếp có thứ lớp, theo một cơ chế tầng bậc. Cơ chế này phản ánh mức
độ chặt chẽ, lỏng lẻo khác nhau trong sự kết hợp các thành tố tạo thành âm tiết. Âm
tiết tiếng Việt là một cấu trúc có thể biểu diễn bằng các sơ đồ sau: (1)
            *  Sơ đồ hình cây 4 bậc:
Trên cơ sở muốn chỉ rõ mức độ chặt chẽ trong sự kết hợp với nhau giữa các
thành tố trong âm tiết, ta có thể chi tiết hóa cấu trúc âm tiết bằng sơ đồ hình cây 4 bậc
sau đây: (2)

*  Sơ đồ hình hộp (hay lược đồ cấu trúc âm tiết tiếng Việt)


Để đơn giản, người ta thường trình bày cấu trúc âm tiết tiếng Việt bằng sơ đồ
hình hộp sau:
Thanh điệu
Âm                            Vần
đầu Âm đệm Âm chính Âm cuối
II. PHÂN LOẠI ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT

Dựa vào cách kết thúc âm tiết - cách phân loại truyền thống - ta chia ra 4 loại hình âm
tiết sau:
1. Âm tiết mở: kết thúc bằng nguyên âm (âm cuối zêrô)
    Ví dụ: ba bé đi Huế
2. Âm tiết nửa mở: kết thúc bằng bán âm. Cụ thể trong tiếng Việt có hai âm cuối bán
âm sau: /u9/ (u, o) , / i9 / (i, y)
    Ví dụ: cao, cau, hai, hay ...
3. Âm tiết nửa khép: kết thúc bằng âm mũi. Cụ thể trong tiếng Việt có 3 âm mũi sau
đây làm âm cuối: / m, n, N/ (m, n, nh, ng)
   Ví dụ: nam, lan, làng, xanh ...
4. Âm tiết khép: kết thúc bằng âm tắc, vô thanh. Cụ thể những âm tiết tận cùng bằng
các phụ âm sau được gọi là âm tiết khép: /p, t, k / (p, t, c, ch).
    Ví dụ: lớp, hạt, học, sách ...
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP:
Bài này có những nội dung chính cần nắm vững sau đây:
• Khái niệm âm tiết. Phân biệt giữa âm tiết (đơn vị phát âm nhỏ nhất) với hình vị (đơn
vị có nghĩa nhỏ nhất). Nắm những đặc điểm về cấu tạo vật lý - sinh lý của âm tiết nói
chung.
 
• Nắm những đặc điểm riêng của âm tiết tiếng Việt trong sự so sánh với âm tiết của
các ngôn ngữ biến hình. Từ đó thấy rõ vị trí quan trọng của âm tiết tiếng Việt đối với
ngữ âm học tiếng Việt, vì sao Ngữ âm tiếng Việt đặc biệt quan tâm đến đơn vị ngữ âm
là âm tiết trong khi ngôn ngữ Châu Âu thường ít để ý đến đơn vị này.
 
• Cấu trúc chặt chẽ gồm 5 thành tố của âm tiết tiếng Việt.
 
• Bốn kiểu loại hình âm tiết tiếng Việt. Xác định được kiểu loại của một âm tiết bất kỳ
căn cứ vào âm cuối của nó.
Bài 2: HỆ THỐNG ÂM VỊ TIẾNG VIỆT (phần 1)
    Các âm tiết tiếng Việt đối lập nhau theo 5 vị trí, tương ứng với 5 thành tố: thanh
điệu, âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối. Ở mỗi vị trí đều có một loại âm vị cùng
đảm nhiệm một chức năng như nhau. Như vậy, xét theo chức năng khu biệt, tiếng Việt
có 5 hệ thống âm vị khác nhau: hệ thống âm đầu, hệ thống âm đệm, hệ thống âm
chính, hệ thống âm cuối, hệ thống thanh điệu.
 
Dưới đây chúng ta sẽ tiến hành khảo sát từng hệ thống con này:

I. HỆ THỐNG ÂM ĐẦU:

1. Đặc trưng ngữ âm tổng quát: Các âm đầu trong tiếng Việt hiện đại đều là phụ âm
và là các phụ âm đơn.
2. Phân loại và miêu tả:
 
a) Phân loại: Tiếng Việt có tất cả 23 phụ âm làm nhiệm vụ âm đầu. Đó là /p, b, m , f ,
v , t’ , t , d , n , s , z , l , ÿ , § , ½, c , ŋ , k , N , x ,  , h, //
 
    Vì các âm đầu trong tiếng Việt đều là phụ âm nên ta phân loại âm đầu tiếng Việt
theo cách phân loại phụ âm.
* Tiêu chí phương thức phát âm:

* Tiêu chí vị trí cấu âm:


            - Môi:                                 / p , b , m , f , v /
            - Đầu lưỡi - lợi (bẹt) :            / t’ , t , d , n , s , z , l /
            - Đầu lưỡi - ngạc (quặt):        /  ÿ, §, ½ /
            - Mặt lưỡi :                          / c , ø /
            - Gốc lưỡi:                           / k ,N , x ,  /
            - Thanh hầu:                        / h, //
*Lưu ý: • Tiếng Việt chỉ có các phụ âm tắc, phụ âm xát mà không có phụ âm tắc - xát
như /tS, dZ/ hay phụ âm rung /R /. Âm đầu trong âm tiết “rơi” là âm / R/ - một âm
quặt lưỡi chứ không phải âm rung. Tiêu chí rung / không rung trong tiếng Việt không
có giá trị khu biệt.
   Bảng kê hệ thống phụ âm đầu sau đây cho ta biết các đặc điểm ngữ âm học cũng
như sự phân loại của 22 âm đầu tiếng Việt hiện đại.

b) Miêu tả: Trình bày nội dung ngữ âm học của từng âm vị


Ví dụ:    / t / : phụ âm tắc, ồn, không bật hơi, vô thanh, đầu lưỡi-lợi.
            / z / : phụ âm xát, ồn, hữu thanh, đầu lưỡi-lợi.
3. Sự thể hiện bằng chữ viết của các âm đầu:
Âm vị (Phát âm) Chữ viết Ví dụ:
/p/ (pờ)  p pin
/b/ b  b ba
/m/ (mờ)  m  mẹ
/f/ (phờ)  ph  phở
/v/ (vờ)  v vở
/ t’/ (thờ)  th  thu
/t/ (tờ)  t  ta
/d/ (đờ)  đ đỏ
/n/ (nờ)  n  nắng
/s/ (xờ)  x  xa xôi
 d  dân
 /z/ (dờ)
 gi  gia
/l/ (lờ)  l   lo
/ ÿ/ (trờ)  tr  trời
/ § / (sờ)  s  sân
/ ½/ (rờ)  r  rộn ràng
/c/ (chờ) ch chợ
/ ø /  (nhờ) nh nhà
- k (i, ê, e, iê) kí, kể, kén, kiến
/k/  (cờ) - q (/k/ + /w9/,  quê quán
- c (còn lại)  cá, cơm
- ngh (i, ê, e, iê) nghĩ,nghề,nghe,nghiêng
/ N / (ngờ)
- ng (còn lại)  ngà, ngọc
/x/  (khờ)  kh  khó
- gh (i, ê, e, iê)  ghi, ghế, ghe, ghiền
/   / (gờ)
- g (còn lại) gà gô
/h/ (hờ)  h hoa

*Lưu ý: Nói chung, mỗi âm vị âm đầu đều được thể hiện bằng một con chữ. Nhưng
cũng có một số âm vị được ghi bằng cách ghép hai hoặc ba con chữ (th, ng, ngh, tr,
gh, kh...).
Có 18 âm vị âm đầu được ghi bằng một hình thức duy nhất (tương ứng với 1 âm vị chỉ
có 1 hình thức chữ viết) nhưng lại có những âm vị được ghi bằng 2 hay 3 hình thức
khác nhau. Cụ thể là có 4 âm vị sau:
  
    • Âm vị / z / được viết bằng “d” hoặc “gi”. Nói cách khác, hai cách viết “d” và “gi”
ngày nay đều được phát âm là / z /.
Ví dụ: “da”, “gia” được đọc như nhau. Một điểm đặc biệt là nếu âm tiết có âm đầu /
z / với cách viết “gi”, mà sau nó lại là nguyên âm đôi /ie/ - tức là hai con chữ “i” đi
liền nhau
- thì theo qui ước chính tả, ta bỏ bớt một chữ “i”.
Ví dụ: âm tiết / zieN5/ lẽ ra phải viết “giiếng” nhưng nay viết “giếng”. Vậy ở đây con
chữ “g” được đọc /z/ chứ không đọc /  /  như trong “gà”, “gù”. Do đó cũng có thể nói
/ z / có 3 cách viết là “d”, “gi” và “g” (nếu sau nó là / ie /).
    • Âm vị / k / được viết bằng “k” khi đi trước các nguyên âm / i , e, E, ie/; bằng “q”
khi đi trước âm đệm /w9/ ví dụ: “quên” , “qua” ; bằng “c” trong các trường hợp còn
lại (trừ hai trường hợp ngoại lệ trên).
    • Âm vị / N /  được viết bằng “ngh” khi đi trước / i , e, E, ie / và viết bằng “ng”
trong các trường hợp còn lại.
    • Âm vị /  /  được viết bằng “gh” khi đi trước / i , e, E, ie / và viết bằng “g” trong
các trường hợp còn lại.
II. ÂM ĐỆM:

1. Đặc trưng ngữ âm tổng quát: 


Trong tiếng Việt, ở vị trí âm đệm chỉ có một âm vị /w9/ Đó là một bán âm môi có tác
dụng là trầm hóa âm sắc của âm tiết.
2. Miêu tả:
    * Ta thử so sánh 2 âm tiết “toán” và “tán”. Ở âm tiết “toán” khi mở đầu âm tiết,
ngoài động tác cấu âm / t / : đầu lưỡi tiếp xúc với chân răng, còn có thêm một động
tác cấu âm phụ diễn ra suốt cả giai đoạn phát âm phụ âm đầu và cả phần đầu của âm
chính (môi chúm lại, mặt lưỡi sau nâng cao về phía ngạc mềm). ở âm tiết “tán” không
có động tác cấu âm phụ này. Âm tiết “toán” so với “tán” có âm sắc bị trầm đi chút ít.

Sự khác nhau đó là do ở âm tiết “toán” có một âm lướt xuất hiện giữa âm đầu và âm
chính.
    * Vậy âm đệm /w9/ là âm xuất hiện giữa âm đầu và âm chính. Nó đóng vai trò của
một âm lướt. Nó là một bán âm có cấu tạo gần giống như nguyên âm hẹp, hàng sau,
tròn môi /U/, nhưng khác ở chỗ nó không được làm đỉnh âm tiết như / U /, hay nói
cách khác nó là yếu tố phi âm tiết tính, được kí hiệu /  9 /
    * Ở những âm tiết như “tán”, “bụt”, yếu tố tròn môi như trên không tồn tại. Ta nói
các âm tiết ấy có âm đệm zêrô.
3. Sự thể hiện trên chữ viết:
Âm đệm  /w9/ được thể hiện trên chữ viết bằng hai hình thức:
    * Âm đệm /w9/ được ghi bằng con chữ “o” khi đi trước các nguyên âm rộng /a,
ă, E, E(/.. Ví dụ: họa hoằn, hòe , hoạch...
    * Âm đệm /w9/ được ghi bằng con chữ “u” khi đi trước các nguyên âm còn lại. Ví
dụ: huế , huy , huân , thuở , huyền ...
    * Đặc biệt là khi đi sau phụ âm / k / (với cách viết là “q”) âm đệm /w9/ bao giờ
cũng được viết là “u”, dù sau nó là nguyên âm rộng hay hẹp. Ví dụ: quê, quán, qui,
que...
4. Sự phân bố của âm đệm:
 
    * Âm đệm /w9/không phân bố sau các phụ âm môi / b , m , f , v /. Một số trường
hợp đi ra ngoài qui luật này đều là các từ phiên âm từ tiếng nước ngoài: buýt (bus) ,
phuy (fut) , voan (voile) , muy ()..
    * Âm đệm /w9/ xuất hiện hạn chế sau các phụ âm / n , ½,  /. Chỉ có một vài
trường hợp như: noa (thê noa) , noãn (noãn sào) , góa - là những tiếng gốc Hán; hay
roa (courroie - cua roa) - gốc Pháp.
    * Âm đệm /w9/ không xuất hiện trước các nguyên âm tròn môi / U , o , /
 
- Việc âm đệm  /w9/ không xuất hiện sau / b , m , f , v / và không xuất hiện trước /U ,
o, / có thể được giải thích theo nguyên lý âm vị học tiếng Việt sau: hai âm có cấu
tạo như nhau hoặc gần như nhau thì không thể kết hợp với nhau; /w9/là một bán
nguyên âm tròn môi vì vậy nó không đi với các âm môi.

III. HỆ THỐNG ÂM CHÍNH:

1. Đặc trưng ngữ âm tổng quát:


    Các âm chính trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng là một nguyên âm và
có thể là nguyên âm đơn hoặc đôi.
    Trong âm tiết tiếng Việt không có trường hợp phụ âm giữ vai trò chính như trong
một số ngôn ngữ Châu Âu. Không có một âm tiết tiếng Việt nào là kết hợp chỉ gồm
toàn phụ âm. So sánh : từ “table” trong tiếng Anh có 2 âm tiết, âm tiết thứ hai chỉ gồm
2 phụ âm và / l / là đỉnh âm tiết.
2. Phân loại và miêu tả:
a) Phân loại: Tiếng Việt có 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi. Đó là:  /i ,
e , E, E(, µ , F, F(, a , ă , U, o, , ( / và / ie , µF , Uo/
    * Vì các âm chính trong tiếng Việt đều là nguyên âm nên ta phân loại các âm chính
bằng các tiêu chí phân loại nguyên âm. Cụ thể là dựa vào vị trí của lưỡi, độ mở của
miệng, hình dáng của môi, thời gian phát âm, âm sắc..., ta có thể mô tả các nguyên
âm đơn tiếng Việt như sau:
    * Ba nguyên âm đôi  / ie, µF, Uo/ lần lượt thuộc về 3 dòng: dòng trước không tròn
môi, dòng sau không tròn môi và dòng sau tròn môi. Xét về trường độ, 3 nguyên âm
này là các âm dài (đặc biệt dài); xét về âm sắc thì /ie/ có âm sắc bổng, / µF, Uo / có âm
sắc trầm. Nhưng xét về độ mở thì cả 3 nguyên âm này đứng ngoài đối lập về độ mở
(không thể nói nó có độ mở hẹp, hay độ mở vừa hoặc độ mở rộng) vì chúng được phát
âm “trượt” từ hẹp đến vừa.
b) Miêu tả: Thực chất của việc miêu tả các âm vị là trình bày nội dung âm vị học của
từng âm vị.
Ví dụ: Thử miêu tả các âm chính tiếng Việt sau: /i, ă , o, ie/
     •  / i /   : nguyên âm đơn, dài, dòng trước, không tròn môi, độ mở hẹp.
     •  / ă /  : nguyên âm đơn, ngắn, dòng sau, không tròn môi, độ mở rộng.
     •  / o /  : nguyên âm đơn, dài, dòng sau, tròn môi, đô mở vừa
     •  / ie / : nguyên âm đôi, dòng trước, không tròn môi.
3. Sự thể hiện bằng chữ viết của các âm chính:
    Trên chữ viết, phần lớn nguyên âm được thể hiện bằng một hình thức; nhưng cũng
có trường hợp chúng được thể hiện bằng 2 hình thức; hay thậm chí cá biệt có âm được
thể hiện đến 4 hình thức chữ viết.
Âm Chữ Ví dụ
   y  (phải ghi bằng “y” nếu trước nó là  /w9/)
/  i  / tuy, thúy
   i  (trong các trường hợp còn lại) đi, lí
/e/    ê  mê
/ E /    e mẹ
/ E(/    a (chỉ có trong các vần “anh, ach”) xanh, sạch
/ µ /    ư  thứ tự
/ F/    ơ thơ
/ F(/    â sân
/a /    a  làng ta
-  a (chỉ có trong các vần “au, ay”) đau tay
/ă /
-  ă : trong các trường hợp còn lại năm chẵn
/u/    u  thu
/o/    ô   ô tô
//    o (chỉ xuất hiện ở các vần “ong, oc”)  phòng học
- oo (chỉ xuất hiện ở các vần “oong, ooc”) soóc, goòng
/ (/
- o : trong các trường hợp còn lại cho con
- yê:xuất hiện trong các âm tiết không
      có âm đầu và âm đệm; hoặc âm tiết có,  yên, khuyên
      cả âm đệm và âm cuối
- ya: xuất hiện trong âm tiết có âm đệm, khuya
/ie/         không âm cuối  tiếng
- iê: xuất hiện trong âm tiết không có 
       âm đệm, có âm cuối mía
- ia: xuất hiện trong âm tiết không có  
       âm đệm, không âm cuối
- ưa: xuất hiện trong âm tiết có âm cuối zêrô mưa
/ µF / - ươ: xuất hiện trong âm tiết 
        có âm cuối tích cực trường
- ua:xuất hiện trong âm tiết có âm cuối zêrô mùa
/ Uo / - uô: xuất hiện trong Â.T.có âm cuối tích cực buồn

4. Sự phân bố của âm chính:


a) Qui luật phân bố của âm chính trong cấu trúc âm tiết:
    * Quan hệ với âm đầu: Trong những âm tiết có âm đệm zêrô, nói chung tất cả các
nguyên âm đơn và nguyên âm đôi đều có khả năng xuất hiện sau bất cứ phụ âm đầu
nào.
    * Quan hệ với âm đệm:
        • Các nguyên âm tròn môi / U , o , //, Uo / và nguyên âm dòng sau không tròn
môi /µ / không xuất hiện sau âm đệm /w9/.
        • Cũng theo qui luật này mà các nguyên âm hàng trước  / i , e , E, E(, ie / khi đã
kết hợp được với âm đệm/w9/vốn là một bán âm môi thì cũng không bao giờ kết hợp
với các phụ âm cuối là âm môi /p , m /.
    * Quan hệ với âm cuối:
    Tất cả các nguyên âm đơn dài và nguyên âm đôi đều có thể xuất hiện trong mọi loại
hình âm tiết (có hay không có âm cuối). Riêng các nguyên âm ngắn thì chỉ xuất hiện
được ở âm tiết có âm cuối.
Ví dụ: ăn năn, chậm chân, khanh khách...
b) Qui luật phân bố âm chính trong các vần thơ Việt Nam:
    Vần thơ là sự hòa âm giữa hai âm tiết ở những vị trí nhất định trong dòng thơ, khổ
thơ. Sự hòa âm này được tạo ra chủ yếu nhờ sự tương đồng về đặc điểm ngữ âm của
phần vần cái (âm chính và âm cuối) và thanh điệu của các âm tiết hiệp vần.
    Trong các vần thơ Việt Nam, hai nguyên âm - âm chính ở hai âm tiết hiệp vần với
nhau thường phân bố theo nguyên tắc: đồng nhất hoàn toàn, hoặc cùng dòng (hàng),
hoặc cùng độ mở.
        b1. Nguyên tắc đồng nhất hoàn toàn:
Qua đình ngã nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
    Hai âm tiết hiệp vần “đình” - “mình”: đồng nhất hoàn toàn âm chính / i /
        b2. Nguyên tắc cùng dòng:
    Âm chính ở hai âm tiết hiệp vần được phân bố theo nguyên tắc cùng dòng trước
không tròn môi: / E/ và / e /
        b3. Nguyên tắc cùng độ mở:
           Xin nàng một sợi tóc thôi
             Chẻ đôi ngòi bút của thời xa xưa
    Âm chính ở hai âm tiết hiệp vần được phân bố theo nguyên tắc cùng độ mở vừa: / o
/ và / F/

You might also like