You are on page 1of 17

Khảo sát ý kiến của sinh viên khoa Nga về những khó khăn khi giao tiếp bằng

tiếng anh trong các tình huống thực tế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HỒ CHÍ MINH

KHOA TIẾNG NGA

---o0o---

Sinh viên thực hiện:

PHẠM THỊ TRANG

NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT

NGHÊ UYỂN QUỲNH TRÂM

KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA SINH VIÊN KHOA NGA VỀ NHỮNG KHÓ KHĂN KHI
GIAO TIẾP BẰNG TIẾNG ANH TRONG CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TẾ

Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học

1
Khảo sát ý kiến của sinh viên khoa Nga về những khó khăn khi giao tiếp bằng tiếng anh trong các tình huống thực tế

TP Hồ Chí Minh – 2016

TÓM TẮT

2
Khảo sát ý kiến của sinh viên khoa Nga về những khó khăn khi giao tiếp bằng tiếng anh trong các tình huống thực tế

MỤC LỤC

TÓM TẮT..................................................................................................................................................2
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................4
0.1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................................................4
0.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................................................4
0.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu..............................................................................................4
0.4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học...................................................................................5
0.5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................5
0.6. Giới hạn đề tài.................................................................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................................................7
1.1. Lịch sử nghiên cứu..........................................................................................................................7
1.2. Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài............................................................................8
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................................11
2.1. Cách thức chọn mẫu.....................................................................................................................11
2.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................................12
2.2.1. Phương pháp quan sát...........................................................................................................12
2.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát.............................................................................................12
2.2.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu........................................................................15
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN....................................................16
3.1. Kết quả phân tích...........................................................................................................................16
3.1.1. Nhận xét tổng quan về khả năng của sinh viên khoa Nga....................................................16
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................................16

3
Khảo sát ý kiến của sinh viên khoa Nga về những khó khăn khi giao tiếp bằng tiếng anh trong các tình huống thực tế

MỞ ĐẦU
0.1. Lý do chọn đề tài

Trong xu hướng của nền kinh tế hội nhập như hiện nay, ngoài kiến thức chuyên
môn cần thiết chúng ta còn cần một trình độ ngoại ngữ tốt. Đặc biệt, khi tiếng anh đã trở
thành ngôn ngữ chung của thế giới thì việc học ngoại ngữ ngày càng quan trọng hơn. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy, không phải ai cũng giỏi ngoại ngữ. Sinh viên Việt Nam nói
chung và sinh viên khối ngành ngoại ngữ nói riêng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình
học. Một cách khách quan mà nói thì sinh viên hiện nay chưa tìm được cho mình một
phương pháp học tập đúng đắn. Còn về mặt chủ quan thì sinh viên hiện nay chỉ được dạy
chủ yếu về mặt ngữ pháp, còn về kỹ năng thực hành, vận dụng tiếng anh vào các tình
huống giao tiếp thực tế thì kém.

Đây được xem là thực trạng chung của tất cả sinh viên học ngoại ngữ, đặc biệt đối
với sinh viên khoa Nga – Anh. Học thành thạo một ngôn ngữ đã khó, tuy nhiên, với sinh
viên khoa song ngữ việc học này sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn. Do đó, để giao tiếp
tiếng anh một cách có hiệu quả trong các tình huống thực tế, khả năng thực hành cần
được phát triển và rèn luyện tích cực hơn, đặc biệt trong giai đoạn sinh viên. Nhận thấy
đây là một vấn đề khá thiết yếu và muốn tìm ra một số giải pháp hữu ích giúp sinh viên
nên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Khảo sát ý kiến của sinh viên khoa Nga về những
khó khăn khi giao tiếp bằng tiếng anh trong các tình huống thực tế”.

0.2. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là khảo sát và nghiên cứu mô ̣t cách có hê ̣ thống về
những khó khăn của sinh viên khoa Nga khi sử dụng tiếng anh đã học ở trường vào các
tình huống giao tiếp thực tế. Từ đó tìm ra biện pháp khắc phục và đề xuất những phương
án nhằm giúp sinh viên áp dụng những kiến thức tiếng anh đã học mô ̣t cách hiê ̣u quả nhất
trong công viêc̣ và trong giao tiếp thông thường hằng ngày.

0.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu của đề tài là toàn bộ sinh viên khoa Nga trường Đại học Sư
Phạm TP Hồ Chí Minh.

Đối tượng nghiên cứu là những khó khăn của sinh viên khi sử dụng tiếng Anh đã
được học trên lớp vào các tình huống giao tiếp thực tế và những đề xuất cho vấn đề này.

4
Khảo sát ý kiến của sinh viên khoa Nga về những khó khăn khi giao tiếp bằng tiếng anh trong các tình huống thực tế

0.4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học

Bài khảo sát này sẽ tập trung phân tích vào ba nhiệm vụ chính: Sinh viên thường
sử dụng tiếng anh để giao tiếp trong những tình huống nào? Sinh viên thường gặp phải
những khó khăn gì khi sử dụng tiếng anh để giao tiếp trong những tình huống thực tế?
Làm thế nào để giúp sinh viên tự tin khi giao tiếp bằng tiếng anh trong các tình huống
thực tế?

Dựa trên vốn hiểu biết, những kinh nghiệm có được của bản thân và sự quan sát
nhóm chúng tôi đưa ra một số giả thuyết như sau: Với đặc thù của khoa chuyên ngữ, sinh
viên khoa Nga trường ĐHSP TPHCM có lợi thế tiếp xúc với ngôn ngữ nhiều hơn so với
sinh viên các khối ngành khác. Chương trình học được phân bổ theo tiêu chuẩn các kỹ
năng nghe – nói – đọc – viết. Do đó, sinh viên có nhiều thời gian sử dụng tiếng anh để
giao tiếp trong các tiết học như trao đổi bằng tiếng anh với giảng viên, thuyết trình về
những chủ đề được giao… Bên cạnh đó, sinh viên có thể thực hành tiếng thông qua việc
tham gia các câu lạc bộ giao tiếp với người nước ngoài, đi du lịch… Tuy nhiên, không
phải ai cũng có thể sử dụng thành thạo tiếng anh trong quá trình giao tiếp. Hầu hết sinh
viên thường gặp rất nhiều khó khăn khi sử dụng tiếng anh trong cuộc sống như ngại
ngùng, thiếu tự tin, thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng giao tiếp. Để có thể tự tin giao tiếp với
người khác bằng tiếng anh sinh viên cần thường xuyên tiếp xúc với người nước ngoài,
học hỏi kiến thức từ các phương tiện truyền thông, sách, báo và chủ động tham gia các
hoạt động, phong trào về giao tiếp, sử dụng ngoại ngữ.

0.5. Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở của phương pháp luận nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong bài nghiên
cứu này dựa trên quan điểm thực tiễn. Sỡ dĩ như vậy là vì, bài nghiên cứu của chúng tôi
tập trung khảo sát những khó khăn mà sinh viên thường mắc phải khi sử dụng tiếng anh
vào các tình huống giao tiếp thực tế, cụ thể là sinh viên khoa song ngữ Nga – Anh trường
ĐHSP TPHCM. Qua thực tế, bản khảo sát sẽ cho thấy sinh viên đánh giá về kỹ năng giao
tiếp tiếng anh của họ như thế nào để từ đó đưa ra giải pháp cụ thể.

Trong bài nghiên cứu này, phân tích và tổng hợp là hai phương pháp chính được
sử dụng xuyên suốt. Bên cạnh đó, để bài nghiên cứu được hoàn thành một cách khách
quan, nhóm chúng tôi còn sử dụng những bảng câu hỏi cụ thể để thăm dò ý kiến của sinh
viên khoa Nga.

5
Khảo sát ý kiến của sinh viên khoa Nga về những khó khăn khi giao tiếp bằng tiếng anh trong các tình huống thực tế

0.6. Giới hạn đề tài

Bài nghiên cứu khảo sát ý kiến của sinh viên khoa Nga trường Đại học Sư Phạm
thành phố Hồ Chí Minh về những khó khăn mà sinh viên mắc phải khi sử dụng tiếng anh
được học trên lớp vào các tình huống giao tiếp hằng ngày. Vì chỉ gói gọn trong phạm vi
nhỏ nên bài nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế và chưa bao quát hết toàn bộ nội dung
của đề tài cũng như tính chính xác tuyệt đối của những khó khăn rút ra từ bản khảo sát.

6
Khảo sát ý kiến của sinh viên khoa Nga về những khó khăn khi giao tiếp bằng tiếng anh trong các tình huống thực tế

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Lịch sử nghiên cứu

Việt Nam là một trong những quốc gia mà tiếng Anh được xem là một trong
những ngoại ngữ - công cụ giao tiếp chính, nên việc giảng dạy tiếng Anh hết sức được
chú trọng. Điều đó được thể hiện thông qua Luật giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã nâng cao tầm quan trọng của việc học tiếng Anh bằng cách đưa tiếng Anh vào
giảng dạy ngay từ cấp tiểu học. Dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam đã rất nỗ lực song
chưa thực sự hiệu quả và còn có nhiều hạn chế, vậy thì đâu là nguyên nhân? Có thể đó là
do chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, hay do phương pháp kiểm tra kết quả
học tập đánh giá chưa đúng và chưa phản ánh thực chất, kết quả đánh giá chưa đáp ứng
được yêu cầu và mục đích của việc kiểm tra đánh giá. Đã có rất nhiều các nghiên cứu
nhằm đổi mới chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo như: thay đổi giáo trình, sách
giáo khoa, bồi dưỡng năng lực sư phạm và trình độ chuyên môn cho giáo viên, thay đổi
phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học…Tuy nhiên cần có sự hỗ
trợ trong công tác dạy và học của chúng ta về mô hình kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của người học nhằm tác động trở lại quá trình dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng
Anh nói riêng.

Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về các phương pháp nâng cao chất lượng dạy và
học ngoại ngữ nhưng những nghiên cứu ở Việt Nam chưa đầy đủ, cũng như chưa có
những nghiên cứu sâu về năng lực học ngoại ngữ dựa trên khung đánh giá năng lực cụ
thể. Tiếng Anh tuy chỉ là một công cụ để giao tiếp nhưng phải làm thế nào để giảng dạy
và học tập có hiệu quả: đổi mới phương pháp giảng dạy hay là điều chỉnh cách thức kiểm
tra đánh giá hiện nay. Đây là hai vấn đề liên quan với nhau khá chặt chẽ. Mục tiêu và vai
trò của việc dạy và học ngoại ngữ (Nguyễn Văn Tụ 2009) đã được tái khẳng định, mục
đích của dạy ngoại ngữ được xác định chính là dạy năng lực giao tiếp hay nói cách khác
là dạy kỹ năng giao tiếp cho sinh viên. Quan điểm này hoàn toàn đúng đắn và đã được
chứng minh bởi hàng loạt những yêu cầu của nhà tuyển dụng trong việc sử dụng thành
thạo ngoại ngữ. Do vậy, học ngoại ngữ không chỉ đơn giản là học từ vựng, ngữ pháp mà
còn học giao tiếp.

Để đạt được “cái đích” ở trên, vấn đề về năng lực đã được nhiều tác giả đề cập tới
như Dương Thu Mai (2012), Vũ Thị Phương Anh & Nguyễn Bích Hạnh (2004)… Đa
phần các tác giả phản ánh xu hướng mới để giáo dục đạt kết quả cao, đó là dựa vào năng
lực. Tác giả Hoàng Văn Lân - một Việt kiều đang sinh sống tại Mỹ có nhiều tâm huyết

7
Khảo sát ý kiến của sinh viên khoa Nga về những khó khăn khi giao tiếp bằng tiếng anh trong các tình huống thực tế

với việc dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam hiện nay, từng làm công tác giảng dạy nên
tác giả nắm được những điểm yếu của người Việt trong việc học tiếng Anh nhất là cách
phát âm, nhấn giọng, dùng từ ngữ vì thế ông tâm huyết muốn viết một cuốn giáo trình tự
học tiếng Anh dành riêng cho người Việt, phiên âm theo cách đọc của người Việt. Về
những cái khó trong tiếng Anh chính tác giả đã phải thừa nhận “Học cách phát âm tiếng
Anh là một vấn đề rất khó. Tiếng Anh viết một đường đọc một nẻo, đọc một nẻo viết một
đường. Âm tiết và chính tả không đi đôi với nhau vì thế ta phải nhớ âm của từng chữ một
chứ không thể đọc theo âm của chữ viết”. Nhà giáo dục phải biết dựa vào những vùng
tiệm cận phát triển của người học để hỗ trợ người học trong việc khám phá năng lực bản
thân, đạt được những thành tích cao nhất. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã nhấn mạnh
vai trò quan trọng của ngoại ngữ trong chính sách giáo dục ngôn ngữ của Việt nam, tuy
nhiên năng lực ngoại ngữ của sinh viên tốt nghiệp nói chung vẫn chưa đáp ứng được yêu
cầu phát triển của đất nước. Ngoài ra nghiên cứu còn đi sâu vào việc nêu lên thực trạng
học ngoại ngữ của các trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải
pháp để cải thiện thực trạng đó là: thực hiện một cuộc cách mạng về cách quản lý giảng
dạy tiếng Anh tại các trường, cho phép sinh viên tự tổ chức học tập tiếng Anh. Năng lực
là yếu tố cần thiết trong bất kỳ hoạt động nào. Các nghiên cứu gần đây đều chỉ rõ và nhấn
mạnh vai trò của năng lực để thành công trong học tập. Dựa vào năng lực chung cho đến
các năng lực thành phần, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quang Việt (2009) đã áp dụng
vào công tác đào tạo nghề, học nghề cũng cần phải có năng lực. Tác giả nghiên cứu đã
nhận diện một số vấn đề về thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện đánh giá kết quả
học tập định hướng năng lực hành nghề trong các cơ sở nghề ở Việt Nam. Học nghề cần
đến yếu tố năng lực, vậy tại sao học ngoại ngữ lại không tận dụng yếu tố này?

Nhìn chung các nghiên cứu đều chỉ rõ cái đích của dạy và học ngoại ngữ, đồng
thời đề cập đến vai trò của năng lực trong học tập. Tuy nhiên, cần phát hiện ra những trở
ngại trong học tập thì mới dựa vào năng lực để cải thiện được kết quả học tập. Nghiên
cứu khoa học của hai tác giả Trịnh Vinh Hiển (2008) và Lê Thị Ánh Tuyến (2012) đã
khảo sát về ý kiến của sinh viên chuyên Anh năm thứ nhất về kỹ năng tiếng Anh, khó
khăn về mặt học thuật và phi học thuật mà sinh viên chuyên Anh gặp phải trong quá trình
luyện nghe, giao tiếp, từ đó đề xuất các giải pháp để khắc phục những khó khăn và nâng
cao hiệu quả trong việc nghe hiểu cũng như giao tiếp tiếng Anh cho sinh viên.

1.2. Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài

Theo một số nghiên cứu cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến những khó khăn
trong việc áp dụng tiếng anh vào tình huống giao tiếp thực tế của sinh viên hiện nay. Tình

8
Khảo sát ý kiến của sinh viên khoa Nga về những khó khăn khi giao tiếp bằng tiếng anh trong các tình huống thực tế

trạng sinh viên học ngoại ngữ nhưng kém về kỹ năng giao tiếp hiện nay rất phổ biến. Tuy
nhiên, mặc dù kỹ năng giao tiếp còn hạn chế nhưng kỹ năng đọc và viết lại rất tốt. Điều
này cho thấy không phải chất lượng đầu vào của sinh viên kém mà bởi sinh viên chưa
biết cách để vận dụng những kỹ năng mềm vào các hình huống giao tiếp một cách hợp lý.

Theo kết quả nghiên cứu của một nhóm sinh viên trường Cao đẳng Thương Mại
Đà Nẵng. Nhóm đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Những khó khăn trong giao tiếp của sinh
viên năm nhất”. Nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân chính dẫn đến những khó khăn trong
giao tiếp chủ yếu là bởi nguyên các nguyên nhân khách quan như là đa số những sinh
viên xuất thân từ các vùng miền trên đất nước nên hoàn cảnh sống khác nhau, hình thành
nên những quan điểm sống, phong cách sống đa dạng nên tìm những nét tương đồng, sự
thống nhất là không đơn giản. Việc xuất thân từ các vùng quê khác nhau nên ngôn từ
cũng như giọng điệu giao tiếp khác nhau do đó gây ra tâm lý xấu hổ, ngại giao tiếp. Bên
cạnh đó những nguyên nhân chủ quan từ phía bản thân sinh viên khi lên Đại học, Cao
đẳng thường giao tiếp với những người chưa từng quen biết nên để thiết lập các mối quan
hệ tốt, cần phải có những khả năng giao tiếp nhất định, nhưng thực tế, kỹ năng giao tiếp
của sinh viên còn rất hạn chế, nhiều bạn không diễn đạt được hết ý của mình, khả năng
ngôn từ kém, hay bị chi phối bởi cảm xúc cá nhân. Hay những lý do từ phía trường, lớp
trong việc đào tạo sinh viên về những kỹ năng cơ bản như giao tiếp còn rất hạn chế, trên
góc độ lý thuyết là chính mà thiếu đi vào quá trình luyện tập và các hoạt động sinh hoạt
tập thể, các tổ chức câu lạc bộ còn rất hạn chế cũng gây ra những khó khăn cho sinh viên
trong việc áp dụng tiếng anh trong giao tiếp.

Trong quá trình giảng dạy tiếng Anh cho Sinh viên Việt Nam, Tổ chức Giáo dục
Pasal đã có cơ hội tiến hành những nghiên cứu định lượng nhằm phát hiện những nguyên
nhân chủ yếu cản trở khả năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên nói riêng và người học
tiếng Anh nói chung. Theo các nghiên cứu khoa học, quy trình học bất kỳ một ngôn ngữ
nào cũng cần tuân theo đúng quy luật tự nhiên Nghe - Nói - Đọc - Viết. Chúng ta có thể
dễ dàng hình dung quy luật này khi nhìn vào cách một đứa trẻ học nói. Ban đầu, đứa trẻ ở
trong trạng thái Nghe hoàn toàn, trí não tiếp nhận những âm thanh mới từ người xung
quanh. Trải qua một thời gian đủ ngấm, đứa trẻ sẽ tập bắt chước nói lại những từ mình
hay được nghe một cách bập bẹ và theo đúng ngữ âm, ngữ điệu của từ đó. Điều này cũng
diễn ra tương tự với kỹ năng đọc và viết, sau khi đứa trẻ nhận biết được tất cả các âm và
từ quen thuộc, nó sẽ phát triển khả năng đọc hiểu văn bản và sau quá trình tích luỹ được
vốn từ vựng, cách dùng câu sẽ tiến tới khả năng viết theo ý muốn. Tuy nhiên, thực tế quá
trình dạy và học trong hệ thống giáo dục của Việt Nam trước đây đa phần chỉ tập trung

9
Khảo sát ý kiến của sinh viên khoa Nga về những khó khăn khi giao tiếp bằng tiếng anh trong các tình huống thực tế

vào rèn hai kỹ năng đọc - viết cho học sinh và sinh viên và khiến họ gặp khó khăn khi
phải đối mặt với hai kỹ năng nghe và nói.

Mă ̣c dù trước đó đã có rất nhiều nghiên cứu về những khó khăn và giải pháp
trong viê ̣c áp dụng tiếng Anh vào giao tiếp. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào thực hiê ̣n
về đề tài những khó khăn của sinh viên khi áp dụng tiếng Anh vào giao tiếp tiếng Anh
trong khoa đă ̣c thù song ngữ Nga - Anh.

10
Khảo sát ý kiến của sinh viên khoa Nga về những khó khăn khi giao tiếp bằng tiếng anh trong các tình huống thực tế

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Trong quá trình nghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu là một trong
những yếu tố quan trọng quyết định nên tính thành công của bài nghiên cứu. Xác định
đúng phương pháp được xem là bước đệm đầu và đảm bảo tính khoa học, chính xác của
kết quả nghiên cứu.

11
Khảo sát ý kiến của sinh viên khoa Nga về những khó khăn khi giao tiếp bằng tiếng anh trong các tình huống thực tế

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như ngày nay, chúng ta được tiếp
xúc với rất nhiều nguồn tư liệu như sách, báo và đặc biệt là internet. Tuy nhiên, cách thu
thập và xử lý số liệu như thế nào cho hiệu quả được xem là phần quan trọng. Một công
trình nghiên cứu có sức thuyết phục khi có những số liệu thống kê cụ thể.

2.1. Cách thức chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu: Chọn theo phân lớp. Theo phương thức này, để khảo sát
ý kiến của sinh viên khoa Nga về những khó khăn khi sử dụng tiếng anh trong giao tiếp,
chúng tôi đã tiến hành phân loại sinh viên theo từng năm học (sinh viên khoa Nga năm 1,
2, 3…). Đối với mỗi khóa học được phân loại cụ thể, chúng tôi sẽ chọn ngẫu nhiên một
số đơn vị dự định để thăm dò ý kiến. Sau đây là chi tiết về cách thức chọn mẫu:

- Với nội dung đề tài là “Khảo sát ý kiến sinh viên khoa Nga về những khó khăn
khi sử dụng tiếng anh trong các tình huống giao tiếp thực tế” và phạm vi khách thể là
toàn bộ sinh viên khoa song ngữ Nga – Anh trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh. Tuy
nhiên, với số lượng sinh viên toàn khoa quá lớn, chúng tôi không đủ điều kiện và thời
gian để tiến hành khảo sát hết toàn bộ. Do đó, nhóm chỉ khảo sát và lấy ý kiến khoảng
gần 100 mẫu phân bổ đều theo các khóa học.

Để chọn ra những mẫu thích hợp cho bài khảo sát, chúng tôi dựa trên những tiêu
chí như sau:

- Tiêu chí đầu tiên và là một trong những tiêu chí quan trọng, được xem là điều
kiện cần thiết để chúng tôi tiến hành khảo sát, đó là sinh viên phải học ở khoa Nga trường
ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh.

- Tiêu chí thứ hai đó là đối tượng khảo sát phải là sinh viên năm 3 trở lên. Lý do
chúng tôi chọn như vậy là vì sinh viên năm 1, năm 2 chưa quen với thay đổi chương trình
học từ phổ thông lên đại học, các bạn hầu như chỉ tập trung học ngữ pháp. Tuy nhiên, đối
với sinh viên từ năm 3 trở lên, các bạn đã được học và tiếp xúc nhiều với chương trình
học nghe – nói, thực hành tiếng cộng với việc các bạn đi làm thêm thì nhu cầu các bạn sử
dụng tiếng anh trong giao tiếp thực tế khá nhiều. Các bạn sẽ biết đâu là khó khăn mà sinh
viên hay gặp phải thông qua những trải nghiệm thực tế của bản thân. Do đó, sinh viên
khoa Nga năm 3 trở lên là lựa chọn thích hợp để chúng tôi tiến hành cuộc khảo sát.

12
Khảo sát ý kiến của sinh viên khoa Nga về những khó khăn khi giao tiếp bằng tiếng anh trong các tình huống thực tế

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp quan sát

Quan sát là phương pháp thu thập thông tin trong đó người nghiên cứu tiến hành
quan sát đồi tượng cần nghiên cứu. Đây là một phương pháp thu thập dữ liệu đơn giản,
dễ thực hiện nhưng rất hữu ích, dù đây không phải phương pháp điều tra vì không có các
câu hỏi hay câu trả lời như thường lệ. Cụ thể là nhóm chúng tôi tiến hành dự giờ và quan
sát các lớp học tiếng anh của sinh viên năm 3 khoa Nga trường ĐHSP thành phố Hồ Chí
Minh vào ngày 18-19/5/2016 tại cơ sở An Dương Vương.

- Ưu điểm: Giữ được tính tự nhiên (khách quan của các sự kiện,hiện tượng và biểu
hiện tâm lý con người), cung cấp số liệu sống động, cụ thể, phong phú; quan sát được
thực hiện khá đơn giản, không tốn kém.

- Nhược điểm: Người quan sát đóng vai trò thụ động, phải chờ đợi các hiện tượng
diễn ra, không chủ động làm chúng diễn ra theo ý muốn được tạo khó khăn trong việc
đánh giá sự tồn tại của những điều kiện nảy sinh trong các hiện tượng, sự kiện và do đó
khó tách các mối liên hệ nhân quả.

2.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát

Phương pháp điều tra khảo sát là việc tìm hiểu nguồn gốc các sự việc, chú trọng
việc thu nhập thông tin cùng các bằng chứng. Công cụ chủ yếu của phương pháp này là
bảng câu hỏi do sinh viên trả lời. Nó đặc biệt hữu dụng vì đối tượng nghiên cứu là những
ý kiến thực tế của sinh viên về những khó khăn mà sinh viên mắc phải khi giao tiếp tiếng
anh trong các tình huống thực tế. Do đó cách thức thu thập bằng bảng câu hỏi trong cuộc
điều tra khảo sát là vô cùng cần thiết. Để khảo sát về những khó khăn thường mắc phải
khi giao tiếp tiếng anh đối với sinh viên năm 3 trở lên khoa tiếng Nga trường ĐHSP
thành phố Hồ Chí Minh chúng tôi đã tiến hành thu thập ý kiến của sinh viên thông qua
bảng câu hỏi sau:

13
Khảo sát ý kiến của sinh viên khoa Nga về những khó khăn khi giao tiếp bằng tiếng anh trong các tình huống thực tế

KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA SINH VIÊN KHOA NGA VỀ NHỮNG KHÓ KHĂN

KHI GIAO TIẾP TIẾNG ANH TRONG CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TẾ

Bạn là sinh viên năm mấy

1 2 3 4 5

Nam  Nữ 

Câu hỏi khảo sát:

1. Mức độ yêu thích của bạn đối với những học phần nghe-nói tiếng anh là như thế
nào?

 Rất thích  Thích  Bình thường  Không thích  Rất không


thích

2. Khả năng giao tiếp của bạn hiện đang nằm ở mức độ nào?

 Rất tốt  Tốt  Bình thường  Tệ  Rất tệ

3. Bạn có thường tham gia các hoạt động ngoái khóa tiếng anh ngoài giờ lên lớp
không?

 1 lần 1 tuần  2 lần 1 tuần  Không bao giờ  Khác: ………………

4. Bạn thường sử dụng tiếng anh vào những tình huống nào?

 Chỉ dùng trong các tiết học  Gặp người nước ngoài đến giao lưu với họ
 Đi du lịch  Khác: ……………

5. Bạn thường thực hành giao tiếp tiếng anh ở đâu ngoài giờ lên lớp?

 Câu lạc bộ  Công viêṇ  Nơi làm viê ̣c  Khác: ………………

6. Khi gặp những người nước ngoài bạn thường có thái độ như thế nào?

 Chủ đô ̣ng bắt chuyê ̣n  Chờ người khác bắt chuyê ̣n trước  Không giao lưu

14
Khảo sát ý kiến của sinh viên khoa Nga về những khó khăn khi giao tiếp bằng tiếng anh trong các tình huống thực tế

7. Khi giao tiếp tiếng anh, bạn có chú trọng vào ngữ pháp không?

 Có  Không

8. Các kỹ năng, đề tài giao tiếp trên lớp có giúp bạn áp dụng vào tình huống thực tế
không?

 Có  Không

9. Bạn có tự tin giao tiếp tiếng anh với người nước ngoài không?

 Có (Nếu chọn đến câu 10)  Không (Nếu chọn đến câu
11)

10. Hãy chia sẻ kinh nghiê ̣m của bạn để có thể tự tin giao tiếp tiếng anh với người
nước ngoài?
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................

11. Những điều nào khiến bạn không đủ tự tin giao tiếp tiếng anh với người nước
ngoài?
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................

12. Nguyên nhân cản trở khả năng giao tiếp tiếng anh của bạn là gì?

 Không nhận ra âm tiếng anh  Thiếu tập trung khi nghe

 Nghĩ bằng tiếng việt khi nói  Không theo kịp tốc độ của người nói

 Hạn chế vốn từ vựng  Thiếu tự tin khi nói

13. Bạn thường làm gì để cải thiê ̣n khả năng nghe nói tiếng anh?

 Xem phim nước ngoài  Nghe nhạc US-UK

 Xem tin tức nước ngoài  Khác:…………………......

15
Khảo sát ý kiến của sinh viên khoa Nga về những khó khăn khi giao tiếp bằng tiếng anh trong các tình huống thực tế

2.2.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu

Dựa trên kết quả quan sát và khảo sát, chúng tôi đã tiến hành phân tích bằng cách
thống kê, chọn lọc, tính toán để cho ra kết quả chính xác và khách quan nhất. Từ đó tổng
hợp lại, mô tả số liệu thông qua các biểu đồ để thể hiện rõ những khó khăn thường mắc
phải trong giao tiếp tiếng anh của sinh viên khoa tiếng Nga trường ĐHSP thành phố Hồ
Chí Minh.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN


3.1. Kết quả phân tích

Sau khi thu hồi kết quả từ các phiếu khảo sát, nhóm chúng tôi tiến hành gạn lọc, thống kê
và tính toán để cho ra kết quả cuối cùng một cách chính xác và khách quan nhất. Từ
những số liệu có được, chúng tôi sẽ minh họa thông qua các dạng biểu đồ (tròn, cột…) để
thể hiện cụ thể, rõ ràng những khó khăn mà sinh viên khoa Nga gặp phải khi giao tiếp
tiếng anh trong các tình huống thực tế.

3.1.1. Nhận xét tổng quan về khả năng của sinh viên khoa Nga

16
Khảo sát ý kiến của sinh viên khoa Nga về những khó khăn khi giao tiếp bằng tiếng anh trong các tình huống thực tế

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách

 Hoàng Văn Lân (2012). Những cái khó trong tiếng anh, TP.HCM. NXB Đồng
Nai

Bài báo

 Helen Helen (2015). Khó khăn và cách khắc phục của việc học tiếng anh (Báo
cáo của sinh viên khoa ngoại ngữ). Retrieved from
http://readzo.com/posts/11385-kho-khan-va-cach-khac-phuc-cua-viec-hoc-tieng-
anh.htm
 Hetrakul, Kavin. 1995. The Second Language. Retrieved from
http://eserver.org/courses/spring95/76-100g/KavinHetrakul.html (Accessed on
October 28, 2005)
 Huongvietbook (2012). Những cái khó trong tiếng anh. Retrieved from http://ket-
noi.com/forum/viewtopic.php?f=27&t=29515
 Lvcdongnoi (2013). Những khó khăn trong giao tiếp của sinh viên năm thứ nhất
trường cao đẳng thương mại. Retrieved from http://luanvan.co/luan-van/nhung-
kho-khan-trong-giao-tiep-cua-sinh-vien-nam-thu-nhat-truong-cao-dang-thuong-
mai-10893/
 Pasal (2015). Khơi nguồn đam mê với tiếng anh. Retrieved from
http://pasal.edu.vn/nhung-han-che-cua-nguoi-viet-nam-khi-giao-tiep-tieng-anh

17

You might also like