You are on page 1of 100

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN


----------***---------

TRẦN LÊ DUNG

PHÂN TÍCH CÁC BÀI BÌNH


LUẬN BÁO CHÍ TRÊN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
LẬP LUẬN
( Qua những bài bình luận của các nhà báo: Hữu Thọ,
Chu Thượng và Quang Lợi)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ

Hà Nội – 2008
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
----------***---------

TRẦN LÊ DUNG

PHÂN TÍCH CÁC BÀI BÌNH


LUẬN BÁO CHÍ TRÊN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
LẬP LUẬN
( Qua những bài bình luận của các nhà báo: Hữu Thọ,
Chu Thượng và Quang Lợi)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ


Mã số: 60.32.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


GS. TS. ĐINH VĂN ĐỨC

Hà Nội – 2008
MỤC LỤC
Trang

Mở đầu ............................................................................................................. 1
Chƣơng I: Một số khái niệm có liên quan đến đề tài................................. 11
1.1. Bình luận ................................................................................................. 11
1.1.1. Quan niệm về bài bình luận ..............................................................................11
1.1.2. Các dạng bình luận ............................................................................................13
1.1.3. Đặc trưng của thể loại bình luận ......................................................................16
1.2. Cơ sở lập luận theo ngôn ngữ học ........................................................ 19
1.2.1. Khái niệm lập luận.............................................................................................19
1.2.2. Các yếu tố của lập luận .....................................................................................21
1.2.3. Các phương pháp lập luận ................................................................................23
1.2.4. Lập luận và thuyết phục ....................................................................................27
1.3. Phƣơng diện thể hiện bài bình luận ..................................................... 28
1.3.1. Văn phong của bài bình luận ............................................................................29
1.3.2. Ngôn ngữ của bài bình luận ..............................................................................30
1.3.3. Về phương diện ngữ pháp.................................................................................31
1.3.4. Về phương pháp diễn đạt ..................................................................................32
1.3.5. Kết cấu bài bình luận .........................................................................................33
Chƣơng II: Thử nghiệm ứng dụng lý thuyết lập luận vào việc phân tích
các bài bình luận ( qua tác phẩm của ba nhà báo: Hữu Thọ, Chu Thƣợng
và Quang Lợi) ................................................................................................ 35
2.1. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Hữu Thọ............... 35
2.1.1. Hữu Thọ và sự nghiệp báo chí .........................................................................35
2.1.2. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Hữu Thọ. .....................37
2.1.2.1. Đặt vấn đề .......................................................................................... 38
2.1.2.2. Giải quyết vấn đề ............................................................................... 41
2.1.2.3. Kết thúc vấn đề................................................................................... 46
2.2. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Chu Thƣợng ........ 48
2.2.1. Chu Thượng và chuyên mục “ Sự kiện và Bình luận”...................................48
2.2.2. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Chu Thượng ................50

1
2.2.2.1. Đặt vấn đề .......................................................................................... 50
2.2.2.2. Giải quyết vấn đề ............................................................................... 53
2.2.2.3. Kết thúc vấn đề................................................................................... 57
2.3. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Quang Lợi ...... 61
2.3.1. Quang Lợi- nhà bình luận quốc tế....................................................................61
2.3.2. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Quang Lợi ...................62
2.3.2.1. Đặt vấn đề .......................................................................................... 62
2.3.2.2. Giải quyết vấn đề ............................................................................... 65
2.3.2.3. Kết thúc vấn đề................................................................................... 71
Chƣơng III: Vai trò then chốt và những nét đặc sắc trong cách lập luận của
thể loại bình luận báo chí..........................................................................................74
3.1. Vai trò then chốt của lập luận trong các bài bình luận báo chí ................ 74
3.1.1. Nội dung cơ bản của bài bình luận là thông tin lý lẽ ......................................74
3.1. 2. Hình thức thể hiện cơ bản của bình luận là cách sắp xếp lôgic các luận
điểm, luận cứ và luận chứng .......................................................................................76
3.2. Những đặc sắc rút ra từ cách lập luận trong loại bài bình luận báo
chí .................................................................................................................... 77
3.2.1. Đặc trưng thể loại quy định kết cấu lập luận...................................................77
3.2.2. Khái quát mô hình lập luận...............................................................................79
3.2.3. Luận cứ- chính xác và lôgic..............................................................................82
3.2.4. Sáng tạo và cá tính trong bình luận của Hữu Thọ, Chu Thượng và
Quang Lợi ...................................................................................................................85
3.2.4.1. Sáng tạo và cá tính trong bình luận của Hữu Thọ............................. 85
3.2.4.2. Sáng tạo và cá tính trong bình luận của Chu Thượng....................... 87
3.2.4.3. Sáng tạo và cá tính trong bình luận của Chu Thượng....................... 88
Kết luận .......................................................................................................... 90
Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................... 95

2
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

1.1. Lịch sử phát triển của hệ thống thể loại báo chí cho thấy những bài
bình luận thường giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng dư luận xã
hội.. Nó là thể loại không thể thiếu trong việc giáo dục tư tưởng chính trị cho
quần chúng, hướng dẫn cách nhìn nhận và đánh giá thông tin. Vì vậy, mỗi tờ
báo thường có những chuyên mục bình luận riêng và những nhà báo làm công
tác bình luận chuyên nghiệp. Nhiều tác phẩm bình luận báo chí trong những
giai đoạn lịch sử nhất định đã lý giải thành công các hiện tượng xã hội, thay
đổi cách nhìn của công chúng và dự báo được các chiều hướng vận động của
đời sống xã hội. Trong một thế giới hiện đại, trong một xã hội bùng nổ thông
tin với nhiều biến động và sự phát triển như vũ bão của các loại hình truyền
thông thì bình luận lại càng trở nên quan trọng và cần thiết cho đời sống. Việc
thẩm định, phân tích, đánh giá các sự kiện, vấn đề, từ đó tìm ra bản chất, tác
động của chúng đã trở thành đòi hỏi bức thiết của công chúng đối với báo chí.

1.2. Mỗi một thể loại báo chí đều có những nét đặc trưng riêng gọi là
đặc trưng loại hình. Đặc trưng về ngôn ngữ, cách khai thác thông tin, dung
lượng... quy định sự khác biệt về hình thức thể hiện, cách thức chuyển tải
thông tin và đặc biệt là quy định sự khác nhau trong cách viết loại bài bình
luận. Bài bình luận vừa dựa trên những cơ sở chung nhất nhưng lại là một sản
phẩm mang dấu ấn cá nhân. Văn chính luận thường khô khan, dập khuôn,
công thức. Tạo được bản sắc riêng trong viết bình luận là rất khó. Làm cho
bài viết trở nên hấp dẫn, sinh động, lôi cuốn người đọc lại là điều khó hơn.
Sức hấp dẫn của bài bình luận không nằm ở chi tiết giật gân, ly kỳ mà chính
là ở luận cứ, ở cách phân tích, mổ xẻ vấn đề một cách lôgíc, mới mẻ, đem lại
cho

3
người đọc những thông tin mới, nhận thức mới. Nếu ngôn ngữ là phương tiện
thể hiện thì lập luận chính là sương sống, là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành
công và cá tính sáng tạo của mỗi nhà báo trong thể loại bình luận. Lập luận là
sợi chỉ đỏ đảm bảo tính mạch lạc về nội dung bên cạnh tính liên kết về hình
thức của văn bản.

1.3. Là thể loại trụ cột trong nhóm báo chí chính luận, bình luận đang
ngày càng đóng vai trò quan trọng khi các tờ báo thường dành những trang,
mục có vị trí trang trọng, bắt mắt để đăng tải các bài viết này. Tính chất và vị
trí đặc biệt của bài bình luận trong hệ thống thể loại báo chí chính luận đặt ra
những yêu cầu và đòi hỏi cao đối với các nhà báo viết loại bài này. Thực tiễn
báo chí chỉ ra rằng những cây bút viết bình luận xuất sắc thường là những
người có kiến thức sâu rộng, hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị đến văn hoá- xã hội và cả thế giới tinh
thần phong phú, phức tạp của con người. Những bài viết của Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong năm tháng kháng chiến dành độc lập dân tộc, những bài bình luận
chính trị sắc sảo của nhà báo lão thành Hoàng Tùng cho đến loại bài bình luận
ngắn, sâu sắc, hàm chứa của Hữu Thọ, Chu Thượng,… là kho tư liệu đồ sộ để
các thế hệ nhà báo sau này học tập về phương pháp thu thập và xử lý thông
tin; cách phân tích, đánh giá, kết luận vấn đề một cách xác đáng. Nghiên cứu
cách viết bình luận ở những cây bút nổi tiếng này sẽ cho chúng ta nhiều kiến
thức, kinh nghiệm khi muốn tạo ấn tượng với độc giả ở một thể loại báo chí
quan trọng và “khắt khe” này.
Chính từ nhận thức về tầm quan trọng của lập luận trong cách viết bình
luận, xuất phát từ lý luận ngôn ngữ và thực tế báo chí, chúng tôi chọn Phân
tích các bài bình luận báo chí trên cơ sở lý thuyết lập luận ( Qua những bài
bình luận của các nhà báo: Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi) làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn của mình.

4
5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hình thức đơn giản đầu tiên trong thao tác tư duy con người thể hiện
thái độ khen, chê trước một sự kiện, hiện tượng, vấn đề của cuộc sống là
nguồn gốc của bình luận. Và sự đánh giá có thể coi là dấu hiệu đầu tiên của
hoạt động tư duy bình luận.
Theo nhiều tài liệu về lý luận báo chí trên thế giới thì bình luận xuất
hiện từ nửa đầu thế kỷ XIX ở Anh và Pháp với “ tác dụng soi sáng và giải
thích một sự kiện, một vấn đề hoặc một hiện tượng xã hội nào đó” [ 1, tr. 96].
Ngay từ khi mới ra đời, bình luận đã được các chủ báo khuyến khích vì nó
đem lại cho công chúng những tri thức mới ẩn chứa đằng sau những tin tức,
sự kiện và qua sự giải thích, phân tích, nó tác động, ảnh hưởng đến cách suy
nghĩ của người đọc. Do báo chí Việt Nam ra đời muộn nên cũng giống như
nhiều thể loại báo chí khác, bình luận xuất hiện trên các ấn phẩm định kỳ khi
đã là một thể loại hoàn chỉnh.
Lịch sử báo chí nước ta từng chứng kiến nhiều cách gọi khác nhau
trước khi đi đến thống nhất tên gọi bình luận cùng với quan niệm đầy đủ về
những đặc trưng của thể loại này như hiện nay. Ví dụ năm 1961, Hội Nhà báo
Việt Nam dùng khái niệm “ngôn luận của báo”; năm 1974 một số dịch giả
người Việt dịch từ tiếng Nga là “luận văn”. Đến năm 1978, các tác giả cuốn
sách “ Giáo trình nghiệp vụ báo chí” của trường Tuyên huấn Trung ương gọi
loại bài này là bình luận trên báo. Sau này, trong cuốn sách “ Nghề nghiệp và
công việc của nhà báo”, tác giả bài “ Bình luận trên báo chí” đã trình bày
quan niệm như sau: “ Bài bình luận là một thể loại của báo chí, nhiệm vụ của
nó là diễn đạt tư tưởng của toà soạn về một vấn đề thời sự hoặc một sự kiện,
nghĩa là làm cho độc giả hiểu được mối quan hệ đó theo một quan điểm nhất
định và từ sự đánh giá đó rút ra được kết luận có tính chất chính trị” [ 12, tr.

6
241]. Hiện nay, báo chí Việt Nam đã có cách gọi thống nhất là thể loại bình
luận.
Do tính thời sự và sự hấp dẫn của loại bài này nên so với các thể loại
chính luận khác, bình luận xuất hiện nhiều hơn trên mặt báo đặc biệt là trong
mấy năm trở lại đây. Nếu như trước đổi mới, bình luận là những bài viết lớn
phân tích, đánh giá những vấn đề quan trọng của đất nước như: chính sách cải
cách giáo dục, việc phân chia ruộng đất ở nông thôn, công tác tuyên truyền,
cổ động thu thuế... thì nay, loại bài này ít được báo chí sử dụng. Thay vào đó
là những bài bình luận ngắn, nhanh gọn, bắt kịp với những sự kiện nóng bỏng
đang diễn ra hàng ngày. Những năm 1980, 1990, bình luận chủ yếu xuất hiện
trên các tờ báo chính trị lớn như Nhân dân, Quân đội nhân dân, Lao động…
thì mấy năm trở lại đây, từ báo trung ương đến địa phương, báo ngành, báo
tuần hay nhật báo đều có mục bình luận. Dưới những tiêu đề: Sự kiện và Bình
luận, Cùng bàn luận, Thời sự và suy nghĩ, Theo dòng thời sự hay Vấn đề hôm
nay, Mỗi ngày một ý kiến, Mỗi tuần một ý kiến… các bài bình luận xuất hiện
thường xuyên, ổn định và rất hấp dẫn độc giả.
Đã có rất nhiều khoá luận tốt nghiệp, luận văn cao học và cả luận án
tiến sĩ nghiên cứu, tìm hiểu thể loại bình luận báo chí với các đề tài về ngôn
ngữ bình luận, nghệ thuật bình luận, cá tính sáng tạo của nhà báo khi viết bài
bình luận, bình luận quốc tế trên báo Quân đội nhân dân, sự phát triển của loại
bài bình luận ngắn trên báo chí hiện nay…. nhưng hiếm có người viết nào lại
đi sâu nghiên cứu cách lập luận- yếu tố được coi là then chốt và quyết định sự
thành công trong thể loại báo chí này. Ngay cả với những sinh viên, học viên
ở các chuyên ngành về ngôn ngữ thì lý thuyết lập luận chưa được tìm hiểu,
vận dụng nhiều trong khi phân tích các bài báo…
Trong khi lý luận báo chí và thực tiễn nghiên cứu cho thấy bình luận
mới chỉ được xem xét ở góc độ thể loại chứ ít đề tài nào đi sâu phân tích yêú

7
tố lập luận thì trong ngôn ngữ học thế giới, lập luận vẫn còn là một lĩnh vực
mới. Ở Việt Nam, cho đến trước năm 1993, lý thuyết lập luận còn lạ lẫm đối
với Việt ngữ học, kể cả những nhà nghiên cứu quan tâm đến ngữ dụng học.
Chính vì vậy, đi sâu tìm hiểu lý thuyết lập luận để trên căn cứ đó áp dụng
phân tích các bài bình luận báo chí là mục đích của luận văn này. Xác định
Phân tích các bài bình luận báo chí trên cơ sở lý thuyết lập luận là một
hướng đi mới mẻ, một cách tìm hiểu sâu và có tính hệ thống về thể loại này,
chúng tôi đã chọn đề tài này cho luận văn của mình với mong muốn góp phần
công sức nhỏ bé khám phá những đặc sắc và sáng tạo trong cách lập luận của
các nhà báo: Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi- những nhà báo đã thành
danh ở thể loại này.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


3.1.Mục đích nghiên cứu
- Về lý thuyết: Chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu thể loại bình luận ở góc độ
báo chí học và chỉ ra vai trò, vị trí của lập luận trong loại bài này. Bên cạnh đó,
trên cơ sở vận dụng lý thuyết lập luận của ngôn ngữ học, người viết phân tích
cấu trúc, các thành phần làm nên lập luận và đặt chúng trong kết cấu bài bình
luận.
- Về thực tiễn: Đi sâu khám phá cách lập luận khi viết bài bình luận ở 3
tác giả: Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi để chứng minh rằng: lập luận là
yếu tố then chốt trong thể loại này. Nó là xương sống, cấu trúc và làm nên hệ
thống thông tin lý lẽ trong bài bình luận.
Có thể nói, trong phạm vi luận văn này, từ phân tích, đánh giá, so sánh
cách lập luận của Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi; chúng tôi muốn hệ
thống hoá và đưa ra những nhận định chung, rút ra đặc trưng lập luận và khái
quát nó thành các cấu trúc, mô hình trong bài bình luận

8
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trong luận văn này, bằng những kiến thức về ngôn ngữ học và lý luận
báo chí, người viết sẽ cố gắng đi sâu phân tích cách lập luận trong bài bình luận
báo chí để chỉ ra những đặc trưng, sáng tạo trong cách viết thể loại này; sự cần
thiết và yêu cầu chú trọng, đầu tư cho nội dung này khi bình luận báo chí.
- Chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu bản chất, cách kết cấu các thành phần
trong một lập luận, đặc tính của quan hệ lập luận xét trên phương diện ngôn
ngữ học từ đó vận dụng vào việc phân tích các bài bình luận báo chí, chỉ ra
cách lập luận vấn đề khi viết một bài bình luận, nghệ thuật lập luận sao cho
bài bình luận đạt hiệu quả thông tin cao nhất.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận về thể loại bình luận báo
chí và lý thuyết lập luận của ngôn ngữ học.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hơn 300 bài bình luận được tập hợp
và in trong 3 cuốn: Bản lĩnh Việt Nam ( của Hữu Thọ), Chiếc roi trong tâm
tưởng ( của Chu Thượng) và Ẩn số thời cuộc của Quang Lợi

5. Phƣơng pháp nghiên cứu


Trong luận văn này, để phân tích các bài bình luận báo chí trên cơ sở lý
thuyết lập luận, dựa trên nguồn tư liệu là hơn 300 bài bình luận báo chí, chúng
tôi dùng các phương pháp sau đây:
- Tìm hiểu lý thuyết lập luận của ngôn ngữ học từ đó vận dụng vào việc
phân tích các bài bình luận báo chí
- Phân tích, rút ra đặc trưng trong cách lập luận khi viết bình luận của 3
nhà báo: Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi.

9
- Chỉ ra vai trò, mối quan hệ giữa lập luận với các yếu tố khác trong
nghệ thuật viết bài bình luận báo chí.
Các thao tác trên đây xuất phát từ góc nhìn của người tiếp nhận thông
tin báo chí.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Mục lục và Phụ lục,
luận văn gồm có 3 chương:
Chƣơng I : Một số khái niệm có liên quan đến đề tài
Chƣơng II: Thử nghiệm ứng dụng lý thuyết lập luận vào việc phân
tích các bài bình luận ( qua tác phẩm của ba nhà báo: Hữu Thọ, Chu
Thượng và Quang Lợi)
Chƣơng III: Vai trò then chốt và những đặc sắc rút ra từ cách lập
luận trong loại bài bình luận báo chí

10
CHƢƠNG I
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Chương I của luận văn sẽ tập trung trình bày những khái niệm cần thiết
có liên quan đến lý luận về thể loại bình luận báo chí và lý thuyết lập luận của
ngôn ngữ học. Cụ thể, người viết sẽ trình bày đặc điểm của loại bài bình luận
báo chí cũng như hình thức, đặc trưng của lập luận trong các bài bình luận.

1.1. Bình luận


1.1.1. Quan niệm về bài bình luận
Bình luận được xem xét ở hai góc độ. Một là xem xét bình luận với ý
nghĩa như một phương pháp (cách đánh giá bàn luận về một sự kiện, hiện
tượng, một vấn đề nào đó để đi đến sự nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vấn đề
đó và những điều do vấn đề gợi ra) được sử dụng trong tất cả các hình thức
đăng tải như trong tin vắn- dưới dạng trích dẫn ý kiến của người khác; trong
bản tin, xã luận, ký sự, tổng quan điểm báo. Thứ hai là xem xét bình luận với
tư cách là một thể loại báo chí chính luận, mang tính chất tổng hợp, trong đó
bao gồm các yếu tố giải thích, phân tích và có khi cả chứng minh.
Trong cuốn “ Lý thuyết và thực hành báo chí Xô Viết”, E. P. Prôkharốp
có viết “ Giúp bạn đọc hình thành bức tranh tổng thể của đời sống xã hội từ
những tư liệu riêng lẻ trên báo chí là một trong những nguyên nhân làm xuất
hiện thể loại bình luận. Một bài bình luận không chỉ dừng lại ở sự bàn luận,
đánh giá một sự kiện của cuộc sống mà phải từ nhiều sự kiện riêng lẻ, tác giả
phải hình thành được bức tranh tổng thể của đời sống xã hội hiện tại. Mặt
khác, trên cơ sở đó phải giúp cho công chúng nhận thức đầy đủ và chính xác
về nhiều vấn đề của quá khứ và hiện tại, biết cách đánh giá thực tế khách
quan, hiểu được vị trí của mình để từ đó có hành động cần thiết vì mục tiêu
xây dựng cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn” [15, tr. 89]. Như vậy một bài bình

11
luận hoàn chỉnh không chỉ dừng lại ở sự bàn luận, đánh giá một sự kiện của
cuộc sống mà phải từ nhiều sự kiện riêng lẻ hình thành được bức tranh tổng
thể của đời sống xã hội từ đó giúp công chúng nhận thức đầy đủ và chính xác
về bản chất của sự kiện, hiện tượng đó.
Còn Karel Storkan thì quan niệm “ Bình luận là thể loại cơ bản của
luận văn báo chí. Trong đó, tác giả luôn nhằm trình bày với bạn đọc quan
điểm của họ về sự kiện có tính chất thời sự và nhằm thuyết phục bạn đọc rằng
quan điểm này là đúng đắn” [ 1, tr. 45]. Ở đây, tác giả đề cao nhận xét chủ
quan của nhà báo. Trong bài bình luận, người viết phải đưa ra những quan
điểm, nhận định của mình về sự kiện, vấn đề để chứng minh quan điểm của
mình là đúng rồi từ đó định hướng dư luận quần chúng. Bàn về thể loại này,
tác giả Trần Thế Phiệt trong cuốn “ Tác phẩm báo chí” ( tập 3) cho rằng “
Bình luận là một kiểu bài nghị luận mang tính chất tổng hợp trong đó bao
gồm các yếu tố giải thích, phân tích và có khi có cả chứng minh” [ 17, tr. 95].
Theo quan niệm của tác giả thì bài bình luận được viết theo phương pháp nghị
luận mang tính chất tổng hợp. Trên cơ sở nắm bắt sự kiện, người viết phải
đồng thời sử dụng các yếu tố: giải thích, phân tích, chứng minh, đánh giá, bàn
luận… rồi đi đến mục đích cuối cùng là nhằm thuyết phục người đọc. Trần
Thế Phiệt cũng nhấn mạnh: muốn bình luận có sức chiến đấu cao, tính thuyết
phục lớn thì tác giả phải hiểu sâu sắc sự kiện, không xét chúng là những sự
kiện đơn lẻ mà phải đặt chúng trong những mối quan hệ tổng hợp từ đó mới
có thể nắm chắc bản chất của sự kiện để nhận định một cách chính xác nhất.
Nhóm tác giả của Hội Nhà báo Việt Nam lại đề cao đến chức năng dẫn
dắt, định hướng tư tưởng cho công chúng của bài bình luận trên cơ sở đó khái
quát “ Bình luận là một thể loại báo chí, nhiệm vụ của nó là diễn đạt tư tưởng
của toà soạn về một vấn đề thời sự hoặc một sự kiện, nghĩa là làm cho độc giả
hiểu được mối quan hệ đó theo một quan điểm nhất định và từ sự đánh giá đó
rút ra được kết luận có tính chất chính trị” [ 12, tr. 89].

12
Có thể nói, hầu hết các tác giả khi đưa ra quan niệm về thể loại bình
luận đều thống nhất nhau ở đặc điểm nổi trội và cũng là điểm mạnh nhất của
loại bài bình luận nói riêng, thể loại bình luận nói chung đó là thông tin lỹ lẽ.
Bài bình luận dù có đề cập đến những sự kiện nóng hổi, được công chúng
quan tâm song nếu thiếu những thông tin lý lẽ sắc sảo để bàn luận về vấn đề
đó thì cũng không thể gọi là một bài bình luận.
Ngày nay, chúng ta đang sống trong thế giới của công nghệ truyền
thông với những thông tin hấp dẫn, đang dạng, nhiều chiều. Trình độ học vấn
và tri thức được nâng cao, công chúng không chỉ tiếp nhận các tác phẩm báo
chí một cách thụ động mà còn có khả năng đánh giá và thẩm định tác phẩm
đó. Điều này đồng nghĩa với việc bài bình luận giờ đây không thể đơn thuần
chỉ là những ý kiến, quan điểm chủ quan của tác giả. Sự kiện hoặc vấn đề đưa
ra bình luận phải là những sự kiện, vấn đề công chúng đang quan tâm và cần
có sự định hướng tư tưởng. Các bài báo thường đưa ra những gợi mở để
người đọc tự nhận định vấn đề. Bình luận có định hướng nhưng không mang
tính áp đặt. Từ những phân tích và nhận xét trên đây, chúng tôi đi đến quan
niệm: Bình luận là một thể loại báo chí thuộc nhóm chính luận, trong đó tác
giả sử dụng hệ thống thông tin lý lẽ của mình để giải thích, phân tích những
vấn đề có ý nghĩa chính trị, xã hội rồi từ đó đi đến nhận định, đánh giá về vấn
đề đó hoặc có thể để công chúng tự đánh giá.

1.1.2. Các dạng bình luận


Do có nhiều cách hiểu, nhiều quan niệm khác nhau về thể loại bình
luận nên cũng có nhiều cách phân chia khác nhau. Nhóm tác giả Hội Nhà báo
Việt Nam trong cuốn “ Nghề nghiệp và công việc của nhà báo” chia bình luận
thành các dạng bài:
- Loại bài Bình luận ngắn

13
- Loại bài Bình luận trong ngày
- Loài bài Bình luận trong tuần và bài Bình luận phê bình trong tuần
- Bài bình luận mang tính chất bút chiến và tính chất giải thích.
Nhóm tác giả này đã căn cứ trên sự phong phú, đa dạng của chủ đề và
sự phân biệt của từng chức năng để phân chia thành các dạng bài bình luận
khác nhau. Tuy nhiên, cách phân chia này chưa thật khoa học, dễ bị trùng
hợp. Ví dụ như ngay trong bản thân bài Bình luận bút chiến đã là những bài
Bình luận ngắn, hay như Bình luận trong ngày, trong tuần đã là những bài giải
thích, phân tích rồi…
Trần Thế Phiệt [17, tr. 56] có cách phân chia mang tính khoa học hơn
đó là dựa vào những tiêu chí cụ thể để chia thành các dạng bài:
- Dựa theo tiêu chí thời gian:
+ Bình luận ngắn
+ Bình luận trong ngày
+ Bình luận trong tuần
- Dựa trên phương pháp thể hiện:
+ Bình luận có tính chất giải thích
+ Bình luận bút chiến
- Dựa trên nội dung bài viết:
+ Bình luận sự kiện
+ Bình luận vấn đề
Thực tế cho thấy những sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối
bởi giữa các thể loại, các dạng bài luôn có sự co giãn, đan xen lẫn nhau. Trên
cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu lý luận và thực tiễn báo chí, căn cứ theo thời gian,
dung lượng, chúng tôi chia thành 2 loại: Bình luận ngắn, bình luận dài ( Bình
luận chuyên sâu). Bài bình luận ngắn chỉ cần vài trăm từ, dẫn ra một sự kiện,

14
một lời phát biểu… là người viết có thể đưa ra nhận định của mình: tán thành
hoặc bác bỏ. Dạng bài này xuất hiện nhiều trong các chuyên mục bình luận
của các tờ báo như: Thanh niên, Tuổi trẻ, Nhân dân, Lao động… Bài bình
luận dài thường tập trung vào những vấn đề, sự kiện đang gây xôn xao dư
luận, cần có sự định hướng tư tưởng; hoặc từ nhiều sự kiện có liên quan đến
nhau, người viết tổng hợp, phân tích rồi đi đến kết luận về một vấn đề.
Căn cứ vào nội dung có 2 loại: Bình luận trong nước, bình luận quốc tế.
Trong mỗi dạng bình luận trong nước hay quốc tế lại có những dạng bài cụ
thể như: Bình luận về chính trị- xã hội, Bình luận quân sự, Bình luận kinh tế-
xã hội, Bình luận văn hoá- thể thao… Căn cứ vào phương pháp thể hiện cũng
có thể chia thành 2 dạng sau: Bài bình luận giải thích, bình luận bút chiến.
Các bài bình luận mang tính giải thích thường đi sâu phân tích các chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước hoặc các hiện tượng tích cực trong
đời sống xã hội. Trong bài bình luận bút chiến, người viết thường đi từ những
quan điểm, ý kiến tiêu cực, phân tích, bác bỏ, phủ nhận các quan điểm đó
đồng thời rút ra cái tích cực. Bài bình luận bút chiến phải có tính chiến đấu
cao và thường là để đấu tranh với quan điểm của các nhà chính trị đối lập,
vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch…
Hiện nay, báo chí sử dụng rất nhiều hình thức bình luận và phạm vi
nghiên cứu của mỗi bài bình luận cũng rất đa dạng. Có những bài bình luận
chỉ dừng lại ở mức xem xét một sự kiện nhỏ, riêng lẻ nào đó trong đời sống
xã hội như việc đánh giá hành vi của một cá nhân cụ thể nào đó là tốt hay
không tốt. Cũng có khi nhà báo sử dụng bài bình luận để đánh giá, bàn luận
về một sự kiện nhưng sự kiện này đã được thông báo trên các phương tiện
thông tin đại chúng. Người viết trình bày quan điểm của toà soạn hay của
chính mình về sự kiện đó hoặc từ sự kiện đó liên hệ đến những sự kiện hay
vấn đề khác. Đây là loại bài mà các nhà nghiên cứu và giới báo chí gọi là bình

15
luận ngắn vì đề tài mà nó đề cập không lớn, dung lượng chỉ từ 250 đến 400
từ. Tính chất hướng dẫn nhận thức và hành động trong bài này thể hiện rõ.

1.1.3. Đặc trưng của thể loại bình luận


Cuốn sách “Các thể loại báo chí” (nxb Thông tấn) [ 13, tr. 48] đã làm
nổi bật đặc điểm của bình luận thông qua việc nêu lên những mục tiêu mà thể
loại bình luận hiện nay theo đuổi:
+ Hướng sự chú ý của bạn đọc vào những sự kiện mới quan trọng, nổi
lên hàng đầu trong đời sống xã hội, đánh giá chúng.
+ Đặt sự kiện được bình luận trong mối liên hệ với những sự kiện khác,
phát hiện nguyên nhân của sự kiện đó.
+ Hình thành dự báo phát triển của sự kiện được bình luận.
+ So sánh, thường với sự trợ giúp của các ví dụ, những cách thực hành
xử và giải quyết cần thiết cho bài toán.
Trần Quang trong cuốn “Các thể loại báo chí chính luận” [ 16, tr. 78]
đã đưa ra những nhận xét chủ yếu về thể loại này:
- Bài bình luận là một tác phẩm đặc sắc dùng để tái tạo bức tranh toàn
cảnh về một vấn đề nào đó trong đời sống xã hội. Cơ sở chính của bài bình
luận là các sự kiện, chi tiết điển hình, tiêu biểu của hiện thực khách quan. Bài
bình luận đòi hỏi phải xem xét các sự kiện, hiện tượng đó trong mối liên hệ và
phụ thuộc lẫn nhau để rút ra kết luận chung có tính định hướng cho nhận thức
và hành động của công chúng. Tác giả có thể sử dụng nhiều hình thức và
phương pháp khác nhau như so sánh, đối chiếu, hệ thống hoá để làm nổi bật
chủ đề tác phẩm và tư tưởng của tác giả hay toà soạn.

16
- Từng mục từng phần của tác phẩm không đứng riêng lẻ, độc lập mà là
những bộ phận cấu thành tác phẩm.
- Từng phần của tác phẩm liên quan mật thiết tới nhau bổ sung cho
nhau để làm nổi bật chủ đề chính.
Ngoài ra tác giả còn so sánh bình luận với tiểu luận để thấy rõ đặc điểm
của thể loại này. Tác giả bài bình luận không chỉ sử dụng một vài sự kiện
riêng lẻ mà là toàn bộ các sự kiện, hiện tượng, quá trình của một lĩnh vực nào
đó để so sánh, đối chiếu làm sáng tỏ một vấn đề cụ thể mà tác giả đang nghiên
cứu. Trong bài bình luận tác giả không xem xét đánh giá các sự kiện hiện
tượng riêng lẻ một cách độc lập như viết tường thuật hay viết tin mà các sự
kiện riêng lẻ đó trong mối liên hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau, nhấn mạnh ý
nghĩa của chúng để làm nổi bật cái chung.
Như vậy, đặc điểm đầu tiên của bài bình luận là không lấy những sự
kiện riêng lẻ mà phải xem xét chúng trong nhiều khía cạnh, đặt nó trong
mối quan hệ nhiều mặt mới có thể phát hiện ra ý nghĩa vấn đề. Yêu cầu đầu
tiên của bài bình luận cũng giống như bất kỳ một tác phẩm báo chí nào là phải
có sự kiện. Tuy nhiên, do đặc điểm thể loại nên không phải bất kỳ sự kiện nào
cũng có thể đưa vào bình luận. Đó phải là những sự kiện tiêu biểu, có liên
quan đến vấn đề tác giả bàn luận. Do đó, tài năng của người bình luận được
thể hiện ngay ở khâu đầu tiên: lựa chọn sự kiện, vấn đề để bình luận.
Trên cơ sở những sự kiện đã được lựa chọn, tác giả sẽ phân tích, lý giải
những sự kiện đó để đi đến kết luận. Như vậy, trong 1 bài bình luận phải có
đầy đủ 3 yếu tố: thông báo, bình và luận trong đó bình và luận là 2 mặt quan
trọng. Bình là xem xét, phân tích các khía cạnh của vấn đề, đánh giá, khai
thác nó ở các mặt nội dung, ý nghĩa. Luận là bàn bạc, mở rộng vấn đề, đặt nó
vào trong quá trình diễn biến phát triển, nhận định khả năng và triển vọng,
nêu tác dụng của nó trong đời sống xã hội, trong thực tế và trong lý luận.

17
Một đặc điểm quan trọng của thể loại này chính là khuynh hướng tư
tưởng của tác giả và toà soạn báo. Khía cạnh chủ quan này thể hiện ở các
mặt như quan điểm, lập trường, thái độ, thậm chí là cả trong việc nhận thức
các sự kiện, cách lựa chọn, sắp xếp, giải thích và phân tích các sự kiện. Ở
bình luận, dấu ấn của “ cái tôi”- tác giả, người bình luận thể hiện khá rõ nét.
Sợi chỉ đỏ xuyên suốt bài bình luận phải là những nhận xét, đánh giá của tác
giả và toà soạn báo đó. Đặc điểm này khẳng định năng lực cũng như bản lĩnh
của người viết bình luận.
Bình luận báo chí là 1 trong những thể loại quan trọng trong báo chí
hiện đại. Ngoài những đặc trưng mang tính nguyên tắc của báo chí như: tính
Đảng, tính chân thật, khách quan, tính quần chúng… thì bình luận còn có
những đặc trưng thể hiện rõ tính trội của thể loại này. Một trong 3 đặc trưng
quan trọng của loại bài này là tính khuynh hướng tư tưởng.
Nội dung thông tin trong bài bình luận là bày tỏ chính kiến, bộc lộ công
khai quan điểm chính trị, tư tưởng của người viết đối với những vấn đề thời
sự quan trọng. Sự phân tích, lý giải của nhà báo giúp bạn đọc nhận thức rõ
bản chất của sự kiện, hiện tượng. Trong thời đại của khoa học, công nghệ với
sự phát triển như vũ bão của các loại hình truyền thông, bình luận càng phải
giữ vững tính khuynh hướng tư tưởng. Khuynh hướng chính trị rõ ràng, tác
động và hướng dẫn dư luận quần chúng trong khi vẫn hấp dẫn độc giả là
thành công lớn của thể loại bình luận.
Đặc trưng thứ 2 của bài bình luận là tính chiến đấu cao. Cũng chính vì
đặc trưng này mà báo chí Đức đã gọi thể loại bình luận là bút chiến. Tính
chiến đấu đòi hỏi bình luận phải được xây dựng bằng hệ thống lý lẽ sắc sảo,
chính xác. Đó có thể là những lý lẽ để vạch trần bộ mặt của kẻ thù, cũng có
thể là những lời tố cáo, lên án gay gắt những tệ nạn mới trong xã hội hiện đại.
Đặc trưng này đòi hỏi ở nhà báo- nhà bình luận phải có tinh thần dũng cảm,

18
dám nghĩ, dám làm, dám viết và biết đấu tranh bảo vệ ý kiến, quan điểm của
mình. Đặc trưng “ tính chiến đấu” còn yêu cầu người viết không thể hiện thái
độ mơ hồ, không rõ ràng đồng thời không chấp nhận một kết luận mang tính
chất chung chung. Một bài bình luận thiếu tính chiến đấu là một tác phẩm báo
chí thất bại, không có tính thông tin và không định hướng được dư luận xã
hội.
Đặc trưng mà chúng tôi muốn nhấn mạnh hơn cả trong luận văn này đó
chính là tính lý luận. Khác với các thể loại báo chí khác, bình luận trình bày
tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lý lẽ. Có thể ví thể
loại bình luận thiếu thông tin lý lẽ như thể ký chân dung mà là lại thiếu nhân
vật. Nói như vậy để thấy được tầm quan trọng của lý lẽ trong bài bình luận.
Thông tin lý lẽ trong bài bình luận không phải là sự sao chép một cách máy
móc, ghép nối vụng về của các sự kiện mà nhất thiết phải có sự đánh giá,
nhận xét, sự thẩm định của tác giả về sự kiện đó. Trên cơ sở các dẫn chứng là
sự kiện, vấn đề tác giả đưa ra những phân tích, tìm tòi để làm sáng tỏ vấn đề
cần bình luận. Ngay trong phần kết luận cũng không thể xếp đặt một cách lộn
xộn mà phải được xây dựng, kết cấu một cách hệ thống, logic rõ ràng, chặt
chẽ. Các nhận định, đánh gía phải được xây dựng thành luận cứ, luận chứng,
luận điểm rồi từ đó mới đi đến kết luận then chốt để có sức thuyết phục người
đọc.

1.2. Cơ sở lập luận theo ngôn ngữ học


1.2.1. Khái niệm lập luận
Ngữ dụng học của ngôn ngữ học hiện đại chỉ ra rằng: lập luận có mặt
khắp nơi, trong bất cứ diễn ngôn nào, đặc biệt trong các diễn ngôn đời
thường. Không phải chỉ khi nào cần lý luận, tranh luận với nhau chúng ta mới
lập luận. Khi chúng ta kể lại một sự kiện, miêu tả một hiện thực, chúng ta

19
cũng thực hiện một vận động lập luận. Lập luận là một hành vi ở lời có tính
thuyết phục.
Có 2 loại lập luận là lập luận lôgic và lập luận đời thường. Lập luận đời
thường không bị chi phối bởi các quy tắc, các tiêu chuẩn đánh giá của lập
luận lôgic và giá trị các nội dung miêu tả được đưa vào trong lập luận đời
thường không phải ở chỗ các nội dung này đúng hay sai so với thực tế mà là ở
giá trị của nó đóng góp vào lập luận với tư cách là những luận cứ của lập luận
đời thường. Trong văn nghị luận, tức loại văn bản làm việc với các ý kiến có
vấn đề then chốt là lập luận.
Trong cuốn “ Đại cương ngôn ngữ học” ( tập 2), Đỗ Hữu Châu cho
rằng: Cái mà người nói hướng người nghe tới qua thông tin miêu tả có thể là
một thái độ, tình cảm, đánh gía hay nhận định, hành động nào đó cần phải
thực hiện. Nói vắn tắt, cái mà thông tin miêu tả hướng tới là một kết luận nào
đó rút từ thông tin miêu tả đó. Từ những phân tích cụ thể trong giao tiếp
thông thường, tác giả đi đến kết luận “ Lập luận là đưa ra những lý lẽ nhằm
dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà
người nói muốn đạt tới” [ 10, tr. 155]. Lập luận chỉ là một điều kiện để thuyết
phục, còn kết luận có thuyết phục được hay không lại là việc khác.
Ngôn ngữ học với tính chất chặt chẽ và chính xác, khoa học đã chỉ ra
rằng: Thuật ngữ lập luận được hiểu theo 2 nghĩa:
- Nó chỉ sự lập luận, tức hành vi lập luận
- Nó chỉ sản phẩm của hành vi lập luận, tức là toàn bộ cấu trúc của lập
luận, cả về nội dung, cả về hình thức.
Thuật ngữ quan hệ lập luận dùng để chỉ quan hệ giữa các thành phần
của một lập luận với nhau. Đó có thể là quan hệ lập luận giữa luận cứ với luận
cứ, giữa luận cứ và kết luận. Bên cạnh đó còn quan hệ lập luận giữa 2 hay
nhiều lập luận với nhau trong một phát ngôn hay trong một diễn ngôn. Do đề

20
tài luận văn là Phân tích các bài bình luận báo chí trên cơ sở lý thuyết lập
luận nên chúng tôi chỉ xin tập trung tìm hiểu về lập luận trong hình thức diễn
ngôn độc thoại: dạng viết.
Trong diễn ngôn độc thoại dạng viết mà cụ thể ở đây là các bài bình
luận báo chí, không phải chỉ có một lập luận mà thường là sự phối hợp của
một số lập luận ( và phản lập luận) diễn tiến để dẫn đến kết luận cuối cùng-
đích của toàn bộ bài viết.
Khi viết bài bình luận, tác giả thông qua quá trình lập luận, trình bày lý
lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đọc đồng tình với ý kiến và quan điểm
của mình. Lập luận thiếu chặt chẽ, phi lôgíc hoặc phiến diện, mơ hồ sẽ khiến
cho người đọc không hiểu, không tin từ đó mà bài bình luận không đạt được
mục đích đề ra. Trong cuốn “ Sách làm văn 12”, lập luận được hiểu là “ dựa
vào các sự thật đáng tin cậy và các lý lẽ đầy đủ, xác đáng để nêu ra ý kiến,
quan điểm của mình. Khi lập luận, người ta một mặt nêu rõ luận điểm để
người đọc biết được người viết muốn nói gì, tán thành điều gì, phản đối điều
gì. Mặt khác, tiến hành luận chứng để thuyết phục người đọc về luận điểm đó.
Lập luận đòi hỏi sự kết hợp các yếu tố luận điểm, luận cứ, luận chứng”
Để có được một lập luận lôgíc, người viết bình luận phải hiểu biết các
quy luật của nó. Những khía cạnh được dẫn ra làm chứng cứ cũng như những
lý lẽ sử dụng cũng phải phù hợp và trở thành hậu thuẫn cho tư tưởng chủ đạo
của tác giả.

1.2.2. Các yếu tố của lập luận


* Luận điểm
Luận điểm là ý kiến xác định của người viết về vấn đề được đặt ra.
Trong một bài bình luận có thể có một hoặc nhiều luận điểm. Đó là những ý
trực tiếp cấu thành chủ đề, có sự khái quát cao, chứa đựng những quan điểm,

21
quan niệm, những tư tưởng sâu sắc. Các luận điểm trong tác phẩm tương đối
độc lập với nhau thể hiện ở chỗ trong một tác phẩm, luận điểm này không
nằm trong luận điểm kia. Nó có vai trò liên kết với nhau để soi sáng, thuyết
minh cho luận điểm lớn của toàn bài.
Luận điểm thường rất ngắn gọn, cô đúc tư tưởng của người viết một
cách sâu sắc. Các luận điểm lớn nhỏ trong bài bình luận đều rất chính xác vì
nó nói đúng được đặc điểm của vấn đề, sự việc cần đề cập. Có khi luận điểm
được khái quát như những chân lý, như một quy luật, một châm ngôn. Có khi
luận điểm lại được nêu lên bằng câu hỏi.
* Luận cứ
Để làm sáng tỏ những quan điểm, tư tưởng kết đọng trong các luận
điểm cần phải có những luận cứ. Cho nên luận cứ là cứ liệu, những bằng
chứng, chi tiết để xây dựng và chứng minh cho luận điểm. Trong một luận
điểm có nhiều luận cứ. Trong bài bình luận, những luận cứ được lập luận một
cách rất linh hoạt. Luận cứ có thể là bằng chứng thực tế lấy từ cuộc sống, có
thể là các lý lẽ, chân lý về mặt lý luận đã được công nhận. Các luận cứ này rất
xác thực, đáng tin cậy. Ngôn ngữ học chỉ ra rằng: luận cứ có hiệu quả lập luận
mạnh hơn thường được đặt ở sau luận cứ có hiệu quả lập luận yếu hơn. Chính
vì thế mà hiệu quả lập luận không chỉ do nội dung của luận cứ mà còn do vị
trí của chúng trong lập luận quyết định [ 10, tr. 69]
Trong thể loại bình luận, rất nhiều luận cứ là con số, dẫn chứng cụ thể.
Điều đó tạo cho loại bài này tính chính xác cao, mang đậm nét tả thực. Mối
quan hệ giữa luận điểm, luận cứ rất khăng khít, chặt chẽ. Luận điểm đứng
được là dựa vào luận cứ, còn luận cứ nêu ra là để phục vụ cho luận điểm.
Trong nội bộ các luận cứ: lý lẽ và dẫn chứng cùng soi sáng cho nhau. Lý lẽ
tạo cho dẫn chứng khả năng thuyết minh cho luận điểm, còn dẫn chứng thực
tế lại làm cho lý lẽ có nội dung, sức mạnh.
* Luận chứng

22
Có luận điểm, luận cứ rồi còn phải biết làm sao cho luận cứ “ nói lên”
luận điểm, làm sao cho lý lẽ và dẫn chứng thực tế phối hợp với nhau để thuyết
minh luận điểm một cách mạnh mẽ, nổi bật, thuyết phục. Luận chứng là sự
vận dụng các phép suy luận lôgíc, phối hợp tổ chức các lý lẽ và dẫn chứng để
thuyết minh cho luận điểm. Luận chứng trong bài bình luận rất chặt chẽ, toàn
diện và có trật tự.
Lập luận chỉ có giá trị thuyết phục khi có các luận cứ tin cậy, bảo đảm
sự tương hợp giữa luận cứ và kết luận. Tuy nhiên điều kiện đó chưa đủ.
Người lập luận phải biết sử dụng các phương pháp lập luận đúng, phù hợp với
những quy luật lôgíc trong tư duy.

1.2.3. Các phương pháp lập luận


Theo ngôn ngữ học thì trong một lập luận, kết luận có thể ở vị trí đầu,
vị trí giữa hoặc cuối của luận cứ. Tuy nhiên, sau luận cứ là vị trí thường gặp
của kết luận trong lập luận. Và không ít trường hợp, luận cứ hay kết luận có
thể hàm ẩn, không được nói rõ ra mà người nghe, người đọc phải tự suy ra
dựa trên ngữ cảnh, tình huống mà người viết đưa ra. Tự tìm ra kết luận để từ
đó công chúng có suy nghĩ, nhận thúc đúng đắn về bản chất của vấn đề là yếu
tố hấp dẫn trong cách viết bài bình luận. Nhà báo không “ can thiệp” một cách
trực tiếp, lỗ liệu mà khơi gợi, định hướng để người đọc tự rút ra thông tin cốt
lõi và nhận định riêng cho mình là cách viết bình luận phổ biến hiện nay.
Bình luận là thể loại báo chí chính luận sử dụng thông tin lý lẽ là chủ
yếu, nó được coi như một sức mạnh để đạt được hiệu quả và mục đích đề ra.
Có thể nói: sự kiện là yếu tố quan trọng đầu tiên để tạo nên bài bình luận: Bản
chất của thể loại bình luận chính là bắt đầu từ các sự kiện đi đến vấn đề mang
tính tư tưởng, thể hiện qua điểm của người viết. Sự kiện trong bình luận vừa

23
là đối tượng phản ánh, phương tiện phản ánh đồng thời được đặt trong mối
liên hệ logic, hệ thống, tác động qua lại với nhau để làm sáng tỏ vấn đề.
Sự kiện là cái quan trọng, là cái đầu tiên nhưng nó mới chỉ là những vật
liệu của người bình luận. Tác phẩm bình luận thể hiện nội dung bằng cách
dựa vào các sự kiện mới để lập luận, phân tích tổng hợp, rút ra nguyên nhân,
nêu ra biện pháp, chỉ ra quy luật vận động khách quan của nó. Trong bình
luận, tính lý luận luôn được thể hiện rõ ràng. Mục đích của bình luận là tác
động vào nhận thức của công chúng vì vậy nó đòi hỏi những vấn đề mà tác
giả bình luận đưa ra phải hết sức logic, chặt chẽ, dẫn dắt người đọc theo quan
điểm của mình. Và thông tin lý lẽ trong bình luận không phải và không chấp
nhận sự khuôn sáo, cứng nhắc, giáo điều hay hô khẩu hiệu. Bài bình luận đòi
hỏi chính kiến, thái độ của người viết hoặc toà soạn hay chủ bút nhưng phải
diễn đạt một cách sáng tạo khách quan hướng về một mục đích cụ thể đã xác
định trước. Và nó được trình bày trên cơ sở hệ thống các luận điểm, luận cứ
tuân theo một luận chứng nhất định. Các phương pháp lập luận phổ biến trong
bài bình luận là:
* Phương pháp quy nạp
Quy nạp là quá trình lập luận đi từ cái riêng đến cái chung, từ sự quan
sát, nghiên cứu các hiện tượng, đối tượng cụ thể, riêng biệt, đơn nhất tiến đến
những kết luận tổng quát; từ luận chứng riêng suy ra nguyên tắc, nguyên lý
phổ biến hay nói cách khác từ việc xem xét những hiện tượng, đối tượng riêng
lẻ, tìm ra mối liên hệ bản chất giữa chúng với nhau từ đó nâng lên thành nhận
định khái quát, trừu tượng về những dấu hiệu chung. Trong phương pháp quy
nạp, thậm chí từ những tiền đề đúng đắn có thể suy ra được một kết luận
mang tính xác suất bởi vì độ tin cậy của tri thức riêng rẽ ( các tiền đề) không
thể xác định một cách giống nhau tính chân thực của tri thức chung.
* Phương pháp diễn dịch

24
Là phương pháp ngược lại với quy nạp. Vận dụng phương pháp này,
tác giả bài bình luận đi từ cái chung, khái quát đến cái riêng, cụ thể; vận dụng
nguyên lý chung để xem xét đến những sự vật riêng biệt. Sự suy lý sẽ mang
hình thức diễn dịch nếu ta đặt một hiện tượng riêng dưới nguyên tắc chung và
từ quan niệm chung rút ra kết luận về các tính chất một đối tượng, vật thể
riêng rẽ. Phương pháp này đóng vai trò to lớn trong quá trình tư duy của con
người cũng như trong thực tiễn báo chí đặc biệt là ở thể loại bình luận.
* Phương pháp phối hợp diễn dịch- quy nạp ( còn gọi là phương pháp
tổng- phân- hợp)
Phân tích chỉ là bước đầu của sự khám phá các yếu tố có quan hệ tương
hỗ, các mối liên hệ qua lại giữa nguyên nhân và kết quả còn kết cục của nó là
sự liên kết các yếu tố được khảo sát riêng rẽ đó thành một tổng thể toàn vẹn,
có nghĩa là sự tổng hợp. Phép tổng hợp dựa trên những dữ liệu thu nhận được
từ phép phân tích. Phương pháp này gồm có 3 phần: Nêu vấn đề, giải quyết
vấn đề, kết luận vấn đề.
Thực tế cho thấy trong các bài bình luận luôn sử dụng cân bằng 2 cách
lập luận quy nạp và diễn dịch. Đối với những vấn đề cần đưa những luận
điểm mang tính tổng quát sau đó dẫn giải, phân tích giúp công chúng hiểu rõ
chi tiết thì tác giả dùng lối viết diễn dịch. Còn những vấn đề cần nêu từng sự
kiện nhỏ rồi tập trung khái quát thành một ý lớn, mục đích chỉ ra cho công
chúng thấy ý nghĩa, bản chất của vấn đề thì cách hiệu quả nhất là dùng
phương pháp quy nạp. Thông thường thì 2 phương pháp này luôn đi đôi, bổ
trợ cho nhau và nó ít tồn tại như một phương pháp duy nhất trong bài bình
luận. Người viết thường kết hợp, vận dụng chúng với nhau để tạo hiệu quả
thông tin cao nhất là thuyết phục độc giả tin vào những quan điểm mà nhà báo
đó đưa ra.

25
Mô hình luận chứng- luận cứ- luận chứng là mô hình chung cho các bài
bình luận. Đưa ra một luận điểm, trình bày một luận cứ ( cứ liệu, bằng chứng,
chi tiết) rồi thông qua luận chứng để đánh giá, cắt nghĩa, giải nghĩa sự kiện để
rút ra bản chất của vấn đề, xu hướng vận động của sự vật, hiện tượng. Để lập
luận đến được với người đọc, người viết phải có các phương pháp lập luận.
Các phương pháp lập luận trong bài bình luận không được tiến hành đơn lẻ
mà luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn với nhau để tạo hiệu quả thông tin cao
nhất.
Ngoài 3 phương pháp có tính chất mô phạm và truyền thống trên, trong
thể loại bình luận, các tác giả còn vận dụng linh hoạt và sáng tạo một số
phương pháp khác để bài viết thêm sinh động, hấp dẫn. Đó là:
* Nêu phản đề: Nêu ra 1 luận điểm giả định và phát triển nó đến tận cùng
để chứng tỏ đó là luận điểm sai, từ đó khẳng định luận điểm của mình là đúng.
* So sánh: Phương pháp này được sử dụng dưới 2 hình thức:
- So sánh tương đồng: Từ một chân lý đã biết, đã được công nhận suy
ra một chân lý tương tự có chung lôgíc bên trong.
- So sánh tương phản: Đối chiếu các mặt trái ngược với nhau ( trắng-
đen, phải- trái) để làm nổi bật điều mình muốn hướng tới.
Trong bình luận, phương pháp này được áp dụng rộng rãi, nhờ so sánh
mà sự khác biệt và tương đồng của các đối tượng, sự vật được xác định một
cách chính xác, đầy đủ hơn.
* Nhân quả: Dựa trên mối quan hệ nhân quả, phương pháp lập luận
nhân- quả nhằm vạch rõ nguồn gốc của các hiện tượng cụ thể và cũng là
nhằm dự kiến các hiện tượng xảy ra. Trong phương pháp lập luận này, người
viết thường sử dụng 2 cách: trình bày nguyên nhân trước, kết qủa sau; chỉ ra
kết quả trước, trình bày nguyên nhân sau hoặc trình bày hàng loạt sự việc theo
quan hệ nhân- quả liên hoàn. Việc thiết lập các mối liên hệ nhân- quả của các

26
sự kiện, quá trình, hoạt động này hay hoạt động khác là nhiệm vụ trung tâm
của việc giải thích.
Điểm đặc thù của mối liên hệ nhân- quả là chúng có tính xác định và
đơn nhất, có nghĩa là trong cùng một điều kiện, nguyên nhân như nhau sẽ tạo
ra các kết quả cùng nhau. Trong cuốn “ Các thể loại báo chí”, A.A.
Chertưchơnưi cho rằng: “ Để thiết lập mối liên hệ nhân- quả, trước hết phóng
viên cần phải tách tập hợp các hiện tượng anh ta quan tâm ra khỏi loạt chung
các sự kiện khác. Tiếp theo nên chú ý đến những hoàn cảnh xảy ra trước sự
xuất hiện của mối liên hệ. Sau đó từ các hoàn cảnh này cần phân biệt những
tình tiết xác định cụ thể, có khả năng trở thành nguyên nhân của hiện tượng
này” [ 22, tr. 49]. Trong bình luận, việc làm rõ mối quan hệ nhân- quả của các
sự kiện sẽ giúp tác giả khai thác triệt để đề tài và là chiếc chìa khóa để tạo ra
một tác phẩm bình luận có tính chất phân tích.
* Vấn đáp: Nêu ra câu hỏi rồi trả lời hoặc để tự người đọc trả lời.

1.2.4. Lập luận và thuyết phục


Không có một bài báo nào nói chung và bài bình luận nói riêng lại
không nhằm thuyết phục công chúng tin và nghe theo quan điểm của toà soạn
hay chính nhà báo đó. Tuỳ theo năng lực và cá tính sáng tạo mà người viết
đưa ra các chuỗi lập luận hay phản lập luận để rồi bác bỏ phản lập luận đó, đi
đến kết luận chung có tính khái quát về sự kiện, hiện tượng xảy ra trong đời
sống xã hội. GS. TS Đỗ Hữu Châu trong cuốn “ Đại cương ngôn ngữ học” (
tập 2) đã khẳng định: “Lập luận và vận động lập luận là một chiến lược hội
thoại nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đến chỗ nắm bắt được cái kết luận
mà người lập luận muốn đi tới. Lập luận là một hành vi ở lời có đính thuyết
phục” [ 10, tr. 164]. Song để thuyết phục được người khác, Aristote có chỉ ra
3 nhân tố cần phải đạt được:

27
- Nhân tố lý lẽ. Muốn thuyết phục được phải có lý lẽ
- Nhân tố xúc cảm. Có lý lẽ chưa đủ để thuyết phục. Lời nói phải gây
được tình cảm, thiện cảm của người tiếp nhận.
- Nhân tố tính cách, đặc điểm tâm lý, dân tộc, văn hoá của người tiếp
nhận. Lời nói chẳng những phải có lý, phải có tình cảm, gây được thiện cảm
mà còn phải phù hợp với sở thích, tính cách hoặc truyền thống dân tộc, văn
hoá của người tiếp nhận.
Khả năng thuyết phục của thông tin tuỳ thuộc vào chỗ chúng có hội đủ
3 nhân tố trên hay không. Có thể nói: lập luận chỉ là một điều kiện để thuyết
phục, còn kết luận có thuyết phục được hay không còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác. Trong bài bình luận báo chí thì các yếu tố này có thể là ngôn
ngữ, cách lựa chọn đề tài, góc độ khai thác thông tin, tài năng, sự nổi tiếng
của người bình luận. Khi đưa ra một lập luận, nhà báo phải tin và chịu trách
nhiệm về các luận cứ và kết luận mà mình đưa ra. Đối với người tiếp nhận tức
là công chúng thì họ đang ở trạng thái vô can chuyển sang chờ đợi lập luận,
chờ đợi kết luận.

1.3. Phƣơng diện thể hiện bài bình luận


Thông tin trong bài bình luận là thông tin lý lẽ. Nội dung của thông tin
lý lẽ không chỉ đơn thuần là việc lựa chọn khéo léo, chính xác hoặc tập hợp
các sự kiện mà trên cơ sở đó người viết phải trình bày cho được quan điểm, ý
nghĩa, sự đánh giá của mình về sự kiện, hiện tượng đó. Tác giả phải phân tích
mối quan hệ giữa các sự kiện từ đó rút ra được những kết luận có tính định
hướng kịp thời. Sự kiện là cái quan trọng đầu tiên nhưng nó mới chỉ là
nguyên vật liệu để nhà báo viết bình luận. Chính đặc trưng quan trọng là tính
định hướng tư tưởng cùng thông tin lý lẽ, lập luận đã quy định văn phong, từ
ngữ và cách thức diễn đạt trong loại bài này.

28
1.3.1. Văn phong của bài bình luận
* Nhất quán
Đây là đặc điểm quan trọng khi viết bài bình luận. Người viết xác định
một tư tưởng, chủ đề, có chủ kiến nhất định và giữ vững lập trường đó trong suốt
bài bình luận. Điều này làm cho người đọc thấy rõ tính lôgíc giữa các luận điểm,
luận cứ trong bài. Các nhận định, dẫn chứng đưa ra quy định lẫn nhau tạo nên
tính chỉnh thể và thống nhất trong bài viết. Ý trước kéo theo ý sau, từ ý sau có
thể suy ra ý trước khiến người đọc không thể bỏ qua một câu từ nào.
Tính nhất quán không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn ở cả lời văn,
giọng văn. Tất nhiên, trong một bài bình luận có nhiều lời văn, giọng văn
khác nhau tuỳ theo từng đoạn nhưng tác giả vẫn phải trung thành với giọng
điệu chung nhất.
* Rõ ràng, rành mạch
Lời văn trong bình luận thường rõ ràng, mạch lạc giúp người đọc nắm
bắt được ý kiến của người viết một cách nhanh chóng, chính xác. Mỗi câu
một ý, mỗi ý tương đối hoàn chỉnh và tách bạch nhau. Điều này còn thể hiện
qua cách ngắt đoạn hợp lý. Mỗi đoạn là một bộ phận trọn vẹn và độc lập về
cấu trúc cũng như ý nghĩa. Các đoạn được sắp xếp theo trật tự hợp lý, lôgíc để
làm rõ tư tưởng chủ đạo của toàn bài viết.
* Kết hợp lý trí và tình cảm
Sức thuyết phục của bài bình luận nằm ở chỗ nó không chỉ tác động
vào nhận thức mà còn làm rung động trái tim người đọc. Chính những cảm
xúc được thể hiện qua câu chữ, văn phong sẽ đi sâu vào lòng độc giả và
thuyết phục họ tin theo những nhận định, phân tích của người viết.

29
1.3.2. Ngôn ngữ của bài bình luận
Làm sao để trong phạm vi mấy trăm chữ, tại thời điểm sự kiện vừa mới
xảy ra, người viết bình luận phải đem đến cho độc giả một cái nhìn chính xác
về bản chất của sự kiện đó đồng thời tác động đến nhận thức của họ, điều này
đòi hỏi nhà báo phải đặc biệt chú trọng đến việc sử dụng ngôn ngữ. Các sự
việc, hệ thống luận điểm, luận cứ trong lập luận cần phải được trình bày một
cách súc tích, giàu biểu cảm để thu hút và thuyết phục người đọc. Viết về lý
thuyết lập luận, Đỗ Hữu Châu trong cuốn “ Đại cương ngôn ngữ học” ( tập 2)
[ 9, 103] có nói nhiều về chỉ dẫn lập luận như các dấu hiệu hình thức mà nhờ
chúng, người ta nhận ra được hướng lập luận và các đặc tính lập luận của các
luận cứ trong một quan hệ lập luận. Đó có thể là những từ hư, những tiểu từ
tình thái như: đã, mới, rồi, thôi, chỉ, là ít, là nhiều... có hiệu lực làm thay đổi
giá trị lập luận của các nội dung thông tin. Bên cạnh đó các liên từ đẳng lập,
liên từ phụ thuộc, các trạng từ, trạng ngữ như: nên, nhưng, vì, vả lại, hơn nữa,
chẳng những... mà còn, đã... lại... phối hợp 2 hoặc một số mệnh đề thành một
lập luận duy nhất. Nhờ các kết tử này mà thông tin đưa ra trở thành luận cứ
hay kết luận của một lập luận. Việc luận cứ hay kết luận có dùng kết tử hay
không còn tuỳ thuộc vào vị trí của luận cứ hay kết luận trong lập luận. Thông
tin càng sát kết luận thì hiệu lực của nó thường mạnh hơn những thông tin ở
vị trí xa kết luận.
Ngôn ngữ học gọi những nguyên lý, những chân lý thông thường có
tính kinh nghiệm được dùng làm cơ sở để tạo nên các lập luận là lẽ thường.
Lẽ thường phổ quát nhưng không tất yếu, bắt buộc chung cho toàn nhân loại
hay một số dân tộc nào đó mà có những lẽ thường riêng cho một quốc gia hay
một địa phương nào đó. Lẽ thường có tính chung có nghĩa là lẽ thường đó
được mọi người công nhận. Điều này có thể thấy rất rõ trong bài bình luận khi
người viết thường sử dụng thành ngữ, tục ngữ, mượn những chuyện có sẵn trong

30
sử sách, thậm chí cả truyền thuyết dân gian để làm nổi bật vấn đề cần đề cập
như: “ Cõng rắn cắn gà nhà”, “ Tức nước vỡ bờ”, “ Kẻ gieo gió thì gặp bão”....
Trong cuốn “ Ngôn ngữ báo chí”, Vũ Quang Hào đã dẫn ra ý kiến của
D. M. Pri- ljuk- một nhà lý luận về báo chí học Nga Xô Viết: “ Sự phản ánh
của chính luận bao giờ cũng đậm đà xúc cảm. Biên độ xúc cảm của nhà chính
luận rất lớn. Đó là sự tán thưởng và niềm vui sướng, lòng căm thù và sự tức
giận, trầm tư và âu yếm. Đó là sự hấp dẫn trong việc phân tích sự kiện và
đánh giá chính trị về các sự kiện đó” [ 3, tr. 71]. Với bài bình luận, tuỳ theo
khả năng sáng tạo và cá tính mà người viết thường chọn lọc và sử dụng những
đơn vị từ vựng khẩu ngữ mang sắc thái ý nghĩa và sắc thái biểu cảm để tăng
sức hấp dẫn bài bình luận.
Trong bài bình luận, người viết đặc biệt chú trọng đến tính chính xác và
chặt chẽ phục vụ cho mục đích của sự diễn đạt. Đó là thứ ngôn ngữ phản ánh
rõ ràng, chính xác quá trình tư duy nhằm đạt hiệu quả nhận thức cao nhất.
Tuy nhiên, một bài bình luận hấp dẫn không thể thiếu những từ ngữ giàu hình
ảnh, có tính biểu cảm thông qua sự biến đổi linh hoạt của cách diễn đạt, của
trật tự cú pháp, không khô khan, đơn điệu, trùng lặp, rập khuôn. Bên cạnh sự
xuất hiện với tần số cao của lớp từ chính trị, khi cần bày tỏ sự đánh giá, tình
cảm của mình một cách mạnh mẽ đối với các vấn đề nêu ra, người viết có
chọn lọc và sử dụng các đơn vị từ vựng khẩu ngữ bởi loại từ này giàu sắc thái
ý nghĩa và gía trị biểu cảm.

1.3.3. Về phương diện ngữ pháp


Do phải thực hiện chức năng thông tin, giải thích, đánh giá, thuyết phục
nên bài bình luận dùng nhiều kiểu câu khác nhau: câu đơn, câu ghép, câu
tường thuật, nghi vấn, cảm thán... Việc đưa các câu hỏi vào bài bình luận
nhằm làm nổi rõ vấn đề cần bàn rồi đi vào trả lời các câu hỏi đó để tăng thêm

31
mức độ sâu sắc của bài viết. Có những bài bình luận, câu hỏi xuất hiện với tần số
cao từ 3 đến 4 câu. Người viết có thể dùng câu hỏi lựa chọn để đề cập đến 2 vấn
đề cùng một lúc. Ngoài ra trong bài bình luận có nhiều trường hợp tác giả dùng
câu hỏi nhằm mục đích khác chứ không nhất thiết đòi hỏi phải trả lời:
- Câu hỏi- khẳng định để phủ định
- Câu hỏi- phủ định để khẳng định
Một đặc điểm khi viết bình luận là sử dụng câu ghép chứa đựng nhiều ý
có quan hệ qua lại với nhau để diễn đạt những vấn đề không nên hoặc không thể
chia cắt; câu ghép theo quan hệ nguyên nhân- kết quả, điều kiện- kết quả, quan
hệ tăng tiến, quan hệ đối lập với các từ liên kết: “ Bời vì... cho nên”, “ Nếu...
thì”, “ Tuy rằng... nhưng mà”, “ Không những... mà còn”, “ Càng... càng”...
Về trật tự xắp xếp các thành phần ngữ pháp trong câu, người ta thường
dùng cách đưa một số thành phần nào đó lên trước một thành phần khác nhằm
mục đích nhấn mạnh: “ Một lần nữa”, “ Bao giờ cũng vậy”, “ Vấn đề này”, “
Về mặt này”, “ Nói tóm lại”, “ Nhìn chung...”... Với mỗi lĩnh vực, mỗi vấn đề
được nhấn mạnh bằng cách đưa từ “ Về” lên đầu câu: “ Về quân sự”, “ Về
chính trị”, “ Về kinh tế”, “ Về văn hoá”.... Những từ nhấn mạnh đó như những
cầu nối khiến cho mạch văn vừa liên tục, vừa chặt chẽ, lôgíc, tăng thêm giá trị
lập luận cho đoạn văn...

1.3.4. Về phương pháp diễn đạt


Đặc điểm nổi bật trong diễn đạt ở các bài bình luận là thái độ của tác
giả thể hiện qua cái tôi lập luận. Điều này đòi hỏi căn cứ lý luận đưa ra phải
vững chắc, rõ ràng, chặt chẽ, lời văn phải truyền cảm. Tính đơn diện trong
ngôn ngữ bình luận không phải là dấu hiệu của sự nghèo nàn mà chính đặc
điểm này còn làm cho sự phân tích, bình giá, cảm xúc của nhà báo được thể
hiện một cách trực tiếp, thẳng thắn.

32
1.3.5. Kết cấu bài bình luận
Mặc dù thể loại bình luận được thể hiện dưới nhiều cấp độ khác nhau,
nhiều dạng thức khác nhau như sự phân chia của các nhà nghiên cứu, tập trung
phản ánh nhiều nội dung khác nhau, song vẫn có một cấu trúc chung tương đối
cho một tác phẩm bình luận. Đó là : đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận.
Đặt vấn đề là nêu nội dung trọng tâm mà bài bình luận đề cập. Đó có
thể là một quan điểm, một câu hỏi nghi vấn giải đáp hoặc là sự trình bày tóm
lược sự kiện được chọn làm tiêu điểm.
Giải quyết vấn đề chính là việc triển khai hệ thống luận điểm, luận cứ
trên cơ sở một luận chứng nhất định. Số lượng nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào
bản chất, độ phức tạp và tầm quan trọng của vấn đề.
Kết luận khẳng định vấn đề đã nêu ra, khẳng định quan điểm, hướng
dẫn cách nhìn nhận đối với vấn đề. Kết lụân có thể là một giải pháp cần thiết
hoặc dự báo về vấn đề hay sự kiện đó, cũng có thể là một gợi mở cho công
chúng cùng suy luận hoặc chuẩn bị cho những bài bình luận ở phạm vi và quy
mô khác.
Cuốn “Cách viết một bài báo” diễn giải cụ thể bố cục trên gồm 4 phần
chính “ Sự việc ban đầu và vấn đề được rút ra từ đó, diễn đạt một cách ngắn
gọn và rõ ràng hợp thành phần mở đầu. Tiếp theo là những luận điểm đưa ra
sự giải đáp ban đầu, tuy rằng vẫn chưa chứng minh đối với vấn đề được nêu
ra. Phần chính của bài bình luận gồm những lý lẽ bênh vực cho luận điểm
hoặc chứng minh sự đúng đắn của luận điểm. Phần kết luận quay trở lại luận
điểm (giờ đây đã được chứng minh) một cách nhấn mạnh hoặc cũng có thể
nêu lên một vấn đề mới” [ 1, tr. 86].
Tuy nhiên trong hoạt động thực tiễn báo chí đôi khi các phần chính
trong bố cục không phải sắp xếp theo thứ tự. Nhà báo hồ Quang Lợi đã đưa ra
nhận xét “Tôi không đặt ra cho mình một khuôn mẫu nào. Cái quan trọng nhất

33
là ý tưởng. Khi đề tài nảy sinh, trong đầu hình thành ý tưởng, cân nhắc điều gì
là quan trọng nhất thì đưa ra làm mở đầu. Câu mở đầu phải ngắn gọn, khái
quát nhất; nếu là chi tiết thì cũng phải có tính điển hình và phải gợi. Sau đó
bài viết sẽ đi theo một mạch logic, mạch này có thể không do ngưòi viết định
sẵn mà nó được tuôn chảy theo tư duy”.
Một trong những cái độc đáo, cái hay của bình luận cũng như những
thể loại khác chính là sự linh hoạt sống động của nó. Kết cấu của bài bình
luận không được phép dập khuôn, cứng nhắc; nó luôn là cấu trúc động trong
sự chặt chẽ.
Muốn sáng tạo bất kỳ một tác phẩm báo chí thuộc thể loại nào thì cũng
phải có những nguyên tắc, phương pháp nhất định. Song đó chỉ là những
nguyên tắc, phương pháp mang tính chất lý luận. Khuôn mẫu là cơ sở để giúp
các nhà báo đi đúng phương pháp. Mặt khác, thực tế hoạt động báo chí rất
sinh động, đòi hỏi mỗi người viết phải linh hoạt, nhạy bén, lựa chọn thể loại
phù hợp để chuyển tải thông tin sự kiện và quan điểm, ý kiến của mình đến
công chúng một cách hiệu quả nhất. Người viết bình luận áp dụng lý thuyết
thể loại bên cạnh sự sáng tạo cá nhân để tạo ra sản phẩm báo chí miễn sao hấp
dẫn độc giả.

34
CHƢƠNG II
THỬ NGHIỆM ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT LẬP LUẬN VÀO VIỆC
PHÂN TÍCH CÁC BÀI BÌNH LUẬN ( QUA TÁC PHẨM CỦA BA NHÀ
BÁO: HỮU THỌ, CHU THƢỢNG VÀ QUANG LỢI)

Bình luận báo chí là một loại bài kén “ độc giả”. Cũng bởi tính hàm
súc, trí tuệ của thể loại này mà những người tham gia viết bình luận không
nhiều như ở thể loại phóng sự, tin, hay phỏng vấn… Trong số ít những cây
bút thành danh ở thể loại này, người viết chọn phân tích các bài bình luận của
Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi bởi sự phong phú, đa dạng trong thể
loại và sắc sảo trong cách lập luận của từng tác giả. Dù không còn tính thời sự
do có những bài bình luận đã được viết cách đây gần 20 năm ( Bản lĩnh Việt
Nam của Hữu Thọ) nhưng cho đến nay 3 tuyển tập: Bản lĩnh Việt Nam (
Hữu Thọ); Chiếc roi trong tâm tƣởng ( Chu Thượng) và Ẩn số thời cuộc (
Quang Lợi) vẫn được đông đảo bạn đọc nhắc đến bởi cá tính và những đặc
trưng trong nghệ thuật viết bài bình luận. Tập hợp những bài bình luận đặc
sắc, sự nhất quán trong cách viết bởi tính chuyên mục và thể loại đã tạo nên
sự phong phú, hấp dẫn trong từng tác phẩm.
Trong chương này, chúng tôi đi sâu phân tích cách lập luận của ba nhà
báo từ mô hình, cấu trúc lập luận cho đến cách sắp xếp hệ thống luận điểm,
luận cứ, luận chứng. Trước phần phân tích cách lập luận của mỗi tác giả sẽ là
một vài nét giới thiệu về sự nghiệp báo chí cũng như những quan điểm của
nhà báo đó về loại bài bình luận.

2.1. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Hữu Thọ
2.1.1. Hữu Thọ và sự nghiệp báo chí
Nguyễn Hữu Thọ sinh ngày 8- 1- 1932 ở Hà Nội. Toàn quốc kháng
chiến, ông tham gia cách mạng, vào bộ đội và hoạt động công tác Đảng ở

35
Thái Bình, Hải Dương. Tuy không học giỏi văn nhưng cuộc đời của Hữu Thọ
gắn liền với nghiệp viết văn, viết báo. Năm 1957, ông về công tác tại báo
Nhân dân giữa lúc tuổi đời còn rất trẻ. Khởi đầu sự nghiệp báo chí bằng viết
về đề tài nông nghiệp, ông bỏ công đi học kỹ thuật nông nghiệp, hàm thụ đại
học văn… Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, không biết cấy cày là gì nhưng vì
nghề báo, ông theo nông dân đi chặt nứa trên rừng, lên vùng sâu vùng xa sống
với đồng bào dân tộc. Điều này giải thích vì sao Hữu Thọ viết về nông
nghiệp, nông thôn với am hiểu tường tận về ruộng đất, miền núi, khoán hộ…
Và cứ thế, ông lăn lộn vào cuộc sống, đi nhiều, học hỏi kinh nghiệm và viết
rất khoẻ.
Thời kỳ miền Bắc xã hội chủ nghĩa xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ
nhất, lần thứ hai… ngoài những bài phóng sự, điều tra, bình luận… Hữu Thọ
còn viết những truyện ngắn ca ngợi những con người dũng cảm, kiên quyết đi
đầu trong quá trình xây dựng đất nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, cả
nước thực sự bước vào thời kỳ đổi mới, ngòi bút của Hữu Thọ lại tiếp tục đấu
tranh cho quan điểm đổi mới đúng đắn, phê phán những hiện tượng tiêu cực
của kinh tế thị trường đặc biệt là nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Giọng
văn của Hữu Thọ nôm na là thế nhưng nó khiến độc giả phải giật mình khi ở
cuối truyện, ông thường nảy ra những câu bình luận sắc sảo có tính chất đánh
gía hay dự báo về một sự kiện, hiện tượng nào đó.
Suốt cuộc đời làm báo, Hữu Thọ đã viết nhiều thể loại khác nhau và
hầu như ở thể loại, đề tài nào ông cũng thành công, để lại dấu ấn riêng. Từ tin,
điều tra, phóng sự cho đến bình luận, xã luận rồi chủ đề chuyện thời sự,
chuyện làm ăn, chuyện đời… nhưng có lẽ công chúng biết đến ông nhiều nhất
ở các bài điều tra kinh tế, bình luận, tiểu luận. 40 năm làm báo chuyên nghiệp,
từ anh phóng viên lăn lộn khắp các tỉnh thành cho đến sau này là nhà quản lý,
lãnh đạo báo chí, Hữu Thọ có nhiều tác phẩm được tập hợp in thành sách với
nhiều bài có sức sống vượt thời gian.

36
Viết luận để bàn luận là bản tuyên ngôn của nhà báo Hữu Thọ về thể
loại chính luận trong sự nghiệp làm báo. Đó là cách sử dụng phương pháp
lôgic để trực tiếp phân tích, bàn luận; là cách sử dụng văn nghị luận xây dựng
trên cơ sở tư duy logic chứ không phải trên cơ sở tư duy hình tượng như trong
sáng tác văn học. Chất văn trong luận của ông là chất văn hào sảng mà chân
chất, chất tình đầy trong chân lý để cuối cùng thuyết phục bằng lý lẽ và xúc
cảm; viết luận phải tỏ rõ thái độ trực tiếp của tác giả thì mới đáp ứng được
yêu cầu đó.
Trong bài Viết luận để bàn luận ông bộc bạch: “ Theo chân các bậc
thầy, các bậc đàn anh, tôi cũng cố gắng học tập, xây dựng cho mình một
phong cách viết “luận” cho “ thoát” để khỏi bị thành kiến là “ sách vở”, “ khô
cứng”, “ viết lý mà thiếu lý”, “ có lý nhưng thiếu tình” , “ có đạo nhưng thiếu
đời”… như một số độc giả hay nghĩ về một số “ cây luận” và “ bài luận”. Ông
quan niệm: Văn chương “ dạy bảo”, “ chỉ thị” thường hay thấy ở các bài “
luận” cho nên cố gắng viết “ luận” như một thứ bàn luận giữa bạn bè, đồng
chí trên trang báo. Ông đã viết: “ Các đồng chí làm công tác bình luận sử
dụng một loại vũ khí của báo chí nhằm đánh giá các sự kiện, tỏ rõ lập trường,
thái độ của Đảng, Nhà nước và tập thể tờ báo về những sự kiện đó và chỉ rõ
cho các tổ chức và mọi thành viên trong xã hội phương hướng hành động
trong tình hình mới” [ 20, tr. 18].

2.1.2. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Hữu Thọ.
Bản lĩnh Việt Nam là tuyển tập 58 bài bình luận và xã luận của nhà
báo Hữu Thọ xuất bản năm 1997. Dù 33 bài bình luận của ông trong cuốn
sách này không còn tính thời sự nhưng nó mang đậm phong cách của tác giả
đặc biệt là cách lập luận và có giá trị thông tin cao trong thời điểm bấy giờ.

37
2.1.2.1. Đặt vấn đề
Lý luận báo chí cho rằng phần mở đầu chỉ ra đối tượng, nội dung và
phạm vi bàn bạc của văn bản. Trong các văn bản chính luận, phần mở đầu
không chỉ mang thông tin thuần tuý mà còn có nhiệm vụ trình bày tâm lý. Đó
là việc vào đề sao cho thu hút sự chú ý, tăng sức hấp dẫn và lôi cuốn ngay
được người đọc. Để thực hiện nhiệm vụ tâm lý này, phần vào đề thường sử
dụng cách nói hình tượng bằng việc đưa ra câu chuyện, dẫn ra một sự kiện
độc đáo hoặc một hiện tượng trái với thường lệ.
Hữu Thọ thường vào đề nhanh chóng, dứt khoát, mạch lạc, đi thẳng
vào vấn đề, không quanh co. Đặc biệt là cách lặp lại tít hoàn toàn hoặc một
phần, hoặc giải thích tít… giúp cho bài viết đi vào đúng trọng tâm chủ đề.
Như trong bài Lại bàn chuyện cạnh tranh ( đăng ngày 20-7-1989), tác giả
viết “ Dù nói ra hay không nói ra sự cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực kinh tế
nước ta đang diễn ra gay gắt…”. Hay như trong bài Làm vƣờn nuôi cá (
đăng ngày 12-1- 1986) , Hữu Thọ đã bắt đầu bài bình luận bằng câu “ Làm
vườn, nuôi cá là nghề truyền thống lâu đời, có vị trí quan trọng trong hoạt
động sản xuất và đời sống của nhân dân ta”
Cốt lõi của phần mở đầu lại nằm trong câu chủ đề. Thông thường trong
một bài bình luận, vị trí của câu chủ đề chung thường được trình bày ngay
trong phần mở đầu được gọi là câu luận đề. Loại câu này thường nằm cuối
phần mở đầu, có nhiệm vụ nêu chủ đề chung, liệt kê các chủ đề bộ phận.
Khảo sát các bài bình luận của nhà báo Hữu Thọ trong cuốn Bản lĩnh Việt
Nam, có tới 33,5% câu luận đề trùng với tít. Ví dụ trong bài Chăm lo Tết
của ngƣời nghèo ( đăng ngày 1-2-1991), ông viết “ Không khí Tết đến sớm
hơn từ các thành phố, thị xã trước hết từ những tờ báo tết phát hành sớm hơn
mọi năm. Những khu chợ tết ở thành phố lớn đã khai mạc, nhiều cửa hàng đã
trang trí những chùm đèn màu và bày biện những sạp hàng mới gọi khách
sắm hàng Tết”. Chính vì phong cách đặt tít của Hữu Thọ đơn giản, rõ ràng, tít

38
thể hiện nội dung của bài cho nên số lượng câu chủ đề rơi vào tít chiếm số
lượng khá nhiều. Đối với những loại tít này, tác giả hay vào đề theo kiểu: đưa
ra bối cảnh và thực trạng tình hình; những nguyên nhân dẫn đến hiện trạng, sự
việc; hoặc dùng biện pháp so sánh sau đó mới đưa ra vấn đề cần phân tích.
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào vấn đề tác gỉa định trình bày mà câu chủ đề
có thể đứng ở vị trí đầu, cuối, hoặc đứng giữa phần mở đầu. Thậm chí có bài,
câu chủ đề lại rơi vào phần cuối bài. Tuy nhiên, thường thì tác giả sử dụng
câu chủ đề ngay trong phần đầu bài viết vì nó sẽ giúp người đọc nắm được
vấn đề ngay từ đầu.
Câu chủ đề đứng ở phần mở đầu chiếm khoảng 11% trong các bài bình
luận như: Hƣ hao mất mát, Không phải cái gì lấp lánh đều là vàng, Quảng
cáo và kinh doanh, Chuyển dịch cho có hiệu quả thiết thực… Dạng câu
chủ đề đứng ở giữa phần mở bài cũng được tác giả sử dụng tuy không nhiều.
Trong trường hợp câu chủ đề ở giữa thì phần đầu tác giả thường giới thiệu bối
cảnh chung nhất, hay đưa ra ý kiến bàn luận về vấn đề. Còn sau câu chủ đề,
tác giả sẽ đưa ra những nhận định mới hoặc giải thích giúp câu chủ đề thêm rõ
ràng, hoặc cũng có thể là một câu chuyển ý vào phần triển khai giúp người
đọc hiểu rõ vấn đề hơn.
Nhìn chung, các bài có câu chủ đề đứng cuối phần mở đề được Hữu
Thọ sử dụng nhiều hơn cả. Trước khi đưa ra câu chủ đề này, tác giả thường
dẫn dắt vấn đề theo kiểu: giới thiệu khung cảnh chung, mở ra không gian, thời
gian hay dẫn những sự việc, sự kiện đã xảy ra, đưa ra đánh giá, tổng kết
chung sau đó dùng biện pháp so sánh để chứng minh, phân tích…. Ví dụ như
trong bài bình luận Hƣớng thiện- nỗi mừng lớn ( đăng ngày 5-3-1993), tác
giả viết “ Hướng thiện, theo chúng tôi hiểu là hướng về điều tốt lành, khuyến
khích làm điều tốt lành, khác với những hành động hướng con người vào làm
điều ác hoặc kích thích họ làm điều ác dù cố ý hay vô tình. Thiện và ác là

39
phạm trù đạo đức trong các trào lưu triết học từ xưa đến nay và chúng tôi
không có ý thảo luận về một vấn đề phức tạp này trong một bài báo ngắn. Chỉ
hiểu rằng thiện mà chúng ta quan niệm là cái tốt đẹp, có những đặc trưng
chung và có những đặc trưng quan trọng gắn với tiêu chuẩn tiến bộ của từng
xã hội. Dù nói theo cách nào thì một xã hội hướng thiện là một xã hội đáng
mừng vô cùng, vì số đông con người trong xã hội đó không chỉ bo bo nghĩ về
mình mà hướng vào điều tốt lành cho mọi người.”
Có thể nói, câu chủ đề là quan trọng nhất trong phần mở bài giúp cho
người đọc hiểu vấn đề mà nhà báo đang bình luận. Ngoài những bài trùng với
tít thì những câu chủ đề giống với tít cũng chiếm một lượng lớn với vai trò
quan trọng là triển khai ý của tít làm cho tít rõ ràng hơn. Một số ít câu chủ đề
hơi xa dời tít thường là những câu chủ đề dài dòng và phát triển thêm để các ý
đưa ra trong bài bao quát được hết tít và có những ý triển khai rộng hơn hơn.
Như trong bài Thoải mái và yên tâm ( đăng ngày 7-5- 1989), Hữu Thọ viết “
Trên thị trường có người bán, có người mua, trong hoạt động kinh doanh cũng
như trong đời sống mỗi người lao động, khi từng bước thoát ra khỏi tự túc, tự
cấp thì không một ai chỉ có bán, hoặc chỉ có mua. Người mua, người bán ở
trong cùng một con người. Nhưng khi đã mua thì ai cũng muốn mua rẻ và khi
bán thì ai cũng muốn bán được giá. Tâm lý thông thường là như thế, có vẻ
như là mâu thuẫn mà thống nhất trong cùng một con người”. Nhưng dù câu
chủ đề giống, hơi khác hoặc khác hẳn tít thì bao giờ cũng đảm bảo một nội
dung làm cho tít được sáng tỏ và người đọc hiểu vấn đề người viết định bàn
luận.
Nói chung, phần mở đầu trong các tác phẩm bình luận của Hữu Thọ
không quá dàn trải, không giật gân. Từ câu mở đề, ông đi thẳng vào những
vấn đề và sẽ dẫn giải, phân tích ở phần thân. Phần mở đề của Hữu Thọ thường

40
không dài quá 200 chữ. Ông viết ngắn gọn, dễ hiểu, giúp bạn đọc nhanh
chóng hình dung ra được vấn đề ngay từ đầu.
Có thể nói, dù chỉ trong mấy câu của phần mở đầu nhưng người đọc đã
nhận ra một giọng văn giản dị, không “ lên gân lên cốt”, phê phán nhưng
không cay độc. Dù có những bài bình luận, ông vào đề bằng cách dẫn ra
những hiện tượng nghịch lý, đặt ra những câu hỏi để dần dần giải đáp trong
phần sau hoặc vào đề kiểu trích dẫn… nhưng cũng không quá găy gắt, châm
biếm chua cay.
2.1.2.2. Giải quyết vấn đề
* Cách lập luận
Đọc bình luận của Hữu Thọ, độc giả dễ nhớ và dễ hiểu bởi ông có cách
lập luận ngắn gọn, thuyết phục với một hệ thống các luận điểm, luận cứ và
luận chứng khá rõ ràng. Ví dụ như trong bài Hƣ hao mất mát ( đăng ngày
11-6-1989), ông đưa ra 2 luận điểm:

1. Hư hao mất mát có nhiều dạng khác nhau nhưng quy lại có 3 dạng

2. Biện pháp ngăn chặn tình trạng hư hao mất mát


Ở luận điểm 1, Hữu Thọ đưa ra 3 luận cứ để chứng minh tình trạng hư
hao mất mát:
- Hư hao, mất mát trong quá trình hình thành sản phẩm
- Hư hao, mất mát sau quá trình hình thành sản phẩm cả về số lượng và
chất lượng
- Hư hao, mất mát do quá trình quản lý kinh tế xã hội
Ở luận cứ 1, ông viết “ Hư hao, mất mát trong quá trình hình thành sản
phẩm. Với loại này rất chú ý tới thiên tai và sự không đồng bộ trong bộ máy
sản xuất. Có người tính rằng: Sâu bệnh một năm làm thiệt hại khoảng 20-
30% sản lượng nông nghiệp. Bão, gío, nắng hạn, rét đậm, ngập lụt… nơi

41
nhiều, nơi ít, năm nhiều, năm ít nhưng tính trung bình trên thế giới cũng mất
tới mức 20% sản lượng mùa màng. Ở nước ta, năm nào cũng bị thiệt hại nhỏ (
úng hạn cỡ 100 nghìn ha trở xuống) và cứ từ 3-5 năm lại có một năm gặp
nhiều thiên tai hơn. Ngành nọ làm hại ngành kia: nhà máy điện không chạy
hết công suất vì thời gian, đang luyện kim thì mất điện làm hỏng lò, rừng trọc
làm giảm nguồn nước quay tuốc- bin thuỷ điện..”. Trong bài bình luận này,
tác giả đã sử dụng phương pháp lập luận diễn dịch. Còn như trong bài Liên
hoan chè chén ( đăng ngày 18-8-1987), tác giả cũng đưa ra 2 luận điểm:
1. Tình hình ăn uống lãng phí đang phát sinh trong xã hội ngày càng nhiều
2. Liên hoan, chè chén đang là một khoản chi không nhỏ… đòi hỏi phải
ngăn chặn
Ở luận điểm 1, tác giả đưa ra lý lẽ và dẫn chứng: “ Ngày nay, bạn bè
đồng chí khá nhiều, trong Nam, ngoài Bắc, miền ngược miền xuôi, gặp nhau
tay bắt mặt mừng, sau một đợt công tác vất vả, vui với nhau quanh bữa cơm
tri kỷ là lẽ thường tình. Nhưng ăn uống lại quá nhiều và lãng phí. Đón một
bằng khen, một huân chương cũng mở tiệc. Tổng kết một lớp học, một năm
kế hoạch, có thành tích hay không có thành tích, đều có tiệc… Ăn nhiều, ăn
thường xuyên đến mức cửa hàng, khách sạn phải mở hẳn một khoản gọi là
tiệc hội nghị…. Nói cho cùng, các khoản chi tiêu lãng phí đều hoặc là rút từ
kho bạc của Nhà nước, hoặc là rút từ túi tiền của người lao động”. Dễ dàng
nhận thấy, Hữu Thọ đã sử dụng phương pháp quy nạp để lập luận vấn đề.
Cụm từ “ Nói cho cùng” được sử dụng chỉ quan hệ xác nhận sau khi đưa ra
hàng loạt những dẫn chứng chưa phải đã hết để tạm thời kết thúc và đưa ra
một nguyên lý khá phổ biến: “ Các khoản chi tiêu lãng phí đều rút từ kho bạc
của Nhà nước hoặc rút từ túi tiền của người lao động”. Ngoài cách trình bày
luận chứng theo phương pháp diễn dịch và quy nạp, Hữu Thọ còn sử dụng

42
cách lập luận nêu phản đề, so sánh, trình bày quan hệ nhân quả sao cho phù
hợp với từng luận điểm tác giả đưa ra phân tích.
Bản chất của lập luận là có tính tranh luận và thuyết phục với những ý
kiến, quan điểm trái ngược nhau để rồi đi đến nhận thức đúng đắn. Điều này
thể hiện rất rõ trong bài Đi tìm nụ tầm xuân mới ( đăng ngày 10- 4-1988)“
… Cuộc đấu tranh chống tiêu cực, theo dư luận một số người cho là đang có
phần giảm đi. Tiết kiệm cũng theo dư luận, cho là có phần “ nơi nới”! Tôi
không nghĩ như thế. Vì nếu xảy ra như vậy thì hoá ra phù hợp với tâm lý của
những người “ chờ thời” vẫn hy vọng rằng: Việc đổi mới chỉ làm ào ào lên
một đợt rồi đâu lại trở về đó! Trên công luận, đang có những bài rút kinh
nghiệm về một số vụ đấu tranh chống tiêu cực, đang có những luận bàn về
vấn đề dân chủ, vấn đề ức hiếp quần chúng, tệ “ cường hào mới” ở nông
thôn… tôi hy vọng, đó là sự chuẩn bị cho cuộc chiến đấu tiếp tục có bài bản
hơn để đạt hiệu quả xã hội lớn hơn”.
Ở trong bài Điềm lành về môi trƣờng ( đăng ngày 1-2-1991), Hữu
Thọ đã lập luận theo quan hệ nhân- quả: “ Nếu không có phong trào nhân dân
trồng cây và gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc chung quanh thủ đô, không
có một nghìn hecta rừng được trồng trên đất Mê Linh, thì nơi đây đâu có lợn
rừng trộm sắn ở xã Ngọc Thanh, đâu có nai non ngơ ngác bên hồ Đại Lải và trăn
tơ vờn dỡn dưới chân núi Thằn Lằn? Nếu không có mười vạn hecta rừng được
trồng mới ở huyện Duyên Hải thì làm sao cá sấu có thể về tới rạch Vàm Thuận?
Rõ ràng là bàn tay sáng tạo của nhân dân đã tạo nên môi trường sống cho những
động vật hoang dã ở đây”. Nhà báo sử dụng cặp phạm trù về điều kiện có thật để
phân tích và có ý khuyến khích mọi người hãy bảo vệ môi trường bằng những
hành động thiết thực mà nhiều nơi đã làm và đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, phương pháp lập luận so sánh được nhà báo Hữu Thọ sử
dụng tương đối nhiều. Chỉ tính riêng trong cuốn Bản lĩnh Việt Nam đã có

43
khoảng 37% các bài bình luận có kiểu lập luận này. Hữu Thọ hay so sánh cái
mới với cái cũ nhất là đối với các vấn đề chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong thời
kỳ mới như: chuyện con bò trong “ tư duy cũ” không được giết mổ đến “ tư
duy mới” được phép lưu thông, tự do giết mổ; chuyện các doanh nghiệp quốc
doanh cạnh tranh trên thị trường dần thoát khỏi thời kỳ bao cấp cũ. Đây là
kiểu so sánh tương phản, rất hiệu quả trong việc làm nổi bật điều tác giả muốn
nhấn mạnh và hướng tới. Ví dụ trong bài Tâm và tâm địa, ông viết: “ Cụ
Nguyễn Du đã hạ bút: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài, đánh giá rất cao cái “
tâm” trên bậc thang giá trị không chỉ của riêng cây bút mà của người đời. Chữ
tâm còn là cái gì riêng tư, trung thực và sâu sắc của con người khi hình thành
một loại giá trị đặc biệt trong các mối quan hệ giữa con người với nhau tâm
giao, tâm đắc, tâm can, tâm huyết, tâm phúc… Nhưng rồi chữ tâm thành mốt
cho nên lại có kẻ lợi dụng chữ thánh hiền… trong muôn vàn cái đẹp từ chữ
tâm mà ra, lại có những ngôn từ hàm ý xấu, để chỉ một số người dương cao
cái tâm để đưa nó vào tâm địa nhỏ nhen, độc ác, khi trắng trợn mới nói toạc
móng heo…”.
Về trình bày luận cứ thì những dẫn chứng mà Hữu Thọ đưa ra thường
có tính chất người thật, việc thật hay từ những hiểu biết của bản thân tác giả.
Đặc biệt ông sử dụng nhiều loại dẫn chứng số liệu. Loại dẫn chứng này thuyết
phục và khá hấp dẫn người đọc. Ví dụ như trong bài Lƣơng thực- số nhỏ,
đƣờng dài ( đăng ngày 30-4-1989), tác giả viết: “… Năm 1988, cả nước đạt
sản lượng hơn 19 triệu tấn lương thực quy thóc, nghĩa là tăng hơn năm 1987
hơn 1,5 triệu tấn và hơn năm 1986 hơn 600 nghìn tấn… Song, lương thực là
sản phẩm thiết yếu của đời sống con người trong mức sống thấp của đời sống
nhân dân nước ta hiện nay, lương thực thường chiếm từ 70-80% tổng số nhiệt
lượng trong bữa ăn hàng ngày. Đạt mức sản lượng cao như vậy nhưng lương
thực bình quân mới 297kg một người một năm. Con số đó nói lên điều gì?
Thứ nhất đó là mức thấp, chưa bằng mức bình quân lương thực thế giới

44
khoảng 360kg lương thực- một thế giới đang có 1,3 tỉ người chết đói. Thứ hai,
mặc dù sản lượng lương thực tăng hơn 600 tấn so với năm 1986 nhưng mức
bình quân lương thực đầu người lại kém 4kg…”.
Nhìn chung, Hữu Thọ sử dụng nhiều phương pháp diễn dịch. Với từng
luận điểm, thường ông có một câu để tổng hợp các ý chính sau đó mới diễn
giải luận chứng theo nhiều cách khác nhau bằng những luận cứ cụ thể. Do
vậy, trong phương pháp lập luận diễn dịch có cả phương pháp so sánh, nhân
quả, nêu phản đề… Việc sử dụng nhiều phương pháp diễn dịch là phù hợp với
lối viết trung thực, dễ hiểu của ông.
Thực tế cho thấy, để vấn đề đưa ra thu hút, thuyết phục người đọc thì
ngoài cách trình bày lập luận, ngoài sự thống nhất về mặt nội dung thì về mặt
hình thức, các câu, các đoạn trong bài phải có mối liên kết rõ ràng, mạch lạc
sao cho lôgic để làm sáng tỏ nội dung bài bình luận.

* Cách liên kết


Cho đến nay thì các nhà ngôn ngữ học đã thống kê được khoảng 10
phương thức liên kết trong văn bản tiếng Việt như: lập, đối, thế đồng nghĩa,
liên tưởng, tuyến tính, thế đại từ, tỉnh lược yếu, nới lỏng, tỉnh lược mạnh, nới
chặt. Việc sử dụng các phương tiện liên kết này một cách mạch lạc sẽ tạo
được văn bản hoàn chỉnh. Tuỳ thuộc vào cách viết, cách diễn đạt mà người
viết có thể tìm những cách liên kết phù hợp làm sao cho độc gỉa hiểu được
vấn đề bài viết định đề cập.
Với những bài bình luận của Hữu Thọ thì phương thức lặp được coi là
đặc trưng cơ bản trong cách viết của ông. Lặp là việc dùng lại trong câu kết
yếu tố đã có mặt trong câu chủ đề tạo liên kết. Nếu 2 câu có chứa những từ
được lặp lại thì chắc chắn chúng bàn về cùng một chủ đề. Ví dụ như trong bài
bình luận Lại bàn chuyện cạnh tranh ( đăng ngày 20- 7- 1989) dài khoảng

45
hơn 3000 chữ, từ cạnh tranh được lặp đi lặp lại 59 lần đặc biệt ở luận điểm 1
và 2 khi tác giả bàn đến cạnh tranh. Từ quốc doanh cũng được nhắc tới 60 lần
chủ yếu ở luận điểm 3. Tác giả muốn đưa ra một vấn đề dư luận quan tâm đó
là sự cạnh tranh trong các cơ sở quốc doanh và ngoài quốc doanh, cần phải
tạo điều kiện cho quốc doanh cạnh tranh trên thị trường. Vì trong nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần, không có vai trò quốc doanh chủ đạo thì định
hướng xã hội chỉ là sự mơ mộng. Cũng trong bài viết này, người đọc có thể
đếm được 10 cụm từ thành phần kinh tế, 7 cụm từ nền kinh tế, 26 từ xí
nghiệp, 18 từ sản phẩm, 8 từ ổn định… Cách lặp này giúp độc giả thấy được
trọng tâm vấn đề mà nhà báo đang bình luận và muốn nhấn mạnh.
Đặc biệt, trong phương pháp lặp này, những từ, cụm từ được lặp phần
lớn đều liên quan trực tiếp đến tít bài. Trong bài Quảng cáo và kinh doanh (
đăng ngày 14- 8- 1990), từ quảng cáo được lặp đi lặp lại 48 lần, thậm chí
trong 1 câu, tác giả dùng tới 2,3 lần từ này để nhấn mạnh: “ Chính vì thế mà
có tổ chức kinh doanh thật lại có tổ chức kinh doanh “ ma” có hàng thật, có
hàng “ dởm” và khi quảng cáo là một biện pháp của sản xuất và kinh doanh
thì nó cũng có quảng cáo thật và quảng cáo giả”. Đưa ra 2 vấn đề là hai mặt
đối lập nhau bằng việc lặp từ, Hữu Thọ giúp độc giả xác định và hiểu cụ thể
không phải cái gì quảng cáo tốt cũng là tốt. Bên cạnh phương thức lặp từ, tác
giả còn sử dụng cách lặp cấu trúc kết hợp với cách lập luận nhân- quả.
Một bài bình luận rõ ràng, mạch lạc, trình bày các luận điểm,
luận cứ, luận chứng và sử dụng phương tiện liên kết hợp lý, chính xác sẽ thu
hút người đọc. Không chỉ đưa ra vấn đề mà vấn đề đó phải được tác giả trình
bày, diễn giải liền mạch, dễ hiểu, lôgic.

2.1.2.3 Kết thúc vấn đề

46
Mỗi văn bản có thể kết thúc theo nhiều cách cụ thể khác nhau nhưng về
cơ bản có thể quy về 2 cách kết thúc: kết thúc khép và kết thúc mở. Kết thúc
khép là kết thúc theo kiểm tóm tắt lại những vấn đề chính đã được trình bày
trong suốt phần phát triển của văn bản. Còn kết thúc mở là kết thúc theo kiểu
dựa vào những điểm đã được trình bày ở phần phát triển mà đưa ra những lời
đề nghị, khuyến cáo, cảm nghĩ… Với bài bình luận, phần kết luận thường đưa
ra những giải pháp, kiến nghị, đặt ra câu hỏi… để người đọc suy ngẫm và từ
đó thay đổi hành vi nhận thức.
Hữu Thọ có cách giải quyết vấn đề mang nhiều dấu ấn cá nhân, đó là
kiểu kết thúc đặt câu hỏi. Nếu như Hữu Thọ ít sử dụng tít gợi mở thì ở phần
kết luận, kiểu kết thúc gợi mở lại được nhà báo thường xuyên sử dụng. Như
trong bài Hƣớng thiện- Nỗi mừng lớn ( đăng ngày 5-3-1993), tác giả viết: “
Riêng tôi, khi tìm hiểu một số phong trào quần chúng có tính chất “ hướng
thiện”, theo phương hướng đổi mới, có ba điều mừng: Một là có thêm công
sức, tiền của của toàn xã hội để thực hiện cách chính sách xã hội mà một
mình Nhà nước lo không thấu; hai là, khơi dậy những tấm lòng hướng vào
làm việc thiện, làm cho mỗi con người luôn luôn nghĩ tới điều tốt lành, quan
tâm hơn tới người chung quanh, người trong làng xã, khu phố và mọi người
trong cộng đồng dân tộc; ba là, từ đó, lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng ta,
Nhà nước ta tăng lên, mọi người sẽ thấy rõ hơn tính nhân văn cao cả của chế
độ ta. Đó chẳng phải là nỗi mừng lớn hay sao?”. Sau khi đã phân tích, đánh
giá rất chi tiết, cụ thể về các hoạt động hướng thiện, từ hiệu quả mà nó mang
lại cho đời sống xã hội, Hữu Thọ đưa ra câu hỏi: “ Đó chẳng phải là nỗi mừng
lớn hay sao?”. Hỏi để hướng người đọc đến những lập luận, lý lẽ mà ông đã
khẳng định ở trên; hỏi nhưng thực chất là để gợi mở cho công chúng tin vào
tính tích cực và tốt đẹp của các hoạt động hướng thiện.
Hữu Thọ thường kết thúc các bài bình luận một cách rõ ràng với dung
lượng không quá 200 chữ. Nhà báo cô đúc lại tất cả những ý chính đã trình

47
bày và khơi gợi, định hướng tư tưởng, nhận thức cho người đọc về vấn đề
mình đề cập. Làm cho người đọc thoả mãn tâm lý đồng thời mở ra những vấn
đề để họ phải suy nghĩ là cách mà ông kết thúc bài bình luận: “… Như trên đã
nói, “ không phải cái gì lấp lánh cũng là vàng”. Hiệu quả cho mình và cho xã
hội là thước đo công bằng, là “ thứ lấp lánh” vàng ròng của mỗi cơ sở. Có
điều đã đến lúc phải ban hành luật kinh doanh, luật phá sản… giữ vững quản
lý về mặt nhà nước để đưa việc làm ăn vào trật tự, chấn chỉnh lại hoạt động
của các cơ sở tín dụng nhân dân, chống sự gian dối lừa lọc, bảo hộ quyền lợi
người làm ăn chân chính, quyền lợi người góp vốn, người lao động ở những
đơn vị ngoài quốc doanh. Càng để chậm càng nhiều sơ hở” ( Bài Không phải
cái gì lấp lánh đều là vàng, 2- 4- 1990). So với dung lượng của cả bài viết thì
kết luận này không phải là dài nhưng Hữu Thọ thường khẳng định lại vấn đề,
nhìn nhận chúng một cách tổng thể rồi mới mở ra những vấn đề mới. Kiểu kết
thúc này lặp lại trong nhiều bài bình luận và đôi khi do ít sử dụng các biện
pháp tu từ, nghệ thuật nên khó tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
Có thể nói, những kết luận mà ông đưa ra dù có là kết thúc khép thì
cũng không bao giờ “ đóng sập” bài báo mà thường là kiểu nửa khép, nửa hở.

2.2. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Chu
Thƣợng
2.2.1. Chu Thượng và chuyên mục “ Sự kiện và Bình luận”
“ Sự kiện và Bình luận” được coi là chuyên mục phát ngôn cho quan
điểm, ý kiến của báo Lao Động về các vấn đề thời sự, các sự kiện xảy ra trong
đời sống xã hội được đông đảo bạn đọc quan tâm. Những tác giả viết chuyên
mục này thường là những cây bút xuất sắc nhất và họ luôn biết thể hiện phong
cách bản thân qua những suy nghĩ độc đáo, cách hành văn, sử dụng ngôn ngữ
tu từ… rất riêng. Khéo léo kết hợp giữa các chung và cái riêng, giữa cái tôi và

48
cái ta là thành công của những người viết “ Sự kiện và Bình luận”, đủ để làm
nên sức sống lâu bền của chuyên mục này qua gần 10 năm phát triển.
Tên thật là Nguyễn An Định- một cây bút “ lão làng” của báo Lao
Động song độc giả lại biết đến ông nhiều hơn với cái tên Chu Thượng- người
đảm trách chuyên mục “ Sự kiện và Bình luận”. Nguyễn An Định sinh năm
1943 tại Hà Nam. Ông tốt nghiệp khoa văn của Đại học Tổng Hợp Hà Nội
năm 1965. Gắn bó với chuyên mục “ Sự kiện và Bình luận” ngay từ khi nó
mới ra đời; một tháng có 30 ngày, 30 bài viết trong chuyên mục “ Sự kiện và
Bình luận” thì có đến 2/3 là do Chu Thượng viết. Trong rất nhiều lá thư của
độc giả gửi về báo Lao Động hay những cuộc điều tra xã hội học về nhu cầu
độc giả cho thấy nhiều người không gọi “ Sự kiện và Bình luận” mà gọi là
mục Chu Thượng.
Có nhiều yếu tố dẫn đến sự thành công của chuyên mục “ Sự kiện và
Bình luận”: danh tiếng lâu nay của báo Lao Động, cách đặt vấn đề và tính
định hướng của tờ báo cho chuyên mục này… nhưng ông Phạm Huy Hoàn-
nguyên Tổng biên tập báo Lao Động trong lời giới thiệu cho cuốn Chiếc roi
trong tâm tƣởng- tuyển tập những bài bình luận của Chu Thượng đã nhấn
mạnh “ … điều quan trọng đặc biệt là khả năng của cây bút Chu Thượng”.
Là cây bút nhanh nhạy, sắc sảo và tài hoa, với lối viết riêng biệt, nhiều bài
bình luận của ông được đánh giá là mẫu mực cho thể loại bình luận. Nhà báo
quan niệm: “ Tác giả của bình luận phải là người nghĩ sâu hơn người đọc,
giúp người đọc suy nghĩ thêm về sự kiện theo chiều hướng, tiến trình phát
triển và nhìn ra sự kiện ở độ sâu tư tưởng”. Bằng sự trải nghiệm và bề dày văn
hoá, Chu Thượng đã viết bình luận theo cách riêng của mình.
Chính vì sức hấp dẫn của những bài bình luận, sự đặc sắc và tên tuổi
mà nhà báo Nguyễn An Định đã tạo lập được qua chuyên mục “ Sự kiện và
Bình luận” nên trong luận văn, người viết chọn phân tích những tác phẩm
trong chuyên mục này của ông với bút danh quen thuộc: Chu Thượng.

49
2.2.2. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Chu Thượng
2.2.2.1. Đặt vấn đề
“ Sự kiện và Bình luận” là chuyên mục bình luận theo ngày nên yếu tố
quan trọng đầu tiên là nó phải đảm bảo tính thời sự. Tính chất và vai trò,
nhiệm vụ của “ Sự kiện và Bình luận” “ Sự kiện và Bình luận” đã quy định
cách viết của các nhà bình luận ngay từ phần mở đầu tác phẩm.
Trong phần mở đầu, ngắn thì 2 câu mà dài thì cũng chỉ 3,4 câu là độc
giả có thể hiểu ngay vấn đề, sự kiện mà Chu Thượng định bàn luận là gì.
Cách đặt vấn đề trực tiếp, gọn gàng và rõ ý, dễ hiểu là đặc điểm cơ bản trong
cách viết của ông. Như trong bài Mƣời năm sẽ giàu ( LĐ 105/1999), nhà báo
viết “ Đây là nói về chuyện Thủ tướng Phan Văn Khải về thăm và làm việc với
các cán bộ chủ chốt tỉnh Thanh Hoá mấy hôm vừa rồi ( từ 27 đến 29.6). Kết thúc
ba ngày làm việc ở xứ Thanh, Thủ tướng chúc Thanh Hoá sau mười năm phấn
đấu sẽ thành một tỉnh giàu có”. Không có lời bàn luận, chỉ có thông tin mà tác
giả đưa ra được gói gọn trong 2 câu nhưng độc giả hiểu ngay vấn đề mà Chu
Thượng muốn nói đến là tiềm năng, thế mạnh và tương lai của tỉnh Thanh Hoá.
Trong số 133 bài bình luận của Chu Thượng chọn đăng trong tuyển tập
Chiếc roi trong tâm tƣởng thì những cách mở đề trực tiếp, đơn giản như thế
khá nhiều. Cũng có không ít bài tác giả mở đề, dẫn dắt một cách khéo léo nội
dung thông tin định bình luận thông qua lối so sánh, liên tưởng với một thành
ngữ, tục ngữ hay những câu chuyện nổi tiếng trong sử sách. Ví dụ: “ Xưa,
trong Đông Chu Liệt Quốc, có chuyện Lã Bất Vi buôn vua. Nay là thời mới,
ngôi vị đã thay đổi, thế là lại nảy sinh những toan tính buôn… công nhân.
Chuyện vừa xảy ra, rất đáng kể lại” ( Bài Buôn… công nhân, LĐ 83/1999).
Từ chuyện buôn vua của Lã Bất Vi nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa tác giả
liên tưởng đến chuyện “buôn công nhân”. Sự liên tưởng thú vị này cuốn hút
độc giả ngay từ đầu, người ta tò mò xem cái chuyện “buôn công nhân” ấy là

50
gì, ở đâu, sao lại có sự việc quái lạ ấy… Rõ ràng với một sự việc đã xảy ra, để
bình luận nó tác giả phải có cách viết, cách lập luận sáng tạo, độc đáo để hấp
dẫn độc giả ngay từ đầu để người đọc hiểu rằng ở sự kiện, vấn đề đấy có
nhiều điều rất đáng quan tâm, xem xét…
Hay như trong bài Không mua than thổ phỉ ( LĐ 92/1999), Chu
Thượng mở đầu bằng lập luận “ Cũng là hòn than cả thôi mà thân phận xem
ra khác nhau nhiều lắm. Có hòn than được khai thác đàng hoàng theo kế
hoạch nhà nước, làm đúng quy trình công nghệ, ấy là hòn than chính đạo. Lại
có cách làm than theo kiểu bất chấp tất cả, moi móc đào bới mọi chỗ, khai
thác mà như ăn cướp tài nguyên và tàn phá môi trường; hòn than có được theo
cách ấy là hòn than tà đạo, gọi nôm na là than thổ phỉ!”. So sánh sự khác nhau
giữa “than chính đạo” và “than tà đạo” là cách vào đề của tác giả để đi đến
câu chủ đề là nói về than thổ phỉ. Với những bài bình luận có kiểu mở đề như
trong bài Không mua than thổ phỉ thì phần mở đầu chỉ tập trung vào dẫn dắt
vấn đề sao cho cuốn hút người đọc. Với kiểu mở đề như thế thông thường tác
giả sẽ bình luận một vấn đề chứ không tập trung vào sự kiện. Sự kiện mà Chu
Thượng kể ra trong phần giải quyết vấn đề chỉ để minh hoạ chứ không phải là
nội dung chính cần bình luận.
Trong bài Nông dân thắng kiện, Chu Thượng viết: “ Đã mấy năm rồi,
chuyện Công ty liên doanh gia cầm Việt Thái ( VTP) luôn đứng trên thế
thượng phong bắt nạt bà con nông dân ở hai huyện Tân Uyên và Bến Cát tỉnh
Bình Dương đã là những chuyện hàng ngày tức như bị bò đá. Thôi thì “ lành
làm gáo, vỡ làm môi”, cứ đưa nhau ra toà cho đỡ rách việc. Ơn giời, giời còn
có mắt, nông dân đã thắng kiện”. Căn cứ vào tít bài thì câu chủ đề trong phần
mở đề là câu cuối cùng. Câu chủ đề nó nội dung thông tin trùng với tít thông
thường nằm ở câu cuối của phần mở nên người đọc dễ xác định để rồi tiếp
ngay sau đó, tác giả sẽ đưa ra những thông tin làm rõ thêm sự kiện nông dân
thắng kiện trong phần giải quyết vấn đề. Việc tách bạch giữa vấn đề định bàn

51
luận và thông tin sự kiện như trong bài Nông dân thắng kiện được Chu
Thượng sử dụng nhiều song cũng không ít bài rất khó xác định phần mở đề do
ngay từ đầu, tác giả kể lại sự kiện một cách tuần tự. Ở những bài bình luận
kiểu này, người viết tạm xếp nó vào loại: không rõ phần mở đề.

Bảng 1: Thống kê các cách mở đề của Chu Thượng trong 133 bài “ Sự
kiện và bình luận”

Cách mở đề Số bài %

Sử dụng phép liên tưởng 13 9,7%

Sử dụng phương pháp so sánh 11 8,2%

Sử dụng câu hỏi nghi vấn 10 7,5%

Bắt đầu bằng thông tin sự kiện 83 62,4%

Không rõ phần mở đề 16 12%

Qua bảng thống kê các cách mở đề của Chu Thượng có thể thấy ông
thường bắt đầu bài bình luận bằng thông tin sự kiện. Việc dẫn ra sự kiện cốt
lõi mà tác giả định bình luận ngay từ phần mở đầu tác phẩm là phù hợp với
tính chất của mục “ Sự kiện và bình luận”. Do đây là loại bài bình luận ngày,
dung lượng ngắn, phải đảm bảo tính thời sự nên tác giả thường thông tin ngay
về sự kiện một cách nóng hổi ngay từ đầu. Ở cách mở đề này, nhà báo thường
chọn dẫn ra một sự việc, sự kiện hay hiện tượng có vai trò và ý nghĩa quan
trọng đối với đời sống xã hội. Sự ra đời hay xuất hiện của sự kiện đó có tác
động lớn, làm thay đổi và phát sinh những vấn đề mới mang tính tiêu cực
hoặc tích cực. Chỉ bằng 2 đến 4 câu, người đọc có thể dễ dàng hiểu được chủ
đề bài bình luận cũng như ý đồ tác giả.

52
Với nghệ thuật so sánh, sử dụng phép liên tưởng hay hình thức nêu vấn
đề bằng câu hỏi, phần mở đề thường rất hấp dẫn và cuốn hút người đọc. Liên
tưởng đến những sự tích, truyền thuyết hay nhân vật lịch sử nổi tiếng; so sánh
để làm nổi bật vấn đề mà tác giả định bàn luận; bằng hình thức câu hỏi gợi trí
tò mò… thường với những cách mở đề như thế này, câu chủ đề chỉ chạm đến
đề tài bình luận chứ không khái quát hay là một câu luận đề thống kê các chủ
đề bộ phận. Ví dụ như trong bài Lời mời từ Phú Thọ ( LĐ 42/1999), Chu
Thượng viết: “ Cứ nói thật đi, bạn biết gì về Phú Thọ? Một lễ hội đền Hùng
ngào ngạt khói hương nhớ về cội nguồn bốn nghìn năm dựng nước; một lãng
đãng mơ màng rừng cọ, đồi chè; rồi vút lên giữa cái nắng trung du vàng như
mật ong là lời ca dào dạt như sóng nước của Đỗ Nhuận hát về những người
du kích sông Thao… Nhưng rốt cuộc, Phú Thọ hiển hiện giữa cái bề bộn đời
thường hôm nay chỉ có thế thôi ư?”.
Nhìn chung, với cách mở đề thiên về nghệ thuật lôi cuốn và gợi mở mà
Chu Thượng đã khá thành công trong các bài “ Sự kiện và bình luận” thì việc
tìm ra câu chủ đề để xác định cụ thể, rõ ràng vấn đề cần bình luận không còn
là yếu tố quá quan trọng với người đọc bởi họ đã bị hấp dẫn bởi cách nói hóm
hỉnh, cách đặt vấn đề ấn tượng của tác giả.
2.2.2.2. Giải quyết vấn đề
* Cách lập luận
Nếu nhà nghiên cứu nào có ý định đi tìm mô hình lập luận với luận cứ,
luận chứng và luận điểm ở các bài bình luận của Chu Thượng thì hẳn sẽ vất
vả bởi cách bình và luận phong phú, đa dạng của nhà báo lão làng này.
Do thuộc thể loại bình luận ngắn, bình luận sự kiện, bình luận trong
ngày nên Chu Thượng thường bắt đầu bài viết của mình bằng hàng loạt các
thông tin về sự kiện, hiện tượng mà ông muốn bàn luận. Hàng loạt các luận cứ
với những con số ấn tượng, những sự việc vừa mới xảy ra thuyết phục người
đọc bởi tính thời sự và chân thực của nó. Một vài lời bàn luận xung quanh

53
thông tin vừa đưa ra hoặc cũng có thể là Chu Thượng tiếp tục dẫn ra một sự
kiện, hiện tượng có liên quan đến vấn đề đó hay đối nghịch với nó để đến cuối
cùng sẽ là những phân tích, đánh giá, nhận định của ông về bản chất của sự
kiện đó. Đây là kết cấu thông thường, cách lý giải và lập luận vấn đề mà độc
giả thường thấy trong các bài bình luận của tác giả. Ví dụ như trong bài Của
thiên trả địa ( LĐ 46/1999), sau khi thông tin tới bạn đọc trong phần mở đầu
sự kiện tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vừa diễn ra 2 hội nghị sơ kết
hơn 1 năm thực hiện Chỉ thị 853/ CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ về đấu
tranh chống buôn lậu trong tình hình mới, tác giả viết “ … Gọi là có giảm,
nhưng hơn 1 năm qua, các lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ tới
87.000 vụ buôn lậu và gian lận thương mại với tổng trị giá trên 1.100 tỉ đồng.
Ấy là mới kể số vụ đã bị bắt gĩư, thử hỏi số vụ chưa phát hiện được sẽ là bao
nhiêu? Lại tính trên địa bàn hẹp của các tỉnh, số vụ buôn lậu bị xử lý cũng gây
ấn tượng thật sửng sốt: Quảng Ninh 6.000 vụ, Lạng Sơn 4.800 vụ, Tây Ninh
4.300 vụ, An Giang 4.200 vụ, Quảng Trị 3.600 vụ, Long An 3.100 vụ...”. Bắt
đầu từ việc đưa tin hội nghị, đến phần giải quyết vấn đề, Chu Thượng nhấn
mạnh con số các vụ buôn lậu và gian lận thương mại để đi đến phân tích: “Có
nghĩa là trước mắt, hoạt động buôn lậu vẫn còn là cả một cuốn tiểu thuyết
chương hồi chưa biết bao giờ mới tới chương cuối. Bởi vậy mà, chủ trì hội
nghị này, Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu cấp uỷ, chính quyền
địa phương và các cơ quan chức năng phải phối hợp đánh mạnh vào các tụ
điểm tập kết hàng lậu và đường dây buôn lậu lớn từ biên giới vào sâu trong
nội địa.…Ngoài ra- đây chính là điều rất mới và hết sức đặc sắc- Chính phủ sẽ
cho phép các địa phương được sử dụng 100% số tiền thu được từ chống buôn
lậu để chi phí cho xây dựng hạ tầng và nâng cao đời sống nhân dân ở địa
phương”. Sự việc, hiện tượng được kể lại nhưng không theo tuần tự mà bao
giờ cũng vậy, Chu Thượng chỉ “ nhặt” ở trong một chuỗi những thông tin đó
con số, sự kiện mà ông cho là quan trọng, có tác động, ảnh hưởng đến đời

54
sống xã hội để bình luận. Đan xen giữa thông tin mà tác giả đưa ra là những
lời phân tích, đánh giá, lập luận rất ngắn gọn, hàm súc.
Thông tin sự kiện chiếm tới 70% dung lượng một bài bình luận của ông
nhưng tất cả lại được diễn đạt, được sắp xếp theo một kết cấu rất lôgic và thể
hiện rõ ý đồ của nhà bình luận. Từ vấn đề nóng bỏng là nạn buôn lậu và gian
lận thương mại đang rất phổ biến và nhức nhối, tác giả nói tới một quyết định
mới của Chính phủ là “cho phép các địa phương được sử dụng 100% số tiền
thu được từ chống buôn lậu để chi phí cho xây dựng hạ tầng và nâng cao đời
sống nhân dân ở địa phương”. Đây mới chính là chủ đề của bài bình luận, là
vấn đề mà Chu Thượng muốn nói tới nhưng nó lại được rút ra sau hàng loạt
những luận cứ như: con số các vụ buôn lậu và gian lận thương mại từ trung
ương đến địa phương, những biện pháp nhằm hạn chế và đấu tranh với các
đường dây buôn lậu. Việc Chính phủ cho phép các địa phương được sử dụng
100% số tiền thu được từ chống buôn lậu để chi phí cho xây dựng hạ tầng và
nâng cao đời sống nhân dân cũng là một trong hàng loạt những biện pháp đấu
tranh với nạn buôn lậu song đây là điều mà người viết muốn bàn luận và
chính là chủ đề Của thiên trả địa mà Chu Thượng đã đặt cho tít bài. Đến tận
câu cuối cùng của phần giải quyết vấn đề, chủ đề tác phẩm mới được lộ rõ
nhưng không phải vì thế mà người đọc cảm thấy khó hiểu bởi sự dẫn dắt khéo
léo, sự móc nối lôgíc từ thông tin này đến thông tin khác đều làm sáng rõ,
chứng minh cho luận điểm cuối cùng mà ông đưa ra: “ Nhiều người liều thân
làm “ cửu vạn” cho bọn trùm buôn lậu cũng chỉ vì quá nghèo chứ trong thâm
tâm vẫn nghĩ rằng không nên thế”. Nay tịch thu số tiền buôn lậu cho các địa
phương xây dựng điện, đường, trường, trạm cũng là hợp cái lẽ “ của thiên trả
địa”. Có thể cách ví von coi tiền buôn lậu là “ của thiên” còn quá khập
khiễng, nhưng việc đem khoản tiền bất chính đó „ trả địa” thì quá đúng. ở một
khía cạnh nào đó thì ta đã nuôi cái tích cực để ngăn chặn trên diện rộng ảnh

55
hưởng có thể có của cái tiêu cực vậy!”. Rõ ràng, sức nặng của bài bình luận
Của thiên trả địa nằm ở phần cuối tác phẩm, phần kết thúc vấn đề.
Bên cạnh đó, có những bài bình luận, tác giả viết về một vấn đề, hiện
tượng hay một hành động trong phạm vi rộng và tính khái quát cao nhưng bao
giờ Chu Thượng cũng bắt đầu bằng một sự kiện mới xảy ra. Xin được trích
dẫn từ bài bình luận Ngã xuống nhƣ anh hùng ( LĐ 179/1999): “ Tổ quốc và
nhân dân vô cùng biết ơn tấm gương quên mình chống lũ cứu dân của các
đồng chí!”. Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã viết như vậy trong bức điện ngày
6.11 gửi Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Biên phòng đề nghị chuyển lời chia
buồn và thương tiếc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đến gia đình và
đồng đội của ba liệt sĩ Phạm Hiếu Nghĩa, Phạm Văn Điền và Lê Đình Tư
thuộc Bộ đội Biên phòng Quảng Trị và Thừa Thiên- Huế. Đã có những chiến
sĩ đã ngã xuống trong tư thế người anh hùng trên mặt trận chống lũ cứu dân.
Nhìn rộng ra, chấp hành chỉ thị của Bộ Chính trị, Chính phủ, mệnh lệnh của
Bộ Quốc phòng, các đơn vị trong toàn quân đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh
hùng cách mạng, không ngại hy sinh, dũng cảm quên mình chống lũ, xứng
đáng với truyền thống và phẩm chất tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ…”. Một bài
bình luận ngắn nhưng ngồn ngộn những thông tin. Từ bức điện chia buồn của
Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu trước thời điểm Chu Thượng đặt bút viết bài bình
luận mấy ngày đến sự hy sinh anh dũng của những người lính khi giúp dân
chống lũ, hành động quả cảm của những người dân cùng cảnh ngộ… ông đã
khái quát những hành động cao đẹp đó thành hình tượng của một người anh
hùng ngã xuống vì cuộc sống của nhân dân.
Ngã xuống nhƣ anh hùng không phải là một bài bình luận hay nhưng
nó điển hình cho cách bình luận sự kiện. Mỗi luận cứ đưa ra đều minh chứng
cho lý lẽ, làm sáng tỏ những nhận định của tác giả. Ngược lại, trước hoặc sau
khi trích dẫn, trình bày luận cứ, Chu Thượng đều có sự phân tích, lý giải:
“Không mặc áo lính nhưng nhiều người dân ở Quảng Trị cũng đã hành động

56
can trường như những chiến sĩ. Ông Võ Lộc ở Triệu Đông, Triệu Phong lao
thuyền giữa dòng nước xiết đến với từng nhà bị nạn; ông Nguyễn Đình ở xã
Hải Hoà một mình cứu thoát 20 gia đình; ông Nguyễn Hiến và ông Mai Văn
Công ở Hải Sơn, Hải Lăng một đêm cứu hơn 60 người đưa về nhà mình đùm
bọc. Lại nói tiếp về huyện trũng Hải Lăng của tỉnh Quảng Trị giáp với vùng
đầm phá của Thừa Thiên Huế với hơn 16.000 ngôi nhà bị ngập sâu, 60.000
người dân lâm cảnh màn trời chiếu nước, hơn 30 người chết mất tích, các
đảng viên đã động viên nhau như hồi chiến tranh: Hàng nghìn dân đang kẹt
trong lũ chờ cứu, ai không đi thì hãy trả thẻ Đảng lại! Không cần thêm nữa
những lời mô tả thống thiết, bi thương về những mất mát, khổ đau mà đồng
bào miền Trung phải hứng chịu do bão lũ.” ( Ngã xuống nhƣ anh hùng, LĐ
179/1999).

2.2.2.3. Kết thúc vấn đề


Kết cấu thông thường trong các bài bình luận của Chu Thượng là: sau
khi trình bày, phân tích, lý giải vấn đề một cách cụ thể, chi tiết thì đi đến kết
luận, khái quát lại vấn đề vừa nêu và thể hiện chính kiến, quan điểm của cơ
quan báo chí về vấn đề đó. Có đến 80% các bài bình luận trong tuyển tập
Chiếc roi trong tâm tƣởng có phần kết luận rõ ràng, rành mạch bởi trước
hết, nó được phân biệt với phần giải quyết vấn đề bằng dấu chấm xuống dòng.
Chu Thượng không kết thúc bài bình luận bằng cách tóm lại nội dung
trọng tâm hay chủ đề bài viết mà thường là những lời bình hóm hỉnh, nhẹ
nhàng nhưng sâu cay. Ví dụ như trong bài Ba vụ mất tích ( LĐ 171/1999),
ông viết “ Cứ lúc nào gặp trở ngại, khó khăn, nhiều người trong chúng ta lại
dẻo mồm kêu đổ lỗi cho Nhà nước quản lý không thông thoáng. Qua ba vụ
mất tích kể trên, có lẽ những người dẻo mồm đó phải hô hào ngược lại!”. Chu
Thượng đã gọi tên 3 vụ khuất tất, làm thiệt hại tài sản của nhà nước bằng cách
dùng từ châm chọc “ mất tích”. 3 sự việc nhập nhằng, khó hiểu mà ông dẫn ra

57
là có thật nhưng chỉ đến phần kết luận, người đọc mới hiểu hết vấn đề mà tác
giả muốn nói tới đó là: lâu nay nhiều người thường đổ lỗi cho công tác quản
lý của nhà nước nhưng trên thực tế thì chính họ lại là thủ phạm và nguyên
nhân trong việc tạo ra những sai sót, sở hở để “ móc túi” nhà nước.
Bên cạnh đó, trong nhiều bài bình luận, phần kết lại là một luận điểm
mà là luận điểm chính nói lên chủ đề tác phẩm. Ví dụ như trong Bài thơ đổi
mệnh ( LĐ 60/2000), sau khi nói về bài thơ của một người mẹ nhận nuôi đứa
trẻ nhiễm HIV ông đã viết những dòng kết bài “ Đó chỉ là một trong muôn
vàn. Theo tin mới nhất của Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS, tính đến
ngày 10.3.2000, luỹ tích số người nhiễm HIV trong cả nước ta đã là 17.900,
luỹ tích số bệnh nhân AIDS là 1.594, số người nhiễm HIV mới báo cáo trong
tuần là 244. Bài thơ đổi mệnh chỉ nói lên một trong muôn vàn những bi kịch
từ AIDS. Đau đớn như vậy đấy, liệu rồi sẽ có ai tình nguyện đổi mệnh cho
một trong 17.900 người đã nhiễm HIV hiện có ở nước ta? “ Sống chung với
AIDS” rất cần những tấm lòng cao cả!”. Nếu như bài bình luận chỉ dừng lại ở
những thông tin xung quanh bài thơ và cảm xúc qua lời kể của tác giả thì nó
đã không làm người đọc phải suy nghĩ nhiều đến thế. Trong phần kết tác
phẩm, Chu Thượng đã đưa ra những con số đầy ấn tượng về số người đang
mắc căn bệnh thế kỷ ở nước ta. Mỗi con người đang mang trong mình căn
bệnh chết người ấy có một số phận, hoàn cảnh và bi kịch riêng nhưng mấy ai
có được sự chia sẻ, cảm thông từ những người thân như em bé nọ. Lời kêu gọi
“ Sống chung với AIDS” rất cần những tấm lòng cao cả!” là điều mà ông
muốn gửi gắm đến độc giả. Phần kết tuy ngắn nhưng nó có giá trị thông tin
bằng nửa bài bình luận bởi những lập luận, phân tích và cả những con số mà
Chu Thượng đưa ra đã mở ra một vấn đề mới, ở một phạm vi rộng hơn mang
tính xã hội cao đó là hãy đồng cảm và thương yêu những người đang mắc
bệnh HIV.

58
Tính ngắn gọn, cô đúc của loại bài bình luận sự kiện thể hiện rất rõ trong
phần kết luận khi các luận cứ tiếp tục được tác giả trích dẫn trong phần này
nhằm làm sáng tỏ luận điểm chính của bài: “ Tất nhiên giá ma là giá để thanh
toán vào kinh phí dự án, còn tiền chui vào túi riêng các quan chức có trách
nhiệm là tiền thực, khoảng 133 triệu đồng. Danh sách những người đã xà xẻo
mất hơn hai phần ba số tiền của dự án này có tên ông Phó Chủ nhiệm và ông Vụ
Phó Vụ Tổng hợp Uỷ ban Dân tộc- Miền núi; xa xôi ở tận Hà Nội thì một cán bộ
Bộ Tài chính cũng được chia 7,2 triệu đồng… Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Lào
Cai cho rằng hành vi ăn chặn tiền dự án nêu trên đã cấu thành dấu hiệu của một
vụ án hình sự, phải xử đúng theo pháp luật. Ý kiến đó quá đúng, nếu không
muốn nói thêm rằng những hành vi kể trên đã trực tiếp phá hoại chủ trương đầu
tư xoá bỏ cây thuốc phiện và nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Xử
nghiêm là rất phải”. ( Kinh doanh dự án, LĐ 121/1999).
Một điều đáng nói là câu cuối cùng của phần kết bài, Chu Thượng sử
dụng rất nhiều dạng câu cảm thán.

Bảng 2: Thống kê các loại dấu chấm câu Chu Thượng dùng để kết thúc
bài bình luận trong 133 bài “ Sự kiện và bình luận”

Dấu câu Số bài %

! 78 58,6%

. 47 35,3%

? 7 5,2%

… 1 0,75%

Qua b¶ng thèng kª 133 bµi “ Sù kiÖn vµ b×nh luËn”, cã tíi 58,6% lÇn t¸c
gi¶ sö dông dÊu chÊm ! ®Ó kÕt thóc bµi. Víi nh÷ng bµi b×nh luËn nµy, c©u cuèi
cïng cña phÇn kÕt luËn lµ mét c©u c¶m th¸n thÓ hiÖn râ th¸i ®é cña ng-êi viÕt

59
®èi víi sù kiÖn, hiÖn t-îng hay vÊn ®Ò mµ «ng ®· ph©n tÝch ë trªn. §ã cã thÓ
lµ sù ng¹c nhiªn, sù nghi ngê hay c¸ch nãi cã phÇn mØa mai, giÔu cît ®èi víi
c¸i xÊu, hiÖn t­îng tiªu cùc, mê ¸m trong ®êi sèng x· héi. VÝ dô nh­: “… Lừa
đảo để mở toang được két sắt ngân hàng, gây ra lỗ hổng tới 4.000 tỉ đồng.
Mặt trái của cơ chế thị trường nghĩ mà thấy khủng khiếp!” ( Lại một lỗ hổng,
LĐ 76/1999); “… Tỉnh nghèo Hà Nam đã quyết định dành hẳn một hécta đất
cho dự án này nhưng tượng lại chưa có! Đời sống văn hóa nước ta cho đến tận
giờ vẫn còn những chuyện tréo ngoe như vậy đấy!” ( Dựng tƣợng một nhà
thơ, LĐ 10/2000)... Sự biểu cảm trong cách kết thúc bài bình luận đã khiến
cho kết bài thêm sức nặng, tạo ấn tượng và dễ thuyết phục người đọc.
Có thể nói, nội dung đề tài và tính chất, đặc trưng của thể loại bình luận
ngắn đã quy định cách viết của nhà báo là lập luận theo phương pháp quy nạp.
Chu Thượng thường sử dụng phần kết thúc vấn đề như một phần quan trọng
của lập luận. Thậm chí, trong một số phần kết, ông lại đưa ra một sự kiện,
hiện tượng có tính đối nghịch để nhấn mạnh và làm nổi rõ vấn đề bình luận
nên khi phân tích cách lập luận của Chu Thượng, người viết không tách riêng
phần kết luận như khi phân tích các tác phẩm của Hữu Thọ. Cách lập luận và
kết cấu các bài bình luận như thế dễ dàng nhận thấy ở rất nhiều bài viết như:
Ma túy đang tông xe thẳng vào chúng ta! ( LĐ 126/2000), Lời mời tiến sĩ (
LĐ 139/1999), Sự học ở đất 9 rồng ( LĐ 9/1999), Doanh nghiệp về quê (
LĐ 117/1999), Xuất khẩu lá tre ( LĐ 144/1999)…
Một số ít kết bài, Chu Thượng tổng kết, đánh giá hay đặt ra vấn đề mới
còn phần lớn, kết luận đóng vai trò như một vế, một thành phần quan trọng
trong kết cấu lôgic và hệ thống lập luận. Có những bài bình luận, chỉ đến phần
kết thì ý nghĩa, chủ đề và quan điểm, thái độ của người viết mới được lộ rõ.
Đa phần câu chủ đề của kết luận thường nằm ở vị trí cuối cùng của bài viết,
mang thông tin cốt lõi và chứa đựng quan điểm của người viết và toà soạn.

60
2.3. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Quang Lợi
2.3.1. Quang Lợi- nhà bình luận quốc tế
Quang Lợi tên đầy đủ là Hồ Quang Lợi. Ngoài bút danh Quang Lợi ông
còn có nhiều bút danh khác như: Trần Lưu Ly, An Quỳnh, Quang Phương, Hồ
Quỳnh… Ông bắt đầu viết bình luận quốc tế ở báo Quân Đội khi mới 25 tuổi
và sớm khẳng định là một cây bút tài năng ở thể loại bình luận quốc tế. Điều
này đã được minh chứng qua hàng loạt những giải thưởng mà ông đã gặt hái
trong suốt sự nghiệp báo chí: Giải nhất báo chí toàn quốc lần thứ nhất cho 14
bài bình luận về chiến tranh Vùng Vịnh ( 1991); giải báo chí về đề tài lực
lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng 5 năm ( 1989- 1994); giải báo chí
toàn quốc năm 1999 cho 24 bài bình luận về cuộc chiến tranh Côxôvô… và
mới đây là giải A báo chí toàn quốc năm 2004 cho bài bình luận Ván cờ thâm
hiểm.
Tính từ năm 1991 đến 2004, Quang Lợi đoạt 7 giải thưởng báo chí
quốc gia về chính luận báo chí. Năm 1997 và năm 2004, Nhà xuất bản Quân
đội nhân dân tuyển chọn và xuất bản 2 tập sách về những bài báo của ông đó
là cuốn Cuộc bứt phá toàn cầu và Ẩn số thời cuộc. Ngay từ khi mới xuất
bản, Ẩn số thời cuộc đã chinh phục người đọc bởi nó khắc hoạ đậm nét chân
dung nhà bình luận quốc tế Quang Lợi với nhiều bài viết mang tính lý luận
cao. Nhà nghiên cứu Trần Tiêu Sơn trong lời đề bạt cho một cuốn sách của
Quang Lợi đã nhận xét: “ Quang Lợi là người đáp ứng nhu cầu thông tin sự
kiện cho người đọc. Trong thời buổi đầy ắp các sự kiện như hiện nay, việc
làm đó dĩ nhiên là nhiệm vụ của người làm báo nhưng đó là nhiệm vụ vừa dễ,
vừa khó. Có vẻ như Quang Lợi đã vượt qua được khó khăn đó một cách dễ
dàng”
Có thể nói hiện thực khách quan của đời sống xã hội bao giờ cũng là đề
tài hấp dẫn cho các nhà bình luận báo chí. Song việc làm thế nào để chọn
được những vấn đề mang tính thời sự, thiết yếu nhất và được nhiều người

61
quan tâm lại phụ thuộc vào nhãn quan chính trị và sự nhạy cảm thông tin ở
người cầm bút. Nếu chỉ đề cập một cách đơn thuần những vấn đề thông
thường, không chọn được những sự kiện sắc nét, không nêu bật được vấn đề
và thể hiện quan điểm của mình thì bài bình luận rất dễ đem lại cảm giác buồn
tẻ cho người đọc. Quang Lợi bản lĩnh và tinh tế khi ông luôn tìm ra những
góc cạnh của vấn đề để bình luận. Người đọc thấy ở ông cách lý giải và biện
luận sắc sảo của một nhà triết học Mác xít lỗi lạc, một triết gia Phương Đông
uyên thâm.
Quang Lợi có biệt tài mô tả sự kiện ở những góc độ thời sự nóng hổi
nhất. Sự nhạy bén trong tư duy cùng bản lĩnh chính trị vững vàng đã đem lại
cho ông biệt tài này. Trong lời đề tựa cho cuốn sách Cuộc bứt phá toàn cầu,
Trần Tiêu Sơn đánh giá: “ Những điểm nóng thời cuộc đầy nhạy cảm hiện lên
trong trang viết của anh như những con mắt mà qua đó người đọc có thể nhìn
thấy sự thăng trầm đầy bất ngờ của lịch sử, sự vận động ngầm sâu bên trong
dòng chảy lịch sử cuồn cuộn ở bề mặt sự kiện”. Trong bối cảnh đầy biến
động của chính trường thế giới, việc khắc hoạ bộ mặt thật của các thế lực, dự
đoán một cách chính xác cục diện chính trị của các nước là điều không dễ.
Trong khi nhiều nhà bình luận có vẻ dè dặt và e ngại trước mỗi nhận định thì
người đọc vẫn thấy các bài viết của Quang Lợi xuất hiện đều đặn trên mặt
báo. Mỗi bài bình luận của ông giống như một thông cáo đầy hấp dẫn với
những nhận định, đánh giá hết sức chính xác và tinh tế về những gì đã, đang
và sẽ diễn ra trên chính trường quốc tế.

2.3.2. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Quang
Lợi
2.3.2.1. Đặt vấn đề
Thống kê cho thấy, trong số 160 bài bình luận được tập hợp trong cuốn
Ẩn số thời cuộc thì có đến 90% các bài được Quang Lợi mở đề bằng cách

62
dẫn ra sự kiện, vấn đề có liên quan hoặc trực tiếp là đề tài mà ông bình luận
trong tác phẩm. Ngắn gọn, rõ ràng và mạch lạc, thường những thông tin mà
tác giả chọn dẫn ra trong phần mở đề là những sự kiện thời sự, quan trọng và
đặc biệt là nó có phạm vi ảnh hưởng và tác động sâu sắc đến đời sống chính
trị, kinh tế thế giới. Ví dụ như trong bài Vành đai an toàn cuối cùng?,
Quang Lợi bắt đầu bằng 2 câu với nhận định khái quát: “ Liên tiếp trong mấy
tuần liền, nhiều nhà chức trách quan trọng của Trung Quốc đã đưa ra lời
khẳng định rằng nước này sẽ không phá giá đồng nhân dân tệ. Sự cầm cự của
đồng nhân dân tệ trước sự tàn phá nặng nề của cơn bão tiền tệ châu á, mà nạn
nhân mới nhất là sự mất giá nghiêm trọng của đồng yên, đã trở thành một vấn
đề hết sức nhạy cảm trong đời sống kinh tế- tài chính của khu vực và thế
giới”. Dù dẫn ra cụ thể một sự kiện, hiện tượng hay khái quát lại vấn đề để rồi
đi sâu phân tích, lý giải trong phần sau thì Quang Lợi cũng bắt đầu bài bình
luận với một giọng điệu chững chạc và nhận định ban đầu: “ Hội nghị cấp cao
ASEAN lần thứ 6- hội nghị cấp cao cuối cùng trong thế kỷ XX- đã kết thúc
rất tốt đẹp chiều 16-12-1998 sau hai ngày làm việc rất khẩn trương và hiệu
quả. Bằng việc thông qua 2 văn kiện quan trọng là Tuyên bố Hà Nội 1998 và
Chương trình hành động Hà Nội cũng như Tuyên bố về các biện pháp đẩy
mạnh. Hội nghị này đã đánh dấu một cột mốc lớn trong quá trình phát triển
của Tổ chức này.” ( Bài Chiến lƣợc chống khủng hoảng của ASEAN, ngày
17-12-1998). Không vòng vo, không sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật,
Quang Lợi đề cao tính thời sự, trực tiếp và ngắn gọn, rõ ràng của chủ đề tác
phẩm trong phần mở đề. Cách viết này khá phù hợp với thể loại bình luận
quốc tế- một dạng bài bình luận vấn đề đòi hỏi sự nghiêm túc, cẩn trọng và hệ
thống lập luận chặt chẽ, khoa học.
Một đặc điểm dễ dàng nhận thấy trong cách viết bình luận của Quang
Lợi là ông hay sử dụng hình thức câu hỏi ở mở đề rồi sau đó đi tìm lời giải
theo hướng diễn dịch. Những câu nghi vấn xuất hiện với tần suất khá cao

63
trong các bài bình luận quốc tế đem đến cho người đọc những trăn trở, suy tư
cùng người viết. Việc đặt ra những câu hỏi trong phần mở đầu bài viết không
phải là sự ngẫu hứng mà nó là cách để Quang Lợi tạo điểm nhấn cho tác
phẩm, chất chứa những điều mà ông đứng ở vị trí công chúng hoài nghi,
muốn tìm hiểu để rồi sau đó ông đi sâu phân tích, lý giải một cách cụ thể, chi
tiết. Như trong bài Cuộc chiến " định vị" thế giới?, ông viết: “ Phải chăng,
cuộc chiến tranh Bancăng, với tất cả những khía cạnh không thông thường
của nó, không chỉ làm chao đảo, biến dạng các mối quan hệ quốc tế, các cơ
chế kiểm soát an ninh toàn cầu, mà còn “ định vị” các mối quan hệ đó- nghĩa
là “ định vị” nền chính trị thế giới- ở một tầng nấc khác, theo một cách thức
khác rất đáng lo ngại?”. Đây là một bài bình luận dài, ông phân tích, vạch trần
bản chất và sự tác động, ảnh hưởng của cuộc chiến tranh này đối với trật tự
thế giới. Mở đầu bài viết, Quang Lợi đặt ra vấn đề: phải chăng cuộc chiến
tranh Bancăng đang sắp đặt nền chính trị thế giới theo một cách thức mà
khiến cả thế giới lo ngại. Người đọc tò mò không hiểu cách thức đó là gì? có
điều gì đằng sau những đợt dội bom dữ dội của quân đội Nato… Một cách mở
đề ngắn gọn, rõ ràng thông qua một câu dài với nhiều mệnh đề phức hợp gây
tò mò và kích thích người đọc. Có vẻ như Quang Lợi khá “ giản dị” trong
cách mở đề khi ông hiếm khi dùng những thủ pháp nghệ thuật như dùng điển
tích, điển cố, thành ngữ, tục ngữ… dẫn dắt vấn đề mà ông thường vào đề một
cách trực tiếp, thể hiện ngay chủ đề tác phẩm.
Khảo sát các cách mở đề của Quang Lợi, người ta thấy rất hiếm có mở
bài nào ông viết quá 3 câu. Đó thường là một câu phức dài với những mệnh đề
gắn bó chặt chẽ với nhau hoặc 2 câu có độ dài trung bình. Số lượng các bài có
phần mở đề là 1 câu lớn hơn rất nhiều so với những bài có mở đề dài quá 2 câu.
Đặc biệt, có những bài Quang Lợi viết: “ Một cuộc chiến tranh thứ hai đã bắt
đầu xuất hiện ở Irắc” ( Bài Sự bất lực của vũ lực, 11-4-2004), “ Có thể ghi nhận
gì về ba ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh Bancăng?” ( Bài Dấu hiệu sa lầy?,

64
28-3-1999), “ Câu chuyện Irắc đang góp phần vẽ lên bộ mặt thật của nước Mỹ
dưới thời ông G.Busơ” ( Bài Cuộc chơi sinh tử của Bátđa, 17-11-2002). Với
kiểu mở đề như thế này, Quang Lợi muốn tạo ấn tượng với người đọc hơn là
tham vọng thể hiện nhận định khát quát, thái độ cá nhân về vấn đề bình luận.

2.3.2.2. Giải quyết vấn đề


* Cách lập luận
Nhắc đến bình luận, hơn nữa là bình luận quốc tế, người ta vẫn nghĩ
đây là một loại bài khô khan, mang nặng yếu tố chính trị. Thông tin, lập luận
trong những bài bình luận quốc tế đòi hỏi không chỉ chính xác mà còn mang
tính lý luận cao. Phó Giáo sư- Tiến sĩ Trần Thế Phiệt đã mô hình hoá kết cấu
bài bình luận nổi tiếng của Quang Lợi: “ Vùng Vịnh- Thanh gươm chiến tranh
đã rút vỏ” bằng một sơ đồ với hệ thống luận điểm, luận cứ và luận chứng rõ
ràng, mạch lạc. Đấy cũng là kết cấu điển hình cho phong cách bình luận của
nhà báo này. Có những bài bình luận dài, ông phân chia các luận điểm bằng
cách tô đậm và tách riêng thành một dòng như những tít phụ. Ví dụ như trong
bài Ngƣời cầm lái mới của nƣớc Nga, Quang Lợi đã sử dụng hệ thống luận
điểm, luận cứ như sau:
Luận điểm 1: Người đã từ chối nhận hàm trung tướng để nhận hàm đại tá
Luận điểm 2: Khi lòng tự hào dân tộc bị tổn thương…
Luận điểm 3: Động thái “ giải mã” của phương Tây?
Luận điểm 4: Cảm giác “ bí ẩn” vẫn còn đó
Luận điểm 5: Tín hiệu về một sự hoà hợp cần thiết
Người đọc thấy những luận điểm này giống với các tít phụ do chúng
được viết một cách giản lược nhưng thực chất đây là các mặt của một sự kiện
quan trọng, có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến chính trường thế giới, đó là sự

65
kiện nước Nga có thủ tướng mới: V.Putin. Bắt đầu từ thân thế, sự nghiệp đến
những việc làm của Putin trên cương vị thủ tướng; sau đó là cử chỉ, động thái
của phương Tây đối với nhà lãnh đạo trẻ của nước Nga… Quang Lợi đã mang
đến cho công chúng một thông tin đa dạng, nhiều chiều, cách nhìn nhận, phân
tích sắc sảo, biện chứng trên mọi góc cạnh của vấn đề: “ Nếu như sắc lệnh
đầu tiên của ông là bảo đảm quyền miễn trừ và truy tố dành cho ông B. Enxin
thì ngay sau đó, ông lại ký tiếp sắc lệnh bãi chức thư ký tổng thống của con
gái B. Enxin là Tachiana và một số quan chức thân cận trong cái gọi là „ gia
đình B.Enxin”- những người bị coi là dính líu vào những vụ bê bối tham
nhũng. Khi ông tuyên bố về khả năng Nga gia nhập NATO- “ nếu như Nga
được đối xử như một đối tác bình đẳng”- thì có không ít luồng dư luận đã làm
ồn ào lên về sự “ xuống nước” của Nga. Nhưng ông G.Egơn, một nhà phân
tích cao cấp của Viện Chiến lược quốc tế ( IISS) tại Luân Đôn lại nhận định: “
V. Putin đang chơi canh bạc rất thận trọng” và còn nói thêm rằng, việc Nga
gia nhập NATO chẳng khác gì “ một con voi đang cố ngồi vào bồn tắm”. Vấn
đề không phải chỉ ở chỗ là con Voi ( Nga) sẽ làm vỡ cái bồn tắm ( NATO) mà
chính là ở chỗ, nếu Nga trở thành thành viên NATO thì khối này đâu còn lý
do gì để tồn tại nữa”.
Quang Lợi không phải là một nhà chính trị, ông cũng không phải là
một nhà ngoại giao nhưng ông có vốn kiến thức và tư duy lập luận mà không
phải nhà bình luận nào cũng có được. Ngay trong cách ông dẫn ra sự kiện,
thông tin để chứng minh cho luận điểm rằng Putin giống như một hiện tượng
“ bí ẩn” mà phương Tây và các nước đang tìm cách lý giải, người đọc hoàn
toàn bị thuyết phục bởi những lý lẽ, dẫn chứng mà ông đưa ra. Trong hàng
loạt những lý lẽ- dẫn chứng- lý lẽ- dẫn chứng…, đôi khi cả 2 yếu tố làm nên
lập luận này đan xen, hoà vào nhau khó mà phân chia chúng một cách rạch
ròi.

66
Có thế nói, những bài có hệ thống lập luận phân chia rõ ràng như
Ngƣời cầm lái mới của nƣớc Nga không nhiều. Nhưng đọc bình luận quốc tế
của Quang Lợi, người đọc dễ “bắt mạch” được vấn đề bởi ông có cách viết
khoa học, lập luận lôgic, lý lẽ thuyết phục. Trong nhiều bài viết, các luận
điểm dù không tô đậm nhưng cũng được viết một cách rõ ràng thông qua việc
sử dụng câu nghi vấn. Mỗi câu hỏi thường được tách riêng thành một dòng
độc lập như để thu hút sự chú ý của người đọc và nhấn mạnh đến tính chất
quan trọng của vấn đề.
Quang Lợi không chỉ đơn thuần dẫn ra sự kiện, kể lại vấn đề mà ông
thường có cách dẫn dắt các sự kiện này theo một kết cấu lôgic: thông tin đưa
ra đến đâu, nhà báo phân tích bình luận ngay đến đấy. Những lời lẽ, nhận định
sắc sảo ấy lại được thể hiện bằng thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh và sắc thái biểu
cảm. Như trong bài Mạch ngầm " Thế giới ảo", Quang Lợi viết về cuộc
khủng hoảng kinh tế ở châu Á với những lý lẽ đầy thuyết phục “ Không ai có
thể ngờ được rằng, cuộc khủng hoảng tiền tệ dẫn tới cơn suy thoái tồi tệ nhất
của châu Á từ trước đến nay lại khởi nguồn từ sự “ hắt hơi” tưởng như thường
tình của đồng bạt Thái Lan- quốc gia đang mơ “ hoá rồng” trong một ngày
không xa. Tức thì, mọi thứ rùng rùng chuyển động. Ngân hàng Trung ương
Thái ném ra một khoản dự trữ ngoại tệ lớn để cứu nguy nhưng đồng bạt vẫn
chết sặc và chìm nghỉm. Như những cơ thể được vỗ béo bằng những liều
thuốc kích thích cùng loại, nền kinh tế Thái Lan bị choáng thì lập tức các nền
kinh tế trong khu vực đồng loạt lên cơ co thắt. Các thị trường chứng khoán
trong khu vực và toàn cầu phập phồng bất ổn”. Một loạt những sự liên tưởng,
so sánh, bình luận khiến người đọc bị cuốn vào mạch dẫn của người viết. Nói
tới sự chao đảo của đồng tiền Thái Lan, ông dùng hình ảnh sự “ hắt hơi” của
quốc gia đang mơ “ hoá rồng” trong một ngày không xa. Khi sự kiện này kéo
theo những động thái của Ngân hàng Trung ương Thái và tác động của nó tới
nền kinh tế các nước trong khu vực thì Quang Lợi lại dùng hình ảnh: đồng bạt

67
chết sặc và chìm nghỉm, nền kinh tế trong khu vực đồng loạt lên cơn co thắt, thị
trường chứng khoán phập phồng ổn định… Mỗi một câu là một sự phân tích,
đánh giá và nhận định sâu sắc của người viết. Luận cứ dẫn ra để chứng minh cho
luận điểm “ đời sống kinh tế toàn cầu trước thềm thế kỷ XXI đang vận hành theo
những cách thức rất mới lạ” nhưng rõ ràng Quang Lợi đã tận dụng mọi câu từ, ở
mọi vị trí để có thể phân tích, làm rõ vấn đề mà ông muốn nhấn mạnh.
Người đọc thấy mỗi bài bình luận, Quang Lợi khai thác một mặt của
vấn đề. Cuốn Ẩn số thời cuộc chọn đăng 19 bài thì có đến 19 chủ đề bàn luận
khác nhau. Tính lôgic, biện chứng trong lập luận vấn đề không chỉ giới hạn
trong một tác phẩm mà chúng có sự liên kết chặt chẽ giữa các bài bình luận.
Đằng sau những sự kiện hết sức chọn lọc mà ông đề cập đến, người đọc
có thể hình dung được bộ mặt thời cuộc vào những thời điểm cực kỳ quan
trọng. Nhưng, không chỉ cung cấp sự kiện, Quang Lợi còn là người có biệt tài
mô tả sự kiện ở những góc độ có tính vấn đề nhất. Tư cách nhà bình luận thời
cuộc ở Quang Lợi không chỉ thể hiện lấp ló ở những bài viết ở cấp độ sự kiện
mà được thể hiện một cách trực diện mảng bài viết về các vấn đề thời cuộc có
tính toàn cầu. Khó khăn hơn nhiều việc viết về sự kiện là việc hình dung ra
dòng vận động bí ẩn của thế giới đằng sau tất cả những sự kiện xô bồ hỗn tạp:
“ Nếu như mấy năm trước đây, Mỹ vẫn coi Nhật là đối thủ nguy hiểm nhất
trong tương lai, thì bây gìơ, sự trỗi dậy mãnh liệt của Trung Quốc đang thực
sự ám ảnh giấc mơ toàn cầu của Mỹ. Đất nước 1,3 tỷ người với tốc độ tăng
trưởng kinh tế hàng năm trung bình là 9%- 10% đang xuất hiện dưới con mắt
của Oasinhtơn như một ẩn số lớn và bất thường nhất. Nhưng bây giờ là thời
hoà dịu và hợp tác toàn cầu. Các cựu địch thủ thời chiến tranh lạnh càng buộc
phải tuân thủ luật chơi của thời hoà dịu. Bao vây, cấm vận, thù địch là thuộc
tính của thời đối đầu Đông- Tây. Những vũ khí đó giờ đây nếu đưa ra dùng sẽ
bị chê cười và cũng sẽ chẳng mang lại lợi lộc gì.” ( Bài Xung lực biến đổi

68
thế giới, 5-1-1998). Có thể nói, cái tài của Quang Lợi là ông biết xâu chuỗi
những sự kiện đơn lẻ thành một chuỗi mắt xích lôgic để lý giải nó trong một
tư duy biện chứng.
Những câu nghi vấn xuất hiện với tần suất khá cao trong các bài bình
luận quốc tế đem đến cho người đọc những trăn trở, suy tư cùng người viết.
Việc đặt ra những câu hỏi trong bài viết không phải là sự ngẫu hứng mà nó là
cách để Quang Lợi tạo điểm nhấn cho tác phẩm, chất chứa những điều mà
ông đứng ở vị trí công chúng hoài nghi, muốn tìm hiểu để rồi sau đó ông đi
sâu phân tích, lý giải một cách cụ thể, chi tiết. Mỗi câu hỏi thường được tách
riêng thành một dòng độc lập như để thu hút sự chú ý của người đọc và nhấn
mạnh đến tính chất quan trọng của vấn đề.
Mặc dù thể loại bình luận là sản phẩm của tư duy lôgic, dùng lý lẽ để
làm sáng tỏ vấn đề song để chúng có sức mạnh, hấp dẫn người đọc thì người
viết phải có thủ pháp nghệ thuật riêng trong việc vận dụng ngôn từ. Bình luận
quốc tế của Quang Lợi cuốn hút công chúng bởi chiều sâu trí tuệ và lối viết
hấp dẫn. Trong bài Thế giới và nhịp đập Châu Á, khi nhận định về những
bước thăng trầm đầy kịch tính của châu lục này sau cơn “ bĩ cực”, Quang Lợi
sử dụng lối viết hình ảnh, nhẹ nhàng nhưng không kém phần sâu sắc: “
Những tia nắng xuân trên bầu trời kinh tế Châu Á không chỉ thể hiện kết quả
của cuộc chấn hưng vĩ đại sau cơn bĩ cực chưa từng có, mà còn báo hiệu một
thời kỳ cất cánh mới của châu lục đông dân nhất thế giới này trong những
thập niên đầu của thế kỷ XXI”.

* Kết cấu linh hoạt và bút pháp tài hoa


Khi đề cập đến kết cấu của một tác phẩm báo chí, người ta thường tập
trung vào ba đặc điểm dễ nhận dạng nhất: đó là kết cấu câu, kết cấu ngữ đoạn
và kết cấu văn bản. Lối kết cấu câu trong các bài bình luận của Quang Lợi rất

69
đa dạng. Có người nói ông sử dụng nhiều câu ngắn nhưng đôi khi Quang Lợi
lại viết những câu dài, rất dài. Điều này thể hiện sự biến hoá và linh hoạt
trong câu văn phù hợp với ý đồ của tác giả. Độc giả gặp nhiều câu dài đặc biệt
là khi bàn về những vấn đề phức tạp trên chính trường quốc tế. Đó thường là
những câu phức nhiều thành phần được kết nối với nhau bằng những liên từ
lôgic.
Với việc sử dụng linh hoạt các quan hệ từ: tuy… nhưng, không
những… mà còn, nếu… thì… Quang Lợi đã tạo nên chất keo dính kết các
mệnh đề trong một câu văn lại với nhau một cách lôgic, liên tục. Việc sử dụng
câu dài nhiều thành phần không phải là sự non tay của tác giả mà nó được viết
theo dụng ý của ông. Chính cách lập luận chặt chẽ của Quang Lợi đã khiến
các câu văn dù có dài nhưng vẫn đảm bảo rõ ràng, mạch lạc và thể hiện được
đầy đủ vấn đề mà ông phân tích, nhận định.
Một đặc điểm trong cách viết bình luận của Quang Lợi là ông hay sử
dụng hình thức câu hỏi ở tiêu đề tác phẩm rồi sau đó đi tìm lời giải theo
hướng diễn dịch. Bên cạnh lối kết cấu câu theo kiểu nghi vấn, trong quá trình
xây dựng văn bản, Quang Lợi cũng rất khéo léo trong việc xây dựng đoạn
văn. Hầu hết các ngữ đoạn trong tác phẩm chính luận của ông thường là một
thể thống nhất về nội dung và hoàn chỉnh về mặt hình thức. Lối kết cấu ngữ
đoạn này theo hướng lôgic về ngữ nghĩa và chặt chẽ về cấu tứ. Quang Lợi sử
dụng lối kết cấu lôgic theo hệ thống các luận điểm, luận cứ và luận chứng.
Những yếu tố này xuất hiện trong bài có lúc đứng độc lập nhưng cũng có khi
xuất hiện dưới hình thức câu hỏi. Sau đó tác giả sử dụng các luận cứ, luận
chứng để lý giải, phân tích và làm sáng tỏ luận điểm đã nêu. Song, không phải
bài bình luận nào của ông cũng có lối kết cấu giống nhau.
Qua 160 bài bình luận trong cuốn Ẩn số thời cuộc, Quang Lợi đã cho
chúng ta thấy ông có khả năng đa đạng hoá các cách kết cấu tác phẩm. Nổi
bật là 3 kiểu kết cấu quen thuộc của loại bài bình luận: kết cấu theo phương

70
pháp thông báo và giải thích; kết cấu theo phương pháp diễn dịch và kết cấu
theo phương pháp tóm tắt. Cả 3 kiểu kết cấu này đều được ông sử dụng nhuần
nhuyễn và linh hoạt.
Một điều quan trọng làm nên sức hấp dẫn cho các bài bình luận quốc tế
của ông chính là ở sự phong phú và đặc sắc trong giọng điệu. Với những vấn
đề chính trị nhạy cảm, Quang Lợi điềm tĩnh, sắc lạnh và nhìn nhận, phân tích
các thông tin, sự kiện bằng chất giọng trầm tĩnh, thâm thuý. Thậm chí, trong
cùng một bài viết, ông sử dụng đến hai, ba giọng điệu: lúc thâm trầm, lúc sôi
nổi, hào hứng và có lúc lại mỉa mai, châm biếm. Nhưng dù viết ở chủ đề nào,
giọng điệu chủ yếu trong các bài bình luận của ông vẫn là chất giọng chững
chạc đầy lý trí của một chuyên gia về phân tích, nhận định các vấn đề thời sự
quốc tế.
Cái tài của Quang Lợi là ông viết về những vấn đề góc cạnh, khô cứng
của chính trường thế giới với một cảm xúc chân thành, tự nhiên, với những
câu văn chính luận đầy chất trữ tình. Đóng góp quan trọng vào hiệu quả của
hệ thống lập luận là tài năng của ông trong việc sử dụng ngôn từ. Ngôn ngữ
trong các bài bình luận của Quang Lợi là ngôn ngữ mang chiều sâu trí tuệ
nhưng lại rất giàu hình ảnh, sức biểu cảm. Ông biết lựa chọn những từ đắc địa
để vận dụng linh hoạt, chính xác vào bài viết để làm cho sự trình bày, phân
tích, lý giải thêm phần mạch lạc, lôi cuốn.

2.3.2.3. Kết thúc vấn đề


Giống như cách đặt vấn đề, Quang Lợi thường kết thúc bài viết của
mình một cách ngắn gọn, rõ ràng. Với dung lượng chỉ 2, 3 câu; ông khẳng
định lại vấn đề, đánh giá một cách khái quát và chỉ ra xu hướng vận động,
phát triển của nó. Ví dụ như trong bài Sự bất lực của vũ lực, tác giả viết: “
Chính quyền X.Hutxen đã sụp đổ chóng vánh nhưng cuộc chiến tranh Irắc thì

71
lại đang từng ngày ám ảnh, giày vò nước Mỹ. Càng ngày càng thấy rõ rằng,
phát động một cuộc chiến tranh dễ hơn nhiều so với việc kết thúc nó cho dù
kẻ gây chiến là siêu cường duy nhất của thế giới”. Sau khi chỉ ra tình hình
căng thẳng ở Irắc và những vấn đề mà quân đội Mỹ gặp phải trên đất nước
này, Quang Lợi kết luận: cuộc chiến này đang làm đau đầu nước Mỹ, và cho
dù có là một siêu cường, có dùng sức mạnh tối tân của quân sự thì cái chính
sách bạo lực mà Mỹ đang sử dụng ấy cũng đã thất bại.
Quang Lợi thẳng thắn và khá mạnh bạo trong việc đưa ra lý lẽ và quan
điểm- điều mà nhiều người viết bình luận quốc tế né tránh. Dám khẳng định,
dám lên tiếng phản đối, chỉ trích những chính sách bạo ngược của Mỹ hay
giễu cợt những động thái khoa trương, hình thức của các thế lực thù địch; lật
tẩy bộ mặt thật với âm mưu đen tối hòng tranh giành lãnh địa và tài nguyên
dầu mỏ…; sức hấp dẫn trong những bài bình luận quốc tế của ông chính ở sự
mạnh bạo và tự tin trong việc thể hiện quan điểm, lập trường trước những vấn
đề có tính nhạy cảm: “ Nhìn bao quát bức tranh toàn cảnh quốc tế trong thời
kỳ hậu chiến tranh lạnh, người ta thấy rõ can thiệp vũ trang, trừng phạt về
kinh tế và thương mại, cô lập ngoại giao, can thiệp thô bạo vào công việc nội
bộ của từng nước… đều là những thủ đoạn chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại
giao, được triển khai một cách đồng bộ của Mỹ và phương Tây. Các thủ đoạn
đó đều được triển khai dưới sự chỉ đạo nhất quán của một ý thức hệ cơ bản
không hề thay đổi trong suốt hơn nửa thế kỷ qua” ( Bài Trận chiến ý thức hệ
chƣa kết thúc, 17-8-2001).
Bên cạnh khả năng am hiểu tường tận các vấn đề quốc tế, lối tư duy
lôgic và bút pháp ngôn ngữ tài hoa; người đọc thấy ở ông bản lĩnh chính trị
vững vàng của một người lính quân đội, tầm nhìn chiến lược của một nhà
quân sự, ngoại giao. Bình luận về việc Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết “
Đòi Việt Nam thả tất cả các tù nhân tôn giáo và tù nhân chính trị, huỷ bỏ điều

72
4 trong Hiến pháp Việt Nam”, sau những chứng cứ và lập luận đanh thép,
Quang Lợi nhấn mạnh: “ Ở Việt Nam không có tù nhân tôn giáo, tù nhân
chính trị, mà chỉ có những kẻ vi phạm pháp luật và bị xử lý theo pháp luật
Việt Nam. Hãy đừng khóc thương theo lối rỏ “ nước mắt cá sấu” cho số phận
của “ những tù nhân lương tâm” mà họ tưởng tượng ra. Việt Nam là một đất
nước tự chủ, chỉ có Chính phủ và nhân dân Việt Nam mới có quyền giải quyết
những vấn đề nội bộ của Việt Nam. Không ai, với bất cứ danh nghĩa gì, lại có
quyền can thiệp vào công việc nội bộ của một đất nước có chủ quyền. Chỉ có
nhân dân nước đó mới có quyền lựa chọn thể chế chính trị nào cũng như ai là
người lãnh đạo họ”. Cuối cùng, ông kết luận: “ Xin hỏi các ông nghị Mỹ- các
ông có chịu chấp nhận việc một nước khác ép buộc Mỹ phải thay đổi thể chế
chính trị của mình hay không?” ( Bài Tiếng kèn rè lạc điệu, 25-5-2000). Nếu
như việc sử dụng hình thức câu nghi vấn trong mở bài để tạo sự thu hút, để
mở ra vấn đề mà nhà báo muốn bàn luận thì một dấu chấm hỏi đặt cuối bài
bình luận sẽ xoáy sâu vào lòng người đọc, đặt ra trong đầu họ những sự nghi
hoặc, ngờ vực về động thái của đối tượng mà tác giả đã phân tích, lý giải rất
kỹ trước đó.
Một thành công không thể không nói đến trong nghệ thuật bình luận
của nhà báo Quang Lợi là khả năng dự báo trước những sự kiện, vấn đề có thể
xảy ra trên chính trường thế giới: “ Tuy nhiên, do mưu đồ chiến lược cũng
như cách hành xử của Oasinhtơn, nước Mỹ chưa bao giờ xây dựng được một
mối quan hệ suôn sẻ nào với bất cứ một cường quốc nào. Điều đó cũng cho
thấy, quan hệ Mỹ- Ấn khó mà diễn ra theo đúng kịch bản của Oasinhtơn” (
Bài Quan hệ Mỹ- Ấn trên bàn cờ lớn, 30-9-2000). Có thể khẳng định: các
bài bình luận quốc tế của Quang Lợi làm người đọc thán phục và cuốn hút họ
bởi khả năng “ tiên đoán” khá chính xác về sự kiện sẽ diễn ra trong tương lai.
Nhiều lần, Quang Lợi có những dự báo xác đáng về tính hình chính sự trên
thế giới. Khả năng hiếm có ở những người viết bình luận này đã đưa ông trở

73
thành một “ chuyên gia” về bình luận quốc tế với tố chất mẫn cảm và sự am
tường sắc bén.

CHƢƠNG III

VAI TRÒ THEN CHỐT VÀ NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRONG CÁCH
LẬP LUẬN TRONG THỂ LOẠI BÌNH LUẬN BÁO CHÍ

3.1. Vai trò then chốt của lập luận trong các bài bình luận báo chí
3.1.1. Nội dung cơ bản của bài bình luận là thông tin lý lẽ
Như chúng tôi đã phân tích trong chương I, thông tin trong bài bình
luận là thông tin lỹ lẽ. Thông tin này không chỉ đơn thuần là sự lựa chọn khéo
léo, sự sắp xếp các luận điểm một cách khoa học mà còn thể hiện ở việc tập
hợp các sự kiện một cách lôgíc. Trên cơ sở đó, người viết trình bày lần lượt
các quan điểm, chính kiến, sự thẩm định, đánh giá của mình thông qua hệ

74
thống lý lẽ, dẫn chứng xác thực để làm sáng tỏ vấn đề. Chính đặc trưng này
giúp chúng ta phân biệt thể loại này với các thể loại thông tấn báo chí khác.
Nếu tin, phản ánh, ghi nhanh mô tả, thuật lại các sự việc, sự kiện thì
bình luận lại thiên về phân tích, lý giải, nhận xét, bình giá. Nó được hình
thành trên cơ sở lập luận với các luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng,
mạch lạc. Chính vì vậy mà bình luận dùng phương thức biện luận trực tiếp để
giải quyết vấn đề. Trong các bài bình luận, người viết dùng lý trí của mình
thông qua sự lập luận, tư duy lôgic và sắc bén để bàn luận và thuyết phục
công chúng về một vấn đề nào đó trong đời sống xã hội. Ngay cả cái tôi trong
bình luận cũng là cái tôi lý lẽ, cái tôi chủ quan của người viết định hướng tư
tưởng người đọc theo quan điểm, đường lối của tờ báo.
Với dạng bài bình luận thì sự kiện là yếu tố rất quan trọng nhưng không
phải là tất cả. Đôi khi, nó chỉ là cái cớ để nhà bình luận đưa ra lý lẽ, bàn sâu
về những vấn đề nhân sinh, thế sự. Khuynh hướng tư tưởng của người viết là
sợi chỉ đỏ xuyên suốt các sự kiện. Thông tin trong bài bình luận là thông tin
về một quan niệm, quan điểm, thông tin về một chiều hướng giải quyết hiện
thực chứ không phải chỉ để thoả mãn nhu cầu nhận thức sự việc. Do phương
phức phản ánh hiện thực là biện luận trực tiếp nên người viết bình luận phải
bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm, tư tưởng chính trị của mình
trước những vấn đề thời sự nóng hổi. Điều này đòi hỏi những nhà bình luận
phải là người có vốn sống, lập trường, quan điểm vững vàng, có tầm nhìn, lý
lẽ sắc sảo để dẫn dắt vấn đề. Có như thế, họ mới tìm ra bản chất của vấn đề để
định hướng dư luận xã hội, đem đến cho người đọc những nhận thức mới,
đúng đắn.
Nhìn chung, các bài bình luận báo chí bao giờ cũng xoay quanh những
vấn đề thời sự nóng hổi, những hiện tượng của đời sống xã hội hiện đại. Nó
chứa đựng khuynh hướng tư tưởng và sự đánh giá của tác giả thông qua cách

75
thức lập luận và lý lẽ biện luận sắc sảo của người viết. Chính vì vậy mà bình
luận nói riêng và chính luận nói chung là vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh
trên mặt trận tư tưởng đối với cuộc chiến chống thù trong, giặc ngoài của dân
tộc ta đồng thời là công cụ đắc lực để tuyên truyền, cổ động, giác ngộ quần
chúng một cách hiệu quả, thiết thực nhất.

3.1. 2. Hình thức thể hiện cơ bản của bình luận là cách sắp xếp lôgic
các luận điểm, luận cứ và luận chứng
Một bài bình luận bao giờ cũng được xây dựng trên hệ thống một luận
điểm, luận cứ, luận chứng và theo một trình tự lôgic, thống nhất thông qua
một chuỗi lý lẽ sắc bén và thuyết phục. Khi đã có được một hệ thống lập luận
đầy đủ và chuẩn xác, người viết sẽ tiến hành xây dựng bài bình luận trên cơ
sở vận dụng lý lẽ kết hợp với ngôn từ. Một tác phẩm bình luận báo chí bao
giờ cũng có 2 phần chính là phần “ bình” và phần “ luận”. Bình là xem xét,
phân tích các khía cạnh của sự kiện, vấn đề; đặt nó trong thế so sánh, đối
chiếu để làm sáng rõ bản chất vấn đề; khai thác, thẩm định, đánh giá nó ở các
nội dung ý nghĩa. Còn luận là sự suy rộng ra, bàn bạc mở rộng vấn đề, đặt nó
trong quá trình diễn biến để đi đến nhận định, dự báo khả năng phát triển và
ảnh hưởng, tác động của nó đến đời sống xã hội. Chỉ có ở thể loại bình luận,
các sự kiện, vấn đề mới được soi rọi, khoan sâu để tìm ra bản chất và đem lại
nhận thức sâu sắc hơn.
Nếu tin đăng tải các sự kiện đã và đang diễn ra; phóng sự nhấn mạnh
đến chi tiết, hình tượng nhân vật và cái “ tôi” người viết thì bình luận nghiêng
về cách lập luận vấn đề theo sự sắp xếp lôgíc, hợp lý hệ thống luận điểm, luận
cứ, luận chứng. Trong một bài bình luận có thể có một hoặc nhiều luận điểm.
Đó là những ý trực tiếp cấu thành chủ đề, có sức khái quát cao, chứa đựng
những quan niệm, tư tưởng sâu sắc. Các luận điểm này tương đối độc lập với

76
nhau và cùng có nhiệm vụ làm rõ thêm cho chủ đề. Tính độc lập tương đối
của các luận điểm biểu hiện ở chỗ, trong một tác phẩm, luận điểm này không
nằm trong luận điểm kia. Luận điểm thường là một bộ phận rất ngắn gọn, cô
đúc; có khi luận điểm được khái quát như những chân lý; có khi luận điểm
được nêu lên bằng những câu hỏi. Để làm sáng tỏ luận điểm, tư tưởng của
người viết được kết đọng trong các luận cứ. Các luận cứ được lập luận một
cách chặt chẽ, linh hoạt, muôn màu, muôn vẻ. Nội dung bài bình luận được
hình thành do các luận điểm, luận cứ. Tuy nhiên các luận điểm, luận cứ đó
gắn kết với nhau không phải bằng sự liệt kê, kể lể tuỳ tiện mà chúng phải
được nối với nhau theo những quan hệ nhất định. Luận chứng có nhiệm vụ
triển khai, kết dính các luận cứ và luận điểm, giữa các ý với nhau nhằm mục
đích dẫn dắt người đọc đến với ý đồ của tác giả.
Có thể nói, bình luận thuyết phục người đọc nhờ cách lập luận của người
viết. Lập luận chặt chẽ, lôgic sẽ tìm ra bản chất của sự việc và xu hướng phát
triển của nó từ đó thể hiện quan điểm của tác giả, định hướng tư tưởng cho công
chúng. Lấy thông tin lý lẽ làm cơ sở nên bình luận báo chí đòi hỏi rất cao hoạt
động tư duy là khả năng lập luận chặt chẽ. Một bài bình luận tác động đến công
chúng không những thấu tình mà phải đạt cả lý, phải làm cho người đọc “ tâm
phục, khẩu phục”. Cho nên Hữu Thọ trong cuốn Bình luận báo chí thời kỳ đổi
mới có nói “ trong các sự khó của nghề báo thì viết “ luận là rất khó”.

3.2. Những đặc sắc rút ra từ cách lập luận trong loại bài bình
luận báo chí
3.2.1. Đặc trưng thể loại quy định kết cấu lập luận
Qua phân tích bài bình luận của các nhà báo: Hữu Thọ, Chu Thượng,
Quang Lợi; người viết rút ra có 2 dạng kết cấu quy định cách lập luận. Dạng
thứ nhất thường xuất hiện trong loại bài bình luận sự kiện như các bài “ Sự

77
kiện và bình luận” của Chu Thựơng. Một sự kiện vừa mới xảy ra hôm qua thì
có thể ngay ngày hôm sau, độc giả đã thấy nó xuất hiện trong “ Sự kiện và
Bình luận” với những lời bình luận sắc sảo, ngắn gọn. Tính thời sự đã buộc
chuyên mục này phải bắt kịp những vấn đề, sự kiện, hiện tượng nóng bỏng
trong đời sống xã hội và phải được viết một cách cô đọng, hàm súc với dung
lượng đã được cố định trên trang nhất. Người viết chỉ cần tóm tắt sự kiện, bổ
sung, thông báo thêm một hoặc nhiều thông tin khác cùng đề tài. Tiếp đến là
vận dụng lý lẽ để phân tích, giải thích sự kiện trên. Phần cuối thường là
hướng giải quyết vấn đề đặt ra hoặc thái độ của tác giả đối với sự kiện đó.
Trong dung lượng của một bài bình luận ngắn, thuyết phục được người đọc là
không dễ. Không thể “ép” độc giả nghe theo mình nếu nhà báo không đưa ra
được những lý lẽ xác đáng, những thông tin cần thiết chứng minh cho lập luận
của mình. Chỉ có những yếu tố ấy mới là căn cứ để bài bình luận đạt được giá
trị như mong đợi. Cách viết thể loại bình luận này rất thịnh hành từ báo trung
ương đến địa phương, từ báo chính trị- xã hội đến báo chuyên ngành… Nó
đòi hỏi người viết vừa nhạy bén, bám sát dòng sự kiện lại vừa có khả năng
thâu tóm, tìm ra bản chất sự kiện, nhanh chóng định hướng dư luận quần
chúng.
Dạng kết cấu bình luận thứ hai thường xuất hiện trong các bài bình luận
vấn đề ( các bài bình luận của Hữu Thọ và Quang Lợi). Dạng bài này có kết
cấu chặt chẽ hơn, đòi hỏi người viết phải có hệ thống luận cứ, luận điểm và
luận chứng lôgic, thống nhất với 3 phần: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết
thúc vấn đề. Người viết có nhiệm vụ xây chuỗi các sự kiện, hiện tượng và
khái quát thành vấn đề có tính thời sự và bức thiết trong đời sống xã hội. Kết
cấu thông thường là kết cấu tam đoạn luận gồm 3 phần:
Đặt vấn đề: nêu sự kiện được bình luận. Phần mở đầu có nhiệm vụ giới
thiệu chủ đề, xác lập mối quan hệ giữa tác giả với đối tượng giao tiếp; cung

78
cấp những thông tin nền, làm bối cảnh chung cho chủ đề của văn bản. Ở một
mức độ cần thiết, mở đầu có thể giới thiệu dàn bài tổng quát hoặc phương
hướng triển khai của văn bản; khơi gợi được sự chú ý của người đọc đối với
các vấn đề sẽ trình bày.
Giải quyết vấn đề: so sánh, đối chiếu, phân tích sự kiện. Phần thân
thường được coi là phần quan trọng nhất trong kết cấu của văn bản. Nhiệm vụ
trung tâm của phần thân là triển khai đầy đủ đề tài- chủ đề, phát triển những
tư tưởng chủ yếu đã được vạch ra ở phần mở đầu cho đầy đủ, trọn vẹn. Nghĩa
là nếu phần mở đầu mang những thông tin tổng luận thì phần này mang
những thông tin chi tiết, cụ thể, đáp ứng sự chờ đợi của người đọc. Tuỳ thuộc
vào số lượng của các chủ đề bộ phận, mức độ phức tạp của vấn đề định trình
bày mà triển khai một hay nhiều đoạn văn, dài hay ngắn. Các đoạn văn này
được sắp xếp theo một trật tự logic nào đó và được liên kết với nhau về mặt
hình thức
Kết thúc vấn đề: đưa ra ý kiến, quan điểm, bình giá của báo nói chung
và tác giả nói riêng đối với sự kiện, vấn đề được đề cập.

3.2.2. Khái quát mô hình lập luận


Đi tìm một mô hình lập luận chung cho các bài bình luận là điều rất
khó bởi sự phong phú, sáng tạo của các nhà báo khi lý giải, phân tích, nhận
định vấn đề. Bài bình luận là dạng bài mang nhiều dấu ấn của cái tôi cá nhân
với cá tính sáng tạo và đặc trưng trong phong cách thể hiện. Khi tất cả sự
phân chia dạng bài trong thể loại bình luận vẫn chỉ là tương đối thì ở phạm vi
nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi tạm chia những bài bình luận của 3
nhà báo: Hữu Thọ, Chu Thượng, Quang Lợi thành 2 dạng bài: bình luận sự
kiện và bình luận vấn đề.

79
Dưới đây là 2 mô hình chung, khái quát, đặc trưng cho cách lập luận
trong mỗi dạng bài còn việc phân tích cụ thể, chúng tôi đã trình bày rất rõ
trong chương II.

80
Mô hình lập luận trong dạng bài bình luận sự kiện ( thông qua bài bình
luận của nhà báo Chu Thượng)

Đặt vấn đề

Luận điểm 1

Luận cứ 1
Phương
pháp Luận cứ 2
diễn
dịch Luận cứ 3

Luận điểm 2
Giải
Luận cứ 1 quyết
vấn đề
Luận cứ 2

Luận cứ 3

Luận điểm 3

Phương Luận cứ 1
pháp
quy nạp
Luận cứ 2

Luận cứ 3

Kết thúc vấn đề

81
Mô hình lập luận trong dạng bài bình luận vấn đề ( thông qua bài bình
luận của Hữu Thọ và Quang Lợi)

Đặt vấn đề

Thông tin sự kiện

Phân tích,
Phương pháp

lý giải
quy nạp

Thông tin bổ sung

Nhận định, thái độ, hướng giải quyết vấn đề

Có thể nói, so với bình luận của Hữu Thọ, các bài bình luận của Quang
Lợi thường có kết cấu phức tạp hơn do tính chất vấn đề và sự phức tạp trong
việc phân tích, mổ xẻ các mặt của một vấn đề. Bình luận của Quang Lợi
thường có nhiều luận điểm nhưng ông lại có cách sắp xếp các luận điểm, luận
cứ rõ ràng, lôgic nên lập luận trong bài viết của ông chặt chẽ, biện chứng và
rất khoa học. Lối tư duy mạch lạc, trí tuệ đã giúp Quang Lợi có được những
tác phẩm thành công, tiêu biểu cho mô hình lập luận và đặc trưng cho cách
viết bài bình luận.

3.2.3. Luận cứ- chính xác và lôgic


Để lập luận đúng, thuyết phục được người đọc thì yêu cầu đầu tiên và
quan trọng là luận cứ đưa ra phải chính xác. Việc khai thác và dẫn dắt sự kiện,
vấn đề quyết định một phần lớn thành công của bài bình luận. Chính vì vậy
mà lựa chọn sự kiện và trích dẫn số liệu độc đáo, hợp lý tạo nên sự thành

82
công và sức hấp dẫn cho bài bình luận. Có thể sự kiện được lựa chọn để bình
luận không thật sự nổi bật và mang tính thời sự cao nhưng nó có ý nghĩa, tác
động xã hội. Những sự kiện được đưa ra để bàn luận vừa mang tính thời sự,
vừa chứa đựng ý nghĩa, tầm sâu tư tưởng mà các tác giả muốn gửi gắm đến
độc giả. Bên cạnh những số liệu, sự kiện khô khan là những lời bình luận sử
dụng những hình ảnh ví von, so sánh, những câu thành ngữ, tục ngữ, những
biện pháp tu từ… để bình và luận về hiện tượng, sự kiện, vấn đề.
Chu Thượng là người viết bình luận rất coi trọng sự chính xác của số
liệu trong sự kiện vì trong một lần trả lời phỏng vấn trên Nhà báo và Công
luận số ra tháng 3/2003, ông nói: “ Số liệu là linh hồn của sự kiện. Nói bằng
số liệu là cách nói ngắn gọn nhất, sinh động nhất, thuyết phục nhất”. Những
số liệu chính xác của phần sự kiện đã tăng tính thuyết phục, tính báo chí của
chuyên mục. Số liệu được cập nhật mang tính thời sự cao đồng thời nó được
sắp xếp theo một bố cục chặt chẽ, lôgic phục vụ cho “ ý đồ” của người viết để
làm sao thuyết phục người đọc và đồng thời không khô khan, gây ấn tượng
với độc giả. Với nhà báo Chu Thượng “ tìm ra số liệu, liệt kê số liệu là một
chuyện, nhưng làm thế nào để từng số liệu phải rung lên, nồng ấm lên, cay
chua lên… lại là chuyện khác” (trả lời phỏng vấn trên Nhà báo và Công luận
số ra tháng 3/2003). Ông thừa nhận “ đã rung động đến mức chính những số
liệu tưởng như vô hồn cũng phải rung lên mạnh mẽ”. Vì thế mà Chu Thượng
suy nghĩ và tìm thấy cho sự kiện những lơì bình chứa đựng tầm sâu tư tưởng,
có sự tác động mạnh mẽ đến độc giả. Tác giả đã kết hợp khéo léo sự khô
khan, lạnh lùng của số liệu với sự hóm hỉnh, nhẹ nhàng, hào hoa của ngôn
ngữ bình luận. Bên cạnh cách thức đưa sự kiện bằng lời kể, diễn giải của tác
giả, Chu Thượng cũng sử dụng cách trích dẫn trực tiếp câu nói, lời phát biểu
của những người có thẩm quyền, chịu trách nhiệm và liên quan trực tiếp đến
sự kiện. Sự kết hợp giữa các đặc trưng ngôn ngữ bình luận không chỉ tạo cho

83
các bài viết của Chu Thượng giọng điệu phong phú, đa dạng mà còn giúp độc
giả tiếp cận vấn đề một cách nhẹ nhàng, không áp đặt.
Hữu Thọ trong bài viết “Viết luận để bàn luận” đã nói rằng: “ Người
bình luận” là một chức danh nghề nghiệp cao quý của báo chí. Đặt bút viết “
luận” là khi thấy một sự kiện, một vấn đề, có khi là một hiện tượng có ý nghĩa
đang diễn ra cần phải “ luận” bàn, phân tích lý lẽ, nêu một vấn đề mới, kịp
thời trước bạn đọc. Vấn đề quan trọng là bài bình luận đó xuất phát từ tư cách
gì mà “ bình” do đó có tầm quan trọng khác nhau. Quy luật, phương pháp
thực hiện bình luận phải lấy “ luận” làm gốc nhưng “ luận” nào trên báo cũng
phải lấy vấn đề, sự kiện, hiện tượng trong thực tiễn đang diễn ra làm nguyên
liệu”. Coi sự kiện, hiện tượng là nguyên liệu, là cái “ cớ” để bình luận nên rất
nhiều bài viết của ông trong tập Bản lĩnh Việt Nam thường mở đầu bằng việc
dẫn ra cụ thể thông tin đó. Tuy nhiên, nếu so với Chu Thượng thì Hữu Thọ
không cầu kỳ, không “ làm mới” sự kiện, hiện tượng đó bằng cách sử dụng
các biện pháp tu từ hay thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh. Thường thì các số liệu,
trích dẫn được Hữu Thọ đưa nguyên vào bài viết. Trong lập luận, cách trích
dẫn luận chứng như thế đảm bảo tính chính xác, chân thực của thông tin
nhưng lại kém hấp dẫn và ít gây ấn tượng với độc giả.
Với một sự kiện quốc tế, một sự kiện mà nó diễn ra ở cách chúng ta
nửa vòng trái đất; tác giả không được trực tiếp chứng kiến mà chỉ biết thông
qua các phương tiện truyền thông đại chúng… thì việc hiểu, thấu tóm và tìm
ra bản chất của vấn đề là một điều rất khó. Nhất là khi đó lại là những vấn đề
động chạm đến thể chế chính trị, xu hướng toàn cầu, tham vọng và việc lập lại
trật tự thế giới… Quang Lợi với sự am hiểu tường tận, vốn kiến thức rộng
cùng với sự nhạy cảm chính trị đã luôn nắm bắt được những sự chuyển động,
những mạch ngầm của một bề mặt thế giới tưởng như phẳng lặng. Một sự
thay đổi dù nhỏ nhất: một chiến lược mới của nước Mỹ trong cuộc chiến
Côxôvô hay cái bắt tay của những nhà lãnh đạo… cũng không lọt qua nhãn

84
quan chính trị sắc sảo của nhà bình luận quốc tế Quang Lợi. Như bình luận về
cuộc chiến tranh Côxôvô- chùm 24 bài của ông xung quanh đề tài này đã
được giải báo chí Toàn quốc năm 1999. Dù là bình luận về một sự kiện nhưng
do nó là các vấn đề quốc tế có tính chất phức tạp nên các bài bình luận của
Quang Lợi thường khá dài và được nâng lên thành những bài bình luận vấn
đề. So với Chu Thượng và Hữu Thọ thì cách sử dụng luận cứ của Quang Lợi
mang nhiều tính lôgic, nặng yếu tố tư duy. Đơn giản như với những số liệu
trích dẫn, ít khi Quang Lợi đưa số liệu không mà ông thường đặt chúng trong
sự so sánh, liên tưởng với những con số đối nghịch hoặc cùng loại.
Có thể nói, dù “ cầu kỳ” hay đơn giản thì cách sử dụng luận cứ để
chứng minh cho luận điểm của 3 nhà bình luận đều gặp nhau ở 1 điểm chung
nhất; đấy là đề cao tính chính xác và lôgic. Đây là yếu tố quan trọng, đảm bảo
cho một lập luận đúng và thuyết phục.

3.2.4. Sáng tạo và cá tính trong bình luận của Hữu Thọ, Chu
Thượng và Quang Lợi
Cái tôi trong bình luận là cái tôi lý lẽ. Bằng bản lĩnh chính trị vững
vàng, bằng sự nhạy cảm và tư duy sắc sảo, bằng trình độ hiểu biết sâu
rộng, cái tôi nhà bình luận đi sâu phân tích, lý giải sự kiện và vấn đề mà
bài viết đặt ra. Sáng tạo cá nhân có vai trò quyết định trong viết bình
luận. Cái tôi của nhà bình luận chính là cá tính sáng tạo vốn không thể
tách rời khỏi sự “ đắm mình”, có khi là sự “ hoá thân” vào sự kiện để
giúp người bình luận không chỉ hiểu được sự kiện, mổ xẻ được nó mà
còn tạo cho mình một tâm thế, một cảm xúc khi viết.

3.2.4.1. Sáng tạo và cá tính trong bình luận của Hữu Thọ

85
Trong giai đoạn bắt đầu đổi mới nổi lên một cây bút chiến đấu, luôn lăn
xả vào cuộc sống, phát hiện ra những vấn đề mới mẻ đó là Hữu Thọ. Từ cách
lập luận, cách phân tích, lý giải các vấn đề, cách dùng câu chữ… đều được
nhà báo quan tâm đặc biệt với lập trường, quan điểm rõ ràng. Đặt trong hoàn
cảnh những năm 1990 của thế kỷ XX, khi mà chúng ta đang đứng trước nhiều
sự thay đổi, mới mẻ; cũng do nhu cầu độc giả lúc bấy giờ nên cái “ tôi” nhà
báo luôn được người viết thể hiện một cách trực diện.
Có đến hơn 50% các bài bình luận của Hữu Thọ in trong cuốn Bản lĩnh
Việt Nam là có sử dụng đại từ xưng hô ngôi thứ nhất bao hàm cả người nói
lẫn người nghe, đó là những từ chúng ta, chúng tôi. Nhà báo sử dụng những
từ này để thể hiện thái độ của tác giả đồng thời cũng bao hàm cả thái độ của
bạn đọc đối với vấn đề tác giả đang đề cập. Ví dụ như trong bài Ngọt ngào (
đăng ngày 1-1-1987), Hữu Thọ viết: “ Chúng ta không có củ cải đường như
các nước châu Âu. Chúng ta cũng không có đồng mía bạt ngàn như Cu- ba.
Nhưng đất trồng mía của ta không ít… Năng suất của ta mới được 300 tạ mía
cây một hecta, một năng suất thấp nhưng làm khá có thể được 500, 600 rồi
700 tạ. Mà một tấn mía cây, ít ra cũng được 75kg đường. Chúng ta thử cầm
bút hạ con tính mà xem, đời ta đến nỗi gì thiếu vị ngọt? Ấy thế mà ta cứ
thiếu…” Trong bài Chuyện gạo ( đăng ngày 14-1-1990), Hữu Thọ đã dùng
rất nhiều đại từ tôi: “ Có chuyện gạo thôi mà tôi thấy rất mừng cả ở ngoài
chuyện gạo… Lòng tôi mừng lắm và còn phải suy nghĩ tiếp tục về những bài
học mà nó mang lại, nhưng tôi không thích dùng tính từ “ kỳ diệu”, “ thần kỳ”
vì nó không có mức độ và dễ sinh chủ quan… Cho nên, tôi rất đồng ý với ai
đó nói là tình hình lương thực năm nay tạo nên cái đà mới, vì có chính sách
đúng…”. Một cái tôi hiển hiện trong từng câu chữ, đặt trong một loại bài
mang nặng tính tư tưởng như bình luận là điều dễ thuyết phục người đọc. Bên
cạnh đó là khoảng 17% các bài có sử dụng những từ tình thái biểu hiện quan
hệ trực tiếp của tác giả đối với vấn đề mà tác giả đang đề cập đến.

86
Hữu Thọ làm việc ở tờ báo ngày nên các bài bình luận phải đảm bảo
tính cập nhật, viết ngắn, chủ yếu bám sát guồng thời sự mà luận: “ Tôi nghĩ
rằng trong các sự khó của nghề báo thì viết “ luận” là rất khó. Viết “ luận”
phải nghĩ kỹ, viết kỹ, nhưng viết “ luận” cho báo ngày lại phải viết nhanh, có
bài vừa nghĩ vừa viết không quá một giờ đồng hồ, phải viết một lần cho kịp,
cho nên lại càng khó và nguy hiểm”. Chính vì thế mà các bài bình luận đăng
trên báo ngày của Hữu Thọ thường rất ngắn gọn: từ 700 đến 1500 chữ bàn
đến những vấn đề cụ thể và đề ra hướng đi, cách giải quyết để bạn đọc cùng
quan tâm, suy ngẫm. Viết bình luận, ông luôn tỏ thái độ thẳng thắn, rõ ràng
nhưng thuyết phục người đọc một cách có tình có lý, không áp đặt, cực đoan.
Nhiều lúc, ngòi bút của ông châm biếm chua cay nhưng vẫn trên tinh thần phê
phán, góp ý một cách tích cực

3.2.4.2. Sáng tạo và cá tính trong bình luận của Chu Thƣợng
Với Chu Thượng thì ông lại có cách thể hiện cái tôi khác. Chu Thượng
rất hiếm khi xưng tôi với người đọc nhưng độc giả vẫn thấy hiển hiện một cây
bút hóm hỉnh, đầy cá tính. Đó là một cái tôi lý lẽ với những lời bình luận sắc
sảo, với những nhận định táo bạo và thẳng thắn. Cách viết này của Chu
Thượng là lối bình luận ngắn gọn, hàm súc với quan điểm đại diện cho tiếng
nói của toà soạn. Chu Thượng bộc bạch: “ Khi nhiệm vụ của người đưa tin
chấm dứt thì người bình luận lên tiếng, có thể viết bình luận về nhiều đề tài
khác nhau nhưng cái chính là phải biết đưa vào một ý tưởng, một cách nhìn”.
Chu Thượng luôn tìm cách đưa vào trong bài bình luận của mình những
thông tin, sự kiện điển hình để làm nổi bật vấn đề bàn luận. Những bài viết
của Chu Thượng trong mục “ Sự kiện và Bình luận” là những bài bình luận
ngắn, bình luận sự kiện nên thông thường chỉ có một luận điểm duy nhất
chính là chủ đề tác phẩm. Còn những thông tin xung quanh sự kiện, vấn đề

87
chính là những luận cứ minh chứng cho luận điểm mà ông thường thể hiện rõ
nhất trong phần kết luận.
Mỗi bài bình luận ngắn thường chỉ loé sáng một ý chủ đạo, đó
chính là chủ đề. Dùng những chi tiết sống động, những tư liệu có giá trị
minh họa và chứng minh cho lập luận của tác giả, những bài bình luận
sự kiện của Chu Thượng điển hình cho lối viết ngắn gọn, hiện đại và hấp
dẫn, có sức thuyết phục cao đối với người đọc. So với Hữu Thọ thì cách
lập luận của Chu Thượng lôgic, biện chứng và cũng sinh động, linh hoạt
hơn. Tác giả vừa thể hiện quan điểm chính thống của tờ Lao Động, không xa
dời tôn chỉ, mục đích của tờ báo là phục vụ nhân dân Lao Động, vừa để lại
dấu ấn riêng trong từng bài viết. Ngôn ngữ bình luận của ông rất gần với ngôn
ngữ đời thường của người lao động nên nó khiến cho các bài bình luận của
ông đến gần với độc giả hơn.

3.2.4.3. Sáng tạo và cá tính trong bình luận của Chu Thƣợng
Nhìn chung, phân tích các bài báo của nhà bình luận quốc tế Quang
Lợi, người ta thấy ông là một cây bút tài hoa, trí tuệ. Lối tư duy lôgíc, khoa
học và biện chứng đã giúp ông nhìn thấy chiều sâu của mọi vấn đề, chọn lọc
sự kiện ở những sắc thái góc cạnh và thời điểm thích hợp nhất. Thành công
trong những bài bình luận của Quang Lợi chính là lối lập luận lôgic đầy trí tuệ
bên cạnh sự sáng tạo của ngôn từ. Người đọc không chỉ bị thuyết phục trước
lối tư duy triết học uyên bác mà còn bởi cách thể hiện vấn đề linh hoạt, sống
động. Các biện pháp tu từ và nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, ví von đã được ông sử
dụng một cách nhuần nhuyễn và tinh tế.
Trong toàn bộ tuyển tập, Quang Lợi đã tìm được những cách định
danh vô cùng ấn tượng, tạo cảm nhận về một sự độc đáo, không chỉ ở
bình diện ngôn từ mà đằng sau ngôn từ là một nhận thức mới mẻ về thế

88
giới mà ta đang sống: cơn bão tài chính tiền tệ, hội chứng đôminô, sự
ngã bệnh của một nền kinh tế lớn, nhịp đập châu Á, kỷ nguyên cất cánh,
đường ray của sự sắp đặt, thứ triết lý của kẻ mạnh, sự biến hoá vai diễn,
những điểm nhạy cảm và đau nhức trên cơ thể nước Nga, những kẻ sắp
đặt thế giới… Trong bài Tấn trò giễu cợt công lý tác giả viết: “ …
Chẳng lẽ liên bang Nam Tư với những đặc điểm lịch sử, địa lý, dân tộc
riêng của mình lại có thể phù hợp với cả ba loại mô hình có nhiều khác
biệt này hay sao? Trong “ phiên chợ chiều” ảm đạm này của nhà nước
liên bang, lời đề xuất của ông V. Côxtunica cũng chỉ được xem như một
tiếng rao buồn bã, ít động lòng những người trong cuộc. Trong con mắt
của những người trọng danh dự và công lý, phiên toà xét xử cựu tổng
thống S. Milôxêvích chính là tấn trò giễu cợt công lý…” Chỉ mấy dòng rất
ngắn thế nhưng có tới 3 cụm danh từ đặc sắc: phiên chợ chiều ảm đạm,
một tiếng rao buồn bã, tấn trò giễu cợt công lý. Những cánh định danh này
cho thấy nỗi buồn và sự bất bình của người viết- buồn cho đất nước Nam
Tư, bất bình thay cho những người “ trọng danh dự và công lý”.
Đọc bình luận quốc tế của Quang Lợi nhiều khi người đọc quên mất
ông là một nhà báo. Sự am tường và cách phân tích, mổ xẻ vấn đề ở nhiều góc
độ khiến ông giống một nhà chính trị, ngoại giao, một nhà quân sự, một triết
gia. Một cái tôi trí tuệ, bản lĩnh và nhạy cảm với những vấn đề thời cuộc.
Người đọc mến mộ và khâm phục ông bởi những lập luận đầy lôgic, biện
chứng và hơn hết chính là khả năng phán đoán, dự báo chu trình vận động của
sự kiện, hiện tượng.
Hồ Quang Lợi trong bài viết “ Cá tính sáng tạo trong bình luận” có nói:
“Trong những trường hợp chưa thể khẳng định một điều gì đó thì nên bớt đi
tính khẳng định, chủ yếu dự báo xu thế vận động và phát triển của vấn đề
nhằm tránh chủ quan, áp đặt nhưng vẫn phải có sự định hướng cần thiết cho

89
bạn đọc. Đồng thời cách viết đó tăng thêm tính chia sẻ: tức là giúp bạn đọc
phát triển ý tưởng của mình lên. Một nhà báo phải chịu trách nhiệm về những
gì anh ta viết ra. Mà thực tế thì luôn có những biến động bất ngờ và phức tạp.
Nếu anh dự báo sai, bạn đọc sẽ đánh mất niềm tin ở anh, danh dự, sự nghiệp
của nhà báo đó có thể sẽ không còn. Khi viết bình luận, đừng đóng chặt cửa
sau của mình”.
Mỗi nhà báo tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ của vấn đề và quan điểm chính
trị, nhạy cảm thời sự mà đưa ra những nhận định riêng trong mỗi bài bình luận. Một
cái tôi thiếu lý lẽ, mờ nhạt và ít cá tính sẽ không thuyết phục được người đọc. Và như
thế, bài bình luận sẽ không đạt được hiệu quả thông tin như mong đợi.
KẾT LUẬN

1. Vận dụng lý thuyết lập luận vào phân tích hơn 300 bài bình luận của
các tác giả: Hữu Thọ, Chu Thượng, Quang Lợi; chúng tôi khẳng định rằng:
Lập luận là yếu tố then chốt, sợi chỉ đỏ xuyên suốt quyết định thành công
của một bài bình luận báo chí. Sức hấp dẫn của bài bình luận không nằm ở
chi tiết giật gân, ly kỳ mà chính là ở cách lập luận, ở cách phân tích, mổ xẻ
vấn đề một cách lôgíc, mới mẻ đem lại cho người đọc những thông tin mới,
nhận thức mới. Đó là chiến lược trình bày vấn đề, là cách thức sắp xếp nội
dung sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, một mặt cần nêu rõ các luận
điểm để người đọc hiểu người viết muốn trình bày vấn đề gì, ý kiến của người
viết về vấn đề đó ra sao. Mặt khác phải biết cách luận chứng, tức là biết vận
dụng các phép suy luận lôgic, đưa ra những lý lẽ và dẫn chứng cần thiết, phối
hợp chúng một cách thích hợp để chứng minh cho các luận điểm được nêu,
thuyết phục người đọc tin vào tính đúng đắn của các luận điểm đó.
2. Tuỳ thuộc vào các dạng bài bình luận mà lập luận có kết cấu phù
hợp với nội dung, mục đích và dung lƣợng bài viết. Một bài bình luận ngắn

90
thường chỉ loé sáng một ý chủ đạo, đó chính là chủ đề. Rồi dùng những chi
tiết sống động, những tư liệu có giá trị minh họa và chứng minh cho lập luận
của tác giả, tạo hồn cho bài viết mới có sức thuyết phục cao đối với người
đọc, người nghe. Trong khi đó với những bài bình luận vấn đề, ở những thời
điểm quan trọng thì nó phải đảm bảo một hệ thống luận điểm, luận cứ, luận
chứng rõ ràng, mạch lạc. Nó phải thể hiện được quan điểm, đường lối, lập
trường và nhận định của nhà báo, cơ quan báo chí về sự kiện, hiện tượng đó.
Một bài bình luận phải đạt được 3 cái đúng sau: đúng bản chất của sự việc,
vấn đề; đúng xu thế phát triển của tình hình; đúng quan điểm, đường lối của
Đảng và Nhà nước. Ba yếu tố này không hề trái ngược nhau mà còn bổ sung
cho nhau với điều kiện nhà bình luận có lối tư duy khách quan, khoa học.
3. Phân tích các bài bình luận cho thấy: Luận cứ và kết luận là 2 yếu
tố then chốt trong lập luận. Các lý lẽ và dẫn chứng thuyết minh, phục vụ
cho luận điểm thường được gọi là luận cứ. Yêu cầu của luận cứ là phải xác
thực, đáng tin cậy. Dù tiến hành luận chứng theo phương pháp nào thì lập
luận bao giờ cũng cần phải chặt chẽ, sắc bén. Tức là các luận điểm phải được
trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc, hệ thống thông tin lý lẽ phải được dẫn
dắt, sắp xếp theo một trình tự hợp lý. Các dẫn chứng cần phải chính xác, phù
hợp với các luận điểm được đưa ra. Có nhiều nhà báo, họ chăm chút, đầu tư
nhiều công sức vào phần mở đầu mà ít quan tâm đến phần kết luận nên
thường viết một cách đại khái. Thực ra đây là phần rất quan trọng đối với toàn
bộ cấu trúc văn bản. Nó có nhiệm vụ đặt dấu chấm cuối cùng cho nội dung
văn bản, thông báo về sự hoàn chỉnh, trọn vẹn của văn bản.
4. Cái tôi trong bình luận là cái tôi lý lẽ- cá tính sáng tạo. Một bài
bình luận vừa dựa trên những cơ sở chung nhất nhưng lại là một sản phẩm
mang dấu ấn cá nhân. Văn chính luận thường khô khan, dập khuôn, công
thức. Tạo được bản sắc riêng trong viết bình luận là rất khó. Làm cho bài viết
trở nên hấp dẫn, sinh động, lôi cuốn người đọc là điều khó hơn. Bằng bản lĩnh

91
chính trị vững vàng, bằng sự nhạy cảm và tư duy sắc sảo, bằng trình độ hiểu
biết sâu rộng, cái tôi nhà bình luận đi sâu phân tích, lý giải sự kiện và vấn đề
mà bài viết đặt ra. Sáng tạo cá nhân có vai trò quyết định trong viết bình luận.
Cái tôi của nhà bình luận chính là cá tính sáng tạo vốn không thể tách rời khỏi
sự “ đắm mình”, có khi là sự “ hoá thân” vào sự kiện để giúp người bình luận
không chỉ hiểu được sự kiện, mổ xẻ được nó mà còn tạo cho mình một tâm
thế, một cảm xúc khi viết. Qua những bài bình luận của Chu Thượng, người
ta thấy ở ông sự thâm trầm, sâu lắng pha chút hóm hỉnh, bình dị của một nhà
báo “ lão làng” giàu kinh nghiệm, có bề dày văn hoá và sự trải nghiệm cuộc
sống. Bình luận của Hữu Thọ tuy sắc sảo, chặt chẽ trong cấu tứ và lập ý
nhưng thiếu sự mượt mà, chau chuốt của ngôn từ và hình ảnh, không có nhiều
hình tượng và biểu tượng như Chu Thượng nên bớt đi độ sâu và sự lấp lánh
của tác phẩm. Đôi khi ông hay tản mạn, không đi đến cùng và thiếu quyết liệt.
Quang Lợi trí tuệ và bản lĩnh, hào hoa và cũng đầy triết lý trong lập luận tuy
còn một số hạn chế nhất định như đôi khi vì quá lạm dụng, quá cầu kỳ mà ông
đưa ra những từ ngữ chưa thật thông dụng, xa lạ với số đông công chúng nên
một số bài viết rơi vào tình trạng “ bác học”, khó hiểu. Việc lạm dụng câu dài
cũng khiến cho nhiều bài bình luận dài, dàn trải không cần thiết.
Có thể nói, một bài bình luận thành công, thuyết phục người đọc phải
đạt được 3 cái đúng sau: đúng bản chất của sự việc, vấn đề; đúng xu thế
phát triển của tình hình; đúng quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà
nước. Ba yếu tố này không hề trái ngược nhau mà còn bổ sung cho nhau
với điều kiện nhà bình luận có lối tư duy khách quan, khoa học. Trước xu
hướng phát triển của báo chí hiện đại, trước nhu cầu của độc giả trong thời
buổi kinh tế thị trường, thể loại bình luận đã có những thay đổi nhất định,
sáng tạo, làm mới mình để ngày càng hấp dẫn độc giả hơn. Ngày nay, độc
giả khó có thể chấp nhận những bài viết xơ cứng, một chiều, nói lấy được.
Người viết bình luận luôn luôn được định hướng chung bởi chính sách, đường

92
lối của Đảng và sự chỉ đạo trực tiếp của tổng biên tập. Đối với báo hàng ngày
thì một bài bình luận ra kịp thời, giá trị của nó sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
Ngược lại, nếu để chậm thì sự kiện sẽ trôi đi. Chính vì vậy mà bình luận ngắn,
bình luận sự kiện là loại bài khá phát triển và phổ biến hiện nay. Nó được xây
dựng trên cơ sở chi tiết tiêu biểu về những sự kiện riêng lẻ trong một lĩnh vực
nào đó đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tác giả lựa
chọn, phân tích một cách hệ thống, bằng tư duy sắc sảo, tái hiện một bức
tranh tổng thể về đời sống xã hội, giúp người đọc hiểu sâu sắc và đầy đủ về
vấn đề mà tác giả đề cập.
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, công chúng có thể dễ
dàng, chủ động trong việc lựa chọn các nguồn tin từ các cách tiếp cận khác
nhau. Yêu cầu đặt ra đối với các nhà bình luận cũng vì thế mà khắt khe hơn.
Trong lúc phải nâng cao sự vững vàng về chính trị, nghiệp vụ thì người viết
bình luận phải có đầu óc năng động, sáng tạo, tự tin, dám chịu trách nhiệm về
những gì mình viết. Làm được như thế là một bài toán khó: vừa vững vàng,
cẩn trọng mà lại vẫn không kìm hãm sự năng động, sáng tạo. Hai yêu cầu
tưởng như đối trọi, kìm hãm nhau phải được bổ sung cho nhau. Sự năng động,
sáng tạo phải thăng hoa trên nền của sự vững vàng, cẩn trọng, nghĩa là sự
vững vàng cẩn trọng phải là giá đỡ cho sự năng động, sáng tạo còn sự năng
động sáng tạo sẽ chắp cánh cho sự vững vàng, cẩn trọng.

93
94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

[1]. Cách viết một bài báo (1987), Thông tấn xã Việt Nam, Hà Nội.
[2]. Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí,
Nxb Lao động, Hà Nội.
[3]. Vũ Quang Hào (2007, tái bản), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Thông tấn,
Hà Nội.
[4]. Vũ Quang Hào, Bài giảng môn Ngôn ngữ truyền thông, Khoa Báo
chí, Trường ĐH KHXH và NV ( 2006- 2008).
[5]. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý
luận báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[6]. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Đại
học Quốc gia, Hà Nội.
[7]. Nguyễn Thiện Giáp ( 2000), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội
[8]. Đỗ Hữu Châu (1980), “Mấy vấn đề tổng quát trong việc chuẩn mực
hóa và giữ gìn trong sáng của tiếng Việt về mặt từ vựng - ngữ nghĩa”, Tạp chí
Ngôn ngữ .
[9]. Đỗ Hữu Châu ( 2007), Đại cương ngôn ngữ học ( tập 2), Nxb Giáo dục
[10]. Đỗ Hữu Châu ( 1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục
[11]. Đức Dũng ( 2001), Viết báo như thế nào, Nxb Văn hoá- Thông
tin, Hà Nội.
[12]. Hội Nhà báo TP. HCM, Tạp chí Nghề báo, năm 2002 - 2004.
[13]. Hội Nhà báo Việt Nam (1992), Nghề nghiệp và công việc của nhà
báo, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

95
[14]. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (2000), Ngữ
pháp tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[15]. Viện Ngôn ngữ học (1992), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển
ngôn ngữ, Hà Nội.
[16]. Trần Quang ( 2000), Các thể loại chính luận báo chí, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội
[17]. Trần Thế Phiệt ( 1997), Tác phẩm báo chí ( tập 3), Nxb Giáo dục
[18]. Trần Đình Sử ( chủ biên) ( 1994), Sách làm văn, Nxb Giáo dục
[19]. Hữu Thọ ( 1997), Nghĩ về nghề báo, Nxb Giáo dục, HN, 1997.
[20]. Hữu Thọ ( 2001), Công việc của người viết báo. Nxb Đại học
Quốc gia, HN.
[21]. Hữu Thọ ( 1999), Người hay cãi, Nxb Thanh niên.
[22]. Hữu Thọ ( 1997), Bản lĩnh Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[23]. Hồ Quang Lợi ( 2004), Ẩn số thời cuộc, Nxb Quân đội nhân dân,
Hà Nội.
[24]. Hồ Quang Lợi ( 1997), Cuộc bứt phá toàn cầu, Nxb Quân đội, Hà
Nội
[25]. Chu Thượng, Chiếc roi trong tâm tưởng, Nxb Hội nhà văn, Hà
Nội
[26]. Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, 1998
[27]. Hoàng Phê, Phân tích ngữ nghĩa, Tạp chí „„Ngôn ngữ’’ số
2/1975
II. Tài liệu dịch
[28]. Nguyễn Văn Dững, Hoàng Anh (dịch) (1998), Nhà báo - bí quyết
kỹ năng - nghề nghiệp, Nxb Lao động, Hà Nội.
[29]. Jean - Luc Martin - Lagardette (2003), Hướng dẫn cách viết báo,
Nxb Thông tấn, Hà Nội.

96
[30]. John Hohenberg (1974), Ký giả chuyên nghiệp, Hiện đại thư xã,
Sài Gòn.
[31]. Đào Tấn Anh, Trần Kiều Vân ( dịch) ( 2004), Các thể loại báo
chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội

III. Tài liệu từ Internet

[32]. Website Google.com.vn


[33]. Website Hocbao.com
[34]. Website Nhabaovietnam.com
[35]. Website Nghebao.com

97
98

You might also like