You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

KHOA NGÔN NGỮ ANH


--------------------------

VÕ TRẦN NGỌC BÍCH

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

CHỮ QUỐC NGỮ

GVHD: Nguyễn Thị Châu Anh

TP. HỒ CHÍ MINH, 2022


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HOA SEN

VÕ TRẦN NGỌC BÍCH

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

CHỮ QUỐC NGỮ

Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam


Lớp: 3952 - 2131

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


GVHD: Nguyễn Thị Châu Anh

TP. HỒ CHÍ MINH, 2022


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên Nguyễn Thị Châu Anh. Trong quá trình
học tập môn Cơ sở văn hóa, cô đã hướng dẫn tận tâm và nhiệt huyết để em có thể hiểu biết
và tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới.

Qua bài báo cáo này, em đã áp dụng những gì đã được cô dạy và truyền đạt trên lớp cho
em. Em xin được dung những kiến thức của cô dạy để làm tiểu luận về Lịch sử hình thành
chữ Quốc ngữ.

Vì kiến thức còn hạn hẹp nên nếu em có thiếu sót gì thì mong có thông cảm và chi dạy
thêm. Và cuối cùng xin kính chúc cô sức khỏe, thành công và hạnh phúc.
MỤC LỤC

MỤC LỤC .......................................................................................................................... 1


MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 2
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 2
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
4. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 3
5. Giới hạn của đề tài................................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3
7. Cấu trúc của đề tài .................................................................................................. 3
NỘI DUNG ......................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHỮ QUỐC NGỮ ................................................... 4
1. KHÁI NIỆM VỀ CHỮ QUỐC NGỮ .................................................................... 4
2. NGUỒN GỐC CHỮ QUỐC NGỮ......................................................................... 5
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI .................................................................... 13
1. NGƯỜI SÁNG TẠO CHỮ QUỐC NGỮ ............................................................ 13
2. CÔNG CUỘC GÂY TRANH CÃI ...................................................................... 18
3. BƯỚC NGOẶT VÀ CÁC PHONG TRÀO PHỔ BIẾN CHỮ QUỐC NGỮ ... 19
CHƯƠNG 3: CHỮ QUỐC NGỮ NGÀY NAY ......................................................... 21
1. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA CHỮ QUỐC NGỮ VÀO VĂN HÓA VIỆT NAM
21
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 23
CÁC TRANG WEB THAM KHẢO........................................................................... 23
NGUỒN HÌNH ẢNH ................................................................................................... 23

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đầu tiên, lý do quan trọng và trực tiếp khiến tôi chọn “Lịch sử hình thành chữ Quốc ngữ”
chính là vì đề tài này sẽ giúp tôi hiểu rõ hơn và có cái nhìn khách quan, chính xác về giá trị
của chữ Quốc ngữ và đồng thời biết về công lao của những con người đã sáng tác ra nó.
Theo như mọi người biết thì chữ Quốc ngữ hiện nay đã được xem là ngôn ngữ chính thống
của người Việt Nam. Tuy nhiên, mấy ai biết được rằng trong quá khứ, đã có thời lên án gay
gắt, loại bỏ, bài bác chữ Quốc ngữ. Họ coi nó như là thứ ngôn ngữ của quân đi xâm lược,
của bọn thực dân.
Nhìn lại quá khứ, nước Việt Nam chúng ta cũng đã sử dụng chữ Hán – thứ ngôn ngữ của
quân đi xâm lược, cũng có thời, chúng ta đã loại bỏ chữ Nôm – ngôn ngữ được người Việt
Nam chúng ta Việt hóa. Chữ Nôm bị loại bỏ vì trong hệ tư tưởng Nho giáo, nó là loại ngôn
ngữ không chính thống, cùng với chữ Nôm, văn học viết bằng chữ Nôm cũng không được
coi trọng. Cho đến cuối thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII, chữ Quốc ngữ mới được ra đời,
bắt đầu cuộc đấu tranh với chữ Hán và chữ Nôm, khẳng định những ưu điểm tối ưu mà chữ
Hán, chữ Nôm không có được. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chữ quốc ngữ đã khẳng
định dược chỗ đứng, và kể từ đó một nền văn hóa, văn học quốc ngữ thực sự được mở ra
tạo nên thời kỳ phát triển mới của văn học Việt Nam.
Tóm lại, qua bài tiểu luận này, tôi muốn cho mọi người biết thêm về quá trình ra đời chữ
quốc ngữ và nền văn hóa văn học quốc ngữ ra sao, cũng nahư tôn lên nét đẹp đặc biệt mà
chữ Quốc ngữ đã mang lại.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu


Lịch sử vấn đề nghiên cứu diễn ra từ khoảng thế kỷ II TCN cho đến ngày nay. Nhưng chủ
yếu thì xoay quanh mốc thời gian từ 1618 tới 1649.

3. Mục tiêu nghiên cứu


Mục đích quan điểm nghiên cứu cơ bản là để làm rõ lí do tại sao chữ Quốc ngữ lại được
công nhận cho đến nay. Đồng thời cho mọi người hiểu rõ hơn về quá trình đấu tranh loại
bỏ chữ Nôm và chữ Hán, tiến dần và hội nhập với thế giới.
2
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lịch sử hình thành chữ Quốc ngữ và quá trình đấu tranh
diễn ra.

5. Giới hạn của đề tài


Giới hạn đề tài là về quá trình hình thành chữ Quốc ngữ và thay đổi chữ viết qua các thời
kỳ.

6. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu nghiên cứu, phương pháp giúp định hướng.
Để tìm hiểu nghiên cứu được đế tài này, tôi chủ yếu dựa vào các tác phẩm nghiên cứu về
hiểu khái quát hơn về chữ quốc ngữ và nền văn học quốc ngữ.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu dẫn nhập, trang bìa, phụ lục và danh mục hình ảnh, danh mục các nguồn
tài liệu tham khảo chính, nội dung luận văn nghiên cứu được chia cụ thể thành 3 phần như
sau:

+ Phần mở đầu

+ Phần nội dung: Lịch sử hình thành chữ Quốc ngữ

Chương 1: Khái quát về chữ Quốc ngữ

Chương 2: Qúa trình thay đổi

Chương 3: Chữ Quốc ngữ ngày nay

+ Phần kết luận

3
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHỮ QUỐC NGỮ
1. KHÁI NIỆM VỀ CHỮ QUỐC NGỮ
1. Chữ viết
a. Khái niệm về chữ viết

Để bắt đầu với chữ Quốc ngữ thì trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu trước về khái niệm của
chữ viết là gì.

Chữ viết là một hệ thống chỉ chung hệ thống kí hiệu dùng đề ghi lại ngôn ngữ. Nếu ngôn
ngữ là hệ thống kí hiệu thì chữ viết là hệ thống kí hiệu của kí hiệu. Chữ viết có quan hệ mật
thiết với ngôn ngữ nhưng không thể đồng nhất ngôn ngữ và chữ viết. Người ta có thể không
biết chữ nhưng vẫn có ngôn ngữ như thường. Về mặt lịch sử, ngôn ngữ xuất hiện cùng với
xã hội loài người trong khi đó cho tới nay nhiều ngôn ngữ vẫn chưa có chữ viết. Con người
có mặt trên trái đất hàng chục vạn năm, nhưng mãi tới giai đoạn cao của xã hội loài người
mới có chữ viết.

Theo như trong sách viết thì chữ viết chẳng những thắng được không gian và thời gian mà
còn phát huy được tác dụng trong những hoàn cảnh giao tiếp không dùng ngôn ngữ bằng
lời được. Với sức mạnh đó, chữ viết thực sự là một động lực phát triển của xã hội loài
người. Nó thực sự giúp cho con người có thể kế thừa và học tập lẫn nhau trên tất cả các lĩnh
vực hoạt động, từ lĩnh vực văn hoá, lịch sử đến lĩnh vực khoa học kĩ thuật. Trong phạm vi
một ngôn ngữ nhất định, chữ viết còn có tác dụng thúc đẩy quá trình thống nhất ngôn ngữ,
chuẩn hoá ngôn ngữ nữa.

Có thể nói, chữ viết chính là sáng tạo kì diệu của con người, nhưng sản phẩm kì diệu đó
không phải được đẻ ra một cách dễ dàng mà phải trải qua một quá trình phát triển lâu dài.

b. Chữ Quốc ngữ

4
Chữ quốc ngữ là hệ chữ viết thống nhất chính thức hiện nay của tiếng Việt, sử dụng ký tự
Latinh, dựa trên các bảng chữ cái của nhóm ngôn ngữ Rôman, đặc biệt là bảng chữ cái Bồ
Đào Nha, với các dấu phụ chủ yếu từ bảng chữ cái Hy Lạp.

Hình 1.1: Sách Tập đọc của học sinh thế hệ 1980-1990 được in bằng chữ Quốc ngữ

2. NGUỒN GỐC CHỮ QUỐC NGỮ


Trước khi chữ Quốc Ngữ ra đời, chúng ta đã dùng những loại chữ viết khác như chữ Hán
và chữ Nôm.

1. Các loại chữ viết được sử dụng trước đó


a. Chữ Hán

5
Về khái niệm thì chữ Hán là chữ Tàu, nhưng nó lại được đọc theo giọng Việt, khác hẳn
giọng của những người Tàu. Vào khoảng thời gian thế kỷ II TCN, Trung Quốc đã xâm
lược, chiếm lấy nước ta và rồi bắt dân ta học chữ Hán. Cũng nhờ đó đã giúp người Việt
Nam ta lần đầu tiên tiếp cận và biết tới chữ viết, vốn là thứ được cho là phương tiện truyền
thông tin cực kỳ tiện lợi, không bị hạn chế về không gian và thời gian như tiếng nói.

Tuy nhiên, việc học Hán ngữ lại cực kỳ khó khăn bởi vì người Trung Quốc đọc tiếng Hán
theo hàng trăm phương ngữ khác nhau. Trong thời gian đó, tổ tiên ta đã nghĩ ra một cách
khác chính là thay vì đọc bằng tiếng Hán hoàn toàn thì ta chọn là chỉ dọc thứ chữ này bằng
tiếng Việt mà không đọc bằng tiếng Hán. Nói cách dễ hiểu hơn thì là dân ta chỉ có học chữ
mà không học cách đọc tiếng Hán.

Sau đó, người Việt đã gọi thứ chữ Hán đã Việt hóa phần ngữ âm ấy là chữ Nho, có thể hiểu
là “chữ của người có học”. Sau khi có chữ viết, dân tộc ta thoát khỏi thời tiền sử lạc hậu,
tiến sang thời đại có sử sách ghi chép, có công cụ giao tiếp đối nội đối ngoại, sáng tác văn
thơ, xây dựng ngành giáo dục, tiếp thu nền văn minh Trung Hoa tiên tiến, tổ chức xã hội
theo mô hình Trung Quốc, từ đó tạo dựng nền văn minh Việt. Việc dùng chữ Hán mà không
nói tiếng Hán đã giúp dân ta đời đời nói tiếng mẹ đẻ. Nhờ thế nên dù có học và dùng chữ
Hán bao lâu thì dân ta vẫn tránh được thảm họa bị người Hán đồng hóa.

Tuy nhiên, vì chữ Nho vốn là chữ Hán nên không ghi được lời nói tiếng Việt, do đó không
thể làm chữ viết của tiếng Việt. Hơn nữa, trên thực tế thì chữ Nho hoàn toàn xa lạ với ngôn
ngữ của tầng lớp bình dân, chỉ một số ít người thuộc giới quan lại hoặc giới tinh hoa ở ta
có thể tiếp cận, biết dùng chữ Nho, và chỉ dùng để viết (bút đàm) trong một số lĩnh vực hẹp,
Một phần là chữ Nho không dùng để nói, nên văn thơ chữ Nho làm theo kiểu văn thơ của
người Hán và nó không được coi là văn thơ tiếng Việt.

6
Hình 1.2: các kí tự chữ Hán

b. Chữ Nôm

Vì để truyền thống dân tộc không thể để bị đồng hóa, nên từ khoảng thế kỷ XII, tổ tiên ta
đã bắt đầu sáng tạo một loại chữ viết khác nhằm ghi âm tiếng mẹ đẻ. Từ đó mà chữ Nôm
được ra đời. Cũng nhờ loại chữ viết mới đó đã chấm dứt tình trạng dùng chữ đi mượn, đồng
thời thể hiện được trí tuệ của người Việt siêu việt đến mức nào.

Chữ Nôm dùng những chữ Hán ghép lại để ghi tiếng Việt vì vậy chữ Nôm có rất nhiều nét.
Chữ Nôm được xây dựng trên cơ sở chữ Hán đọc theo âm Hán-Việt, kết hợp cả hai yếu tố
biểu ý và biểu âm. Vì ngày xưa chưa biết tới các loại ký tự Latin như a,b,c,… nên tổ tiên ta
đã dùng các ký tự vuông chữ Hán được cải tiến để ghi âm tiếng mẹ đẻ của mình. Ban đầu
chữ Nôm là mượn dạng chữ Hán để ghi âm tiếng Việt, dần dần sau này họ đã dùng cách
7
ghép hai chữ Hán để tạo ra một chữ mới, một phần gợi âm, một phần gợi ý - về sau loại chữ
tự tạo này được dùng ngày một nhiều. Nhưng vì các ký tự vuông gốc chữ Hán không phải
là chữ cái ghép vần, cho nên mức chính xác ghi âm tiếng Việt còn thấp, chưa tiêu chuẩn
hóa, nhiều chữ phải đoán âm đọc, thậm chí còn có trường hợp một âm xuất hiện nhiều chữ.

Hình 1.3: các chữ Nôm thường gặp

Đặc biệt hơn, mỗi chữ Nôm thể hiện một âm tiết, mà trong khi đó tiếng Việt lại giàu âm
tiết nên điều đó đã khiến có nhiều chữ Nôm hơn. Theo tài liệu được ghi chép thì đã có
khoảng 80.000 chữ Nôm xuất hiện vào giữa thế kỷ XVII. Tuy nhiên, dù có nhiều chữ Nôm
đi chăng nữa, các con số ấy cũng đã chứng minh và cho thấy tổ tiên ta đã làm được rất
nhiều chữ, điều ấy được suy ra một khách quan khác chính là chữ Nôm thời xưa đã ghi
được rất nhiều âm tiếng Việt đã dùng.

Không chỉ vậy, trong văn thơ chữ Nôm, do nó có thể nói lên được tiếng nói và nỗi lòng của
người bình dân nên đã tỏ ra trội hơn hẳn văn thơ chữ Nho. Nền văn học chữ Nôm từng đạt

8
tới cực thịnh từ thời Hậu Lê đến thời kỳ đầu nhà Nguyễn (thế kỷ XVII-XIX), với các kiệt
tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), Đoàn Thị Điểm (1705-48), Nguyễn Gia Thiều
(1741-98), Nguyễn Huy Tự (1743-90), Nguyễn Du (1765-1820), Hồ Xuân Hương (thế kỷ
XVIII-XIX), và nhiều kiệt tác khác nữa.

Càng về sau chữ Nôm càng được sử dụng nhiều: trong hơn 200 năm sau khi chữ Quốc ngữ
đã ra đời nhưng chưa phổ cập, các linh mục Công giáo đều dùng chữ Nôm viết tài liệu
giảng đạo. Điều đó cho thấy vai trò to lớn của chữ Nôm trong đời sống văn hóa ở ta, đặc
biệt trong cộng đồng Công giáo vốn không ưa dùng chữ gốc Hán.

2. Nguồn gốc và cấu trúc chữ Quốc ngữ


a. Nguồn gốc

Chữ Quốc ngữ mà ngày nay chúng ta dùng là loại chữ dùng những mẫu tự La Tinh ghép
thành và sử dụng ký tự Latinh, dựa trên các bảng chữ cái của nhóm ngôn ngữ Rôman, đặc
biệt là bảng chữ cái Bồ Đào Nha, với các dấu phụ chủ yếu từ bảng chữ cái Hy Lạp.

Cho đến thế kỷ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây
học tiếng Việt để phổ biến Kitô giáo ở Việt Nam. Họ dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng
Việt.

Người Bồ Đào Nha đến Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ 17. Họ thường đi lại buôn bán bằng
đường biển và cư ngụ ở nhiều nơi, nhất là ở Hội An, hải cảng phồn thịnh thời ấy.

Tiếp theo thương nhân, Hội An lại tiếp nhận nhiều giáo sĩ Bồ Đào Nha sang truyền Thiên
Chúa giáo. Họ học tiếng Á Đông rất nhanh. Người biết tiếng Việt khá nhiều là Francesco
de Pina. Ông cũng biết nhiều thứ tiếng châu Á khác và trở thành giáo sư của những tu sĩ
đến sau.

9
Hình 1.4: Francisco De Pina.

Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa, người Bồ Đào Nha, là hai giáo sĩ đã sáng tạo ra
cách dùng chữ Latinh để ghi âm tiếng Việt mà sau này gọi là chữ quốc ngữ, từ năm 1638.

Ban đầu họ sáng tạo ra chữ Việt để dùng trong các giáo đoàn. Nhưng khi người Việt nắm
bắt được lối viết này đã hiểu ngay đó là phương tiện tuyệt vời cho thông tin, giáo dục, và
tiếp nhận ngay làm chữ của quốc gia.

b. Cấu trúc chữ Quốc ngữ

Chữ Quốc ngữ có hình dạng khác xa chữ Nôm, nhưng về bản chất, cả hai đều là các hệ chữ
viết ghi âm tiếng Việt; chữ Quốc ngữ trong Từ điển Việt-Bồ-La thể hiện rất rõ mối tương
quan với cấu tạo chữ Nôm.

10
Cuối cùng, các giáo sĩ kể trên đã phiên âm và biến đổi chữ Nôm thành một thứ chữ biểu
âm La tinh hóa về sau gọi là chữ Quốc ngữ. Như vậy chữ Quốc ngữ chính là chữ Nôm được
La tinh hóa và hiện đại hóa.

Hệ thống này được xây dựng dựa trên chữ cái Latinh (cụ thể là trực tiếp từ chữ cái Bồ Đào
Nha) thêm các chữ ghép và 9 dấu phụ - 4 dấu tạo ra các âm mới, và năm dấu còn lại dành
cho thể hiện thanh điệu của từ. Hai loại dấu phụ có thể được viết cùng trên một chữ cái
nguyên âm.

Bảng chữ cái tiếng Việt có 29 chữ cái, theo thứ tự:

Hình 1.5: Bảng chữ cái tiếng việt hiện nay

Trước khi chưa có chữ Quốc ngữ, vốn từ vựng nhìn chung vẫn còn rất nghèo nàn. Về cơ
bản chỉ có lớp từ thuần Việt do chính người Việt tạo ra để gọi tên, định danh những sự vật,
hiện tượng, phong tục, tập quán, hoạt động… vốn gắn liền gần gũi, thân quen trong đời
sống thường ngày của người Việt và lớp từ gốc Hán được vay mượn qua con đường sách
vở. Từ khi có chữ Quốc ngữ và tiếp xúc với văn minh châu Âu, do chữ Quốc ngữ được
11
dùng để dịch các tác phẩm khoa học, nghệ thuật, kinh tế, chính trị, văn học bằng tiếng Pháp
và các thứ tiếng châu Âu sang tiếng Việt, nên từ vựng tiếng Việt đã gia tăng vũ bão số
lượng các đơn vị từ vựng. Ngoài hai vốn từ trước đây, trong thành phần từ vựng hiện giờ
có thêm nhiều lớp từ vay mượn từ tiếng Pháp, tiếng Latin, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ
Đào Nha, và sau này là tiếng Nga, tiếng Anh và từ nhiều ngôn ngữ khác của thế giới. Bên
cạnh đó, nhiều đơn vị từ vựng mới cũng được tạo ra để định danh, biểu thị các khái niệm
mới, nhất là các khái niệm khoa học kỹ thuật và kinh tế chính trị, làm cho từ vựng tiếng
Việt không chỉ phong phú về thành phần mà còn cực đại về số lượng đơn vị từ vựng.

Tiếng Việt tuy khó, nhưng lại du dương, hòa điệu, giống như bản nhạc liên hồi . Borri nói
rõ rằng, người nào có tài về âm nhạc, biết phân biệt âm thanh, thì theo ý ông, tiếng Việt là
tiếng dễ dàng nhất đối với họ . Marini cho rằng, dường như là dân Việt bẩm sinh đã có một
cơ thể rất chính xác, được điều chỉnh thật đúng và hòa hợp hoàn toàn với trí óc cùng buồng
phổi ; phải nói là, theo tự nhiên, người Việt là nhạc sư, vì họ có tài phát âm một cách nhẹ
nhàng và chỉ hơi biến thanh là đã khác nghĩa . Dường như đối với người Việt, nói và hát
cũng là một . Ông Marini nói thêm : “ Khi đọc, người Việt không cần phải thay đổi tiếng
mà vẫn làm cho một tiếng ấy có nhiều nghĩa khác nhau, bởi vì họ chỉ cần lên giọng hoặc
hạ giọng tùy theo cường độ và nhịp điệu. Những người Việt từ nhỏ đã học nói theo nhịp
điệu, dầu họ không phải là nhạc sư”.

12
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI
1. NGƯỜI SÁNG TẠO CHỮ QUỐC NGỮ
1. Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes.

Chúng ta đều biết chữ Việt do những giáo sĩ phương Tây tới Việt Nam truyền đạo sáng tạo
vào thế kỷ 17, và người được vinh danh nhiều nhất chính là giáo sĩ Alexandre de Rhodes.

Hình 2.1: Alexandre de Rhodes Hình 2.2: Francisco de Pina

Nhưng theo nghiên cứu của nhà ngôn ngữ học người Pháp Roland Jacques thì người có
công đầu này chính là giáo sĩ Bồ Đào Nha Francisco de Pina.

13
Sáng tạo ra chữ Việt là công trình của nhiều người với mục đích ban đầu chỉ để truyền
đạo. Theo Giáo sĩ Đắc Lộ và tác phẩm quốc ngữ đầu tiên của Nguyễn Khắc Xuyên, chữ
Việt mạnh mẽ xuất hiện từ năm 1625-1626 trong một bức thư của giáo sĩ F. Buzomi,
người Ý. Năm 1627, giáo sĩ Baldinotti đã xuất bản một bản Điều trần về xứ Đàng Ngoài
có ghi một vài chữ quốc ngữ. Năm 1631, trong quyển Điều trần về xứ Đàng Trong của
giáo sĩ Cristoforo Borri người Ý, đã xuất hiện nhiều câu quốc ngữ như Scin (xin), Ciàm
(chẳng), Gnoo (nhỏ), Chiam (chăng), Tlom (trong), Bua (vua)…

Tuy nhiên, công lớn lại thuộc về các giáo sĩ Bồ Đào Nha. Giáo sĩ được đương thời coi là
“thầy tiếng Việt” là Francesco de
Pina. Hai “học trò” của Pina được
thừa nhận có công lớn là giáo sĩ
Gaspar d’Amaral và Antonio
Barbosa. Hai giáo sĩ này là người
đầu tiên viết từ điển Việt – Bồ và
Bồ – Việt. Hai ông sau khi rời
Hội An, định cư ở Macau gần 10
năm. Không may Gaspar
d’Amaral tử nạn trên biển Macau
vào tháng 2-1646 khi trên đường
đến Việt Nam. Antonio Barbosa
cũng mất một năm sau đó.

Trước khi mất họ để lại trong nhà


thờ San Pauli ở Macau những
quyển từ điển

Hình 2.3: Từ điển Việt – Bồ – La

14
Việt – Bồ – Latin mà họ đã sáng tạo. Và giáo sĩ Alexandre de Rhodes là người mang từ
điển đó về châu Âu (Phạm Văn Hường – Đi tìm nguồn gốc chữ quốc ngữ). Đến năm 1651,
quyển Từ điển Việt – Bồ – La ra đời dưới cái tên tác giả Alexandre de Rhodes. Và đây là
cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên xuất hiện trên thế giới và ông Đắc Lộ (tên tiếng Việt của
Alexandre de Rhodes) được công nhận là người có công trong việc sáng tạo chữ Việt.

Những sáng tạo của các giáo sĩ phương Tây không thể không có sự góp phần của người
bản xứ. Nhiều tài liệu đã nhắc tới “những người thầy không tên” của các giáo sĩ. Theo xơ
Jean Berchmans

Minh Nguyệt trong tập san MISS của Vatican, giáo sĩ Đắc Lộ đã học tiếng Việt với “một
người thầy trạc 10-12 tuổi”, người sau này trở thành thầy giảng đạo giúp việc cho các giáo
sĩ.

Giáo sĩ Đắc Lộ đã nói về “thầy” của mình: “Chỉ trong vòng ba tuần lễ, chú bé đã dạy tôi
học biết tất cả các cung giọng khác nhau của tiếng Việt và cách thức phát âm của từng chữ”.

Những tài liệu khác cũng cho biết “thầy” của các giáo sĩ Amaral và Barbosa có tới 14 người.
Những cái tên như Trâm, Văn Triều, Sang, Văn Tang, Cai, Văn Nhất… xuất hiện trong một
tài liệu của Dòng Tên mang tên “Chung quanh mô thức rửa tội bằng thổ ngữ An Nam”
(Huỳnh Ái Tông – Nguồn gốc chữ quốc ngữ).

Chữ Việt thời kỳ đầu khác xa với chữ Việt hôm nay, thậm chí hôm qua. Những từ “oũ”
(ông), “kẻ hằii” (kẻ hầu), “bên đoũ đa” (bên Đống Đa),… vẫn còn nhiều âm hưởng nước
ngoài đối với người Việt. Tới khi xuất hiện trong Từ điển Việt – Bồ – La năm 1651 cũng
còn những khoảng cách xa với chữ Việt mà chúng ta đang dùng: “bao nheo” (bao nhiêu),
“tôi blả bấy nheo” (tôi trả bấy nhiêu), “muấn” (muốn), “đức chúa Blời” (đức Chúa Trời),
“iêo” (yêu), “khoăn đã nao” (khoan đã nào), “nếo” (nếu)…

Không chỉ có Từ điển Việt – Bồ – La, giáo sĩ Đắc Lộ còn được ghi nhận là có công đầu
trong việc sáng tạo chữ Việt từ quyển Phép giảng tám ngày (1651) và phần “tiểu lược về
tiếng An Nam hay tiếng Bắc kỳ” còn gọi là cuốn văn phạm Việt Nam đầu tiên (in chung

15
với cuốn từ điển). Nếu Phép giảng tám ngày là cuốn sách chuyên về đạo đầu tiên của quốc
ngữ thì cuốn văn phạm là sự sáng tạo không còn nghi ngờ gì nữa và là của riêng ông.

“Tất cả tinh thần của tiếng nói là ở các dấu lên xuống” – giáo sĩ Đắc Lộ nhận xét. Có thể
chính nhờ cuốn văn phạm này mà các giáo sĩ, người học chữ Việt đời sau cảm thấy dễ dàng
hơn.

2. Người Việt

Về việc người Việt có tham gia trong sự phát minh chữ Quốc ngữ, theo Roland Jacques vì
đối tượng truyền giáo là nông dân, ngư dân Quảng Nam, Quảng Ngãi nên dĩ nhiên các tài
liệu giảng đạo chữ Nôm phải dùng từ ngữ của dân thường. Do đó họ đã yêu cầu gồm hai
nhóm: thứ nhất là giới trí thức gồm có các thầy đồ, sư sãi, các trưởng tông phái (đạo Lão,
đạo Khổng...), quan lại hưu trí và sĩ tử là những người giỏi tiếng mẹ đẻ, am hiểu nền văn
hoá dân tộc. Nhóm thứ hai gồm các phiên dịch là thanh niên giáo dân biết tiếng Bồ Đào
Nha, La tinh giúp giáo sĩ truyền đạo. Và số người Việt này phải đông hơn gấp nhiều lần sơ
với các giáo sĩ.
Với nhận thức như vậy, các giáo sĩ-bậc thầy Dòng Tên ngôn ngữ học dĩ nhiên đã nảy ra ý
tưởng dùng chữ cái La tinh để phiên âm chữ Nôm, biến thứ chữ có yếu tố biểu âm Hán hóa
ấy thành thứ chữ biểu âm La tinh hóa dễ học dễ dùng cho việc truyền giáo của họ. Thực tế
cho thấy, các giáo sĩ kể trên dù ít người và làm việc phân tán nhưng đã tạo ra chữ Quốc ngữ
trong thời gian ngắn kỷ lục: từ năm 1617 đến 1649. Họ đã nhanh chóng tìm ra các chữ cái
La tinh phù hợp thay cho các ký tự vuông ghi âm tiếng Việt trong chữ Nôm.

3. Kết luận

Như vậy, có thể khẳng định rằng chữ quốc ngữ ra đời có một quá trình dài từ năm 1618 cho
đến 1625 với sự hợp tác của nhiều người chứ không chỉ một người. Và đa số "tác giả" của
chữ quốc ngữ đều là người Bồ Đào Nha, người Ý cùng với một số người Việt theo đạo Thiên
Chúa góp sức.

16
Và người được xác định "giỏi tiếng Việt nhất" và có công lớn nhứt trong việc sáng tạo ra chữ
quốc ngữ chính là giáo sĩ Francesco de Pina người Bồ Đào Nha.

4. Các cuốn sách Quốc ngữ đầu tiên

Trước khi cho xuất bản hai cuốn sách bằng Quốc ngữ đầu tiên (Từ điển Việt – Bồ - La,
Phép giảng tám ngày), các nhà truyền giáo đã soạn những cuốn sách Quốc ngữ sau:

❖ Chính tả Việt ngữ, do Cha Francisco de Piana viết tại Hội An, khoảng năm 1622.
❖ Ngữ pháp tiếng Việt cũng do cha Francisco de Piana viết tại Hội An hoặc Thanh
Chiêm khoảng năm 1623
❖ Từ vựng tiếng Việt, do G. Luís soạn lúc ông ở Đàng ngoài, từ 1625-1639.
❖ Diccionário anamita – portugês – latim do Gaspar d’Amaral soạn ở Thăng Long khi
ông ở đây, từ 1631 – 1638.
❖ Diccionário portugês – anamita do António Barbosa ở Đàng Ngoài 1636 – 1642.

Qua các bản tường trình mà các tu sĩ gửi về cho bề trên mà chúng ta biết các ngài đã biên
soạn những cuốn sách này. Thời ấy, các tu sĩ Dòng Tên khi tới Đàng Trong và Đàng Ngoài
cũng như các nước khác phải thường xuyên viết bản tường trình về Macao, Roma. Tên các
cuốn sách được các tu sĩ kể ra trong các tường trình này.

Chẳng hạn, trong thư Cha Pina gửi cho Cha Jerómio Rodriguez ở Macao năm 1622-1623
viết: “Phần tôi, đã soạn một tập nhỏ về chính tả và các dấu thinh của tiếng này [Việt], và
tôi đang bắt tay vào việc soạn ngữ pháp. Dù tôi đã thu thập được nhiều truyện thuộc các
loại khác nhau giúp cho những trích dẫn thêm giá trị, hầu xác quyết được ý nghĩa các từ
ngữ và quy luật ngữ pháp…”.

Tiếc rằng, những cuốn sách này do chưa được xuất bản nên đã bị thất truyền. Linh mục Đỗ
Quang Chính, SJ trong quá trình nghiên cứu đã lục tìm khắp các thư viện bên châu Âu
nhưng không thấy.

17
2. CÔNG CUỘC GÂY TRANH CÃI
Từ buổi đầu cuộc chiếm đóng Nam Kỳ của Pháp, chữ Quốc ngữ bị xem như một toan tính
của chính quyền thuộc địa hòng Âu hóa nền quốc học Việt Nam và như một thứ chữ rẻ tiền
dưới con mắt của các sĩ phu thì đến Phong trào Duy Tân và Ðông Kinh Nghĩa Thục chữ
Quốc ngữ được đón tiếp như một công cụ chuyển tải hữu hiệu những tư tưởng yêu nước,
những tri thức mới.

Tuy được đưa vào nhà trường và đời sống bằng quyết tâm chính trị nhưng có thể nói việc
áp dụng chữ Quốc ngữ vào nền giáo dục không hề đơn giản và vấp phải rất nhiều khó khăn.
Vì dẫu sao chính quyền Pháp khởi xướng cũng là kẻ đi chinh phục và không dễ thuyết phục
người dân chấp nhận một lối viết khác thay thế chữ viết đã gắn bó suốt 19 thế kỷ.
Chữ Quốc ngữ đứng vào lằn ranh giữa hai làn sóng ủng hộ và phản đối quyết liệt, mà bên
ủng hộ với đại diện là Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của, những người
theo học trường Dòng phải đương đầu với nhóm các nhà Nho truyền thống như Nguyễn
Ðình Chiểu, Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, v.v. Cuộc đối địch không thuần xảy ra giữa hai
hệ chữ viết của một ngôn ngữ mà còn giữa hai thái độ chính trị, những niềm tin tôn giáo
khác nhau: Thiên chúa giáo với Khổng giáo và các tôn giáo khác trước đó đã ăn sâu vào tư
tưởng của người dân.
Những sĩ phu ủng hộ chữ Quốc ngữ cho đó là vũ khí sắc bén trong công cuộc phổ biến tân
học, khai dân trí, truyền bá tư tưởng yêu nước tiến tới giải phóng dân tộc, đem lại độc lập
cho nước nhà. Theo Trương Vĩnh Ký: “Chữ Quốc ngữ phải trở thành chữ viết của nước
nhà. Cần phải nắm vững nó cho điều tốt đẹp và cho sự tiến bộ. Vì thế, chúng ta phải tìm
mọi cách để phổ biến chữ viết này”. Ông cho rằng loại chữ viết đơn giản, dễ học này sẽ là
phương tiện hiệu quả để tiếp thu những kiến thức mới vì ba lý do: “Thứ nhất, do nạn mù
chữ đại trà trong dân, tiếp theo là chữ Hán sẽ không còn có ích một khi người Pháp cai trị
Nam Kỳ và cuối cùng, chỉ cần ba tháng là có thể biết đọc và viết chữ Quốc ngữ”.
Đại diện cho bên phản đối áp dụng chữ Quốc ngữ là cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu, theo cụ đó
là thứ chữ của kẻ "xâm lược Tôn giáo và xâm lược lãnh thổ". Sau này Phạm Quỳnh có

18
tổng hợp lại ý kiến của bên phản đối chữ Quốc ngữ trên Nam Phong Tạp Chí (1927): “họ
cho rằng Phàm văn tự, có khó khăn mới thâm thúy. Nay chữ Quốc ngữ dễ quá, đứa bé lên
năm, học trò sơ học mở quyển sách ra cũng đọc lau láu được ngay, thì cái văn chương sản
xuất bằng thứ chữ ấy tất là thô thiển bỉ tiện, không xứng đáng là văn chương được”. Theo
ý Phạm Quỳnh, chính chữ Quốc ngữ là cái bè để cứu vớt bọn ta trong bể trầm luân vậy.
Không chỉ vậy, chữ Quốc ngữ cũng là giao điểm trong chủ trương dạy và học của chính
những người Pháp cai trị. Trong việc áp dụng chữ Quốc ngữ sẽ có lợi cho người Pháp học
tiếng Việt vì chúng ta hiểu rằng khi người Việt nói tiếng Việt thì chỉ cần học cách viết
nhưng đối với người nước ngoài học tiếng Việt, họ sẽ phải học tiếng Việt thông qua con
chữ- hiển nhiên chữ Quốc ngữ dễ học hơn với người Pháp vì cùng nằm trong mẫu tự Latin.
Nhưng cũng có luồng ý kiến phản đối, như tại hội nghị Thuộc địa được tổ chức tại Paris
năm 1889, Aymonier (giám đốc trường Thuộc địa) phản đối việc dạy chữ Quốc ngữ vì chữ
viết này ghi lại một tiếng nói, và tiếng nói đó lại quá nghèo nàn. Theo Aymonier, mục tiêu
chủ yếu của nền học chính thuộc địa phải là dạy tiếng Pháp cho người Việt. Biết chữ Quốc
ngữ không có lợi ích gì cho việc này. Việc giảng dạy thứ chữ này tại trường học bản xứ
như vậy là phí phạm vô ích. Nên dồn tiền cho học chữ Pháp. Nếu chữ Pháp quá khó thì dạy
một thứ tiếng Pháp tóm gọn.

3. BƯỚC NGOẶT VÀ CÁC PHONG TRÀO PHỔ BIẾN CHỮ QUỐC NGỮ
Ngày 6/6/1898, toàn quyền Ðông Dương đặt thêm một kỳ thi phụ cho khoa thi Hương
trường thi Nam Ðịnh. Môn thi gồm năm bài tiếng Pháp và có phần dịch sang chữ Quốc ngữ
còn Chữ Hán được dùng để dạy các môn luân lý, còn chữ Quốc ngữ được dùng để dạy
Toán, các môn khoa học, lịch sử và địa lý.

Cùng với một loạt các cải tổ và đàn áp, nước Việt Nam dưới mắt người Pháp xem như đã
được bình định, nhà cầm quyền Pháp bắt đầu đặt để những cơ chế về hành chính, giáo dục
để cai trị các xứ thuộc địa và bảo hộ. Các cơ chế chính quyền của Triều đình nhà Nguyễn
dần dần hoặc bị thay thế hoặc bị làm suy yếu đi không còn thực quyền. Hán học, nền tảng
của công cuộc đào tạo sĩ phu, quan chức nhà Nguyễn, theo đó cũng tàn tạ nhường chỗ cho

19
lớp quan chức mới xuất thân từ các trường Pháp-Việt. Chữ Quốc ngữ từ trong Nam lan ra
đất Bắc, xen vào các kỳ thi; biết chữ Quốc ngữ trở thành một yêu cầu để bước vào quan
trường.

Hơn nữa, sự kiện đánh dấu sự chấm dứt của khoa bảng phong kiến Việt Nam và đánh dấu
sự phổ biến rộng hơn của chữ Quốc ngữ trong các văn bản hành chính và trong giáo dục
khi vua Khải Định ra chiếu rằng: “Kỳ thi năm nay là khoa thi cuối cùng, đường khoa cử từ
đây dứt hẳn” vào năm 1919.

20
CHƯƠNG 3: CHỮ QUỐC NGỮ NGÀY NAY
1. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA CHỮ QUỐC NGỮ VÀO VĂN HÓA VIỆT NAM
Trong báo cáo toàn văn được đọc tại Hội thảo, giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thiện Giáp đã nêu
lên vai trò của chữ quốc ngữ như sau:
+ Chữ quốc ngữ là cơ sở để mở rộng chức năng của tiếng Việt, nó vươn lên thành ngôn ngữ
chính thức của quốc gia. Nó được dùng trong hành chính, ngoại giao, giáo dục. Nó là công
cụ bảo tồn và phát triển văn hóa Việt Nam.
+ Chữ quốc ngữ là cơ sở để tiếng Việt phát triển. Về mặt từ vựng, chữ quốc ngữ đã giúp tạo
ra những từ mới nhằm hỗ trợ việc diễn đạt tư duy trong chiều sâu và đỉnh cao của nó. Về
ngữ pháp, dấu chấm câu mà chữ quốc ngữ du nhập vào Việt Nam đã góp phần tích cực vào
việc sáng tạo các câu văn viết một cách sáng sủa, mạch lạc…, điều mà chữ Nôm trước đây
không có. Chữ quốc ngữ đã giúp diễn đạt tư duy logic, thể hiện những tư tưởng khoa học
cách trọn vẹn hoàn hảo. Về mặt âm, chữ quốc ngữ giúp xác định chính âm cho tiếng Việt,
tạo sự thống nhất chữ viết trong toàn lãnh thổ Việt Nam, cho dẫu Việt Nam có nhiều phương
ngữ và nhiều dân tộc thiểu số.
+ Chữ quốc ngữ là cơ sở để phát triển nền quốc học lên một tầm cao mới. Căn cứ vào di
sản Hán Nôm Việt Nam5, chúng ta chỉ có vỏn vẹn 5038 quyển, trong đó có những quyển
trùng nhau, nhiều quyển không mấy giá trị… Nếu làm một cuộc so sánh với nền quốc học
được ghi bằng chữ quốc ngữ hiện nay, thì dù chỉ trong một thời gian ngắn, chữ quốc ngữ
đã vượt hẳn và làm cho nền quốc học phong phú biết chừng nào.
Mặc dù chữ quốc ngữ đã tạo nền cho tiếng Việt phát triển đến đỉnh cao, nhưng tiếng Việt
vẫn không được gọi là “ngôn ngữ quốc gia”, mà các văn bản của nhà nước chỉ gọi tiếng
Việt và chữ quốc ngữ là tiếng và chữ phổ thông. Mãi cho đến Hiến pháp năm 2013, trong
điều 5 mới xác định: “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt”, và điều này khiến chúng ta hiểu
ngầm rằng “chữ quốc ngữ là chữ biểu thị ngôn ngữ tiếng Việt sẽ là chữ quốc ngữ với nghĩa
đầy đủ và trọn vẹn của nó”.

21
KẾT LUẬN
Với lịch sử 400 năm hình thành, vận động và cải tiến, chữ quốc ngữ đã trở thành tinh thần,
linh hồn của dân tộc Việt. Lời tri ân sâu nặng dành cho các nhà truyền giáo tâm huyết đã
sáng tạo ra chữ quốc ngữ vẫn còn mãi. Tâm tình ghi nhận và hiểu thấu vai trò của cộng
đồng Công giáo thuở ban đầu vẫn đậm nét trong sử sách Việt Nam. Tính linh hoạt và bảo
tồn văn hóa chúng ta có được, phải kể đến đó là địa vị ổn định và độc tôn của chữ quốc
ngữ, việc trở lại với chữ Hán, chữ Nôm mà đôi khi ta vẫn còn nghe thấy hiện nay là không
còn phù hợp.
Tinh thần của hội thảo là xây dựng với kỳ vọng cải tiến tốt hơn nữa để tiếng nói, chữ viết
của dân tộc có vị trí xứng tầm trong tương quan với các ngôn ngữ khác trên thế giới. Việc
viết không thống nhất, không đúng chính tả và hiện tượng sử dụng chữ viết lệch chuẩn khá
phổ biến không chỉ trong nhà trường, mà còn trên các phương tiện truyền thông đại chúng
hiện nay, theo các nhà khoa học là một điều đáng báo động. Cần có những biện pháp ứng
xử phù hợp.

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
SÁCH THAM KHẢO

Đỗ Quang Chính (1972), Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ

CÁC TRANG WEB THAM KHẢO


https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/media/chu-quoc-ngu-hinh-thanh-nhu-the-nao-
414444.html

http://www.cgvdt.vn/van-hoa-nghe-thuat/chu-quo-c-ngu-su-hi-nh-tha-nh-pha-t-trie-n-va-
nhu-ng-do-ng-go-p-va-van-ho-a-vie-t-nam_a1992

https://tuoitre.vn/chu-quoc-ngu-nhung-nguoi-dau-tien-khai-sang-
20191206213804476.htm

https://tiasang.com.vn/-van-hoa/Chu-Quoc-ngu-thuo-giao-thoi-Giua-nhung-bien-co-
chinh-tri-22959

https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/Ban-them-ve-nguon-goc-chu-Quoc-ngu-
25295

https://tuoitre.vn/nhung-nhan-vat-dau-tien-trong-tien-trinh-chu-quoc-ngu-ky-1-khoi-dau-
cua-chu-quoc-ngu-20190423103354733.htm

http://nghiencuuquocte.org/2020/07/09/tieng-viet-ky-dieu-hanh-trinh-tu-chu-nho-chu-
nom-den-chu-quoc-ngu/

https://hocday.com/nhn-li-bo-co-vn-tt-v-ting-an-nam-hay-ng-kinh-ca-alexandre-de-
r.html?page=5

NGUỒN HÌNH ẢNH


Hình 1.1:

23
https://vcdn-vnexpress.vnecdn.net/2017/11/30/sach-tap-doc-7091-1512017407.jpg

Hình 1.2:

https://www.google.com/url?sa=i&url=https%3A%2F%2Fwww.slideshare.net%2Fvnitcl
ub%2F825-ch-hn-thng-
dng&psig=AOvVaw1JJo0YHpDgrleeYvayvYK8&ust=1641992955816000&source=ima
ges&cd=vfe&ved=0CAsQjRxqFwoTCOjRuqnjqfUCFQAAAAAdAAAAABAD

Hình 1.3:

https://quangyendn.com/wp-content/uploads/2012/01/chunom.jpg

Hình 1.4:
https://www.google.com/url?sa=i&url=https%3A%2F%2Fnhacxua.vn%2Ffrancisco-de-
pina-va-alexandre-de-rhodes-nhung-giao-si-cong-giao-sang-tao-ra-chu-quoc-
ngu%2F&psig=AOvVaw3iu-
41F3vbRPpii809fl2V&ust=1641993604428000&source=images&cd=vfe&ved=0CAsQj
RxqFwoTCPizuIblqfUCFQAAAAAdAAAAABAD

Hình 1.5:
https://www.google.com/url?sa=i&url=https%3A%2F%2Fvieclam123.vn%2Fbang-chu-
cai-tieng-viet-
b96.html&psig=AOvVaw2SuGx5sHidv9hVH2TQrbqJ&ust=1641991166933000&source
=images&cd=vfe&ved=0CAsQjRxqFwoTCIDanM3jqfUCFQAAAAAdAAAAABAD

Hình 2.1:

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/5/58/Derhodes.jpg

Hình 2.2:
https://www.google.com/url?sa=i&url=https%3A%2F%2Fnhacxua.vn%2Ffrancisco-de-
pina-va-alexandre-de-rhodes-nhung-giao-si-cong-giao-sang-tao-ra-chu-quoc-
ngu%2F&psig=AOvVaw3iu-

24
41F3vbRPpii809fl2V&ust=1641993604428000&source=images&cd=vfe&ved=0CAsQj
RxqFwoTCPizuIblqfUCFQAAAAAdAAAAABAD

Hình 2.3:
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/4/41/Dictionarium_Annamiticu
m_Lusitanum_et_Latinum_%28low-resolution%29.pdf/page1-1200px-
Dictionarium_Annamiticum_Lusitanum_et_Latinum_%28low-resolution%29.pdf.jpg

25

You might also like