You are on page 1of 1

Lê Duy Anh Tuân - TT47C3-0526

Tóm tắt phần “An ninh, phát triển và ảnh hưởng trong hoạt động đối ngoại” trong
cuốn “Chính sách đối ngoại Việt Nam” do TS. Nguyễn Vũ Tùng (Biên soạn)

Về kết cấu, cuốn sách “Chính sách đối ngoại Việt Nam tập II 1975-2006” của TS. Nguyễn
Vũ Tùng bao gồm 507 trang. Trong đó, Phần “An ninh, phát triển và ảnh hưởng trong hoạt
động đối ngoại” thuộc phần thứ nhất “Đổi mới tư duy về quan hệ quốc tế và chính sách đối
ngoại từ 1986 đến này”, từ trang 60 đến trang 68. Phạm trù được tác giả nhắc tới trong
phần này là mục tiêu an ninh; mục tiêu phát triển và mục tiêu ảnh hưởng xét trong hoạt
động đối ngoại quốc gia.

Mục tiêu an ninh hay Bảo đảm chủ quyền và an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ là mục
tiêu tối thượng của các quốc gia. Thế giới luôn luôn biến động và bất ổn, việc toàn vẹn lãnh
thổ, đảm bảo chủ quyền và an ninh quốc gia không chỉ phụ thuộc vào sức mạnh quân sự
quân sự của mỗi quốc gia mà còn dựa vào sức mạnh mềm như hệ thống chính trị vững
chắc, văn hóa bản sắc dân tộc giàu mạnh, phát triển kinh tế, vị trí trong cuộc cách mạng
khoa học, kỹ thuật và công nghệ, mức độ toàn cầu hóa, vị thế trong các tổ chức quốc tế,...
Một sức mạnh tổng lực sẽ tạo ra vị thế cho đất nước. Từ đó chủ quyền quốc gia, sự toàn
vẹn lãnh thổ cần được nhìn nhận khách quan theo từng thời đại và biến động của thế giới
để có thể thích nghi và đưa ra hướng đi đúng đắn cho đất nước.

Mục tiêu phát triển hay tranh thủ điều kiện quốc tế để xây dựng, phát triển đất nước được
cho là mục tiêu cốt cán và quan trọng, là mối quan tâm của cả thế giới. Các cuộc chạy đua
kinh tế diễn ra ở các các nước lớn, nước tầm trung và nước nhỏ. Biểu hiện là sự phân biệt
giàu nghèo trong một quốc gia ngày càng tăng; khoảng cách phát triển và lạc hậu giữa các
quốc gia ngày càng lớn; các khối kinh tế và thương mại liên tục được ký kết, đặc biệt là các
FTA; xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế; các tập đoàn công ty xuyên quốc gia liên tục xuất
hiện và nhiều công ty lớn trên thế giới đã sát nhập để cạnh tranh phát triển kinh tế. Mục tiêu
này ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu cơ bản của công dân nhưng cũng không thể tách rời
mục tiêu phục vụ cho chính trị, nâng cao vị thế của đất nước.

Mục tiêu ảnh hưởng hay phát huy ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế là mục tiêu mà
quốc gia nào cũng đang theo đuổi. Biểu hiện ở các nước lớn là muốn đưa văn hóa của
nước mình vào các nước khác ví như Trung Quốc xây Viện Khổng Tử khắp các nơi trên thế
giới. Các nước tầm trung thì thường gắn mục tiêu này với các mục tiêu phát triển kinh tế, du
lịch,... và các nước nhỏ muốn tranh thủ sự ảnh hưởng này để kêu gọi đầu tư rót vốn từ
những nước lớn để tăng tiềm năng ảnh hưởng của các nước này trên thị trường quốc tế.
Nhận thức được thế mạnh và điểm còn thiếu sót của quốc gia để đưa ra được chính sách
đối ngoại phù hợp sẽ giúp quốc gia đạt được mục tiêu ảnh hưởng này

Có thể nói với vỏn vẹn 8 trang giấy nhưng là cả một bản cáo trạng tổng hợp những tư duy
truyền thống và việc cần đổi mới trong tư duy các mục tiêu chính sách đối ngoại để một
quốc gia có thể tồn tại và phát triển trong tình hình đầy bất ổn và biến động của thế giới
ngày nay.

You might also like