You are on page 1of 4

Đặc điểm của âm tiết trong tiếng việt :

1. Có tính độc lập cao:


Trong dòng lời nói, âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng thể hiện khá đầy đủ, rõ ràng,
được tách  và ngắt ra thành từng khúc đoạn riêng biệt.
Khác với âm tiết các ngôn ngữ châu Âu, âm tiết nào của tiếng Việt cũng mang
một thanh điệu nhất định.
Do được thể hiện rõ ràng như vậy nên việc vạch ranh giới âm tiết tiếng Việt trở
nên rất dễ dàng.
2. Có khả năng biểu hiện ý nghĩa
Ở tiếng Việt, tuyệt đại đa số các âm tiết đều có ý nghĩa. Hay, ở tiếng Việt, gần
như toàn bộ các âm tiết đều hoạt động như từ...
Có thể nói, trong tiến Việt, âm tiết không chỉ là một đơn vị ngữ âm đơn thuần
mà còn là một đơn vị từ vựng và ngữ pháp chủ yếu. Ở đây, mối quan hệ giữa
âm và nghĩa trong âm tiết cũng chặt chẽ và thường xuyên như trong từ của các
ngôn ngữ Âu châu, và đó chính là một nét đặctrưng loại hình chủ đạo của tiếng
Việt.
3. Có một cấu trúc chặt chẽ
Mô hình âm tiết tiếng Việt không phải là một khối không thể chia cắt mà là một
cấu trúc. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt là một cấu trúc hai bậc, ở dạng đầy đủ nhất
gồm 5 thành tố, mỗi thành tố có một chức năng riêng.

Cấu trúc âm tiết tiếng Việt:

Thanh điệu

Âm đầu Phần vần

Âm đệm Âm chính Âm cuối

+ Thanh điệu: gồm 1 trong 6 thanh là không-không dấu, huyền (`), sắc (´), hỏi
(ˀ), ngã (~), nặng (.)
+ Âm đầu: do các âm vị phụ âm đảm nhiệm. một số âm tiết như “anh, im ắng”
thì có phụ âm đầu là âm tắc thanh hầu /ʔ/ biểu thị.
Ví dụ : /an/, /yên/
+ Âm đệm: do âm vị bán nguyên âm môi /u/ : toàn, hoa, quả hoặc âm đệm zero
đảm nhiệm : ca hát
+ Âm chính: do các nguyên âm đảm nhiệm. ví dụ : tam, năm hoặc ta , nó
+ Âm cuối: do các phụ âm ( tam , năm ), bán nguyên âm (tao, mau) hoặc âm vị
zêrô đảm nhiệm( tà, là)
Phần đầu : - trong 22 phụ âm đầu TV đều có thể ở vị trí đầu âm tiết.
Vị trí đầu âm tiết TV không có tổ hợp phụ âm ( phụ âm kép)
Các âm vị phụ âm ở vị trí đầu âm tiết TV có 1 âm đáng chú ý là âm tắc thanh
hầu. phụ âm này không thể hiện qua chữ viết.
Phần cuối: - có 6 phụ âm cuối : /p, t, k, m, n, η/ và 2 bán nguyên âm

VD: “toàn”

Thanh điệu: huyền (`)

Âm đầu Phần vần


/t/
Âm đệm /ṷ/ Âm chính /a/ Âm cuối /n/

3 thành phần luôn luôn có mặt trong âm tiết với nội dung tích cực là: thanh điệu,
âm đầu và âm chính, chỉ có 2 thành phần của vần có thể do âm vị zero đảm
nhiệm là âm đệm và âm cuối.

Đặc điểm âm tiết tiếng Anh :


Tiếng Anh có âm tiết cấu tạo chỉ bằng phụ âm.
Cấu trúc âm vị học tối đa của âm tiết tiếng Anh theo Peter Roach
Trước phụ Phụ âm Sau phụ Nguyên Trước Phụ Sau Sau Sau phụ
âm đầu đầu âm đầu  âm phụ âm âm phụ phụ âm cuối
(preinitial) (initial) (post (vowel) cuối cuối âm âm 3
initial) (prefinal) (final) cuối cuối
1 2

Phần đầu (onset) Trung Phần cuối (termination)


tâm

–  Cấu trúc âm tiết tiếng Anh gồm 3 phần: Phần đầu, phần trung tâm và phần
cuối. Phần đầu có thể gọi chung là tiền âm tiết, phần cuối là hậu âm tiết.
Ví dụ: teen /ti:n/

Phần đầu Trung tâm Phần cuối


( onset ) ( termination)

/t/ /i:/ /n/

 
Phần âm đầu tiếng Anh:
 Phần đầu âm tiết Tiếng Anh có thể bắt đầu bằng nguyên âm (bất kì nguyên âm
nào trừ nguyên âm /u/ là hãn hữu)→ vị trí zê rô.
 Phần đầu âm tiết Tiếng Anh có thể bắt đầu bằng một phụ âm: có thể là phụ âm
bất kì trừ /ŋ/ và /ʒ/ ( ít gặp).
 Phần đầu âm tiết tiếng Anh có thể bắt đầu bằng 2 phụ âm (consonant cluster).
Gồm 2 loại:
 Trước phụ âm đầu (pre-initial) /s/ + Phụ âm đầu (initial) ( 7 phụ âm /p,t, k, f, l,
m, n/)
 Ví dụ: span, sting
 Phụ âm đầu (initial consonant) gồm 15 phụ âm /p/, /t/, /l/, /d/, /f/, /g/, /h/, /k/, /z/,
/v/, /b/, /n/, /m/, /θ/, / ð/ + sau phụ âm đầu (post-initial) gồm 4 phụ âm /l/, /r/,
/w/, /j/.
 Ví dụ: plan, dream,crave
 Phần đầu âm tiết Tiếng Anh có thể là 3 phụ âm.
 Trước phụ âm đầu /s/ + phụ âm đầu /p/, /t/, /k/ + Sau phụ âm đầu /l/, /r/, /w/, /j/
 Ví dụ: strange, scream

You might also like