You are on page 1of 14

MỤC LỤC.

MỞ ĐẦU. ........................................................................................................................................
1. Tính cấp thiết, tầm quan trọng của chữ viết. .....................................................................
2. Lý do chọn đề tài.................................................................................................................
3. Mục đích của bài viết. .......................................................................................................
NỘI DUNG. ....................................................................................................................................
CHƯƠNG I: TIỀN ĐỀ CỦA CHỮ VIẾT...................................................................................
1. Các hình thức giao tiếp trước khi có chữ viết. ..................................................................
2. Sự ra đời của chữ viết và vai trò ban đầu. .........................................................................
3. Ví dụ về sự phát triển của chữ viết.....................................................................................
CHƯƠNG II: CHỮ VIẾT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHỮ VIẾT TRONG PHÁT
TRIỂN TRI THỨC......................................................................................................................
1. Biểu tượng hoá tri thức. ....................................................................................................
2. Tính lưu trữ và truyền đạt thông tin dẫn tới sự phát triển của tri thức. .............................
CHƯƠNG III: CHỮ VIẾT VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN MINH XÃ HỘI.......................
1. Sự phát triển của hệ thống pháp luật và quy tắc xã hội......................................................
2. Giao tiếp và tương tác xã hội..............................................................................................
CHƯƠNG IV: CHỮ VIẾT VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỆ THUẬT VÀ
VĂN HÓA...................................................................................................................................
1. Văn bản và tác phẩm văn học.............................................................................................
2. Sự phát triển của nghệ thuật viết và đọc.............................................................................
3. Phương tiện truyền thông và ảnh hưởng của chữ viết........................................................
KẾT LUẬN.......................................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................

1
MỞ ĐẦU.

1. Tính cấp thiết, tầm quan trọng của chữ viết.

Trong bối cảnh các phương tiện truyền thông đa phương tiện, công nghệ phát triển
rực rỡ, chữ viết từ xa xưa vẫn luôn đóng vai trò không thể thay thế bởi những điều
tuyệt vời mà nó mang lại. Nếu chỉ lướt qua, chữ viết dường như chỉ đơn giản là
công cụ giao tiếp có thể truyền đạt thông tin. Tuy nhiên ở dưới góc độ sâu hơn,
chữ viết đóng vai trò như một chiếc chìa khoá mở ra cánh cổng của thế giới đa
dạng, sâu sắc hơn và tràn ngập tri thức. Trước hết, chữ viết là công cụ để lưu giữ,
truyền thông tin. Con người thường dùng những kí hiệu, kí tự khác nhau và ghép
chúng lại như một cách ghi chép kiến thức để “trao đổi” từ cá nhân này qua cá
nhân khác và thậm chí là thế hệ này qua thế hệ khác. Nhờ vào tính lưu trữ cao này,
chữ viết cho phép thế hệ sau biết được những điều diễn ra trong lịch sử, hiểu được
con người và thế giới cổ xưa một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó, con người
cũng dựa vào chữ viết để giao tiếp, bày tỏ suy nghĩ cá nhân, thể hiện những điều
khó nói hay giải thích chi tiết hơn và điều này phần nào giúp tạo ra sự liên kết,
thấu hiểu, thu hẹp khoảng cách giữa các đối tượng. Chữ viết cũng như một bàn đạp
để thúc đẩy, quảng bá những nét văn hóa đáng trân trọng của một dân tộc, là cái
nôi phát triển của văn học, ca từ và lịch sử. Chữ viết đã tồn tại trong nhiều thế kỷ
và đã trải qua sự phát triển, đổi mới không ngừng nghỉ để phù hợp, thuận tiện hơn
với người sử dụng và mỗi nền văn hoá. Do đó, tầm quan trọng của chữ viết được
khẳng định, được đánh giá là ảnh hưởng trực tiếp tới nhân loại chứ không chỉ nằm
ở việc truyền tải thông tin thông thường.

2. Lý do chọn đề tài.

Dù đang sống trong thế giới tiến bộ, con người ngày càng có thêm nhiều công cụ,
phương tiện để giao tiếp, phục vụ cho đời sống cá nhân song nhóm chúng tôi chọn

2
đề tài này bởi chúng tôi tin rằng chữ viết vẫn luôn gìn giữ được giá trị cốt lõi, sức
mạnh và vai trò của nó là không thể thay thế trong đời sống xã hội. Từ suy nghĩ đó,
các thành viên mong muốn được hiểu sâu hơn về sự hình thành, phát triển ngày
một bền vững và đóng góp của chữ viết trên nhiều lĩnh vực.

3. Mục đích của bài viết.

Nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Chứng minh sự phát triển của chữ viết là
thành tựu lớn của nền văn minh nhân loại”, tập trung vào sức ảnh hưởng, tầm quan
trọng của chữ viết trong mỗi khía cạnh và thời gian lịch sử. Qua từng bước chỉ ra
và phân tích, từ nguồn gốc ban đầu cho tới chữ viết trong thời đại số để dẫn tới
khẳng định đây là một trong những bước ngoặt tích cực, lớn nhất của nhân loại.

NỘI DUNG.

CHƯƠNG I: TIỀN ĐỀ CỦA CHỮ VIẾT.

1. Các hình thức giao tiếp trước khi có chữ viết.

Sự phát triển trong giao tiếp con người có thể chia thành bốn giai đoạn: thời đại
truyền miệng, thời đại chữ viết, sự ra đời của in ấn và thời đại số. Khi chữ viết
chưa xuất hiện, để phục vụ cho việc giao tiếp giữa các cá nhân, con người giao lưu
với nhau hầu hết qua lời nói và hành động. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cách đây
khoảng 100.000 năm trước, người Homo sapiens đã có cách phát âm, sử dụng âm
thanh đơn giản để bộc lộ suy nghĩ của mình. Mặc dù chỉ là những âm thanh không
phức tạp, sơ khai tuy nhiên đây là nền móng cho sự phát triển của ngôn ngữ sau
này. Mỗi cường độ khác nhau trong âm thanh, tiếng khàn đều mang một sắc thái
riêng, cũng để bộc lộ cảm xúc rõ ràng hơn, phân biệt giữa giao tiếp thông thường
hay dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Người xưa cũng sử dụng tiếng trống để thông
báo cho bộ lạc, hàng xóm của mình nhiều sự kiện quan trọng đang diễn ra hay
những “tín hiệu" từ khói dùng để kết nối với những người ở xa mình. Bên cạnh đó,

3
tranh hang động cũng là phương tiện giao tiếp ra đời từ rất sớm, nổi bật ở châu Âu
và châu Á. Những bức tranh này là kết hợp của nét vẽ xuất hiện trên vách đá trong
hang động, miêu tả con người và cả động vật, đây cũng là phương pháp để người
xưa nói về hoạt động thường ngày của họ và sự kiện diễn ra trong lịch sử. Bức
tranh vẽ trong hang động như vậy không chỉ giúp thế hệ sau hiểu hơn về cách
người xưa truyền đạt thông tin với nhau mà từ đó, họ còn thu về được kiến thức về
quá trình di cư của loài người, con người thời bấy giờ đã đặt chân tới những vùng
đất nào.

2. Sự ra đời của chữ viết và vai trò ban đầu.

Sự ra đời của chữ viết được coi là cột mốc lớn trong lịch sử nhân loại, bắt nguồn từ
ba khu vực khác nhau là Cận Đông, Trung Quốc cổ đại và Mesoamerica - Trung
Mỹ. Người Ai Cập cổ đại có cho mình thành tựu về chữ viết đầu tiên khi họ sáng
tạo ra chữ tượng hình, một loại chữ dùng hình để biểu thị điều mình muốn nhắc
tới. Theo nghiên cứu, chữ tượng hình xuất hiện vào khoảng thời gian năm 3200 tới
3000 Trước công nguyên. Với những từ đơn giản, người sử dụng chỉ cần vẽ ra một
họa tiết tượng trưng ví dụ như cây cối, mặt trời, động vật hay cả con người. Nhưng
nếu muốn nói tới khái niệm có phần khó hơn, họ bắt buộc phải sử dụng phương
pháp mượn ý, tức là muốn diễn tả “khát” thì vẽ biểu tượng con bò được đặt bên
cạnh chữ nước. Chữ tượng hình còn xuất hiện tại Trung Quốc với khái niệm tượng
hình là nguyên tắc tạo ra chữ Hán nhờ việc vẽ ra một cách đơn giản nhất nhưng
vẫn có thể biểu diễn sự vật cụ thể. Loại chữ viết đầu tiên của Trung Quốc là chữ
giáp cốt xuất hiện vào thời nhà Thương, sau đấy đón nhận sự ra đời của chữ kim
văn hay chung đỉnh văn ở thời Tây Chu, những loại chữ viết này được gọi chung là
đại triện. Tiến tới các thời sau này, trải qua một số sự cải tiến, tạo thành chữ tiểu
triện và chữ lệ xuất phát từ cuối thời Tần Thuỷ Hoàng và Hán Tuyên đế. Ngoài ra,
còn ghi nhận được sự xuất hiện chữ người Ba Tư hay chữ của người Phoenicia đã

4
được hình thành dựa trên cơ sở chữ tượng hình của Ai Cập, Babylon; cũng chính
từ chữ Phoenicia mà chữ Hy Lạp và Latin ra đời. Một loại chữ nổi bật khác là chữ
hình nêm hay chữ tiết hình của người Sumer từ nền văn minh Lưỡng Hà xuất hiện
vào cuối thiên niên kỉ IV trước công nguyên. Để tạo ra được những dấu ấn giống
như hình nêm tượng trưng cho kí hiệu từ, người Sumer sử dụng những chiếc que
được vót nhọn một cách cẩn thận in trên các tấm đất sét còn ướt. Loại chữ này còn
được sử dụng hầu hết tại các khu vực, bộ tộc khác như Tây Á, người Akkad và
Assyria với mục đích giao lưu, đáp ứng nhu cầu liên lạc, thuận lợi cho việc buôn
bán, thương mại. Chữ hình nêm được cấu tạo từ những đường nét tương đối đơn
giản bởi họ tin rằng sự phức tạp là không cần thiết, mục đích chính là để nắm rõ
được số lượng, giá cả hàng hoá cũng như địa điểm hay đối tượng mua bán cụ thể.
Về sau, tới năm 1500 trước Công nguyên, chữ tiết hình thành văn tự ngoại giao
quốc tế, dùng trong cả các văn kiện quan trọng và khi các nhà nghiên cứu lần đầu
phát hiện ra loại chữ này, họ phải công nhận chúng thật sự đã thay đổi sự hiểu biết
của con người về lịch sử. Từ đó có thể thấy rằng, qua từng giai đoạn lịch sử chữ
viết ngày một phát triển mới mẻ, dễ hiểu và có thể diễn tả suy nghĩ, tâm trạng con
người rõ ràng hơn tuy nhiên chữ viết từ thời cổ xưa vẫn luôn là nền tảng quan
trọng, là đòn bẩy cho những cải tiến sau này. Về vai trò, ngoài để ghi chép lại hoạt
động thường ngày, giao tiếp, giao thương, nghiên cứu đã chỉ ra chữ viết xuất hiện
từ việc đếm và tính toán. Cũng nhờ có chữ viết mà con người mới có thể biết được
quá khứ qua việc ghi chép sử hay cách trao đổi thông tin cũng trở nên dễ dàng hơn
bao giờ hết.

3. Ví dụ về sự phát triển của chữ viết.

Chữ viết không phải sinh ra đã là một hệ thống hoàn hảo và đầy đủ nghĩa. Để đạt
được thành tựu chữ viết như hiện tại, nó đã phải trải qua quá trình phát triển, thay
đổi, loại bỏ các yếu tố dư thừa phức tạp nhưng cũng kế thừa các yếu tố nguyên bản

5
của nó để hình thành hệ thống chữ hoàn thiện nhất. Lấy ví dụ như chữ Hán của
người Trung Quốc.

Bằng chứng khảo cổ của chữ viết Trung Quốc được phát hiện lần đầu vào năm
1899, loại chữ này được gọi là chữ giáp cốt xuất hiện đầu tiên vào thời nhà
Thương (từ thế kỉ XVI – XII TCN). Hệ thống chữ viết của nhà Thương là chữ
tượng hình - tức là, mỗi ký tự đại diện cho một từ duy nhất và diễn tả trọn vẹn
được một khái niệm. Các ký tự Trung Quốc được sử dụng ngày nay là hậu duệ trực
tiếp của chữ viết thời nhà Thương. Chắc chắn rằng về hình thức bên ngoài, các ký
tự hiện đại khác biệt đáng kể so với các ký tự của nhà Thương; tuy nhiên, các
nguyên tắc cấu trúc nền tảng của hệ thống chữ viết nhà Thương về cơ bản giống
như chữ viết Trung Quốc ở các giai đoạn sau, bao gồm cả chữ viết hiện đại. Đến
thời Tây Chu (thế kỉ XI – III TCN), chữ viết được gọi là kim văn, còn chữ viết của
cả thời Thương và thời Chu được gọi chung là chữ đại triện hay là cổ văn. Đến
năm 221 TCN, sau khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc, nhà Tần đã cho chỉnh sửa
lại chữ viết bằng cách kết hợp nhiều loại chữ viết ở Trung Quốc đương thời với
chữ nước Tần rồi chỉnh lý theo hướng đơn giản hóa chữ viết để hình thành một
loại chữ thống nhất gọi là tiểu triện. Từ cuối thời Tần Thủy Hoàng (221 – 206
TCN) đến thời Hán Tuyên Đế (73 - 49 TCN) xuất hiện một kiểu chữ mới gọi là
chữ lệ. Đây cũng là kiểu chữ do chữ đại triện (cổ văn) đơn giản hoá mà thành. Đến
thời Đông Hán (25 – 220), chữ khải hay chân thư, chính thư được hình thành với
nhiều sự cải biên. Chữ khải xuất hiện đánh dấu sự định hình của chữ hán, và là thể
chữ tiêu biểu của chữ hán hiện đại. Bên cạnh đó chữ khải còn có hai biến thể xuất
hiện vào thời Hán đó là chữ thảo và chữ hành.

Chữ viết Trung Quốc đã thay đổi trong suốt lịch sử của nó; trong một số thời điểm
nhất định như triều đại nhà Tần và nhà Hán, nó đã được sửa đổi trên quy mô lớn,
mang lại cho nó một khía cạnh hoàn toàn mới. Mặt khác, từ thời nhà Đường cho

6
đến đầu thế kỷ XX, chữ viết chính thức thay đổi rất ít. Mặc dù vậy, một số lượng
lớn các ký tự giản thể, hay là từ lóng phổ biến đã được tạo ra và sử dụng rộng rãi
trong dân chúng để viết những thứ như sổ sách kế toán, phiếu cầm đồ, đơn thuốc,
kịch bản ca kịch và một số hình thức văn học bản địa. Tuy nhiên, những ký tự như
vậy bị nghiêm cấm sử dụng trong các văn bản mang tính công cộng.

Cũng trong thế kỷ XX, khi người dân Trung Quốc nhận thấy rằng hệ thống chữ
viết của họ quá phức tạp và cồng kềnh, nhà nước Trung Quốc đã quyết định thực
hiện một cuộc cải cách đơn giản hóa chữ viết của họ. Dù vậy, ngay cả sau khi đã
cải cách chữ viết, một người Trung Quốc vẫn phải học từ 3.500 đến 4.000 ký tự
phức tạp để có thể trở thành một người biết chữ. Nhiều người cảm thấy rằng việc
học một hệ thống chữ viết phức tạp như vậy chiếm quá nhiều thời gian và là một
gánh nặng đối với người dân. Vì thế các nhà trí thức đưa ra sáng kiến về việc
chuyển đổi hệ thống chữ cái tượng hình của Trung Quốc thành chữ Latinh, do sự
du nhập của văn hóa phương Tây. Lợi ích của việc chuyển đổi như vậy đó là: để
việc học chữ trở nên dễ dàng hơn, có thể sử dụng được thành thạo trong thời gian
ngắn hơn, nó dễ dàng trong việc in ấn và có thể gõ được trên các thiết bị đánh chữ.
Tuy nhiên việc bãi bỏ hoàn toàn hệ thống chữ truyền thống và đổi sang một loại
chữ khác là không khả thi, vì thế hệ thống chữ hán tượng hình vẫn được giữ lại và
sử dụng đến nay, còn hệ thống chữ cái được sử dụng như một công cụ phụ trợ quá
trình giao tiếp trong đời sống và được dùng trong các văn bản nước ngoài.

Có thể thấy rằng, là một phần của phong trào cải cách chung đầu thế kỷ XX, việc
cải cách và đơn giản hóa chữ viết truyền thống chiếm một vị trí quan trọng. Bằng
cách thay đổi và tối ưu hóa phương thức giao tiếp truyền thống, người Trung Quốc
có thể tạo ra một hệ thống viết chữ hiệu quả hơn, dễ hiểu hơn và giao tiếp được rõ
ràng hơn. Nhân dân Trung Quốc nhận thức được tầm quan trọng của chữ viết đến

7
đời sống và xã hội của họ, vì thế việc thực hiện các cuộc cải cách chữ viết chính là
cải cách chính nền văn minh của họ.

CHƯƠNG II: CHỮ VIẾT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHỮ VIẾT TRONG PHÁT
TRIỂN TRI THỨC.

1. Biểu tượng hoá tri thức.

Chữ viết còn dùng để biểu hiện tư duy, biểu tượng hoá tri thức từ xa xưa dù từng
vùng miền, dân tộc đều có cho mình đặc trưng riêng, có nơi sử dụng hình vẽ, kí
hiệu, kí tự, có nơi thì phát triển nó thành vần chữ cái nhưng đều cho phép con
người có thể ghi lại, lưu trữ và truyền đạt thông tin, kiến thức từ cá nhân này qua
cá nhân khác, thế hệ trước tới thế hệ sau hay từ khu vực này qua khu vực khác. Để
thuận tiện cho việc ghi chép và để người đọc, đối phương hiểu suy nghĩ của mình,
việc này cũng đòi hỏi phải vận dụng tri thức, ghép từng ký tự, nét vẽ sao cho hợp
lý và logic cũng như đòi hỏi tư duy tốt, trí tưởng tượng phong phú. Nhờ sự phát
triển của xã hội, con người thời kì sau lại càng thông minh, họ sử dụng những gì đã
có ở thời kỳ trước nhưng bằng một cách ngắn gọn, dễ hiểu hơn mà vẫn đảm bảo ý
nghĩa ban đầu.

2. Tính lưu trữ và truyền đạt thông tin dẫn tới sự phát triển của tri thức.

Một trong những vai trò nổi bật nhất của chữ viết là tính lưu trữ và truyền đạt
thông tin bởi nó có thể lưu trữ qua từng thế kỷ nối tiếp nhau nếu được giữ gìn thận
trọng và có thể truyền đạt không giới hạn không gian. So với việc truyền miệng,
chữ viết bảo đảm được độ tin cậy khi các bản ghi chép được chính đối tượng trong
lịch sử viết lại cũng như lưu truyền cho tới đời sau thay vì kể chuyện thông thường
có thể bị biến tấu, thay đổi. Lịch sử đều dựa trên nghiên cứu những gì còn sót lại
điển hình như việc một giáo viên người Đức tên là Grotefend đã đọc được hai đoạn

8
minh văn và suy đoán được tên hoàng đế, danh hiệu, tên cha và tên triều đại của
các vị vua Ba Tư trong lịch sử, ông đọc được rằng: “Xecxet, hoàng đế vĩ đại,
hoàng đế trong các hoàng đế, con của hoàng đế Đariút, Akêmênit” . Cùng với đó là
những định lý toán học từ thời cổ đại vẫn đang được dạy trên lớp học toàn thế giới.
Tính lưu trữ thông tin gần như đạt tới hai từ “hoàn hảo” đã cho phép các nhà
nghiên cứu sau này có thể tiếp cận, học hỏi từ đó phân tích và phát triển. Để chứng
minh cho luận điểm này, ví dụ về việc nhà triết gia Socrates thời Hy Lạp cổ đại với
phương pháp giảng dạy cùng tên cho tới ngày nay vẫn được lưu truyền và ưa
chuộng trên giảng đường đại học, mục đích của phương pháp này là kích thích tư
duy của sinh viên và cải thiện kỹ năng phản biện khi giảng viên liên tục đặt ra
những câu hỏi hóc búa đòi hỏi người nghe phải tập trung cao độ và có tư duy, suy
nghĩ sắc bén.

CHƯƠNG III: CHỮ VIẾT VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN MINH XÃ HỘI.

1. Sự phát triển của hệ thống pháp luật và quy tắc xã hội.

Nhờ có sự ra đời của chữ viết mà từ đó đã có những bộ luật, những quy tắc ứng xử
được quy định và ghi chép lại để ban hành cho nhân dân ở những quốc gia thời cổ
đại. Ví dụ tiêu biểu nhất cho điều này chính là Bộ luật Hammurabi ra đời trong
khoảng thời gian từ năm 1792 đến năm 1750 TCN, với 282 điều khoản về hình sự,
quyền thừa kế tài sản, nô lệ, lĩnh canh ruộng đất…Đây được coi là Bộ luật thành
văn cổ xưa nhất của nhân loại. Có thể nói, Bộ luật Hammurabi là văn bản viết thời
cổ đại đề cập khá rõ nét các tư tưởng, niềm tin, nhu cầu và khát vọng về công lý
của con người thời cổ đại. Chính nhờ việc các bộ luật được sinh ra và ban hành mà
xã hội dần thay đổi theo chiều hướng hành xử văn minh, có quy cách hơn. Thêm
vào đó, các ngành nghề liên quan đến luật pháp như thẩm phán, luật sư được ra đời
tạo thêm sự phong phú trong cấp bậc xã hội, xuất hiện người giải quyết vấn đề về
pháp lý giữa các cá nhân và tổ chức.

9
2. Giao tiếp và tương tác xã hội.

Sự ra đời của chữ viết là một bước tiến của nhân loại trong việc giao tiếp và tương
tác xã hội. Chữ viết từ thuở sơ khai khi ở dạng tượng hình khắc trên những phiến
đá, gỗ, đất sét ướt,…đã được sử dụng để truyền đạt những suy nghĩ, cảm xúc,
thông tin mặc dù còn nhiều hạn chế. Trải qua thời gian dài khi con người có được
những bước phát triển mới trong việc hoàn thiện ngôn ngữ cũng như cải thiện về
công cụ ghi chép như phát minh ra bút mực và giấy thì hình thức giao tiếp mới đã
ra đời là: trao đổi qua thư từ. Chữ viết cho phép giao tiếp từ xa một cách hiệu quả.
Thông qua thư tín, email, tin nhắn văn bản, và các nền tảng truyền thông xã hội,
con người có thể truyền đạt ý kiến, thông tin, và tương tác mà không cần phải ở
gần nhau về địa lý. Bên cạnh đó, chữ viết thường kết hợp với các phương tiện khác
như hình ảnh, âm nhạc, và video để tạo ra trải nghiệm truyền thông đa phương
tiện, trải nghiệm tương tác và giao tiếp mạnh mẽ, truyền tải được suy nghĩ rõ nét,
sâu sắc hơn.

CHƯƠNG IV: CHỮ VIẾT VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỆ THUẬT VÀ VĂN
HÓA.

1. Văn bản và tác phẩm văn học.

Chữ viết đóng vai trò quan trọng trong văn bản và các tác phẩm văn học từ nhiều
khía cạnh khác nhau. Nó là công cụ để truyền đạt ý tưởng và thông điệp của tác
giả. Bằng cách sử dụng từ ngữ và các biện pháp tu từ tác giả có thể diễn đạt suy
nghĩ, tình cảm, và ý kiến của mình một cách chính xác và đặc sắc. Bên cạnh đó,
chữ viết giúp tạo hình nhân vật và bối cảnh, giúp độc giả hình dung và hiểu rõ hơn
về những gì mà tác phẩm mô tả. Sự linh hoạt trong việc sử dụng từ ngữ khiến văn
bản hay tác phẩm dễ tiếp thu hơn với người đọc. Ngoài ra, Chữ viết thường mang
tính nghệ thuật cao, đặc biệt trong văn học. Việc sử dụng ngôn từ một cách sáng

10
tạo, miêu tả những cảnh vật, con người bằng từ ngữ và sử dụng các biện pháp nghệ
thuật như so sánh, điệp từ có thể tạo ra một tác phẩm văn học đặc sắc. Có thể thấy
một trong những ví dụ tiêu biểu chính là “Truyện Kiều” của Nguyễn Du bởi tác
phẩm này chính là một kiệt tác mà trong đó chữ viết được khai thác và sử dụng
triệt để toàn bộ tiềm năng.

2. Sự phát triển của nghệ thuật viết và đọc.

Chữ viết đóng vai trò là một nhân tố quyết định trong sự phát triển của nghệ thuật
viết và đọc. Chữ viết giúp cho khả năng biểu đạt và sáng tạo của tác giả thêm
phong phú. Khả năng chọn lựa câu từ, biện pháp tu từ, và biện pháp nghệ thuật
giúp tác giả diễn đạt thông điệp của bản thân một cách đa dạng và phong phú, từ
đó làm giàu thêm nghệ thuật viết. Chữ viết còn cho tác giả khả năng tự phát triển
phong cách văn chương riêng của mình. Sự sáng tạo trong việc sử dụng câu từ, cấu
trúc câu, và những biện pháp nghệ thuật tạo nên những phong cách riêng của mỗi
nhà văn hoặc nhà thơ, giúp tác giả tạo ra những tác phẩm mang nét đặc trưng riêng
của họ. Ngoài ra chữ viết còn giúp cho việc phát triển kỹ năng đọc. Sự đa dạng
trong cách sử dụng ngôn từ và cấu trúc câu có thể tạo ra sự hấp dẫn cho người đọc
để phát triển khả năng đọc hiểu, phân tích, và đánh giá. Ví dụ cho điều này có thể
thấy ở bất kì nhà văn hay nhà thơ nào bởi trong những ngày đầu đặt bút sáng tác
thì lời văn cũng như cách chọn từ ngữ của họ có phần thô cứng nhưng sau một thời
gian học tập, đọc và phân tích những tác phẩm của người đi trước thì họ đã tiếp thu
và củng cố được khả năng viết của bản thân.

3. Phương tiện truyền thông và ảnh hưởng của chữ viết.

Phương tiện truyền thông và chữ viết có mối liên hệ với nhau và chữ viết có ảnh
hưởng lớn đến cách thông tin được truyền tải qua các phương tiện truyền thông.
Chữ viết đóng vai trò là công cụ trong việc cung cấp thông tin chính xác và nhanh

11
chóng qua các phương tiện truyền thông. Ví dụ như các phương thức quảng cáo
bằng tờ rơi hay qua những bài đăng trên các trang mạng xã hội. Việc sử dụng từ
ngữ rõ ràng kết hợp với bố cục văn bản chặt chẽ giúp truyền đạt thông tin một cách
hiệu quả và giảm nguy cơ hiểu lầm. Bên cạnh đó chữ viết được sử dụng để tạo ra
nội dung hấp dẫn và thu hút độc giả bằng cách sử dụng từ ngữ để tạo ra hoặc kể lại
một câu chuyện với lời văn cuốn hút giúp làm tăng tính tương tác và giữ chân độc
giả. Điều này được thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau như quảng bá sản phẩm,
tuyển dụng lao động, tổ chức sự kiện. Chữ viết ở trên các phương tiện truyền thông
còn được sử dụng để phản ánh ý kiến và quan điểm của một hay nhiều người. Tùy
thuộc vào cách sử dụng từ ngữ tích cực, tiêu cực, hay trung lập thì sẽ tạo ra những
ảnh hưởng khác nhau đối với cách người đọc hiểu và đánh giá thông tin.

KẾT LUẬN.

Không thể phủ nhận rằng, sự phát triển của chữ viết là một thành tựu vĩ đại và
quan trọng trong lịch sử văn minh nhân loại. Chữ viết đã đem lại cho con người
khả năng giao tiếp, truyền tải thông tin và lưu giữ kiến thức qua các thế hệ. Nó
không chỉ là một công cụ giúp chúng ta ghi lại lịch sử và tạo ra các tác phẩm văn
học, mà còn là nền tảng của sự phát triển xã hội và kinh tế. Từ khi loài người khám
phá ra việc biểu hiện ý nghĩ thông qua chữ viết, thế giới đã trải qua những bước
tiến vượt bậc. Nhờ vào chữ viết, kiến thức và thông tin có thể được truyền đi xa
hơn, từ một người đến hàng triệu người khác nhau. Đây là điều quan trọng để xây
dựng và duy trì một xã hội hoạt động hiệu quả. Chữ viết không chỉ là công cụ của
các nhà văn hay sử gia, mà còn mang tính ứng dụng cao trong cuộc sống hàng
ngày của chúng ta. Ngày nay, chúng ta không thể thiếu chữ viết trong công việc,
học tập, truyền thông và giao tiếp. Nó giúp chúng ta ghi lại các ý tưởng, lập kế
hoạch và trình bày thông tin một cách rõ ràng và logic. Chữ viết có sức mạnh vô
cùng lớn, nó không chỉ là công cụ giao tiếp hằng ngày mà còn là khối xây dựng

12
của tri thức. Đồng thời chữ viết cũng có giá trị rất lớn về các lĩnh vực liên quan
đến nghệ thuật và văn hóa bởi nhờ có chữ viết mà đời sống tinh thần của con người
ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Có thể thấy rằng chữ viết đã góp phần
không nhỏ để định hình nên xã hội hiện đại ngày nay, giúp con người có những
tiến bộ vượt bậc ở các lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Sự phát triển của chữ
viết đã mở ra nhiều cánh cửa mới cho sự tiến bộ của con người.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Jerry Norman (1988). Chinese. NXB Oxford University Press. Tr 79, 80, 257.
https://books.google.com.vn/books?hl=vi&lr=&id=wOPArZVCk-
wC&oi=fnd&pg=IA2&dq=chinese&ots=ptoe7wWp2x&sig=VqGiZIFnQL3XuUD
vSrdvlLpd8yo&redir_esc=y#v=onepage&q=chinese&f=false.(Truy cập ngày 26
tháng 11 năm 2023).

2. Joshua J. Mark, (2022). Cuneiform, worldhistory.org. Đường dẫn:


https://www.worldhistory.org/cuneiform/ (Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2023).

3. Nguyễn Xuân Tùng, 2013. Bộ luật Hammurabi và đôi nét về tư tưởng công lý
thời cổ đại. Bộ tư pháp. https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-
doi.aspx?ItemID=1630; (Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2023).

4. Peter T. Daniels, William Bright. (1996). The World's Writing Systems. NXB
Oxford University Press. Tr 191. https://books.google.com.vn/books?
hl=vi&lr=&id=ospMAgAAQBAJ&oi=fnd&pg=PA271&dq=greek+alphabet&ots=
9fGpinhT4C&sig=uJbVFofAdZlDiwkDJH_JYLJnC_E&redir_esc=y#v=onepage&
q&f=false (Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2023).

5. Vũ Dương Ninh, (2010). Lịch sử văn minh thế giới (Vol.14), Nhà xuất bản giáo
dục Việt Nam, trang 13,31,32,33,97,98.

13
6. https://edu.rsc.org, [online]. Đường dẫn: https://edu.rsc.org/resources/cave-art-
history/1528.article (Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2023).

7. studymasscom.com, StudyMassCom.com [online] Đường dẫn:


https://studymasscom.com/communication/evolution-of-human-communication/
(Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2023).

8. www.sahistory.org.za, (2011). South African History Online [online] Đường


dẫn: https://www.sahistory.org.za/article/oldest-forms-human-communication
(Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2023).

14

You might also like