You are on page 1of 120

I.

KHÁI QUÁT VỀ TIẾNG VIỆT

II. KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN

III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TẠO LẬP – LĨNH HỘI


VĂN BẢN VÀ ĐOẠN VĂN

IV. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐẶT CÂU

V. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DÙNG TỪ

VI. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VỀ NGỮ ÂM – CHỮ


VIẾT CHÍNH TẢ
Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt (dân tộc Kinh) đồng thời
cũng là tiếng phổ thông của tất cả các dân tộc anh em sống trên
đất nƣớc Việt Nam.
1. Các chức năng của Tiếng Việt:
- Phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất.
- Ngôn ngữ chính thức trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu.
- Chất liệu để sáng tạo nghệ thuật.
- Công cụ nhận thức, tƣ duy và mang rõ dấu ấn của nếp cảm, nếp nghĩ
và nếp sống của ngƣời Việt.
- Phƣơng tiện tổ chức và phát triển xã hội.
2. Những đặc điểm riêng trong cơ cấu tổ chức của tiếng Việt:
2.1. Riêng về loại hình:
- Là từ không có căn tố và phụ tố
Vd: Tiếng việt: sách, sinh viên, viết…
Vd: Tiếng Anh: books, student, write…(“s” – số nhiều, đếm đƣợc; “ing” thì
tiếp diễn của động từ có quy tắc….)
- Là từ không biết đổi hình thái
Vd: Tôi tặng anh ấy một cuốn sách, anh ấy cho tôi một quyển vở
I Him He Me
- Là từ có tính đơn tiết: Trong tiếng Việt thƣờng có vỏ ngữ âm trùng với âm
tiết (tiếng hay hình vị) và là cơ cở để tạo từ láy và từ ghép.
Vd: Nó/ đang/ viết/ thƣ/ cho/ thầy.
He/ is writ/ing/to/ his/ teach/er.
Vd: Nhỏ - nhỏ nhắn, nhỏ nhoi (láy); nhỏ bé, nhỏ mọn, bé nhỏ (ghép)
Một âm tiết Tiếng Việt có cấu trúc chặt chẽ gồm 3 phần : Phụ âm đầu –
Vần (âm đệm, âm chính, âm cuối) – Thanh điệu
Vd: âm tiết LOAN: Phụ âm đầu L + vần OAN+ thanh điệu KHÔNG
(Vần OAN gồm: Âm đệm O + âm chính A + âm cuối N)
2.2. Riêng về phƣơng thức ngữ pháp:
- Trật tự từ: Trong tiếng Việt việc thay đổi trật tự sắp xếp các từ trong
câu thì ý nghĩa ngữ pháp cũng khác hoặc dẫn đến vô nghĩa.
Vd: Tôi tin là nó sẽ thắng – Tôi tin là sẽ thắng nó
Tôi ăn cơm – ăn cơm tôi – cơm ăn tôi
- Hƣ từ: Trong tiếng Việt việc sử dụng các hƣ từ thì ngữ nghĩa trong
câu cũng thay đổi khác
Vd: Thành phố này – Những thành phố này; Ăn cơm với tôi! – Ăn cơm
cùng tôi! Tôi đang ăn cơm! Tôi đã ăn cơm rồi! Tôi vừa ăn cơm
xong!
Vd: Mẹ và con sẽ đến – Mẹ với con sẽ đến – Mẹ hoặc con sẽ đến (
khác sắc thái: liệt kê – liên hợp – lựa chọn giữa X và Y)
- Trọng âm: Trong tiếng Việt việc phát âm nhấn mạnh (độ mạnh, độ
dài, độ cao) vào một âm tiết nào đó sẽ tạo ra những sắc thái ngữ
nghĩa khác
Vd: Ê!, này!, dạ!, ôi!, chao!...
Vd: Phƣơng pháp làm việc mới là điều quan trọng (1)
Phƣơng pháp làm việc mới là điều quan trọng (2)
Xe không đƣợc qua cầu
Học sách này không đƣợc học sách khác
Gà chọi không đƣợc giết thịt
Bộ đội đánh sập cầu tiêu diệt ba trăm tên giặc
Uống bia nhiều ngƣời đứng không vững.
- Ngữ điệu: Trong tiếng Việt việc sử dụng biến đổi độ cao, cƣờng độ, tốc
độ, chổ ngừng khi phát âm cũng mang những ý nghĩa tình thái khác
Vd: A, mẹ đã về!, ai gọi đó?, ôi, tuyệt quá, v...âng…vâng, còn bà thì
đ..ep..đẹp!
3. Nguồn gốc và quan hệ họ hàng của Tiếng Việt:
Nhìn chung có nhiều quan niệm về nguồn gốc của Tiếng Việt:
- Tabe (1838) trong “Từ điển Việt Nam tự vi”: Tiếng Việt có nguồn gốc từ
tiếng Hán; Êđricua (1954): Tiếng Việt có nguồn gốc từ họ Đông Nam
á (chi Môn – khơmer)…
Sơ đồ nguồn gốc và quan hệ họ hàng của Tiếng Việt:
NGỮ HỆ Đông Nam á

HỌ Hán, Tày Nam á Nam Đảo

CHI Tạng Môn -


Mèo - Tày - Mêla
Hán – Khơ Malay
Dao Thái đini
Miến me

Tiền Việt – Mƣờng


NHÓM
Việt – Mƣờng Chứt phoọng

NGÔN NGỮ VIỆT MƢỜNG


Tiếng Việt là ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Đông Nam á, họ Nam á, chi
Môn - Khơme, nhóm Việt Mƣờng chung. Ngôn ngữ của ngƣời
Việt tiếp xúc với ngôn ngữ Tày Thái, tiếp xúc và nhận nhiều yếu
tố Hán để rồi tách ra khỏi ngôn ngữ Việt Mƣờng chung và trở
thành Tiếng Việt độc lập nhƣ ngày nay.
Vd: Bảng so sánh từ cơ bản giữa tiếng Việt và Môn – Khơme
VIỆT KHƠME MÔN BANA BRU (VÂN
KIỀU)
Một Mui Muôi Muôi Mui
Hai Bar Bai Bai Bar
Ba Bêi Pi Pa Pei
Nƣớc Đak Đak Đăk Togai
Sông Kron Krơn Krông Krông
Cá Ka Ka Ka Sia
Mũi Muh Muh Muh Mu
Con Kun Min Kon Kon
4. Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt:
- Phải có tình cảm yêu quý và thái độ thái độ trân trọng đối với Tiếng
Việt.
- Phải xem việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt nhƣ một ý thức
thƣờng trực, một thói quen.
- Phải sử dụng đúng các chuẩn mực và quy tắc của Tiếng Việt: Về phát
âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, phong cách.
- Sử dụng từ ngữ sáng tạo trong chuẩn mực góp phần làm giàu thêm
vốn từ vựng Tiếng Việt.
- Sử dụng từ ngữ Tiếng Việt cần phải có văn hóa, lịch sự trong giao
tiếp.
- Tiếp nhận các yếu tố ngôn ngữ cần thiết (khi Tiếng Việt còn thiếu) để
làm phong phú cho Tiếng Việt, tránh lạm dụng, mƣợn tràn lan, pha
tạp, lai căng… ( nửa Việt – nửa Ngoài)
I. GIAO TIẾP VÀ VĂN BẢN.
Giao tiếp là hoạt động tiếp xúc giữa con ngƣời và con ngƣời trong
xã hội, ở đó diễn ra sự trao đổi thông tin, nhận thức, tƣ tƣởng, tình
cảm và sự bày tỏ mối quan hệ, sự ứng xử, thái độ của con ngƣời
đối với con ngƣời và đối với những vấn đề cần giao tiếp.
- Phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời và xã hội loài
ngƣời là ngôn ngữ
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn diễn ra theo hai quá trình:
Phát nhận
(ngƣời nói, viết – tạo lập) (ngƣời nghe, đọc – lĩnh hội)
- Hai quá trình của hoạt động giao tiếp luôn luôn chịu tác động chi
phối của các nhân tố: Nhân vật giao tiếp
Nội dung giao tiếp
Hoàn cảnh giao tiếp
Mục đích giao tiếp
Cách thức giao tiếp
II. KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN CỦA VĂN
BẢN.
1. Khái niệm: Nhìn chung các nhà ngôn ngữ học hiện nay đã đƣa ra
nhiều định nghĩa về văn bản khác nhau, cụ thể:
- Sách Tiếng Việt 9 chỉnh lí quan niệm: “Văn bản là sản phẩm của
hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, nó là một thể thống nhất có
tính trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức.”
- Nguyễn Đức Dân quan niệm: “Văn bản là kết quả của quá trình tạo
lời nhằm một mục đích nhất định: Chuyển một nội dung hoàn
chỉnh cần thông báo thành câu chữ.
- Hai tác giả Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp: “Mỗi văn bản
có thể xem là một tập hợp các câu đƣợc tổ chức xoay quanh một
chủ đề nào đó nhằm vào một định hƣớng giao tiếp nhất định.
Tóm lại: Văn bản đƣợc hiểu là sản phẩm của hoạt động giao tiếp
bằng ngôn ngữ mang tính chỉnh thể ở dạng viết, nói, thƣờng là
tập hợp của các câu, có tính trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh
về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và hƣớng tới một mục
tiêu giao tiếp nhất định.
2. Các đặc trƣng cơ bản của văn bản:
- Tính trọn vẹn về nội dung. (thống nhất về đề tài, chủ đề)
- Tính hoàn chỉnh về hình thức.(Kết cấu hay cấu trúc), văn bản
thƣờng gồm 4 phần: Đầu đề (tiêu đề, tựa đề, nhan đề) – Mở đầu
(đặt vấn đề) – Phần chính (giải quyết vấn đề) – Kết (kết thúc vấn
đề)
- Tính liên kết chặt chẽ, mạch lạc. (mạng lƣới liên hệ về logic và
ngữ nghĩa giữa các câu, đoạn, phần)
- Hƣớng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định.
- Văn bản phải có một phong cách nhất định.

Vd: Cá hồi vƣợt thác


Đàn cá hồi gặp thác phải nghỉ lại lấy sức để sáng mai vƣợt
sóng. Suốt đêm, thác réo điên cuồng. Nƣớc tung lên thành những
búi trắng nhƣ tơ. Suốt đêm, đàn cá rậm rịch.
Mặt trời vừa nhô lên. Dòng thác óng ánh sáng rực dƣới nắng.
Tiếng nƣớc xối gầm vang. Những con cá hồi lấy đà lao vút lên nhƣ
chim. Chúng xé toạc màn mƣa bạc trắng. Những đôi vây xòe ra nhƣ
đôi cánh.
Đàn cá hồi lần lƣợt vƣợt thác an toàn. Đậu “chân” bên kia
ngọn thác, chúng chƣa kịp chờ cho cơn choáng đi qua, lại hối hả
lên đƣờng. (theo Nguyễn Phan Hách)
Vd: Sau trận mƣa rào, mọi vật đều sáng và tƣơi (1). Những đoá hoa râm bụt thêm
màu đỏ chói (2). Bầu trời xanh bóng nhƣ vừa đƣợc gội rửa (3). Mấy đám mây
bông trôi nhởn nhơ, sáng rực lên trong ánh mặt trời (4). (về măt nội dung – chủ
đề)
Vd: Quan lại vì tiền mà bất chấp công lý(1). Sai nha vì tiền mà tra tấn cha con
Vƣơng Ông(2). Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Hạnh, Bạc Bà vì tiền mà làm nghề
buôn thịt bán ngƣời (3). Sở Khanh vì tiền mà táng tận lƣơng tâm(4). Khuyển Ƣng
vì tiền mà lao vào tội ác(5). Cả một xã hội chạy theo đồng tiền(6). (Về mặt tính
liên kết)
Vd: Sông Đà khai sinh ở huyện Cảnh Đông tỉnh Vân Nam, lấy tên là Li Tiên mà đi
qua một vùng núi ác, rồi đến gần nửa đƣờng thì xin nhập quốc tịch Việt Nam,
trƣởng thành mãi lên và đến ngã ba Trung Hà thì chan hoà vào sông Hồng. Từ
biên giới Trung Việt tới ngã ba Trung Hà là 500 cây số lƣợng rồng rắn, và tính
toàn thân sông Đà thì chiều dài là 888 nghìn thƣớc mét. (Nguyễn Tuân) (Về mặt
phong cách)
Vd: Sông Đà dài 910 km, từ Vân Nam vào nƣớc ta theo hƣớng Tây Bắc Đông Nam,
gần nhƣ song song với sông Hồng. Đoạn chảy ở địa phận nƣớc ta dài trên
500km. qua Lai Châu, dòng sông chảy trong một thung lũng sâu giữa khối cao
nguyên đá vôi vùng Tây Bắc nên lắm thác ghềnh và đi qua những hẻm núi hùng
vĩ. Đến Hoà Bình, gặp núi Ba Vì, sông quặt lên phía bắc rồi đổ vào sông Hồng ở
Trung Hà (Theo sách Địa Lí)
Vd. Bài thơ tứ tuyệt thƣờng có cấu trúc (khai – thừa – chuyển – hợp);
bài văn ngắn (mở đầu – triển khai – kết luận); bài văn tế (lung khởi
– thích thực – ai vãn – khốc tận); bài thơ thất ngôn bát cú (đề -
thực – luận – kết); truyện và kịch (mở đầu – khai đoan – phát triển
– đỉnh điểm – kết thúc)… (Về mặt hình thức trong văn bản).
Vd. Truyện Hai con dê: Dê trắng và Dê đen cùng qua một chiếc cầu
hẹp.(1) Dê đen đi đằng này lại, Dê trắng đi đằng kia qua.(2) Con
nào cũng muốn sang trƣớc, chẳng con nào chịu nhƣờng con nào.
(3) Chúng hút nhau.(4) Cả hai đều rơi tõm xuống suối.(5)
III. CÁC LOẠI VĂN BẢN
Thƣờng đƣợc phân biệt các loại văn bản:

VB VB VB VB
VB BÁO VB SINH
KHOA HÀNH NGHỊ NGHỆ
CHÍ HOẠT
HỌC CHÍNH LUẬN THUẬT
I. PHÂN TÍCH VĂN BẢN:
Hằng ngày chúng ta luôn tiếp xúc với nhiều loại văn bản khác
nhau. Muốn hiểu và đánh giá đƣợc giá trị của chúng, cần tiến
hành phân tích văn bản. Phận tích văn bản chính là hoạt động
nằm trong quá trình lĩnh hội văn bản, một trong hai quá trình
giao tiếp. Sau đây cần nắm một số thao tác cần thiết để tiến hành
phân tích một văn bản.
* Ngƣời viết văn bản và đối tƣợng giao tiếp mà văn bản hƣớng tới.
* Hoàn cảnh giao tiếp văn bản
* Loại hình văn bản
* Đề tài của văn bản
* Chủ đề của văn bản
II. PHÂN TÍCH ĐOẠN VĂN:
1. Quan niệm về đoạn văn:
Đoạn văn là đơn vị cơ sở cấu thành văn bản, trực tiếp đứng trên
câu, diễn đạt một nội dung nhất định, đƣợc mở đầu bằng chỗ lùi
đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn.
2. Phân tích đoạn văn:
- Khi phân tích đoạn văn trong văn bản, chúng ta cần lần lƣợt làm sáng
tỏ một số vấn đề sau:

PHƢƠNG
TÌM Ý CÁCH
THỨC
CHÍNH LẬP
LIÊN KẾT
CỦA LUẬN
CÁC CÂU
TỪNG CỦA
TRONG
ĐOẠN ĐOẠN
ĐOẠN
VĂN VĂN
VĂN
2.1. Tìm ý chính của đoạn văn:
Ý chính của đoạn văn là ý bao trùm, ý chung mà tất cả các câu trong
đoạn đều tập trung thể hiện.
Có hai trƣờng hợp thể hiện ý chính:
[1] Trƣờng hợp đoạn văn có câu chủ đề ( đặc ở đầu – giữa – cuối)
thì câu chủ đề là câu nêu lên ý chính.
[2] Trƣờng hợp đoạn văn không có câu chủ đề (thì các câu trong
đoạn nêu lên ý chung nhất trong toàn đoạn)

Vd 1: Nghệ thuật thơ trong Nhật kí trong tù thật là phong phú (1). Có
bài là lời phát biểu trực tiếp, đọc hiểu ngay(2). Có bài lại dùng lời
ngụ ngôn rất thâm thúy(3). Đó là cái thâm thúy đầy trí tuệ và hết
sức uyên bác của một học giả phƣơng Đông(4). Lại có bài tự sự, có
bài trữ tình(5). Lại có bài châm biếm(6).Nghệ thuật châm biếm
cũng nhiều vẻ(7). Khi thì tiếng cƣời mỉa mai(8). Khi thì tiếng cƣời
phẫn nộ(9).Cũng có khi đằng sau tiếng cƣời là nƣớc mắt(10).
Vd 2: Thú mỏ vịt ngày nay còn mang nhiều đặc điểm của loài bò
sát(1). Ngoài ra cấu tạo hoá thạch của một số loài bò sát sống ở
Đại Trung Sinh đã có một số đặc điểm của giống thú: có răng
mọc trong lỗ chân răng ở xƣơng hàm…(2).Vì vậy, bò sát cổ hẳn
phải là tổ tiên của loài thú (3).
Vd 3: Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trƣờng học. Chúng thẳng tay
chém giết những ngƣời yêu nƣớc thƣơng nòi của chúng ta.
Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong các bể máu. (Hồ
Chí Minh)
Vd 4: Cờ mọc trƣớc cửa mỗi nhà. Cờ bay lên những ngọn cây xanh
lá. Cờ đậu trên tay những ngƣời đang lũ lƣợt đổ về chợ. Trên
dòng sông mênh mông, bao nhiêu là xuồng với những lá cờ mỗi
lúc mỗi gần nhau, đổ về bến chợ. Xuồng nối nhau san sát, kết
thành một chiếc bè đầy cờ, bập bềnh trên sóng. (Theo Nguyễn
Quang Sáng)
Vd 5. Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời càng thêm xanh.
Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vƣờn cây lại đâm chồi nẩy lộc. Rồi
vƣờn cây ra hoa. Hoa bƣởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau
thoảng qua. Rồi vƣờn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay
nhảy. Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khƣớu lắm
điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm
ngâm.
Vd 6. Đã có hàng loạt đợt ra quân rầm rộ phòng chống mà túy ở
trƣờng học, giảng đƣờng. Nhiều văn bản phòng chống ma túy đã
đƣợc kí kết giữa các ban ngành, đoàn thể tại nhiều tỉnh thành.
Nhiều điểm buôn bán hêroin bị phanh phui. Mới đây tòa án nhân
dân Hà Nội đã tuyên nhiều án tử hình về tội buôn bán ma túy.
2.2. Tìm hiểu cách lập luận (cấu trúc) trong đoạn văn:
Lập luận là đƣa ra một hoặc một số luận cứ (lí lẽ) nhằm dẫn dắt
ngƣời nghe, ngƣời đọc đến một kết luận nào đấy mà ngƣời viết,
ngƣời nói muốn đạt tới.
* Các phƣơng pháp lập luận (cấu trúc) thƣờng gặp trong đoạn văn:
Phƣơng pháp lập luận Diễn dịch
Quy nạp
Tổng–Phân–Hợp
Song hành
Móc xích
So sánh
Nhân quả
Chú ý: Tùy vào từng nội dung ngƣời viết có thể sử dụng một hoặc nhiều
thao tác lập luận trong đoạn.

Vd: Quan lại vì tiền mà bất chấp công lý. Sai nha vì tiền mà tra tấn cha
con Vƣơng Ông. Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Hạnh Bạc Bà vì tiền mà
làm nghề buôn thịt bán ngƣời. Sở Khanh vì tiền mà táng tận lƣơng
tâm. Khuyển Ƣng vì tiền mà lao vào tội ác. Cả một xã hội chạy theo
đồng tiền.
a. Lập luận diễn dịch: Là đoạn có câu chủ đề (câu khái quát ý chính
toàn đoạn) nằm ở vị trí đầu đoạn, các câu còn lại triển khai, cụ thể
hóa cho nó.
Lƣợc đồ: (1)

(2) (n)
Vd. Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời càng thêm xanh.
Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vƣờn cây lại đâm chồi nẩy lộc. Rồi
vƣờn cây ra hoa. Hoa bƣởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau
thoảng qua. Rồi vƣờn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay
nhảy. Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khƣớu lắm
điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm
ngâm.
Vd: Dế Mèn đƣợc trẻ em yêu thích trƣớc hết vì chú có ý muốn sống
độc lập từ thuở bé. Chú cần cù làm việc và vui thích khi đƣợc mẹ
cho ở riêng. Đáng yêu biết bao là hình ảnh chú dế cƣờng tráng, tay
chân nở nang, thân hình vạm vỡ vì chú chăm chỉ rèn luyện thân thể.
b. Lập luận quy nạp: Trái ngƣợc với diễn dịch, là đoạn văn có câu
chủ đề đặt ở vị trí cuối đoạn nhƣ là sự đúc kết lại nội dung của các
câu đã trình bày trƣớc nó.
Lƣợc đồ: (2) (1)

(n)
Vd: Quan lại vì tiền mà bất chấp công lý. Sai nha vì tiền mà tra tấn
cha con Vƣơng Ông. Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Hạnh Bạc Bà vì
tiền mà làm nghề buôn thịt bán ngƣời. Sở Khanh vì tiền mà táng
tận lƣơng tâm. Khuyển Ƣng vì tiền mà lao vào tội ác. Cả một xã hội
chạy theo đồng tiền. (Hoài Thanh)
Vd: Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của
ruộng mía, xanh rất mƣợt của lúa chiêm đang thì con gái, xanh
đậm của những rặng tre, đây đó có một vài cây phi lao xanh biếc và
rất nhiều màu xanh khác nữa. Cả cánh đồng thu gọn trong tầm mắt,
làng nối làng, ruộng tiếp ruộng. Cuộc sống nơi đây có một cái gì
mặn mà ấm áp. (Thanh Tịnh)
c. Lập luận “Tổng – phân – hợp”: Là kiểu phối hợp cả diễn dịch và
quy nạp, là đoạn văn có câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát của
đoạn, các câu tiếp theo triển khai, cụ thể hóa câu đầu và câu cuối
đoạn là sự đúc kết lại những nội dung đã trình bày trong những câu
đứng trƣớc.
Lƣợc đồ: (1)

(2) (3)

(n)
Vd: Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc của trời. Trời xanh thẳm, biển
cũng thẳm xanh, nhƣ dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng
nhạt, biển mơ màng dịu hơi sƣơng. Trời âm u mây mƣa, biển xám
xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ. Nhƣ một
con ngƣời biết vui buồn, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả
hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. (Vũ Tú Nam)
d. Lập luận song hành: Là đoạn văn không có câu chủ đề, mỗi câu
trong đoạn triển khai một hƣớng của chủ đề chung toàn đoạn, các
câu có quan hệ ngang hàng nhau, bình đẳng nhau về ngữ pháp.
Lƣợc đồ:
(1) (2) (n)

Vd: Ca dao là bầu sữa nuôi dƣỡng tuổi thơ. Ca dao là hình thức trò
chuyện tâm tình của những tràng trai, cô gái. Ca dao là tiếng nói
biết ơn, tự hào về công đức của tổ tiên và anh linh của những ngƣời
đã khuất. Ca dao là phƣơng tiện bộc lộ nỗi tức giận hoặc lòng hân
hoan của ngƣời sản xuất.
Vd: Trời nắng chang chang, tiếng tu hú gần xa ran ran. Hoa ngô xơ
xác nhƣ hoa cỏ may. Lá ngô quắt lại rủ xuống. Những bắp ngô đã
mập và chắc, chỉ còn chờ tay ngƣời đến bẻ mang về. (Nguyên
Hồng)
e. Lập luận móc xích: Là đoạn văn không có câu chủ đề, chủ đề đoạn
đƣợc triển khai theo hƣớng ý của câu sau kế tục ý của câu trƣớc, cứ
thế cho đến hết đoạn.
Lƣợc đồ: (1)
(2)
(n)
Vd: Muốn tăng gia sản xuất thì phải làm thủy lợi. Muốn làm thủy lợi
thì phải có nhiều ngƣời, có sức lớn. Muốn vậy phải có hợp tác xã.
(Hồ Chí Minh)
Vd: Những lúc say sƣa cũng muốn chừa. Muốn chừa nhƣng tính lại
hay ƣa. Hay ƣa nên nỗi không chừa đƣợc. Chừa đƣợc nhƣng ta
cũng chẳng chừa. (Chừa rƣợu – Nguyễn Khuyến)
Ngoài ra còn có đoạn văn đƣợc lập luận theo cấu trúc: Đặc biệt, nhân
quả, so sánh
* Thực hành bài tập xác định câu chủ đề (ý chính) và cấu trúc lập luận
trong đoạn văn:
Vd: Lòng sông rộng, nƣớc xanh trong. Giữa khoảng trời nƣớc mênh
mông ấy, thuyền êm trôi xuôi dòng khơi vơi trong bến mộng. Trời
chiều bảng lảng rơi dần vào hoàng hôn, trăng lơ lửng giãi xuống bàng
bạc. Sƣơng mung lung giăng đầy trời đất.
Vd: Tôi quyết trong lịch sử thi ca Việt Nam chƣa bao giờ có một thời đại
phong phú nhƣ thời đại này. Chƣa bao giờ ngƣời ta thấy xuất hiện
cùng lúc một hồn thơ rộng nhƣ Thế Lữ, mơ màng nhƣ Lƣu Trọng Lƣ,
hùng tráng nhƣ Huy Thông, trong sáng nhƣ Nguyễn Nhƣợc Pháp, ảo
não nhƣ Huy Cận, quê mùa nhƣ Nguyễn Bính, kỳ dị nhƣ Chế Lan
Viên… và rạo rực băn khoăn nhƣ Xuân Diệu. (Hoài Thanh).
Vd: Đọc thơ Nguyễn Trãi, nhiều ngƣời đọc khó mà biết có đúng là thơ
Nguyễn Trãi không. Đúng là thơ nguyễn Trãi rồi thì cũng không phải
là dễ hiểu đúng. Lại có khi chữ hiểu đúng, câu hiểu đúng mà toàn bài
không hiểu. Không hiểu vì không biết chắc bài thơ đƣợc viết ra lúc
nào trong cuộc đời nhiều chìm nổi của Nguyễn Trãi”.
2.2. Tìm hiểu sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn:
Liên kết trong văn bản, đoạn văn là mạng lƣới liên hệ chặt chẽ giữa
các câu, các mối quan hệ nội dung, hình thức trong văn bản, đoạn văn.
Vd: Con chó này bƣớng lắm. Dạy chỉ phí công.
Thần Chết hỏi: Làm sao bà tới đây đƣợc?
"Ngƣời pháp đổ máu đã nhiều. Dân ta hi sinh cũng không ít".
Để liên kết, phải sử dụng các yếu tố ngữ âm (vần, nhịp, số lƣợng âm
tiết, thực từ, hƣ từ, cụm từ, cấu trúc câu…) theo một phƣơng thức nhất
định.
* Có các phƣơng thức liên kết nhƣ sau:
a. Phƣơng thức lặp: Là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở
những bộ phận khác nhau của văn bản, đoạn văn nhằm liên kết chúng
lại với nhau.
+ Lặp từ ngữ: Vd. Buổi sáng, Bé dậy sớm ngồi học bài (1). Dậy sớm học
bài là một thói quen tốt(2). Nhƣng phải cố gắng lắm mới có đƣợc thói
quen ấy(3). Rét ghê, thế mà Bé vùng dậy, chui ra đƣợc khỏi cái chăn
ấm(4). Bé ngồi học bài(5).
Vd: Lực lƣợng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to
lớn. Nhƣng lực lƣợng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn
thắng lợi. (Hồ Chí Minh)
+ Lặp ngữ âm: Vd: Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã
dựng lên Thành đồng tổ quốc. Và sông Hồng bất khuất có cái
chông tre. (Thép Mới); hoặc bài Thu điếu - Nguyễn Khuyến
+ Lặp cấu trúc (cú pháp):
Vd. "Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự
do dân chủ nào".
"Về kinh tế, chúng bốc lột dân ta đến tận xƣơng tủy, khiến cho
nhân dân ta ngèo nàn, thiếu thốn, nƣớc ta xơ xác, tiêu điều".
(Hồ Chí Minh)
Cả hai câu cùng mô hình: Đn – C - V
b. Phƣơng thức thế: Là cách thay những từ ngữ nhất định bằng
những từ ngữ có ý nghĩa tƣơng đƣơng nhằm tạo tính liên kết giữa
các phần văn bản, đoạn văn chứa chúng.
+ Thế đại từ: Vd."Rõ ràng Trống Choai của chúng ta đã hết tuổi bé
bỏng thơ ngây. Chú chẳng còn phải quấn quýt quanh chân mẹ nữa
rồi.”
Vd: Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu
tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố.
+ Thế từ đồng nghĩa, gần nghĩa: Vd."Nghe chuyện Phù Đổng Thiên
Vƣơng, tôi tƣởng tƣợng đến một trang nam nhi, sức vóc khác
ngƣời, nhƣng tâm hồn còn thô sơ giản dị, nhƣ tâm hồn tất cả mọi
ngƣời thời xƣa(1). Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông
pha ra trận đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhƣng bị thƣơng
nặng(2). Tuy thế ngƣời trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa
cơm..“(3) (Nguyễn Đình Thi)
Vd: Sài Gòn làm cho thế giới kinh ngạc. Sức sống của thành phố
mãnh liệt không sao tƣởng nổi.
Vd: Một cái mũ len xanh nếu chị sinh con gái. Chiếc mũ sẽ đỏ tƣơi
nếu chị đẻ con trai.(Anh Đức)
c. Phƣơng thức liên tƣởng: Là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những
sự vật có thể nghĩ đến theo một định hƣớng nào đó, xuất phát từ
những từ ngữ ban đầu, nhằm tạo ra mối liên kết giữa các phần chứa
chúng trong văn bản, đoạn văn.
Vd: Cây lá, cành, quả, rễ...
Quân đội Sĩ quan, binh lính, vũ khí...
Chiến tranh Hi sinh, tàn khốc, đau thƣơng...
+ Liên tƣởng đồng loại:
Vd. Cóc chết bỏ nhái mồ côi
Chẫu ngồi chẫu khóc: Chàng ôi là chàng!
Ễnh ƣơng đánh lệnh đã vang!
Tiền đâu mà trả nợ làng ngóe ơi!
Vd: Chim chóc cũng đua nhau đến hồ làm tổ. Những con sít lông tím,
mỏ hồng kêu vang nhƣ tiếng kèn đồng. Những con bói cá mỏ dài
lông sặc sỡ. Những con cuốc đen trũi len lủi giữa các bụi ven bờ.
+ Liên tƣởng về số lƣợng: Vd. Năm hôm, mƣời hôm...Rồi nửa tháng,
lại một tháng.(Nguyễn Công Hoan)
+ Liên tƣởng định vị: Vd. Nhân dân là bể - Văn nghệ là thuyền.
Vd: Hà Nội có Hồ Gƣơm
Nƣớc xanh nhƣ pha mực
Bên hồ ngọn tháp bút
Viết thơ lên trời cao (Trần Đăng Khoa)
+ Liên tƣởng theo đặc trƣng sự vật.
Vd: Mặt trời lên bằng hai con sào thì ông về đến con đƣờng nhỏ rẽ về
làng. Không cần phải hỏi thăm nữa cũng nhận ra rặng tre ở trƣớc
mặt kia là làng mình rồi. Cái chấm xanh sẫm nhô lên đó là cây đa
đầu làng. Càng về đến gần càng trông rõ những quán chợ khẳng
khiu nấp dƣới bóng đa. (Nguyễn Địch Dũng)
Làng đƣợc đặc trƣng bằng rặng tre, cây đa, quán chợ
d. Phƣơng thức nghịch đối: Là sử dụng những từ ngữ trái nghĩa vào
những bộ phận khác nhau có liên quan trong văn bản, đoạn văn, có
tác dụng liên kết các bộ phận ấy lại với nhau.
Vd. Gia đình mất hẳn vui. Bà khổ, Liên khổ, mà ngay chính cả y
cũng khổ. (Nam Cao)
Vd. Những vấn đề vật chất giải quyết không khó đâu. Bây giờ các
đồng chí gặp khó khăn, theo tôi nghĩ một phần lớn là do không có
ngƣời quản lí. Có ngƣời quản lí rất tận tụy, đồng thời rất kiên trì,
thì giải quyết đƣợc rất nhiều việc. (Phạm Văn Đồng)
Vd. Dẫu sao thì tôi vẫn mắc nợ anh ấy một chút lòng tử tế. Gặp lúc
cần đến tôi, tôi phải lấy sự tự tế ra mà đối lại. Không lẽ tôi ghẻ
lạnh? Tôi đành xếp tập giấy đang viết dở lại, đi theo anh ấy vậy…
(Nam Cao)
e. Phƣơng thức nối: Là cách dùng những từ ngữ sẵn mang ý nghĩa
chỉ quan hệ, và chỉ các quan hệ cú pháp khác trong câu, vào mục
đích liên kết các phần trong văn bản, đoạn văn.
+ Nối bằng kết từ: (và, với, thì, mà, còn, nhƣng, vì, nếu, tuy, cho nên..)
Vd. Nguyễn Trãi sẽ sống mãi trong trí nhớ và tình cảm của ngƣời Việt
Nam. Và chúng ta phải làm cho tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn
Trãi rạng rỡ ra ngoài bờ cõi nƣớc ta. (Phạm Văn Đồng)
+ Nối bằng kết ngữ: (vì vậy, do đó, bởi thế, tuy vậy, nếu vậy, vậy mà,
vậy nên, thế thì, với lại, vả lại...hay nghĩa là, trên đây, tiếp theo,
nhìn chung, tóm lại, một là, ngƣợc lại...)
Vd. Trong mấy triệu ngƣời cũng có ngƣời thế này thế khác, nhƣng thế
này hay thế khác đều dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan
hồng đại độ, ta phải nhận rằng đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai
cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. (Hồ Chí Minh)
Vd. Một hòi còi khàn khàn vang lên. Tiếp theo là những tiếng bƣớc
chân bình bịch, những tiếng khua rội rã: phu nhà máy rƣợu bia
chạy vào làm. (Nam Cao)
+ Nối bằng trợ từ, phụ từ, tính từ: (Cũng, cả, lại, khác, chỉ, là, vẫn...)
Vd. "Tôi biết trong vụ này anh không phải là thủ phạm. Thủ phạm là
ngƣời khác cơ".
Vd: Gà lên chuồng từ lúc nãy. Hai bác ngan cũng đã ì ạch về chuồng
rồi. Chỉ duy có hai chú ngỗng vẫn tha thẩn đứng giữa sân. (Tô
Hoài)
g. Phƣơng thức dùng câu hỏi và tỉnh lƣợc
Vd: “Hạnh phúc là gì? Một số ngƣời cho đó là sự thỏa mãn….”(Vd 1.
2 tr 52 GT)
2.3. Tìm hiểu bố cục và lập luận toàn văn bản.
- Văn bản bao giờ cũng có kết cấu 3 phần rõ rệt:
Phần mở đầu
Phần phát triển
Phần kết thúc
2.4. Tái tạo đề cƣơng văn bản. (xem giáo trình)
Thực hành viết lại đề cƣơng văn bản “Chống thói ba hoa” (Giáo
trình – tr 57)
III. TẠO LẬP VĂN BẢN
Tạo lập văn bản là một trong hai quá trình lớn của hoạt động giao
tiếp bằng văn bản (tạo lập và lĩnh hội). Nó không đơn thuần chỉ là
việc viết văn bản, mà bao gồm nhiều giai đoạn, tạo nên một quy
trình. Có các giai đoạn sau đây:
1. Định hƣớng - xác định các nhân tố giao tiếp của văn bản.
Việc xác định này cần đảm bảo các nhân tố:
Viết cho ai? (nhân vật giao tiếp)
Viết cái gì? (nội dung giao tiếp)
Viết để làm gì? (mục đích giao tiếp)
Viết nhƣ thế nào? (hoàn cảnh và cách thức giao tiếp)
2. Lập đề cƣơng cho văn bản.
a. Xác định mục đích, yêu cầu việc lập đề cƣơng: (xem Giáo trình)
b. Một số loại đề cƣơng thƣờng dùng: Có 2 loại đề cƣơng sơ giản và
đề cƣơng chi tiết.
c. Các thao tác lập đề cƣơng cho văn bản:
[1] Xác lập các thành tố nội dung trong đề cƣơng: Các thành tố nội
dung là các bộ phận của chủ đề văn bản, các ý lớn, ý nhỏ, các luận
điểm lớn, nhỏ và các luận cứ thuộc các loại khác nhau. Việc xác lập
các thành tố nội dung phụ thuộc vào nội dung chung của văn bản
(chủ đề), mục đích, hình thức của văn bản (thể loại văn bản)
[2] Sắp xếp các thành tố nội dung theo một trình tự khách quan, lôgic.
Vd: Lòng yêu nƣớc biểu lộ trong suốt lịch sử phát triển của dân tộc:
+ Trong lịch sử xa xƣa
+Trong thời kì cận, hiện đại
+ Trong giai đoạn hiện nay
[3] Trình bày đề cƣơng: Sau khi xây dựng xong hai thao tác trên, tiến
hành trình bày đề cƣơng.
Chú ý: Khi trình bày đề cƣơng, cần đặt tiêu đề cho các phần, các
chƣơng, các mục, ý lớn, ý nhỏ, luận điểm, luận cứ…(có thể dùng
các số La mã, Ả rập, các kí hiệu - , + , * ,…)
d. Một số lỗi thƣờng gặp khi lập đề cƣơng:
- Xa đề hoặc lạc đề
- Nội dung triển khai không đầy đủ ý (thiếu ý)
- Nội dung trùng lập
- Nội dung mâu thuẫn, không hợp logic
- Nội dung lộn xộn, trình tự không hợp lí.
3. Viết đoạn văn vào văn bản với đề cƣơng đã lập (tạo lập văn
bản).
Sau giai đoạn định hƣớng và xác lập đề cƣơng là đến giai đoạn viết
văn bản. Việc viết văn bản chính là việc hiện thực hóa đề cƣơng. Đề
cƣơng mới là bộ khung, là bản thiết kế chứ chƣa phải là văn bản.
Muốn viết văn bản , cần phải dựa vào đề cƣơng mà chuyển hóa
thành văn bản. Trong quá trình viết cần lần lƣợt tiến hành các hoạt
động viết chữ, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn và tạo văn bản.
* Yêu cầu về đoạn văn trong văn bản: Gồm 4 yêu cầu (Giáo trình –
Trang 117, 118)
* Các thao tác viết đoạn văn:
- Thao tác 1: Căn cứ vào đề cƣơng đã xác lập, mỗi thành tố nội dung
trong đề cƣơng viết thành một hoặc nhiều đoạn văn.
- Thao tác 2: Lựa chọn hƣớng triển khai nội dung trong đoạn, cách
lập luận trong đoạn và kết cấu của đoạn.
- Thao tác 3: Viết đoạn văn có hoặc không có câu chủ đề.
- Thao tác 4: Tách đoạn, chuyển đoạn và liên kết đoạn cho phù hợp.
4. Sửa chữa và hoàn thiện văn bản.
Sau khi viết xong văn bản, cần tiến hành công việc cuối cùng là đọc
lại văn bản, kiểm tra, phát hiện các lỗi, các sai sót và tiến hành sửa
chữa, điều chỉnh hợp lý.
* Chú ý một số lỗi khi tạo lập đoạn văn, văn bản:
- Các lỗi trong đoạn: (lạc đề, thiếu chủ đề, lặp chủ đề, đứt mạch, mâu
thuẫn về ý, thiếu hoặc liên kết lỏng lẻo…)
- Các lỗi về cấu tạo văn bản: (không tách đoạn, tách đoạn tùy tiện,
không chuyển đoạn, liên kết đoạn ).
THỰC HÀNH BÀI TẬP
CHƢƠNG 1, CHƢƠNG 2,
CHƢƠNG 3
I. KHÁI QUÁT VỀ CÂU
1.1. Định nghĩa câu
Theo Diệp Quang Ban, “ Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cấu
tạo ngữ pháp tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tƣơng đối
trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của ngƣời nói, giúp hình thành và biểu
hiện, truyền đạt tƣ tƣởng tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị thông báo
nhỏ nhất bằng ngôn ngữ”.
1.2. Câu là đơn vị cơ bản của hoạt động giao tiếp
Vd: “Nơi ấy có ngƣời suốt đời tôi thƣơng nhớ. Bốn mùa, biển Nha Trang
biêng biếc xanh.”
Vd: Mƣa!; Cháy!; Mẹ ơi!
1.3. Cấu trúc cú pháp của câu
Theo Bùi Tất Tƣơm, “câu gồm thành phần nòng cốt câu (thành phần
chính) và thành phần phụ bổ sung cho nòng cốt câu (thành phần ngoài
nòng cốt)”
1.3.1 Thành phần chính (nòng cốt câu): “Là thành tố cú pháp bắt
buộc phải có mặt trong câu để đảm bảo cho câu có tính trọn vẹn”
- Kí hiệu: C _V (Chủ ngữ - Vị ngữ)
(Chủ ngữ là ngƣời, vật hoặc sự việc mà ta muốn nói đến, đó là đối
tƣợng thông báo. Vị ngữ là nói về đối tƣợng thông báo ấy, cho biết
ngƣời, vật hoặc sự việc nói đến làm gì, nhƣ thế nào.)
a. Chủ ngữ: Tùy vào ngữ cảnh, chủ ngữ trong câu có thể đƣợc lƣợc đi
gồm một từ, cụm từ, tổ hợp từ
Vd: Thời cơ đã đến./ Đây là anh Đông./ Sạch sẽ là mẹ của sức khỏe./
Nhất nƣớc (nhì phân….)./ Một là một…(từ)
Vd: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.(cụm ĐL)
Làm ra hàng phải đúng với nhu cầu của ngƣời tiêu thụ. (cụm CP)
Cách mạng tháng Tám thành công đã đem lại độc lập tự do cho dân
tộc (cụm C-V)
Vd: Trong nhà chƣa tỏ./ Trƣớc mặt là con đƣờng./ Không đế quốc nào
có thể quay lại bóp chết đời sống các em. (THT)
b. Vị ngữ: Vị ngữ trong câu nói lên đặc trƣng về quan hệ, tính chất,
trạng thái, hoạt động… và có tần số tỉnh lƣợc thấp hơn chủ ngữ. Có
thể gồm một từ, cụm từ, tổ hợp từ
Vd: Bính ngƣợng nghịu./ Tiếng hát ngừng (từ)
Vd: Đƣờng lên dốc trơn và lầy. (cụm ĐL)
Cổ tay em trắng nhƣ ngà. (cụm CP)
Cái bàn này chân đã hỏng. (cụm C-V)
Vd: Chị tôi trong nhà./ Nhà tôi trên đồi kia./ Tao không họ hàng gì với vợ
chồng nhà mày./ Em này 10 tuổi. (THT)
1.3.2. Thành phần phụ (ngoài nòng cốt): Trạng ngữ, đề ngữ, liên ngữ,
phụ chú ngữ, hô ngữ, cảm thán ngữ, tình thái ngữ.
a. Trạng ngữ: Là thành phần phụ nêu lên hoàn cảnh, tình hình của sự
việc đƣợc nói đến trong nòng cốt câu, đƣợc phân cách với nòng cốt
bằng dấu phẩy.
Có các loại trạng ngữ: Thời gian, không gian, phƣơng thức (cách
thức), trạng thái, nguyên nhân, mục đích, điều kiện, nhƣợng bộ, phạm
vi, tình huống.
Vị trí: Trạng ngữ có thể đứng ở đầu, giữa hoặc cuối câu.
Vd: Trƣớc khi đi, nó cho tôi ba đồng bạc, ông giáo a. (NC)
Trên nƣơng, mỗi ngƣời một việc
Với sự đồng tình và ủng hộ của anh em, cuộc kháng chiến cứu quốc của
Việt Nam nhất định thắng lợi. (HCM)
Vì tằm, em phải thái dâu – Vì chồng, em phải qua cầu đắng cay.
Nếu là anh, mọi ngƣời sẽ không phản đối. (ĐK)
Đối với ngƣời du kích Gia Rai, bắn trật là một điều xấu hổ.
b. Đề ngữ: Là thành phần phụ nêu lên đối tƣợng, nội dung cần bàn nhằm nhấn
mạnh vấn đề nêu ở nòng cốt câu.
Vd: Sống, chúng ta mong đƣợc sống làm ngƣời.
Giàu, tôi cũng giàu rồi.
Làm việc ấy, nó không dám đâu; Thƣ, Giáp gửi rồi….
Thằng ấy, mình phải tống nó đi mới đƣợc.
c. Phần chuyển tiếp (liên ngữ): Là thành phần phụ có tác dụng nối ý của câu
chứa nó với ý của câu đứng trƣớc hoặc sau câu ấy hay ý của cả cụm câu.
(tóm lại, mặt khác, vả lại, hơn nữa, nói chung, sau đây, cuối cùng, đại khái
là, một mặt, tuy nhiên, tuy thế… hoặc QHT nhƣng, song, và….)
Vị trí: Đầu, giữa và thƣờng phân cách nòng cốt bằng dấu phẩy
Vd: Vấn đề này, tóm lại, là một vấn đề quan trọng.
Nói chung, nhân vật của Nguyễn Du, chính diện hay phản diện, đều là
những con ngƣời rất sống. (HT).
d. Phần phụ chú ngữ (giải thích ngữ): Là thành phần phụ có tác dụng
giải thích thêm từ ngữ nào đó hoặc bổ sung các chi tiết, bình phẩm,
làm rõ xuất xứ, thái độ, cách thức khi câu đƣợc diễn đạt.
Vị trí: Đứng giữa, sau nòng cốt, thƣờng tách với nòng cốt bằng dấu
phẩy, ngoặc đơn, gạch ngang.
Vd: Cô bé nhà bên (có ai ngờ) – cũng vào du kích
Rồi bà cƣời ha hả, cái cƣời ích kỉ, vơ vào (NCH)
e. Phần hô – đáp: Là thành phần phụ dùng để biểu thị lời gọi đáp, đƣa
đẩy và đƣợc phân cách với nòng cốt bằng dấu phẩy. (vâng, dạ, ừ, phải,
ơi, à, ạ, nhỉ, thƣa, bẩm, này, nè…)
Vị trí: Đứng đầu, cuối, một số trƣờng hợp giữa câu.
Vd: Việc ấy, thƣa ông, tôi không nghĩ rằng nó quan trọng đến thế.
Cảm ơn, tôi sẽ tự làm lấy.
g. Cảm thán ngữ: Là thành phần phụ biểu thị cảm xúc, đƣợc phân cách
với nòng cốt câu bằng dấu phẩy.
Vị trí: Đứng đầu câu, do các thán từ đảm nhiệm nhƣ: Ôi, a, chao ôi,
hỡi ôi, ôi giàu….
Vd: Ôi giời ơi, các anh ơi, em không biết hát đâu.
Ô kìa, bên cõi trời đông – Ngựa ai còn ruỗi dặm hồng xa xa.
h. Tình thái ngữ: Là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa tình thái cho câu,
nhằm bày tỏ thái độ, ý kiến của ngƣời nói đối với nội dung câu nói.
Vị trí: Phổ biến ở đầu và cuối câu, do các tình thái từ đảm nhiệm nhƣ:
mà, kia, chứ, ƣ, à, đấy, nhỉ, nhé…, quả thật, quả tình, phải nói, có lẽ,
hình nhƣ, không khéo, khốn nỗi, may mà, dĩ nhiên, mới chết, mới phải,
thì phải, thì chết, mới đƣợc, phải đƣợc….
Vd: Tôi không đi mà.
Vậy từ nay con là con cụ nhé.
Phải nói đó là hành động dũng cảm.
Nó lại lấy cả quần áo mang đi mới chết.
1.4. Phân loại câu
Phân loại câu trong ngôn ngữ hiện nay khá phức tạp, dựa vào những
tiêu chuẩn khác nhau. Hiện nay có hai hƣớng phân loại có tính
truyền thống nhƣ sau:
- Theo cấu tạo ngữ pháp: Chia thành Câu đơn, câu phức và câu ghép
- Theo mục đích nói: Chia thành câu trƣờng thuật, câu nghi vấn, mệnh
lệnh, cảm thán.
1.4.1. Phân loại theo cấu trúc cú pháp
[1] Câu đơn: Là câu có một cụm chủ vị (C-V) làm nòng cốt.
Mô hình tiêu biểu: C_V
Vd: Hoa nở; Trời mƣa; Nó khóc; Hắn đã tới cái dốc bên kia của cuộc
đời; Sinh/ lấy hai tay ôm mặt, cúi đầu khóc nức nở.
Vd: Tiểu đội tôi sẽ chiếm lĩnh ngọn đồi ấy. Chủ trƣơng ấy rất đúng. Dung
rất hiền…
Vd: Có con gì đậu trên cây mai kia; Nhiều sao quá!; Có sách để học rồi
Vd: Lan ơi!; Vâng; Ơ, con mèo; Xe ơi là xe!; Chết rồi!; Ùng!; Oàng!...
[2] Câu phức: Là câu có một nòng cốt câu nhƣng có hai hoặc hơn hai
kết cấu chủ vị
C_V Chiếc xe của tôi/ máy //đã hỏng
c-v
[3] Câu ghép: Là câu có từ hai cụm chủ vị trở lên trong đó không có cụm
chủ vị nào bao hàm cụm chủ vị nào.
Mô hình tiêu biểu: (x) C_V (y), C_V (xy là phƣơng tiện liên kết)
Vd: Vì tên Dậu / là thân nhân của hắn cho nên, chúng con / bắt phải nộp
thay.
Sở dĩ anh thành công là vì, anh làm việc có phƣơng pháp
- Phân loại một số mô hình câu ghép:
+ Ghép đẳng lập: C _ V, C _ V (C _V và/ rồi C _V)
Vd: Ngƣời ta sẽ khinh y, vợ y sẽ kinh y, chính y cũng sẽ khinh y. (NC)
C _ V hay/ hoặc C _ V
Vd: Anh đi hay tôi đi
C _ V còn/ nhƣng C _ V
Vd: Chúng tƣởng khuất phục đƣợc đồng bào ta nhƣng chúng lầm.
C _ V: C_V
Vd: Chúng ta đã đấu tranh đƣợc nhiều thắng lợi: chúng ta đánh tan giặc
đói, chúng ta đánh tan giặt dốt, chúng ta sẽ đánh tan giặc ngoại xâm.
+ Ghép qua lại: (chính phụ)
MH: vì C_V nên C_V (Qua lại nhân – quả; phƣơng tiện liên kết thƣờng
dùng là các cặp kết từ: Vì/ bởi/ tại/ do/ nhờ/ bởi vì/ tại vì/ nên/ mà/ sở dĩ/
là vì/... )
Vd: Vì muốn sống vẻ vang, sống có lí tƣởng cho nên ngƣời cách mạng không
sợ chết, không sợ đấu tranh gian lao, nguy hiểm.
MH: nếu C_V thì C_V (Qua lại điều kiện – giả thiết – hệ quả; phƣơng tiện
liên kết thƣờng dùng là các cặp kết từ: nếu/ hễ/ giá (mà)/ giả sử/ miễn
(là)/ mà....thì/....)
Vd: Nếu cụ chỉ cho một đồng, thì còn hơn một đồng nữa chúng con không
biết chạy vào đâu đƣợc.
MH: tuy C_V nhƣng C_V (Qua lại nhƣợng bộ - tăng tiến; phƣơng tiện liên
kết thƣờng dùng là các cặp kết từ: dù/ mặt dù/ dù cho/ tuy/ tuy rằng/
...nhƣng/ vẫn/ cũng/ thà...chứ/...) Vd: Tuy Lan học giỏi nhƣng cô ấy còn
MH: để C_V, C_V (Qua lại mục đích – sự kiện)
Vd: Để cả lớp tiến bộ, những ngƣời học yếu phải cố gắng hơn.
MH: C_V bao nhiêu C_V bấy nhiêu (Qua lại đối xứng; phƣơng tiện liên
kết thƣờng dùng là các cặp kết từ: ai...nấy(ngƣời ấy)/sao...vậy/ nào....nấy/
đâu....đấy/ bao nhiêu....bấy nhiêu..../
Vd: Ngoài kia, tiếng gõ cửa mạnh bao nhiêu, trong này trống ngực tôi mạnh
bấy nhiêu.
(Hãy xác định cấu trúc theo mô hình câu ghép sau)
Vd: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
Tôi đến chơi nhƣng nó đi vắng.
Tôi đi hay anh đi?
Vì thời tiết xấu nên chuyến bay bị huỷ bỏ.
Nếu tài liệu này hoàn thành thì anh sẽ có cơ hội tham dự hội thảo.
Để mọi ngƣời hiểu rõ hơn, anh ta giải thích rất cặn kẽ.
Mặc dù thời tiết xấu nhƣng anh ấy vẫn lên đƣờng.
1.4.2. Phân loại theo mục đích phát ngôn: [tham khảo]
Câu trƣờng thuật, câu nghi vấn, mệnh lệnh, cảm thán.
Bài tập 1: Xác định thành phần các câu dƣới đây theo cấu trúc (chủ -
vị). Vd: Cảm ơn, tôi sẽ tự làm lấy.
HĐ CN VN
1. Vào đời nhà Lê, ngƣời ta rất chuộng văn học.
2. Ở miền sơn cƣớc, lúc sáng sớm, tiết trời đã lành lạnh.
3. Ngày mai là ngày vui sƣớng của đồng bào ta.
4. Trong nhà chƣa tỏ, ngoài ngõ đã hay.
5. Theo nghị quyết của chính phủ và ý chí của quốc dân, tôi cùng đoàn
đại biểu đi pháp. (HCM)
6. Dẫu chƣa hoàn thành, công trình ấy cũng đã phát huy tác dụng.
7. Còn nó, nó đi đến đâu, ngƣời ta đóng cửa, ngƣời ta chửi (NCH)
8. Ngày xƣa, trên bến sông quê, vào các buổi chiều mùa hè, chúng tôi
thƣờng tổ chức những cuộc thi vƣợt sông cực kì sôi động và thú vị.
9. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim
10. Bạn Nam (lớp trƣởng lớp 11B) có giọng hát rất hay.
11. Còn chị, chị công tác ở đây à? (NĐT)
II. YÊU CẦU VỀ VIẾT CÂU
[1]. Câu phải viết đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt:
[Đúng về quy tắc, cấu trúc câu, thành phần câu, các loại câu, trật
tự từ trong câu]
Vd: Họ đang gấp rút đẩy mạnh tiến độ để hoàn thành kế hoạch.
Trái bóng đang lăn trên sân.
Nhà, bà có hàng dãy ở phố. Thóc, bà có đầy bồ.
Trong bất cứ một cuộc đấu tranh nào, thắng hay không thắng là ở
phút ấy.
Chắc chắn là nó sẽ trúng tuyển
Ngoài ra, bạn cần đọc thêm những cuốn sách này.
Con đã về đây, ơi mẹ Tơm!
Mƣa to và gió to; Phát súng nổ và con chim rơi xuống
Lụt chƣa rút nên nƣớc vẫn mênh mông
Để Tổ quốc đƣợc độc lập, họ đã hi sinh cả tuổi thanh xuân
Dƣới bóng tre xanh của ngàn xƣa, thấp thoáng những mái chùa cổ
[2]. Câu phải có quan hệ ngữ nghĩa phù hợp với tƣ duy ngƣời
Việt.
Vd: Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nguyên –Mông.
Truyện Kiều là tác phẩm kiệt tác của Nguyễn Công Hoan.
Cái bàn tròn này vuông.
[3]. Câu cần phải có thông tin mới.
Vd: Nó đá bóng bằng chân.
Nó nhìn tôi bằng mắt.
[4]. Câu phải đƣợc đánh dấu câu phù hợp:
Trong tiếng Việt hiện nay sử dụng một số loại dấu câu chủ yếu sau:
- Dấu chấm ( . ): Đặt ở cuối câu trần thuật, dùng để đánh dấu sự kết
thúc của câu. Vd: Mẹ đi chợ về.
- Dấu chấm hỏi (?): Dùng để đánh dấu câu nghi vấn, biểu thị sự nghi
ngờ.
Vd: Ai đó?; Ai chết vinh buồn chăng? Ai sống nhục thẹn chăng?
- Dấu chấm lửng (…): Dùng biểu thị lời nói bị ngắt quảng, ngụ ý rằng còn
nhiều ý tình chƣa đƣợc nói hết.
Vd: Còi tàu vang lên…U…U (sự kéo dài); Con….(nghẹn ngào)
Xe tăng địch còn cách ổ phục kích 80m…70m…40m…(hồi hộp)
- Dấu chấm phẩy ( ; ): Dùng phân cách các phần tƣơng đối độc lập trong
câu.
Vd: Học để lên lớp thì dễ; học để giỏi thì khó
- Dấu chấm than ( ! ): Dùng đánh dấu câu cảm thán hoặc câu cầu khiến, đôi
khi biểu thị thái độ mỉa mai.
Vd: Bức tranh đẹp quá!; Ngoan dễ sợ!; Anh ra khỏi đây ngay!
- Dấu gạch ngang ( - ): Dùng để phân biệt thành phần chêm xen, đặt trƣớc
những lời đối thoại, các bộ phận liệt kê…
Vd: - Ai đó? Hoặc Bà Rịa – Vũng Tàu; 1945 – 1954; 1965 - 1975
- Tôi đây.
- Dấu hai chấm ( : ): Báo hiệu điều sẽ trình bày tiếp theo sau, thuyết minh,
giải thích điều sẽ trình bày ở trƣớc.
Vd: Lê Nin nói: “Học, học nữa, học mãi”. Tôi có một ƣớc mơ: Trở thành
giáo viên mầm non…
- Dấu ngoặc đơn ( ): Dùng để tách các phần có tác dụng giải thích,
bổ sung, đóng khung bộ phận chỉ nguồn gốc, lời trích dẫn..
Vd: Nguyễn Du (1766 – 1826) là một đại thi hào.
Mắt đen tròn (thƣơng thƣơng quá đi thôi).
- Dấu ngoặc kép (“ “): Dùng đánh dấu lời trích dẫn, đóng khung tên
riêng, tên tác phẩm…
Vd: Chí Phèo nói: “ai cho tao lƣơng thiện?.....”; Lê Cực Mạnh nói:
“tôi thích em ấy”; “Lạnh Lùng”,“Hai vẻ đẹp” là những cuốn tiểu
thuyết luận đề của Nhất Linh.
- Dấu phẩy ( , ): Dùng phân cách hai đơn vị ngữ pháp có quan hệ đẳng
lập, chính phụ… (Chủ - vị, nòng cốt – ngoài nòng cốt, cụm chủ vị
với thành phần khác…)
Vd: Một ngày mà Tố quốc chƣa đƣợc thống nhất, đồng bào còn chịu
khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên. (HCM)
- Dấu Xuyệc (xiên) ( / ) và dấu Móc vuông [ ]
Vd: [(a + b)2 - x2 + y2]; 14/2/2015…
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU TRONG VĂN BẢN KHOA HỌC,
NGHỊ LUẬN, HÀNH CHÍNH. (xem giáo trình)
IV. MỘT SỐ THAO TÁC RÈN LUYỆN VỀ CÂU.
4.1. Mở rộng và rút gọn câu:
- Mở rộng câu: Là cụ thể hóa ý nghĩa của câu mà vẫn giữ nguyên cấu
tạo nòng cốt chủ vị của câu.
Vd: Nông dân gặt Nông dân xã tôi gặt – Nông dân xã tôi gặt lúa mùa
Gió thổi Gió thổi mạnh – Hôm nay, gió thổi mạnh
- Rút gọn câu: Là biện pháp ngƣợc lại với mở rộng
Vd: Khi một ngày mới bắt đầu, trẻ em lại nô nức đến trƣờng.
4.2. Tách và ghép câu: Là làm cho một câu có nhiều vế, nhiều bộ
phận trở thành nhiều câu hoặc một câu.
Vd: Thầy giáo xem báo, còn học sinh đọc sách – Thầy giáo xem báo.
Học sinh đọc sách.
Vd: Ông nội đến. Mọi ngƣời ra đón ông – Ông nội đến, mọi ngƣời ra
đón ông.
4.3. Thay đổi trật tự các thành phần câu: Trong điều kiện ngữ cảnh
nhất định phục vụ cho mục đích giao tiếp nhất định vẫn có thể thay
đổi trật tự từ làm tăng thêm sắc thái biểu cảm, tạo hình tƣợng hoặc
làm nổi bật đối tƣợng, điều cần thông báo.
Vd: Chúng ta hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em.
Chúng ta hãy dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất.
Vd: Giữa hồi ấy, xảy ra việc không may cho tôi.
Giữa hồi ấy, việc không may cho tôi xảy ra.
Vd: Từ đằng xa tiến lại hai chú bé
Nào có ra gì cái chữ nho (Tú Xƣơng)
Lom khom dƣới núi tiều vài chú (Bà Huyện Thanh Quan)
Chúng con bắt tên Dậu nộp thay vì tên này là thân nhân hắn.
Hạnh là lớp trƣởng lớp chuyên Văn.
Trong cái hang tăm tối bẩn thỉu ấy, sống một đời khốn nạn những
ngƣời gầy gò, rách rƣới. (Thạch Lam)
4.4. Chuyển đổi các kiểu câu: Để văn bản sinh động hơn, làm cho các
câu liên kết với nhau chặt hơn nhằm nâng cao hiệu quả diễn đạt.
- Từ câu không có đề ngữ - câu có đề ngữ (và ngƣợc lại)
Vd: Hạt những bông lúa còn mỏng quá những bông lúa, hạt còn
mỏng quá.
- Từ câu khẳng định – câu phủ định (và ngƣợc lại)
Vd: Anh ta là ngƣời tốt Anh ta không phải là không tốt.
- Từ câu chủ động – câu bị động (và ngƣợc lại)
Vd: Câu chủ động có kết cấu: chủ thể+hành động+đối tƣợng. Ví dụ:
Lớp tổ chức câu lạc bộ văn nghệ. Câu bị động có kết cấu: đối
tƣợng+bị(đƣợc)+chủ thể+hành động. Ví dụ: Câu lạc bộ văn nghệ
đƣợc lớp tổ chức.
Vd: Sếp phê bình nó. Nó bị sếp phê bình.
- Từ câu trƣờng thuật thành nghi vấn, cầu khiến, cảm thán (và ngƣợc
lại)
Vd: Nam đọc sách Nam đọc sách không? Nam đọc sách đi!
Trời, Nam đọc sách kìa!
- Từ lời dẫn trực tiếp – lời dẫn gián tiếp
Vd: Tối hôm qua, anh ấy còn bảo rằng: “Ngày mai tôi sẽ đến kiểm
tra” Tối hôm qua anh ấy còn bảo rằng ngày mai anh ấy sẽ
đến kiểm tra.
Vd: Thầy nói: “ Ngày mai lớp thực hành làm bài tập Tiếng Việt
chƣơng câu.” Thầy nói ngày mai lớp mình thực hành làm bài
tập tiếng Việt chƣơng câu.
4.5. Chuyển đổi cách diễn đạt: Tùy hoạt động giao tiếp mà ngƣời viết
có thể sử dụng những cách diễn đạt khác nhau nhằm tạo ra những
sắc thái ý nghĩa khác trong câu.
Vd: Bé Hiền ngoan - Bé Hiền ngoan nhất lớp nè!
Vd: Anh ở lại dùng cơm! – Tôi mời anh ở lại dùng cơm với gia đình.
Vd: Con chƣa ngoan. - Con hãy ngoan hơn!
Con còn xấu đó nha. - Con đừng xấu thế!
Cho tôi mƣợn cuốn sách!
Hãy ngồi lui ra đi!
Bài tập 2: Đặt câu cho mỗi sơ đồ cấu trúc sau:
1. Trạng ngữ - chủ ngữ - vị ngữ
2. Chủ ngữ - vị ngữ
3. Chủ ngữ - phụ chú ngữ - vị ngữ
4. Trạng ngữ - chủ ngữ - phụ chú ngữ - vị ngữ.
5. Không những……mà còn…….
6. Tuy…..nhƣng…..
7. Càng……càng…….
8. Chủ ngữ - vị ngữ (là một kết cấu CV nhỏ)
9. Đề ngữ - chủ ngữ - phụ chú ngữ - vị ngữ.
10. Liên ngữ - trạng ngữ - chủ ngữ - vị ngữ.
11. Trạng ngữ - vị ngữ - chủ ngữ.
12. Vì……cho nên…..
13. Chủ ngữ - vị ngữ - trạng ngữ.
14. Trạng ngữ - chủ ngữ - vị ngữ - phụ chú ngữ.
Bài tập 3: Đặt câu theo các mô hình sau:
Vd: Danh từ - động từ: Mẹ kể chuyện
1. Danh từ - tính từ. (DT là CN – TT là VN)
2. Danh từ - động từ. (DT là CN – ĐT là VN)
3. Danh từ - (là) danh từ. (CN, VN là DT)
4. Cụm danh từ - VN. (CDT là CN)
5. CN – cụm danh từ. (CDT là VN)
6. CN – cụm động từ. (CĐT là VN)
7. Cụm động từ - VN. (CĐT là CN)
8. CN – cụm tính từ. (CTT là VN)
9. Cụm tính từ - VN. (CTT là CN)
10. Danh từ (của, bằng) danh từ.
11. Động từ (là) danh từ.
12. Tính từ (là) tính từ
13. Tính từ (là) danh từ.
V. SỬA CÂU SAI.
1. Lỗi về cấu tạo ngữ pháp (cấu trúc):
a. Thiếu chủ ngữ (T – V)
Vd: Qua ba tháng rèn luyện đã nâng cao trình độ của học viên.
Bằng hành động này đƣợc mọi ngƣời hoan nghênh.
Trong điều kiện khó khăn lúc đó buộc nó phải hành động nhƣ thế.
Qua bản báo cáo đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề.
Qua kinh nghiệm cho ta thấy điều đó đúng.
Cách sửa: Thêm chủ ngữ, hoặc biến trạng ngữ thành chủ ngữ (tùy
từng trƣờng hợp cụ thể).
b. Thiếu vị ngữ (C – tp phụ GTN/TN)
Quân đội ta từ khi còn là những toán quân du kích chiến đấu trên
địa thế hiểm trở.
Quân đội ta từ khi còn là những toán quân du kích đã chiến đấu
trên địa thế hiểm trở.
Vd: Quảng Trị, nơi dừng chân đầu tiên của triều đình nhà Nguyễn trên
hành trình về phƣơng Nam, nơi xảy ra Mùa hè 72 rực lửa.
Vd: Hình ảnh ngƣời dũng sĩ mặt áo giáp sắt, đội mũ sắt, cƣỡi ngựa sắt,
vung gậy sắt, xông thẳng vào quân thù.
Nguyễn Đình Chiểu, nhà thi sĩ mù, yêu nƣớc của dân tộc Việt Nam.
Cách sửa: Thêm vị ngữ, hoặc biến thành phần phụ/ trạng ngữ thành
vị ngữ (tùy từng trƣờng hợp)
c. Thiếu chủ ngữ và vị ngữ (nòng cốt câu) (tp phụ TN/GTN)
Vd: Bằng trí tuệ sắc bén và thông minh của những ngƣời lao động biết
chống lễ giáo gò bó, lạc hậu.
Bằng trí tuệ sắc bén và thông minh, những ngƣời lao động biết chống
lễ giáo gò bó, lạc hậu.
Nhân dịp tôi đến cơ quan để xác minh lại một số chi tiết của câu
chuyện.
Để phát huy tinh thần sáng tạo và năng động.
Từ ngƣời lớn đến trẻ con, từ thanh niên đến phu nữ, từ ngƣời dân đến
ngƣời lính.
Chú ý: (Cần phân biệt câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ, nòng cốt với hiện
tƣợng câu tỉnh lƣợc, câu đặc biệt, câu một thành phần, câu mang
tính khẩu hiệu hoặc câu biểu thị sự tồn tại)
d. Thiếu vế của câu ghép: (x) C_V hoặc (y) C_V)
Vd: Tuy cô ấy mắt hiếng, miệng cong, dáng ngƣời thô kệch.
Mặc dù quân giặc đã dùng mọi thủ đoạn dụ dỗ và dùng mọi cực hình
tra tấn chị hết sức dã man.
e. Sắp xếp sai vị trí các thành phần câu mà không rõ nghĩa:
Vd: Trƣa hôm nay, đi học một mình tôi.
2. Một số lỗi sai khác về mặt ngữ nghĩa trong câu:
a. Câu sai logic: Là câu mà quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận không
hợp lí, mâu thuẫn, hoặc vô nghĩa.
Vd: Anh bộ đội bị hai vết thƣơng, một ở đùi và một ở Đèo Ngang.
Nhà báo là một nghề chân chính, đƣợc mọi ngƣời trân trọng.
b. Câu sai hiện thực khách quan:
Vd: Trần Hƣng Đạo đã lãnh đạo nhân dân ta đánh đuổi quân Minh giành
nền độc lập cho tổ quốc.
c. Câu sai quy chiếu: Là câu có cấu trúc làm cho ngƣời đọc nhầm lẫn giữa
các đối tƣợng đề cập trong câu (gây nên nhiều cách hiểu).
Vd: Sau khi thi đỗ, mẹ cho tôi cái đồng hồ.
Con chó ấy cắn anh Nguyễn Văn Tèo, uống thuốc ông lang Hào đầy đủ,
hiện nay vẫn sống.
Dẫn bóng xuống tận lằn vôi cuối sân, A.T vuốt bóng bằng má ngoài chân
trái, chui vào lƣới.
d. Sai phong cách: Là câu không phù hợp với từng thể loại văn bản, không
thích hợp với mục đích, tƣ cách ngƣời viết.
Vd: Ông Bộ trƣởng và bà vợ đến cắt băng khánh thành.
Kính gửi: Cô chủ nhiệm vô cùng kính mến của chúng em.
e. Câu sai về dấu câu: Do không đánh dấu kết thúc câu, đánh dấu kết thúc
khi câu chƣa kết thúc, lẫn lộn giữa các loại dấu câu, không đánh dấu cần
thiết để ngắt các thành phần, bộ phận của câu.
Vd: Tôi đã đọc nhiều loại báo. Nhân dân, Tuổi trẻ, Thanh niên, Pháp luật…
Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã đặt
quan hệ với 32 nƣớc “ trên thế giới”.
Trƣa nay: Tiết trời se lạnh; Trên nƣơng mỗi ngƣời một việc./
Bài tập 4: Phân tích và chữa lỗi các câu dƣới đây:
1. Bằng các chiến dịch khuyến mãi, đã giúp ngƣời bán lẻ bán sản
phẩm với giá bằng giá xuất xƣởng để cạnh tranh với American
Home.
2. Để kỉ niệm ngày 20 tháng 11, với truyền thống uống nƣớc nhớ
nguồn, tôn sƣ trọng đạo của ngƣời Việt Nam.
3. Dù trời mƣa to gió lớn nhƣng họ vẫn đến đúng giờ.
4. Trả lời phỏng vấn của Thủ tƣớng Chính phủ nhân chuyến đi
thăm Inđônêxia.
5. Các bạn thí sinh quan tâm có thể đến tƣ vấn tại địa chỉ 280 An
Dƣơng Vƣơng, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Vì năm nay lƣợng mƣa kéo dài nên mùa màng bị thất bát.
7. Sau khi phẫu thuật xong, bác sĩ đã bỏ quên kim khâu trong đầu
gối bệnh nhân.
8. Tác phẩm Truyện Kiều là đỉnh cao của nền văn học nƣớc nhà.
THỰC HÀNH BÀI TẬP
CHƢƠNG 4
I. KHÁI QUÁT VỀ TỪ TRONG TIẾNG VIỆT
1. Tiếng (âm tiết): Là đơn vị cấu tạo nên từ, trong tiếng Việt mỗi tiếng
(âm tiết) đƣợc phát ra bằng một hơi, vang lên thành một tiếng,
luôn gắn với một thanh điệu nên rất dễ nhận biết, tiếng có thể có
nghĩa hoặc không có nghĩa.
2. Từ: Từ đƣợc hiểu là đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất, có ý nghĩa hoàn
chỉnh và cấu tạo ổn định, đƣợc ngƣời nói, ngƣời viết dùng để đặt
câu.
Vd: “Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở”
+Tiếng: Thần, dạy, dân, cách, trồng, trọt, chăn, nuôi, và, cách, ăn, ở.
+Từ: Thần, dạy, dân, cách, trồng trọt, chăn nuôi, và, cách, ăn ở.
Từ ví dụ trên ta thấy, từ có thể do 1 tiếng, 2 tiếng hoặc hơn 2 tiếng.
+ 1 tiếng: ăn, ngủ, học, chơi, múa, hát, làm…
+ 2 tiếng: quần áo, sách vở, xe cộ, nhà cửa, hoa hồng, đƣờng sắt…
+ 3 tiếng: câu lạc bộ, hợp tác xã, hội nông dân, nói tóm lại…
3. Phân loại từ:
3.1. Phân loại từ xét về mặt cấu tạo ta có thể chia ra các dạng thức
sau:
a. Từ đơn: Là loại từ chỉ do một tiếng có nghĩa tạo thành.
Vd: Trời, biển, đồi, núi, cỏ, cây, sông, nƣớc, mây, gió, trăng, hoa, nhà,
cửa, bàn, ghế, sách, mủ, áo, đã, sẽ, cùng, với, đang, còn….
b. Từ phức: Là loại từ gồm hai tiếng trở lên, trong đó các tiếng thƣờng
có mối quan hệ nhất định về ngữ âm hoặc ngữ nghĩa. Quan hệ về ngữ
âm gọi là từ láy, quan hệ về ngữ nghĩa gọi là từ ghép.
Vd: 2 tiếng: Đẹp đẽ, lạnh lùng, bâng khuâng, tim tím, nhà máy, áo
quần, xăng dầu, cà chua, thuốc tím…
3 tiếng: Sạch sành sanh, toác toàng toạc, khít khìn khịt, vô kỉ luật, vi
sinh vật, máy vi tính, than tổ ong…
4 tiếng: Toác toạc toàng toang, khít khịt khìn khin, xanh xảnh xành
xanh, phó tổng tƣ lệnh, vi sinh vật học, tƣ bản chủ nghĩa…
Lƣu ý: Từ phức gồm hai tiếng chiếm số lƣợng lớn và có tần số sử
dụng cao hơn những từ phức ba hoặc bốn tiếng.
[1] Từ láy: Từ láy là những từ đƣợc cấu tạo từ hai tiếng trở lên bằng
cách lặp lại hình thức âm thanh của tiếng gốc (hình vị cơ sở).
Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại
tiếng gốc (dựa vào tiếng gốc để giải thích ý nghĩa).
Từ láy chia làm 2 loại:
* Láy toàn phần: Có sự lặp lại cả phụ âm đầu lẫn vần.
+ Lặp toàn bộ. Vd: Trắng trắng, đẹp đẹp, nhỏ nhỏ, ào ào, hây hây…
+ Lặp toàn bộ phụ âm đầu và vần – có biến đổi thanh điệu. Vd: tim
tím, nhè nhẹ, tẻo teo, trăng trắng…
+ Lặp phụ âm đầu, ở phần vần lặp lại âm chính – phụ âm cuối và
thanh điệu có thay đổi. Vd: xôm xốp, rin rít, chòng chọc, xoèn xoẹt,
bềnh bệch
* Láy bộ phận gồm có láy âm và láy vần: Lặp lại phụ âm đầu (láy
âm), lặp lại vần (láy vần)
Vd: Vội vàng, xinh xắn, buồn bã, lạnh lùng, lạnh lẽo – thập thò, lếu
láo, khấp khểnh…
Vd: Lƣa thƣa, loanh quanh, bát ngát, loáng choáng – tham lam, co ro,
chơi bời (hạn chế)…
- Tác dụng: Làm cho ý nghĩa của từ gốc có thêm một sắc thái nào đó,
tăng lên hoặc giảm nhẹ, ngoài ra còn gợi tả hình ảnh, sự vật.
[2] Từ ghép: Từ ghép là từ đƣợc cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các
tiếng có mối quan hệ với nhau về mặt ngữ nghĩa để hợp lại thành
một nghĩa chung (nghĩa tổng hòa)
Vd: Giáo viên, cha mẹ, đồi núi, cây cỏ, rau cỏ, quần áo, xăng dầu, du
kích ….
Từ ghép đƣợc chia làm 3 loại: (dựa vào quan hệ ngữ pháp)
+Ghép chính phụ: Giữa hai từ có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng
chính bị hạn định bởi tiếng phụ, tiếng phụ cụ thể hóa nghĩa của từ.
Vd: Máy nổ, máy bơm, cây cam, cây mít, cá rô, cá trê, chim sáo, chua
lè, đỏ au, học sinh…
+ Ghép đẳng lập: Nghĩa của hai tiếng hợp lại thành một nghĩa chung.
Vd: Quần áo, điện máy, xăng dầu, thầy trò, cha mẹ, trời đất, núi sông,
binh lính, hòa hợp…
+ Ghép chuyển nghĩa: Cả hai tiếng đều bị tƣớc bỏ những ý nghĩa khi
chúng độc lập tạo từ để cấu thành một nghĩa mới của từ ghép, nghĩa
mới ấy thƣờng là nghĩa bóng.
Vd: Ăn ở, béo bở, mát tay, to đầu, xấu bụng, thối mồm…
3.2. Phân loại từ xét theo hệ thống từ loại ta có thể chia ra các dạng
thức sau:
[Từ loại là các lớp từ đƣợc phân chia trên cơ sở các đặc tính đồng
nhất về thuộc tính cú pháp, hình thái và nghĩa ngữ pháp.]
Từ loại thƣờng đƣợc phân thành hai lớp: Thực từ và hƣ từ
- Thực từ: Là lớp từ có ý nghĩa từ vựng (tự thân rõ nghĩa).
Vd: Nhà, hoa, ăn, làm, học, thỏ, trâu…
- Hƣ từ: Là lớp từ không có ý nghĩa từ vựng (rỗng nghĩa hay trống
nghĩa). Vd: Rất, quá, đã, hãy, vì, và, những, các, mỗi…
Thực từ gồm: Danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ.
Hƣ từ gồm: Phụ từ, quan hệ từ, trợ từ, thán từ, tiểu từ tình thái.
3.3. Phân loại các kiểu từ khác xét về mặt ngữ nghĩa:
[a]. Từ đa nghĩa: Là từ có sự nảy sinh và phát triển những nghĩa khác
ngoài nghĩa ban đầu.
Vd: Từ “già” chỉ ngƣời hay động vật ở giai đoạn sức lực đã suy yếu
(già đạn, già lửa, phơi già nắng, già đòn, già đời…)
[b]. Từ đồng âm: Là những từ giống nhau về âm thanh (vỏ ngữ âm)
nhƣng khác nhau về ngữ nghĩa
Vd: Tôi vừa câu cá, vừa đọc một câu thơ
Từ “bầu” chỉ loại cây leo, lá mềm, quả tròn dài (bầu cử, bầu lớp
trƣởng, bà bầu, bầu đại biểu…)
[c]. Từ đồng nghĩa: Là những từ có vỏ ngữ âm khác nhau nhƣng giống
nhau ít nhất một ngữ nghĩa.
Vd: Cha - bố - tía; bắp – ngô; vừng – mè; mồm – miệng; chén – bát
Chật – hẹp; vỡ - rách; hy sinh – từ trần – chết – ngoẻo – toi; xơi – ăn
[d]. Từ trái nghĩa: Là những từ có quan hệ trái ngƣợc nhau về ngữ
nghĩa, đối lập nhau về ngữ âm.
Vd: Đen – trắng; sáng – tối; cao – thấp; trên – dƣới; trong – ngoài…
[e]. Trƣờng nghĩa: Là tập hợp các từ có nét chung về nghĩa.
Vd: Tập hợp các từ có chung nghĩa chỉ hoạt động “di chuyển dời
chổ”: đi, chạy, nhảy, lao, bò, phóng…; cắt, chặt, bóc, róc, xén,
xẻo… “hoạt động làm cho rời ra”; rửa + mặt, rau, xe, chén, bát,
nồi… “hoạt động làm cho sạch”.
3.4. Phân loại từ (lớp từ) xét theo nguồn gốc:
1.1. Từ thuần việt: Là những từ ngữ đƣợc ngƣời Việt sử dụng từ rất
lâu đời
Vd: Gạo, cá, mắm, xe, quần, áo, nƣơng, rẫy, đi, miệng, mắt….
1.2. Từ vay mƣợn
- Từ gốc Hán (từ Hán Việt) đƣợc ông cha ta vay mƣợn từ thời Bắc
thuộc bằng nhiều con đƣờng khác nhau.
Vd: Bách hóa, khuyến mãi, lý lịch, bách niên, tâm, tài, trí ….
Vd: Phụ nữ, thiếu nhi, phu nhân, phu quân, độc lập, tự do, bình đẳng,
chính trị, gia đình, quốc gia…; mì chính, vằn thắn, xá xíu, hủ
tiếu…(từ Hán Việt hiện đại)
- Từ gốc Ấn – Âu:
Vd: Cà sa, cà ri, cà phê, a xít, xà lách, cà rốt, săm, lốp, ghi đông…
3.4. Phân loại từ (lớp từ) xét theo phạm vi sử dụng:
[a]. Từ toàn dân: Là từ ngữ đƣợc cộng đồng dân tộc hiểu và sử dụng
Vd: Cha, mẹ, ăn, nói, làm, nghe, lấy…
[b].Từ phƣơng ngữ: Là từ đƣợc dùng trong giới hạn tầng lớp ngƣời
hoặc giới hạn địa phƣơng nào đó
- Phƣơng ngữ xã hội:
+ Thuật ngữ: di truyền, gen, tế bào (sinh học); âm vị, âm tiết, từ (ngôn
ngữ học)
+ Từ nghề nghiệp: bay, kẹp, thƣớc tô, nỏ… (xây dựng)
+ Tiếng lóng: cá chim (công an), gà móng đỏ, ngỗng, gậy, hột vịt,
thùng, lon, xị….
+ Biệt ngữ: rửa tội, kinh thánh, bánh thánh…(Phạm vi tầng lớp ngƣời
theo đạo Thiên Chúa)
- Phƣơng ngữ địa lý:
Vd: Ghe, mần, bự, sạ, rộng… (phƣơng ngữ Nam)
Thuyền, làm, to, gieo, nhốt… (từ toàn dân)
Vd: Điên điển, chôm chôm, cát hòa lộc… (Nam Bộ)
Nhút, kẹo cu đơ… (Nghệ Tĩnh), đứng bên ni đồng ngó bên tê
đồng (Nghệ An) Anh răng em rứa; Em mô có lỗi chi với anh mà
anh bỏ đi răng đành (Huế)…
II. NHỮNG YÊU CẦU CHUNG VỀ DÙNG TỪ TRONG VĂN
BẢN.
Việc rèn luyện kĩ năng dùng từ trong khi nói và viết cần đảm bảo
một số yêu cầu sau:
1. Dùng từ phải đúng âm thanh và hình thức cấu tạo (đúng hình
thức ngữ âm của từ):
[Muốn dùng từ đúng âm phải biết phát âm chuẩn, viết đúng chính tả
và hiểu rõ nghĩa của từ.]
Vd: Về phát âm: Ngƣời Hà Nội cần phân biệt tr với ch, s với x, r với d
và gi…, Ngƣời Huế cần phân biệt thanh hỏi và ngã, âm t cuối và c
cuối…., Ngƣời Sài Gòn cần phân biệt v với d/gi; hỏi và ngã…
Tranh giành – chanh giành Dƣờng nhƣ – giƣờng nhƣ
Sơ xuất – xơ xuất Kể truyện – kể chuyện
Dấu vết – giấu vết Viết truyện – viết chuyện
Bền chặt – bền chặc Nƣớc nhà – nhà nƣớc
Giao du – dao du Cơm nƣớc – nƣớc cơm
Vd: Đúng âm Không đúng âm
biểu ngữ biển ngữ
câu kết cấu kết
bạc mệnh bạc mạng
đại bàng đại bằng
thống kê thống kế
cũng vậy củng vậy
lãng mạn lảng mạng
khuynh diệp khinh diệp
phiêu bạt phiêu bạc
Vd: “Lớp chúng em đã khuyên góp đƣợc nhiều sách vở và đồ dùng học tập
để ủng hộ các bạn vùng bị lũ lụt.”
“Anh chợt dừng lại và linh cảm có điều gì đó bất chắc sắp xảy ra.”
“Thành tích xúc xắc trong việc tham gia kì thi học sinh giỏi cấp thành
phố vừa qua của bạn Nhung khiến cả lớp đƣợc thơm lây.”
“Ngƣời đói ta đây cũng chẳng lo.”
“Năng xuất làm việc ở công ty rất cao.”
2. Dùng từ phải đúng nghĩa.
Muốn đạt đƣợc hiệu quả giao tiếp khi nói, viết phải dùng từ cho
đúng với ý nghĩa của từ trong câu. Cần chú ý những phƣơng diện
sau:
[a]. Ý nghĩa của từ phải phù hợp với nội dung thể hiện:
Vd: Sa mạc hoang vắng/ hoang vu?
Mẹ ơi, con xin ghi nhớ những lời mẹ căn dặn trong suốt hành trang
của con…
Chị ấy vốn là một cô giáo đƣợc mọi ngƣời ngƣỡng mộ bởi những hi
sinh thầm kín, nhƣng vô cùng cao quý trong suốt cuộc đời dạy học
của chị.
Theo dự đoán của các chuyên gia khảo cổ, những cái chum này đã
có cách đây khoảng 3000 năm.
Nơi đáy lòng chứa đựng những tình cảm sâu kín nhất.
a. Tâm thức b. Tâm tƣ c. Tâm can d. Tâm khảm
[b]. Nghĩa của từ gồm cả thành phần nghĩa sự việc và nghĩa tình
thái:
Vd. Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!
Em thắp đèn lên chị Liên nhé?
Bẩm chỉ mới có hai ông ở Hải Phòng và ở Hà Nội về trình sổ sách
[c]. Nghĩa của từ bao gồm cả nghĩa đen và nghĩa bóng (nghĩa gốc
và nghĩa chuyển đổi, phát sinh):
Vd: Thuyền ơi có nhớ bến chăng
bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Vd. Lá vàng trƣớc gió khẽ đƣa vèo.
Lá: Nghĩa gốc, chỉ bộ phận của cây, thƣờng ở trên ngọn hay cành,
thƣờng có màu xanh, hình dáng mỏng, dẹp.
Nghĩa chuyển: là gan, lá phổi, lá lách, lá thƣ, lá đơn, lá bài, lá cờ,
lá tôn, lá vàng, lá đồng...
Vd: Tìm những từ có nghĩa chuyển chỉ các vị giác?
Vd: Đầu, mũi, chân….
Đầu xanh có tội tình gì – má hồng đến quá nữa thì chƣa thôi
Bàn tay ta làm nên tất cả - có sức ngƣời sỏi đá cũng thành cơm
Cậu ấy có một chân trong đội bóng
Nhà có năm miệng ăn
Trinh sát của ta đã tóm đƣợc một cái lƣỡi
Có khi trong câu có từ mang cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển:
Vd.“Mùa xuân là Tết trồng cây – Làm cho đất nƣớc càng ngày càng
xuân”.
3. Dùng từ phải đúng về quan hệ kết hợp.
Các từ khi đƣợc dùng trong câu, trong văn bản, luôn luôn có mối
quan hệ với nhau về ngữ nghĩa và ngữ pháp.
Vd: “Chúng không cho các nhà tƣ sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột
công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn”.
Vd: Đa phần công nhân và những ngƣời lao động chân chính đều rất
nghèo.
Vd: “Các bông cúc trở nên tƣng bừng nhảy múa dƣới ánh nắng chói
chang của ánh mặt trời”.
Dùng từ sai vì sau động từ “trở nên” chỉ có thể là danh từ hoặc tính
từ chỉ kết quả biến hóa. Sửa lại là: “Các bông cúc trở nên tƣơi đẹp
hơn dƣới ánh nắng chói chang của ánh mặt trời”.
Vd: Do lƣợng mƣa năm nay kéo dài nên đã gây nhiều thiệt hại cho
mùa màng
4. Dùng từ phải phù hợp với từng phong cách ngôn ngữ trong văn
bản.
Vd: “Rứa là hết! Chiều ni em đi mãi
Còn mong gì ngày trở lại Phƣớc ơi!” (Tố Hữu)
Vd: Tính tình anh ấy rất hiền nhƣng khi ra trận đánh giặc thì táo tợn
vô cùng.
Vd: Họ đã tìm chất thay thế máu khi phải mổ xẻ.
5. Dùng từ phải đảm bảo tính hệ thống của văn bản. [Xem ví dụ
giáo trình trang 197]
Vd: “Gần xa nô nức yến anh/ Chị em sắm sủa bộ hành chơi xuân/
Dập dìu tài tử giai nhân/ Ngựa xe nhƣ nƣớc áo quần nhƣ nêm/
Ngổn ngang gò đống kéo lên/ Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.”
(Nguyễn Du)
Vd: Trong khi chờ đợi sự chấp thuận, tôi xin thành thật cảm ơn Ban
Giám đốc và Phòng Tổ chức cán bộ.
6. Dùng từ cần tránh hiện tƣợng lặp từ, thừa từ, sáo rỗng, công
thức.
Vd: “Nếu đời sống là nguồn cảm hứng dồi dào, mang đậm hƣơng vị
mặn mà của tiếng lòng nhân ái, thì thời đại là ánh hào quang trong
băng giá, xua tan mây mù cho ánh sáng tràn theo với rực rỡ nắng
và hoa lung linh màu sắc”
Vd: “ Chị ấy là một tài năng thơ ca chói lọi của hôm nay và mai sau
bởi những bài thơ lạ, sâu sắc mang ý nghĩa triết học tuyệt vời.”
III. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ TỪ TRONG CÁC LOẠI VĂN BẢN
KHOA HỌC, NGHỊ LUẬN, HÀNH CHÍNH [xem giáo trình]
IV. MỘT SỐ THAO TÁC DÙNG TỪ VÀ RÈN LUYỆN VỀ TỪ
1. Lựa chọn và thay thế từ:
Việc lựa chọn và thay thế từ nhằm mục đích dùng từ cho thật chính
xác, về nghĩa sự vật, biểu cảm, mang tính hàm súc, ý nhị và phù hợp
với từng phong cách của ngƣời viết.
a. Thƣờng diễn ra giữa các từ gần nghĩa hay đồng nghĩa
Vd: Lớp từ: Nho nhỏ; nhỏ nhắn; nhỏ nhẹ; nhỏ nhoi; nhỏ nhặt; nhỏ nhen
Cô ấy có hình dáng…….
Cô ấy có cách ăn nói rất …;Cô ấy có cách sống và làm việc quá….
Vd: Lớp từ: Độc đoán, độc hại, độc ác, độc địa
Nhà máy sản xuất hóa chất gây nhiều…..cho ngƣời dân
Bọn cƣớp đang toan tính nhiều mƣu mô…..
Miệng lƣỡi thế gian thật….
Đầu óc cô ấy thấy vậy mà…...vô cùng
Vd : Lớp từ:
Êm ấm Bàn tay
Êm dịu Dòng sông
Êm ái Gia đình
Êm đềm Mùi hƣơng
Vd: Lớp từ:
Tƣơi thắm Cỏ cây
Tƣơi tốt Bông hoa
Tƣơi trẻ Tƣơng lai
Tƣơi sáng Nét mặt
Vd: Lớp từ:
Hào hùng Dáng điệu
Hào hiệp Ăn tiêu
Hào phóng Tấm lòng
Hào hoa Khí phách
b. Diễn ra giữa những từ tuy không gần nghĩa, đồng nghĩa nhƣng
vẫn có thể thay thế cho nhau đƣợc trong câu văn
Vd: Chúng ta càng nhân nhƣợng, thực dân Pháp càn lấn tới, vì chúng
quyết tâm cƣớp nƣớc ta lần nữa.
Chúng ta càng nhân nhƣợng, thực dân Pháp càn tiến tới, vì chúng
quyết tâm cƣớp nƣớc ta lần nữa.
Chúng ta muốn hòa bình
Chúng ta mong hòa bình
Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!
Hỡi đồng bào! Chúng ta hãy đứng lên!
Vd: Ngƣời thợ săn bị một con hổ tấn công.
Ngƣời thợ săn bị một chú hổ tấn công.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ. Mặt trời chân lí chói qua tim.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ. Mặt trời chân lí chiếu qua tim.
Đây là vị thuốc duy nhất có thể chữa lành bệnh cho bà.
Đây là vị thuốc độc nhất có thể chữa lành bệnh cho bà.
c. Sự lựa chọn từ còn nhằm phân biệt mức độ ý nghĩa và nhịp điệu của
câu trong văn bản
Vd: Cây tre là ngƣời bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của
nhân dân Việt Nam.
Vd: Cây tre là ngƣời bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn tốt của nhân
dân Việt Nam
2. Nhận xét, đánh giá, phân tích từ:
Việc phân tích đánh giá từ nhằm xem xét từ đƣợc dùng đúng hay sai,
dùng với ý nghĩa và sắc thái biểu cảm nhƣ thế nào, có phù hợp với nội
dung và đảm bảo tình hệ thống trong văn bản.
Vd: Nhật kí trong tù canh cánh một tấm lòng nhớ nƣớc. Có thể thay từ
(thể hiện, biểu hiện, bộc lộ, diễn tả, cháy bỏng, day dứt, thao thức…)
Vd: Anh ấy không/……./gì đến việc này.
( dính dáng, quan hệ, can dự, liên hệ, liện lụy, liên can)
Vd: Việt Nam muốn làm/……/ với tất cả các nƣớc trên thế giới.
(bầu bạn, bạn hữu, bạn, bạn bè)
Thực hành sử dụng từ:
1. Nói “danh lam” là nói đến:
a. Cảnh đẹp b. Ngôi chùa có danh tiếng
c. Danh thắng cảnh d. Cảnh bầu trời đẹp
2. Để chỉ chỗ xa xôi, hẻo lánh, ít ngƣời lai vãng, ta dùng thành ngữ:
a. Thanh sơn cùng cốc b. Thâm sơn cùng cốc
c.Thâm sâu cùng cốc d. Thanh sâu cùng cốc
3. Nói “Hào kiệt nhƣ sao buổi sớm, anh hùng nhƣ lá mùa thu” là nói:
a. Anh hùng ít, hào kiệt ít b. Anh hùng nhiều, hào kiệt ít
c. Anh hùng ít, hào kiệt nhiều c. Anh hùng nhiều, hào kiệt nhiều
4. Đi xa cho biết xứ lạ là:
a. Du lịch b. Du khảo c. Du ngoạn d. Du hí
5. Quan trọng nhất và không thể thiếu đƣợc.
a. Trọng yếu b. Cơ yếu c. Cốt yếu d. Chủ yếu
6. Chán lắm, không còn thiết gì nữa, vì đã thất vọng nhiều.
a. Chán nản b. Chán chê c. Chán chƣờng d. Chán ngán
V. CHỮA LỖI VỀ DÙNG TỪ
1. Lỗi về âm thanh và hình thức cấu tạo:
Phần nhiều liên quan đến các lỗi về chính tả
Vd: Yếu điểm của anh ấy là thiếu quyết đoán trong công việc.
Nam vừa mua một cái bản đen.
Mọi ngƣời vui vẻ giơ tay ra nhập hợp tác xã.
Vd: Bàn quang – bàng quan Tần số - tầng số
Dàn bầu - giàn bầu Hắt hiu – hắc hiu
Che dấu – che giấu Bế tắc – bế tắt
Dƣờng ngủ - Giƣờng ngủ Võ Thị Sáu – Võ thị Sáu
Lãng mạng – lãng mạn Cao quý – cao quí
Vd: Anh vừa mua món quà này đề giành tặng em.
Vd: Hôm nay, cô sẽ kể cho lớp mình nghe câu truyện “đôi bạn tốt”
nhé.
Vd: Sửa chửa xe máy – sửa chữa xƣ máy – sữa chữa xe máy
2. Lỗi về nghĩa của từ:
Trƣờng hợp phổ biến là lỗi thƣờng xảy ra giữa các từ gần nghĩa,
hoặc có yếu tố cấu tạo chung.
Vd. “Những học sinh trong trƣờng sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo
truyền tụng”
“Tiếng việt rất giàu âm thanh và hình ảnh cho nên có thể nói là một
thứ tiếng nói rất linh động và phong phú”
“ Đó là một chàng trai cao ráo”
Vd. Mùa xuân đã về khiến một không khí nhộn nhịp bao phủ khắp
thành phố.
Vd. Sau khi vợ mất đƣợc sáu năm, ông tái giá với một nữ đồng nghiệp.
Vd. Chúng ta có thể cải tạo tƣơng lai.
Trong trận đấu bóng đá giữa đội tuyển Pháp và đội tuyển Hà Lan,
hằng trăm ngƣời xem đánh nhau.
3. Lỗi về kết hợp từ:
Vd: “Chúng ta tích cực triển khai các đề án phòng chống dịch bệnh,
giám sát dịch tễ, cho nên số ngƣời mắc và chết các bệnh truyền
nhiễm giảm dần”
“ Thằng Côn đã cuống quýt, xoắn lấy cƣời hỏi với ngƣời đàn bà có
giọng hát hay”
4. Lỗi thừa từ, lặp từ
Vd. Xấp xỉ gần một nghìn dân thì có một di tích.
Vd: Trong hiệp đá luân lƣu 11m, đội SLNA đã thắng đội HAGL.
5. Lỗi về phong cách:
Vd: “Anh ấy vốn bản tính hiền lành, nhƣng khi ra trận thì táo tợn vô
cùng.”
“Chúng ta đi lên từ một đất nƣớc nghèo rớt mồng tơi, cho nên
cùng với tăng trƣởng kinh tế, phải đặc biệt coi trọng tiết kiệm và
phải kiên quyết bài trừ nạn tham ô, lãng phí”.
“Anh ấy buồn, đêm đêm cứ lang thang nhƣ một chú mèo hoang”.
Vd: “Hƣởng ứng nhiệt tình lời kêu gọi của Bác Hồ, chúng tôi đã đi
lính”
Vd: Ngƣời chiến sĩ cách mạng không sợ mƣa vừa đến mƣa to.
Vd: Ngƣời ta sống ở trên đời đâu chỉ có ăn no ngủ kĩ nhƣ con lợn, mà
có lẽ ý nghĩa đích thực của cuộc sống là ở những khát vọng, những
ƣớc mơ, cho dù đó chỉ là những điều vớ vẩn.
Cây có gốc, nƣớc có nguồn, ngƣời có tổ tiên…Đó là những sự thật
hiển nhiên! Tình yêu cũng vậy. Nó bắt nguồn từ những rung động
tinh tế và bí ẩn. Giả sử hai ngƣời không hề có những khoảnh khắc
rung động kì diệu ấy mà vẫn nên vợ nên chồng thì sao nhỉ? Chẳng
sớm thì muộn, họ cũng ăn xƣơng uống máu nhau thôi…/
Thực hành sửa lỗi dụng từ:
1. Anh ấy vừa đƣợc đề đạt làm trƣởng phòng.
2. Nhìn khuôn mặt sáng sủa của thằng bé, tôi mặc cảm liền.
3. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải vật vã với biết bao
công chuyện để mƣu cầu sự sống.
4. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã tận mắt chứng thực cảnh nhà
tan, cửa nát của những ngƣời nông dân.
5. Ngày mai, chúng em đƣợc đi thăm quan bảo tàng TP. Hồ Chí
Mình.
6. Khí hậu thời tiết năm nay rất thất thƣờng, mƣa bão xảy ra liên
tục
7. Lúc đó, tôi còn là một đứa trẻ chƣa vị thành niên
8. Đây là những con vật duy nhất còn sống sót sau nạn săn bắn
trộm của con ngƣời.
9. Đó là một phƣơng án khả dĩ có thể chấp nhận đƣợc.
THỰC HÀNH BÀI TẬP
CHƢƠNG 5
I. KHÁI QUÁT VỀ NGỮ ÂM HỌC
1. NGỮ ÂM – NGỮ ÂM HỌC
1.1. Ngữ âm: Ngữ âm là các âm, các thanh, các kết hợp âm thanh để tạo
thành vỏ tiếng cho một ngôn ngữ, đƣợc con ngƣời phát ra dùng để
giao tiếp và tƣ duy, hình thành trong lịch sử, gắn bó với một cộng
đồng ngƣời nhất định và mang một ý nghĩa nào đó.
1.2. Ngữ âm học: Là ngành khoa học nghiên cứu về ngữ âm
2. CƠ SỞ CỦA NGỮ ÂM
* Cơ sở vật lý: Bao gồm độ cao, độ mạnh, độ dài và âm sắc
* Cơ sở sinh lý: Gồm cơ quan hô hấp, thanh hầu, các khoang cộng hƣởng
trên thanh hầu
* Cơ sở xã hội: Mỗi dân tộc quy định và sử dụng hệ thống ngữ âm riêng.
Vd: “tam” khác “tham”
3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ SỞ VỀ NGỮ ÂM
3.1. Âm tố: Là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất không thể phân chia đƣợc
nửa.
Vd: Âm “ta” gồm 2 âm tố [t] và [a] – đƣợc đặt trong dấu […]
3.2. Âm vị: Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có chức năng khu biệt.
Vd: Âm thanh “ta” khác “ma” khác “ca” – đƣợc ký hiệu /t/, /m/,
/k/…
3.3. Nguyên âm: Là những âm khi phát âm, luồng hơi thoát ra một
cách tự do, thoải mái.
Vd: “a, o, ô, e, ê, i….”
3.4. Phụ âm: Là những âm khi phát âm, luồng hơi thoát ra gặp sự cản
trở
Vd: “ p, t, ch, m, n, b…”
3.5. Bán âm: Là những âm khi đọc bị lƣớt nhẹ qua, giống nguyên âm
nhƣng chức năng giống phụ âm, không là hạt nhân của âm tiết.
Vd: “u, i (y), o” – khuỷu tay, khuya, tai…
4. ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT
4.1. Khái niệm: Âm tiết (tiếng) là đơn vị phát âm nhỏ nhất trong chuỗi
lời nói. Vd: Bé đến trƣờng (3 âm tiết)
4.2. Đặc điểm:
- Ranh giới giữa âm tiết và hình vị trùng nhau
- Âm tiết có tính phân tiết rất cao (ranh giới rất rạch ròi). Vd: Em không
nghe mùa thu
- Mang đặc trƣng độ dài thời gian phát âm bằng nhau. Vd: Y tá, ý kiến …
- Là đơn vị đa chức năng. (tạo lời nói, tạo từ - Vd: Tôi mua nhà)
4.3. Cấu tạo: Gồm ba phần:
ÂM ĐẦU – VẦN (âm đệm, âm chính, âm cuối) – THANH ĐIỆU

THANH ĐIỆU

VẦN
PHỤ ÂM ĐẦU
ÂM ĐỆM ÂM CHÍNH ÂM CUỐI
4.4. Hệ thống âm vị thuộc về cấu tạo âm tiết trong tiếng Việt
[1]. Hệ thống phụ âm đầu
- Gồm 23 âm vị phụ âm: Đƣợc thể hiện trên chữ viết: b, k(c/q), ch, d,
đ, g (gh), gi, h, kh, l, m, n, nh, ng (ngh), p, ph, r, s, t, th, tr, v, x.
[2]. Hệ thống âm đệm:
*Trong tiếng việt chỉ có 1 âm đệm /w/ và thể hiện trên chữ viết là: o, u
- Viết O khi đứng trƣớc các nguyên âm: a, ă, e (hoa, loa, khoa, khoăn,
loét, hoặc…
- Viết U khi sau q và trƣớc các nguyên âm: â, ê, y, ya, yê (quen, huân,
huệ, khuya…
[3]. Hệ thống âm chính
- Chức năng: Âm chính đứng vị trí thứ 3 trong âm tiết, vị trí thứ 2
trong phần vần, là âm hạt nhân của âm tiết.
- Tiếng Việt có 14 nguyên âm: Gồm 11 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i
(y), o, ô, ơ, u, ƣ và 3 nguyên âm đôi: iê (yê, ia, ya), ƣơ (ƣa), uô
(ua).
[4]. Hệ thống âm cuối
- Gồm 8 âm cuối: trong đó 2 bán nguyên âm cuối và 6 phụ âm.
+ 2 bán nguyên âm cuối: /i/ (i, y); /u/ (o, u)
+ 6 phụ âm: /p/ (p); /t/ (t); /k/ (ch, c); /m/ (m); /n/ (n); /n(móc ngƣợc/ (nh,
ng)
[5]. Hệ thống thanh điệu:
Gồm 6 thanh: Huyền, ngã, nặng, hỏi, sắc, không (ngang)
* Cách ghi ký hiệu âm tiết và đặt vào khuôn âm tiết:
Vần Thanh
Tiếng Phụ âm điệu
đầu Âm đệm Âm chính Âm cuối
Quyển q u yê n Hỏi
Quả q u a Hỏi
Giƣờng gi ƣơ ng Huyền
Vd: Đặt vào khuôn âm tiết các chữ: Quyên, Quy, Phƣơng, Khƣơng,
Dung, Ngân, Nguyệt, Xuân, Thƣ, Mƣa, Chuẩn.
II. CHỮ VIẾT
1. Chữ viết tiếng Việt (chữ quốc ngữ).
Chữ viết là hệ thống ký hiệu để ghi âm tiếng Việt
Chữ viết tiếng Việt (chữ quốc ngữ) đƣợc xây dựng theo hệ thống
chữ cái la-tinh. Theo quy định về chính tả, bảng chữ cái tiếng Việt
gồm 29 chữ cái đƣợc sắp xếp theo thứ tự sau: A, Ă, Â, B, C, D, Đ,
E, Ê, G, H, I, K, L, M, N, O, Ô, Ơ, P, Q, R, S, T, U, Ƣ, V, X, Y.
2. Nguyên tắc xây dựng chữ quốc ngữ và những bất hợp lí trong
chữ quốc ngữ. (Xem giáo trình- tr 227, 228)
III. CHÍNH TẢ
“Chính tả đƣợc hiểu là viết đúng theo quy tắc (chuẩn) của hệ
thống chữ viết của một ngôn ngữ”
1. Đặc điểm chính tả tiếng Việt:
- Các chữ biểu thị âm tiết đƣợc viết rời, cách biệt nhau.
Vd: Em không nghe mùa thu (5 âm tiết)
Dƣới trăng mờ thổn thức? (5 âm tiết)
- Phải đánh dấu ghi thanh điệu lên âm chính của âm tiết.
Vd: Sáng ra bờ suối tối vào hang – cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
- Tiếng Việt có cấu tạo âm tiết rất chặt chẽ và ổn định, gồm 3 phần:
PHỤ ÂM ĐẦU – VẦN – THANH ĐIỆU
2. Vấn đề dạy chính tả ở nhà trƣờng:
- VĐ1: Viết đúng theo các quy tắc kết hợp của hệ thống chữ viết.
- VĐ 2: Luyện tập sửa những lỗi sai chính tả theo vùng – miền.
Vd: s/x; d/r/gi; v/d; tr/ch; r/g
Vd: BẮC NAM
tr - ch (trau chuốt – trau truốt iê – i (kiềm – kìm)
s - x (sửa soạn – xửa xoạn) ƣơ – ƣ, uô (khƣớu – khứu)
l - n (lo lắng – no nắng âm cuối n – ng/nh (lan – lang)
âm cuối t – c (mắt – mắc)
au – ao (màu – mào)
ay – ai (chay – chai); hỏi/ ngã
- VĐ 3: Nắm vững quy tắc viết hoa.
- VĐ4: Nắm đƣợc nghĩa của từ, phiên âm tên riêng, thuật ngữ nƣớc
ngoài.
* [VẤN ĐỀ]: Quy tắc kết hợp chính tả tiếng Việt. [Giáo trình, trang
231 – 232]
* Nhóm K, C, Q
- K viết trƣớc các nguyên âm: e, ê, i (kiên, kê, kính, kia, kinh….)
- C viết trƣớc các nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ƣ (ca, cứ, công, cơm,
cơn..)
- Q viết trƣớc âm đệm: u (quả, quy, quyên…)
* Nhóm G, GH – NG, NGH
- G, NG viết trƣớc các nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ƣ (nga, gỗ, ngăn,
gay..)
- GH, NGH viết trƣớc các nguyên âm: ơ, ê, i (nghe, nghiên, ghế,
ghe,…)
* Nhóm IÊ, YÊ, IA, YA
- IÊ viết sau âm đầu, trƣớc âm cuối: chiến, tiến, tiền, thiết, hiệu…
- YÊ viết sau âm đệm, trƣớc âm cuối: tuyên, quyên, xuyên…
- IA viết sau âm đầu, không có âm cuối: chia, mía, phía, địa, ….
- YA viết sau âm đệm, không có âm cuối: khuya
* Nhóm UA, UÔ
- UA viết khi không có âm cuối: của, mùa, rùa, múa, lúa,…
- UÔ viết trƣớc âm cuối: suối, chuối, muối, …
* Nhóm ƢA, ƢƠ
- ƢA viết không có âm cuối: chƣa, thừa, chừa, vừa, lừa, mƣa…
- ƢƠ viết trƣớc âm cuối: trƣớc, nƣớc, thƣơng, chƣơng, tƣởng….
* Nhóm O, U (âm đệm)
- O viết trƣớc nguyên âm: a, ă, e (hoa, loa, khoa, khoăn, loét, hoặc…
- U viết sau q, trƣớc các nguyên âm: â, ê, y, ya, yê (quen, huân, huệ,
khuya…
* Nhóm I, Y (âm chính)
- I viết sau âm đầu: bi, phi, nhi, khi…
- Y viết sau âm đệm: quy, huy….
- Khi đứng một mình viết I đối với từ thuần Việt ( ỉ eo, ầm ỉ, ì
xèo…), viết Y đối với gốc Hán (y tá, ý kiến, y khoa…)
* [VẤN ĐỀ]: Quy tắc viết hoa.
- Đối với tên ngƣời, tên địa lí, viết hoa tất cả các âm tiết đầu và
không dùng gạch nối: Trần Hƣng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Hồ
Chí Minh; Bến Tre, Cà Mau, Thanh Hóa, Hà Nội, Sóc Trăng, Đồng
Nai, Đông Bắc, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam
Trung Bộ, Bắc Hà, Cửa Lò, Bến Nghé, Vũng Tàu, Lạch Trƣờng,
Vàm Cỏ, Vàm Láng, Buôn Hồ, Bản Kéo…
- Đối với tên tổ chức, cơ quan đoàn thể:
Cách 1: viết hoa âm tiết đầu trong tổ hợp dùng làm tên: Trƣờng đại
học Cần Thơ, Trƣờng cao đẳng Đại Việt Sài Gòn, Hội khuyến học,
Hội chữ thập đỏ, Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Lộc.
Cách 2: Viết hoa chữ cái của âm tiết đầu của tên riêng (nếu có) trong
tên tổ chức và viết hoa các chữ cái đầu trong các âm tiết nằm ở ranh
giới có tác dụng phân biệt: Chính phủ Việt Nam, Quốc hội Nƣớc
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ Quốc Việt
Nam, Trƣờng Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn, Trƣờng Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn Thành Phố Hồ Chí Minh, Bộ Y tế, Bộ
Ngoại giao, Bộ Thƣơng mại, Hội đồng Nhà nƣớc,…
- Các đối tƣợng khác cần viết hoa và cách viết hoa:
+ Tên các năm âm lịch, tên gọi giáo phái, tôn giáo, tên tác phẩm, sách
báo, tài liệu, văn kiện… viết hoa tất cả âm tiết đầu. :Tân Hợi, Mậu
Tuất, Tin Lành, Cao Đài, Chí Phèo, Truyện Kiều, Nhân Dân, Tuổi
Trẻ….
+ Tên các ngày tiết và ngày tết, huân chƣơng, danh hiệu…Viết chữ cái
ở đầu âm tiết thứ nhất. Vd : tiết Lập xuân, tết Nguyên đán, Độc lập,
Sao vàng, Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ Ƣu tú, Anh hùng Lao
động…
* Quy tắc viết tên riêng – thuật ngữ tiếng nƣớc ngoài: (Giáo trình)
Thƣờng viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu: Paris, London,
Shakespeare..
*[VẤN ĐỀ]: Viết tắt.
Thƣờng ta chỉ đƣợc viết tắt những từ và tổ hợp từ đã có hình thức
viết tắt ổn định và thông dụng: UNESCO, TP. Hồ Chí Minh, AIDS,
HIV, Công ty TNHH, BCHTƢ, WB, WTO, J. Bush, B. Clintơn,
GS.TS. Nguyễn Văn A, Ths. Nguyễn Thị B, NSƢT. Trần Thị C…
Vd: ĐHQG, BGDĐT, XNK, QĐ, CN, TN, VN
* Đối với số, ngày, tháng, năm trong văn bản: Ngày từ 1 đến 9,
tháng từ 1 đến 2, phải thêm số “0” vào trƣớc.
IV. LỖI CHÍNH TẢ
Thƣờng có hai loại lỗi chính tả cơ bản: Sai về nguyên tắc chính tả
hiện hành và sai cách phát âm.
1. Lỗi chính tả do sai nguyên tắc chính tả hiện hành.
[a]. Lỗi do không nắm đƣợc các đặc điểm và nguyên tắc kết hợp các
chữ cái.( Nguyên âm – phụ âm; xem lại ở mục II.2 )
Vd: Nghành nghề, kể kả, kách mạng, iêu thƣơng….
[b]. Lỗi do không nắm đƣợc sự tƣơng ứng giữa chữ và nghĩa.
Vd: Dành dật (giành giật), dàn bí (giàn bí), giành giụm (dành dụm),
giằng giặc (dằng dặc), che dấu (che giấu), giấu vết (dấu vết),…
[c]. Lỗi do đánh sai vị trí dấu thanh điệu
Vd: Hóa, qúy, tòan….
[d]. Lỗi do không nắm đƣợc quy tắc viết hoa.
Vd: Trần quốc khởi, Lê văn tài, Nam định, củ Chi, Thủ đức, gò Vấp…
2. Lỗi chính tả do viết sai với phát âm chuẩn: Các lỗi này do ảnh
hƣởng của phát âm địa phƣơng Vd: Bắc Bộ: s/x, tr/ch, l/n…..Trung
Bộ và Nam Bộ: hỏi/ngã, nặng/ sắc các âm tiết đầu và cuối nhƣ ch/t,
n/ng, t/c hay âm đầu v/d…,Cụ thể:
[a]. Lỗi viết sai thanh điệu: Chủ yếu là hiện tƣợng ghi lầm lẫn dấu hỏi
và ngã, muốn sửa lỗi này cần:
* Học thuộc lòng: (nhớ mặt chữ và học thuộc những từ có dấu ngã)
Vd: BÃO(bùng), BÃI(biển), BÃI(cỏ), BỮA(ăn), CÃI(cọ), CHỖ,
CỖ(bàn), CỠ, CŨ(càng), CŨNG, DÃ, DŨNG, DỮ, ĐÃ, ĐẪM,
ĐĨA(bát), ĐŨA, GIỮ, GIỮA GỖ, HÃY, HỄ(còn), HỖN(hợp),
HỮU(ích), HỮU(bằng), KĨ(thuật), KĨ(càng), LÃNH(đạo),
LÃO(phụ), LẼ, LỖ, LŨ(lụt), LŨ(lƣợt), LŨY, LƢỠI, MÃI, MÃNH,
MẪU, MĨ, MỖI, MỠ, MŨ, MŨI, NGÃ, NGHĨ, NGÕ, NGŨ,
NHÃ(nhặn), NHỮNG, NỖI(niềm), NỮA, RÕ, SẼ, SĨ, TRĨU,
VẪN, VẼ(vời), VĨ, VÕNG, VỠ(tan), VŨ, VŨNG, XÃ(hội). (63 từ)
* Dùng mẹo luật: (việc dùng mẹo luật cần chú ý những trƣờng
hợp ngoại lệ)
* Mẹo luật 1: Mẹo trầm – bổng: (áp dụng cho các từ láy trong tiếng
Việt) Trong từ láy có hai tiếng thì cả hai đều cùng hệ bổng hoặc hệ
trầm, không có tiếng bổng láy với tiếng trầm.
Hệ bổng gồm các thanh: Không, hỏi, sắc
Hệ trầm gồm các thanh: Huyền, nặng, ngã
Luật: “anh Huyền, Ngã, Nặng, Hỏi dao, Sắc Không” hoặc “Chị
Huyền mang nặng ngã đau/ Anh không sắc thuốc hỏi đâu mà lành”
+ Gặp một từ láy, không biết viết hỏi hay ngã, ta viết ngã nếu một trong
hai tiếng của từ láy có dấu huyền hoặc nặng.
Vd: Ầm ĩ, rầu rĩ, vồn vã, đẹp đẽ, chặt chẽ, gãy gọn, gặp gỡ, lặng lẽ, mạnh
mẽ, não nuột, nũng nịu, rộng rãi, sạch sẽ, bão bùng, bầu bĩnh, mĩ
miều, não nùng, kĩ càng…
+ Gặp một từ láy, không biết viết hỏi hay ngã, ta viết hỏi nếu một trong
hai tiếng của từ láy có dấu sắc hoặc không.
Vd: Âm ỉ, rên rĩ, vất vả, bảnh bao, đảm đang, lẻ loi, lửng lơ, mê mẩn,
ngẩn ngơ, thơ thẩn, hất hủi, hối hả, khấp khởi, nhảm nhí, sáng sủa,
bƣớng bỉnh…
+ Gặp một từ láy điệp vần, ta viết ngã nếu hai tiếng láy có dấu ngã,
viết hỏi nếu hay tiếng láy có dấu hỏi.
Vd: Bẽn lẽn, lẽo đẽo, lễ mễ, lỗ chỗ, lõm bõm, lững thững, bủn rủn, lổ
đổ, lảo đảo, lủng củng, lỉnh kỉnh…
* Mẹo luật 2: “ Mình Nên Nhớ Viết Liền Dấu Ngã”: (áp dụng cho
từ Hán Việt)
+ Gặp một từ Hán Việt, không biết viết ngã hay hỏi, ta viết ngã nếu từ
ấy có phụ âm đầu là: M, N, Nh, V, L, D, NG/NGH.
Vd: Mãn khóa, mãnh hổ, mẫn cảm, mẫu số, mĩ cảm, miễn phí…/ tri
nã, trí não, nỗ lực, noãn sào, nữ nhi…/ thanh nhã, nhãn hiệu, nhẫn
nại, nhũng nhiễu…/ vãn cảnh, vĩnh viễn, vĩ tuyến, vũ lực…/ lãnh
đạo, lãng mạn, lão thành, lễ độ…/dã man, dĩ nhiên, diễn đạt, bồi
dƣỡng…/bản ngã, ngôn ngữ, tín ngƣỡng, đội ngũ, nhân nghĩa…
Ngoại lệ: Bãi khóa, cƣỡng bức, linh cữu, chiêu đãi, quang đãng, phóng
đãng, hiếu đễ, kinh hãi, hữu ích, bằng hữu, hãm hại, kiêu hãnh,
hoãn binh, phẫn nộ, giải phẫu, quẫn bách, thủ quỹ, thi sĩ, tiễn biệt,
thực tiễn, thanh tĩnh, mâu thuẫn, xã hội….
* Mẹo luật 3: Sử dùng từ đồng nghĩa:
Từ đồng nghĩa là những từ có âm thanh, chữ viết khác nhau, nhƣng
giống nhau, gần nhau về nội dung đƣợc đề cập, đối tƣợng đƣợc gọi
tên. Các từ này thƣờng mang dấu cùng hệ (hoặc cùng hệ bổng hoặc
cùng hệ trầm). Vd : mõm – mồm – miệng hoặc lãi – lời – lợi (thuộc
hệ trầm), tản – tán – tan (thuộc hệ bổng). Do đó, nếu băn khoăn
không biết viết dấu ngã hay dấu hỏi cho một tiếng / từ, thì tìm một
từ đồng nghĩa để tìm và ghi dấu hỏi hoặc ngã. Vd : (tấm) phản –
(tấm) ván, dẫu cho – dù cho, đậu – đỗ, chửa – chƣa, vểnh –vênh,
phế - phổi, mẫu – mẹ…
[b]. Lỗi viết sai chữ ghi các âm: Chủ yếu là hiện tƣợng ghi lầm lẫn
giữa âm đầu và phần vần, muốn sửa lỗi này cần dùng các mẹo cơ
bản nhƣ sau:
* Lỗi viết sai phụ âm đầu: [L – N]
- Thứ 1: Trong các tiếng có âm đệm, thƣờng viết l ví dụ: loáng
choáng, luân chuyển, luyện tập… rất ít trƣờng hợp n đứng trƣớc âm
đệm, chỉ có thể kể nhƣ: noãn sào, thê noa, nuy…
- Thứ 2: Trong từ láy phụ âm đầu, nếu biết một trong hai âm thì suy ra
âm còn lại. Vd: Lo – lắng, long – lanh, lúng – túng, lấp – ló, lặng –
lẽ, lạnh – lùng, nô – nức, nồng – nàn, nặng – nề, náo – nức…
- Thứ 3: Trong từ láy vần, n không xuất hiện ở âm tiết thứ nhất, Vd: lò
dò, lăn tăn, lai rai, lởn vởn…
- Thứ 4: Những từ có từ đồng nghĩa bắt đầu là nh thì viết bằng l, Vd:
lài (nhài), lỡ (nhỡ) lố lăng (nhố nhăng); Những từ gần nghĩa bắt
đầu bằng đ, c, k thì viết bằng n, Vd: Này, nấy, nó (đây, đó, đâu,
đấy)…
- Thứ 5: Những từ chỉ hoạt động ẩn náu, chỉ phƣơng hƣớng thƣờng
viết bằng n, Vd: náu, nấp, né, nam, nồm…
* Lỗi viết sai phụ âm đầu: [TR– CH]
- Thứ 1: Dùng mẹo thanh điệu “trừng trị”: Nếu từ Hán Việt mang
thanh huyền hoặc nặng thì viết tr. Vd: Trù bị, tiễu trừ, thanh trà, từ
trƣờng, trịnh trọng, trƣợng phu, thực trạng…
- Thứ 2: Mẹo âm đệm, tr hiếm khi kết hợp với âm đệm (trừ truyền,
truyện), ch thì không hạn chế. Vd: Choa, chuyển, chóe, chuẩn…
- Thứ 3: Mẹo từ láy, nếu láy phụ âm đầu thƣờng là ch, nếu là tr thì
thƣờng có nghĩa trơ: trơ trọi, trống trải, trần trụi… hoặc có nghĩa
chậm trễ: trễ tràng, trì trệ, trù trừ, trúc trắc…Láy vần, thƣờng là
ch: chói lọi, chênh vênh, chạng vạng…, tr rất ít (trừ trụi lủi, trót lọt,
tróc lóc).
- Thứ 4: Mẹo trƣờng nghĩa, từ chỉ quan hệ thân tộc, vật dụng và phần
lớn các từ chỉ động vật, thì viết ch: cha, chú, chị, cháu, chồng,
chuổi, chậu, chăn, chiếu, chõng, chảo, chạn, chén, chim, chuột,
chích chòe, chèo bẻo,…Từ chỉ quan hệ ngữ pháp phủ định, viết ch:
chƣa, chẳng, chăng. Từ chỉ vị trí, viết tr: trên, trong, trƣớc.
* Lỗi viết sai phụ âm đầu: [S– X]
- Thứ 1: Mẹo âm đệm, trong các từ có âm đệm thì viết x, trừ (suyễn,
suy, súy, soát – lục soát, soát vé)
- Thứ 2: Mẹo từ láy, trong các từ láy âm đầu, thì cả hai tiếng cùng x
hoặc cùng s: xa xôi, xinh xắn, xập xòe, sạch sẽ, săn sóc, sẵn
sàng…còn từ láy vần thƣờng là x: lao xao, lòe xòe, loăn xoăn, loẹt
xoẹt…
- Thứ 3: Mẹo trƣờng nghĩa, tên đồ ăn, thức uống thì viết x: xôi, xúc
xích, xá xíu, xíu mại, xá xị…Từ chỉ hơi đi ra, viết x: xì, xọp, xẹp,
xùy…Từ chỉ nghĩa sụp xuống, viết s: sụp, sụt, sẩy, sút…Từ chỉ quan
hệ ngữ pháp phần lớn viết s: sẽ, sắp, sao, song, sự,…
* Lỗi viết sai phụ âm đầu: [V– D]
- Thứ 1: Mẹo âm đệm, trong các tiếng có âm đệm, viết d, không viết v
trừ (voan)
- Thứ 2: Nắm nghĩa để viết đúng chính tả: Vĩnh viễn, da dẻ, vỗ về, vời
vợi, vênh vang, dềnh dàng, vui vẻ, vội vàng…
[c]. Lỗi viết sai phần vần:
- Thứ 1: Lẫn lộn iêu, iu, ƣu. Có thể nhớ nhƣ sau, iu chỉ xuất hiện
trong một số từ: ỉu xìu, líu lƣỡi, đìu hiu, chịu đựng… Trong khi từ
Hán Việt không có vần iu mà mang vần iêu, ƣu
- Thứ 2: Lẫn lộn iêu, ƣu, ƣơu. Vần ƣơu chỉ xuất hiện trong một số từ:
hƣơu, bƣơu, bƣớu, rƣợu, khƣớu, nƣớu. Tất cả các từ Hán Việt
không có vần ƣơu.
[c]. Lỗi viết sai âm cuối:
Thƣờng gặp ở phƣơng ngữ Nam Bộ, sai n, ng, nh; t, c nhƣ:
Lang mang (lan man), tràng trề (tràn trề), tinh tƣởng (tin tƣởng),
chính chắn (chín chắn), vội vàn (vội vàng), trăn trối (trăng trối),
lan than (lang thang), mặc mũi (mặt mũi), bác ngác (bát ngát),
chấc phát (chất phác)…
Thực hành bài tập chính tả:
BT 1. Điền dấu thanh tích hợp vào những chữ gạch chân:
Thơ thân, ngơ ngân, vân vơ, đam đang, ranh rang, hâm hiu.
Nung nịu, rộng rai, rộn ra, tập tênh, gọn ghe, vật va.
Manh liệt, mi lệ, miên phí, nƣ nhi, nô lực, nhân nại, tham nhung.
BT 2: Điền từ cùng gốc với từ đã cho:
a) … - lời; …. – ngờ; …. – dầu; …. – cùng; …. – mồm; …. - chƣa
b) …..- vênh; …. – đậu; ….- tan; …. – báo.
BT 3: Điền vào chỗ trống:
a. D hay GI ?
…ọa nạt – hậu …uệ - vô …uyên – thuyết …ảng – đùa …ỡn - …ạ yến
b. S hay X?
…oa tay ; rà …oát ; tóc…oăn ; lì…ì ; méo…ẹo; bờm …ờm; cây …im
c. TR hay CH?
…uyền thống; dây…uyền; …iều đại; …iều…uộng; …ần …ụi.
DẠNG ĐỀ THI THAM KHẢO
Câu 1: Chọn câu đúng nhất trong chữ a hoặc b của câu ấy. (1 điểm)
1. a. Dày dép b. Giày dép 2. a. Màn hình b. Màng hình
3. a. Vẩn vơ b. Vẫn vơ 4. a. Lủ lụt b. Lũ lụt
Câu 2: Chọn từ thích hợp nhất trong a, b, c và d với định nghĩa đã ch
o. (1 điểm)
1. Ngƣời bị buộc tội và đƣa ra xử trƣớc tòa án.
a. Bị cáo b. Bị can c. Bị hại d. Bị động
2. Cách đánh trong từng trận gọi là:
a. Chiến lƣợc b. Chiến thuật c. Chiến đấu d. Chiến tranh
3. Giấc ngủ….
a. Chập chùng b. Chập choạng c. Chập chững d. Chập chờn
4. Có khả năng giữ vững ý chí, tinh thần, không khuất phục trƣớc khó kh
ăn nguy hiểm.
a. Gan dạ b. Dũng cảm c. Kiên cƣờng d. Anh dũng
Câu 3: Phát hiện từ ngữ dùng sai và sửa chữa lại cho đúng trong
các câu dƣới đây. (2 điểm)
* Ví dụ:
1. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã tận mắt chứng thực cảnh nhà tan,
cửa nát của những ngƣời nông dân.
2. Sức mạnh mấy ngàn năm lịch sử đã chắp cánh cho chúng ta đi xa.
3. Chúng em kính chúc chị mạnh giỏi
Câu 4: Phân tích lỗi sai và sửa lại cho đúng các câu dƣới đây.
(2 điểm)
* Ví dụ:
1. Hình ảnh ngƣời nông dân lao động rất nặng nhọc dƣới nắng hè oi ả.
2. Qua bài báo của anh viết về những tiêu cực nảy sinh trong huyện.
3. Mắt đăm đăm nhìn ra cửa bể, ta thấy Kiều dõi theo cánh buồm thấp
thoáng mà nghĩ đến cảnh cô đơn của mình.
Câu 5: Đọc đoạn văn đã cho dƣới đây và trả lời các câu hỏi bên dƣới.
(1) Chắc còn lâu khói thuốc lá mới biến mất trên thế gian này. (2)
Nhƣng rõ ràng hiện nay đang có xu thế chống lại việc hút thuốc lá
trong các hoạt động tập thể. (3) Có ban giám đốc xí nghiệp cấm hút
thuốc lá trong giờ làm việc. (4) Có nơi không đuổi các dân nghiền vì
trong số này có những thợ giỏi, nhƣng ngƣời ta đặt ra những món tiền
thƣởng cho những ai chịu bỏ hút. (5) Có ban giám đốc lại chơi độc
hơn, ra lệnh ai muốn hút thì ra ngoài đƣờng mà hút, nghĩa là phải trèo
lên trèo xuống nhiều lần mà không đƣợc dùng thang máy. (6) Trƣớc
tình hình ấy, các hãng thuốc lá phải tìm cách đối phó. (7) Mới đây, có
ông chủ nhà máy thuốc lá đã nói rằng sẽ cho ra đời một thứ thuốc lá
không khói.
1. Xác định câu chủ đề (ý chính) của đoạn văn trên. (1 điểm)
2. Xác định cách lập luận (cấu trúc) và phép liên kết trong đoạn văn trên.
(1,5 điểm)
3. Đặt cho đoạn văn trên một tên đề phù hợp. (0,5 điểm)
4. Xác định cấu trúc chủ - vị của câu số [7]. (1 điểm)
THỰC HÀNH BÀI TẬP
CHƢƠNG 6 VÀ ÔN TẬP TỔNG
KẾT

You might also like