You are on page 1of 3

Một số khái niệm cơ bản

Báo chí: các loại hình thông tin tuyên truyền như báo tạp chí, v.v. (nói khái quát) (Từ
điển tiếng Việt – Hoàng Phê chủ biên)
Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện
bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành,
truyền dẫn tới đông đảo công chúng qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình,
báo điện tử. (Luật báo chí 2016) Lưu ý: báo in, báo nói, báo hình – loại hình báo chí.
Hoạt động báo chí là hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí, sản
phẩm thông tin có tính chất báo chí; cung cấp thông tin và phản hồi thông tin cho
báo chí; cải chính thông tin trên báo chí; xuất bản, in, phát hành báo in, truyền dẫn
báo điện tử và truyền dẫn, phát sóng báo nói, báo hình.
Sản phẩm báo chí là ấn phẩm, phụ trương của báo in; nội dung hoàn chỉnh của
báo điện tử; bản tin thông tấn; kênh phát thanh, kênh truyền hình; chuyên trang của
báo điện tử.
Tác phẩm báo chí là đơn vị cấu thành nhỏ nhất của sản phẩm báo chí, có nội
dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, gồm tin, bài được thể hiện bằng chữ viết, âm
thanh hoặc hình ảnh.
Thể loại: hình thức sáng tác văn học, nghệ thuật, được phân chia theo phương thức
phản ánh hiện thực, sự vận dụng ngôn ngữ, phong cách thể hiện, v.v (Từ điển
tiếng Việt – Hoàng Phê chủ biên)
Thể loại báo chí là hình thức biểu hiện cơ bản, thống nhất và ổn định của các bài
báo, là cách lựa chọn công cụ, phương tiện, phương pháp và hình thức trình
bày tác phẩm báo chí để phù hợp với nội dung, thích ứng với từng tình huống, sự kiện
và có thể chứa dựng được nội dung hình thức bài báo cần trình bày. (Dương Xuân
Sơn)
Các thể loại báo chí
- Nhóm các thể loại báo chí thông tấn: tin, phỏng vấn, tường thuật,…
- Nhóm các thể loại báo chí chính luận: xã luận, bình luận,…
- Nhóm các thể loại báo chí chính luận – nghệ thuật: phóng sự báo chí, kí báo chí,
tiểu phẩm báo chí,…
Tiêu phí phân loại các nhóm thể loại báo chí:
- Quy mô, tính chất của sự kiện, vấn đề;
- Hình thức, phương pháp phản ánh, chuyển tải thông tin;
- Mục đích, chức năng thông tin của tác phẩm.
Tiêu chí nhận diện thể loại báo chí (5 tiêu chí, đọc tài liệu)
Phần giảng
Trong thể loại chính luận, cần có lí lẽ, bằng chứng, điều hướng, dẫn dắt dư luận.
Tiểu phẩm báo chí có tính thời sự không? Phóng sự báo chí, kí báo chí có thể hiện
tính thời sự không? Vẫn có thể chấp nhận được, tính thời sự ở đây nghĩa đang được
dư luận, xã hội, công chúng quan tâm, vấn đề đang nóng. Chọn sự kiện, thể loại như
thế nào cho đúng.
Tin tức, chắc chắn có tính thời sự, cập những hàng ngày những tin mới nhất.
Tin tức khác bình luận, xã luận, nếu đối với tin, ta chỉ dừng lại cung cấp thông tin cho
người đọc một cách chính xác, nhanh chóng. Bình luận, xã luận, ở đó nó bàn luận vấn
đề nổi trội, sẽ thấy được nhiều góc nhìn và làm phong phú cho bài viết. Ở đây, còn có
phần lí giải, đánh giá.
Đây là thể loại giao thoa báo chí – chính luận, báo chí – chính luận – nghệ thuật.
Thể loại nào chứa đựng dấu ấn, phong cách của người viết trong đó? Giữa 2 loại báo
chí chính luận và báo chí chính luận – nghệ thuật? Phong cách cá nhân, phong cách
tác giả, nhà báo: chọn đề tài, cách sử dụng ngôn ngữ như thế nào…? Yếu tố quan
trọng đó chính là ngôn ngữ → làm nên phong cách cá nhân.
Tầm ảnh hưởng thông tin trong bối cảnh nhất định? (Hiệu quả tác động của thông tin
không chỉ ở thời điểm, bối cảnh mà còn là cách trình bày, chuyển tải thông tin đó).
Tác phẩm đó có tên gọi cụ thể, tính khoa học,… (hơi mơ hồ, không rõ).
Ngôn ngữ báo chí
- Tính công thức
- Súc tích
- Đại chúng
- Sinh động, biểu cảm
Phần giảng: Sở dĩ, đưa tính công thức vào ngôn ngữ báo chí, thực chất lấy từ thể loại
tin tức. Trong thể loại khác sẽ thấy tính công thức mờ nhạt. Đối với văn bản báo chí
phải giới hạn trong dung lượng nhất định, phải ngắn gọn, cung cấp được nhiều thông
tin cho độc giả. Tại sao ngôn ngữ báo chí có tính đại chúng? Đối tượng đọc là ai? Có
phải một nhóm đối tượng cụ thể hay không? Phục vụ nhóm đối tượng đông đảo hơn,
phải sử dụng ngôn ngữ đại chúng – dễ hiểu.
Sự lệch chuẩn trong ngôn ngữ báo chí (sự sáng tạo về mặt ngôn ngữ với mục đích
riêng)
- Thể loại báo chí xuất hiện sự lệch chuẩn: phóng sự, ký, tiểu phẩm
- Có mối liên hệ với ngôn ngữ chuẩn mực.
- Có vai trò chủ yếu trong việc làm nên phong cách ngôn ngữ nhà báo (phong
cách cá nhân) nhưng không phải là yếu tố duy nhất.

You might also like