You are on page 1of 9

2.

Tầm quan trọng của chữ viết – Chứng minh chữ viết là thành tựu lớn của
nền văn minh nhân loại.

James H. Breasted - một nhà sử gia nổi tiếng - đã từng nói: “Việc phát minh
ra chữ viết và một hệ thống ghi chép trên giấy tiện lợi đã có tầm ảnh hưởng lớn
hơn đến việc nâng cao tinh thần nhân loại hơn bất kỳ thành tựu trí tuệ nào khác
trong sự nghiệp của con người.” (The Conquest of Civilization, tr. 61). Thêm vào
đó, khẳng định này còn được bổ sung bởi ý kiến của nhiều vĩ nhân khác – trong số
đó có Carlyle, Kant, Mirabeau và Renan – những người tin rằng việc phát minh ra
chữ viết đã hình thành nên sự khởi đầu thực sự của nền văn minh.1
Với lịch sử phát triển lâu đời, chữ viết là một trong những thành tựu vĩ đại
nhất của nền văn minh nhân loại. “Chữ viết chỉ tồn tại trong một nền văn minh và
một nền văn minh không thể tồn tại nếu không có chữ viết”. (Ignace Gelb, A Study
of Writing, tr. 222). Nếu đặt nhân loại vào một thế giới không có chữ viết, những
truyền thuyết, cổ tích chỉ được truyền miệng, không có khái niệm về sách, tư liệu
sử học, báo, thư từ, con người không thể có những tri thức đầy đủ về quá khứ,
không thể ghi lại những ý tưởng cho hiện tại và tương lai. Có lẽ sự đối lập với thế
giới văn minh hiện đại, nơi mà chữ viết đem lại những lợi ích vô cùng to lớn cho
nhân loại, đã phần nào nổi bật lên tầm quan trọng của chữ viết với đời sống chúng
ta.

Trong Thế giới Cổ đại, chữ viết xuất hiện đầu tiên vào một thời điểm được đặc
trưng bởi sự phát triển đồng thời của tất cả các yếu tố khác nhau cùng nhau tạo nên
cái mà chúng ta thường gọi là nền văn minh. Bất cứ khi nào chữ viết xuất hiện, nó
đi kèm với sự phát triển vượt bậc của nhà nước, nghệ thuật, thương mại, công
nghiệp, phương tiện giao thông rộng rãi, nền nông nghiệp toàn diện và việc thuần
hóa động vật, trái ngược với tất cả các thời kỳ trước đó, nếu không có chữ viết, đều
tạo ấn tượng về các nền văn hóa của một nền văn hóa khá nguyên thủy. Tuy nhiên,
không cần thiết phải khẳng định rằng sự du nhập của chữ viết là yếu tố chịu trách
nhiệm cho sự ra đời của các nền văn minh nguyên thủy. Có vẻ như tất cả các yếu
1
Ignace Gelb, A study of writing, p.221
tố – địa lý, xã hội, kinh tế – dẫn tới một nền văn minh hoàn chỉnh đồng thời tạo ra
một phức hợp các điều kiện không thể hoạt động bình thường nếu không có chữ
viết.

2.1. Chữ viết và sự phát triển về tư duy của con người.

Khi nói về nguồn gốc của ý thức, nhà triết học Karl Marx khẳng định: “Ngôn ngữ,
là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, không có ngôn
ngữ, con người không thể có ý thức.” (C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, 1994,
t.20, tr. 645). Nói cách khác ngôn ngữ (bao gồm tiếng nói và hệ thống chữ viết)
vừa là phương tiện giao tiếp đồng thời cũng là công cụ của tư duy, tạo điều kiện
cho con người có thể khái quát hóa, trừu tượng hóa, suy nghĩ, ghi chép lại những
hiểu biết, kinh nghiệm từ người sang người, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nếu ở
động vật, kinh nghiệm sống chủ yếu được trao đổi qua di truyền, bản năng, thì ở
loài người chủ yếu qua kỹ thuật và ngôn ngữ 2. Vậy nên, có thể coi tư duy sử dụng
ngôn ngữ phân biệt giữa con người (Homo-sapiens) và động vật, và việc phát triển
chữ viết tạo nên sự khác biệt giữa thời kỳ văn minh và dã man.

Chữ viết được bắt nguồn như nhu cầu giao tiếp và lao động cải tạo thế giới của con
người.

Thời ban sơ, khi mới xuất hiện, những tiền văn tự đầu tiên đã phản ánh khả năng
truyền đạt sự vật qua hình vẽ và kí hiệu lên tường nơi ở nguyên thủy của mình
hoặc trên những tảng đá xung quanh mình. Về mặt này, con người đã để lại dấu vết
về khả năng tư duy tưởng tượng trong các hình vẽ trên đá có niên đại từ thời kỳ đồ
đá.

2
C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, 1994, t.20, tr. 645
Có thể nói, sự xuất hiện của chữ viết là dấu mốc lịch sử quan trọng trong sự phát
triển tư duy nhận thức và trình độ tư duy cao của con người. Con người nhận thức
được

chữ viết phản ánh trình độ tư duy cao của con người vì việc sử dụng ngôn ngữ và
chữ viết phức tạp đòi hỏi khả năng suy nghĩ logic, diễn đạt ý nghĩ một cách rõ ràng
và logic. Khi một người biết sử dụng và hiểu chính xác ngữ pháp, cú pháp và từ
vựng trong việc viết, đó là một biểu hiện của trình độ tư duy cao. Ngoài ra, việc
viết sẽ giúp con người phát triển khả năng suy luận, tư duy phản biện và khả năng
tổ chức ý nghĩa thông qua việc xây dựng câu chữ.

Ngôn ngữ và tư duy không thể tồn tại tách rời nhau. Ngôn ngữ của con người ngày
càng phát triển thì càng thúc đẩy tư duy của con người phát triển. Ngược lại, tư duy
của con người càng phát triển thì càng thúc đẩy ngôn ngữ phát triển. (Chữ viết là
một hình thức của ngôn ngữ)

Làm rõ các cụm từ: (để sau)


● “tư duy cao” là gì:
● “tư duy về những khía cạnh nào của đời sống xã hội”
Hai đặc điểm quan trọng nhất của hành vi của con người là biểu cảm. Để có thể
giao tiếp suy nghĩ, cảm xúc thì cần có một hệ thống các kí tự hoặc dấu hiệu chữ
viết mà người viết và người nhận đều hiểu được.

Trước khi chữ viết xuất hiện, việc giao tiếp của con người bị hạn chế ở ngôn ngữ
nói và các ký hiệu cơ bản. Hạn chế của các phương thức giao tiếp này là thông tin
có thể được truyền đi không chính xác, bị sai lệch, một số kiến thức truyền miệng
thậm chí có thể bị thất truyền hoàn toàn. Khi chữ viết chưa được phát minh, con
người phải ghi nhớ toàn bộ những kiến thức quan trọng mà không có phương tiện
ghi chép lại. Khả năng ghi nhớ của bộ não con người là hạn chế và khi con người
mất đi thì khối kiến thức đó cũng mất theo mà không được lưu truyền, hoặc có thì
dễ bị sai lệch. Ngoài ra, một điểm chung của các hình thức giao tiếp ngoài chữ viết
là chúng đều có giá trị nhất thời và khi một khi đã được thực hiện thì khó có thể
hoàn tác, sửa đổi mà phải thực hiện lại, và việc giao tiếp thường phải thực hiện
giữa những người ở gần nhau, do đó hạn chế về mặt không gian.

https://tapchicongthuong.com.vn/bai-viet/nghien-cuu-ve-moi-lien-he-giua-ngon-
ngu-va-tu-duy-logic-75630.htm

Bảng chữ cái:

Việc phát minh ra bảng chữ cái vào khoảng thời đại đồ Đồng đã đánh dấu
một bước chuyển quan trọng trong cách con người giao tiếp. Sự đổi mới này làm
cho việc học và viết các ngôn ngữ mới trở nên dễ dàng hơn và lan truyền nhanh
chóng trên toàn thế giới, trở thành nền tảng cho nhiều hệ thống chữ viết hiện đại.
Nếu không có nó, con người sẽ mất rất nhiều năm mới học được hàng trăm ký hiệu
tượng hình cần thiết để viết và đọc.

- Giấy papyrus
- Sách codex - cuộc cách mạng quan trọng nhất của sách trong Kỷ
nguyên chung.
- Chữ viết là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội – khoa học (phát
minh mới trong công nghệ chữ viết: kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in ấn) – nghệ
thuật – triết học
Ảnh hưởng của chữ viết hiện rõ xung quanh chúng ta, tồn tại trong thế giới hàng
ngày.
"Trong một môi trường ổn định, nhờ sở hữu những truyền thống được viết
lại, có thể truyền lại cho con người kinh nghiệm của quá khứ và gìn giữ những
thành tựu mới của trí tuệ để dành cho tương lai" ((Hawkes, J. and Woolley, L.
(2001), tr.452). Nhờ có chữ viết, con người mới có phương tiện ghi lại suy nghĩ, ý
tưởng của mình một cách trừu tượng, có cấu trúc thay vì phân tích mọi thứ ở trong
đầu. Bằng cách này, tư duy con người có môi trường phát triển nhanh hơn khi
được trình bày một cách lôgic, có trật tự. Nhờ vậy, việc lan truyền tri thức được
thực hiện vượt qua không gian và thời gian, là nền tảng cho sự phát triển của nền
văn minh nhân loại sau này.
Chữ viết ra đời cũng có nghĩa là có sự xuất hiện của các dạng logic, nhu cầu
mới và có sự thay đổi trong cơ chế quản lý nhà nước của mỗi quốc gia. Vì vậy,
những bộ luật được ra đời hoặc chỉnh sửa để phù hợp hơn với xã hội mới. Những
người cầm quyền sử dụng luật pháp để có thể kiểm soát những khu vực lớn hơn,
duy trì hệ thống phân bậc xã hội một cách quy củ hơn.
Khi nhìn lại thời cổ đại, chúng ta dễ dàng thấy sự áp bức, bóc lột của các
tầng lớp cao hơn với những người thuộc giai cấp thấp hơn. Tuy nhiên, vua
Hammurabi của Babylon đã ít nhiều bảo vệ được những kẻ bị thiệt thòi tại đất
nước của mình bằng bộ pháp luật. "Đây là pháp luật do đức vua Hammurabi bách
thắng đặt ra để đem lại hạnh phúc chân chính và đặt nền thống trị nhân từ trong
nước". (Lịch sử văn minh thế giới - Vũ Dương Ninh, tr52 (check lại trang vì t k có
giáo trình giấy)). Chữ viết đã đóng góp phần lớn trong việc xây dựng những bộ
luật như Hammurabi hoặc La Mã - nền móng cho pháp luật tương lai.

Lời đã nói ra có thể sẽ bị lãng quên, người chứng kiến nó rồi sẽ không còn,
nhưng những gì được viết lại sẽ còn mãi.
Lời đã nói ra không thể rút lại, thế những chữ viết có thể được thay đổi, sửa
chữa cho tới khi đạt dến độ hoàn hảo của một tác phẩm nghệ thuật.

Chữ viết giúp cho việc giao thương giữa các khu vực khác nhau dễ dàng hơn qua
những hợp đồng, hóa đơn trên giấy, những hoạt động này không chỉ giúp ích cho
kinh tế - thương mại phát triển mà còn để lại nền tảng cho thế hệ tương lai. Thế
giới toàn cầu hóa ngày nay tồn tại nhờ những cuộc trao đổi này trong quá khứ: nó
đặt nền tảng cho sự hợp tác và hiểu biết quốc tế giữa các quốc gia khác nhau. Để
minh họa cho những khó khăn trong giao dịch của con người trước khi có chữ viết,
ta hãy nhìn lại người Hy Lạp trong suốt bốn thế kỷ từ 1000 đến 600 trước Công
nguyên. Họ gặp khó khăn trong việc thực hiện công việc kinh doanh của các cộng
đồng sở hữu đất định cư và cách hòa giải xung đột giữa hai tầng lớp người giàu và
người nghèo. Việc thiếu chữ viết đã làm tăng đáng kể những khó khăn mà họ phải
đối mặt từ khi chính phủ phát triển và các giao dịch bắt đầu xuất hiện. Ở một số
nơi đã tồn tại một “người ghi nhớ”, có nhiệm vụ phải lưu ý các điều khoản của hợp
đồng, số tiền cho vay hoặc các điều kiện của một hiệp ước của những người xung
quanh. Những “người ghi nhớ” phải nhớ những điều trên và vô số điều khác mà
trong một xã hội văn minh hơn đều được ghi lại bằng văn bản. (The Conquest of
Civilization - James H. Breasted, tr. 268).

● Tư liệu sử quý hiếm


Nhờ những văn tự cổ và các đoạn chữ được điêu khắc trên đá, thế hệ chúng ta có
thể tìm hiểu về văn hóa, tín ngưỡng, tri thức của những nền văn minh cổ đại.
- Nhờ đọc được chữ Ai Cập cổ, người ta mới biết được nhiều tư liệu quý giá
thuộc các lĩnh vực như lịch sử, văn học, thiên văn, toán học… của Ai Cập cổ
đại. (Giáo trình LSVMTG - Vũ Dương Ninh)

- Làm động lực cho con người ham muốn tìm hiểu hơn về thế giới tự nhiên
o Với mong muốn hiểu được văn hóa, lịch sử của các nền văn minh cổ
đại, những nhà sử học phải giải mã được chữ viết con người thời đó
để lại.

● Tạo điều kiện song hành cho việc truyền bá tư tưởng tôn giáo, pháp luật,
chính trị, nhà nước.

● Khi con người tạo nên những nhóm xã hội trong Thời đại Đá Mới, trên
cơ sở hoạt động nghề nghiệp ngày càng phát triển, thì việc xác định của
cải vật chất trở nên phức tạp và cần thiết hơn bao giờ hết. Trong thời đại
cổ xưa, những người được cho là chủ gia đình, thủ lĩnh của bộ tộc sẽ hiển
nhiên là chủ nhân của mọi của cải trong cộng đồng. Tuy nhiên, khi nhiều
gia đình, nhiều bộ tộc, nhóm xã hội kết hợp, sản xuất, làm việc chung với
nhau sẽ gây đến tranh chấp, xung đột. Xuất phát từ vấn đề đó, xã hội cần
có một phương tiện để chứng tỏ quyền sở hữu. Do vậy, những con dấu có
khắc chữ ra đời, những con dấu trên nút các bình, nút thắt trên sợi dây
buộc hàng hóa, đều có con dấu riêng biệt của người chủ sở hữu. Con dấu
này mang tính cá nhân cao, và không thể nhầm lẫn với con dấu của người
khác.

● Giáo dục ra đời

● Phát triển trí tuệ, tư duy logic: Vì khi hình thành nên hệ thống chữ viết
đòi hỏi sự phân tích và sắp xếp từ ngữ hợp lý. Chữ viết khuyến khích con
người giao tiếp nhiều hơn, điều này khiến họ phải suy luận, lựa chọn từ
ngữ phù hợp, khám phá được ngôn ngữ từ bên trong.

● Cân bằng xã hội: phát minh ra chữ nổi, là công cụ cho người khiếm thị
giao tiếp và tiếp thu tri thức.

● Bảo tồn lịch sử và kiến thức thông qua ngôn ngữ viết đã trao quyền cho
các xã hội bằng cách cho phép chia sẻ ý tưởng qua những khoảng cách và
thời kỳ rộng lớn. Điều này dẫn đến sự hợp tác, đổi mới và tiến bộ trong
nhiều lĩnh vực khác nhau, như khoa học, công nghệ, nghệ thuật, triết học,
chính trị và tôn giáo.

● Kết quả là, các nền văn minh phát triển mạnh mẽ, với mỗi thế hệ kế tiếp
được tiếp cận với nguồn thông tin dồi dào được tích lũy từ tổ tiên của họ.
Cuối cùng, việc phát minh ra chữ viết đã cung cấp cho loài người một
công cụ thiết yếu để tiến bộ - cho chúng ta quyền tự do khám phá thế
giới cổ đại trong khi cùng nhau định hình tương lai của nó.

● Chữ viết vừa phản ánh quá khứ, bổ trợ cho hiện tại, vừa là công cụ giúp
con người định hình tương lai.
=> Chữ viết liên tục được ra đời hoặc phát triển để đáp ứng nhu cầu cao hơn của
con người, xuất phát từ mưu cầu giao tiếp một cách thuận tiện hơn cho tới ghi chép
lại tri thức, lịch sử và phát triển hơn là …
- Chữ viết là hiện thân của văn hóa các nước
- đặc trưng con ng, tr thống văn hóa, gián tiếp phản ánh suy nghĩ g g đó
- "Chữ viết không chỉ là truyền tải thông điệp mà còn là một phương tiện thể
hiện tư duy và văn hoá của một dân tộc." - Syed Abid Husain
- Chính vì vậy nên mục tiêu hàng đầu của những kẻ đi xâm chiếm là phá hủy
kho tàng chữ viết của một quốc gia. Ví dụ như khi Cortes chiếm Mexico vào
năm 1520, ông đã ra lệnh đốt tất cả những quyển sách Aztec - những quyển
sách có thể gợi cho người dân bản địa về quá khứ huy hoàng của họ.
(Conquistador: Hernan Cortes, King Montezuma, and the Last Stand of the
Aztecs - Buddy Levy, tr. 387).
- Chữ viết không chỉ là một hình thức lưu trữ trí nhớ mà còn là biểu tượng của
một nền văn hóa. Điều này có thể nhận thấy rõ ràng thông qua các hệ thống
chữ viết đã được hình thành trong lịch sử nhân loại.

● Mỗi quốc gia sử dụng một hệ thống chữ viết khác nhau, tạo ra sự đa dạng
và đặc trưng riêng cho văn hóa của họ.

● Chữ viết đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, phát triển
và truyền đạt văn hóa của các quốc gia trên thế giới.

● Tạo nên sự đa dạng bản sắc các quốc gia trong thế giới loài người.

● Từ chữ viết, người ta phát triển thành văn học.

o Theo Irving Finkel: “Nhưng chẳng bao lâu sau khi chữ viết được
phát minh, người ta bắt đầu dùng nó vào các việc khác và ta thấy
xuất hiện những văn bản nằm ngoài phạm vi hành chính – đầu tiên
là danh sách từ ngữ được thu lượm để dạy học và chẳng bao lâu
sau đó, nền văn chương sơ khai dựa trên chữ viết bắt đầu ló dạng.”
((Đăng Trường – Lê Minh, 2019, tr.114).
o nêu thêm văn học tiêu biểu + tác động g đến ng dân
o từ văn học để nêu lên suy nghĩ của mình, nêu lên tiếng nói

Bảng chữ cái Phoenicia (từ khoảng 1000 năm TCN) (được phát triển vào khoảng
thế kỷ 12 TCN) là nguồn gốc của hầu hết các bảng chữ cái hiện đại như tiếng
Hy Lạp và tiếng Latin, các ngôn ngữ này đã được sử dụng rộng rãi trong lịch
sử và đã có ảnh hưởng lớn đến các nền văn minh sau này.

Do tính thực dụng và hiệu quả, bảng chữ cái Phoenicia đã nhanh chóng lan rộng
khắp các thành phố thương mại và các vùng ở khu vực Địa Trung Hải. Điều này đã
làm mở ra một kỷ nguyên mới cho việc truyền bá tri thức và phát triển văn hóa
trong khu vực Địa Trung Hải.

© Nền văn minh Phoenicia - Những bí mật về bảng chữ cái cổ đại - Holaai.org

Source: https://www.holaai.org/2023/06/Phoenicia.html

(https://brilliantio.com/why-was-the-invention-of-writing-in-early-civilizations-
significant/)

Chữ viết là nền tảng cho khoa học. Nếu không có toán học thì làm thế nào mà con
người có thể tính toán, xây dựng và duy trì các thành phố lớn? Nếu không có một
trình độ kiến thức thiên văn nhất định thì việc vận chuyển hàng hóa bằng đường
thủy không thể nào tồn tại.

You might also like