You are on page 1of 6

ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAM

1. Địa – văn hóa:


Phụ trách: Nguyễn Mai Nhi
Việt Nam là 1 đất nước nằm trên địa bàn cư trú của người Bách Việt, khu vực này
như 1 hình tam giác với cạnh đáy là sông Dương Tử (Trung Quốc) và đỉnh là vùng
Bắc Trung Bộ Việt Nam. Ở phạm vi rộng hơn, đỉnh của khu vực văn hóa Việt Nam
kéo dài tới tận vùng đồng bằng sông Mekong
“Dù rộng hay hẹp thì đặc trưng địa lý cố hữu của khu vực này vẫn là: Nhiệt độ, độ
ẩm cao và có gió mùa” (Phạm Thái Việt, 2004)
Các yếu tố đặc thù (mang tính khu vực):
+) Trồng lúa nước: Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng lúa nước:
mưa nhiều, hệ thống sông ngòi dày đặc, đất phù sa màu mỡ,.. Cây lương thực chủ đạo
cũng là lúa nước - thứ không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành giá trị tinh thần
cho người Việt (quần cư trị thủy,..). Nền văn minh này cũng đã tạo nên xã hội lấy làng
xã làm cơ sở, làng nào ruộng đó,..
+) Sống định cư và hòa hợp với thiên nhiên: Khác với lối sống du mục, Việt Nam là 1
đất nước nông nghiệp nên người dân phải sống định cư để chờ cây cối kết trái, thu
hoạch (an cư lạc nghiệp). Do sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, nên người dân
cũng có ý thức tôn trọng và sống hòa hợp với thiên nhiên (những câu cửa miệng quen
thuộc: trời ơi, nhờ trời,..)
+) Đề cao vai trò phụ nữ: Trong truyền thống Việt Nam, tinh thần quan trọng nhất là
ngôi nhà, coi trọng cái bếp, mà cái bếp chính là của người phụ nữ, điều này đã được
thể hiện qua việc: “Mẹ” thường là người quản lý kinh tế, tài chính của gia đình, là
người giáo dục con cái,…: Phúc đức tại mẫu, lệnh ông không bằng còng bà,…
+) Sùng bái mùa màng, sinh nở: Theo quan niệm của người Việt Nam, để duy trì đời
sau, con người phải thực hiện sản xuất vật chất và con người (sinh nở). Do đó, ở
những thế kỷ trước, hầu hết các gia đình đều có rất nhiều con, bởi tâm lý có nhiều con
sẽ có nhiều nhân lực lao động, tạo ra nhiều của cải hơn.
Các yếu tố riêng về bản sắc (những phẩm chất văn hóa độc đáo)
+) Ứng xử mềm dẻo, khả năng thích nghi và chịu đựng cao: Với nền văn minh lúa
nước, việc trông chờ vào hiện tượng tự nhiên là điều bắt buộc, chính điều này đã tạo
nên cho ta lối ứng xử mềm dẻo (Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Khi
đối phó với các cuộc xâm lược, Việt Nam cũng thể hiện chính sách ngoại giao mềm
dẻo) Do ảnh hưởng của môi trường nước, người Việt cũng có khả năng thích nghi và
chịu đựng cao bởi cuộc sống thường xuyên phải đối mặt với bão, lũ,..
+) Tính dung chấp cao: Tính dung chấp không đồng nghĩa với việc lai tạp và hỗn độn,
nó là quá trình điều tiết và chọn lọc giữa các yếu tố ngoại lai và bản địa. Vì thế, nền
văn hóa Việt Nam đã trở nên giàu có và phong phú như ngày hôm nay
+) Không có các công trình kiến trúc đồ sộ (ngoại trừ hệ thống đê điều và thủy lợi):
Do là vùng đất trẻ lấn biển nên không có kết cấu bền vững và cư dân của khu vực này
thường sống chung với nước. Khi bão lũ kéo đến, sẽ kéo theo của cải, nhà cửa, tính
mạng của con người. Chính cuộc sống bấp bênh và thời tiết khó lường ấy đã khiến
cho nơi đây không thể xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ
+) Tồn tại nhiều loại hình nghệ thuật gắn với sông nước: Gắn liền với văn minh lúa
nước và lấn biển, các loại hình nghệ thuật của Việt Nam cũng sẽ phần nhiều gắn với
sông nước: múa rối nước, đua thuyền,…
2. Nhân học – văn hóa:
Phụ trách: Trần Minh Châu
- “Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất trong tính đa dạng. Tính đa dạng
văn hóa là kết quả của sự đa dạng tộc người (hiện có 54 tộc người đang sinh sống
tại Việt Nam), trong đó tộc người Kinh (Việt) đóng vai trò chủ thể (chiếm 90%
tổng dân số). Bởi vậy, văn hóa Việt Nam tuy đa dạng song vẫn hướng tâm vào văn
hóa chủ thể - văn hóa Việt.” (Vũ Minh Giang, 1996)
Về mặt chủng:
- Tộc người Việt (Kinh) là sự hòa hợp của nhiều tộc người sinh sống tại khu vực
Đông Nam Á. Đây là một khối dân cư hung hậu bao gồm nhiều tộc người với tên
gọi chung là Bách Việt. Sau đó trong suốt thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên
– còn gọi là thời kỳ Bắc thuộc, người Việt còn hòa huyết với chủng người Hán và
một số chủng khác có nguồn gốc nằm sâu trong Trung Hoa đại lục.
Về mặt ngôn ngữ:
- Ngôn ngữ phổ thông hiện nay (tiếng Việt – ngôn ngữ của dân tộc Kinh) là kết quả
của quá trình hòa hợp các thổ ngữ của các dân tộc người trong cộng đồng Bách
Việt và quá trình Hán hóa.
Ngôn ngữ Việt - Mường ra Du nhập thêm văn hóa
Quá trình Hán hóa
đời phương Tây
Gồm các thổ ngữ của - Diễn ra trong giai đoạn - Bổ sung thêm vốn từ
người Việt Bắc thuộc => hấp thụ Hán ngữ, đem lại cho tiếng Việt
Hòa huyết ngữ để làm giàu và phát diện mạo mới (đánh dấu
Chung sống triển bằng sự ra đời của chữ
Nhu cầu giao tiếp VD: từ Hán Việt: phụ nữ quốc ngữ, cấu trúc ngữ
( 妇女 /fùnǚ/), gia đình pháp cũng như vốn từ
Các yếu tố cơ bản cấu vựng ổn định như ngày
thành ngôn ngữ Việt – ( 家庭 /jiātíng/), kết hôn
( 结婚 /jiéhūn/),... nay)
Mường là: Môn – Khơ Me
– Tày – Thái. VD: các từ mượn: pho mát
(phiên âm fromage trong
tiếng Pháp), ê kíp
(équipe /ekip/ trong tiếng
Pháp), va li (valize /valiz/
trong tiếng Pháp),...

 “Văn hóa Việt Nam là văn hóa tổng hợp, hỗn dung xét từ giác độ nhân học văn
hóa.” (Phạm Thái Việt, 2004)

3. Tôn giáo:
Phụ trách: Thân Thị Thùy
Có 3 quan điểm về tôn giáo ở Việt Nam:
+ QD1: Việt Nam thuộc cộng đồng các quốc gia Phật giáo cùng với Lào, Campuchia,
Thái Lan, Mianma… Theo Wikipedia, Phật giáo hay Đạo Phật là 1 hệ thống triết học bao
gồm loạt các giáo lí, tư tưởng triết học cũng như tư tưởng cùng tư duy về nhân sinh quan,
vũ trụ quan,.. Phật Giáo được du nhập vào Việt Nam từ Ấn Độ. Việt Nam, Campuchia,
Thái Lan… cùng thuộc đồng bằng châu thổ sông Mekong nên có cùng sự ảnh hưởng về
tôn giáo với nhau
+ QD2: Việt Nam nằm trong cộng đồng của các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo như
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Theo Wikipedia, Nho giáo hay còn gọi là đạo Nho
là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lí giáo dục và triết học chính trị do Khổng
Tử đề xướng. Từ thế kỉ IV, Nho giáo lan rộng và rất phát triển ở các nước châu Á khác
như Nhật Bản, Nhật Bản và Việt Nam. Việt Nam đã ảnh hưởng Nho giáo từ TQ do phải
chịu nhiều năm dưới ách độ hộ của TQ.
2 quan điểm trên là của các nhà nghiên cứu hiện nay
+ QD3: Tôn giáo của Việt Nam mang tính tổng hợp – theo nguyên lí “tam giáo đồng
nguyên” (Nho, Phật, Lão). Phật giáo giữ vai trò là cơ sở, chất “dung môi” để hòa trộn hai
yếu tố còn lại (quan điểm của các học giả trong nước). Nho giáo được gọi là đạo Khổng ở
Trung Quốc. Phật giáo ở Ấn Độ. Lão giáo còn gọi là Đạo giáo ở Trung Quốc. Theo
wikipedia, Đạo giáo là 1 loại tôn giáo huyền bí tự nhiên, có nhiều điểm dị biệt với Nho
giáo và Phật giáo. Cả 3 tôn giáo hòa hợp với nhau. Tuy nhiên, Phật giáo được sự đề cao
hơn về giá trị tâm linh.
=>Ở Việt Nam, việc định vị văn hóa dựa trên dấu hiệu tôn giáo là rất khó khăn, do thiếu
tính thuần nhất về tín ngưỡng và tôn giáo. Do đó, việc sử dụng lí thuyết giao lưu – tiếp
biến văn hóa để định vị trong trường hợp này là hết sức cần thiết
4. Giao lưu – tiếp biên văn hóa

Phụ trách: Võ Khánh Linh

Dưới giác độ giao lưu - tiếp biến, Văn hóa Việt Nam là kết quả của các cuộc gặp gỡ văn
hóa lớn trong khu vực.

 Giao lưu với văn hóa Ấn:


- Văn hóa Việt Nam giao lưu với văn hóa Ấn qua 2 phương thức: trực tiếp (lan tỏa
tiên phát) qua đường biển Đông và gián tiếp (lan tỏa thứ phát) qua Văn hóa Bắc
thuộc, Văn hóa Chăm Pa ở Trung Bộ và Óc Eo ở Nam Bộ.
- Văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ: được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định là nền văn hóa
được xây dựng trên cơ sở nền nông nghiệp lúa nước khá phát triển. Trên cơ tầng
đó, các đạo sĩ Bà la môn từ Ấn Độ đã tổ chức một quốc gia mô phỏng theo mô
hình Ấn Độ trên tất cả các mặt: tổ chức chính trị, thiết chế xã hội, đô thị hóa, giao
thông, kĩ thuật công nghiệp cùng một hệ thống tôn giáo và các nền văn hóa kèm
theo.
- Văn hóa Chăm Pa: Tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống người Chăm;
nó được vật chất hóa qua điêu khắc và kiến trúc. Tháp Chăm là một loại hình kiến
trúc cổ của văn hóa chăm pa và cũng là sự giao lưu của nền văn hóa này với văn
hóa Ấn (Từ Phú Yên trở ra, toàn bộ tháp Chăm để thờ các vị thần trong hệ thống
Ấn Độ giáo).
- Văn hóa Bắc thuộc: Trước khi văn hóa Ấn Độ tràn vào, văn hóa Việt đã định hình
và phát triển. Những thế kỉ đầu công nguyên, châu thổ Bắc Bộ là địa bàn trung
chuyển văn hóa Ấn. Các nhà sư từ Ấn Độ đi qua Luy Lâu (nay thuộc Bắc Ninh) để
rồi tìm đường lên phương Bắc

 Giao lưu với văn hóa Trung Hoa:


- Văn hóa Trung Hoa giao lưu với Văn Hóa Việt Nam chủ yếu bằng con đường
cưỡng chế (bị xâm lược, đô hộ, đồng hóa ).

 Ví dụ cụ thể: Nho giáo được truyền vào Việt Nam theo sự đô hộ của phương Bắc.
Nhà Hán cử quan sang Việt Nam truyền bá đạo Khổng. Nho giáo biểu hiện ở hệ tư
tưởng tam cương ngũ thường, đề cao lễ nghĩa chính danh, đề cao vai trò người đàn
ông (Tư tưởng trọng nam khinh nữ).
 Giao lưu với văn hóa Phương Tây:

- Trong lịch sử, sự giao lưu này diễn ra chủ yếu thông qua các kênh: buôn bán
đường biển; sự đô hộ của thực dân Pháp, và sau đó là đế quốc Mỹ ( miền Nam
Việt Nam ).
- Quá trình giao lưu và tiếp xúc giữa văn hóa Phương Tây và văn hóa Việt Nam
trong lịch sử đã khiến diện mạo văn hóa Việt Nam thay đổi trên nhiều phương
diện:
 Chữ Quốc ngữ: được hình thành bởi các tu sĩ trong quá trình truyền đạo
Công giáo tại Việt Nam đầu thế kỷ 17. Dưới quy chế bảo trợ của Bồ Đào
Nha, Franciso de Pina là nhà truyền giáo đầu tiên thông thạo tiếng Việt, ông
đã bắt đầu xây dựng phương pháp ghi âm tiếng Việt bằng chữ cái Latinh
- Từ sự hình thành của chữ Quốc ngữ, những từ ngữ mới dần được du nhập vào văn
hóa Việt. Ví dụ “le savon” trong tiếng Pháp chính là “xà bông” hay như từ
“crème” gọi là “kem”.
- Ngày nay, giao lưu văn hóa với phương Tây đã có thêm nhiều hình thức mới như:
ngoại giao, du học, di cư, hội nhập quốc tế, tham dự vào mạng truyền thông – liên
lạc toàn cầu, ứng dục các chuyển mực kinh tế, xã hội, công nghệ mang tính toàn
cầu.
 Ví dụ như việc du nhập của các loại hình âm nhạc mới vào Việt Nam như
Pop, Rap, R&B,.. cũng chính là một sản phẩm của việc giao lưu với văn
hóa Phương Tây qua nhiều hình thức mới mẻ.

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- Sách “Đại cương Văn hóa Việt Nam” ( PGS.TS Phạm Thái Việt)
- Phân tích Việt Nam từ góc độ địa văn hóa.So sánh văn hóa Việt Nam với các nước
Đông Nam Á từ cách tiếp cận này (Chu Linh Trang)
- “Văn hóa Việt Nam giao lưu và tiếp biến với văn hóa Ấn Độ”
(http://vietrigpalungta.com/?p=725)
- “Tiếp xúc và giao lưu văn hóa” (hoc247.net)
- Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay (GS.TSKH Vũ Minh
Giang)

You might also like