You are on page 1of 16

1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN


TUYỀN KHOA PHÁT THANH-
TRUYỀN HÌNH
-----
-----

TIỂU LUẬN
MÔN NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

ĐỀ TÀI: CHUẨN MỰC NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thảo Tâm

Lớp tín chỉ : PT03801_K41.2

Mã sinh viên : 2156040052

Lớp hành chính : Báo Phát Thanh k41

HÀ NỘI,Tháng 10 năm 2022


2

MỤC LỤC
Mở Đầu…………………………………………………………………………. 3
1.Lý do lựa chọn đề tài:…………………………………………………………3
2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:……………………………………………5
3.Phương pháp ngiên cứu:………………………………………………………5
Nội dung………………………………………………………………………….6
I- Chuẩn mực ngôn ngữ báo chí:……………………………………………….6
1.Thế nào là chuẩn mực ngôn ngữ báo chí:……………………………………6
2.Vấn đề chệch chuẩn trong ngôn ngữ báo chí:………………………………..7
3. Sự phát triển của ngôn ngữ báo chí:…………………………………………9
II- Lỗi trong ngôn ngữ báo chí:………………………………………………..10
1.Các lỗi thường gặp trong ngôn ngữ báo chí:………………………………..10
2. Hệ quả của việc lỗi xuất hiện trong ngôn từ báo chí:……………………...10
III- Trách nhiệm của nhà báo trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng
việt:……………………………………………………………………………...11
1.Nhà báo cần nắm chắc các tri thức cơ bản liên quan tới việc sử dụng tiếng
Việt thuộc 4 phương diện chính là ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong
cách:……………………………………………………………………………..12
2.Nhà báo nên hạn chế tối đa việc vay mượn từ ngữ nước ngoài: ………….13

3. Nhà báo cần có một trình độ ngoại ngữ nhất định :……………………….14
Kết Luận………………………………………………………………………...15
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………...16
3

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, báo chí là phương tiện
thông tin đại chúng nhanh nhất, hiệu quả nhất và có nhiều công chúng nhất. Báo
chí tác động đến mọi mặt của đời sống, là động lực quan trọng cho sự phát triển
của xã hội. Vài trò của động lực này không chỉ nhắm tới khía cạnh đời sống - xã
hội mà việc sử dụng ngôn ngữ, từ ngữ trên báo chí cũng tác động rất lớn đến cách
sử dụng ngôn ngữ của nhiều độc giả. Có rất nhiều người vẫn còn thắc mắc: Liệu
ngôn từ được sử dụng trên báo chí có phải là chuẩn? Và chuẩn hay không chuẩn
từ vựng ảnh hưởng ra sao đến khả năng truyền đạt tư tưởng và giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt đối với người làm báo?

Năm mươi năm trước, giữa lúc chính quyền của Tổng thống Johnson tăng cường
leo thang chiến tranh phá hoại ra miền bắc nước ta, từ 7 đến 10-2-1966, Hội nghị
toàn quốc về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt được tổ chức tại Hà Nội với sự
tham gia của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, ngôn ngữ, nhà báo, nhà văn. Thủ
tướng Phạm Văn Đồng chủ trì hội nghị và có bài phát biểu về tiếng Việt và xác
định nhiệm vụ giữ gìn, phát triển tiếng Việt. Mười ba năm sau, chỉ bảy tháng sau
khi chúng ta vừa ra khỏi khói lửa của hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây
Nam và biên giới phía bắc của Tổ quốc, ngày 29-10-1979, Hội nghị toàn quốc lần
thứ hai về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt lại được tổ chức tại thủ đô Hà Nội
dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Tôi còn nhớ câu chuyện vào thời kỳ Mỹ ném bom đánh phá Hà Nội, khi có kẻng
báo động, máy bay gầm thét trên đầu nhưng có nhà văn đã không chịu xuống hầm
chỉ vì người ta viết sai “Hầm trú ẩn” thành “Hầm chú ẩn”. Nói vậy để thấy rằng,
với tiếng Việt từ lời ăn tiếng nói đến chữ viết, ông cha đặt ra những tiêu chuẩn rất
cao. Nhưng trong thời kinh tế thị trường, đặc biệt là mở cửa hội nhập thì lời ăn
tiếng nói của ông cha cũng bị mai một, bị lệch chuẩn.

Trong đó, các cơ quan báo chí, bên cạnh công truyền bá, sáng tạo phát triển của
tiếng Việt thì có những khuyết điểm như nhiều khi vẫn chạy theo sự thiếu chọn
4

lọc trong ngôn ngữ của xã hội. Trên báo chí đầy rẫy lỗi lệch chuẩn tiếng Việt. Sự
lệch chuẩn tiếng Việt trên truyền thông đã đến mức báo động. Cho nên việc tổ
chức cuộc hội thảo: “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện
thông tin đại chúng” là việc làm rất cần thiết. Cuộc hội thảo nhân dịp kỷ niệm 50
năm Thủ tướng Phạm Văn Đồng phát động phong trào “Giữ gìn sự trong sáng của
Tiếng Việt” (1966-2016).

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là công việc lâu dài, phải kiên trì, làm từng
bước với tất cả ý thức trách nhiệm của mỗi người chúng ta, với lòng tự hào về
tiếng nói của dân tộc. Các cơ quan báo chí và các nhà báo phải coi trọng việc sử
dụng tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các loại hình, phương
tiện truyền thông của cơ quan báo chí mình. Mỗi cơ quan báo chí nên có một bộ
phận thường xuyên chăm lo trau dồi ngôn ngữ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt trên các ấn phẩm, chương trình, kênh sóng, trang báo của mình. Tổ chức các
cuộc hội thảo, tọa đàm, trao đổi, sinh hoạt nghiệp vụ về vấn đề này.

Ngày 5-11-2016, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp Hội Ngôn ngữ học Việt Nam
và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học Giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thông qua hội thảo này,
chúng tôi mong muốn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trực tiếp là Ban Tuyên giáo
Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và các cơ quan liên quan
cần chăm lo công tác chỉ đạo, quản lý, tư vấn việc sử dụng tiếng Việt, việc giữ gìn
sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng; hoàn thiện
luật pháp, chính sách về ngôn ngữ, về tiếng Việt, tiến tới xây dựng bộ luật tiếng
Việt; khen thưởng những tập thể, cá nhân có nỗ lực và thành tích trong công tác
này chấn chỉnh, xử phạt nghiêm minh các hành vi sai trái, lệch lạc.

Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài này để làm rõ hơn thế nào là chuẩn mực
ngôn ngữ khi làm báo.
5

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề về từ vựng còn tồn tại trên báo
chí hiện nay và những bài báo có ngôn từ chưa đạt chuẩn mực ngôn ngữ trong báo
chí.
- Phạm vi nghiên cứu: các bài sử dụng ngôn từ lệch chuẩn và đưa ra các giải pháp
khắc phục .
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Những phương pháp chủ yếu được sử dụng trong bài là: Thống kê, phân tích, so
sánh.
6

NỘI DUNG
I – CHUẨN MỰC NGÔN NGỮ BÁO CHÍ:
1. Thế nào là chuẩn mực ngôn ngữ báo chí:
* Chuẩn mực ngôn ngữ là gì:
- Chuẩn mực ngôn ngữ được hình thành một cách từ từ, lâu dài trong quá trình
hoạt động và phát triển của ngôn ngữ dưới tác động của những thay đổi trong cấu
trúc xã hội. Nắm được chuẩn mực ngôn ngữ cũng là một quá trình lĩnh hội, thấm
nhuần những nguyên tắc sử dụng các đơn vị ngôn ngữ phù hợp với từng hình
thức, lĩnh vực giao tiếp cụ thể. Điều cốt yếu nhất trong quá trình này là phải luôn
ý thức được sự cần thiết phải tuân thủ chuẩn mực ngôn ngữ để đạt được mục đích
giao tiếp. Nắm vững và sử dụng thành thạo những kỹ năng cơ bản của các dạng
hoạt động giao tiếp ngôn ngữ (nói, nghe, đọc, viết) có quan hệ mật thiết với chuẩn
mực ngôn ngữ, với văn hoá ngôn từ và với việc nâng cao hiệu quả giao tiếp ngôn
ngữ.
- Một hiện tượng ngôn ngữ được coi là chuẩn mực, nếu như nó đáp ứng các yêu
cầu:
a) phù hợp với cấu trúc ngôn ngữ;
b) được sử dụng thường xuyên, rộng rãi trong quá trình giao tiếp
c) được xã hội thừa nhận
- Quá trình hình thành chuẩn mực ngôn ngữ bao gồm cả quá trình tự phát và quá
trình có ý thức. Quá trình tự phát bao gồm những hiện tượng ngôn ngữ thường
gặp trong ngôn từ của đông đảo các thành viên trong một cộng đồng dân tộc ngôn
ngữ nhất định. Trong quá trình có ý thức những hiện tượng ngôn ngữ thường gặp
trong giao tiếp, đôi khi là cả những hiện tượng tự phát được các nhà ngôn ngữ
xem xét theo những tiêu chí nhất định, được mọi người thừa nhận và đưa vào sử
dụng. Chuẩn mực có mặt ở tất cả các cấp độ ngôn ngữ, các lĩnh vực giao tiếp và
các loại hình văn phong khác nhau. Dễ nhận thấy hơn cả là những chuẩn mực về
ngữ pháp - những quy tắc viết chính tả và quy tắc dùng các dấu ngắt câu. Trong
khẩu ngữ thì chính âm lại có vai trò đặc biệt quan trọng. Phát âm chính xác, chuẩn
mực giúp mọi người hiểu nhau nhanh hơn, dễ dàng hơn, góp phần nâng cao hiệu
quả giao tiếp.
* Ngôn ngữ báo chí là gì :
7

- Ngôn ngữ báo chí là việc dùng ngôn từ để đưa thông tin các sự kiện, tin tức báo
chí tới độc giả. Ngôn ngữ này thường được viết bằng ngữ câu từ đanh thép, có
tính chất báo chí, lời văn nghiêm túc, lý luận sắc bén để truyền tải thông tin một
cách trung thực, lập luận sắc bén nhất đến bạn đọc.
*Các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí:
- Tính thông tin sự kiện: Thông tin phải cập nhật, chính xác và đầy đủ; vừa
đảm bảo tính khách quan, vừa có tác dụng hướng dẫn dư luận.
- Tính ngắn gọn: Diễn đạt ngắn gọn nhưng vẫn chứa đựng lượng thông tin
cao nhất.
- Tính sinh động, hấp dẫn: Ngôn ngữ báo chí phải kích thích sự tò mò hiểu
biết của người đọc qua cách dùng từ, đặt câu, đặc biệt là ở tiêu đề bài báo.
*Các Phương tiện diễn đạt trong ngôn ngữ báo chí:
- Từ vựng phong phú, ở mỗi phạm vi phản ánh, mỗi thể loại báo chí có lớp từ
vựng đặc trưng.
- Câu văn ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc để bảo đảm thông tin chính xác.
- Có thể viết câu ngắn trong tin vắn, câu dài trong phóng sự hay câu gần với lời
nói hàng ngày trong tiểu phẩm.
- Ngôn ngữ báo chí không hạn chế các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp.
- Có thể ví von, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ… nhằm mục đích diễn đạt chính
xác, có hình ảnh và nhạc điệu thích hợp với từng nội dung và thể loại.
- Ngôn ngữ báo nói phải phát âm rõ ràng, khúc chiết, ở báo viết cần chú ý đến
khổ chữ, kiểu chữ phối hợp màu sắc, hình ảnh… để tạo điểm nhấn trong thông
tin.
2. Vấn đề lệch chuẩn trong ngôn ngữ báo chí:
- Ông cha ta vốn rất coi trọng lời ăn tiếng nói, ngay trong tứ đức của người phụ
nữ yêu cầu phải có “ngôn hạnh”. Rất nhiều câu ca dao tục ngữ đề cao vai trò sử
dụng ngôn ngữ như “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng
nhau”... Đề cương Văn hóa Việt Nam (1943) của Đảng nhấn mạnh phải coi trọng
“tranh đấu về tiếng nói, chữ viết”, bao gồm “thống nhất và làm giàu thêm tiếng
nói; ấn định mẹo văn ta; cải cách chữ quốc ngữ”, v.v. Trên báo chí đầy rẫy lỗi
lệch chuẩn tiếng Việt. Sự lệch chuẩn tiếng Việt trên truyền thông đã đến mức báo
động. Cho nên việc tổ chức cuộc hội thảo: “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
trên các phương tiện thông tin đại chúng” là việc làm rất cần thiết. Cuộc hội thảo
8

nhân dịp kỷ niệm 50 năm Thủ tướng Phạm Văn Đồng phát động phong trào “Giữ
gìn sự trong sáng của Tiếng Việt” (1966-2016). Giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt là công việc lâu dài, phải kiên trì, làm từng bước với tất cả ý thức trách
nhiệm của mỗi người chúng ta, với lòng tự hào về tiếng nói của dân tộc. Các cơ
quan báo chí và các nhà báo phải coi trọng việc sử dụng tiếng Việt, giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt trên các loại hình, phương tiện truyền thông của cơ quan
báo chí mình. Mỗi cơ quan báo chí nên có một bộ phận thường xuyên chăm lo
trau dồi ngôn ngữ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các ấn phẩm, chương
trình, kênh sóng, trang báo của mình. Tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, trao
đổi, sinh hoạt nghiệp vụ về vấn đề này.

Cũng như các ngôn ngữ khác, tiếng Việt của chúng ta đang chịu sự tác động
mạnh mẽ của tiếng Anh từ trong cấu trúc-hệ thống đến chức năng giao tiếp.
Trước thực trạng này, tiếng Việt không thể chọn một giải pháp cực đoan: không
thể “be bờ”, “đóng cửa” nhưng cũng không thể để cho “vỡ đê” hay “mở toang
cánh cửa”. Hơn lúc nào hết, chúng ta lại càng thấm thía lời Bác dạy, khi ứng xử
với từ ngữ nước ngoài phải chống hai khuynh hướng cực đoan hoặc “hẹp hòi”
hoặc “lạm dụng”. Một cách thẳng thắn mà nói rằng, truyền thông đang lạm dụng
các yếu tố tiếng Anh đến mức tha hóa. Cần một giải pháp phù hợp đối với hiện
tượng này để tiếng Việt vẫn phát triển mà vẫn giữ được bản sắc “tiếng Việt là
tiếng Việt”. Chính sách ngôn ngữ thái quá trong việc nâng cao vị thế của tiếng
Anh làm suy yếu ngôn ngữ quốc gia (theo kiểu “phát triển nóng”) mà một số
nước đang phải điều chỉnh lại là bài học tốt cho chúng ta tham khảo.

Truyền thông có vai trò định hướng thông tin, trong đó có cả sự định hướng về sử
dụng ngôn ngữ. Nói cách khác, phải coi việc định hướng sử dụng ngôn ngữ là một
nhiệm vụ hàng đầu của phương tiện truyền thông, vì thế, truyền thông cần giữ gìn
sự trong sáng của tiếng Việt trong sử dụng để lan tỏa ra toàn xã hội. Và muốn
chuẩn hóa tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông thì chuẩn hóa tiếng Việt
nói chung phải đi trước một bước. Bởi một nội dung của tiếng Việt được chuẩn
hóa sẽ được các phương tiện truyền thông tuân thủ, sử dụng thống nhất, định
hướng cho toàn xã hội theo đó sử dụng. Báo chí, ngoài vị thế và những ảnh hưởng
9

đặc biệt của nó, còn có một vai trò quan trọng nữa: làm chuẩn mực ngôn ngữ cho
toàn xã hội. Nhưng vai trò này đang không được thể hiện tốt. Tệ hơn, là một sự đi
xuống của ngôn ngữ truyền thông.

3. Sự phát triển của ngôn ngữ báo chí:

- Lĩnh vực thông tin đại chúng là một lĩnh vực mà tiếng Việt được sử dụng với
nhiều dung lượng, mức độ cũng như sắc thái khác nhau. Và điều quan trọng hơn,
nó tác động mạnh mẽ, liên tục, sâu sắc tới đông đảo công chúng. Nói ngôn ngữ
báo chí, truyền thông là nói tới những sản phẩm ngôn ngữ được thể hiện qua các
kênh như báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử...Bên cạnh những yêu cầu
chung thì ngôn ngữ truyền thông cũng chứa đựng trong đó những đặc trưng riêng
như chính xác, nhanh nhạy và hấp dẫn. Ngôn ngữ báo chí vì vậy luôn vận động,
phát triển sinh động, tươi mới nhưng không xa lạ với con người. Thậm chí nếu
không muốn nói, vì sự ảnh hưởng sâu rộng của nó, một yêu cầu đặt ra với ngôn
ngữ truyền thông đại chúng phải thông dụng, chuẩn mực và mang tính văn hóa.Sự
phát triển của đời sống, công nghệ thông tin đã kéo theo sự phát triển như vũ bão
của các phương tiện truyền thông đại chúng. Có thể thấy mặt trận truyền thông
ngày càng đa dạng về chủng loại: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử, trang
thông tin điện tử...
- Thông tin vì thế cũng đến với người đọc, người nghe và người xem nhanh hơn,
đa chiều và sâu hơn. Qua báo chí và qua sự phát triển của các loại hình, các cơ
quan báo chí chúng ta có thể thấy sự thay đổi, mạnh mẽ, sinh động của ngôn ngữ
tiếng Việt.Các cơ quan báo chí luôn chú ý đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung
thông tin, đặt tiêu đề độc đáo, sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu...Tuy
nhiên, cùng với sự phát triển như vũ bão của các phương tiện truyền thông ấy
cũng đặt ra một yêu cầu cấp bách về việc sử dụng ngôn ngữ của những nhà báo.
- Thời gian gần đây, có khá nhiều vấn đề nổi cộm liên quan đến ngôn ngữ báo chí
đang được dư luận quan tâm, lo lắng. Có thể tóm lược ở những vấn đề như việc
dùng từ, câu văn tùy tiện, cẩu thả, cách đặt tiêu đề, rút tít vì ham "hấp dẫn" mà
thiếu cân nhắc, sai thực tế, thậm chí sa vào tình trạng giật gân câu khách. Một số
bài viết của phóng viên trẻ sử dụng tiếng nước ngoài vô tội vạ, thiếu nhất quán
(khi nào thì dịch nghĩa, phiên âm hay để nguyên dạng).Tâm lý sính chữ, chuộng
ngoại vẫn còn khá phổ biến, ngôn ngữ và cách trình bày của không ít phát thanh
viên trên Đài phát thanh, truyền hình chưa có sự trau dồi, chưa hướng tới sự
chuẩn mực cần thiết... Điều đáng lo ngại là những sai sót, lệch chuẩn về ngôn
10

ngữ, về sử dụng tiếng Việt trên báo chí, truyền thông sẽ tác động tiêu cực, nhanh
chóng và rộng khắp đến đông đảo giới trẻ, trở thành những hiệu ứng lan truyền.
- Như bất kỳ sự vật, hiện tượng nào, tiếng Việt đổi mới, phát triển là tất yếu
nhưng làm sao đảm bảo sự phát triển này diễn ra một cách vững chắc trên cơ sở
vốn cũ, làm cho tiếng Việt ngày càng giàu có nhưng vẫn giữ được phong cách,
tinh hoa và bản sắc của nó là điều cần thiết.Truyền thông và báo chí là một lĩnh
vực tác động mạnh mẽ tới xã hội và việc sử dụng ngôn ngữ. Báo chí vừa là nơi
thực hành ngôn ngữ, vừa giữ vai trò tiên phong trong định hướng sử dụng ngôn
ngữ, báo chí với văn học và  giáo dục góp phần làm giàu có, phong phú, nâng cao
ngôn ngữ quốc gia. Đồng thời các cơ quan báo chí, các nhà báo phải tích cực, chủ
động, đấu tranh phê phán những hành vi sử dụng tiếng Việt không đúng, lệch lạc,
yếu kém, làm hỏng tiếng Việt.
II- Lỗi trong ngôn ngữ báo chí:
1.Các lỗi thường gặp trong ngôn ngữ báo chí:
- Sai sót về ngôn ngữ trên truyền thông rơi vào nhiều khía cạnh: lỗi ngữ âm -
chính tả, lỗi từ vựng, lỗi ngữ pháp, lỗi phong cách. Cùng với sự phát triển
của mạng xã hội, các lỗi này ngày càng nhiều trên truyền thông, ảnh hưởng
đến nỗ lực giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.Sau đây sẽ là một số các lỗi
trường gặp trong ngôn ngữ báo chí:
+ Lỗi lặp từ, thừa từ
+ Lỗi dùng từ không chính xác
+ Lỗi thiếu từ
+ Lỗi dùng từ sai phong cách
+ Lỗi về cách kết hợp từ
+ Lỗi dùng từ địa phương
+ Lỗi khi sáng tạo từ mới
2. Hệ quả của việc lỗi xuất hiện trong ngôn từ báo chí:

- Báo chí với vai trò là người đưa thông tin bằng ngôn từ thì việc sử dụng cần phải
cẩn trọng. Vì thế, báo chí cần đi đầu trong chuẩn hóa ngôn ngữ, giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Ngôn từ báo chí cần những
tiêu chí chuẩn mực (không thể phóng khoáng, bay bổng như văn chương, không
thể suồng sã như văn nói). Người viết báo cần ý thức được việc rèn luyện ngôn
11

ngữ, nói đúng, viết đúng, đúng nghĩa, đúng chuẩn. Chủ tịch Hồ Chí Minh là
người rất chú trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và làm cho tiếng
Việt ngày càng giàu đẹp hơn. Người cho rằng việc dùng đúng từ, đúng lúc, đúng
nơi, đúng đối tượng và gọi đúng tên sự vật hiện tượng ngoài thể hiện trình độ, đó
còn là vấn đề đạo đức và ý thức tự tôn ngôn ngữ tiếng Việt, tự tôn dân tộc: “Tiếng
ta còn thiếu, nên nhiều lúc phải mượn tiếng nước khác, nhất là tiếng Trung Quốc.
Nhưng phải có chừng có mực. Tiếng nào ta sẵn có thì dùng tiếng ta”, “Chúng ta
không chống mượn tiếng ngoại quốc để làm cho tiếng ta đầy đủ thêm. Nhưng
chúng ta phải chống cách mượn không phải lối, mượn đến nỗi bỏ cả tiếng ta, đến
nỗi quần chúng không hiểu...”.

- Một khi hiện tượng chưa coi trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đã
trở thành nếp sống “mang tính quần chúng” thì những lời hô hào, khuyên bảo, chê
trách, nhặt sạn... trên mặt báo là đáng quý song không mang lại hiệu quả cao.Cần
phải có một cuộc vận động rộng lớn “mang tính quần chúng”, theo quan điểm sử
dụng, phát triển tiếng Việt đúng hướng, không phải bằng cấm đoán mà thông qua
phản biện, thuyết phục, phân tích có lý có tình, kèm theo một số ràng buộc nghiệp
vụ ngay tại cơ sở, tức là tại cơ quan báo chí, thì mới hy vọng sau một thời gian
sửa chữa những chỗ chưa hợp lý, đẩy lùi cách dùng tiếng Việt méo mó, phản cảm.

III- Trách nhiệm của nhà báo trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt:

- Nói đến nghề báo là nói đến công việc “chữ nghĩa”. “Chữ” bao giờ cũng đi liền
với “nghĩa”, nên việc sử dụng từ ngữ trên các phương tiện truyền thông sao cho
đúng mực, chuẩn xác, hợp lý, hợp tình để góp phần tác động tích cực đến dư luận
xã hội và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi nhà báo, các
cơ quan báo chí.

- Các phương tiện thông tin đại chúng luôn có rất nhiều người sử dụng; thêm vào
đó, chúng vẫn thường được coi là mẫu mực trong việc dùng ngôn từ. Chính vì thế
12

các sai sót về mặt này của các phương tiện thông tin đại chúng rất nhanh chóng
trở thành sai sót chung của toàn xã hội. Và từ đây, nảy sinh một vấn đề khá quan
trọng nhưng chưa được quan tâm đúng mức: vấn đề trách nhiệm của nhà báo
trong việc nói đúng và viết đúng, nhằm góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt, và cũng có nghĩa là góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Hiện nay, do
nhiều nguyên nhân khác nhau, cả khách quan lẫn chủ quan, mà không ít nhà báo
mới chỉ chú trọng phần nội dung chứ chưa để ý nhiều tới hình thức diễn đạt thông
tin. Bởi vậy, họ bỏ qua khá nhiều lỗi về ngôn từ ở mọi cấp độ: từ, câu, đoạn văn,
thậm chí ở cả bố cục toàn văn bản .Vậy nhà báo phải làm gì đây để có thể hoàn
thành được trách nhiệm nặng nề của mình trong việc giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt? Về vấn đề này, chúng tôi có vài ý kiến nhỏ như sau:

1. Nhà báo cần nắm chắc các tri thức cơ bản liên quan tới việc sử dụng tiếng
Việt thuộc 4 phương diện chính là ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong
cách:

- Để làm được điều đó, chắc chắn chúng ta phải học một cách bài bản, nghiêm
túc. Có thể học ở trường, lớp mà cũng có thể tự học. Song dù hình thức học có thế
nào đi chăng nữa thì kết quả cuối cùng đạt được phải đáp ứng yêu cầu: nói đúng,
viết đúng. Chưa nói đúng, viết đúng thì chưa thể kỳ vọng nói hay, viết hay được.
Có những điều tưởng như rất đơn giản, nhưng nếu chúng ta không học, chúng ta
vẫn có thể bị mắc lỗi. Chẳng hạn, quan hệ ngữ đoạn trong ngôn ngữ là một vấn đề
hoàn toàn không khó, nhưng do không được trang bị kiến thức cần thiết, nhiều
nhà báo thường xuyên ngắt đoạn sai khi nói, khi đọc. Ấy là còn chưa kể đến
những mảng đầy " gai góc " thuộc phần ngữ pháp mà nếu không đầu tư thời gian
và công sức để nghiên cứu và rèn luyện, chúng ta khó có thể làm chủ được hoạt
động ngôn từ của mình. Tuy nhiên, việc sử dụng tiếng Việt đúng với chuẩn mực
không đồng nghĩa với sự phủ nhận hoàn toàn những sáng tạo riêng của cá nhân.
Có điều, những sáng tạo ấy phải tuân thủ những quy luật nhất định, nghĩa là có cơ
13

sở khoa học. Chẳng hạn, khi tạo ra từ mới, người ta phải dựa vào những từ đã có
sẵn nào đó mà có quan hệ trực tiếp với nó về phương diện âm thanh hay ý nghĩa.

2. Nhà báo nên hạn chế tối đa việc vay mượn từ ngữ nước ngoài:

- Có thể nói, chưa bao giờ các từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài lại xuất hiện
trên báo chí tiếng Việt với mật độ dày như hiện nay. Người ta sử dụng chúng khá
tuỳ tiện, bất chấp người đọc, người nghe có hiểu được hay không. Thật phi lý khi
nhà báo là người Việt Nam, mà để hiểu được ngôn từ của họ, nhiều lúc chúng ta
phải mở từ điển song ngữ ra tra cứu. Phải chăng tiếng Việt của chúng ta nghèo
nàn tới mức phải vay mượn tràn lan như vậy? Hoàn toàn ngược lại! Tiếng Việt
của chúng ta vô cùng phong phú, và trong tuyệt đại đa số các trường hợp, có thể
tìm thấy các từ tương đương với các từ vay mượn từ tiếng nước ngoài ( thậm chí
nhiều từ tiếng Việt còn có khả năng diễn đạt khái niệm tinh tế hơn, rõ ràng hơn ).
Sở dĩ một số nhà báo không dùng từ tiếng Việt vì có lẽ họ muốn làm phong phú
thêm ngôn từ của mình hoặc muốn tăng cường tính biểu cảm. Đây là dự định tốt
nhưng cách làm chưa hợp lý. Sự phong phú của một chỉnh thể không thể được tạo
bởi các thành tố mới lạ nhưng lại phá vỡ tính thống nhất của nó. Tương tự, tính
biểu cảm không thể được tạo bởi các phương tiện cản trở quá trình nhận thức. Các
từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài càng trở nên khó chấp nhận hơn khi bị dùng
sai, do người dùng chưa hiểu thấu đáo ý nghĩa cũng như cách đọc, cách viết
chúng. Vì lúc này chúng không chỉ gây nên những hậu quả như: làm giảm sút
hiệu quả tiếp nhận tác phẩm, tuyên truyền cho cái sai; mà còn hạ thấp uy tín của
tác giả ( người đọc, người nghe khó tránh khỏi có ấn tượng rằng anh ta là người "
sinh chữ ngoại " )và bằng việc đó, hạ thấp uy tín của chính cơ quan báo chí là nơi
tác giả làm việc. Vậy nên chỉ còn cách là hạn chế tối đa việc vay mượn từ ngữ
nước ngoài. Không phải tình cờ mà Bác Hồ của chúng ta đã dặn: " Những từ
không dịch được thì phải mượn tiếng của các nước. Nhưng chỉ mượn khi thật cần
thiết, và đã mượn thì phải mượn cho đúng ".
14

3. Nhà báo cần có một trình độ ngoại ngữ nhất định :

- Trình độ ngoại ngữ của nhà báo càng cao càng tốt. Nó mang đến cho nhà báo rất
nhiều lợi ích, nhất là trong thời kỳ đa phương hoá, toàn cầu hoá như hiện nay.
Tuy nhiên ở đây chúng tôi chỉ bàn đến một lợi ích trong số đó, ấy là ngoại ngữ
giúp nhà báo hiểu rõ hơn tiếng mẹ đẻ của mình, để rồi trên cơ sở ấy, có cách ứng
xử thích hợp đối với nó. Trong thực tế, sau khi học xong một ngoại ngữ nào đó,
dù muốn hay không, chúng ta thường có sự liên hệ nhất định với tiếng Việt. Và
dựa vào sự đối chiếu ,so sánh, nhà báo có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng
tiếng Việt của chúng ta giàu đẹp chẳng kém bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới. Và
từ đây, anh ta sẽ có tình cảm yêu quý và thái độ trân trọng hơn đối với tiếng mẹ
để của mình. Những tình cảm và thái độ ấy, nếu được vun đắp thường xuyên, dần
dần sẽ trở thành những phẩm chất văn hoá, thành những giá trị đạo đức của nhà
báo, giúp họ trở thành những nhân tố tích cực trong cuộc đấu tranh chống những
biểu hiện xem thường, coi khinh tiếng nói và chữ viết của dân tộc .Bên cạnh đó,
chúng ta cũng không thể phủ nhận các giá trị của ngôn ngữ nước ngoài, mà ngược
lại, phải biết tiếp thu chúng để hoàn thiện thêm cho tiếng mẹ đẻ. Chẳng hạn, tính
khoa học và tính chính xác cao của các ngôn ngữ Ấn - Âu ( như Anh, Pháp,
Nga,...) sẽ giúp cho nhà báo sử dụng tiếng Việt một cách khúc chiết, mạch lạc,
gãy gọn, tránh được sự dài dòng, cầu kỳ không cần thiết. Như vậy, rõ ràng là hiểu
biết về tiếng nước ngoài cũng góp phần quan trọng vào việc giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt. Từ xưa đến nay, người ta vẫn luôn quan niệm rằng trong việc sử
dụng ngôn ngữ của một dân tộc bao giờ cũng bộc lộ tầm vóc văn hoá của nó. Mà
báo chí lại là môi trường rộng lớn nhất và được xem là mẫu mực nhất để ngôn
ngữ dân tộc hành chức. Vì thế, khẳng định trách nhiệm của nhà báo chúng ta
trong công cuộc bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đồng thời đề xuất
những giải pháp để họ hoàn thành trách nhiệm ấy, là việc làm cần thiết. Hy vọng,
với bài viết này, chúng tôi sẽ nhận được nhiều ý kiến quý báu liên quan tới vấn đề
trên.
15

KẾT LUẬN

Làm báo yêu cầu rất nhiều yếu tố, yêu cầu. Chưa nói về kỹ năng lấy tin,
thì việc viết 1 bài báo thế nào là chuẩn, chuyên nghiệp đúng phong cách ngôn ngữ
báo chí cũng rất quan trọng. Câu chữ là hình thức của một bài báo, nếu người đọc
nhìn vào hình thức đó đã thấy câu cú lủng củng, sai lỗi chính tả, viết báo như viết
văn thì không ai muốn đọc cả.

Để tránh những tác động xấu đến xã hội, các cơ quan báo chí, nhà báo cũng phải
nghiêm túc nhìn nhận lại việc sử dụng từ ngữ trên báo. Khi tiếp cận thông tin trên
mạng xã hội hay ngoài xã hội, người làm báo phải tỉnh táo, thận trọng để biết
tránh xa, “tẩy chay” những từ ngữ không hay, thiếu chuẩn mực; chỉ nên tinh lọc,
tiếp thu những từ ngữ sáng tạo, giàu chất văn hóa, giáo dục để góp phần làm
phong phú ngôn ngữ tiếng Việt mà vẫn bảo đảm sự trong lành môi trường thông
tin trên báo chí.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của báo chí và nhà báo đã được quy định
trong Luật Báo chí 2016 là “góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. Với
tư cách là người truyền tin, người định hướng, dẫn dắt dư luận xã hội, hướng đến
những giá trị tiến bộ, lành mạnh, văn minh, cho nên, dù thông tin, tuyên truyền,
phản ánh bất cứ vấn đề gì trong xã hội, dù ca ngợi, cổ vũ hay phê bình, phê phán,
nhà báo phải luôn chắt lọc, lựa chọn, cân nhắc, sử dụng từ ngữ sao cho phù hợp,
đúng mực, đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng. Chỉ có như vậy mới góp phần
mang đến những thông tin lành mạnh, tích cực, nhân văn cho công chúng và xã
hội.
16

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo trình ngôn ngữ báo chí _TG. VŨ QUANG HÀO_ NXB.THÔNG
TẤN
- Sử dụng đúng ngôn ngữ báo chí_TG.Dương Út_NXB.Tổng hợp Thành phố
Hồ Chí Minh
- Người làm báo Hưng Yên (nguoilambaohungyen.vn)
Đặc điểm loại hình của ngôn ngữ báo chí (nguoilambaohungyen.vn)

You might also like