You are on page 1of 63

PHÁT HIỆN HỆ THỐNG CHỮ VIỆT CỔ

THUỘC LOẠI HÌNH KHOA ĐẨU

Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Lê Trọng Khánh
Phát hiện hệ thống chữ Việt cổ thuộc loại hình Khoa đẩu /
Lê Trọng Khánh. - H. : Từ điển Bách khoa ; Trung tâm Văn hoá
Tràng An, 2010. - 128tr. : minh hoạ ; 21cm
Thư mục : tr. 125
ISBN 9786049002564

1. Tiếng Việt 2. Chữ viết cổ 3. Chữ Khoa đẩu


495.9227 - dc14
TBC0006p-CIP

1 2
Lời Nói Đầu
Nhà nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên trong lịch sử cổ đại
Việt Nam ra đời trong điều kiện nền văn hóa Đông Sơn phát triển
đến trình độ cao, tất nhiên đã dẫn đến sự ra đời của chữ viết Việt
cổ, thời gian sử dụng chữ viết này ít ra đến thời Hai Bà Trưng.
Qua nhiều hiện vật khảo cổ và các sử liệu chính xác khác,
đã tạo thành một tập hợp thông tin có căn cứ khoa học để chứng
minh, làm sáng tỏ về sự hình thành và phát triển chữ viết của
người Việt cổ, trong ánh sáng chung của nền văn minh Lạc Việt.
Tìm ra sự hình thành và phát triển của chữ Việt cổ là một
vấn đề lớn và rất khó khăn do nhiều nguyên nhân.
Với thông báo khoa học này, tiếp nối với tài liệu “Sự
hình thành và phát triển chữ Việt cổ” (Viện Văn hoá, 1986)
cũng của chúng tôi, đã có thêm cơ sở vững chắc để khẳng định
nền văn minh Đông Sơn rực rỡ của người Lạc Việt, tổ tiên trực
tiếp của chúng ta ngày nay, đã sáng tạo nên một loại hình chữ
viết ghi âm - chữ viết Khoa đẩu.
Vấn đề nêu ra trong công trình này còn nhiều mới mẻ và
vô cùng phức tạp, nên chắc chắn không thể tránh khỏi những
thiếu sót ở mặt này hay mặt khác. Nếu được bạn đọc chỉ cho,
chúng tôi rất hoan nghênh và xin có lời cảm ơn trước.
Nhân dịp ra sách, tôi xin trân trọng gửi lời biết ơn sâu sắc
đến các bạn trong và ngoài nước đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn
thành công trình này và giới thiệu rộng rãi với bạn đọc.
Cuối cùng, tôi tỏ lòng cảm ơn rất sâu sắc với nhà báo Trần
Vân Hạc đã góp sức tích cực vào công tác biên tập, để bản thảo
này hoàn thành tốt.
Hà Nội, Mùa thu 2010
Giáo sư LÊ TRỌNG KHÁNH

3 4
của mình. Nó chẳng những là công cụ tối quan trọng của văn
hóa, mà chính là một thành tố của văn hóa.
Phần I
Sự phong phú của văn hóa dân gian, folklore của nhiều
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHỮ VIẾT CỔ dân tộc chưa có chữ viết trên thế giới và ở nước ta, đã chứng tỏ
THUỘC HỆ THỐNG CHỮ KHOA ĐẨU con người thông qua lời nói, đã ghi lại trong trí nhớ của mình và
truyền đạt lại cho các thế hệ nhiều giá trị tinh thần, nhiều nhận
I. CHỮ VIẾT GẮN LIỀN VỚI thức, suy nghĩ cần thiết cho sự phát triển văn hóa và văn minh.
NỀN VĂN MINH CỦA CON NGƯỜI Những sự ghi chú trí nhớ và truyền lưu bằng miệng có
nhiều hạn chế vì nó không hoàn toàn chính xác, không để lại dấu
1. Chữ viết - một phát minh xã hội lớn và là một công vết cụ thể và nó có thể bị lãng quên. Trong dân gian có câu: “Lời
cụ thông tin chủ yếu của văn hóa nói gió bay”, bao nhiêu hiện tượng văn hóa dân gian bị lãng
Con người biết nói, tức là có ngôn ngữ bằng lời, từ khi quên, mất mát chỉ vì không có người nhớ và nói lại.
thực sự trở thành con người cách đây 35.000 năm với sự xuất Con người thời xa xưa chắc phải nghĩ đến việc khắc phục
hiện của Hôm - sapien. Chúng ta không kể quá trình lâu dài hình nhược điểm của sự truyền khẩu và đã nghĩ đến cách làm cho ý
thành tiếng nói của mấy chục vạn năm trước. Bộ máy phát âm nghĩ, nhận thức, lời nói của mình được giữ lại một cách chính
của con người Hôm - sapien theo sự nghiên cứu của các nhà xác và lâu dài, bởi vậy họ đặt ra một hệ thống tín hiệu mà những
khoa học đóng một vai trò hết sức lớn lao cho sự phát triển con người xung quanh có thể thấy và hiểu được.
người về sau. Người ta phát hiện ra những dấu khắc, những hình vẽ bí
Bằng sự giao tiếp trong lời nói, con người đã hoàn thiện hiểm trên đá, xương thú vật cách đây 25.000 năm. Nhưng phải
các dụng cụ, đã phát triển chuyên môn hóa các ngành nghề, đến 20.000 năm sau (cách đây 5.000 năm) mới xuất hiện được
làm cho việc tập luyện học hỏi được dễ dàng và do đó đẩy chữ viết.
mạnh sự tiến bộ xã hội, phát triển chuyên môn hóa các ngành Trong thời gian lâu dài trước khi có chữ viết, con người đã sử
nghề, làm cho việc tập luyện học hỏi được dễ dàng và do đó dụng nhiều loại ký hiệu, những ký hiệu đó tồn tại cả sau khi có chữ
đẩy mạnh sự tiến bộ xã hội. Lời nói, phát minh cùng với tư viết, nhưng bị biến dạng và không có tầm quan trọng như trước.
duy, đã giúp cho lối tư duy trừu tượng, cho trí tưởng tượng, óc Những ký hiệu đó có nhiều dạng, nhiều loại như:
tư biện, logic hóa. - Ký hiệu thông tin: Cành cây bị bẻ gẫy để chỉ dẫn con
Lời nói đã đẩy mạnh nghệ thuật tiền sử và các hoạt động đường phải đi qua.
ma thuật, tôn giáo tạo nên các folklore được truyền từ thế hệ này - Ký hiệu thông điệp: Chuyển cho bộ lạc khác một bó tên
qua thế hệ khác. Ngôn ngữ bằng lời là một phương tiện lưu là sự thách thức chiến đấu…
truyền những di sản văn hóa mà con người nhận được từ tổ tiên

5 6
- Ký hiệu về quan hệ kinh tế: Như ký hiệu về đo đạc (dùng Người ta cho rằng một nền văn minh nào đó đã được coi là
chiều dài bàn tay, bàn chân). Khi thỏa thuận, trao đổi (đập tay, văn minh, không thể thiếu hai yếu tố: Chữ viết và đô thị. Hai yếu
ngoéo tay nhau…). tố này tác động lẫn nhau. Một mặt, chữ viết là phương tiện lưu
- Ký hiệu biểu hiện uy tín và chức quyền: Trong y phục lại những hoạt động của đô thị, của nhân dân. Còn đối với đô thị,
thời cổ có những ký hiệu khác nhau về uy tín hay chức quyền. với hệ thống cai trị, tôn giáo với sự giàu có của nó cần đến
- Ký hiệu về quan hệ bộ tộc: Xăm mình để chứng tỏ những người giỏi quản lý, biết dùng chữ viết để ghi chép, tính
mình thuộc bộ tộc nào. Dùng con dấu có lúc rất phát triển ở toán điều hành những hoạt động kinh tế, dùng chữ viết để chép
các câu chuyện, sáng tạo những trường ca và nhất là sẽ cho phép
nhiều bộ lạc.
hình thành các điều luật. Đó là điều tối quan trọng, chính nhờ
- Ký hiệu trong ma thuật, phù thủy tôn giáo sơ khai: Bùa những luật viết mà các vua chúa nắm được quyền hành của
chú, xem các đường vạch trên các bộ phận của con thú, hoặc con mình, còn dân chúng biết được các quyền lợi và nghĩa vụ của
người đã hy sinh để đoán may rủi. Xem chân gà… mình để sống và tự bảo vệ trong cuộc sống.
- Ký hiệu trong chiêm tinh và thiên văn: Các chòm sao coi Chữ viết xuất hiện là một cuộc cách mạng có tính quyết
như sơ đồ một con thú hay đồ vật… định. Từ nay văn hóa không chỉ được chuyên chở bằng lời nói,
- Hệ thống thắt gút: Coi như một bản lịch đơn giản. mà còn được lưu lại bằng những dấu hiệu vĩnh cửu.
- Ký hiệu văn học: Đã có nhiều tập lưu trữ ở miền bắc Chữ viết đã làm cho văn hóa nhảy một bước khổng lồ,
châu Mỹ bằng các chuỗi ốc đựng trong các bao, hoặc những không những chữ viết là chỗ dựa vật chất vững chắc, mà cái chủ
chiếc thúng đan màu sắc gợi ra các huyền thoại. Có thể thêm các yếu là chữ viết đã làm xuất hiện nhiều bộ môn khoa học và nghệ
kipu là công cụ cai trị của đế quốc Inca (thế kỷ XII - XVI), đế thuật mới, làm cho nhiều người cùng tiếp cận, là một phương
quốc có tổ chức hoàn chỉnh. tiện truyền bá tuyệt vời không gì so sánh được.
Những sự cố gắng tìm tòi để ghi lại những ý nghĩ hoặc Hình vẽ chữ (pictogramme) là tiền văn tự, đó là những
những lời diễn ra rất sớm cùng với sự phát triển của lời nói, hình vẽ tiền văn tự, không dùng cho trang trí, mà được dùng để
chứng tỏ đó là một nhu cầu của con người trong cuộc sống, một ghi lại các ý kiến trong lời nói, những tiếng nói ở đây chưa được
nhu cầu nhằm tăng cường năng lực nắm bắt, nhận thức và cải tạo thể hiện một cách chi tiết. Các hình vẽ chữ được những người
các điều kiện sinh sống của mình. Những cố gắng đó tất yếu sẽ không cùng một tiếng nói hiểu như nhau (với điều kiện họ có
dẫn đến việc phát minh ra chữ viết. chung một nền văn minh để có thể tiếp thu như nhau những sơ
Nhưng phải thấy nhu cầu về chữ viết không phải là một đồ, những nét tượng trưng của nền văn minh đó).
nhu cầu sơ đẳng. Chỉ khi nào một tập đoàn người sống ổn định, Hình vẽ chữ ra đời ở những cư dân săn bắn hoặc chài lưới,
có kinh tế và công thương nghiệp tương đối phát triển, có nhà có những tập đoàn người tương đối đông đảo, ổn định và có
nước được tổ chức thì chữ viết mới có điều kiện ra đời. những quan hệ đều đặn trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

7 8
Có hai kiểu hình vẽ chữ: Người ta cũng biết rằng chỉ có một số ít người trong họ
a) Hình vẽ được sử dụng để giúp cho trí nhớ và gợi ra một hàng nhà vua là hiểu và viết được các chữ. Các thợ khắc và thợ
bài học thuộc lòng, đó là hình vẽ chữ tín hiệu. vẽ không hiểu được ý nghĩa các hình tượng mà họ vẽ hoặc khắc.
b) Có những hình vẽ có ý nghĩa ngay trong bản thân nó, đó Đối với dân chúng thì chữ viết chỉ có giá trị thẩm mỹ và ảo
là hình vẽ chữ ký hiệu (pictogramme signe). Ở miền bắc châu thuật. Vì vậy, khi mà nhà nước tan rã, chữ viết cũng mất theo.
Mỹ người Anh Điêng có những hình vẽ chữ nhiều màu trên vải, Chữ Maya là những hình vẽ đồ vật hoặc mặt người, hình
trên da thuộc hoặc trên ván. Họ dùng hình vẽ chữ để thông tin vẽ có tính chất nghệ thuật, mỗi chữ nằm trong một hình vuông
báo trước một cuộc ra đi, kể lại một cuộc chiến đấu… Có những bố trí song song từng hàng.
hình vẽ chữ thể hiện bằng một biện pháp tổng quát, một tổng thể Trong một tài liệu của Paul Arnol, tác giả đã chứng minh
ý nghĩa. là chữ viết cổ Maya rất giống với chữ viết cổ Trung Quốc và do
Ở một số dân tộc Anh Điêng có nền văn minh còn lại đã đối chiếu hai thứ chữ đó mà tác giả đã tìm được chìa khóa đọc
có một loại chữ viết thoát thai từ hình vẽ chữ, mà chúng ta dùng các văn bản chữ Maya. Theo Paul Arnol, người Maya từ châu Á
thuật ngữ hình vẽ để chỉ loại hình Chữ hình vẽ ở Trung Mỹ. di cư sang (vào khoảng 2.500 năm TCN mang theo những truyền
Người Maya (thế kỷ IV - VI) rất lâu trước khi tiếp xúc với thống giống như truyền thống của những người cổ trên đất
người châu Âu đã có một hệ thống chữ viết thực sự, thể hiện Trung Hoa hiện nay (với một thứ chữ giống nhau). Ở Trung
được các từ. Quốc những chữ hình vẽ đã xuất hiện từ thế kỷ XIV TCN được
ghi trên những mai rùa và xương (chữ giáp cốt).
Người Anh Điêng, người Maya đã đạt đến trình độ của
một nền văn minh thành thị. Họ đã có một nhà nước ngay từ thế Chữ tượng hình Ai Cập cổ:
kỷ VII TCN, nhà nước này biến mất vào khoảng thế kỷ VII - IX Từ thế kỷ thứ 40 TCN đến thế kỷ V SCN văn minh Ai Cập
SCN, dân thành thị di cư lên phía bắc đến bán đảo Yucatan vào phát triển mạnh ở thung lũng sông Nin và tiếp thu một số yếu tố
khoảng thế kỷ X – thế kỷ XI. Cho đến năm 1593 họ gặp đế quốc từ bên ngoài đến. Từ thế kỷ 40 TCN đã có những thành phố, nhà
Tây Ban Nha đến chinh phục và họ trở lại đời sống thôn dã cho nước được tổ chức chặt chẽ, chịu sự ảnh hưởng của thầy tu. Số
đến ngày nay. lượng thầy tu và hành chính rất đông. Chữ viết được sử dụng
Người Maya có một trí tuệ tính toán rất phát triển, hệ rộng rãi, một phần vì nó có tính chất trang trí (ít người biết đọc).
thống đếm của họ căn cứ theo quỹ đạo các vì sao và họ tin rằng Nghề làm giấy phát triển sớm, cung cấp chất liệu để viết.
các hiện tượng sẽ vòng trở lại theo một số chu kỳ, vì vậy việc Bút viết bằng sậy. Nhờ có khí hậu khô cho nên nhiều cuốn tài
ghi lại các tình tiết là có lợi ích thực tiễn. Người ta tin rằng họ liệu được viết và giữ cho đến ngày nay (cất giấu bằng những vò
dùng chữ vẽ để phục vụ cho các lợi ích đó và các văn bản đầy bằng đất nung chôn trong đất). Những trang chữ đầu tiên viết
chữ số còn giữ được là các bản biên niên sử. gắn liền với công cuộc cai trị, với việc kỷ niệm chiến thắng. Tri

9 10
thức Ai Cập đã đạt đến chỗ thảo ra những luận văn khoa học, Thư từ, dấu ấn hợp đồng, bùa chú, hồ sơ lưu trữ cá nhân và có cả
nhất là về y học. sách giáo khoa.
Truyền thống bị đứt quãng sau khi Ai Cập bị ngoại xâm và Các chữ viết gồm những nét có một dấu đầu mở rộng, như
thay đổi tôn giáo. Từ thế kỷ thứ IV trở đi với việc chuyển sang đầu cái đinh. Các nhà Phương Đông học đã so sánh các đầu đinh
đạo Thiên Chúa, tiếng Copte ra đời, chữ Hy Lạp được đưa vào tam giác đó với cái nêm (coin - tiếng Latinh là cuneus) nên gọi
bổ sung cho chữ Ai Cập. Đến thế kỷ thứ VII, cuộc chinh phục chữ viết này là chữ viết hình nêm). Các chữ viết được bố trí theo
của đạo Hồi đẩy tiếng Copte lùi vào lĩnh vực tôn giáo và tiếng từng hàng ngang, đọc từ trái sang phải.
Arập trở thành tiếng nói của Ai Cập. Chữ Summer cũng như chữ Trung Quốc cổ, có những ký
Nhà bác học Champollion đã đọc được tiếng Ai Cập cổ hiệu phức tạp về mặt tâm lý và hình vẽ. Mỗi từ có từ một hoặc
vào khoảng năm 1882. hai âm tiết, ít khi có ba. Các từ có thể được phân chia thành âm
Chữ Ai Cập cổ là thứ chữ tượng hình, gồm khoảng 700 - 800 tiết phụ âm và nguyên âm hoặc chỉ có nguyên âm.
hình vẽ được xếp đều đặn thành từng hàng, được đọc từ phải qua Bộ chữ cái đầu tiên của Phenicie:
trái hay từ trái qua phải, hoặc các chữ cũng có thể xếp hàng (Sau thế kỷ XX TCN)
thành cột để đọc từ trên xuống dưới. Các cuộc khai quật khảo cổ ở Siri chứng tỏ rằng các vương
Chữ ghi ý có tính âm tiết ở Mésopotamie, thuộc thung quốc cổ xưa ở vùng này xuất hiện đồng thời với những thành
lũng hai sông Tigre và Euphrate. Từ lâu số dân đông đảo đã tạo phố cổ nhất ở Ai Cập và vùng Lưỡng Hà. Có thành phố còn tồn
nên những thành phố sầm uất của một nền văn minh vào loại tối tại đến ngày nay như Jerusalem.
cổ của lịch sử nhân loại. Như vậy là cách đây trên 5000 năm, ở Ở buổi bình minh của lịch sử, dân cư vùng này đã sử dụng
đây đã có một hệ thống chữ viết của người Summer. những tiếng địa phương sémite của phương Tây. Một số văn bản
Các văn bản của người Summer được khắc trên đá. có niên đại từ thế kỷ XV đến thế kỷ thứ V TCN đã được phát
Những vật liệu để viết thường là đất sét nặn thành từng tấm hiện. Người bấy giờ đã dùng mực để viết trên mảnh gốm. Mảnh
dày, phơi khô hoặc nung chín. Người ta viết bằng một con dao gốm được dùng lại sau khi chùi sạch mực.
vót từ cây sậy. Chữ viết Phenicie gồm một bộ phận chữ cái được thể hiện
Nhờ những vật liệu không thể tiêu hủy này, người ta hiện các âm đơn giản. Số chữ cái rất ít (22). Việc dùng chữ cái là một
có vô số bản văn Summer và cũng thấy được tỷ lệ sử dụng chữ cuộc cách mạng lớn trong quá trình hình thành chữ viết, nó ra
viết vào những ngành chủ chốt của nền văn minh ấy. Các bản đời chậm sau khi người ta đã nhận thấy những điều kiện bất tiện
văn chương, khoa học chỉ có một số lượng hạn chế (kể cả thơ ca, trong lối chữ tượng hình phức tạp của Ai Cập cổ và Summer.
huyền thoại). Còn về các văn bản “thực dụng” thì có rất nhiều: Bộ chữ cái Hy Lạp (bắt đầu từ thế kỷ X TCN). Chữ cái
Hy Lạp có nguồn gốc từ Semite, mặc dù người Henlen (Hy

11 12
Lạp) và người Phenici là những kẻ đối nghịch về hàng hải và - Chữ viết là một công cụ hết sức quan trọng của văn hóa,
buôn bán. nó đẩy mạnh nền văn hóa tiến lên những bước khổng lồ. Mọi
Kể từ năm 500, văn học viết Hy Lạp đã phát triển trên cơ hình thái ý thức cũng do có chữ viết mà xuất hiện và phát triển,
sở một nền công nghiệp sách Papyrus, với các xí nghiệp người cùng với sự phát triển chung của toàn bộ xã hội và con người.
chép, với nhiều trường hợp. Toàn bộ nền văn học cổ Hy Lạp đã Như vậy một xã hội còn trong giai đoạn “dã man” hoặc quá lạc
bị sao đi chép lại nhiều lần trên giấy Papyrus rồi trên da thuộc, hậu khó mà xây dựng cho mình một hệ thống chữ viết, văn hóa
sau đó mới đến tay chúng ta. Những gì viết trên vỏ ốc và trên của xã hội đó ở vào tình trạng folklore truyền miệng, như ở một
mảnh gốm đều đã mất hết. Các văn bản ghi trên nến, sáp cũng số các dân tộc ít người của ta cũng như ở nhiều nước. Ngược lại
không còn. Nhưng hiện nay còn rất nhiều tài liệu ghi trên giấy một xã hội phát triển khá về văn hóa, về kinh tế, trao đổi hàng
Papirus được giữ trong lòng đất khô ráo của Ai Cập. hóa sầm uất thì không thể không cần đến chữ viết. Phải có chữ
viết mới có thể đạt được trình độ văn minh, văn hóa nào đó.
Chữ cái Hy Lạp gồm 24 ký hiệu. Chỉ cần nắm được các ký
hiệu này là dần dần đọc được không cần biết các từ. Người ta Trong lịch sử có nhiều nền văn minh đã tàn lụi và có
vẫn đọc một cách máy móc mà không cần hiểu nghĩa. những chữ viết cũng mất đi, hoặc có tìm ra được cũng không
Bộ chữ cái Hy Lạp này đã được phổ biến khắp châu Âu và còn ai có thể đọc và hiểu được. Đó là những thiệt thòi cho nền
cũng không có cải tiến gì nhiều. Chữ La tinh cũng có nguồn gốc văn hóa chung của thế giới, đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu để
từ chữ cái Hy Lạp… Và từ đây trong thời trung cổ, nhiều dân tộc phát hiện và giới thiệu các giá trị văn hóa đó của loài người.
mà người châu Âu gọi là “dã man” cũng bắt đầu phát minh ra Chắc chắn rằng, khi các nhà nghiên cứu phát hiện và giải mã
chữ viết, như chữ viết của người Germains, người Slaves… thêm được một loại chữ viết cổ, chúng ta sẽ biết thêm được
nhiều điều quan trọng, bí ẩn của quá khứ, có thể đóng góp lớn
Chúng tôi đã điểm qua một số cái mốc về sự hình thành và
cho kho tàng di sản của loài người.
phát triển chữ viết cổ trong các thời kỳ, thông qua một số nền
văn minh tiêu biểu, qua đó chúng tôi thấy rằng: Nền văn hóa Đông Sơn, mà đỉnh cao là thời các vua
Hùng, một nền văn hóa đồ đồng và đồ sắt nổi tiếng khắp thế
- Quá trình hình thành chữ viết là một quá trình lâu dài, mò
giới. Hiện nay chúng ta đã phát hiện được các loại dụng cụ sản
mẫm, đi từ giai đoạn ký hiệu tiền văn tự, hình vẽ chữ, chữ tượng
xuất bằng sắt, các đồ trang sức, các loại đồ gốm, đồ mộc, các
hình, tượng thanh, cuối cùng dẫn đến bộ chữ cái.
loại vũ khí như tên đồng, mũi giáo đồng, đặc biệt là những
- Quá trình đó đi đôi với sự phát triển chung của nền văn chiếc trống đồng và thạp đồng có thể xem như là những tác
hóa bản địa, gắn liền với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. phẩm nghệ thuật và công nghiệp cổ đạt đến mức hoàn chỉnh.
Nhu cầu về chữ viết là một nhu cầu của con người trong một xã Xã hội Văn Lang mà chủ nhân là người Lạc Việt đã có một nền
hội phát triển tương đối cao, có tổ chức chặt chẽ và đạt đến độ văn hóa tương đối cao, không kém những nước khác vào cùng
văn minh nhất định. thời ở Đông Nam Á này.

13 14
Cùng thời người phía Bắc đã có chữ tượng hình từ lâu, 2. Qua một số thư tịch về chữ Việt Cổ
cũng như ở phía Nam văn minh Ấn Độ cũng đã có những văn tự. a. Sử sách Trung Quốc thời nhà Chu và các triều đại sau
Càng ngày với sự nghiên cứu của các nhà cổ sử, tầm vóc đó đã nói đến người Lạc Việt là cư dân bản địa trên đất nước ta
và tính chất quan trọng của nền văn hóa Đông Sơn càng được ngày nay. Họ cũng mấy lần nói đến chữ Việt cổ như: Chính sự
khẳng định, đặt ra vấn đề tìm tòi về chữ viết của văn hóa bấy dùng lối thắt gút hoặc sự kiện người Việt qua nhiều lần phiên
giờ. Việc tìm ra chữ viết cổ Việt Nam sẽ có một tác dụng hết dịch đã cống cho vua Chu con rùa lớn, trên mu rùa có khắc chữ
sức lớn lao đến việc tìm hiểu nguồn gốc của đất nước, dân tộc, Khoa đẩu (Chữ viết hình con nòng nọc).
con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam trong những cội rễ xa b. Sách Giao Châu ngoại vực ký cho rằng các Lạc tướng
xưa nhất. thời Hùng Vương có ấn đồng tua xanh (Đã có ấn tức là phải có
Việc tìm hiểu chữ Việt cổ Việt Nam là một ước vọng chữ trên ấn).
chung của các nhà sử học Việt Nam. Nhiều giả thiết được đặt ra c. Nhà nghiên cứu Trung Quốc - Trần Tu Hòa, trong tác
và có người đã bắt tay vào việc. Tuy vậy ta đã gặp rất nhiều khó phẩm Nghiên cứu về lịch sử cổ đại văn hóa dân tộc Việt Nam
khăn vì thiếu tài liệu, hiện vật. Qua 1000 năm đô hộ của người (Thiên III, chương I) cũng đã viết về ấn đồng tua xanh ấy:
Hán, đất nước ta đã phải chịu bao nhiêu sự mất mát, trong đó tất “Chính sự thời Lạc Vương còn theo lối thắt gút, như vậy dường
nhiên có sự mất mát của các văn tự, văn bản…Nhưng điều kỳ như chưa có văn tự. Nhưng đã có ấn đồng tua xanh thì nhất định
diệu là nhân dân ta vẫn giữ được tính độc lập dân tộc, tinh thần đã bắt đầu sử dụng văn tự. Chữ dùng đương thời là chữ và phù
quật cường để sau 1000 năm đứng lên đánh đuổi quân xâm lược, hiệu do Lạc Vương sáng tạo ra. Nhưng chỉ hạn chế trong giai
phục hưng và xây dựng nền văn hóa Đại Việt của mình. Điều đó cấp thống trị, chưa phổ cập đến dân thường”.
chứng tỏ văn hóa của nước ta, trước khi nhà Hán xâm lược, đã d. Trước năm 1945 nhà khoa học Tiệp Khắc – Cesmir
có một độ bền vững đặc biệt, bám chắc vào ý thức của mỗi con Loukotca trong tác phẩm Lịch sử chữ viết thế giới đã viết: “Phía
người. Điều đó theo lý thuyết chỉ có được khi nào nền văn hóa nam đế quốc Trung Hoa, trong vùng Đông Dương hiện nay, có
đã vượt qua giai đoạn truyền miệng, đã có chữ viết để cố kết nền nhà nước An Nam ngay từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên đã
văn hóa lại như một chất bền vững, làm cho lâu đài văn hóa trở bị người Hán thống trị. Chữ Trung Quốc do viên thái thú du nhập
thành một hệ thống cơ cấu chặt chẽ và có quy củ. vào đây trước Công nguyên. Trước đó, hình như người An Nam
Trên thực tế thì các nhà khảo cổ học của chúng ta cũng đã đã đọc bằng chữ ghi âm riêng, chữ đó không còn đến ngày nay”.
phát hiện lần lượt được những dấu vết chữ viết, những hình vẽ chữ, e. Nhà nghiên cứu Terrien de la Couperie viết trong tạp chí
nhiều hình văn tự trên các bia, qua một số dụng cụ đá, đồng… rải Hàn lâm của Hoàng gia Anh, xuất bản năm 1887 đã cho rằng: Sĩ
rác ở nhiều nơi di chỉ văn hóa cổ. Việc giải mã các ký hiệu văn tự Nhiếp bắt buộc người Việt học chữ Hán và cấm dùng chữ tượng
đó đòi hỏi nhiều công phu nghiên cứu, sử dụng kết quả nhiều thanh của mình.
ngành khoa học: Sử học, khảo cổ học, tin học, ngôn ngữ.

15 16
Đó là một số tư liệu nước ngoài về chữ Việt cổ. Điều đáng chú ý là Vương Duy Trinh có chua chữ Hán
f. Sách Việt Sử Tân Ước của Hoàng Đạo Thành và sách Nôm nên không ghi âm được chính xác. Ví dụ “Kin bò dậy”1 (ăn
Việt sử lược đều cho rằng: Chữ Thổ vốn là chữ Việt cổ của ta không được) viết thành “kiên bào đãi”.
(Thổ tức là dân tộc Tày, Thái). Qua một số tư liệu trên, có thể thấy rằng tổ tiên chúng ta
g. Trương Vĩnh Ký cũng khẳng định dân tộc ta vốn có chữ xưa kia đã có chữ viết, chữ Khoa đẩu, chữ viết này thuộc văn tự
viết riêng trước khi dùng chữ Hán rồi Hán - Nôm. ghi âm.
h. Bài Mộng Ký trong sách Thánh Tông di thảo có chép lại
việc vua Lê Thánh Tông một đêm mưa gió nghỉ lại bên hồ Trúc II. NHỮNG YẾU TỐ TIỀN VĂN TỰ XUẤT HIỆN RẤT
Bạch đã nằm mộng thấy người con gái dâng một bức thư có 71 PHONG PHÚ, CHUẨN BỊ TẠO SỰ RA ĐỜI MỘT HỆ THỐNG
chữ viết ngoằn ngoèo, không thể đọc được. Ba năm sau, trong CHỮ VIỆT PHÁT TRIỂN ỔN ĐỊNH VÀ BIỆN CHỨNG
một giấc mơ khác, vua Lê Thánh Tông lại gặp một người Tiên
Qua một thời gian tương đối dài tiếp xúc với tư liệu chữ
thổi sáo. Vua hỏi về chữ lạ mà mình thấy năm xưa. Người Tiên
viết, tôi rất chú ý đến một đặc điểm nổi bật là phân loại tư liệu
trả lời: “Những chữ lạ ấy là lối chữ cổ của nước Nam. Nay ở
thuộc các vùng, theo trình độ phát triển của nó. Ta sẽ có một bộ
miền núi có người còn đọc được, nhà vua mời họ đến thì tự khắc
sưu tập đúng lịch sử phát triển chữ viết từ thấp lên cao, không
biết”. Câu chuyện về giấc mơ ấy phải chăng phản ánh ý đồ nhà
thiếu một khâu nào.
vua uyên bác này muốn tìm lại chữ Việt cổ đã ra đời trước khi
nước ta bị người Hán xâm lược và hủy diệt? Phải chăng đây là Điều đó nói lên một vấn đề rất cơ bản, là người Việt Nam
biểu hiện ý thức độc lập và tự cường về phương diện văn hóa ở bất cứ giai đoạn lịch sử khác nhau nào đều rất quan tâm đến
của nhà vua trong giai đoạn cực thịnh của chế độ phong kiến. sáng tạo chữ viết.
i. Đáng chú ý là cuốn Thanh Hóa quan phong (11) của 1. Văn tự thắt gút của người Chăm H’rê Quảng Ngãi
Vương Duy Trinh viết năm Thành Thái thứ 15 (1903). Ông đã Người ta thường coi loại văn tự thắt gút điển hình là hệ
sưu tầm được một hệ thống chữ cái và một bài ca viết bằng thứ thống Kipu (ở Peru). Người Inca đã dùng những sợi dây màu sắc
chữ ấy ở huyện Quan Hoá, Thanh Hoá. Ông cho rằng: “Vùng khác nhau để thắt gút, nói về sinh hoạt xã hội, kể cả những mặt
núi ngày nay còn có chữ thì xưa người hạ bạn tất có chữ”. Theo phức tạp và trừu tượng. Theo Marcel Cohen, nhà ngôn ngữ học
số liệu thống kê năm 1920, ở huyện Quan Hoá có 13.230 người nổi tiếng của Pháp và thế giới đã gọi văn tự này là công cụ dùng
Mường và 17.190 người Thái. Hệ thống chữ viết trong Thanh để quản lý của vương quốc Inca trong các thế kỷ XII – XIII.
Hoá quan phong về cơ bản giống chữ viết người Thái ở Tây Bắc Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, loại văn tự Kipu
và chữ bùa của người Mường ở Thanh Hoá. Đây là hệ thống chữ được sử dụng khá phổ biến ở người Chăm H’rê miền núi Quảng
viết ghi âm xen với một số chữ “biểu ý”. Ngôn ngữ được ghi
trong sách là tiếng Thái có lẫn tiếng Mường. 1
Kin bấu đẩy

17 18
Ngãi. Mỗi lần xuống trung tâm trao đổi hàng hóa, họ đều dùng thắt gút” (vì sử dụng phổ biến văn tự thắt gút). Người Chăm
loại văn tự này. Muốn giữ lại một việc cần ghi nhớ, họ không có H’rê hưởng ứng nhiệt liệt phong trào Tây Sơn của Nguyễn Huệ.
cách nào khác hơn ngoài văn tự Kipu. Họ cũng có lối thơ lục bát và song thất lục bát. Trong bài hát ghi
Theo thống kê mới nhất, người Chăm H’rê ở Quảng Ngãi bằng văn tự thắt gút ca tụng Nguyễn Huệ có câu:
có hơn 65.000 người (huyện Ba Tơ: 21.800 người, huyện Sơn “R’đăm Pô Huê r’đăm b’lê h’nhip, R’đăm anhip b’rui”.
Hà 21.337 người, huyện Minh Long 7.500 người, huyện An Lão (R’đăm = thanh niên, Pô Huê = vua Huệ, b’lê h’nhip =
4.119 người, huyện Trà Bồng 371 người, huyện Tư Nghĩa 631 bừng lên lại xuống, anhip b’rui = cháy âm ỉ).
người, ở Klong Plong thuộc Gia Lai - Kon Tum cũng có một số Theo Nguyễn Trãi, “sách” là tổ chức hành chính thời Hùng
ít người Chăm H’rê). Vương, vùng Chăm H’rê còn có 220 điểm có tổ chức “sách”.
Người Chăm H’rê sống ở ven các sông lớn, kỹ thuật trồng Người Chăm H’rê chôn người chết bằng quan tài gỗ hình như
lúa nước cao. Ngôn ngữ Chăm H’rê được phân loại thuộc hệ thuyền, áo quan gọi là h’ghê (h’ghê = ghe/ thuyền). Rõ ràng
Nam Á. Nhiều từ cơ bản rất gần với tiếng Mường - Thái - Việt. nguồn gốc người Chăm H’rê có quan hệ mật thiết với người Việt
Sự phân chia giai cấp ở người Chăm H’rê rất rõ rệt. Trước đây, Cổ. Nhật Nam chính là phần đất của người Lạc Việt ở phía nam
việc bóc lột nô lệ và mua bán nô lệ khá phổ biến. Có chủ nô của nước Văn Lang. Người Nhật Nam đã nhất trí hưởng ứng
chiếm đến hàng trăm nô lệ sử dụng trong lao động nông nghiệp. cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào đầu Công nguyên.
Người Chăm H’rê có nhiều tên gọi. Sách Địa dư tỉnh Các cụ già Chăm H’rê cho biết tổ tiên họ có chữ viết “con
Quảng Ngãi xuất bản năm 1939 của Nguyễn Đóa và Nguyễn Đạt sâu bò” trên h’lá th’lôt (Lá quang lang). Chữ viết ấy chỉ còn lại
Nhơn gọi là Chàm. Một văn bản của Ban chấp hành Đảng bộ trong bùa chú của thầy mo. Họ thường đúc vàng thành hình lá
tỉnh Quảng Ngãi do đồng chí bí thư Phạm Xuân Hòa viết ngày trầu, trên có tượng ếch và chữ dùng làm vật để nhận nhau khi
10-07-1950 cũng gọi như thế. hoạn nạn. Chữ viết này đã mất từ lâu, nhưng văn tự thắt gút còn
Căn cứ vào bia ký và địa danh ngôn ngữ cổ vùng Nhật lại cho tới trước Cách mạng Tháng Tám. Họ cũng có truyền
Nam ta thấy khá đồng nhất với tiếng nói Chăm H’rê. Ví như: thuyết về Âu Cơ, Sơn Tinh và Thần Kim Quy. Họ cho rằng chữ
- Batanh’ganh (Ba Làng An). Tiếng Chăm H’rê đọc là thắt gút có từ đó.
batan = nhô ra biển; h’ranh = gành. Ba Làng An chính là một Người Chăm H’rê lấy vỏ đay, đập tơi ngâm nước vôi và
gành nhô ra biển. nước nấu từ rễ cây sim, xe từng cuộn nhuộm màu khác nhau để
- Wijava = người ở trảng tranh. Vùng Chăm H’rê còn phân biệt nội dung cần ghi lại. Bằng những đoạn dây được quy
nhiều địa danh Wijava. định chuẩn chia ra từng tháng, các sự kiện được thắt gút dài trở
Người Chăm H’rê đã từng xây dựng căn cứ kháng chiến thành biên niên sử. Các chủ nô có thư viện chứa sách viết bằng
chống nhà Nguyễn ở Đá Vách (Woan t’rang) nổi tiếng, vì vậy văn tự thắt gút. Già Kiêu ở huyện Ba Tơ có tới bốn năm chục bộ
người Chăm H’rê trước đây còn gọi là “Mọi Đá Vách” hay “mọi sử như thế. Văn tự thắt gút có thể ghi lại nội dung phức tạp như
kinh cúng, thơ ca, lịch pháp. Chúng tôi đã tìm được quyển lịch

19 20
thắt gút Chăm H’rê nội dung hoàn toàn giống lịch Chăm ở Tóm lại, một hệ thống văn tự Kipu rất phát triển đã được
Thuận Hải viết bằng sách lá, chỉ khác là không có hình vẽ mặt biết đến ở người Chăm H’rê. Văn tự này còn ghi lại một lượng
trời mà thôi, (Hình mặt trời trên lịch Chăm giống với hình trên thông tin quan trọng về tư liệu lịch sử, ngôn ngữ, văn học. Với
trống đồng Đông Sơn). những tài liệu đã thu thập được, chúng tôi đã có thể dựng lại cấu
trúc cơ bản của văn tự Kipu Chăm H’rê.
2. Mặt trống đồng Đông Sơn loại I thuộc loại hình chữ
viết đồ hoạ Pictogramme
Đất nước Việt Nam có khá nhiều loại hình chữ viết đồ họa
phong phú, trước hết là trống đồng Đông Sơn loại I, trên mặt và
tang trống chứa đựng nhiều thông tin rất phong phú, biểu hiện
trình độ trí tuệ khá cao.
Trống đồng được coi là vật tiêu biểu nhất cho văn hóa
Đông Sơn. Về công dụng của trống đồng nói chung thường chú
ý đến vai trò nhạc khí của nó. Nhưng bên cạnh đó, dưới góc độ
thông tin học, nó có vai trò lưu ký lịch sử, với những tập hợp
hoa văn phong phú, tập trung, khái quát hơn tranh khắc vẽ có
hình thức tương tự sự liên hoàn mang tính chất nhất thời, trên
các trống đồng Đông Sơn “bức tranh chủ đề” cao sâu rộng lớn
hơn rất nhiều.
Chữ viết thắt gút Kipu của người Chăm H’rê (Quảng Ngãi)
Trên mặt trống đồng, hoa văn đều chuyển động ngược với
Văn tự thắt gút của Chăm H’rê với 120 cách thắt gút, có
vòng quay kim đồng hồ. Vì cách đánh dấu phương hướng trên
thể ghi đủ mọi vấn đề cụ thể và trừu tượng. Họ gọi loại hình văn
tự này là Apu t’gat Kassi (Chùm gút dây). bản đồ xưa và nay trái ngược nhau: Xưa cho trên là Nam, dưới là
Bắc; còn nay thì trên là Bắc, dưới là Nam. Tức là theo cách đánh
Xin trích dịch bài Kinh cúng và bài hát bằng văn tự
thắt gút: dấu ngày nay thì con người sống ở ngoài trái đất mà nhìn vào.
Còn cách đánh dấu của người xưa thì người đứng trên bản đồ,
- Bok ai k’na hung, bok ai gon laik – (Ông ở ruộng tốt, ông
ở đồng ruộng). Tjring Kayă R’niêng, t’jring kon đak kon hoa, trời và người hợp làm một. Người xưa lấy cách thức ngồi ở Bắc
k’na chôp ao moi yă plêi (Từ xứ bà R’niêng, xứ có tiếng kêu nhìn về Nam, tức tay trái là Đông, tay phải là Tây. Cách thức
vang của con khỉ, con vượn, ruộng mẹ ở mười một làng). này phù hợp với phương vị bát quái.

21 22
Khái quát vào các tập hợp họa cảnh trên trống đồng miêu Victor Goloubew có nhan đề là Roches gravées dans la resgion
tả khái quát một số nét chủ đạo trong các nghi lễ liên quan đến de Chapa (Tonkin). Luận văn in từ trang 423 – 433 của tờ tạp
sản xuất nông nghiệp lúa nước. chí, ngoài ra ông còn cho công bố 10 phụ bản trong đó có một
Dù không chủ tâm đi sâu vào trống đồng, nhưng tôi thấy ảnh chụp tảng đá có chạm khắc và một bản dập tảng đá có nhiều
cần nói thêm một điểm là: Mặt trống đồng thường có vòng hoa hình chạm khắc nhất thuộc quần thể bãi đá và cũng là tảng đá có
văn chữ S nổi tiếng. Ta còn thấy chữ S trong hệ chữ cái của chữ kích cỡ lớn, rộng 4,35m và cao 3,54m mà cũng chính bản dập
viết Đông Sơn, điều này rất quan trọng. Đó là thể hiện nhận thức hình khắc tảng đá này, 10 năm sau Paul Lévy có một bản báo
của người xưa về hình thái vận động của khí xoắn vũ trụ, âm, cáo khoa học và đã mô hình hóa lại để thuyết minh cho bài viết
dương, phải, trái, thuận, nghịch đã chỉ ra hai loại hình thức của của mình.
trường khí: Một là hình thức trường khí xoắn ốc trái thuận chiều Luận văn của V.Goloubew mới dừng lại ở khảo sát tả một
kim đồng hồ, hai là trường khí chữ S do hai cách xoáy hợp vài hình khắc trong tổng số khoảng 30 tảng đá có chạm khắc mà
thành… Đây là một điểm nhận thức của người xưa về vũ trụ ông biết được với một sự so sánh để xác tín có một phong cách
được thể hiện trên trống đồng Đông Sơn. Hình dáng của thực vật khắc đá ở Sapa phong phú và không thua kém những nơi khác
và động vật đã giữ lại hình chữ S của trường khí xoắn vũ trụ.Vấn trên thế giới. Nhưng trong luận văn của mình còn nhiều vấn đề
đề này thuộc chuyên đề khoa học khá phức tạp, thuộc phần hồn cơ bản Goloubew chưa giải quyết được.
của trống đồng. Nếu làm rõ được sẽ thấy trình độ tư duy của
người xưa, cũng như quan điểm triết học đối với vũ trụ con
người đối xứng âm dương…

3. Những nét văn hoá đặc sắc của người Việt Cổ phát
sáng từ các bản khắc đá SAPA (Lào Cai)
Năm 1923 một thạc sĩ khoa học người Pháp ngẫu nhiên
tìm thấy một số tảng đá có khắc hình kỳ lạ ở Sapa, nhà nghiên
cứu Đông phương học người Pháp gốc Nga này làm việc tại viện
Viễn Đông Bác Cổ - Hà Nội là Victor Goloubew. Vào năm 1925
V.Goloubew cùng các cộng sự tiến hành một cuộc điền dã
nghiên cứu khảo sát tại thung lũng suối Mường Hoa, nằm về
phía Đông Nam cách thị trấn Sapa chừng 6000m. Tại đây Victor
Goloubew đã phát hiện độ 30 tảng đá có chạm, khắc nằm rải rác
trong thung lũng. Ông đã nghiên cứu ghi chép kể cả đo đạc và
dập vào giấy bản các hình khắc trên đá. Và cũng năm đó trên tạp
chí của Viện Viễn Đông Bác Cổ - Hà Nội công bố luận văn của

23 24
Năm 1933 một nhà phương Đông học khác là Paul Lesvy
đã đọc một bản báo cáo khoa học tại Viện Đông Dương nghiên
cứu về con người, mang đầu đề là: Rappots entre les gravees
rupestes de Chapa (Tonkin) et certains fais the logiqueset
perhistoriques. Tác giả của báo cáo khoa học không làm tiếp
nhiệm vụ công việc của V.Goloubew trước đó mà là sử dụng
những gì V.Goloubew công bố để làm so sánh lịch sử dân tộc từ
các hình vẽ đó với xã hội nguyên thủy nhằm bình luận cuốn
sách: Thần thoại nguyên thủy thế giới, huyền thoại của người Úc
và người Pa Poul. P.Lesvy tìm thấy trong công trình trước đây
của V. Goloubew đá khắc Sapa những bằng chứng cho báo cáo
của mình. Trong báo cáo khoa học này, ngoài phần dẫn luận như
trình bày, còn có nội dung chính sau:
- Tác giả trình bày lại những khắc đá và chạm khắc đá ở
Sapa theo V.Goloubew nhưng theo cách riêng của ông, P.Lesvy
quy tất cả vào 24 hình khắc trên đá, mà mỗi hình khắc đó ông
Với V.Goloubew hay P.Lesvy, bước đầu những hình khắc
liên hệ đến hiện thực: Như hình khắc một ngôi nhà, con đường,
chạm ở quần thể đá Sapa được khảo sát miêu tả và tìm được
thửa ruộng, công trình thủy lợi, kho thóc, những hình người và những mối liên hệ nhất định nào đó về mặt lý thuyết, với đời
hình người tỏa sáng, hình người dính liền nhau, hình bánh xe sống tinh thần của cư dân thời xa xưa, là chủ nhân của những
hay cối xay… chạm khắc đá bị thời gian quên lãng. Cả hai nhà Phương Đông
Sự mô tả hình khắc và quy về những hiện tượng, hiện thực học tài ba này đặt ra những vấn đề có tầm khái quát rộng lớn, có
tồn tại trong đời sống của xã hội con người, đặc biệt là những nhóm sự so sánh với những nơi khác đã được nghiên cứu và trong
dân cư cổ đại, ít nhiều làm sáng tỏ mối liên hệ giữa chúng với nhau. chừng mực nào đó cho ta sự hiểu biết về chạm khắc đá ở Sapa
mang tính phổ quát đồng đại thuộc về xã hội cổ xưa mà những
Tác giả đã xác lập sự liên quan giữa những hình khắc trên chủ nhân của chạm khắc đá ở Sapa đã đạt đến trình độ như
đá với một vài hiện tượng trong dân tộc học và tiền sử. Dựa những cư dân khác trên thế giới khi những điều kiện tương
vào các chạm khắc trên đá của các cư dân cổ sống ở Tân đồng. Từ sau hai công bố trên về chạm khắc đá ở Sapa trong
Guinea, Assam, Đài Loan… P.Lesvy cho rằng những hình vòng gần ba thập kỷ không có nghiên cứu nào khác xuất hiện.
người ở Sapa đều có thể được giải thích, đó là lễ hội của dân cư Những nhà nghiên cứu người Pháp trước đây không hề đề cập
cổ xưa trong những dịp mừng sau chiến thắng, thu hoạch mùa đến chữ viết trên các bản khắc đá Sapa.
màng hay săn bắn…

25 26
Chúng tôi bắt đầu nghiên cứu bản khắc đá Sapa từ năm đồng); Nà Khuy, Nà Khương, Mường Hoa, Mường Khoa,
1958 liên tục cho đến ngày nay. Năm nào tôi cũng có một vài lần Mường Hun, Mường Vó... Ngữ nghĩa gốc xa xưa khó xác định
đi Sapa. Sapa thuộc tỉnh Lào Cai là nơi nghỉ mát được nhiều (đại để là để chỉ đơn vị dân cư lớn hoặc nhỏ). Địa danh có từ tố
người Việt Nam biết đến. Nằm trên trục đường giao lưu quốc tế Mường còn tìm thấy khá phổ biến ở vùng người Việt Mường từ
của Giao Chỉ xưa về phía Tây và Tây Bắc. Đó là một địa bàn có Vĩnh Phú, Hòa Bình, Thanh Hoá đến Nghệ Tĩnh như Mường
tầm quan trọng về chiến lược từ trước đến nay. Về thời gian, Khong, Mường Ham (Quỳ Châu – Nghệ Tĩnh).
đường này có thể có trước con đường quân Hán sang xâm lược Cứ liệu về địa danh ngôn ngữ cổ là một trong những cơ sở
nước ta. Nó có thể là một phần trên đường của Trần Huyền quan trọng để xác định con người đã sống và sáng tạo ra hệ
Trang từ Trung Quốc sang Ấn Độ thỉnh kinh. Sách này Phùng thống chữ viết hình vẽ (Pictogramme) được khắc trên đá ở Sapa
Thừa Quân đã dịch ra tiếng Trung Quốc. Và cũng là con đường không phải là người đang sống ở đây hiện nay. Họ là lớp người
mà các vị thiền sư Việt Nam là Từ Đạo Hạnh và Giác Hải đã đi đến sau. Chính người Lạc Việt là chủ nhân của hệ thống chữ viết
tầm sư học đạo và đến nước Kim Xỉ nói trong Thuyền Uyển tập ấy. Dọc theo thung lũng Mường Hoa, từ xã Tả Van đến Ly Lao
anh ngữ Lục?(2) Chải, những khối đá lớn, giàu vôi (CaO), kích thước khác nhau
Nhân dân ở Sapa hiện ngay là người Mông, Dao, Giáy, từ 1x2x2m đến 6x8x12m, đá có độ cứng rất thấp, dễ phong hóa.
Phù Lá… Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy lớp địa danh cổ Các khối đá tập trung ở khe suối, từ lòng thung lũng đến độ cao
vùng Sapa không thuộc ngôn ngữ các dân tộc ấy, mà có yếu tố 150m, chiều dài 2000m rộng độ 500m, phần lớn các khối đá đó
tiếng nói chung của Lạc Việt trước khi đế quốc Hán thống trị, đều có khắc hình ở mặt phẳng nhất. Đây là những khối đá tự
phân bố rộng khắp đất nước Văn Lang, còn giữ lại khá vững nhiên chưa có cơ sở để xác định là công trình kiến trúc đá lớn,
chắc đến ngày nay. thuộc văn hóa Cự Thạch. Hơn nửa thế kỷ nay, nhiều nhà nghiên
Địa danh Sapa, từ cổ Pa có nguồn gốc cổ là peo = đá; peo cứu đã chú ý đến hình khắc đá này, trước tiên là Goloubew.
pẫng (âm Hán – Việt = bát bạt = đá ong) trong sách Hán thường Theo thông báo trước đây, người ta đã biết được 30 tảng
ghi Bất lao Chiêm (Cù lao Chăm thuộc Quảng Nam - Đà Nẵng); đá có khắc hình. Ngày nay, đã phát hiện thêm đưa tổng số lên
Ngôn ngữ Nhật Nam gọi nơi ấy là Pea b’lao Chăm, pea = đá bàn 190 tảng đá có khắc hình.
(Khối đá lớn có mặt phẳng); Nui pea-ti (1.052m) thuộc Vị Hình khắc trên vách đá phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới,
Xuyên (Hà Tuyên) giáp huyện Bảo Lạc (Cao Bằng); pea chuyển từ cuối thời đại đồ đá cũ ở châu Phi (Sa-ha-ra), Ý, Pháp, Bắc Âu,
âm rất gần thành pia (đá), có núi Pia Đa (1.980m) ở huyện Chợ Mông Cổ, Nam Xi-bi-a, Băng Đảo… Những năm gần đây các
Rã; núi Pia Ngôn (1.193m) ở Tĩnh Túc huyện Nguyên Bình nước và khu vực chung quanh Việt Nam phát hiện tương đối
(Cao Bằng) hoặc chuyển rất phổ biến thành phia (đá). nhiều hình khắc trên vách đá: Ấn Độ, Miến Điện, Hồng Kông,
Chúng ta có thể thấy hàng loạt địa danh cổ khác thuộc Quảng Tây… và cả ở châu Mỹ. Ở nước ta, các hiện vật khảo cổ
cùng một hệ thống ngôn ngữ trên, quanh vùng Sapa như Tà bằng đá, xương, gỗ, sừng… có hình khắc được tìm thấy ở nhiều
(sông); Tả Phình, Tà Đang Pinh; Tà Tong Trinh, Nà (cánh nơi từ trước đến nay như ở hang Đồng Nội (Hà Nam Ninh),
Đồng Kỵ, Na Cá, Lèn Đạt, Làng Bon, Gò Mun (Vĩnh Phúc), Gò
2
Theo tạp chí Viện Viễn Đông Bác Cổ (Beffeo) tập XXXII. Hên (Hà Sơn Bình). Trong đó hiện vật sớm nhất có niên đại

27 28
thuộc văn hóa Bắc Sơn, cách ngày nay 10.000 năm. Những hình A1. Đất nước đang đứng trước nạn ngoại xâm từ phương Bắc:
khắc ấy có loại thuộc trang trí, ngoài ra chủ yếu là giống hình
thức tiền văn tự của Pháp, những yếu tố trước chữ viết ra đời từ
thế kỷ XVIII – thế kỷ VIII TCN thuộc thời đại đồ đá mới.
Những hình khắc trên đá Sapa có một quá trình lịch sử rất
lâu dài, từ đồ đá mới đến giai đoạn đồ đồng phát triển (Gò
Mun); bao gồm những ký hiệu tiền văn tự đồ họa và cả hệ
thống văn tự đồ họa đã hoàn chỉnh, có xu hướng chuyển sang
một loại hình chữ viết cao hơn. Những nhà nghiên cứu trước
đây đều dùng phương pháp mô tả những hình vẽ đồ vật và tìm
mối liên hệ về phương diện dân tộc học. Điều đó rất đúng
nhưng chưa giải mã được thực chất lượng thông tin chứa đựng
bên trong vốn có của chúng.
Đây là những hình khắc không nhằm vào yêu cầu chủ yếu
là trang trí. Các nhà bác học lớn về ngôn ngữ chữ viết đã nói rất
đúng, trong trường hợp hình vẽ không sử dụng cho trang trí mà
thuộc về lĩnh vực trí tuệ ngôn ngữ thì hình vẽ đó là chữ viết hình
vẽ (pictogramme). Morgan - nhà nghiên cứu về xã hội cổ đại bậc
thầy đã viết: Khi con người cần cố định tư tưởng của mình,
phương tiện đầu tiên để thể hiện là bảng hình vẽ đơn giản mà họ
nhận thức.
Qua thời gian khá dài nghiên cứu hình khắc đá Sapa, dưới
góc độ chữ viết thì thấy một điểm nổi bật là mỗi tập hợp hình
khắc từng khối đá có nội dung quan hệ nối tiếp lẫn nhau. Trên
phương diện này có thể nghĩ rằng quần thể hình khắc ấy là một
bộ sách đá khổng lồ, được khắc bằng văn tự đồ họa. Xin giới
thiệu 2 bản khắc (trên hai khối đá tiếp cận nhau) tiêu biểu nhất ở
Sapa. Nội dung ghi lại cuộc chiến đấu thắng lợi quân xâm lược
từ phương Bắc đến.
(Trước nạn ngoại xâm - Theo Goloubew và Lesvy – Tài liệu
Cuộc kháng chiến chống xâm lược thắng lợi được cố định của thư viện Quốc gia Trung ương.)
bằng văn tự đồ họa.(3)
Bản khắc đá tôi đã nghiên cứu này đã bị đập phá
(3) trong số 20 tảng đá khi làm đường
Xem ảnh 2 bản khắc đá Sapa A1, A2 đã giải mã nội dung.

29 30
Một cộng đồng cư dân nông nghiệp dọc theo thung lũng,
ven triền sông, làm ruộng lúa nước bậc thang. Nhà cửa đông
đúc. Qua cư trú, việc phân chia đẳng cấp xã hội rõ nét. Một cái
nhà sàn lớn (A) mái cong hình thuyền (cùng loại với hình khắc
trên trống đồng Đông Sơn rất phổ biến ở nước ta và Đông Nam
Á, đây là nguồn gốc rất quan trọng để xác lập nhà mái cong
hình thuyền). Nhà này khác hẳn với tất cả các nhà khác trong
vùng, có đường nối liền với nhà ở của gia nô (B), tạo thành một
tổng thể. Khu vực biệt lập của thủ lĩnh cách biệt với xung
quanh, không có con đường nào dẫn tới nơi đây. Nhà thủ lĩnh
nằm vào khu vực trung tâm dân cư, phía nam cách không xa là
dãy đồi ruộng bậc thang, bên phải có công trình thủy lợi nhỏ,
đưa nước cho cách đồng (D, E). Cách xa nhà thủ lĩnh, hai bên
là những cánh đồng ruộng (G). Cư dân đông đúc (H). Kho tàng
xây dựng gần cánh đồng, xa nhà ở để tránh hỏa hoạn (tập quán
này có tìm thấy ở các bộ phận dân tộc anh em trên đất nước ta
và Đông Nam Á làm lúa nước). Toàn bộ các cánh đồng rộng
lớn ấy đều có công trình thủy lợi tưới (R). Hiện tượng này nói
lên trình độ canh tác đã phát triển và thâm canh trở thành tập
quán chăng?
Dưới thủ lĩnh tối cao còn có cấp trung gian lãnh đạo trực
tiếp dân chúng. Nhà của họ ở vị trí quan trọng nhất trong dân
cư và đồng ruộng, có tính chất bao quát toàn bộ khu vực
(H1, H2).
1. Chữ viết hình vẽ khắc trên đá cổ Sapa
2. Chữ viết tượng hình đời Chu – Trung Quốc Đây là một xã hội có cấu trúc chặt chẽ, mối quan hệ xã
3. Chữ viết hình vẽ ở Mông Cổ hội đã thiết lập thành cơ chế, có trình độ phát triển văn hóa khá
4. Hình khắc Sahara cao, có hệ thống đẳng cấp rõ rệt. Xã hội của cộng đồng người ở

31 32
đây, dựa trên nền kinh tế nông nghiệp lúa nước ven thung lũng A2. Cuộc chiến đấu đã diễn ra thắng lợi cuối cùng:
và ruộng bậc thang.
Những nhà nghiên cứu người Pháp như Goloubew,
P.Lesvy… trước đây đều cho rằng bản khắc đá đã trình bày ở
trên là sơ đồ đất đai và cư dân cổ đại. Nếu dừng ở đây, cũng là
bản chữ viết đồ họa được khắc trên đá và trên ý nghĩa đó, ta lại
gặp một cứ liệu bản đồ cổ nhất của người Lạc Việt được sáng
tạo ra từ đầu thiên niên kỷ I, tCn. Điểm này càng soi sáng thêm
văn minh Lạc Việt, đỉnh cao của văn hóa Đông Nam Á cổ xưa.
Nhưng tư tưởng của con người cổ Sapa còn muốn lưu lại cho
thế hệ mai sau biết rằng, cách bố trí dân cư ở đây đã có cuộc
sống nề nếp, ổn định. Ngoài việc lao động sinh sống bình
thường họ còn nghĩ xa hơn - đề phòng sự xâm lược từ bên
ngoài. Nên cách bố trí cư trú còn mang tính chất kiến trúc
phòng ngự, theo truyền thống của cư dân lúa nước. Từng vị trí
cư trú, sản xuất sẽ trở thành cấp độ chỉ huy và tổ chức chiến
đấu khi cần thiết, theo các phương án rất linh hoạt khác nhau
với ý đồ: Trong tiến công hay phòng ngự, vẫn tạo được thế tiến
công địch.
Thành của người Lạc Việt dựa trên nông nghiệp lúa
nước. Truyền thống này còn thấy ở các thế hệ sau. Thành Cổ
Loa là điền hình về thành phòng ngự của người Việt xưa.
Thành phòng ngự này khác hẳn với lối phòng ngự “chết”
lấy thành làm yếu tố mất - còn của chiến tranh, nghệ thuật quân
sự phổ biến của nhà nước thời cổ Hy Lạp - La Mã cũng vậy.
Do đó sơ đồ bản khắc đá này mang tính chất biểu tượng Quân thù bị đánh bại - Theo Goloubew và Lesvy
của lãnh thổ rộng lớn hơn được mã hóa. (Tài liệu của thư viện Quốc gia Trung ương)

33 34
Chống ngoại xâm đã hằn sâu trong ý thức và đi vào tổ chân dang rộng). Tinh thần chiến đấu làm tăng thêm sức mạnh
chức cuộc sống thường xuyên của cư dân ở đây. Họ tiến hành chiến đấu (hình người kéo dài).
chiến tranh với trình độ kiến thức cao, theo cơ chế của nhà nước Địch tiến sâu vào, thế trận đã bày sẵn, cuộc chiến đấu kéo
và tổ chức rộng lớn của nhân dân. dài qua nhiều ngày đêm (X, Y) và trung tâm diễn ra ở cánh đồng
Với cuộc sống sầm uất như thế, tại sao nơi đây không thấy có khe nước (I, K). Lợi dụng địa hình kín đáo, một cánh quân
một bóng người (hiện thực này chứng minh cho ý kiến trên). kháng chiến (E) vòng qua cánh đồng chăn nuôi (H) bất ngờ đánh
Ngoài ra, nơi dân cư thưa thớt, ruộng đất nhỏ hẹp - biên vào sườn địch. Địch hỗn loạn và thiệt hại nặng. Địch dẫm lên
cương; từ phương Bắc (P), (người và ngựa) - Kẻ thù hung hãn xác nhau. Tên chỉ huy của địch rất gian ác và khiếp sợ (B)
đang hùng hổ (hình người chồng ngược, tay chân dang rộng) (những đường dài từ đầu kéo xuống). Thái độ hung hãn của kẻ
định xâm nhập ồ ạt vào lãnh thổ này ư? địch khi tiến hành xâm lược không còn nữa (hình vẽ tay chân
Phải chăng, họ biết trước tin dữ chiến tranh khốc liệt do quân địch đều buông xuôi thẳng). Trận đụng độ quyết định (B, G)
thù ở phía Bắc sẽ ập đến và đã chủ động đi vào tổ chức triệt để diễn ra ở phía Đông Nam cánh đồng, dưới tầm chỉ huy trực tiếp
chiến đấu, quyết đánh bại kẻ xâm lược, không cho chúng thoát? của người lãnh đạo quân sự cao nhất. Quân xâm lược bị thiệt hại
Tổ chức kháng chiến đánh bại quân thù: nặng, rút chạy về hướng Bắc và chúng bị bao vây, phục kích tiêu
diệt sạch (BI).
Cuộc chiến đấu đã chuẩn bị và sẽ bùng nổ… Quân địch từ
phía Bắc đến. Chúng tiến dọc theo phía Đông và dãy đồi núi đi
vào khu vực đông dân cư. Phía Nam dãy đồi núi ấy, dưới triền
ruộng bậc thang, tổng chỉ huy sở của lực lượng kháng chiến
được thiết lập ở đây (A). Người chỉ huy tối cao, thái độ bình
tĩnh, luôn luôn suy nghĩ những phương án đánh địch tốt nhất
(đầu phát các tia như hào quang), dưới chân có trống đồng để
phát lệnh chiến đấu? Mệnh lệnh chiến đấu từ người chỉ huy tối
cao được truyền xuống khắp nơi, tận người chiến binh (đầu phát
hào quang - suy nghĩ, từ miệng có đường thẳng đến mọi người
chiến đấu).
Phía tay trái sở chỉ huy có đơn vị nhỏ bảo vệ (E). Những
đơn vị chiến đấu chính được bố trí kín đáo, thành tuyến ở phía
Nam, ẩn trên những đồi thấp. Lực lượng bố trí chiến đấu chia ra
thành từng đơn vị, có các cấp chỉ huy khác nhau (phân biệt hào
quang trên đầu), với quyết tâm lớn đánh thắng địch (tất cả tay

35 36
Cuộc kháng chiến anh dũng và gian khổ chống quân xâm này nó đã trở thành chữ viết biểu ý (idéographique) đầu tiên. Và
lược phương Bắc đã đưa lại thắng lợi hoàn toàn. Hòa bình và đã vượt quá xa chữ viết hình vẽ thuộc văn hóa đồ đồng Vân
cuộc sống yên vui đã trở lại với người chiến thắng trên khắp đất Nam – còn ở giai đoạn hình vẽ đồ vật hiện thực. Theo tài liệu
nước này (N, M). Mặt trời trên cao chiếu sáng mọi nơi (T), con được công bố liên tục các năm gần đây về chữ viết đồ hoạ
người trở lại nương rẫy, ruộng đồng và luôn luôn chuẩn bị sẵn Tchoilouent (Mông Cổ) của các nhà bác học Liên Xô (cũ), đã
tinh thần đánh bại mọi âm mưu xâm lược mới của kẻ thù. Biên xác định thuộc văn hóa đồ đồng, thiên niên kỷ thứ II tCn. Chữ
giới đất nước được giữ vững (P, S, SO). viết Sapa, nhất là chữ viết hình vẽ rất tương đồng.
1. Một cuộc kháng chiến chống quân xâm lược thắng lợi Trên một hòn đá ở độ cao 150m trên đường đi Ly Lao
vinh quang được khắc trên đá bằng chữ đồ họa ở Sapa, là nơi Chải có khắc 5 dòng chữ. Chúng thuộc kiểu chữ đã tiến bộ,
nằm trong địa bàn có nhiều truyền thuyết dân gian về chiến tranh chứng tỏ những người khắc chúng đã đạt tới trình độ văn minh.
trong thời đại Hùng Vương. Nhiều hiện vật tiêu biểu thuộc văn
hóa Đông Sơn như thạp đồng, trống đồng Đào Thịnh… đã phát
hiện gần Sapa. Nếu có cuộc khai quật khảo cổ quanh Sapa, chắc
còn mang lại nhiều bất ngờ mới.
2. Chữ viết đồ họa không thể hiện lời nói, chỉ thể hiện nội
dung của ngôn ngữ. Do đó không thể biết được cuộc kháng
chiến ấy do ai lãnh đạo. Căn cứ vào các tư liệu hiện có, có thể
xác định được cuộc kháng chiến ấy xảy ra vào giai đoạn văn hóa
Gò Mun - giai đoạn đồ đồng phát triển và nhà nước ra đời – đầu
thiên niên kỷ I tCn, đến Đông Sơn (đồng và sắt sớm), thời kỳ
cực thịnh của vương quốc Hùng Vương.
3. Chữ viết hình vẽ Sapa hình người (anthropomorphique)
là đồng nhất với hình khắc trên lưỡi rìu chiến, lưỡi xéo. Đây là
cứ liệu quan trọng khác để xác lập mối quan hệ nguồn gốc chữ
viết đồ họa Sapa và Đông Sơn. Chữ viết hình vẽ Sapa đã mang
tính chất sơ đồ hóa rất cao, nhất là hình người. Trong đó có một
số hình có thể nói lên được ý nghĩa của con người. Trường hợp Những hình đồ họa trên Bãi đá cổ Sa Pa

37 38
Qua ảnh chụp các dòng chữ nói trên, là đồng nhất hệ thống thấy được thêm các nét khắc đã bị vùi lấp. Chỉ nhìn vào các nét
chữ viết văn hóa đồ đồng Đông Sơn. Phải chăng đây là cứ liệu khắc khó lòng hiểu được điều gì. Nhưng nếu ta đứng ở vị trí
rất quan trọng để xác định hệ thống văn tự đồ họa Sapa đã bắt thuận lợi của người khắc đá mà quan sát, nhìn ngược lên sườn
đầu chuyển lên loại hình chữ viết cao hơn, bằng một quá trình núi thấy bản khắc có những nét tương đồng, khiến ta có thể suy
liên tục từ hình thành và phát triển trên một tuyến có các giai nghĩ ngay đây chính là tấm bản đồ thể hiện sườn núi trước mặt
đoạn khác nhau. có địa hình vươn cao lồng lộng, hay mô tả những nương rẫy xa
Chúng ta có thể nhận thấy chính ngay trên văn hóa đồ xưa đã có kỹ thuật trồng thành hàng, hay chính những nét khắc
đồng Đông Sơn đã có những bước phát triển chữ viết từ giai song song khắc họa những ruộng nước bậc thang đã có từ ngàn
đoạn thấp tiến lên hệ thống hoàn chỉnh chữ viết Khoa đẩu ghi xưa, như ta trông thấy y hệt trên sườn núi ngày nay. Hai hàng
âm Đông Sơn. (Sẽ được trình bày đầy đủ ở phần sau). nhỏ có thể là hai hàng dân cư ở thung lũng nay không còn, có
Một nội dung quan trọng khác của chữ viết đồ họa là bản đồ đường đi lên hai thửa ruộng bậc thang trên cao. Còn hình tròn có
cổ được khắc trên đá Sapa. Từ Sapa đến Ngòi Hoa cách khoảng 7 thể là mặt trời chiếu sáng trên ruộng bậc thang. Nếu đúng như
- 8km, men theo đường dốc mới mở đi về phía Đông Nam từ độ vậy tấm bản đồ thật là đẹp. Một điều đáng chú ý là những nét
cao từ 1.500 – 1.000m, lòng thung lũng rộng ra và thẳng tắp. Hai khắc bị đất phủ 20cm rõ nét hơn, ở rìa hòn đá còn có những nét
bên vách đứng, phong cảnh ngoạn mục và hùng vĩ. Ngước lên khắc phức tạp, chưa đọc rõ.
thấy ruộng bậc thang cheo leo, xóm thôn thưa thớt. Chúng tôi đến thăm hòn Bố và hòn Mẹ nằm ở bờ ruộng
Thung lũng Ngòi Hoa nằm trên một trong những đường nước. Hòn Mẹ cao khoảng 1,2m, dài khoảng 4,8m, rộng khoảng
đứt gãy tạo sơn lưng chừng núi, một bên vách có ngọn 1m có nét khắc ở hai mặt và xung quanh tảng đá. Những nét
Phanxipan cao 3.143m, còn một bên vách thấp hơn có ngọn cao khắc mô tả địa hình, đường nét song song kiểu đường đồng đẳng
2.437m (Khao Tao Pho). Những đường đứt gãy này xẻ dọc khối cao – trong chuyên môn gọi đó là đường bình độ, chạm khắp
Hoàng Liên Sơn, hình thành các dãy núi hiểm trở và thung lũng vùng chỏm và sườn hòn đá, ngoài ra còn có nhiều hoa văn khác.
phì nhiêu song song và thấp dần về phía sông Hồng. Hòn đá này là hình trái núi có yên ngựa, không hoàn toàn
giống cả dãy núi trước mặt, nhưng có đường lên núi khá giống
Năm 1990, chúng tôi gặp một tảng đá có chạm khắc gần
nhất. Tảng đá đã mòn nằm kín trong nương ngô, mặt đá thoai với đường vượt đèo như đã thấy trên dãy núi trước mặt.
thoải cùng chiều với sườn dốc, trên mặt có những vết khắc song Hòn Mẹ có khả năng thể hiện một không gian lớn hơn và
song. Qua lớp cát bụi, nhìn kỹ có hai mảnh những nét khắc song nhiều chiều, nhiều ký hiệu bị mờ, khó đọc. Hòn Bố nằm gần bờ
song dài và một số nét khắc song song ngắn hơn, ở phía trên có suối, đó là một hòn đá lớn cao 3 – 4m, dài khoảng 14 – 15m,
một nét khắc tròn mờ. Các nét khắc song song lan xuống đến cong vành móng có nhiều nét khắc song song thể hiện địa hình.
chân hòn đá. Chúng tôi bóc lớp đất dày 20cm ở sườn hòn đá lên, Nhiều nét khắc cũ nay đã mờ, mòn. Rất đáng tiếc hòn này không
giữ nguyên được bản gốc cổ của nó.

39 40
Ngay bên lề con đường mới mở có một hòn đá khắc nhiều
hình phong phú đã được Goloubew phát hiện năm 1952. Nhiều
nét song song thể hiện địa hình bậc thang, các đường nét nối chi
chít là đường mòn hoặc ngòi, nương, nhiều hoa văn khác là hình
người. Hình khắc trên hòn đá này đã mòn và mờ đi rất nhiều,
một phần nét khắc ở chân hòn đá đã bị san lấp.
Sau chúng tôi leo lên các ruộng lúa nước bậc thang ở độ
cao 1200m và 1150m thuộc thôn Hâu Chu Ngai Chải, có một
nhóm đá ba hòn có nét khắc đường cong song song điển hình y
hệt các đường bình độ của một bản đồ nổi ngày nay. Ở trên đỉnh
một hòn đá có khắc những hình vuông và tứ giác. Đứng ở vị trí
thuận lợi của người khắc mà nhìn xuống, ta hình dung ngay
được đó là một thửa ruộng ở trên đỉnh một ngọn đồi thấp nhô ra
ngay dưới tầm mắt ta nhìn, còn sườn dốc của nó vẫn là những
thửa ruộng bậc thang. Đá Ba hòn cũng như hòn Nương ngô là Một điều thú vị là khi chúng tôi xuống tới độ cao 1150m,
những bản đồ khắc trên đá. Mục đích của những bản đồ này có tìm thấy ngay bên cạnh các ruộng bậc thang hòn đá có khắc
nhiều mặt cối xay lúa, ý muốn nói lên vùng thung lũng Ngòi
thể đánh dấu quyền sở hữu ruộng, nương. Đặc biệt hòn nào ít
Hoa là vựa lúa gạo, là quê hương của xứ sở ruộng bậc thang lúa
nhiều cũng có khắc những nét song song có thể để ghi lại quá
nước. Hình mặt cối xay lúa cũng được chạm lên nhiều hòn đá
trình lao động sáng tạo của người Việt cổ, đã xây đắp các ruộng khác trong vùng. Ruộng bậc thang ở đây dốc, có chỗ dốc trên 45
bậc thang. Đây là một thành tựu tổng hợp của kỹ thuật trồng lúa, độ, ruộng hẹp, bùn sục đến đầu gối. Nguồn nước dồi dào từ các
san lấp địa hình thành các ruộng bậc thang, dẫn thủy nhập điền, mạch nước bắt nguồn trên vách núi chảy xuống dẫn đến từng
cải tạo đất, nhất là chọn và tạo được những giống lúa thích hợp thửa ruộng nhỏ, là điều kiện lý tưởng để hình thành các bậc
với địa hình vùng cao. Nếu lúa nước có nguồn gốc từ Đông Nam thang lúa nước. Nhiều nhà nghiên cứu đều nhất trí đó không phải
Á như nhiều nhà khoa học đã xác nhận, Sapa đã có lúa nước bậc là hoa văn trang trí mà đó là những đường nét thể hiện ruộng bậc
thang như các hình khắc trên tấm bản đồ có thể chứng minh, thì thang, hình thể đặc thù của thung lũng Ngòi Hoa. Nhưng nếu
Sapa là một trong những nơi tạo giống lúa nước cho vùng đất có những nét khắc đó không phải là thể hiện ruộng bậc thang với lý
khí hậu mát mẻ và từ Sapa lúa nước có thể tiếp tục từ nhiệt đới do ruộng bậc thang có sau những bản khắc trên đá thì có thể ông
cha ta đã sáng tạo ra một phương pháp thể hiện địa hình bằng
lan lên phía Bắc chí tuyến.
các đường nét song song có thể sớm nhất thế giới. Những đường

41 42
nét song song đó, bản đồ học gọi đó là đường thể hiện dáng đất, môi trường chính họ đang sống, thành bản sơ đồ ba chiều của
tiếng Việt gọi là đường bình độ, chỉ sau thế kỷ XIX mới xuất một loại bản đồ nổi, có lẽ ít thấy trong lịch sử cổ đại loài người.
hiện khi nhu cầu cần thể hiện địa hình chính xác trên bản đồ. Để
tiến tới thể hiện địa hình bằng đường bình độ như trên bản đồ
ngày nay là một quá trình cải tiến kỹ thuật lâu dài. Ngoài khắc
trên đá Sapa các bản đồ cổ đều vẽ núi non theo bối cảnh, về sau
mới dùng phương pháp vờn bóng núi (shading) và nét trải
(hachures), áp dụng kỹ thuật này bỏ dần phối cảnh và chuyển
dần sang thể hiện núi non nhìn theo phương pháp thẳng đứng
trên bản đồ, cuối cùng mới dùng phương pháp “các đường song
song” như cha ông đã khắc vẽ! Có điều khác là cha ông ta đã
khắc lên vật thể nổi, còn bản đồ ngày nay các đường song song
đó được chiếu trên mặt phẳng. Dù sao ta cũng có thể phát biểu:
Các đường nét song song trên nền đá ở Sapa là tiền thân của các
đường bình độ ngày nay. Tất nhiên các đường bình độ ngày nay
đã được bao nhiêu phương tiện kỹ thuật hiện đại hỗ trợ, nên đã
đạt được độ chính xác cao theo ý muốn. Vấn đề bản đồ cổ trên
các bản khắc đá Sapa được đề cập ở đây chỉ dưới góc độ nghiên
cứu chữ viết. Vì theo lý thuyết bản đồ học, thì ký hiệu bản đồ
cũng là một loại hình chữ viết đồ họa. Ngoài vấn đề kiến thức tư duy nghệ thuật khắc đá, còn
Tác giả chỉ mới đề cập đến một vấn đề chữ viết đồ họa, vì phải nhắc đến là công cụ rất tốt bằng kim loại của kỹ thuật luyện
chữ viết khi xuất hiện mới cơ bản đánh dấu sự xuất hiện của nền kim đã phát triển khá cao vào thời đó. Nó là cơ sở vật chất của
văn minh. Và chính nhờ chữ viết là yếu tố quyết định, nền văn xã hội bước vào thời đại văn minh. Dù rằng những hiểu biết về
minh của con người mới tồn tại và phát triển không ngừng. những biểu tượng hình khắc đá Sapa vẫn còn ở phía trước.
Nhưng chữ viết không phải là thành tố duy nhất của hình khắc Nhưng cũng đã thấy được nền văn minh rực rỡ của người Việt
đá Sapa. Với gần 200 bản khắc đá, chứa đựng biết bao nhiêu vấn cổ đã phát sáng từ những bản khắc đá cổ Sapa cực kỳ phong
đề lớn cần được khai thác của nhiều ngành khoa học khác nhau, phú, thuộc cùng loại hình ít thấy, có quy mô to lớn hơn ở các nơi
như văn hóa tâm linh là một đề tài rất phong phú, về tư duy của trong thế giới cổ đại.
con người lúc đó đã biết thu nhỏ thế giới hiện thực không gian Một tập hợp gần 200 bản khắc đá, thật xứng đáng là di sản
ba chiều trên mặt phẳng hoặc trình độ khái quát rất cao dựa vào văn hóa của loài người. Có thể xem đó là bộ sách khắc trên đá
tảng đá tự nhiên có mặt phẳng, mặt lồi… để thể hiện cảnh quan khổng lồ, chứa đựng một nội dung bao gồm nhiều mặt hoạt động

43 44
tinh thần, vật chất, tâm linh và trí tuệ của người Việt cổ, nếu tiếp
cận dưới hệ quy chiếu chữ Việt đồ họa. Và chỉ dưới góc độ này III. CHỮ VIẾT KHOA ĐẨU
mới cảm nhận được đầy đủ tầm vóc vĩ đại của bản thông điệp
của người xưa gửi gắm cho chúng ta và các thế hệ người Việt 1. Mối quan hệ giữa chữ viết Sapa và Đông Sơn
mai sau. Theo khoa học nghiên cứu chữ viết cổ cho biết rằng
Trong sách này chúng tôi chỉ hạn chế ở một số hiện vật
chữ viết đồ họa có xu hướng phát triển chữ ghi âm. Điều này
khảo cổ quen thuộc nhất để tránh có những ý kiến tranh luận
hoàn toàn đúng với bản khắc đá Sapa.
khác nhau về nguồn gốc của chúng.
Qua giải mã những chữ viết hình vẽ nói trên, chúng tôi
Xin bắt đầu từ một chiếc rìu lưỡi xéo có khắc hai hình con
rút ra mấy ý kiến:
người trên thuyền, hình chó chặn hai con nai. Hình người có tính
Những bản khắc đá Sapa có thể thuộc niên đại văn hóa Gò
chất sơ đồ hóa cao, tương tự với chữ khắc đá Sapa. Đây là bằng
Mun, khoảng đầu thiên niên kỷ I tCn, thời kỳ hình thành nhà
nước Văn Lang. cứ về mối liên hệ nguồn gốc từ chữ khắc đá tới chữ viết trên đồ
đồng Đông Sơn. Hình khắc này không nhằm trang trí, mà chứa
Gò Mun là tiền Đông Sơn, giai đoạn cực thịnh, khi đó
đựng một tư tưởng sâu sắc. Người và thuyền chỉ sự hoạt động
người Việt đã đánh bại quân xâm lược rất mạnh từ phương Bắc.
của sông và biển, chó và nai là hiện tượng của núi rừng.
Phải chăng những bản chữ viết hình vẽ Sapa đã phản ánh
cuộc sống chống giặc ngoại xâm của Thánh Gióng? (giặc Ân là Những hình khắc này mang tính lưỡng phân:
tên gọi chung của những kẻ xâm lược trước Tần – Hán). Chữ Sông, biển (nước) Núi, rừng (đất)
viết hình vẽ Sapa đã vượt qua giai đoạn vẽ hiện thực nguyên Chó Người
thủy và tiến tới chữ biểu ý đầu tiên. Vì vậy có thể coi là loại hình
chữ viết hình vẽ biểu ý (picto-idéogramme), tức là một thứ chữ Lưỡng phân có xu thế tất yếu tiến lên lưỡng hợp:
có thể đọc được bằng bất cứ thứ tiếng nào. Chữ viết Maya Đất + nước = Tổ quốc
(Trung Mỹ) thuộc loại này, có người gọi là chữ tượng hình Chó + người phối hợp bao vây nai.
(hiéroglyphe). Theo phân loại, văn tự đồ họa Sapa thuộc loại
Trên một chiếc rìu lưỡi xéo khác có niên đại muộn hơn
hình vẽ người pictogramme anthropomorphe.
(rìu Việt Trì) sơ đồ hình người không có thay đổi lớn, nhưng chó
Trên các bản khắc đá Sapa có hình mái nhà cong như trên
và nai được cách điệu hóa chuyển thành chữ viết thuộc loại hình
trống đồng Đông Sơn là một tuyến phát triển từ thấp đến cao. Sơ
đồ hình người Sapa tương đồng với người trên lưỡi xéo Đông khác. Hình chó thành ký hiệu , hình nai thành ký hiệu .
Sơn. Như vậy cũng thể hiện rõ ràng một xu hướng phát triển chữ Trên một lưỡi cày Đông Sơn, khai quật ở Thanh Hóa (nay
viết hình vẽ tiến lên giai đoạn cao hơn – giai đoạn chữ viết ghi để ở Bảo tàng Guimet, Paris), có hai ký hiệu . Đây là chữ
âm Đông Sơn – chữ viết Khoa đẩu. viết thật sự.

45 46
Ký hiệu của ba di vật trên hình thành một tuyến phát triển cao. Hình con chó đã trở thành chữ viết thực sự - chữ của
từ chữ viết hình vẽ; cách điệu hóa dần dần tiến lên chữ viết ghi lưỡi cày hệ thống sông Mã.
âm, khẳng định sự phát triển liên tục của văn hóa đồ đồng Lạc 3. Thực tế này nói lên một vấn đề cực kỳ quan trọng, là hệ
Việt trong không gian và thời gian. thống chữ viết Đông Sơn ra đời từ bản địa, tuyệt đối không hề có
yếu tố tác động bên ngoài, bác bỏ hoàn toàn những luận điệu cho
rằng chữ viết Khoa đẩu Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chữ viết từ
Ấn Độ.
4. Những chiếc rìu, lưỡi xéo nói trên, nếu xác định bằng
C14 nghiêm túc sẽ cho biết niên đại chính xác việc hình thành
chữ viết của Việt Nam.
Những hoa văn trên các rìu đồng, lưỡi xéo đã làm rõ quy
luật và lý luận, thực tiễn ra đời hệ thống chữ viết cổ Việt Nam đã
bị kẻ thù hủy diệt trong suốt quá trình xâm lược và thống trị
hàng nghìn năm. Khẳng định một điều rất quan trọng về mối liên
hệ giữa văn tự đồ họa Sapa và chữ viết Đông Sơn.
2. Giải mã một số ký hiệu chữ viết trên các hiện vật
khảo cổ thuộc văn hóa Đông Sơn
a. Viện Bảo tàng lịch sử của Việt Nam có một hiện vật
đồng mà Goloubew gọi là quả cân. Thực ra đây là cái ấn. Ấn
không có hoa văn gì đặc biệt, thân chia thành những ô hình học
(Lưỡi rìu đồng Đông Sơn) cân đối, trang trí bằng hoa văn thừng tết nổi rất đẹp. Trong các ô
Cần nhấn mạnh phần mở đầu quan trọng này để giải mã có hoa văn bị mờ, còn thấy rõ ký hiệu: . Ký hiệu này có giá
những ký hiệu chữ viết: trị âm tương đương với “đ”. Theo quy luật chuyển âm thì đ – tr
(Đà Bồng – Trà Bồng). Trong tiếng Lạc Việt từ “tră” (phát âm r
1. Chữ viết đồ họa có xu hướng phát triển thành chữ viết
không rung và bật hơi mạnh) có nghĩa là cái ấn. Chữ viết trên
ghi âm Đông Sơn, thuộc loại hình chữ viết Khoa đẩu. Một loại lưỡi cày đồng và ấn đồng là thuộc một hệ thống. Sách Giao
hình có quy luật riêng của Đông Nam Á, không giống chữ viết Châu ngoại vực ký có chép “Lạc tướng có ấn đồng tua xanh”,
Ấn - Âu. hiện vật này có lẽ chứng minh điều đó chăng? Những cứ liệu
2. Trên những hình khắc lưỡi rìu, xéo tuyệt đẹp, thấy rất rõ trên cho phép khẳng định một điều rất quan trọng về mối liên hệ
sự tiến triển của việc hình thành chữ viết Đông Sơn từ thấp lên giữa văn tự đồ họa Sapa và chữ viết Đông Sơn.

47 48
(Lưỡi cày hình cánh bướm)
(Ấn đồng tua xanh)
b. Lưỡi cày hình cánh bướm: Công cụ bằng đồng này, không nghi ngờ gì nữa, là vật
Năm 1979, khi khảo sát những hiện vật thuộc văn hóa phẩm của văn hóa Đông Sơn, đặc trưng cho loại hình sông Mã.
Đông Sơn do nhà khảo cổ Thụy Điển O. Jansé khai quật được ở Nó chỉ khác là các công cụ cùng loại ở hai hình khắc độc đáo kia
Thanh Hoá, hiện để ở bảo tàng Guimet, Paris, Hà Văn Tấn thấy thôi. Hai hình đó có ý nghĩa gì?
một công cụ bằng đồng mà các nhà khảo cổ quen gọi là lưỡi cày Chúng ta có thể thấy ngay rằng do hai hình hoàn toàn khác
hình cánh bướm, đặc trưng cho vùng sông Mã, có hai ký hiệu ở nhau, nên giữa chúng không có mối quan hệ đối xứng nào cả. Và
hai bên hông tra cán: . vì vậy, chúng không tạo ra được sự lặp hay nhịp điệu là đặc
Hai ký hiệu đó, do không đối xứng với nhau, ít có khả trưng cơ bản của văn hóa trang trí. Những hình này cũng không
năng làm hoa văn trang trí, nhiều khả năng là chữ viết. Chữ viết có mối liên hệ để nhận biết với các hình hiện thực. Do đó, hai
trên lưỡi cày của văn hóa Đông Sơn thì hẳn là chữ của người hình này không phải là hoa văn trang trí hay hình trang trí. Nếu
Việt cổ, tổ tiên chúng ta (4) quả thực chúng có mang ý nghĩa trang trí, tức làm đẹp cho công
cụ thì ý nghĩa đó cũng ở hàng thứ hai. Hai hình này trước hết
(4)
Hà Văn Tấn, Báo Tổ quốc, Số 11-1981

49 50
phải có chức năng là hai ký hiệu, biểu hiện những ý niệm nào c. Rìu cân xòe:
đó, đó là điều có thể khẳng định (5). Loại rìu này từ trước tới nay đã phát hiện được ở nhiều nơi
Theo hồ sơ Viện bảo tàng lịch sử trước đây có khoảng 30 (Thiệu Dương, Đông Sơn; Hoằng Lý, Phà Công…). Rìu dài
chiếc lưỡi cày lớn nhỏ loại này. Đó là những hiện vật thu thập 10,5cm (có chiếc 11cm như ở Phà Công), chiều ngang của thân
được trong cuộc khai quật ở Đông Sơn và trong các lần mua bán rìu và của họng rìu là 5cm, lưỡi rìu hơi xòe ra và hơi cong, rộng
lẻ tẻ. Viện bảo tàng Guimet ở Paris có một chiếc lưỡi cày do 6cm, chiều dày của họng rìu 2cm. Mặt rìu có lỗ thủng để tra cán,
Puyan từ Việt Nam mang về Pháp. loại hình rìu xòe cân ở Thiệu Dương thông thường thân dài, lưỡi
Trong các cuộc khai quật cuối năm 1960 ở Thiệu Dương xòe ít, thuộc cùng niên đại lưỡi cày hình bướm nói trên. Phó tiến
(Thanh Hoá) đã phát hiện được 11 chiếc lưỡi cày ở trong tầng sĩ khảo cổ học Đỗ Văn Ninh cho biết, loại rìu này còn tìm thấy
văn hoá và mộ táng. cả ở trong mộ thuyền.
Bằng phương pháp đối chiếu, so sánh loại hình, các nhà
khảo cổ học cho rằng niên đại những ngôi mộ bản địa ở Thiệu
Dương gần gũi với niên đại những ngôi mộ thuần đồ bản địa ở
Đông Sơn và sớm hơn những ngôi mộ hỗn hợp hai loại hiện vật
bản địa và “Hán”, có thể “Vào khoảng – Hán sơ kỳ hoặc khoảng
giao thời Tần - Hán”(6).
Loại lưỡi cày hình cánh bướm O. Jansé khai quật ở Thanh
Hoá, hiện ở bảo tàng Guimet, Paris (Hà Văn Tấn thông báo);
Kho viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam cũng có loại lưỡi cày này,
cùng loại hình ký hiệu chung: , ký hiệu này không mang
tính chất đối xứng thuộc văn hóa trang trí, gồm có phụ âm
=X + nguyên âm: = Xó có thể đọc nghĩa là = chó (chữ
viết Thái ở nước ta là đồng nhất với ký hiệu này).
Đây là ký hiệu tạo được một từ, phải kết hợp được với hệ
thống ký hiệu khác cùng loại mới nói lên được ý nghĩa văn bản
chữ viết. Khoa học nghiên cứu chữ viết cổ yêu cầu là ký tự chữ
viết phải được tạo thành văn bản. Văn bản học hiện đại quy định
phải không dưới hai từ trở lên mới mang tính chất văn bản.

(5)
Xem Hà Văn Tấn, Tạp chí Khảo cổ học, số 1 -1982. (Rìu cân xòe)
(6)
Tạp chí Khảo cổ học 3-4-1969.

51 52
Viện Bảo tàng lịch sử và Viện Khảo cổ học có khoảng 20 hãm nhỏ (trang 118 có hình vẽ nhỏ rìu này, số 2, Viện Bảo tàng
chiếc rìu cùng một loại hình ký hiệu: . Tập hợp ký hiệu này Mỹ thuật cũng có loại rìu này ở phòng trưng bày hiện nay).
giải mã có hai từ gồm nguyên âm trên phụ âm Chiếc rìu ở kho hiện vật Viện Bảo tàng Lịch sử mang ký
thành thư . Tiếng nói Lạc Việt: thư = mang, đeo, xách đội, hiệu 122235. Chiếc rìu này chưa xác định niên đại cụ thể. Nhưng
tương đương chữ porter trong ngôn ngữ Pháp. Từ khác , theo loại hình cân xứng, thường xuất hiện trước loại rìu cân xòe
chúng tôi giả định có thể sớm hơn Tần - Hán.
phụ âm (đã thấy trên ấn đồng), ký hiệu này = d nguyên :
Loại rìu Bắc Ninh rất quen thuộc với khảo cổ học đồ đồng
tạo thành chữ đa = cái địu. Thư đa = đeo địu (sau lưng)
hoặc con cà cuống). Các ký hiệu chữ viết trên rìu đồng này gồm Đông Sơn. Viện Bảo tàng Lịch sử và Bảo tàng Mỹ thuật (phòng
hai từ. Đó là một văn bản. trưng bày hiện vật) đều có loại rìu này. Loại rìu này có hai hàng
ký hiệu chữ viết. Hàng thứ nhất (trên) có một dãy ký hiệu rất
c. Rìu Bắc Ninh:
mờ, số còn lại ký hiệu cũ hơn có các phụ âm sau:

Hàng này đối chiếu các bản đều mất nguyên âm nên không
đọc được. Hàng thứ 2 ở giữa chữ to, nét mờ (nhất là nguyên âm).
Căn cứ trên chiếc rìu phục nguyên của Viện Bảo tàng Mỹ thuật
học như sau:
: phụ âm (m) + nguyên âm:) (a) + (o) =ao = mao
mão = sợ hãi khủng khiếp… phụ âm chư (ph) + nguyên
âm (a) = pha ( ) + phụ âm ph’ cao + nguyên âm (a) =
pha phạ = sấm sét, trời, búa, dao pha; từ cuối cùng gồm phụ
âm (ch) + nguyên âm (a) tạo thành từ cha = nhiều.
Cụm từ Mao - mào pha phạ cha:
(Rìu Bắc Ninh có hai hàng chữ)
(Mao - mào pha phạ cha) = sợ sấm sét, hoặc sợ trời
Các tác giả: “Những vết tích đầu tiên của người thời đại khiếp… Dấu vết ngôn ngữ được ghi bằng chữ viết trên rìu Bắc
đồng thau Việt Nam” đã mô tả chiếc rìu Bắc Ninh như sau: Ninh còn tìm thấy tiếng Việt Mường, Tày - Thái và Chăm H’rê.
Chiếc rìu này dài 11cm, chiều rộng của lưỡi 6cm, chiều Một điều đáng chú ý là đã thấy xuất hiện phụ âm thấp (ph) và
ngang của họng là 5,5cm, họng rộng 2,5cm, có một lỗ tra chốt

53 54
cao (ph’) biểu hiện này có liên quan trực tiếp đến vấn đề
thanh điệu.
d. Chiếc trống đồng Lũng Cú:
Tháng 3 - 1970, Phan Hữu Dật (Trường Đại học Tổng hợp
Hà Nội) trong khi điều tra dân tộc học ở xã Lũng Cú (Huyện
Đồng Văn – Hà Giang) được xem một chiếc trống đồng để tại
nhà ông Vương Sĩ Thuấn, Phó Chủ tịch xã người Lô Lô. Chiếc
trống đồng được mô tả như sau:
Chiếc trống đồng có dáng có thể thuộc dạng quá độ từ loại
1 lên loại 4 (1-4) theo cách chia của Hêgơ, trống cao 37cm,
đường kính mặt 61cm, đường kính thân trống 56cm, tang nở
thân co, chân choãi. Trống có bốn quai to bố trí thành từng cặp
hai quai một. Quai dài 14cm, rộng 5cm, dày 0,25cm. Mặt và (Chữ trên trống đồng Lũng Cú)
tang trang trí hoa văn nét nổi. Chính giữa ngôi sao là hoa văn
ngôi sao 12 cánh. Tiếp đến là đường vòng tròn nổi, vòng tròn có Về ký hiệu chữ viết trống đồng Lũng Cú:
đường kính 7cm, vòng ngoài có đường kính 13cm , phía ngoài
hai vòng tròn nổi này và các viền lần lượt xếp theo thứ tự bốn Hàng thứ nhất có nguyên âm + phụ âm , tạo
vành hoa văn trang trí. Một vành hoa không hoa văn, một vành thành từ (vư) = bướm tằm; (th, phụ âm) + nguyên âm
hoa có hoa văn lại một vành không hoa văn và một vành có hoa (oo hay u) + phụ âm ng; tạo thành từ (thoong hay
văn. Các đề án hoa văn gồm có hoa văn vòng tròn chấm, đường th’uang) = thuộc vật tổ.
thẳng song song hướng tâm, đường gấp khúc hoặc nửa hình thoi,
Hàng thứ 2 = e, = o, =i
hình người hóa trang cách điệu và có thêm hoa văn chữ viết. Ở
Đây là ký hiệu nguyên âm, hoàn toàn mất phụ âm, không
tang cũng có hoa văn như mặt trống.
phục nguyên được từ.
Chiếc trống đồng Lũng Cú được mô tả ở trên “Có thể là
Viện Bảo tàng Mỹ thuật có ảnh chụp chiếc trống đồng ở
một hiện vật của nền văn hóa Đông Sơn, theo sự phân loại của
Bảo tàng Viện, trên mặt cũng có những ký hiệu tương tự trống
Hêgơ, có thể đây là chiếc trống đồng thuộc loại quá độ từ loại 1
đồng Lũng Cú.
sang loại 4 (1-4).

55 56
Ở Hà Giang, người Lô Lô cũng có chữ viết nhưng khác
âm: luôn luôn đứng sau các phụ âm khác (đ) (ph),
với chữ viết trên trống đồng Lũng Cú. Ví dụ:
(ph) (ch)… Khảo sát các văn bản thuộc chữ viết Đông Sơn có
= nhà = đó = gui = pu = xe những nguyên âm đứng sau hoặc dưới phụ âm. Nguyên âm còn
Gần đây Viện bảo tàng lịch sử tìm thấy một hiện vật bằng làm chức năng thay thế, trở thành biến âm chữ Sumer với các kết
đồng, nhiều người cho rằng là mảnh che ngực. Trên có độ 25 hợp ngữ pháp hình thành nhờ có phụ tố chữ viết Đông Sơn đã
chữ, trong đó có chữ rất mờ, tuy vậy có những chữ vẫn đọc thấy xuất hiện phụ âm cao và thấp, liên quan trực tiếp đến vấn đề
được, ví dụ: đọc là Khun nang = quân, quân quyền. thanh điệu.
Đây không phải là giáp che ngực, mà nhiều khả năng là một cấp Theo quan điểm văn tự học hiện đại quy định thì chữ viết
hiệu, quân hiệu của nhà nước Văn Lang. hình vẽ - văn tự đồ họa Sapa (pitogramme) truyền đạt cả ý câu –
Chúng tôi còn tìm thấy một cách ngẫu nhiên trên viên chữ viết ghi câu (phrasogramme). Chữ viết Đông Sơn mỗi ký
gạch vuông cỡ 20x20cm, nung chín già, trong một nhà dân ở hiệu tương ứng với một từ - Chữ viết ghi từ (logogramme).
Cổ Loa (Hà Nội), có chữ viết đọc được… Tóm lại, trên cơ sở Hai loại chữ viết khác nhau, nên phương pháp giải mã
những hiện vật giải mã ở trên, chúng tôi đã phát hiện được không giống nhau. Chữ Thái cổ thuộc loại hình văn từ ghi tự
những chữ cái Đông Sơn gồm 18 phụ âm và 19 nguyên âm, xin logogramme. Chữ Thái cổ bắt nguồn từ chữ viết Đông Sơn.
thống kê dưới đây:
Chữ viết Đông Sơn là phương tiện ghi lại bằng đồ hình,
hình thức biểu đạt âm thanh của ngôn ngữ Việt Cổ. Mỗi chữ, có
khi một tổ hợp chữ, có khi lại là một âm vị.
Ngôn ngữ được ghi lại trên chữ viết Đông Sơn, về cơ bản
là thống nhất với hệ thống ngôn ngữ đã tạo thành lớp địa danh
Việt cổ.
Về quy tắc cấu tạo từ của chữ viết Đông Sơn, khác với các hệ
thống viết ghi âm Latinh và Ấn Độ thường thể hiện trật xuôi,
chắp dính, nối kết giữa phụ âm và nguyên âm. Chữ viết Đông
Sơn có đặc điểm là vị trí nguyên âm cố định, không thay đổi, ví

dụ đứng trên các phụ âm (th) và ; nguyên (Chữ viết Khoa đẩu do Viện Viễn Đông Bác Cổ sưu tầm)

57 58
Các hệ thống chữ viết ở nước ta như sau:

(Tảng đá duy nhất ở Sapa có chữ Khoa đẩu)


3. Một văn bản chữ viết Việt cổ thuộc loại hình Khoa
đẩu duy nhất ở bãi đá Sapa Nội dung bản khắc đó như sau:
Qua nhiều năm khảo sát toàn bộ trên 200 bản khắc đá Sapa - Đây là một văn bản lớn được khắc trên bãi đá Sapa từ khi
(190 còn lại và gần 20 bị phá), chúng tôi thấy chỉ duy nhất có một lập nước, cách ngày nay khoảng 2.700 năm. Đây là cứ liệu có
tảng đá ở Tả Van có khắc chữ. Hệ thống chữ này cũng đồng nhất tính chất quyết định, khẳng định sự phát hiện chữ Việt cổ.
với hệ thống chữ cái trên đồ đồng Đông Sơn và đặc biệt giống - Ông cha ta đã đổ bao sức lực dựng nên đất nước vững
chữ khắc trên chiếc rìu Bắc Ninh. Toàn bộ có trên 30 chữ, bị mất chắc này.
hoàn toàn một số chữ và nhất là mất gần hết các dấu ở vị trí trên
và dưới các chữ, nên rất khó giải mã, trong khi ta chưa có phương - Có lời truyền lại cho con cháu muôn đời sau: Phải luôn
tiện kỹ thuật hiện đại để phục hồi số chữ đã mất. luôn hết lòng giữ lấy núi sông của mình.

59 60
lên của nó, từ thấp đến giai đoạn hoàn chỉnh của chữ viết ghi âm
Đông Sơn - Chữ viết có nguồn gốc riêng, ra đời sớm nhất ở
Đông Nam Á - Loại hình chữ viết Khoa đẩu.
Sự phát hiện chữ viết tạo thành nền văn minh Đông Sơn.
Nền văn minh đó tất nhiên không hoàn toàn giống các nền văn
minh cổ khác đã ra đời ở các dòng sông cổ trên thế giới như
sông Nil, Lưỡng Hà và Ấn Hà… Mỗi nền văn minh ra đời trong
điều kiện văn hóa, địa lý, dân tộc và lịch sử nhất định. Trung tâm
đồng bằng sông Hồng cách ngày nay từ 2.000 - 3.000 năm chưa
được tạo thành ổn định, biển còn xâm nhập khá sâu... Lúa nước
ra đời rất sớm ở nước ta, trong môi trường sinh thái khá thuận
lợi, nhưng không ít khó khăn do thiên tai khắc nghiệt. Thâm
canh trở thành truyền thống của người Việt cổ làm lúa nước.
Chính trong hoàn cảnh đó, kỹ thuật nông nghiệp sớm định hình
Chữ Khoa đẩu trên đá cổ Sapa và có những nét riêng biệt của vùng nhiệt đới gió mùa. Đồng
bằng thời đại Đông Sơn là đồng bằng hở, qua gạch nối rất quan
trọng - đầm phá và vùng nước lợ - tiếp giáp biển cả. Truyền
IV. CHỮ VIẾT - MỘT ĐÓNG GÓP QUYẾT ĐỊNH thống và bản lĩnh của người Việt cổ hình thành từ đó. Văn minh
VÀO NỀN VĂN MINH VIỆT CỔ Đông Sơn mang dấu ấn đầy đủ của hệ sinh thái riêng, được khắc
1. Trình độ văn minh của người Việt họa khá đầy đủ trên trống đồng Ngọc Lũ: Quanh mặt trời, vòng
tượng trưng cho xã hội nông nghiệp lúa nước, tiếp giáp núi rừng
Chữ viết lần đầu tiên qua hiện vật khảo cổ được phát hiện (chim + hươu), chim rừng sát nước lợ, gạch nối đầm phá với
ở nhiều nơi trên đất nước ta, cho phép chúng ta dựng lại những biển cả (hình thuyền). Phải chăng hoa văn trống đồng là biểu
nét lớn về chữ Khoa đẩu ghi âm của người Việt cổ. Hệ thống trưng địa lý của đất nước và kết cấu kinh tế Đông Sơn được mã
chữ viết ấy xác định quá trình ra đời có nguồn gốc sâu xa từ hóa bằng hình khắc đồ vật và sinh vật?
những yếu tố tiền văn tự. Với thời gian dài tiến triển thành hệ
Người Lạc Việt ở vào vị trí trung tâm Đông Nam Á, tiếp
thống chữ viết hình vẽ phát triển cao, được khắc trên đá ở Sapa,
giáp với lục địa và biển cả theo tuyến dọc dài suốt đất nước.
vào giai đoạn văn hóa đồng thau phát triển - Gò Mun. Trên cơ sở
Nghề trồng lúa nước chủ yếu còn mang tính chất bậc thềm vào
đó chuyển lên loại hình chữ viết cao hơn. Và chính ngay hệ
thời đại Đông Sơn và có sắc thái nông nghiệp ven đại dương.
thống chữ viết cao đó, cũng có cứ liệu vững chắc để thấy sự đi
Sông biển gắn liền với cuộc sống của người Việt cổ. Nhà mái

61 62
cong hình thuyền. Người chết cũng chôn bằng áo quan hình xứng là một vấn đề lớn và quan trọng của hình học, có liên quan
thuyền. Cuộc sống sông biển còn in đậm nét trong lễ nghi tôn chặt chẽ đến nhiều ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật, trước
giáo. Trống đồng là thương phẩm quan trọng nhất của người hết là ngành dệt và sau nữa là những vấn đề tinh vi của sự cấu
Việt cổ. Thương mại và hàng hải chắc hẳn đã là ngành phát triển tạo vật chất.
đặc biệt trong cơ cấu kinh tế. Nhiều nền văn minh trên thế giới Hoa văn trên trống đồng Đông Sơn được nhiều nhà nghiên
ra đời gắn liền với việc phát triển thương mại. Chữ viết ghi âm cứu quan tâm, với các góc độ khác nhau. Mặt trống đồng có
Đông Sơn cũng hình thành và phát triển ở những nơi có ngành khắc một nhóm người, ở vị trí trên trống đồng (trống đồng ở đây
hàng hải được mở rộng. Chữ viết Khoa đẩu Đông Sơn ra đời là dụng cụ đo thiên văn) đo mặt trời: lên và xuống. Giữa mặt
cũng nằm trong quy luật đó. Hình thuyền khắc trên trống đồng trống đồng nổi bật hình mặt trời - biểu tượng của cư dân thờ Mặt
Ngọc Lũ, Hoàng Hạ và khắc trên thạp đồng Đào Thịnh… đều là trời. Mọi sinh vật khắc trên trống đồng đều hướng ngược chiều
biểu tượng của thuyền chiến và ngành ngoại thương hàng hải kim đồng hồ, tức là hướng theo chiều vận động của mặt trời từ
Đông Sơn? Đây cũng là cứ liệu rất quan trọng để tìm nguồn gốc Đông sang Tây theo vòng tròn đều. Chuyển động tròn đều là
trống đồng. Nó không thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào khác. Dù chuyển động của một vật đi ngược một khoảng không gian bằng
cho những nhà ngụy sử có suy nghĩ như thế nào, cũng không thể nhau trong khoảng thời gian bất kỳ bằng nhau. Nhóm hình người
phủ nhận nguồn gốc thật sự vốn có của nó ở trung tâm Giao Chỉ. đo mặt trời trên trống đồng Đông Sơn là lấy không gian đo thời
gian. Họ đã đồng nhất không gian với thời gian, vì không gian
Chữ viết ra đời trên thế giới không phải là một hiện tượng
bằng thời gian.
đơn độc, các ngành khoa học khác cũng xuất hiện đồng thời.
Chữ viết Đông Sơn cũng nằm trong quy luật chung đó. Vấn đề Các nguyên lý đối xứng trong vật lý cổ điển, có liên quan
khoa học thời đại Đông Sơn chưa được nghiên cứu có hệ thống. đến tính chất đối xứng của không gian và thời gian - nguyên lý
Ở đây, chúng tôi thử nêu một vài hiện tượng để gợi lên một ý đối xứng hình học.
niệm nào đó về trình độ khoa học Đông Sơn, khi có chữ viết ghi Người Việt Đông Sơn đã nhận thức được mối quan hệ
âm Đông Sơn - chữ viết Khoa đẩu. giữa không gian và thời gian và ứng dụng vào việc đo mặt trời,
cơ sở để tạo ra lịch pháp Đông Sơn. Bằng tài liệu chữ viết, giả
Khảo cổ học đã phát hiện với số lượng lớn đồ đồng và
thiết lịch của người Việt cổ ra đời tCn. Ngày giỗ tổ Hùng Vương
đồ gốm Gò Mun, Đông Sơn có trang trí đầy đủ các loại hình -
trùng với ngày Tết của Lào, Thái, Khơ mer, Chăm, Lự và nhiều
hình học cơ bản, được thể hiện một cách chuẩn xác. Vấn đề
cư dân khác của lục địa Đông Nam Á… Lịch này khác hẳn lịch
này không phải chỉ có ý nghĩa trang trí, mà còn thuộc về tư Ấn Độ và Tầu. Đông Nam Á vốn có lịch riêng mà nguồn gốc từ
duy toán học. Đông Sơn chăng? Sách cổ Trung Quốc nói đến việc (đo mặt
Gốm Gò Mun cho biết người Việt cổ đã dựa vào phép đối trời) ở Giao Chỉ, thực chất là nói đến vấn đề thiên văn học và
xứng tâm để dựng hàng loạt các đồ án hình học trang trí khác lịch pháp của người Việt ở phương Nam sớm xuất hiện. Lịch
nhau, rất phong phú và sinh động. Lý thuyết về các dạng đối pháp ra đời cũng là cứ liệu quan trọng về chữ viết.

63 64
Những yếu tố văn minh Đông Sơn có sức sống mãnh liệt, khoảng thế kỷ IV - V tCn, chịu ảnh hưởng chữ viết của người
vượt lên cả không gian và thời gian, là nghề luyện kim, đúc Araméan – chữ này bị mất vào thế kỷ V sCn. Có thể dẫn ra
đồng, kỹ thuật thâm canh lúa nước bậc thềm nhiệt đới gió mùa, nhiều trường hợp tương tự về chữ viết trên thế giới có lịch sử
chữ viết ghi âm, hàng hải và lịch pháp… Nền văn minh đó quán như trên.
triệt tính chất của tư duy đối xứng - vừa có ý nghĩa triết học và Tình hình đó đòi hỏi sự giải mã chữ viết và tiếng nói cổ
toán học. Đối xứng thuộc truyền thống và biểu trưng đối xứng thường phải bắt đầu bằng sự hiểu biết chữ viết và ngôn ngữ tiếp
cũng là sử liệu về người Việt cổ. cận, xuất hiện muộn hơn. Văn minh Ai Cập phát triển mạnh ở
đồng bằng sông Nil, từ thế kỷ 40 tCn đã có những thành phố,
2. Văn minh Đông Sơn toả sáng ra ngoài
nhà nước tổ chức chặt chẽ chịu ảnh hưởng của thầy tu. Chữ viết
Văn minh Đông Sơn đã tỏa sáng ảnh hưởng ra ngoài và được sử dụng rộng rãi, nhưng truyền thống bị đứt quãng vì bị
chữ viết ghi âm Khoa đẩu của người Việt cổ làm cơ sở cho các ngoại xâm, thay đổi tôn giáo: Người ta tìm được văn bản Ai Cập
hệ thống chữ viết Thái sau này. Vì vậy dù dưới sự thống trị và ghi bằng chữ Hy Lạp. Việc chuyển sang đạo Thiên Chúa làm
chính sách đồng hóa cực kỳ tàn bạo của kẻ thù nhằm thủ tiêu cho văn học Copte ra đời từ thế kỷ IV và vì vậy có những văn
chữ Việt cổ ở trung tâm Giao Chỉ, nơi nó xuất hiện. Nhưng chữ bản Ai Cập viết bằng chữ Hy Lạp có bổ sung thêm chữ Ai Cập.
viết ấy vẫn được duy trì ở những địa bàn mà sự đồng hóa của Cuộc chinh phục của đạo Islam (thế kỷ VII) đã đẩy tiếng Copte
Hán có phần kém sự triệt để hơn, hay nơi chúng không với tới và lĩnh vực tôn giáo, tuy tiếng Copte rất phát triển. Nhà bác học
được. Có hiện tượng tương đồng giữa chữ viết trên hiện vật khảo Champolion nghiên cứu nhiều về tiếng Copte, có trong tay nhiều
cổ và chữ viết hiện đang còn trên mặt đất của nước ta và bên văn bản Ai Cập, nhất là một văn bản gồm ba thứ tiếng (Ai Cập
ngoài. Sự kiện quan trọng này có nhiều ý nghĩa, mở ra những tượng hình, Ai Cập dân gian, Hy Lạp) đã đọc được chữ Ai Cập
hướng nghiên cứu về chữ viết cổ ở Đông Nam Á. vào khoảng năm 1822. Ông đã đọc được các văn bản và nghiên
Trên thế giới có lịch sử về chữ viết xảy ra tương tự tình cứu thành công những đường nét chính của ngữ pháp Ai Cập,
trạng chữ viết Đông Sơn. Đó là văn minh và chữ viết của người nhờ sự thông thạo tiếng Copte, làm đầu cầu để đi vào giải mã
Sumer đã làm cơ sở ra đời cho hàng loạt chữ viết ở vùng tiếng nói và chữ viết cổ Ai Cập.
Babylon và nơi khác. Nhưng người Sumer sớm bị người Chữ viết của người Việt cổ đã được định hình và phát triển
Akkaddien tiêu diệt. Và chính chữ viết Akkaddien ra đời - chữ trên địa bàn rất rộng vào các thế kỷ tCn. Nó phân bố rộng hơn
viết của kẻ xâm lược cũng dựa trên chữ viết Sumer – con người phạm vi thống trị của Tần - Hán ở các nước phía Nam và Đông
bị tiêu diệt thì chữ viết cũng bị thủ tiêu. Chữ viết Sumer bị lãng Nam Á. Đối với người Việt cổ, ảnh hưởng của Hán chỉ giới hạn
quên hàng mấy thiên niên kỷ và hầu như không còn vết tích trên ở đô thị và những nơi đông dân cư. Thời khởi nghĩa Hai Bà
mặt đất. Khảo cổ học đã làm sáng tỏ giá trị văn minh và chữ viết Trưng, chữ Hán còn hạn chế, chữ Việt cổ vẫn là công cụ thông
của người Sumer trước nhân loại. Chữ viết Ấn Độ ra đời vào tin truyền lệnh sắc sảo, góp phần tích cực cho cuộc khởi nghĩa

65 66
thắng lợi trên phạm vi 65 thành (huyện) - bao gồm Lưỡng - Việt, Đức Phổ, Nghĩa Bình), Kẻ Giang (Sa Huỳnh), Ngôn ngữ Chàm
Hải Nam đến Nhật Nam? Trống đồng Đồng Văn loại (I - IV) có ở giai đoạn cổ nhất còn giữ được quán từ: Ti (không vượt quá
chữ viết cho phép nêu lên ý kiến này. Cuộc khởi nghĩa của Khu Nhật Nam); tương đương: Tô (Con - tiếng Thái) và: Con (Việt);
Liên cuối thế kỷ II, chữ viết này vẫn tồn tại. Bia ký Lâm Ấp ra tiếng Chàm: Tikuh = con chuột, Tipay = con thỏ… Những cứ
đời sớm nhất ở Nhật Nam, thuộc hệ chữ viết có nguồn gốc Đông liệu ngôn ngữ góp phần làm rõ hơn mối quan hệ về chữ viết có
Sơn. Nhà nước Lâm Ấp phát triển trên nền văn hóa chung của nguồn gốc sâu xa của nó - là chữ viết trong lịch pháp Chàm
Việt cổ, mang sắc thái riêng ở phía Nam – văn hóa Sa Huỳnh (tiếng Chàm không thống nhất, có nhiều phương ngữ khác nhau,
(Kẻ Giang). Chính trên cơ tầng này, kết hợp với văn hóa Ấn Độ Chàm Thuận Hải nói tiếng MaLayo).
ở các thế kỷ tiếp theo, sớm tạo nên văn hóa Lâm Ấp độc đáo ở Người Khạ có một hệ thống chữ viết riêng, khác chữ Lào
Đông Nam Á - từ nguồn gốc văn hoá Việt cổ. hiện đại. Gia đình ông Kẹo Kommadam giữ hệ thống chữ viết
Chữ Chăm có chịu ảnh hưởng của chữ viết Ấn Độ và chữ này làm phương tiện thông tin trong dòng họ (bí mật tuyệt đối
viết Khơmer sau này, nhưng vẫn giữ được những yếu tố chữ viết không tiết lộ ra ngoài). Sthon Kommadam là nhà yêu nước có uy
ghi âm Đông Sơn. Nhà nước Lâm Ấp được xây dựng trên vùng tín lớn, làm Tư lệnh quân khu Hạ Lào. Trước năm 1950 tác giả
lãnh thổ hẹp của quận Nhật Nam, nhưng sớm trở nên cường tiếp xúc với chữ này qua ông Sithon. Theo tác giả, người Khạ
thịnh, văn hóa phát triển cao là do dựa trên yếu tố Việt cổ. Vì thuộc cộng đồng người Môn. Chữ viết của dòng họ Kommadam
vậy nghiên cứu văn hóa Lâm Ấp là tìm lại văn minh Việt cổ ở rất gần với chữ viết Khổm được ghi ở bia ký Chiềng Mai - Thái
phía Nam thuộc vào giai đoạn lịch sử muộn hơn, có tiếp thu văn Lan, chữ Khổm là tiền văn tự của Khơmer.
minh Ấn Độ. Một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt là chữ viết Khoa
Qua khảo sát bia ký Chăm, từ Bình Trị Thiên đến Thuận đẩu Đông Sơn là cơ sở trực tiếp ra đời chữ Thái cổ ở nước ta, sự
Hải, bia ký ở Nhật Nam (phía bắc đèo Cả trở ra) có ít bia khắc tương đồng giữa chúng là không thể phủ nhận được. Hiện tượng
bằng chữ Sanskrit (Ấn Độ) hơn phía Nam. Bia Vỏ Cạnh (Phú này chỉ có thể kết luận: Chữ Thái từ chữ viết Đông Sơn mà ra,
Khánh) bằng chữ Sanskrit vào thế kỷ II, thuộc vào loại sớm hoặc có thể nói rằng chữ viết Đông Sơn còn lại ở vùng người
nhất. Lúc ấy, vùng này chưa thuộc Lâm Ấp. Bia ký Lâm Ấp Thái, tuy có sự tiến triển nào đó trong lịch sử. Người Thái cổ
thuộc loại sớm nhất ở Quảng Ngãi và Quảng Nam có niên đại từ cũng là một bộ phận của người Việt cổ. Về mặt nhân chủng học,
thế kỷ III - IV. Hệ thống chữ viết trên bia ký ấy có dạng tương người Thái, Khơme, Tày... thuộc Mongoloid phương Nam như
ứng với chữ viết trên đồ đồng Đông Sơn và chữ Thái cổ. Tiếng chúng ta. Đó là di duệ của người Việt cổ bản địa chủng
Chăm: Tiuh = con chuột*, phụ âm* đồng dạng ký hiệu* trên rìu Indonesian với chúng ta và cùng được chuyển hóa sang
Bắc Ninh (hàng thứ I) và Tô - chữ Thái* (ở Mường La, Phù Mongoloid phương Nam từ cuộc xâm lăng của Hoàng Đế. Cũng
Yên, Phong Thổ…). Loại cứ liệu này còn tìm thấy ở các bia ký như người Kinh, họ là con cháu của Lạc Long Quân. Vì vậy,
Chàm cổ nhất: Chánh Lộ (thị xã Quảng Ngãi), Rẫy Đá (Phổ An, chắc chắn người Thái đã bảo tồn được chữ Việt cổ. Địa danh cổ

67 68
trên đất nước ta phân bố rất rộng, thuộc ngôn ngữ Lạc Việt. Yếu Hán xâm lược chỉ là con số không. Một cái gì đó kể cả con
tố tiếng Thái còn tìm thấy khá đậm nét trong đấy. Ngôn ngữ Nam người, không bắt nguồn từ Trung Quốc xuống, thì phải từ nơi
Á trong tiếng Việt cổ là có nguồn gốc chung rất xa từ văn hóa khác đến… Quan điểm thực dân này được một số người chấp
Hòa Bình - Bắc Sơn, khi nông nghiệp còn thuộc loại hình nương nhận và sùng bái.
rẫy. Cơ tầng ngôn ngữ Thái rất gần với tiếng Việt cổ. Cơ chế Louis Finot tuy cho nguồn gốc chữ Thái từ bên ngoài,
ngôn ngữ Thái rất gần với tiếng Việt cổ. Mặc dầu tiếng Việt bị nhưng ông ta phải công nhận rằng: Chữ Thái Việt Nam tuy có
Hán hóa nặng nề, nó vẫn vận động và phát triển liên tục từ một thay đổi ít nhiều, nhưng vẫn tiêu biểu cho hệ thống chữ viết cổ
tuyến của tiếng nói rất cổ ở Đông Nam Á - Tiếng Việt (23). Nhiều nhất của Thái (24).
tiếng nói ở Hải Nam, Quý Châu, Bôlôven (Lào)… đều có thể tìm Tác giả biết được quyển sách này của thầy mo Tày và
thấy yếu tố cổ của chúng trong tiếng Việt. Điều đó không thể nói Durant, một học giả người Pháp cũng cho biết đã gặp một cuốn
tiếng Việt là ngôn ngữ pha tạp, mà là ngôn ngữ rất cổ. Tiếng sách ở nhà một thầy mo người Nùng. Tác giả cũng đã tìm được
Mường là tiếng cổ của tiếng Việt hiện đại, Mường – Thái rất gần sách Mường, tất cả sách này đều viết cùng một loại chữ như chữ
nhau. Tiếng Thái chỉ là tiếng Việt cổ phát triển vào một giai đoạn Thái. Bản thân việc phát hiện hệ thống chữ viết ghi âm trên đồ
lịch sử muộn hơn. Mối quan hệ giữa chữ viết Đông Sơn và chữ
đồng thuộc văn hóa Đông Sơn, là cơ sở thực tiễn phủ định luận
Thái cổ được xem xét dưới quan điểm nhất quán này. Chữ Thái, điểm không đúng, cho rằng chữ viết Thái có nguồn gốc bên
bao gồm tất cả hệ thống từ Tây Bắc – Thanh Hoá – Nghệ An và ngoài, đã tồn tại gần thế kỷ nay.
chữ viết trên sách ở người Mường (Thanh Hoá), sách Mường là
Chữ viết Sanckrit Ấn Độ ảnh hưởng rộng lớn ở Đông Nam
bảo lưu chữ viết Đông Sơn và chữ Thái không có thay đổi lớn,
Á, theo sự truyền bá đạo giáo. Hệ thống chữ viết này dựa theo
như chữ Ai Cập tồn tại 3.000 năm không có thay đổi gì mấy.
quy tắc tuyến tính: Ngang và thẳng đứng, tạo thành góc thước
Trong cuộc hành quân lên vùng Tây Bắc, một trung úy thợ, kết hợp với nhánh nhỏ góc tròn. Chữ Thái có đặc điểm nổi
Pháp: Geores Minot, lần đầu tiên tiếp cận chữ Thái. bật không có ở chữ Ấn Độ: Đuôi dài, nét mác. Chữ viết Thái trật
Cuối thế kỷ XIX đã có một số bài viết của người Pháp về tự hoàn toàn khác với chữ viết chắp dính của Ấn – Âu. Quy tắc
chữ Thái Tây Bắc như: P. Lefevre (pontalis, 1892), E. Điguet cấu trúc chữ viết này còn tìm thấy đầy đủ ở hệ thống chữ viết
(tướng Pháp, 1895), J. Sivestre, 1886… thuộc dòng Thái ở Đông Nam Á. Chữ Chàm mang yếu tố đó
Theo lịch sử Thái, những “Mo trang” của Lò A Cam cách dưới dạng dấu giọng, dù chữ viết này có tiếp thu chữ viết khác
ngày nay trên 2.000 năm, viết bằng chữ Thái. Geores Minot nào đó, nhưng không hề phá vỡ yếu tố cơ bản, có nguồn gốc xa
công bố chữ Thái và cho rằng chữ ấy có nguồn gốc từ Ấn Độ. xưa từ chữ viết Đông Sơn.
Các nhà nghiên cứu thực dân Pháp cũng theo quan điểm ấy và Trên đây là những nét riêng biệt của chữ viết ghi âm Đông
không có sự chứng minh khoa học. Vì theo họ, nước ta trước Nam Á, khác hẳn các hệ thống chữ viết trên thế giới, là nối tiếp

69 70
phụ âm và nguyên âm. Sự sáng tạo này thuộc về người Việt cổ, hơn có từ Kẻ (nơi cư trú), na (đồng ruộng), pea (đá) chỉ thấy
đối với văn minh thế giới không thể phủ nhận được, vì đó là hiện xuất hiện đều đặn từ Mũi Nậy, Đèo Cả (Phú Khánh) trở ra đến
thực lịch sử, là chân lý cuộc sống đã được chứng minh bằng Lưỡng Việt, đó là địa bàn của người Lạc Việt.
khảo cổ học. Chứng cứ khảo cổ là vững bền và chắc chắn hơn Trong các cấp hành chính thời Hùng Vương có nói đến Bố
các chứng cứ khác khi cần dựng lại quá khứ. chính, chuyển âm từ Pồ Chiêng = người đứng đầu Chiềng,
Mỗi hệ thống chữ viết đều gắn liền với một nền văn minh Chiềng → Xiềng → Viềng. Địa danh có thành tố Chiềng phân
nhất định. Ảnh hưởng của bất kỳ nền văn minh nào chữ viết có bố rất dày đặc ở nước ta (Chiềng Vậy, một di chỉ khảo cổ nổi
vai trò tích cực và bền chặt nhất định. Lịch sử thế giới chưa tiếng). Địa danh có từ Chiềng còn tìm thấy đến Chiềng Giang
chứng minh có một nền văn minh truyền khẩu. Văn minh ở đây gần Ô Lâu (Bình - Trị - Thiên). Hướng phân bố địa danh này có
có nội dung mà Ăngghen đã nhắc lại nhiều lần trong các tác nét rất đặc biệt, tạo thành một mảng hành lang từ sông Hồng lên
phẩm của mình, được quy lại thành vấn đề lớn của lý luận Tây Bắc, qua Lào (Chiềng Khọ) đến Thái Lan (Chiềng Mai).
Mác-xít: cơ sở của kiến trúc thượng tầng.
Những vùng đất phân bổ địa danh có từ tố: “Chiềng” chính
Văn minh Đông Sơn với cơ sở hiện thực chân chính của
là những nơi tồn tại các hệ thống chữ viết cổ có nguồn gốc Đông
nó, tất nhiên không vượt ra ngoài quy luật chung, tồn tại khách
Sơn và có tiếng nói rất gần với nhau. Vấn đề này có liên quan
quan một hệ thống chữ viết, chữ viết là tiêu chí của nhà nước, cơ
đến việc phân bố cư dân cổ đại vốn có nguồn gốc chung trên
sở để cố kết nền văn minh.
một địa bàn.
Chữ viết Đông Sơn đã phát hiện là yếu tố cơ bản để cố
Sự đồng nhất ngôn ngữ trên chữ viết và địa danh cổ, càng
định ngôn ngữ Việt cổ.
khẳng định tính chất bản địa của người Việt cổ, tổ tiên trực tiếp
Ngôn ngữ được ghi trên hiện vật đồ đồng Đông Sơn, đồng
của chúng ta ngày nay. Người Lạc Việt đã sáng tạo ra văn minh
nhất với ngôn ngữ được cố định trên địa danh cổ trước Hán ở
Đông Sơn, có ảnh hưởng rất lớn đối với các dân tộc khác trước
nước ta ngày nay và vùng Lưỡng Việt đã bị Hán hóa. Vấn đề
Công nguyên. Đó là cơ sở sâu xa của tình đoàn kết hữu nghị
này tác giả đã có dịp trình bày trong các bài nghiên cứu gần đây,
giữa các dân tộc Đông Nam Á.
chỉ xin nêu mấy ý chính: Những địa danh cổ nhất chỉ sông núi
có các thành tố: Pù = núi, Tà – sông, nước (Tà krôông) có phạm Vấn đề nghiên cứu chữ Việt cổ - một di sản văn hóa cực
vi phân bố rất rộng từ Lưỡng Việt đến miền Đông Nam bộ: Pù kỳ quan trọng, có ý nghĩa khoa học và thời sự. Chữ viết cổ Việt
Dốp, Pù Pông, Pù Răng – Tà Keo… Nam là loại hình chữ viết ghi âm – Khoa đẩu sớm nhất Đông
Trên địa bàn có lớp địa danh rất cổ phân bố rộng lớn này Nam Á, mà sách nước ngoài đã ghi lại những sự kiện có liên
thuộc thời đại đồ đá mới trở về trước, một lớp địa danh muộn quan với loại chữ này trước Tây Lịch.

71 72
để làm đối tượng nghiên cứu và đã gạt chúng ra khỏi bảng kê
V. CÓ MỘT PHƯƠNG PHÁP LUẬN chữ viết của mình. Điều này làm nổi bật một vấn đề quan trọng
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ CHỮ VIỆT CỔ là Hà Văn Tấn không thể thiết lập được mối quan hệ giữa chữ
CẦN ĐƯỢC LÀM SÁNG TỎ
viết trên lưỡi cày Đông Sơn và chữ viết trên qua đồng của người
Sở, vì chúng có nguồn gốc chủ nhân khác nhau, thuộc hai nền
Qua những bài nghiên cứu của mình về chữ Việt cổ đăng văn hóa khác nhau.
trên các tạp chí Khảo cổ học và báo Tổ quốc(7), Hà Văn Tấn đã
Chúng ta chuyển sang xem xét những chiếc qua đồng có
nói lên một nhận thức cơ bản: “Giờ đây chữ viết thời Hùng
chữ mà Hà Văn Tấn đã viết: “Hệ thống chữ viết này là do chủ
Vương không còn là giấc mơ nữa. Chúng ta có thể sờ vào được
nhân văn hóa Đông Sơn sáng tạo”(8).
những chữ trên các di vật cổ niên đại Đông Sơn” – (Báo Tổ
quốc, tháng 11.1982). Nhưng Hà Văn Tấn có phương pháp Trong sưu tập của D’Argence thu nhặt linh tinh những
nghiên cứu khoa học mà chúng tôi thấy cần làm sáng tỏ tư liệu hiện vật bằng đồng ở nhiều nơi, bán cho Bảo tàng Viễn Đông
về nguồn gốc chữ Việt cổ. Bác Cổ ngày 20.4.1927, trong đó có chiếc qua, trên một mặt có
năm chữ cổ. Chiếc qua này không có lý lịch khoa học, do đó
1. Vấn đề cần làm sáng tỏ trước tiên là chủ nhân của những
thông tin khoa học thu nhận từ nó không có giá trị đáng kể.
hiện vật thuộc văn hóa đồ đồng có ký hiệu chữ viết mà Hà Văn
Tấn căn cứ vào đó để nghiên cứu chữ viết của người Lạc Việt. Qua là loại vũ khí khá phổ biến của văn hóa Đông Sơn.
Người chiến binh khắc trên mặt trống Đông Sơn có trang bị qua
Năm 1979, khi khảo sát những di vật thuộc văn hóa Đông
chiến. Hiện nay chúng ta đã phát hiện được nhiều qua đồng, diện
Sơn do nhà khảo cổ học Thụy Điển O. Jansé khai quật được ở
phân bố rất rộng, có nơi tìm thấy tập trung hàng loạt lưỡi qua với
Thanh Hoá, hiện để ở bảo tàng Guimet, Paris, Hà Văn Tấn thấy
số lượng lớn. Với tính chất phong phú và độc đáo về kiểu dáng
một công cụ bằng đồng mà các nhà khảo cổ học quen gọi là lưỡi
của chúng, cho phép chúng ta khẳng định loại vũ khí này rất
cày hình bướm, đặc trưng cho vùng sông Mã, có hai ký hiệu trên
quen thuộc với cư dân thời đại Đông Sơn. Trong điều kiện hiện
họng tra cán. Theo Hà Văn Tấn, hai ký hiệu đó không đối xứng
nay đã có thể phân lập chắc chắn được loại hình qua chiến, làm
với nhau, ít có khả năng là hoa văn trang trí, nhiều khả năng là
di vật cơ bản để xác định trung tâm chế tạo kim loại bản địa của
chữ viết và kết luận: “Chữ viết trên lưỡi cày văn hóa Đông Sơn
văn hóa Đông Sơn. Mỗi sản phẩm văn hóa đều bắt nguồn từ điều
thì hẳn là chữ viết của người Việt cổ, tổ tiên của chúng ta”.
kiện địa lý, sinh thái nhất định. Bằng chứng là đã tìm thấy nhiều
Nhưng ông không lấy những ký hiệu chữ viết trên lưỡi cày đồng
chiếc qua được trang trí theo phong cách văn hóa Đông Sơn.
(7)
Phát hiện một hệ thống chữ viết thuộc văn hóa Đông Sơn, Thông báo khảo Chúng ta đã gặp không ít những chiếc qua đẹp, hình trang trí
cổ học, 1981. mang đậm phong cách văn hóa bản địa. Đó là những hình: Cá
- Chữ viết thời Hùng Vương, từ mơ đến thực, Báo Tổ quốc tháng 11.1981.
- Dấu vết một hệ thống chữ viết trước Hán và khác Hán ở Việt Nam và nam
(8)
Trung Quốc. Hà Văn Tấn – Những phát hiện mới về khảo cổ học, Khảo cổ học, 1981.

73 74
sấu, voi, cá, chim… Chính do đặc điểm địa phương đó mà - Chiếc qua thứ hai tìm được trong ngôi mộ Sở ở Đức Sơn,
Umehara Sucji, nhà khảo cổ học nổi tiếng người Nhật đã từng huyện Thường Đức, Hồ Nam (ở Đức Sơn có 84 ngôi mộ Sở),
đến Việt Nam, khi nghiên cứu: “Về các qua đồng phát hiện mộ có chiếc qua này số 26, thuộc niên đại đầu Chiến Quốc
được ở Bắc Đông Dương” (9), đã gạt chiếc qua trong trong sưu (Khảo cổ học báo, Trung Quốc, số 9.1963 trang 465).
tập của D’Argence ra ngoài văn hóa Đông Sơn. - Chiếc qua thứ 3 trong ngôi mộ Chiến Quốc ở công viên
Các tác giả: “Những vết tích đầu tiên của thời đại đồng Liệt sỹ, góc đông thành Trường Sa, mang số hiệu 57, Trường liệt
thau ở Việt Nam” (10), đã căn cứ vào yếu tố Đông Sơn, phân mộ qua tìm được năm 1957 (Khảo cổ thông tấn, Trung Quốc, số
loại qua của Việt Nam và Trung Quốc đã phát hiện trên đất 6.1958, trang 47, 49).
nước ta. Về qua Trung Quốc, chia ra các loại khác nhau theo Qua là loại vũ khí rất phổ biến ở Trung Quốc thời cổ đại.
lịch sử tiến triển từ giai đoạn Ân Thương muộn, Tây Chu đến Sách Chu Lễ đã nói rất rõ về loại vũ khí này. Qua cũng là loại
giai đoạn Xuân Thu và Chiến Quốc… Chiếc qua trong sưu tập hiện vật được nghiên cứu kỹ, nên qua thông thường được làm
của D’Argence mà Hà Văn Tấn cho rằng có chữ viết Đông vật chuẩn để xác định niên đại của các văn hóa khảo cổ.
Sơn, các tác giả nói trên đã xếp vào loại 4, là qua Chiến Quốc Chiếc qua trong sưu tập của D’Argence và ba chiếc qua có
của Trung Quốc. Điều rất thú vị là chiếc qua ấy mang ký hiệu I chữ viết phát hiện trong mộ Sở ở Hồ Nam, Trung Quốc hoàn
– 22.180 có chữ viết. Chiếc qua cổ nhất, thuộc loại 1 (Ân toàn giống nhau. Theo sự phân loại chặt chẽ của người Trung
muộn) mang ký hiệu 1.22201 cũng có một dòng chữ. Chữ viết Quốc, loại qua có hồ dài và ba lỗ này, được gọi là loại qua xuyên
trên hai chiếc qua có niên đại rất xa nhau, nhưng cùng một tâm (ba lỗ), có từ thời Chiến Quốc. Cả bốn chiếc qua đều cùng
nguồn gốc, một hệ thống từ chữ Trung Quốc cổ? Điều đó càng một hệ thống ký hiệu chữ viết.
khẳng định là chiếc qua trong sưu tập của D’Argence không có Hà Văn Tấn cho rằng: “Các chiếc qua nói trên nằm trong
nguồn gốc Đông Sơn. các mộ Sở vẫn chưa nói rằng hệ thống chữ viết này là của người
Sở” (11). Và tác giả lý giải: “Những chiếc qua nói trên đã được
Vấn đề chứng minh từ chữ viết Hùng Vương, Hà Văn Tấn
chủ nhân văn hóa Đông Sơn tạo ra, rồi được nhập vào đất
còn dựa vào một nguồn tư liệu khác là ba chiếc qua đồng do các
Sở…”. (12)
nhà khảo cổ học Trung Quốc khai quật và phát hiện trong mộ Sở
ở Hồ Nam: Ý kiến này có liên quan đến phong tục chôn đồ vật theo
người chết của Sở. Sách Mặc Trung mạn lục do Trương Băng
- Chiếc qua thứ nhất tìm thấy trong mộ cổ có số hiệu 52
Cơ đời Tống (1131) viết về chuyện Tống Hy Tông (1111-1118)
Trường Nghiên, mộ 784. Ảnh chiếc qua được in trong bài: Mộ
Sở ở Trường Sa (của Bảo tàng Hồ Nam, Khảo cổ học báo, Trung có nói: Sáu người đào mộ Tỷ Can (một nhân vật có tiếng trung
Quốc số 1.1959). trực, chú của vua Trụ nhà Thương) ở Phượng Trường, được cái

(9) (11)
Đông Dương sử luận tùng: Kyoto. Tạp chí Khảo cổ học, số 1.1962, trang 44.
(10) (12)
Nhà xuất bản Khoa học, Hà Nội, năm 1963. Tạp chí Khảo cổ học, số 1.1962, trang 45.

75 76
mâm đồng có 16 chữ viết và 46 phiến ngọc. Tác giả có lời bình rộng lớn ở trung du Hoàng Hà. Người Thương đã có từ lâu và ở
về phong tục người Sở đem của quý chôn theo người chết, theo hạ du Hoàng Hà, đất đai phì nhiêu. Vào thế kỷ XVII (trước
không bao giờ lấy của lạ từ xa làm vật tùy táng, vì sợ làm nhiễu Công nguyên), vua Thang của người Thương lật đổ nền thống trị
loạn “cuộc sống” của con người ở thế giới bên kia. Đồng Duyệt, của vua Kiệt, là vua cuối cùng của nhà Hạ, lập nên nhà Thương,
tác giả bộ Thất quốc bảo (đời Minh 1620 – 1686) khi viết về khống chế phần lớn đất đai miền trung du và hạ du Hoàng Hà.
tình hình bảy nước thời Chiến Quốc, trong mục Tang chế ở nước
Đến thế kỷ XIV tCn, để tránh lũ lụt, vua Bàn Canh nhà
Sở cũng nói đến phong tục đó.
Thương dời đô đến Ân ở phía tây An Dương, tỉnh Hà Nam.
Qua phong tục trên, chúng tôi thấy đủ cơ sở để cho rằng: Hà Nam thuộc đất của Kinh Man – nước Sở sau này. Địa bàn
Những chiếc qua được phát hiện trong mộ Sở ở Hồ Nam là của nước Sở rất rộng, bao gồm: Hồ Nam, An Huy, Hồ Bắc, Hồ
người Sở. Hà Văn Tấn căn cứ vào đó để nghiên cứu chữ viết
Nam (nước Sở thời Xuân Thu từ Xuyên Đông, Toàn Ngạc, Du
Đông Sơn là không đúng với phương pháp luận nghiên cứu khoa
Nam đến miền nam Tô Huấn và miền bắc Tô Cống ngày nay).
học và tất nhiên sẽ dẫn đến những sai lầm khác…
Người Chu Hán (Hoa Hạ), địa bàn gốc dọc theo sông Kinh
2. Để khẳng định: Chữ viết trên qua chỉ có thể của người
và sông Vị, bị các cư dân du mục trên cao nguyên đất vàng luôn
Lạc Việt, chủ nhân văn hóa Đông Sơn(13), Hà Văn Tấn có một
luôn tấn công. Về sau người Hán dời đến Chu Nguyên ở phía
lập luận quán triệt: “Nước Sở thời Chiến Quốc đã bị Hán hóa
mạnh, không còn ngôn ngữ riêng và do đó không có văn tự Nam Kỳ (Kỳ Sơn, Thiểm Tây), thế lực ngày càng lớn mạnh. Chu
riêng”(14) và “… chúng ta khó có thể nghĩ rằng đến thời Chiến Văn Vương tấn công và chiếm nhiều đất đai của nhà Thương.
Quốc, người Sở vẫn còn giữ được ngôn ngữ riêng và văn tự Đến thế kỷ XI tCn, con Chu Văn Vương là Chu Võ Vương tiến
riêng(15)…”. công diệt Trụ Vương – vua cuối cùng của Ân Thương, Chu Văn
Vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ và chữ viết Sở thật vô cùng Vương đóng đô ở Hạo Kinh (phía tây thành phố An Tây) và
khó khăn, vì mây đen của chủ nghĩa Đại Hán đã bao trùm trên dựng lên nhà Chu, mà lịch sử gọi là Tây Chu. Vua Chu phong
2.000 năm lên ngôn ngữ và chữ viết Sở, che phủ lịch sử Sở, nhất cho dòng họ và thân thích làm chư hầu:
là nó len sâu vào suy nghĩ của những con người hiện đại, thừa - Kinh đô cũ của nhà Thương phong cho Khanh Thúc, lập
nhận Tần đã “thống nhất” Trung Quốc. ra nước Vệ.
Lịch sử Trung Quốc cho rằng, nhà Hạ lập quốc vào thế kỷ - Bán đảo Sơn Đông phong cho Khương Thái Công, lập ra
XXI tCn. Lúc cường thịnh nhất, nhà Hạ thống trị cả vùng đất nước Tề.
- Tây nam Sơn Đông phong cho Chu Công, lập nên nước Lỗ.
(13)
Hà Văn Tấn, Báo Tổ Quốc, tháng 11.1981, trang 21. - Sơn Tây phong cho Đường Thúc, lập nên nước Đường
(14)
Hà Văn Tấn, Báo Tổ Quốc, tháng 11. 1982, trang 21. (sau đổi là Tấn).
(15)
Hà Văn Tấn, Khảo cổ học, đd, trang 44.

77 78
Bốn nước Vệ, Tề, Lỗ, Tấn chiếm những vùng chủ yếu của Năm 1899, Quang Tự thứ hai đời Thanh, lần đầu tiên
người Thương. Đó là phạm vi ảnh hưởng của Hán dưới thời Tây người ta phát hiện tại kinh đô nhà Ân ở An Dương tỉnh Hà Nam
Chu, ngoài phạm vi của Sở Việt. hàng chục vạn giáp cốt có văn tự. Giáp cốt văn tự là chữ viết
Trên cơ sở trình bày những nét lớn về lịch sử cổ đại tượng hình, có chữ số đến hàng vạn. Người Thương đã làm ra
lịch pháp. Chữ viết tượng hình Ân Thương đã phát triển đến giai
Trung Quốc và sự phân bố dân cư để xem xét về ngôn ngữ và
đoạn hoàn chỉnh. Giáp cốt văn tự là cơ sở hình thành chữ Hán,
chữ viết Sở.
cũng như các chữ viết khác Sở, Thục…
Trở lại nhà Thương, theo thư tịch cổ của nhà Chu (Hán –
Nhà Chu tiến hành xâm lược và tiêu diệt Ân Thương (Thế
Hoa Hạ) gọi người Thương là Nhung (không phải Hán – Hoa
kỷ XIV tCn) lấy chữ viết giáp cốt làm văn tự của mình. Đầu thế
Hạ), điều này thấy ở lần thứ nhất trong sách Thượng Thư, (phần kỷ VIII tCn, người Tây Nhung chiếm Hạo Kinh (kinh đô Tây
Kháng Cáo); lần thứ hai thấy trong (Thái Thệ) mà sách Chu Ngữ Chu), giết vua Chu và chiếm vùng Thiểm Tây. Năm 770 tCn,
có dẫn; lần thứ ba lại thấy trong Dật Chu thư nhà Chu (Hán) gọi Chu Bình Vương dời đô đến Lạc Ấp (Lạc Dương tỉnh Hà Nam).
vua Trụ nhà Thương là Di, điều này lần đầu thấy trong sách Thái Lịch sử Trung Quốc gọi thời kỳ đó là Đông Chu. Trên cơ sở chữ
Thệ do Tả truyện dẫn, lần thứ hai trong Thiên Phi mệnh sách của viết tượng hình Ân Thương, Sử Trịu là Thái sư đời Chu Tuyên
Mặc Tử; lần thứ ba trong Dật Chu thư… Như vậy, theo nhà Chu Vương, thế kỷ V tCn cải tiến thành hệ thống Trịu văn (Chữ Đại
(Hán) người Thương là Nhung, Di không phải là Hoa Hạ (Hán). Triệu) làm công cụ Hán hóa tích cực, nhằm xóa bỏ ngôn ngữ và
Từ Tùng Thạch, tác giả Lịch sử nhân dân lưu vực Việt chữ viết của các dân tộc khác Hán. Tần Thủy Hoàng gốc Thiểm
Giang đã viết: “Ân Thương là bộ lạc phương Nam, điều này Tây, địa bàn người Chu – Hán, thôn tính xong các nước, càng
hoàn toàn có thể tin được”. Vì người Thương mà nhà Chu gọi đẩy mạnh Hán hóa, sai Lý Tư Giản hóa Trịu văn thành Tiểu
là Nhung Di ấy đã tạo nên nền văn hóa rất rực rỡ, trong đó có triệu, sau lại lưu hành chữ “lệ” gần giống chữ viết Trung Quốc
ngày nay.
chữ viết, đã bị người Hán tiêu diệt và cướp đoạt những thành
tựu văn minh nhất, để biến thành của người Hán. Quan điểm Đó là cơ sở ra đời và phát triển của chữ Hán trong lịch sử
này chắc chắn sẽ gây phản ứng mạnh mẽ trong những người Trung Quốc. Hà Văn Tấn đã nhận xét sai lầm rằng “ngôn ngữ và
theo chủ nghĩa Đại Hán. Nhưng chân lý của lịch sử không thể văn tự nước Sở thực ra chỉ là ngôn ngữ Hán và văn tự Hán”…
Tác giả chủ yếu dựa vào ý kiến của Trương Quang Trực (Hán) ở
phủ nhận được…
đại học Yale (Mỹ) viết về “các mặt chủ yếu của khảo cổ học
Về chữ viết cổ nhất ở Trung Quốc là “Giáp cốt văn tự”. Sở”, công bố ở Đài Loan năm 1974. Quan điểm cơ bản này chỉ
Loại hình văn tự này tìm đến khá sớm, từ “Âu Dương vĩnh nhằm phủ nhận Sở là tộc người (eth - nic group) khác Hán, để
thức”, tức là Âu Dương Tu (1007 – 1072) đời Triệu Tống (thế che đậy chủ nghĩa bành trướng Đại Hán…
kỷ XI).

79 80
Sở là người Việt trong Bách Việt, khác Hán. Điều này đã còn lại nhà Chu vận dụng Nhã ngôn, đối với các nước khác trở
được khẳng định trong Sử Ký của Tư Mã Thiên. Sở lập nước rất thành ngoại lệ.
sớm: Đầu thế kỷ VII tCn. Sở cùng Tề, Tấn, Tần đã chinh phục Nước Sở luôn luôn đấu tranh chống sự bành trướng của
các nước nhỏ xung quanh và trở nên giàu mạnh nhất. Nước Sở nhà Chu. Sở đã phá vỡ chế độ phân phong của thời kỳ đầu nhà
chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Ân Thương. Sở có ngôn ngữ Chu, tự xưng Vương rồi đối lập với nhà Chu. Do đó, ảnh hưởng
riêng biệt, khác Trung Nguyên. Hệ thống quan chức trong triều tiếng nói và chữ viết Hán rất bị hạn chế với Sở. Trái lại, Sở đã
đình Sở dùng tiếng Việt Sở. Tả Khâu Minh đời Chu, đồng thời nhiều lần phát triển lên miền Bắc và trở thành mối đe dọa
với Khổng Tử, chép truyện các nước khác (trừ nước Lỗ do nghiêm trọng đối với Trung Nguyên. Tề Hoàn Công là bá chủ
Khổng Tử viết) gọi là Quốc ngữ. Sách Quốc ngữ viết: “Vua Sở đầu tiên trong thời kỳ Xuân Thu, năm 656 tCn, Tề Hoàn Công
hỏi Quân Xa Phủ về đồ vật dùng để cúng tế. Quân Xa Phủ tâu thống xuất liên quân của 8 nước phạt Sở, vì không chịu triều
rằng: “Về việc cúng tế các Vương giả xưa”… Vi Chiêu (204 – cống cho nhà Chu. Trước áp lực mạnh mẽ đó, Sở tạm nhận lời
273), một nhân vật có tiếng thời Tam Quốc, chú thích sách Quốc minh ước, ngừng phát triển thế lực về hướng Trung Nguyên.
ngữ. Theo Vi Chiêu, Quân Xa Phủ nói tiếng Sở (Sở ngữ), (sách Trong điều kiện lịch sử, rõ ràng Sở vẫn là nước độc lập, giữ
Quốc ngữ, quyển 15, tờ 85). Đây là cứ liệu ngôn ngữ Sở từ vững ngôn ngữ và chữ viết riêng suốt từ Xuân Thu đến Chiến
Xuân Thu còn ghi lại, Mạnh Tử đã viết: tiếng Sở khác tiếng Tề. Quốc. Ngôn ngữ và chữ viết Hán nếu có ảnh hưởng đến Sở, chỉ
Từ Sở được ghi trong Tả truyện khác với từ tương đương ở giới hạn trong phạm vi Bắc bộ của Hà Nam. Trung tâm nước Sở
phương Bắc. Tả truyện chép năm Thành Công thứ 9, Tấn Hầu là Hồ Bắc, Hà Văn Tấn viết: “Sở từ cùng với những văn bản tìm
xem quân phủ, thấy Chung Nghi và hỏi ông ta rằng: Người đội
thấy trong các mộ Sở thời Chiến Quốc đều viết bằng chữ
mũ phương Nam và bị trói là ai đấy? Hữu Ty đáp: Đó là tù nhân
Hán(16)”, Sở từ là loại hình thơ ca truyền thống của Sở, chỉ phát
Sở. Tấn Hầu bảo đưa đàn cho hắn gảy khúc Nam và hát theo
triển trên cơ sở ngôn ngữ phong phú của Sở thời Chiến Quốc.
bằng tiếng Sở. Lã Thị Xuân Thu ghi lại việc Đại Vũ đi trị thủy,
Khi bị Hán hóa mạnh, ngôn ngữ và chữ viết Hán làm cho từ của
người con gái Đồ Sơn Thị, hát bài hát Nam: “Ta đợi người về
Sở bị đình trệ, mai một theo số phận của người Sở bị Hán hóa.
chừ”. Theo Tử Tùng Thạch, đây là khúc hát bằng tiếng miền
Nam lần đầu tiên được ghi trong thư tịch cổ. Khuất Nguyên là người nước Sở, là nhà thơ vĩ đại nhất
trong thời Chiến Quốc, cực lực phản đối việc Tần gạt Sở, tuyệt
Hứa Thận trong Thuyết Văn đã viết: Sau khi Khổng Tử
chết, các nước ra sức chinh phục lẫn nhau, không lệ thuộc vào giao với Tề, Tần Thủy Hoàng xua quân tiêu diệt Sở… Tập Ly
Vương nữa. Ghét lễ nhạc hại mình, nên đòi “xóa bỏ nó đi”, tức Tao của Khuất Nguyên phản ánh lòng căm thù cực độ quân Tần
đòi hủy bỏ Nhã ngôn, có ngữ âm tiêu chuẩn, tự dạng tiêu xâm lược và bọn gian thần bán nước, nói lên tinh thần yêu nước
chuẩn… Tư liệu này chứng tỏ các nước, trong đó có Sở, đều có của mình. Nội dung đó được thể hiện bằng chính ngôn ngữ Sở
tiếng và chữ viết riêng, khác Hán của nhà Chu. Khi suy yếu, chỉ
(16)
Hà Văn Tấn, Báo Tổ Quốc, đd, trang 21.

81 82
và chữ viết Sở… Với chính sách Hán hóa vô cùng khốc liệt đã văn tự. Lý Tư giản hóa văn tự của Tần, viết thành một thể chữ
giết hàng loạt kẻ sỹ và đốt sạch sách vở của Sở. Sở từ và tập Ly tiêu chuẩn, gọi là tiểu triệu”. Địa bàn của Tần là Thiểm Tây,
Tao – kiệt tác của Khuất Nguyên đều bị người Hán xâm lược chữ Tần, tức là chữ Đại triệu của nhà Chu, đó là chữ Hán.
thiêu hủy. Chữ viết Sở cũng bị tiêu diệt từ đấy. Hành động tàn 3. Nghiên cứu chữ viết của Sở là khả năng của người viết
hại này của Tần Thủy Hoàng nằm trong chính sách Hán hóa, bài này. Chúng tôi chỉ giới hạn trình bày tài liệu để góp phần
được Mã Viện lập lại ở Giao Chỉ vào đầu Công nguyên. Đó là nhìn nhận rõ hơn chữ viết trên các qua trong mộ Sở.
nguyên nhân cơ bản làm cho chữ viết của Sở Việt và chữ viết Tôi quan niệm rằng nền văn hóa Trung Quốc hội tụ nhiều
Lạc Việt Đông Sơn mất cá tính trên mặt đất. tuyến dưới lưỡi gươm của người Hán. Nền văn hóa Ân Thương
Thời Chiến Quốc, tiếng nói của Sở đã tạo nên Sở từ, lẽ tất mà người Hán cho rằng không phải Hoa Hạ là cái nền của văn
nhiên chữ viết Sở khác chữ Hán. Do đó nghiên cứu Sở giản là hóa Trung Quốc; tiếp theo là người Hán thâu tóm văn hóa Đông
điều được quan tâm của nhiều nhà khoa học Trung Quốc và nước Di, Thục, Sở… Nhất là văn hóa phía Nam.
ngoài qua nhiều thế kỷ(17). Phùng Văn Bằng đời Thanh, tác giả Chữ Sở cũng bắt nguồn từ văn tự giáp cốt, nên cũng có
Kim Thạch Sách (12 quyển, chia làm hai phần), nội dung ghi chép những yếu tố chữ viết tượng hình giống chữ viết Hán – cũng từ
và khảo cứu cổ vật (chung, đỉnh, qua, dao, ấn, bia, kệ, gạch, giáp cốt mà ra. Nhưng do điều kiện lịch sử, ngôn ngữ Sở khác
ngói…). Chữ viết trên qua đồng Hồ Nam, rõ ràng tìm thấy được Hán, nên có những đặc điểm riêng biệt của chữ viết Sở. Tình
qua những cổ vật trong Kim Thạch Sách… Bài viết “An Dương
hình này cũng tương tự các hệ chữ viết khác trên thế giới, như
ngọc giản khảo” của Dư Duy Cương (1.12.1956) có nói: “Tôi Latinh, Grec, Arập, Slave…
đang nghiên cứu Sở giản” ở Trường Sa (thuộc Hồ Nam(18)) chắc
Một trong những đặc điểm lớn của chữ viết Sở khác Hán,
có chữ Sở mới nghiên cứu chứ? Hà Văn Tấn đã trích dẫn bài viết
là chữ viết Sở tiếp thu chữ viết Can chi, Ân Thương và phát
của Noel Barnard, Đại học Quốc gia Úc, trong đó có đoạn quan
triển khá phức tạp…
trọng nhất là: “Như vậy là trước thời Hán, ở Trung Quốc đã tồn
tại một hình thức chữ viết và ngôn ngữ văn học khá chuẩn”. Vệ Tự Hiền cho rằng, người Ân thích bói toán, coi trọng
Can chi. Bàn Cố tác giả sách Bạch hỗ thông có nói: Từ chữ Can
Quan điểm này của Noel Barnard là không đúng với lịch
chi (thân cây và cành cây), chuyển sang Can chi trong các “Bốc
sử thời Chiến Quốc. Đổng Tập Minh, tác giả Sơ lược lịch sử
tử” của đời nhà Ân. Bằng hai ký hiệu: Can (thân cây), Chi (cành
Trung Quốc viết: “Trong thời Chiến Quốc chữ viết của các nước
cây), tạo thành một hệ thống chữ viết được quy ước hóa trong
không giống nhau. Tần Thủy Hoàng bèn sai Lý Tư thống nhất
bói toán. Từ tứ tượng – bát quái – 64 quẻ là một hệ thống nhận
thức của người xưa về vũ trụ rất phức tạp, được ký hiệu hóa
(17)
Maco Polo từ thế kỷ XIII đã nói đến chữ Sở. bằng Can Chi (thân cây và cành cây). Ví dụ:
(18)
Tập san Nghiên cứu Văn - Sử - Địa, số 28 tháng 5.1957, trang 7 - 16.

83 84
Quẻ Hoán viết: ngôn ngữ Sở có phụ tố, khác Hán. Một ký hiệu được lặp lại
Tốn thuộc gỗ, Khảm là nhiều lần, đó cũng là nét riêng biệt của chữ viết Sở…
nước. Gỗ trên nước là Với tài liệu rất khó khăn và quá ít như hiện nay, những đặc
chỉ về thuyền bè. điểm của chữ viết Sở đã trình bày ở trên, tôi xin nhấn mạnh đây
là những giả thiết khoa học bước đầu.
Tôi thấy cần tiếp cận trực tiếp những chữ viết trên qua
đồng tìm thấy trong mộ Sở (Hồ Nam).
Quẻ Tùy viết:
Một khó khăn lớn là những ký hiệu chữ viết đó do Hà
Đoài là ý đẹp. Chấn là
Văn Tấn giới thiệu đều bằng bản vẽ, tính chính xác không cao.
động. Trên ý đẹp, dưới
Kiểm tra kỹ có những ký hiệu cùng một loại, nhưng bản vẽ khi
chuyển động: Chỉ về
đăng trên các tạp chí khác nhau lại không đồng nhất. Ví dụ: Ký
xe cộ chở người…
hiệu thứ hai trên lưỡi cày Đông Sơn, khi đăng trên Báo Tổ quốc
Mỗi quẻ cần 9 ký hiệu, gồm 3 can, 6 chi, nhưng chỉ bằng và Tạp chí Khảo cổ học không thống nhất(19). Tác giả đành
một Can và một Chi, tạo thành 9 ký hiệu, do sắp xếp theo vị trí. dùng hình vẽ của Tạp chí Khảo cổ học(20) để làm cơ sở nghiên
Can Chi là một hệ thống chữ viết ghi nhận một lĩnh vực tư duy cứu. Theo Hà Văn Tấn, trên các qua đồng trong mộ Sở có 20
trừu tượng – nhận thức về vũ trụ, bao gồm các vấn đề chủ yếu – ký hiệu chữ viết, số thứ tự từ 1 đến 20. Tôi tạm cho bản thống
quy luật vận động của vạn vật, động lực thúc đẩy sự vận động; kê này mã số: BHTV(21). Phân tích 20 ký hiệu này để xử lý, tôi
sự chuyển hóa của sự vật… Đây là một hệ thống chữ viết hình có ý kiến sau đây:
tuyến đối xứng và quy ước hóa. Chữ viết này được người Sở vận - Các ký hiệu 12 và 13: Qua Đức Sơn B và các ký hiệu 14,
dụng và phát triển chủ yếu ký hiệu Chi (cành cây) thay đổi hình 15, qua Trường Sơn 2 là hình vẽ, mang một ý nghĩa khác, không
dáng cong, sấp ngửa… Chữ viết trên qua trong mộ Sở nhìn có vẻ phải chữ viết cùng hệ thống. Trong văn tự học, về nguyên tắc
phức tạp, nhưng cũng chỉ trên cơ sở chữ viết Can Chi (một thân không thể chấp nhận một văn bản nhỏ có 5, 6 ký hiệu, lại bao
và một cành cây). Trên thế giới cũng có ký hiệu chữ viết cơ bản gồm hai hệ thống chữ viết khác nhau: Hình vẽ biểu ý, các ký
là thân cây, cành cây và lá cây, chỉ thay đổi dáng dấp và số hiệu 17 – 8 mờ không thể khảo sát được.
lượng đủ tạo nên một hệ thống chữ cái. - Các ký hiệu 10 và 11 cùng một chữ.
Theo tác giả, đây là một đặc điểm cơ bản, chỉ sự khác nhau
giữa chữ Hán và Sở vốn đều có nguồn gốc “văn tự giáp cốt”.
Chữ viết trên qua mộ Sở ta thường gặp một bộ phận có hai (19)
Báo Tổ quốc, đd, trang 20.
(20)
ký hiệu hoàn toàn giống nhau, đối xứng. Đặc điểm này phản ánh Khảo cổ học, đd, trang 32.
(21)
Xem bảng vẽ số 6, trang…

85 86
- Như vậy theo tôi, trong bảng tập hợp của Hà Văn Tấn Những ký hiệu khác số 6,7,8,9 BHVT thuộc yếu tố chữ
còn lại 12 ký hiệu có giá trị cần phải giải mã: 1 – 10, 16 và 19. viết Can Chi phát triển, chưa có đủ tư liệu kiểm tra, nên tôi xem
Ký hiệu 1BHVT trong giáp cốt văn tự thường gặp cách như chưa đọc được”.
viết như trên qua Trường Sa 1. Đây là chữ mùi trong biểu Can Qua sự tiếp cận này càng thấy rõ, hệ thống chữ viết trên
Chi, chữ này thấy trong chữ viết Chu, dòng thứ 4 từ trái qua qua đồng trong mộ Sở ở Trường Sa, mang đặc điểm chữ viết
phải, chữ thứ 4. tượng hình và chữ viết Can Chi.
Ký hiệu thứ 2, theo sách Lục thư thông của Mẫn Tề Cấp Toàn bộ những phân tích ở trên đã có thể khẳng định chữ
(thế kỷ XVII) do Đài Loan in lại, còn thì chữ này từ giáp cốt đến viết trên qua trong mộ Sở cũng là một loại hình chữ viết
tiểu triệu dáng không có gì thay đổi. Đúng như ý kiến của người Hiêrolyphe có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại.
nào trước đây đã phát biểu: Hà Văn Tấn đã dựa trên cơ sở tư liệu không có nguồn gốc
“Tôi lấy ngẫu nhiên 30 ký tự từ 1 – 30 chữ tượng hình ở Đông Sơn, để chứng minh cho chữ viết Đông Sơn và chữ viết
Trung Quốc do Wieger(22) giới thiệu để đối chiếu thêm với Hiêrolyphe có nguồn gốc từ Trung Quốc.
những ký hiệu chữ viết trên qua Trường Sa, theo bảng của Hà Do sai lầm về phương pháp luận, những tư liệu Hà Văn
Văn Tấn, mã hiệu như sau: Tấn dùng để đi đến kết luận về chữ viết Việt cổ, khác hẳn với tư
Bảng chữ viết do Wieger giới thiệu, được viết BW. Bản liệu khảo cổ về chữ Việt cổ mà chúng tôi đã nói ở trên.
chữ viết trên qua Trường Sa có ký hiệu: BHV1, đối chiếu theo
số thứ tự của mỗi bảng, nếu hai ký hiệu giống nhau hoàn toàn
được đánh dấu là X, hệ quả là có bốn chữ hoàn toàn giống nhau:
Số 5 BHVT Số 2 BW = (X)
Số 10 +11 BHVT Số 30 BV = (X)
Số 16 BHVT Số 21 BW = (X)
Số 19 BHVT Số 23 BW = (X)
(Chữ này Lucien Graux đã vẽ và mô tả đầy đủ ba bộ phận
của quả tim, theo nhận thức của người xưa) - (Les Caractèrec
médicaux dans L’écriture chinoise. Ed. G. Grés, Pari 1914).

(22)
Wieger Carteres Chinois, Jop Hen Sien. Năm 1924, tác phẩm này Wieger
đã sử dụng nhiều tài liệu của Tôn Di Nhượng trong Khuê Văn Cư Lệ, viết vào
cuối thế kỷ XIX, khi “giáp cốt văn tự” lần đầu tiên được phát hiện.

87 88
Pù San; Pù Huôt (nơi đặt đài quan sát chiến dịch Điện Biên
Phủ), Pù Đen Đinh, Pù Hông, Pù Sam Sao, Pù Mo, Pù Pa Phin,
Phần II
Pù Cuổi, Pù Mo, Pù Phu, Pù Keo Canh, Pù Pao, Pù Sum Ham,
MỞ RỘNG Pù Bao, Pù Keo. Huyện Mộc Châu có: Pù Hót, Pù San Ets, Pù
Long, Pu Cam Kem, Pu Nhun.
I. NHỮNG TÍN HIỆU THU NHẬN - Hòa Bình là địa bàn của người Mường mà tên núi còn
TỪ LƯỢC ĐỒ ĐỊA DANH NGÔN NGỮ nhiều thành tố Pù: Pù Vinh (Mai Châu), Pù Biêu (Đà Bắc);
Thanh Hoá; Pù Pha Long, Pù Pha Ten (huyện Quan Hoá); Pù
1. Lớp địa danh cổ nhất thuộc giới tự nhiên, cơ sở để
Băng (Cẩm Thủy), Pù Rinh (huyện Lang Chánh), Pù Bua (Ngọc
tìm hiểu về tộc người cổ
Lạc); Pù Chó (Thường Xuân); Pù Quan, Pù Mun (Nhu Xuân)…
Con người hiểu biết giới tự nhiên sớm nhất thường là về Vùng phía tây Nghệ Tĩnh tên núi có yếu tố Pù lại càng rất phổ
núi non, sông nước. Vì vậy hệ thống thuộc địa danh được xác biến: Pù Khang, Pù Gâm, Pù Xung, Pù Loi, Pù Kha (Tân Kỳ-
lập trước tiên là thuộc về sông núi. Loại địa danh cổ đó được hệ Quỳ Hợp - Nghĩa Đàn), Pù Banh, Pù (Hương Sơn)… Quảng
thống hóa sẽ giúp chúng ta hiểu được cộng đồng cư dân thời tiền Bình (cũ) có: Pù Cô Tun Tang (cao 1014m), Pù Quan, Pù Cây,
sử qua tiếng nói còn bám chặt vào núi sông và chúng có sức Pù Nha, Pù Cô Ta Run (cao 1624m); Pù Chanh, Pù Kinh (huyện
sống mãnh liệt, lâu dài trong lịch sử cho đến ngày nay. Bố Trạch) và Pù Dinh, Pù Etva (cao 1512), Pù Khê.
Tài liệu thu được qua quá trình khảo sát điền dã, thư tịch Quảng Trị (cũ) có Pu Xe Via (Tây huyện Vĩnh Linh), Pù Khê.
cổ và bản đồ cho thấy phạm vi phân bố hệ thống địa danh có Thừa Thiên (cũ) có: Pù Balê, Pù Chuôi, Pù Ca Cun.
thành tố Pu, Pù (núi); Tà (sông nước) rất rộng: Dãy núi phía Nam của biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) – nơi
- Vùng Lưỡng Việt (Quảng Đông, Quảng Tây Trung đã phát hiện văn hóa khảo cổ nổi tiếng Sa Huỳnh, gọi là Pù Nu.
Quốc ngày nay) có: Pù Ts’e Shan, Pù Lung, Pù poshan, Pù chu, Địa danh có thành tố Pù ở miền Trung còn tìm thấy ở vùng đồng
Pù Tsao, Pù His, Pù T’ishan, Pù T’un, Pù Buan, Pù Lai, Pù bằng và ven biển. Địa bàn khởi nghĩa của Tây Sơn, vùng Bình
Wan, Pu Shang Ling, Pu Kan, Pu Psi Ko, Pù po Shan, Pù Chiu, Khê – An Khê còn có hàng loạt địa danh cổ thuộc loại này.
Pu Niao, Pu Lien Ling, Pu Nhung, Pu T; I T; un, Pu Treng, Pu Huyện Bình Khê có: Pù Ba Bia, Pù So, Pù Trong, Pù Hà…
Lung Ling, Pu Chin, Pu Peng Ling, Pu Cha Ling, Pu Kan, Pu Bia ký cổ của Chăm ở vùng Bình Định đã ghi: Pù Canh
Psi Co, Pu Pen Ling, Pu Cha Ling, Pu Kán, Pu Lin, Pu Chieh, (gần thành Bình Định cũ, thuộc huyện lỵ An Nhơn hiện nay).
Pu Niu, Pu Meng Ling, Pu Li, Pu Pang, Pu Heng, Pu Chiao, Pu Pù Chinh (dãy núi Pù Ly, đông đường số 1, chạy từ huyện Phù
Piang, Pu Hsia, Pu Hsien. Mỹ - huyện Phù Cát; từ Vụng Nước Ngọt đến Vụng Bay). Bia
- Vùng Việt Bắc tên núi có thành tố Pu rất phổ biến, Tây ký Tháp Vàng (Tour d’or, dưới đường số 1); Pù Tai (bắc dãy
Bắc lại càng dày đặc hơn. Huyện Điện Biên Phủ: Pù May Tun, Cù Mông).

89 90
- Huyện Đồng Xuân Bắc Phú Yên có: Pù Khê, Pù Dương; Vùng Quảng Đông, Quảng Tây: Tà Nu, Tà Shan, Tà Han,
huyện Tuy An: Pù Tan, Pù Đinh, Pù Lương, Pù Phan, Pù Thanh Tà Tu, Tà Kung, Tà Mu, Ta Huai t’un, Tà Lo, Tà His, Tà Linh,
(trên sông Bàn Thạch) và Pù Câu (mont de l’Epervier) huyện Tà Pái, Tà Táng, Tag Lan… Huyện Dung phía Bắc Quảng
Tuy Hoà. Đông, lớp địa danh cổ này hiện còn khá dày, Tà An, Tà Xa
- Vấn đề phát hiện lớp địa danh cổ này không phải dừng ở Ohinh, Tà Xin, Tà Châu, Tà Phô, Tà Meo, Tà Deng… Huyện
đây, mà còn mở rộng phân bố rất tập trung ở cực Nam Tây Quý: Tà Oan Thàng (Úc Giang).
Nguyên và miền Đông Nam Bộ; Đảo Hải Nam: Tà Phăng Xơ (Xơ Hóa Giang) chảy qua cửa
- Pù Đốp, Pù Prawng, Pù Bông, Pù Gia Mập, Pù Pơ Ri, Pù Đạm Thủy; Tà Xiền, Tà Câu, Tà Tỉnh (Nam Đô Hà) chảy qua
Tông, Pù Bỏ Dác Men, Pù Rơ Van, Pù Bia, Pù Rỏ Van, Pù Mơ cửa Hải Khẩu, Tà Phâng; Tà Phô, Tà Chu, Tà Xinh, Tà Thùng…
Bơ Rê, Pù Đang, Pù Ta Lung, Pù Pơ Rang, Pù Lôn, Pù Cơ Rác, Cao Bằng – Lạng Sơn có: Tà Liêng, Tà Năng: Hà Giang
Pù Đôn, Pù Mo, Pù Tà Lung thuộc Gia Nghĩa; Pù Tơ Chót; Pù Tà Phang, Tà Phình. Cộng đồng người nói ngôn ngữ Tày Thái ở
Gi Ra, Pù Na, Pù Mun, Pù Diên. Pù Ba Ma thuộc Bà Ra (Phước Việt Bắc và Tây Bắc vốn gọi là Tà là sông. Do đó, địa danh Tà
Long cũ); Pù Các, Pù Nóc (Phú Riềng). Và còn hàng trăm địa tồn tại trên địa bàn này rất đậm. Vùng đất Nhật Nam xưa dấu vết
danh Pù ở vùng này. còn lại cũng khá rõ.
- Pù (núi) chuyển âm thành Phu. Phù (núi). Loại địa danh Quảng Trị: Tà Cơn (Gắn liền với những trận đánh thắng
này rất phổ biến ở nước ta. quân Mỹ nổi tiếng); Tà Oi, Tà Rieng, Tà Men, Tà Phúc, Tà Rụt,
Vùng trung du Vĩnh Phú: Phù Hang, Phù Trung, Phù Tà Phong, Tà Poi, Tà Riếp, Thừa Thiên: Tà Lai, Tà Bát (A Sầu).
Chinh, Phù Cốc, Phù Lập, Phù Phong (huyện Vĩnh Tường). Quảng Nam - Đà Nẵng: Tây huyện Phú Vang có Tà Pheng
Huyện Từ Sơn: Phù Loa, Phù Tảo, Phù Châu, Phù Lạc, Phù (gần Bà Nà); huyện Đến Giăng: Tà Lôn.
Lưu. Huyện Mai Động: Phù Liệt. Huyện Hiệp Hoà: Phù Sơn. Phú Khánh: Tà Luông (huyện Cam Ranh).
Huyện Thanh Oai: Phù Vân, Phù Ninh (Tốt Động). Huyện Ứng Lâm Đồng: Tà Dung. Thuận Hải: Tà Líp, Tà Mon, Tà La,
Hoà: Phù Lưu Tế, Phù La, Phù Liễn (Kiến An, Hải Phòng). Tà Chè, Tà Chua (phía đông đường 20 Đức Trọng – Djring;
Thanh Hoá: Phù Nam, Phù Lộc (Bỉm Sơn), Phù Vinh. thuộc hệ thống sông Lũy chảy ra vịnh Phan Rí, Thuận Hải).
Từ Pù còn chuyển âm thành Rú (núi, rùng rú); khắp vùng Đồng Nai: có địa danh nổi tiếng trên sông Đồng Nai là Tà
Nghệ Tĩnh địa danh về núi đều có thành tố Rú: Rú Chóp Đình, Lài. Loại địa danh này còn vượt qua ngoài biên giới của ta hiện
Rú Thung Nưa, Rú Bồ Bố, Rú Trầm… nay: Tà Keo (sông Ngọc), Tà Ni.
Phạm vi không gian phân bố địa danh có thành tố Pù cũng Bia ký Chăm cổ đã ghi lại địa danh này khá rõ ràng; Tà
là địa bàn tên sông có từ tố Tà thuộc một thệ thống ngôn ngữ Kroông Nậy (Rào Nậy, sông Gianh) Tà Kroông B’hon (sông Cá
hiện còn khá lớn. Sấu, sông Đà Rằng ở Phú Yên), ở các tỉnh Quảng Nam – Quảng

91 92
Ngãi các con sông thường có thành tố Trà, vốn chuyển âm: Tà – sâu hơn. Và cùng từ lớp địa danh cổ này, khẳng định một vấn đề
Đà – Trà; Tà Bon (sông Trà Bồng), Tà Kroông K’ré (sông Trà quan trọng, người Lạc Việt là cư dân bản địa, bắt nguồn từ một
Khúc). Tà Kroông (sông Vệ), hiện nay nhân dân phía Tây vẫn cộng đồng người cổ, vốn đã sinh sống trong thời tiền sử trên đất
gọi Tà Liêng, Tà Kroông H’rui (sông Trà Câu). nước ta. Người Lạc Việt từ Hai Bà Trưng trở về trước, trong
An Khê có: Tà Đon, Tà Biên, Tà Năng, Tà Dinh (sông An ngôn ngữ có lớp từ cơ bản là thống nhất; chính sự xâm nhập của
Lão thuộc Nghĩa Bình)… Sách Thái còn cho biết sông Đà, sông người Hán – là yếu tố cơ bản có tác động đến sự chuyển hóa dần
Thao đều vốn có thành tố Tà… (Tà Tao: sông Thao). dần tiếng nói của người Lạc Việt thành những nhóm ngôn ngữ
Lớp địa danh trên thuộc giới tự nhiên, được hình thanh có yếu tố khác nhau trong lịch sử.
trong tiền sử chứng tỏ rõ ràng một cộng đồng người tiếng nói có Những dẫn liệu về địa danh cổ không dừng lại ở giới hạn
những yếu tố tương đối đồng nhất phân bố rộng từ Lưỡng Việt sử liệu khô khan mà còn nêu lên nguyên nhân cơ bản của lịch sử,
đến miền Bắc nước ta hiện nay, chạy dọc phía Đông Trường Sơn đặc biệt từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, phương Bắc đã
vào phía Nam. Người Lạc Việt hình thành trực tiếp trên cơ sở chiếm đất và đồng hóa một bộ phận người Lạc Việt ở Lưỡng
một bộ phận phía Bắc của cộng đồng người này. Ngôn ngữ đã Việt và làm phân liệt về tộc người thành các bộ phận khác nhau.
tạo nên lớp địa danh: Pù (núi), Tà (sông) vẫn tồn tại trong hệ Nhân đây, tác giả thiết tưởng cần nêu lên địa danh quan
thống từ cơ bản của tiếng Việt – Mường, Tày – Thái và các ngôn trọng là Mũi Nậy (Cap Varella). Từ Nậy là lớn, tuy xuất hiện
ngữ khác cùng hệ thống. muộn hơn nhưng cùng hệ thống ngôn ngữ với các từ Pù (núi), Tà
Từ Pu – Pù là dạng rất cổ, chuyển âm thành Rú (Việt – (sông) của người Lạc Việt, phía Nam khảo sát chưa thấy loại địa
Mường) và Phu – Phù (Tày – Thái); Từ Tà – Đà (sông) Đắc – danh thuộc ngôn ngữ này mà chủ yếu là địa danh thuộc tiếng nói
Nác (Việt – Mường) – nước, và một khả năng là: Nác – Nặm Malayo. Tôi nghĩ rằng có thể nêu ra ý kiến là biên giới phía Nam
(nước, Tày Thái); có thể lập sơ đồ: của người Việt cổ thời Hai Bà Trưng trở về trước là Mũi Nậy –
làm cột mốc địa danh Lạc Việt.

Nước 2. Địa danh thuộc văn hoá lúa nước của người Việt: Na
Tà => Đà => Đắc => Nác (đồng ruộng)
Nặm Na là đồng ruộng cùng một hệ thống ngôn ngữ với các địa
danh: Pù, Tà. Loại địa danh này có phạm vi phân bố như sau:
(Cần có khảo sát kỹ hơn từ này) Lưỡng Việt có Nà Can, Nà Chiang, Nà Ho, Nà P’ai, Nà
Ch’in. Nà Ma, Nà Min, Nà Kuei Shan, Nà Kuel, Nà T’a, Na
Nghiên cứu địa danh cổ là cơ sở để suy nghĩ về nguồn gốc
P’ai, Na T’a, Na Kuan, Na I. Na Na Wo Shan, Na T’ung, Na
người Lạc Việt, mở ra khả năng tìm hiểu về thời Hai Bà Trưng
Chu, Na Lung, Na P’ai, Na His, Na Ma Shan, Na Tsap, Na

93 94
Lung, Na Ysi, Na Tu, Na Ch’in, Na We Shan, Na To, Na Keng, Cổ Loa có Na Ao. Bắc Ninh: Na Thòn (Hiền Ngang, vùng
Na Ch’uan, Na AN s’un, Na K’ou, Na Ho, Na Peng Shan, Na ruộng trắng). Vụ Bản (Hà Sơn Bình) có: Na Kou, Na Nha, Na
Kuo, Na Huai, Na Chi, Na Ysi Ling, Na K’ou, Na Lei, Na Chih, Trâm, Na Tông, Na Ka, Na Sa, Na Da, Na Can, Na Kao, Na Bo,
Na Hu, Na Yu, Na Peng T’sun, Na Tang Tun, Na Li, Na Lai, Na Na Kou, Na Cu Hi, Na Tông (Chiềng Ghê), Na Bạc (Kẻ Om),
Jung, Na Sha Tun, Na Sha Linh, Na Fa, Na Shu, Na Nien, Na Na Cót. Thanh Hoá – Bái Thượng, Thường Xuân: Na Mai, Na
Jan, Na Mai, Na Po Ling, Na Shin, Na Chieh, Na Gi, Na Rung, Am, Na Cơ, Na Vu, Na Nôm, Na Tú, Na Thảo, Na Châm, Na
Na Ma. Chú, Na Xa. Yên Định: Na Thôn (Ngô Xá, cạnh sông Lậu).
Điện Biên: Nà Lời, Nà Tâu (đường kéo pháo trong chiến Nghệ An – huyện Quế Phong: Na Ba, Na Nong, Na Lit,
dịch Điện Biên Phủ lịch sử), Na In, Na Sang, Nà Nông, Na Na Toui, Na Ac, Na Tang, Na Ty, Na Pou, Na Phay, Na Lan, Nà
Khoang, Nà Pin… Xia, Na Hat, Na The, Na Long, Na Mun. Na So, Na Si, Na Sin,
Huyện Thuận Châu (Sơn La): Nà Bao, Nà Can, Nà Sam. Na Piet. Huyện Kỳ Sơn: Na Luang, Na Tin, Nà Ka. Huyện
Huyện Yên Châu (Sơn La): Na Ngà. Tương Dương: Na Ngót, Na Ngoi, Na Kaf, Na Nháp. Con
Cuông: Na Tơ, Na Duoi, Na Phả, Na Hạc, Na Co, Na Ba, Ba
Huyện Tuần Giáo: Nà Say.
Loi, Na Khô, Na Ca…
Huyện Phù Yên (Sơn La): Nà Quèn, Nà Tong, Nà Hang
Huyện Nghĩa Đàn: Na Sang, Na Chang, Na Kon (Chiếng
Táu v.v..
Yêu, Sông Con), Na Tao (kẻ Lao), Na Tan (Kề Gien), Na Ham.
Tuyên Quang: Nà Hang. Hà Giang: Nà Dôn, Nà Khương,
Tiếp tục khảo sát vào các tỉnh miền Trung chúng tôi vẫn
Nà Cáp. Cao Bằng: Nà Cap, Na Po, Na Con, Nà Ban, Na Pan,
còn thấy địa danh có từ tố Nà. Phía tây Quảng Trị: Na Lao, Nà
Nà Van, Nà Minh. Na Púc, Nà Gia, Na Liêng, Nà Phục, Nà Rào,
Hoi, Nà Tan, Na Ham…
Nà Sao, Nà Mô. Lạng Sơn: Nà Phấy, Nà Lang, Na Nom, Na
Dúc, Na Sầm, Na Thông, Nà Rước. Bắc Cạn: Na Rì, Thái Huyện Trung Phước (Quảng Nam – Đà Nẵng): Nà Sơn
Nguyên: Na Hoà, Na Khao, Nà Xa, Na Ba, Na Piết. Hoà Bình: (thuộc Kẻ Vang). Quảng Ngãi: Nà Niêu (địa điểm của cơ quan
Nà Ri, Nà Pang, Na San, Nà Lai. Tiếng Mường có từ Nà lãnh đạo tỉnh họp quyết định cuộc khởi nghĩa Trà Bồng nổi tiếng
(ruộng). Kinh cúng và thơ ca Mường đều tìm thấy có từ Nà. trong cuộc kháng chiến chống Mỹ). Nà Klich (Ba Tơ); Nà Lau
Chúng tôi đã thống kê được 200 địa danh có thành tố Nà ở các (Có công trình thủy lợi Sở Hầu tưới cho vùng trọng điểm lúa của
vùng người Mường trên miền Bắc. huyện Đức Phổ), vùng giáp biển có Đông Nà (thôn Du Quan –
Vùng trung du Yên Thế có: Na Bi, Na Lương, Na Sát, Na Kẻ Hàn, Xã Phổ Quang – Đức Phổ, trên của biển Mỹ A). Nghĩa
Ban, Na Hoa, đặc biệt quanh đền Hùng lại tập trung khá dày Bình có người Chăm H’rê ở các huyện Sơn Hà, Ba Tơ, Minh
loại địa danh này (độ một nửa tổng số từ chỉ về đồng ruộng có Long và An Lão, trong lớp từ cơ bản của họ có từ K’Nạ, Na, Nà
từ: Na). là đồng ruộng. Nên địa danh có từ tố Nà ở đây cũng dày đặc như

95 96
vùng người Mường và Tày – Thái. Chúng tôi đã thống kê được sinh tồn của mình. Do đó, tổ chức Sách của người Việt vẫn tồn
hàng trăm địa danh có từ tố Nà ở vùng Chăm H’rê. Người Chăm tại lâu dài ở những nơi xa chính quyền Hán. Vùng Lưỡng Việt,
H’rê có nguồn gốc từ lớp dân cư cổ của quận Nhật Nam thời địa danh Sách thấy còn dấu vết, song rất mờ nhạt khó khảo sát.
Hán. Trong Kinh cúng của họ được ghi bằng văn tự Kipu có Thế kỷ thứ X, lịch sử còn ghi rõ Đinh Bộ Lĩnh chiếm cứ ở
những từ K’na (ruộng); Bok ai K’na hung (ông ở ruộng tốt)…: Sách Tế Ao Hoa Lư (Gia Viễn, Ninh Bình). Chú của Đinh Bộ
K’na mì chôp si moi yach lei (… ruộng mẹ ở 11 làng). Lĩnh là Đinh Dự chiếm cứ Sách Bông. Đến thời Lê, qua thống
Qua sự phân bố lớp địa danh cổ có từ tố Na, chúng ta thấy kê còn có trên 500 Sách trong cả nước. Miền tây tỉnh Bình Trị
rằng văn hoá lúa nước thời Hai Bà Trưng trở về trước đã phát Thiên, Sách vẫn là tổ chức chính ở vùng các dân tộc ít người cho
triển trên địa bàn rất rộng từ Lưỡng Việt đến Nhật Nam với đến cách mạng tháng Tám 1945. Do đó, mới có tên gọi người
những cánh đồng lúa nước ổn định. Và cư dân làm lúa nước ấy Sách ở Quảng Bình.
có lớp từ cơ bản chỉ về phức hệ lúa nước là đồng nhất: Kọn (xe Bình Trị Thiên vốn thuộc quận Nhật Nam đời Hán – địa
nước), mương phai, các loại cây trồng và cả đến tính chất của bàn phía Bắc của nước Lâm Ấp sau này. Tổ chức Sách vốn có từ
từng loại ruộng nước: ruộng trầm, ruộng soi (bãi ven sông)… trước, thời đại Hùng Vương – Hai Bà Trưng vẫn được duy trì
đến nhà nước Lâm Ấp ra đời, khi các quận khác ở phía Bắc bị
Dẫn liệu địa danh giúp chúng ra hiểu được sự thống nhất
thống trị của Hán nên Sách bị xóa đi.
về hình thái kinh tế và ngôn ngữ thời Hai Bà Trưng, vốn đã có
sự gắn bó từ lâu, tạo nên sức mạnh chống xâm lược của người Bia ký cổ ở Nhật Nam mở ra hướng thông tin mới về vấn
đề này.
Hán dưới ngọn cờ khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Thành Đại La ở 2 xã Châu Sa và Hoà Bân (huyện Sơn
3. Địa danh về tổ chức hành chính cơ sở Tịnh, Quảng Ngãi, Bắc sông Trà Khúc); bia ký (chữ Chăm cổ)
ghi xây dựng độ vào thế kỷ III do Quang Chiếu tổ chức ở các
Sách là tổ chức hành chính cơ sở thuộc thời đại Hùng
Sách đắp. Trong quyển Địa lý – Lịch sử Quảng Ngãi bằng chữ
Vương. Dưới sự thống trị lần thứ nhất của người Hán trước
Hán có ghi: “Mộ Quang Chiếu Vương hay Quang Chiếu ở thôn
Công nguyên, theo chính sách cống nạp là chủ yếu, dựa vào
Phú Thọ huyện Chương Ngãi. Mộ ở trong núi, phía trước có bia
“Lạc tướng trị dân như xưa” nên tổ chức hành chính cơ sở của đá: “Trấn Nam đinh Quang Chiếu Vương chi mộ”. Nhân dân
người Lạc Việt là Sách chưa bị đảo lộn. Sau thời Hai Bà Trưng, thôn ấy hàng năm tế và tảo mộ.
chính sách cai trị của Hán thay đổi toàn bộ cơ cấu tổ chức từ trên
Bia Đá cổ Phong Niên (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) kể tên các
xuống, biến nước ta thành quận huyện nhằm đồng hóa triệt để.
Sách: Sách La, Sách Luy, Sách Át, Sách Me… ruộng thuộc nhà
Tổ chức Sách dần dần bị thu hẹp thay bằng hương, xã… ở
chùa. Bia Rẫy đá thuộc Kẻ Hàn (có đồng Na gần biển) thôn Du
những nơi có sự thống trị trực tiếp của người Hán. Đây là cuộc Quang, xã Phổ Quang (huyện Đức Phổ), có khắc tên những Sách
đấu tranh quyết liệt, dai dẳng của người Lạc Việt để bảo vệ sự

97 98
làm nghề đánh cá; lấy “Djanh Rếch” dầu rái để trát thuyền đi Sách Mu, Sách Mo Gio, Sách Ma Troc, Sách Suôi Đập, Sách
biển… Câu Tràng, Sách Cây Trôi, Sách Ka Lúi, Sách Ka Bon…
Thôn Phương Mai, xã Nhơn Hải, thị xã Quy Nhơn, hiện Những dẫn liệu về địa danh vốn đã tồn tại ở Hoa Lư thế kỷ
còn bia đá cổ và hình người bằng đá, trên lưng có khắc chữ, ghi X và trên đất Nhật Nam ngày nay, có yếu tố Sách, đưa đến một
công của tổng trấn tại Sách Giả - tức thị xã Quy Nhơn, cách đây nhận thức khoa học quan trọng là: Người Nhật Nam có nguồn
trên thế kỷ, Quy Nhơn vẫn còn gọi là Kế Giã (bãi đánh cá). gốc Việt Cổ, lập nước Lâm Ấp về tổ chức hành chính cơ sở là
Qua những bia đá ký cổ trên, cho phép chúng ta nghĩ rằng Sách. Nước Lâm Ấp ra đời trên địa bàn huyện Tượng Lâm, quận
Lâm Ấp có tổ chức Sách cơ cấu hành chính cấp cơ sở. Nhật Nam sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng 150 năm. Nhân
dân Nhật Nam đã từng tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Quảng Ngãi có các huyện: Sơn Hà, Ba Tơ, Minh Long và
và chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc khởi nghĩa này, liên tục
An Lão (Bình ĐỊnh), thuộc trung du; là địa bàn của người Chăm chống xâm lược người Hán; từ đó giành được chính quyền và
H’rê. Theo một văn kiện chính thức của tỉnh ủy Quảng Ngãi tiến lên thành lập nhà nước Lâm Ấp. Trên cơ sở chính quyền địa
năm 1951, dân tộc này là người Chàm, trước có chữ viết trên phương là Sách – vốn có từ Hùng Vương đến Hai Bà Trưng,
h’la th’not (lá quang lang, lá báng); và văn tự Kipu còn rất phổ được bảo lưu nguyên vẹn. Cơ tầng xây dựng nên Lâm Áp bắt
biến cho đến những năm 50 của thế kỷ này. nguồn từ nhà nước Hùng Vương – Hai Bà Trưng.
Khảo sát thực địa, đã thu thập gần 200 Sách tức làng cũ, có Nghiên cứu tổ chức hành chính thời Hai Bà Trưng còn có
bộ máy hành chính hoạt động. Theo những người già kể lại, cơ cấp Chiềng, trên Sách. Vấn đề này rất quan trọng và phức tạp,
cấu tổ chức này rất lâu đời, cho đến năm 1945 mới xóa bỏ, và chúng tôi xin trình bày ở báo cáo này.
trở thành địa danh. Trong quyển Địa dư tỉnh Quảng Ngãi, xuất
bản 1939, cụ Nguyễn Đóa có viết: “Miền thượng du chia ra làm 4. Về cụm phức hợp địa danh
4 đồn là Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà và Trà Bồng, 4 đồn thượng Ở trên, chúng tôi đã phân loại địa danh và thống kê từng
du chia làm 19 tổng Mọi với 5 làng Việt Nam và 222 Sách Mọi” loại theo tuyến. Trong địa danh học hiện đại có yêu cầu khắt khe
(V. – Việt cai trị). hơn là sơ đồ hoá thành cụm phức hợp địa danh – từng loại địa
Huyện Đồng Xuân - dưới dãy Cù Mông, phía Bắc tỉnh danh khác nhau, thời gian xuất hiện có thể rất xa, nhưng cùng
Phú Yên cũ (huyện lỵ tại thị xã Sông Cầu); qua thư tịch và địa một hệ thống ngôn ngữ được tập hợp thành cụm (trên địa bàn
danh cổ có những Sách sau đây: tương đối hẹp) sẽ tạo lượng thông tin lớn hơn, nhất là việc tiếp
cận địa danh cổ với tính chất là một loại hình sử liệu. Dưới đây
Sách Lanh, Sách Xi, Sách Thái, Sách Thỉnh, Sách Lel,
là một số cứ liệu (không lập lại tư liệu đã kể trên):
Sách Ruông, Sách Xiên, Sách Đong, Sách Chà Là, Sách Hậu
- Nam Ninh (Quảng Tây):
Sơn, Sách Ma Nam, Sách Ma Khoan, Sách Ka Ton, Sách Ru,

99 100
- Pù Pâu (Xèo Cheng), Pù Thảng (Thái Dung Sơn), (Nam - Chiềng Dương, Chiềng - Na Xai, Na Toong, Na
Ninh Pù rất nhiều). Khao. Ta, Na Táng, Na Thang,
- Tà Môn, Tà Thũng, Tà Phinh, Tà Nen, Tà Sa Phinh, Tà Na Vang, Na Mu, Na
Suay, Tà Lý, Tà Tháng, Tà Phấng, Tà Trang, Tà Pho, Tà An, Tà - Quỳ Châu (Nghệ Tĩnh) Ca, Na Khang, Na Tram
Uy, Tà Châu, Tà Xeo, Tà Lung, Tà Oan. - Kẻ Bọn, Kẻ Căng, Kẻ
- Na Chin, Na Pái, Na Thung, Na Chi, Na Lao, Na Tẩu, Na - Pù Co, Pù Tang, Pù Bản, Kẻ Se, Kẻ Mùng,
Mà, Na Tha, Na Siêu. Quang, Pù Câm, Pù Kẻ Dinh, Kẻ Sơi.
- Trạm Giang (Quảng Đông): Mun. - Chiềng Hoạt, Chiềng
- Pù Thâu Bản.
- Pù Mây - Tà Hom, Tà Luc, Tà - Sách Đắc, Sách Lộc,
- Pù Sầng Nhâu, Tà Nôm. Sách Tiêu.
- Tà Lu, Tà Chữ, Tà Lung Mầu, Tà Thung.
- Nà Sô, Nà Lưa, Na Mèn, Na Xac, Nà Xuy, Na Li, Na Pù, Những cụm phức hợp địa danh thuộc Nhật Nam, tuy mỏng
Na Xư, Na Bua, Na Cang, Na Sâu, Na Cheo. hơn nhưng vẫn có những yếu tố cơ bản chung. Huyện Ba Lòng
- Vụ Bản (Hà Sơn Bình): - Pù Kha, Pù Câu, Pù (Quảng Trị) có: Tà Rin, Nà Lao, Na Hơi; Chiềng Giong…
- Pù Biêng, Pù Han Le, Ton, Pù Quàng, Pù Quảng Ngãi: Tà, Nà, Kẻ, Sách có bề dày rất lớn.
Pù Cột Ca Cầm, Pù Hàm, Pù Chó, Những cụm từ phức hợp địa danh cổ làm nổi bật mấy vấn
- Tà Hú, Tà La. Pù Doanh. đề lịch sử lớn:
- Tà Léo, Tà Hinh, Tà Lũ 1. Quá trình hình thành và phát triển địa danh, từ chỉ
- Na Kou, Na Nha, Nà
(thuộc hệ thống sống Chu). những giới tự nhiên: Pù, Tà xuất hiện sớm nhất vào thời đại văn
Trâm, Na Tông, Na Ca,
- Na Chú, Na Am, Na hoá đồ đá mới. Khi cuộc sống đã được định cư và sự giao lưu
Na Bạc, Na Sa.
Thảo, Na Châm, Na Tú, mở rộng, hệ thống địa danh khu vực Kẻ mới ra đời. Khoảng
- Kẻ Đa, Kẻ Kan, Kẻ Lao, cách thời gian giữa hai loại địa danh này rất lớn, Phải mấy nghìn
Na Nôm, Na Vu, Na Cơ.
Kẻ Cho, Kẻ Bút, Kẻ năm lịch sử. Đến khi con người phát triển nghề luyện kim, đưa
Chan, Kẻ May, Kẻ Sơn. - Kẻ Leo, Kẻ Đằng, Kẻ vào sản xuất và trồng lúa nước đã hình thành những cánh đồng
Vu, Kẻ Quan, Kẻ Hàn, rộng khắp, địa danh chỉ về đồng ruộng (Na) mới phát triển. Và
- Chiềng Chê, Chiếng
Kẻ Bộc, Kẻ Gi, Kẻ nhà nước được xây dựng vững mạnh, hệ thống chính quyền địa
Ai…
Manh, Kẻ Quân, Kẻ phương Kẻ (Sách) ra đời, với cơ chế tổ chức xã hội được xác
- Bái Thượng – Thường Trinh, Kẻ Sông, Kẻ định ổn định – đó là chiều sâu sức mạnh truyền thống của người
Xuân (Thanh Hoá) Rây, Kẻ Tuong. Việt cổ.

101 102
Cuộc khởi nghĩa và chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc và II. NHỮNG VẤN ĐỀ LỊCH SỬ CỔ ĐẠI VIỆT NAM PHỨC TẠP
toàn vẹn lãnh thổ thời Hai Bà Trưng là dựa trên thành tựu truyền ĐƯỢC PHÁT SÁNG BẰNG ĐỊA DANH
thống đó. Vì vậy, toàn bộ lớp địa danh đã trình bày trên, ra đời
1. Bắt đầu từ cứ liệu địa danh ngôn ngữ cổ - có từ “kẻ”
trước Hai Bà Trưng và tồn tại trong thời Bà Trưng, dần dần mới
suy nghĩ về không gian cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
thu hẹp do sự biến động hàng nghìn năm và bị Hán thống trị.
2. Địa danh được phát triển liên tục bằng một ngôn ngữ Phạm vi lãnh thổ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng từ trước
Lạc Việt trên một không gian nhất định. Những cụm phức hợp đến nay chưa được nghiên cứu kỹ. Và có khi, ý kiến trái
địa danh khá xa nhau, nhưng đồng một ngôn ngữ; biểu hiện sự ngược nhau.
đồng nhất về cộng đồng người Lạc Việt từ Lưỡng Việt đến Nhật Sách Hậu Hán thư viết: “… những người Mán, người Lý ở
Nam; thống nhất với địa bàn phân bổ từ Kẻ. bốn quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều nhất tề
3. Từ những cụm địa danh mở ra khả năng tìm nguồn gốc nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng”.(23)
tiếng nói Lạc Việt, tiếng nói khác Hán. Đó là một tiếng nói đã Nhân dân Hợp Phố (theo tài liệu mới năm 1979, Hợp Phố
phát triển với một hệ thống địa danh cơ bản, phản ánh những thuộc Quảng Tây – Trung Quốc) tham gia cuộc khởi nghĩa Hai
mặt rất cơ bản của lịch sử phát triển của người Lạc Việt. Chính Bà Trưng tức là cuộc khởi nghĩa ấy vượt ra ngoài phạm vi lãnh
tiếng nói ấy có đủ sức mạnh đấu tranh chống sự đồng hoá của thổ nước ta hiện nay. Song vẫn chưa phản ánh đầy đủ như các
Hán, giành lấy sự sống còn của mình.
tài liệu còn ghi lại của Trung Quốc, các phái đoàn ngoại giao
4. Phác qua bản đồ phân bố địa danh cổ, tập trung ở vùng thời Tây Sơn đi sứ sang Trung Quốc. Cách đây không lâu, các
trung du và đất bậc thềm, đồng bằng rất thưa. Điều đó nói lên đền thờ Hai Bà Trưng còn nhiều ở Quảng Tây và Quảng Đông
vấn đề phân bố dân cư và đặc điểm nông nghiệp lúa nước cũng (Long Châu).
như chiến tranh và sinh thái thời Hai Bà Trưng.
Vấn đề xác định không gian cuộc khởi nghĩa là rất quan
Nghiên cứu cổ sử địa danh là một loại sử liệu góp phần
trọng. Vì nó là cơ sở để nói lên tầm vóc to lớn của cuộc đấu
vào việc vạch phương hướng tìm hiểu nguồn gốc người Việt Cổ,
tranh quật cường của người Lạc Việt dưới sự lãnh đạo của Hai
tổ tiên trực tiếp của Hai Bà Trưng. Con người thời đại Hai Bà
Bà Trưng.
Trưng trồng lúa nước chủ yếu tụ cư ở vùng trung du và đất bậc
thềm; trong khi đồng bằng sông Hồng thành tạo chưa rộng và ổn Muốn giải quyết vấn đề này có thể tiếp cận bằng nhiều
định cư dân phân bố chưa tập trung. Tuy nhiên, lúa nước đã phát nguồn tư liệu khác nhau trong đó cứ liệu về địa danh ngôn ngữ
triển hình thành đồng ruộng khắp đất nước. Với một trình độ văn có thể góp phần làm sáng tỏ về một phương diện nào đó chăng?
minh khá cao, việc quản lý xã hội được cơ chế hóa bằng cơ quan Ở đây, chỉ liệt kê một số tài liệu thuộc địa danh ngôn ngữ
nhà nước, từ trung ương đến xóm làng. Nhà nước dựa trên hình (toponymie) quen thuộc có từ tố Kẻ (chỉ nơi cư trú).
thái kinh tế nô lệ phương Đông có đầy đủ các yếu tố của thượng
tầng kiến trúc từ thời đại Hùng Vương. 23
Hậu Hán thư quyển 54 và 86.

103 104
Vùng Lưỡng Việt (tức Quảng Tây – Quảng Đông Trung - Huyện Yên Thành
Quốc ngày nay) địa danh có từ Kẻ rất phổ biến: 1. Kẻ Dòi 5. Kẻ Sọt
- Phiên Ngung có Kẻ Lâu Trường 2. Kẻ Vịnh (Vĩnh Tuy) 6. Kẻ Rộc (Kim Thành)
- Thương Ngô có Kẻ Lãm 3. Kẻ Giai (Văn Giai) 7. Kẻ Gám (Xuân Thành)
- Quế Bình có Kẻ Lăng
4. Kẻ Dền 8. Kẻ Găng (Tăng Thành)
- Nam Hải có Kẻ Táo
- Quế Lâm có Kẻ Trúc Nhưng cái mới ở đây, là ngoài vùng đồng bằng, còn tìm
- Thương Lâm có Kẻ Lập thấy có hệ thống, địa danh có từ Kẻ ở phía tây:
- Hạ Huyện có Kẻ Luân… Huyện Thường Xuân (Mường): Kẻ Rây, Kẻ Toung, Kẻ
(Từ Kẻ biến âm bạch ở vùng Lưỡng Việt thành Cổ, cũng Sông, Kẻ Trinh, Kẻ Quân, Kẻ Vu, Kẻ Quan, Kẻ Đăng, Kẻ Mãnh,
như ở Việt Nam hiện nay có Kẻ Loa. Kẻ Nhuế thành Cổ Loa, Cổ Kẻ Gi, Kẻ Bộc, Kẻ Doanh, Kẻ Hào.
Nhuế…). Huyện Quỳnh Châu (Kẻ Bọn): Kẻ Loa, Kẻ Giêng, Kẻ
Trong phạm vi nước ta hiện nay, loại địa danh này tìm Thang, Kẻ Cong, Kẻ Tham, Kẻ Lô, Kẻ Lay, Kẻ Bục, Kẻ Chăm
thấy dày đặc ở trung du đồng bằng sông Hồng và địa bàn người Trên, Kẻ Chăm Dưới, Kẻ Vãi, Kẻ Vân, Kẻ Vinh, Kẻ Chai, Kẻ
Mường, nhưng lại rất hiếm ở Việt Bắc và Tây Bắc (Địa bàn Tày Trọc, Kẻ Mo, Kẻ Kẻo, Kẻ Bua, Kẻ Số, Kẻ Trang, Kẻ Bản, Kẻ
Nùng – Thái). Căng, Kẻ Ba, Kẻ Ba Sách, Kẻ Sói Dưới, Kẻ Mùng, Kẻ Dinh.
Thanh Nghệ Tĩnh đất Cửu Chân xưa, tài liệu có thể thu Về phần đất Nhật Nam xưa, nếu có ý kiến còn khác nhau
thập khắp các huyện: là về ranh giới phía Nam, còn phía Bắc nói chung đều thống nhất
- Huyện Diễn Châu: là từ đèo Ngang trở vào thuộc quận Nhật Nam. Trên địa bàn này,
1. Kẻ Trài (thôn Hương 7. Kẻ Hốp (Xuân Dương) một số nhà nghiên cứu đã cho rằng, không có hệ thống địa danh
Dương) có từ Kẻ. Vì lẽ đó, chúng tôi thấy rất cần thiết cung cấp một
8. Kẻ Nhung (Xuân Việt)
lượng thông tin tương đối lớn về vấn đề này. Với khối tài liệu đã
2. Kẻ Si 9. Kẻ Trong (Đan Trung) thu thập được hiện nay, có khả năng phục hồi lại từng địa danh
3. Kẻ Vích (thôn Thanh 10. Kẻ Hoè (Phì Cam) có từ Kẻ, tương đương với một làng có tên Hán Nôm, trên khắp
Bích) các địa bàn huyện thuộc Bình Trị Thiên:
11. Kẻ Sụm (Phú Lâm)
4. Kẻ Vạn (Vạn Phần) 12. Kẻ Chượng (Bích Trận) - Huyện Tuyên Hoá: Kẻ Má (xã Cao Trạch), Kẻ Càn (xã
5. Kẻ Dặm (Vân Tập) 13. Kẻ Đạu Kiêm Long, Kẻ Biểu (xã Biểu Lệ), Kẻ Đáy (xã Văn Phú), Kẻ Xả
6. Kẻ Trùm (Vĩnh Bình) (xã Cảnh Dương), Kẻ Câu (phường Ngoại Hải), Kẻ Đại (thôn
14. Kẻ Lứ

105 106
Nghĩa Nương), Kẻ Gián (thông Chánh Trực), Cả Cảng, Kẻ Lái Nghĩa Bình: Kẻ Bôn (chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành), Kẻ
(xã Cương Gián); Lũy (cửa biển phía Đông thị xã Quảng Ngãi), Kẻ Hàn (thôn Du
- Huyện Bố Trạch: Kẻ Chao (Gia Trịnh trang), Kẻ Giang Quang, Xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, sông Trà Câu chảy qua
(lang Cồn), Kẻ Hạ (Cao Lao hạ), Kẻ Chung (Cao Lao Trung), đây cũng gọi là sông Kẻ Hàn), Kẻ Hoang (huyện Phù Cát), Kẻ
Kẻ Sô (Xuân Sơn Trang), Kẻ Nghen (xã Hoành Kinh), Kẻ Sen Tân (Cầu Gành, ngã ba nơi tiếp giáp đường 19 và đường số 1),
(Liên Phương Thượng), Kẻ Bàng (Liên Phương Trung), Kẻ Kẻ Thử (cửa biển nam huyện Phù Cát, một thương cảng nổi
Ngạn (Liên Phương Hạ), Kẻ Nấu (thôn Lý Nhân), Kẻ Rây (Hòa tiếng xưa kia, còn nhiều di tích khảo cổ quan trọng, có đường
Duyệt Trang), Kẻ Láu (Vỏ Thuận Trang), Kẻ Nô (thôn Lộc Mỹ), sông nối liền với thành Đồ Bàn). Địa danh có từ Kẻ, điểm cuối
Kẻ Đon (thôn Hoàn Lão), Kẻ Hạc (thôn Hoàn Phục), Kẻ Nâm cùng tìm thấy ở huyện Tuy An (thuộc Phú Yên cũ, phần bắc Phú
(thôn Lộc Mỹ), Kẻ Nâm (thôn Cự Nậm), Kẻ Đó Ôi (thôn Hỷ Khánh). Và từ nam đèo Cả - Mũi Nậy trở vào, chưa tìm thấy một
Duyệt), Kẻ Lái (thôn Lý Hoà). địa danh nào có từ Kẻ.
- Huyện Quảng Ninh: Kẻ Thẹc (xã Thạch Bàn), Kẻ Trìa Trên địa bàn Nhật Nam, địa danh Kẻ nằm gọn và phân bố
(xã Tân Lệ), Kẻ Rồng (xã Phúc Long), Kẻ Tùng (xã Lộc Long), rộng khắp giữa hai con sông. Con sông lớn: phía bắc – Tà
Kẻ Bói (phường Bối Sơn). Kroông Nậy (Rào Nậy hay sông Gianh; phía nam – Tà Kroông
- Huyện Lệ Thủy: Kẻ Liễu (Tréo), Kẻ Da (thôn Mỹ Duyệt), l’hon (sông cá sấu); người Hán gọi là Châu Bon Đà Lãng
Kẻ Lê (xã Lê Xá), Kẻ Châu (xã Châu Xả). (chuyên âm đảo ngược Tà Kroông l’hon) – sông Đà Rằng.(24)
- Quảng trị (cũ) địa danh có từ Kẻ cũng dày đặc: Kẻ Tháp, Bằng phương pháp thống kê địa danh đã được thực hiện ở
Kẻ Bưu, Kẻ Lũy, Kẻ Thành, Kẻ Dòi, Kẻ Nai, Kẻ Sen, Kẻ trên, có thể trình bày những địa danh có từ Pu (núi), Tà (sông),
Sơn…và ở Thừa Thiên (cũ) huyện nào cũng tìm thấy Kẻ: Kẻ My Na (ruộng đồng), mà mật độ phân bố rất dày và cũng trên một
(huyện Phú Vang), Kẻ Bi (huyện Phong Điền), Kẻ Loi (Tây Phú bình diện toàn bộ Lưỡng Việt đến mũi Nậy ở phía Nam.
Lộc), Kẻ Tháp (huyện Quảng Điền), Kẻ Trại (Huế)…càng tập Để làm sáng tỏ biên độ về không gian cuộc khởi nghĩa Hai
trung nhiều ở vùng biển phía Nam: Kẻ Vũ, Kẻ Sung (đông Bà Trưng, bên cạnh những cứ liệu địa danh ngôn ngữ đã trình
huyện Hương Thủy)… bày cần phải có những tài liệu lịch sử thích hợp, bổ sung mới đạt
Tình hình phân bố địa danh có từ Kẻ ở Quảng Nam – Đà yêu cầu trên.
Nẵng và Nghĩa Bình cũng tương tự Bình Trị Thiên: Trong Hậu Hán thư, mục “Nam Man truyện” ghi về cuộc
Quảng Nam – Đà Nẵng: Kẻ Xuyên (huyện Thăng Bình), khởi nghĩa Hai Bà Trưng đại để như sau:
Kẻ Tam (huyện Tam Kỳ), Kẻ Kei (huyện Duy Xuyên), Kẻ Loi
(huyện Hoà Vang), Kẻ Wang (Trung Phước), Kẻ Trài (thị xã
(24)
Hội An)… Có người đã cho rằng, Đà Rằng là chuyển âm từ Đắc Korông (đắc:
ruộng nước, thuộc ngôn ngữ Môn Khơmer, ý kiến này không phù hợp với
bia ký cổ).

107 108
… “Người con gái Giao Chỉ là Trưng Trắc, cùng với em Giao Chỉ - trên đất nước Việt Nam hiện nay. Như thế trung tâm
gái là Trưng Nhị nổi dậy đánh phá quận huyện. Trưng Trắc vốn cuộc khởi nghĩa là ở quận Giao Chỉ và cơ quan đầu não của bọn
là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh, là vợ Thi người Chu Diên. thống trị cũng bị đánh bại tại đây. Thủ phủ của bộ Giao Chỉ
Trắc rất dũng mãnh, thái thú Giao Chỉ là Tô Định dùng pháp luật được giải phóng. Từ đó phong trào lan rộng ra các quận, tiến tới
trói buộc, Trắc căm phẫn nên chống lại. Các quận Cửu Chân, hoàn toàn giải phóng 65 thành. Địa bàn 65 thành (thuộc 9 quận)
Nhật Nam, Hợp Phố, người Man, Lý đều hưởng ứng. Trưng bao gồm từ Lưỡng Việt tới Mũi Nậy.
Trắc chiếm được 65 thành, tự lập làm vua. Thứ sử Giao Chỉ và Phạm vi phân bố địa danh có từ tố “kẻ”, hoàn toàn phù
các thái thú chỉ còn biết tự vệ. Quang Vũ đế xuống chiếu, ra lệnh hợp với địa bàn giải phóng 65 thành của cuộc khởi nghĩa Hai Bà
cho Trường Sa, Hợp Phố, Giao Chỉ chuẩn bị xe, thuyền, sửa Trưng. Đó cũng là phạm vi không gian của cuộc khởi nghĩa, giải
chữa đường sá, cầu cống, khai thông các khe suối, tích trữ lương phóng độ 1,5 triệu người thoát khỏi ách thống trị của nhà Hán.
thực. Năm thứ 18, sai Phục Ba tướng quân là Mã Viện, Lâu Và đó cũng là phạm vi lãnh thổ của nhà nước và dân số dưới
Thuyền tướng quân là Đoán Chí đem hơn một vạn quân ở thời đại Hai Bà Trưng.
Trường Sa, Quế Dương, Linh Lăng, Thương Ngô tới đánh”… Từ những tư liệu đã trình bày trên, bước đầu xin có mấy ý
Nhà Hán sau khi đánh bại Lữ Gia, thôn tính Nam Việt, kiến sau đây:
chia Nam Việt và những vùng bị ràng buộc vào Nam Việt thành a. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là cuộc đấu tranh
chín quận. Theo sự ghi chép của Tiền Hán thư, các quận đó là : giải phóng dân tộc, mang bản chất tiến bộ. Lần đầu tiên bằng tài
1. Nam Hải (6 huyện) có 94.253 người liệu địa danh ngôn ngữ, kết hợp chừng mực nhất định với cứ liệu
2. Uất Lâm (12 huyện) có 71.162 người lịch sử, vẽ lại biên độ không gian cuộc khởi nghĩa ấy, rộng lớn
3. Thương Ngô (10 huyện) có 146.160 người hơn nhiều với quan điểm trước kia, càng có cơ sở mới để khẳng
4. Giao Chỉ (10 huyện) có 746.237 người định tầm vóc vĩ đại của cuộc đấu tranh đó. Theo tác giả, phạm vi
lãnh thổ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giải phóng cũng là lãnh
6. Cửu Chân (7 huyện) có 35.743 người
thổ của Vương Quốc Văn Lang dưới thời đại Hùng Vương: Ra
7. Nhật Nam (5 huyện) có 69.485 người đời cùng thời với nước Sở ở Trường Giang. Nếu chúng ta trói
Theo tổ chức hành chính nhà Hán, huyện có thành. Cuộc chặt bằng biên giới hiện nay, chắc chắn không thể làm sáng tỏ
khởi nghĩa Hai Bà Trưng thu về 65 thành, tức là giải phóng toàn được nhiều vấn đề lớn của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, cũng
bộ 9 quận. Nhà Hán thành lập bộ Giao Chỉ (mang tên quận chủ như không thể dựng lại đầy đủ cuộc kháng chiến vĩ đại của
đạo), thủ phủ đóng tại quận Giao Chỉ. Như thế trung tâm thống người Lạc Việt đã từng đánh bại 50 vạn quân của đế quốc Tần,
trị của nhà Hán đối với bộ Giao Chỉ đóng tại quận Giao Chỉ. Sự mà chính sử của người Hán đã ghi lại và làm sao có thể giải
thống trị đó với các quận không hoàn toàn giống nhau. Cuộc thích được sự phân bố văn hóa đồ đồng Đông Sơn ở Lưỡng Việt
khởi nghĩa Hai Bà Trưng bắt đầu từ huyện Mê Linh, thuộc quận – vốn thuộc Vương Quốc Văn Lang.

109 110
b. Từ Lưỡng Việt đến Mũi Nậy ở phía Nam là địa bàn gốc Thái - Mường, chạy dài suốt miền Trung (Tà Cơn).Và bia ký
của người Lạc Việt – có nguồn gốc và ngôn ngữ chung, nằm Chàm cổ còn ghi lại: Tà Kroông K’re (sông Trà Khúc), Tà
trong khối Bách Việt, đã thành lập Vương Quốc Văn Lang thời Kroông R’heeng (sông Vệ), Tà Kroông H’Rui (sông Trà Cầu)…
đại Hùng Vương. Loại địa danh này có khắp miền Đông Nam Bộ (Tà Lãi) đến Tà
Cư dân ở Nhật Nam tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Keo (sông Ngọc) ở Cămpuchia. Những địa danh có các thành tố
Trưng cũng là người Lạc Việt, sau đó thành lập nhà nước Lâm Pù (núi) và Tà (sông) cũng khá phổ biến ở miền Nam Trung
Ấp, dần dần có sự hỗn hợp với cộng đồng người phía nam Mũi Quốc trên địa bàn người Việt cổ. Loại địa danh chỉ núi, sông ra
Nậy, nói tiếng Malayo (cuối triều đại Sinhapura – thế kỷ VII – đời sớm nhất trong lịch sử phát triển địa danh.
IX). Đó là nguyên nhân đưa lại sự khác biệt nào đó giữa Việt Tài liệu địa danh này, nổi bật một vấn đề quan trọng: vào
và Chăm. một thời kỳ lịch sử xa xưa, cộng đồng người phân bố rất rộng từ
miền Nam Trung Quốc (chủ yếu Lưỡng Việt) đến Nam Đông
2. Địa danh ngôn ngữ cổ với lịch sử các quốc gia cổ: Dương nói một ngôn ngữ có yếu tố cơ bản thống nhất (từ chỉ:
Chăm Pa, Chân Lạp, Phù Nam trên lãnh thổ Việt Nam núi, sông).
Những cứ liệu địa danh ngôn ngữ cổ - trước lớp Hán Việt c. Chúng ta gặp rất phong phú ở vùng người Mường –
cho phép nghiên cứu mấy vấn đề sau đây: Thái địa danh có thành tố Na, Nà (đồng ruộng). Vùng Hà Bắc và
a. Tách lịch sử Phù Nam cổ đại và lịch sử Cămpuchia, quanh đền Hùng loại địa danh này khá dày đặc (Nà Lao, Nà
bằng cách xác lập ngôn ngữ của cư dân Phù Nam thuộc hệ Uy…). Trên địa bàn Nhật Nam (thuộc Quảng Ngãi) có Nà Lau,
thống tiếng nói Malayo, khác tiếng nói Môn Khmer, mà từ Nà Klich, Nà Niêu (địa điểm Tỉnh ủy Quảng Ngãi họp quyết
trước đến nay: “Phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng cư định đồng khởi Trà Bồng), và một điều rất lý thú người Chăm
dân Phù Nam là người Khơ Mer(25) (vấn đề này sẽ được trình H’rê trong ngôn ngữ của họ cũng gọi Nà là ruộng. Địa danh có
bày kỹ hơn ở phần sau). thành tố nà vùng Chăm H’rê cũng phổ biến như ở người Mường
b. Cung cấp bảng thống kê lớn những địa danh chỉ núi có – Thái. Những từ chỉ phức hợp lúa nước có sự đồng nhất tương
thành tố Pù, từ Pu Tha Ca ở Việt Bắc, Pu San (Tây Bắc), bao đối giữa các ngôn ngữ: Mường – Thái – Chăm H’rê và Việt
trùm vùng người Mường, khu bốn cũ vào miền trung, Pù Nú (Sa (Khu IV cũ).
Huỳnh – Nghĩa Bình), đến Pù Đóp, Pù Bông, Pù Prăng (miền Trong Kinh cúng của người Chăm H’rê được ghi có câu:
Đông Nam bộ), đi đôi với loại địa danh này, địa danh chỉ sông - Bok ai k’na hung, bok ai gon laik
có thành tố Tà (Tã) phân bố khá tập trung ở vùng người Tày - - Ông ở ruộng tốt, ông ở đồng ruộng.
- … K’na mi chốp ai, moi yăch moi plie…
(25)
Phạm Việt Trung – Nguyễn Xuân Ký – Đỗ Văn Nhung, Lịch sử Cămpuchia, - … Ruộng mẹ ở mười một làng…
NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội năm 1982, trang 31.

111 112
Sử liệu này cho phép chúng ta nghĩ rằng từ Giao Chỉ, Cửu Quanh vùng Cổ Loa địa danh có từ Chiềng khá nhiều: một
Chân, Nhật Nam và Lưỡng Việt rất phổ biến địa danh có thành địa điểm khảo cổ học có tiếng Chiềng Vậy (huyện Hoài Đức).
tố na (ruộng) người Việt cổ trồng lúa nước rất sớm; và có một Vùng nông thôn miền Bắc còn không ít địa danh có từ Chiềng.
lớp ngôn ngữ thống nhất chỉ về phức hệ lúa nước. Và cư dân Nhưng thưa dần vào phía Nam: Chiềng Giang (O Lâu) Quảng
Nhật Nam là người Việt cổ; phía Nam của họ là cộng đồng Trị. Địa bàn người Tày địa danh Chiềng không có nhiều. Sự
người nói tiếng Malayo. phân bố địa danh này có nét đặc thù là tập trung ở vùng bậc
d. Sách là tổ chức hành chính cơ sở của người Việt cổ dưới thềm: Lên Tây Bắc: Chiềng Yên, Chiềng Pắc, Chiềng Lề (Bản
thời Hùng Vương – An Dương Vương. Nó bị thu hẹp dần dần Phủ, thành Hoàng Công Chất ở Điện Biên Phủ)… sang Bắc Lào
dưới sự thống trị của người Hán. Qua thống kê, đến nhà Lê còn (Chiềng Khọ) và dày đặc ở Bắc Thái Lan (Chiềng Kham, Chiềng
hơn 500 Sách. Tổ chức hành chính ở Nhật Nam cũng như Sách. Toung, Chiềng Tóng, Chiềng Mai (một địa danh nổi tiếng ở Thái
Sự thống trị của đế quốc Hán đối với phần đất này không được Lan từ xưa). Vân Nam cũng có địa danh Chiềng (Chiềng Lạn).
liên tục, kém chặt chẽ hơn phía Bắc, do đó Sách tồn tại rất bền Ở phía đông vùng Tây Bắc; một số nơi có địa danh Chiềng
vững. Theo tài liệu thống kê vùng Chăm H’rê còn 220 Sách, của người Thái gắn liền với sự tích Vua Bà.
huyện Đồng Xuân (thị xã Sông Cầu, Phú Yên) phần đất cực nam Hiện tượng phân bố địa danh có từ Chiềng ở trên, không
của Nhật Nam có: Sách Lanh, Sách Xi, Sách Thái, Sách Thinh, còn nghi ngờ sự thiên di của một bộ người Việt cổ làm lúa nước
Sách Lei, Sách Ruộng, Sách Xiêu, Sách Đong, Sách Chà Là, (Thái từ Việt mà ra), ở vùng bậc thềm sông Hồng lên phía tây
Sách Hậu Sơn, Sách Ma Man, Sách Ma Khoan, Sách Ka Ton, với văn hoá lúa nước và văn hoá đồ đồng Đông Sơn.
Sách Ru, Sách Ma Mo Giao, Sách Ma Tróc, Sách Suối Đập,
Sách Cây Tràng, Sách Cây Trôi, Sách Kà Lúi, Sách Ka Bon, ở
III. NGƯỜI PHÙ NAM CỔ
huyện Sơn Hoà (Phú Yên) có 15 Sách.
NÓI TIẾNG MALAYO KHÁC NGƯỜI CHÂN LẠP
Sử liệu này gợi cho chúng ta một hướng nghiên cứu quan
trọng, tổ chức hành chính cơ sở Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Lịch sử Campuchia từ trước đến nay đều được viết bao
Nam đều thống nhất là Sách. Điểm này cũng nói lên cơ chế nhà gồm cả đế quốc Phù Nam – một quốc gia có nền văn minh rất
sớm ở Đông Nam Á và chịu ảnh hưởng của văn minh Đông Sơn
nước của thời đại Hùng Vương đến Hai Bà Trưng (trước khi
khá đậm nét. Người Khmer có nguồn gốc ở Trung Nguyên. Địa
xuất hiện Lâm Ấp) vững chắc và có bề thế quốc gia văn minh.
bàn gốc của người Phù Nam là đất Campuchia – Nam Bộ và hạ
e. Trong tổ chức xã hội thời kỳ Hùng Vương có Bồ chính; lưu Thái Lan. Mối quan hệ hai nước là: xâm lược và bị xâm
theo tác giả từ này chuyển âm gốc: Pồ Chiếng (người đứng đầu lược; mỗi quốc gia có lịch sử riêng. Do đó, tuyệt đối không thể
Chiêng = trung tâm hành chính). nhập lịch sử Phù Tang vào Campuchia. Sở dĩ lâu nay có sự lầm
lẫn ấy là vì:

113 114
1. Thiếu sự hiểu biết về sử liệu, Campuchia cổ gốc ở Chúng ta có thể làm sáng tỏ một điểm quan trọng khác:
Chiềng Mai (Bắc Thái Lan). lớp địa danh cổ nhất ở Nam Bộ thuộc ngôn ngữ nào?
2. Sai lầm quan trọng nhất là cho rằng cư dân Phù Nam là - Người ta thường gặp một số địa danh thuộc ngôn ngữ
người Khmer. Môn – Khmer như:
Kinh đô đầu tiên của Phù Nam ở Koh Th’lok. Trong tiếng - Phrar dek (chợ sắt) = Sa Đéc; Motst Chrust (mỡ lợn) =
Malayo Koh = bãi (bãi sông, bãi biển, bãi vịnh…) và Pulo = đảo, Châu Đốc; Túc Kh’mau (nước đen) = Cà Mau; Preah Trapeng
cù lao. Người Thái và Khmer vốn ở Trung Nguyên nên rất (tượng phật gặp trong ao) = Trà Vinh; Prey Nokor (thị trấn trong
nghèo từ chỉ sông, biển… Họ tiến xuống phía đông, mượn ngôn rừng) = Sài Gòn; Srok Treáng (hay Khléang, kho hoặc bãi sậy) =
ngữ Malayo, nghĩa của từ này có sự thay đổi, từ Koh vốn thuộc Sóc Trăng; Srok Bàrac = Long Xuyên; Srok Kramuon so = Rạch
ngôn ngữ Malayo có nghĩa là bãi, tiếng Thái Lan và Khmer gọi Giá… Nhìn chung lớp địa danh này mới, ít tập trung; dưới đáy
Koh = đảo. Thí dụ: Koh Th’may, Koh Rong, Koh Po, Koh nó là một lớp địa danh dày đặc, thuộc ngôn ngữ Malayo.
Chang, Koh Vai, Koh Baitung, Koh Kha ra la dơ, Koh Ma, Koh Để dễ theo dõi vấn đề, tôi chỉ trình bày một lớp địa danh
Rang, Koh Rông, Koh Rong xam len, Koh Ka Kiê… thuộc đất có thành tố Koh (bãi) thuộc ngôn ngữ Malayo.
Campuchia trong vùng biển Thái Lan. - Koh Srab – thuộc đảo Phú Quốc, Koh Ka efk = cù lao
Vịnh Băng Cốc có: Koh Xichang, Koh Thai Khang Khao, quạ, Koh T’lok (Tà Lock) = Trà Luộc, Koh nak = cù lao Rồng,
Koh Tao Mo, Koh Xa me xan, Koh Lan. Ngôn ngữ Thái Lan Koh au lo = Tân Phụng, Koh phna = cù lao Nga, Koh rư sei prey
Koh = đảo (đồng nhất với tiếng Khmer, vì người Thái mượn tự = cù lao Giềng, Koh Kra bei = cù lao Trâu, Koh Krob = Tùng
này qua tiếng nói Khmer). Ở vùng đồng bằng, từ Bat-tambang Sơn, Koh romas = Cù lao Mây, Koh Pros = cù lao Nai. Koh tin =
đến Pursa’t không có đảo; chỉ là những vịnh nước thuộc Biển Tân Định, Koh Cruk = cù lao Heo, Koh phlơn = cù lao Bí, Koh
Hồ, địa danh Malayo cổ còn lại: Koh Khi Xác puôi, Koh tun = cù lao Dao lửa, Koh Chất = cù lao Chà Và, Koh Snăko =
T’may… măng gù, Koh lopou = cù lao bí, Koh tun = cù lao Giung, Koh
práh stưn = mặc cầu dưng, Koh Ka aft tuốt = bãi công cộc nhỏ,
Trở lại địa danh nổi tiếng nhất: Koh Th;lok – kinh đô Phù
Koh Ka ăt Thom = bãi công cộc lớn, Koh Kban Khla = bãi tròn.
Nam. Koh = bãi, Th’lok = vịnh (nước) = bãi vịnh. Địa danh có di
Koh pawk Kautél = bãi dài, Koh thlomf = bãi bà Lúa.
chỉ khảo cổ làm rạng rỡ nền văn minh Phù Nam là Óc Eo, chắc
Trên đây chỉ liệt kê một trong phạm vi nhỏ của Kiên Giang
chắn chuyển câu từ: T’lok, Th’lok = vịnh; eo = ya = nước; Th’lok
(An Giang – Châu Đốc) giáp Campuchia. Nếu mở rộng ở các
ya = vịnh nước – thuộc ngôn ngữ Malayo. Loại địa danh này
vùng khác cũng có tình hình tương tự:
chúng ta có thể dẫn chứng hàng loạt; làm nổi lên lớp địa danh cổ
nhất ở trên đất Campuchia là thuộc ngôn ngữ Malayo – người - Koh Trà Lafc = Côn Lôn, Koh Somtam = Phối; Koh
Phù Nam cổ có tiếng nói Malayo là điều không còn nghi ngờ… Krec = Tân Chánh; Koh Kanun = Cái Tắt; Koh Mesgo = Mỹ
Tho; Koh Păm = Hà Tiên; Koh Prék rư sei = Bến Tre…

115 116
Loại địa danh này dày đặc, tương tự địa danh có từ Kẻ ngữ của người Elam (phía đông sông Tigrơ, Iran) vốn có nguồn
phân bố ở phía Bắc nước ta… Trên địa bàn của cộng đồng cư gốc chung từ xa xưa.
dân nói ngôn ngữ Malayo ở Đông Nam Á, địa danh chỉ đảo đều Người ta đã phát hiện một loại từ Ubai giống với những từ
có từ Pulo (tiếng Malayo là đảo). Tình hình ấy cũng tương tự ở hoặc những ngữ Dravida. Hàng trăm đô thị ở Nam Ấn có tên tận
miền Nam nước ta Pulo Kondor = Côn Đảo, Pulo Gambir = cù
cùng bằng “ua” trong các ngôn ngữ Dravida, tiếng “ua” có nghĩa
lao Xanh tức xã Nhơn Châu, thuộc thị xã Quy Nhơn, Pulo
Kanton = cù lao Lý Sơn (Quảng Ngãi)… là nơi có người ở, đô thị… và do đó, người ta đã gặp gốc “ua” ấy
trong tên của nhiều đô thị ở Lưỡng Hà.
Qua tài liệu trình bày ở trên, có thể rút ra kết luận quan
trọng: địa danh cổ nhất ở Nam Bộ là thuộc ngôn ngữ Malayo. 2. Lớp địa danh có thành tố Chiềng, phân bố trong
Người nói tiếng Malayo ở đất Nam Bộ trước hết. Và tiếng của không gian rất rộng từ miền Bắc Việt Nam qua Lào và phổ biến
cư dân Phù Nam khác với người Khmer. ở miền Bắc Thái Lan:
Từ nhận thức cơ bản này chúng ta sẽ thấy rõ nguyên nhân
mâu thuẫn về dân tộc giữa Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp: Chiềng là gì? Truyền thuyết dân gian được ghi chép trong
Suryavacman người sáng lập ra đế quốc Angko là con trai của “Lĩnh Nam chích quái”, phản ánh xã hội Văn Lang của người
vua Xujita mà kinh đô là thành phố Lingo – miền trung bán đảo Việt cổ có một tầng lớp thống trị, gồm: Hùng Vương, Lạc Hầu,
Mã Lai ngày nay và nguồn gốc văn minh Angko. Lạc tướng, Bồ chính, Quan lang, Mỵ nương… Bồ chính ghi âm
Vấn đề xác lập ngôn ngữ của người Phù Nam, có liên quan của Bồ Chiềng = người đứng đầu của Chiềng. Khảo cổ học
trực tiếp đến lịch sử Việt Nam thậm chí có khi trở thành vấn đề thường phát hiện ở những nơi có địa danh có từ tố Chiềng và bắt
thời sự chính trị. gặp ở đó những sưu tập hiện vật quan trọng thuộc nền văn hoá
khảo cổ học Đông Sơn, thí dụ: Chiềng Vậy (Hà Nội), Gò Chiềng
IV. KHÔNG GIAN PHÂN BỐ ĐỊA DANH: (Vĩnh Phú)…
CHIỀNG – TỪ VIỆT NAM ĐẾN THÁI LAN Theo tài liệu của người Thái Tây Bắc (Việt Nam), Chiềng
1. Khoa học đã chứng minh khả năng của địa danh học là nơi trung tâm hành chính của một Mường, ở đó đặt bộ máy
trong việc tìm mối liên hệ giữa các nền văn minh và tộc người xa thống trị của toàn Mường. Chiềng thường là một bản lớn, có khi
xưa trong lịch sử gồm hai hay ba bản. Nhân dân sinh sống ở Chiềng, thường có
Bằng địa danh học người ta đã phát hiện những nét giống dòng dõi quý tộc, chức dịch lớn, tay chân thân cận của nhà quan.
nhau không thể chối cãi được giữa các nền văn minh Nguyên Ấn Tổ chức Chiềng của người Thái Việt Nam tồn tại cho đến thế kỷ
và Lưỡng Hà. Theo các nhà bác học, ngôn ngữ Dravida cũng XVII, bao gồm một bộ máy quan Chiềng được tổ chức chặt chẽ.
như ngôn ngữ của người Ubai – tổ tiên của người Xume và ngôn

117 118
V- KHÔNG GIAN PHÂN BỐ Chiềng Nèn (từ Mộc Châu đi Phiên Chiềng Hoa (Phù Yên, Sơn La)
Luông) Chiềng Hung (Sông Mã, Sơn La)
LỚP ĐỊA DANH CÓ THÀNH TỐ CHIỀNG
Chiềng Nưa (Mai Sơn, Sơn La) Chiềng Khoang (Tuần Giáo, Sơn La)
1. Việt Nam Chiềng Pàn (Mai Sơn, Sơn La) Chiềng Khóa (Tuần Giáo, Sơn La)
Chiềng Pấc (Thuận Châu, Sơn La) Chiềng Khương (Sông Mã, Sơn La)
Hà Nội Chiềng An (Thuận Châu, Sơn La)
Chiềng Pha (Thuận Châu, Sơn La) Chiềng Khún, Hin Cón (Mai Sơn,
Chiềng Lôi (xóm Nhổi, Cổ Loa) Chiềng Ban (Mai Sơn, Sơn La)
Chiềng Đi (Mộc Châu, Sơn La) Sơn La)
Chiềng Vậy (di chỉ khảo cổ học, Chiềng Bằng (Mường La, Sơn La)
Hoài Đức) Chiềng Đi hay Chiềng Ly (Thuận Chiềng La (Thuận Châu, Sơn La)
Chiềng Bôm (Thuận Châu, Sơn La)
Châu, Sơn La) Chiềng Lái (Thuận Châu, Sơn La)
Chiềng Tăng (Sơn Tây) Chiềng Cang (Sông Mã, Sơn La)
Chiềng Hinh Tảng (Quỳnh Nhai, Chiềng Lương (Mai Sơn, Sơn La)
Vĩnh Phú Chiềng Cằm (Thị xã Sơn La) Sơn La)
Gò Chiềng (di chỉ khảo cổ học) Chiềng Chan (Mai Sơn, Sơn La)
Chiềng Minh (huyện Phù Ninh) Chiềng Châu (Mai Châu, Sơn La)
Hoà Bình (Hà Sơn Bình) 2. Nước Lào
Chiềng Chu (Mộc Châu, Sơn La)
Chiềng Chê (Vụ Bản) Chiềng Chung (Tuần Giáo, Sơn La) Chiềng Cuôi (Luông Prabăng) Chiềng Muông (Luông Prabăng)
Chiềng Ha, Chiều Châu, Chiềng Xại Chiềng Cọ (Mường La, Sơn La) Chiềng Hòn (Xay Nha Bu Li) Chiềng Ngơn (Luông Prabăng)
(Mai Châu)
Chiềng Cơi (Thị xã Sơn La) Chiềng Khọ (Nọng Hét) Chiềng Nhang (Luông Prabăng)
Chiềng Hạ (Mai Châu, Hà Sơn Bình)
Chiềng Đong (Yên Châu, Sơn La) Chiềng Khoảng (Xay Nha Bu Li) Chiềng Nung (Luông Prabăng)
Chiềng Xại (Mai Châu, Hà Sơn
Chiềng Đao (Sông Mã, Sơn La) Chiềng Kiêu (Nọng Hét) Chiềng Phu Kha (Luông Nặm Thà)
Bình)
Chiềng Phung (Quỳnh Nhai, Sơn La) Chiềng Lom (Xay Nha Bu Li) Chiềng Tam (Xay Nha Bu Li)
Thanh Hoá
Chiềng Tè (Mường La, Sơn La) Chiềng Cốc (Luông Nậm Thà) Chiềng Thoong ( Nọng Hét)
Chiềng Kha, Chiềng Dương (Bái
Thượng) Chiềng Ten (Thuận Châu, Sơn La) Chiềng Kheng (Luông Nặm Thà) Chiềng Đông hay Chiềng Tông (tên
Chiềng Vai (Mường La, Sơn La) Chiềng Mai (Luông Nặm Thà) cổ thuộc Luông Prabăng)
Nghệ Tĩnh
Chiềng Ban (Quỳnh Châu) Chiềng Ve (Tuần Giáo, Lai Châu) Chiềng Muôn (thuộc Prabăng cổ Chiềng Xây ( Nọng Hét)
Chiềng Xa (Phong Thổ, Lai Châu) xưa) Chiềng Xét (Sầm Nưa)
Tây Bắc
Chiềng Ly (xem Chiềng Đi) Chiềng Xan (Mường La, Sơn La) Chiềng Mi (Nọng Hét) Chiềng Xét (thuộc Lào)

Chiềng Mai (Mai Sơn, Sơn La)) Chiềng Xâu (Thuận Châu, Sơn La)
Chiềng Mó (Mộc Châu, Sơn La) Chiềng Xinh (Mường La, Sơn La) 3. Thái Lan
Chiềng Ngam (Thuận Châu, Sơn La) Chiềng Xôm (Sông Mã, Sơn La)
Chiềng Đen (Mai Sơn, Sơn La) Ở đây chỉ giới thiệu những địa danh Chiềng lớn thuộc
Chiềng Ngần (Mường La, Sơn La)
phạm vi Lăm Pang, Bắc Thái Lan:

119 120
Lan. Nó không chỉ dừng lại ở sự qua lại lẫn nhau, mà cho phép
Chiềng Ai Chiềng Mày
xem xét dưới góc độ nguồn gốc (trong những giai đoạn lịch sử
Chiềng Cơlang Chiềng Muôn
xác định) là điều không thể loại trừ.
Chiềng Khan Chiềng Papa
Nhân kỷ niệm 500 năm bản đồ Hồng Đức, chúng tôi trân
Chiềng Khăm Chiềng Vai
trọng đề nghị Hội Trắc địa bản đồ viễn thám cần có sự tổ chức
Chiềng Khiên Chiềng Rai
quan tâm nghiên cứu xây dựng tập bản đồ địa danh cổ (trước Hán).
Chiềng Không Chiềng Sẻn
Chiềng Len

VI. MẤY NHẬN XÉT

1. Không gian phân bố lớn của địa danh có thành tố


Chiềng, bao gồm một vùng rộng lớn từ miền Bắc Việt Nam, qua
Thượng Lào đến miền Bắc Thái Lan.
2. Bằng các nguồn thư tịch và tài liệu khảo cổ học được
biết đến, thì Chiềng là một tổ chức hành chính cấp trên cấp cơ sở
(một cấp), rất quan trọng, đã từng tồn tại ở Việt Nam vào những
thế kỷ trước và sau Công nguyên. Ở Bắc Thái Lan, Chiềng tồn
tại khá sớm như Chiềng Sẻn, vốn là trung tâm của người Thái,
hoặc Chiềng Mày, địa danh này trở thành thủ đô của một nước
tương đối rộng lớn ở Bắc Thái Lan, dưới quyền cai trị của vua
Thái đầu tiên Mêngrai.(26) Còn nhiều địa danh Chiềng hiện nay
trở thành tên của các huyện như: huyện Chiềng Xẻng, huyện
Chiềng Không…
3. Dù bị biến dạng theo thời gian, không gian và điều kiện
lịch sử, nhưng cấu trúc và bản chất của Chiềng là thống nhất.
Trên cơ sở cứ liệu của địa danh học, mở ra hướng và khả năng
nghiên cứu mới, về mối liên hệ giữa văn hóa và con người trên
vùng lãnh thổ rộng từ Bắc Việt Nam – Thượng Lào – Bắc Thái

(26)
Phya Anuman Rajadhon Văn hóa dân gian Thái (bản dịch từ tiếng Anh),
Viện Đông Nam Á – NXB Văn Hoá Hà Nội 1988.

121 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC

1 – Michel Lejeune Le langage et Pécriture dans Lời nói đầu 5


“L’ ésvolution de Phumanité” Vol. III, Quilet 1934. Phần I. Sự hình thành và phát triển chữ viết cổ
2 – James Février, Lalphabet dans “Encyclopédie thuộc hệ thống chữ Khoa đẩu
Francaise” Tome 1. 1937 XVIII: La civilisation écrite. I – Chữ viết gắn liền với nền văn minh của con người 7
3 – A. Meillet et Marcel Cohen. Les langues du monde; II – Những yếu tố tiền văn tự xuất hiện rất phong phú, 20
chuẩn bị tạo sự ra đời một hệ thống chữ Việt phát triển ổn
2 esdition, Paris, 1952.
định và biện chứng
4 – Hans Jensen, Die Schrift in Vergangenheit und
III – Chữ viết Khoa đẩu 48
Gegenwart (Chữ viết trong quá khứ và hiện tại)
IV – Chữ viết – Một đóng góp quyết định vào nền văn 63
5 – David Diringer, The alphabe – A Key to the history of minh Việt cổ
mankind. (chữ cái – một chìa khóa của lịch sử nhân loại)
V – Có một phương pháp luận nghiên cứu khoa học về 75
Londre, 1948 (2 é Edition 1949). chữ Việt cổ cần được làm sáng tỏ
6 – Jmes G. Février, Histoire de Pécriture; Paris – Phần II. Mở rộng
Payot, 1948. I – Những tín hiệu thu nhận từ lược đồ địa danh ngôn ngữ 91
7 – Notices sur les Caractères étranggers anciens et II – Những vấn đề lịch sử cổ đại Việt Nam phức tạp được 106
modernes (Imprimerie nationa – le) Paris, 2 Esition, 1948. phát sáng bằng địa danh
8 – J. Gelb, A study of writing (Một nghiên cứu chữ viết) III – Người Phù Nam cổ nói tiếng Malayo khác người 116
Chicago, 1952. Chân Lạp
9 – Carl Falmen, Buch der Schrift Wien 1880. IV – Không gian phân bố địa danh: Chiềng – từ Việt Nam 119
10 – Hà Văn Tấn, Dấu vết một hệ thống chữ viết trước đến Thái Lan
Hán và khác Hán ở Việt Nam. V – Không gian phân bố lớp địa danh có thành tố Chiềng 121
11 – Một số sách và tạp chí khác. VI – Mấy nhận xét 123
Tài liệu tham khảo 125

123 124
NHÀ XUẤT BẢN TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA
109 Quán Thánh – Ba Đình – Hà Nội
ĐT: HC – TH: 04.37339361; PH: 04.38439034
Các ban biên tập: 04.37341742 – 04.384953 – 04.38439033
Fax: (84-4) 38438951 – Email: nxbtdbk1998@yahoo.com
Website: www.nxbtdbk.vn

PHÁT HIỆN HỆ THỐNG CHỮ VIỆT CỔ


THUỘC LOẠI HÌNH KHOA ĐẨU

Chịu trách nhiệm xuất bản


TS. TRỊNH TẤT ĐẠT

Chịu trách nhiệm nội dung và bản quyền


TRUNG TÂM VĂN HOÁ TRÀNG AN

Biên tập: NGUYỄN THỊ THU MINH


Vẽ bìa: THANH TÚ

In 1000 cuốn, khổ 14,5x20,5cm, tại TTCN in Công ty Khảo sát và Xây dựng
Số đăng ký KHXB: 775-2010/CXB/5-36/TĐBK
Quyết định xuất bản số: 111/ TĐBK – QĐ, cấp ngày 06/8/2010
In xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2010.

125

You might also like