You are on page 1of 5

Trường THPT Chuyên Thăng Long – Đà Lạt NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ 1

Tổ CM: Sử – Địa – GDCD NĂM HỌC: 2023 – 2024


Môn: Lịch sử - Lớp: 10 Cơ bản + 10 Văn

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA HKI. NĂM HỌC 2023-2024


MÔN LỊCH SỬ-KHỐI: 10 CƠ BẢN, 10 VĂN

I. Trắc nghiệm (7,0 điểm):


Bài 1: Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức
1. Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức
a) Lịch sử: Trình bày được khái niệm lịch sử.
- Hiện thực lịch sử là gì?
- Lịch sử được con người nhận thức.
b) Sử học
- Khái niệm Sử học
- Đối tượng nghiên cứu của Sử học.
- Chức năng và nhiệm vụ của Sử học
2. Tri thức lịch sử và cuộc sống
a) Sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời
b) Thu thập thông tin, sử liệu, làm giàu tri thức
c) Kết nối tri thức, bài học lịch sử vào cuộc sống
Bài 2: Vai trò của Sử học
1. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
2. Sử học với sự phát triển du lịch
Bài 3: Khái niệm văn minh
1. Khái niệm văn minh (Nêu, Giải thích được khái niệm văn minh, ví dụ)
2. Phân biệt khái niệm văn hóa và văn minh.
Bài 4: Văn minh Ai Cập cổ đại
1. Những thành tựu cơ bản (chữ viết, khoa học tự nhiên, kiến trúc, điêu khắc)
2. Ý nghĩa.
Bài 5: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại
1. Những thành tựu cơ bản (chữ viết, văn học nghệ thuật, sử học, khoa học tự nhiên, y
học, thiên văn học, lịch pháp, tư tưởng, tôn giáo)
2. Ý nghĩa.
Bài 6: Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại
1. Những thành tựu cơ bản(chữ viết, văn học nghệ thuật, khoa học tự nhiên, tư tưởng,
tôn giáo)
2. Ý nghĩa.
Bài 7: Văn minh Hy Lạp - La Mã thời cổ đại
- Những thành tựu cơ bản (chữ viết, thiên văn học, lịch pháp, văn học, nghệ thuật,
khoa học tự nhiên, tư tưởng, tôn giáo, thể thao)
- Ý nghĩa.
Bài 8: Văn minh thời Phục hưng
- Những thành tựu cơ bản (tư tưởng, văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật, thiên văn
học)
- Ý nghĩa.
II. Tự luận (3,0 điểm)
Câu 1: Em hiểu như thế nào về khái niệm văn minh? Hãy cho biết sự khác nhau giữa
văn hóa và văn minh.
1
Câu 2: Những thành tựu tiêu biểu của văn minh tiêu biểu của Ai Cập thời cổ đại và ý
nghĩa của nó.
Câu 3: Những thành tựu của văn minh Trung Quốc cổ - trung đại trên các lĩnh vực chữ
viết, văn học, nghệ thuật, kỹ thuật và ý nghĩa của những thành tựu văn minh của Trung
Quốc thời cổ - trung đại.
Câu 4: Những thành tựu tiêu biểu của văn minh Ấn Độ cổ - trung đại trên các lĩnh vực
chữ viết, văn học, nghệ thuật, toán học và tôn giáo. Theo em những thành tựu của văn minh
Ấn Độ ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?
Câu 5: Theo em, thành tựu văn hóa nào của Hy Lạp, La Mã cổ đại còn được bảo tồn
đến ngày nay?

-----HẾT-----

ĐÁP ÁN TỰ LUẬN
Câu 1: Em hiểu như thế nào về khái niệm văn minh? Hãy cho biết sự khác nhau
giữa văn hóa và văn minh.
a. Khái niệm văn minh:
- Là trạng thái tiến bộ cả về vật chất và tinh thần của xã hội loài người ở một giai đoạn
nhất định.
- Văn minh là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa, khi xã hội loài người vượt qua
thời kỳ dã man.
- Các yếu tố biểu hiện văn minh là nhà nước, chữ viết, kĩ thuật…
b. Sự khác nhau nhau giữa văn hóa và văn minh.
Văn hóa Văn minh
- Tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần - Trạng thái tiến bộ về cả vật chất và tinh
do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch thần của xã hội loài người, văn minh biểu
sử. Văn hóa đặc trưng cho bản sắc riêng của hiện trình độ phát triển cao của nền văn hóa
một cộng đồng người, của một dân tộc; để và đối lập với nó là dã man, nguyên thủy.
phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.
- Khi loài người xuất hiện và biết chế tạo - Đến thời đại kim khí, nhà nước và chữ viết
công cụ lao động bằng đá  họ đã sáng tạo ra đời, nhân loại bước vào thời kỳ văn minh.
ra văn hóa.
- Văn hóa có trước văn minh. - Văn hóa phát triển đạt đến một trình độ cao
của xã hội loài người thì văn minh mới ra
đời.

Câu 2: Những thành tựu tiêu biểu của văn minh tiêu biểu của Ai Cập thời cổ đại
và ý nghĩa của nó.
a. Chữ viết:
- Vào khoảng hơn 3000 năm TCN, cư dân Ai Cập cổ đại sáng tạo ra chữ tượng hình
mô phỏng vật chất để nói lên ý nghĩ của mình.
- Họ thường viết chữ trên đá, xương, vải gai, da thú hoặc gỗ, về sau chủ yếu viết trên
giấy Pa-pi-rút để lưu giữ thông tin từ đời này qua đời khác.
b. Khoa học tự nhiên:
* Thiên văn học và phép tính lịch
- Người Ai Cập tính thời gian bằng đồng hồ đo bóng Mặt trời, đồng hồ nước; biết vẽ
bản đồ 12 cung hoàng đạo, biết các ngôi sao: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ..
- Họ làm ra Dương lịch cổ: một năm có 365 ngày, chia thành 12 tháng, mỗi tháng có
2
30 ngày, 5 ngày còn lại dành cho lễ hội.
* Toán học
- Người Ai Cập cổ rất giỏi về Số học và Hình học.
- Họ phát minh hệ đếm thập phân, sáng tạo chữ số, giải phương trình bậc nhất; tính
được diện tích, thể tích của một số hình cơ bản, tính ra số Pi (π) bằng 3,16.
* Y học
- Người Ai Cập có những hiểu biết về cấu tạo cơ thể người, hiểu được mối quan hệ
giữa tim và mạch máu,...
- Tục ướp xác được phổ biến cho thấy người Ai Cập cổ đã khá phát triển về giải phẫu
và có nhiều kiến thức về y học, hóa học.
* Kĩ thuật
- Người Ai Cập cổ đại biết tạo ra con lăn, cần trục, bơm nước, đóng thuyền lớn đi biển,
chế tạo vũ khí,...
c. Kiến trúc và điêu khắc:
- Kiến trúc Ai Cập cổ đại có nhiều công trình kì vĩ, có kích thước lớn, chất liệu chủ
yếu bằng các loại đá nên có khả năng trường tồn với thời gian. Nổi bật nhất là kim tự tháp,
các đền thờ thần linh,…
- Điêu khắc: Pha-ra-ông thường sai các nghệ nhân tạc tượng của mình và những người
trong vương thất. Tượng thường được tạc trên đá, gỗ hoặc đúc bằng đồng, nổi tiếng nhất là
tượng Nũ hoàng Nê-phéc-ti-ti, tượng Nhân sư,…
d. Ý nghĩa:
- Thành tựu văn minh Ai Cập thời cổ đại đã đánh dấu sự sáng tạo kì diệu, sức mạnh
phi thường của con người trong quá trình chinh phục tự nhiên và phát triển kinh tế xã hội.
- Văn minh Ai Cập thời cổ đại là một trong những cái nôi đầu tiên của văn minh nhân
loại, để lại nhiều giá trị lịch sử sâu sắc.
Câu 3: Trình bày những thành tựu của văn minh Trung Quốc cổ - trung đại trên
các lĩnh vực chữ viết, văn học, nghệ thuật và ý nghĩa của những thành tựu văn minh
của Trung Quốc thời cổ - trung đại.
a. Chữ viết:
- Từ thời nhà Thương (TK XVI – XII TCN), người Trung Hoa đã sáng tạo ra chữ
tượng hình, được khắc trên mai rùa, xương thú.
- Cuối thời Thương, có chữ Kim văn khắc trên đồ đồng. Thời Tần, chữ viết được cải
tiến và thống nhất gọi là chữ Tiểu triện. Nhà Hán, cải tiến và định hình chữ viết như ngày
nay.
b. Văn học:
- Văn học Trung Hoa có nhiều thể loại như thơ ca, từ, phú, kịch, tiểu thuyết,…
- Thơ Đường là đỉnh cao nghệ thuật thơ ca Trung Hoa với nhiều nhà thơ tài hoa như
Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…
- Thời Minh Thanh, tiểu thuyết phát triển và đạt được thành tựu lớn với những tác
phẩm tiêu biểu như Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Thủy hử (Thi Nại Am), Tây du
ký (Ngô Thừa Ân), Hồng Lâu Mộng (Tào Tuyết Cần),...
- Văn học Trung Hoa thời cổ - trung đại không những có giá trị nghệ thuật cao mà còn
phản ánh mọi mặt của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ.
c. Nghệ thuật:
- Kiến trúc: những công trình kiến trúc tiêu biểu: kinh đô Trường An, Vạn Lý Trường
Thành, Lăng Ly Sơn, chùa Phật Quang, cố cung Bắc Kinh, Thiên Đàn, Di Hòa Viên, Thập
Tam Lăng,…
- Điêu khắc: thể hiện rất phong phú các tượng tròn (tượng Phật, thần thánh, người, thú,
…), các phù điêu trên các công trình kiến trúc (cung điện, lăng tẩm, chùa chiền,…) và các
3
chạm trổ trên đồ đồng, đồ ngọc, ấn chương,…
- Hội họa: rất phong phú, với các đề tài về đời sống cung đình, tôn giáo, phong cảnh,
con người, chim, thú, hoa lá, sinh hoạt dân gian,…Tranh chủ yếu vẻ trên lụa, giấy hoặc trên
tường với phong cách ước lệ, chú trọng đường nét hơn màu sắc.
- Âm nhạc: Trung Quốc được mệnh danh là “đất nước của nhạc lễ”. Kinh Thi là bộ thơ
ca ra đời sớm gồm 3 phần: Phong (ca khúc dân gian), Nhã (âm nhạc cung đình), Tụng (ca
vũ để cúng tế); Sở Từ (Khuất Nguyên)…Nhạc vũ, ca vũ, hí khúc cũng rất phát triển.
d. Kỹ thuật: bốn phát minh kĩ thuật của người Trung Quốc là: Kỹ thuật làm giấy, Kỹ
thuật in, Thuốc súng, La bàn.
e. Ý nghĩa:
- Phản ánh sức lao động sáng tạo phi thường của nhân dân Trung Hoa.
- Thể hiện sinh động quá trình phát triển của xã hội Trung Quốc qua hàng nghìn năm
lịch sử.
- Những thành tựu của văn minh Trung Hoa trải rộng trên nhiều lĩnh vực: tư tưởng,
triết học, chữ viết, văn học, sử học, y học, khoa học, kĩ thuật…đã góp phần quan trọng vào
tiến trình phát triển của văn minh nhân loại.
- Là cơ sở để nhân dân Trung Hoa tiếp tục sang tạo toàn diện trong các thời kì phát
triển về sau.
Câu 4: Những thành tựu của văn minh Ấn Độ cổ - trung đại trên các lĩnh vực chữ
viết, văn học, nghệ thuật, toán học, tôn giáo. Theo em những thành tựu của văn minh
Ấn Độ ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?
a. Thành tựu tiêu biểu của văn minh Ấn Độ:
- Chữ viết:
+ Người Ấn Độ sáng tạo ra chữ Brami, chữ Phạn. Về sau chữ Hin-di được sáng tạo và
trở thành chữ viết chính thức của Ấn Độ hiện nay.
+ Phản ảnh trình độ tư duy cao, ảnh hưởng đến chữ viết của nhiều quốc gia Đông Nam
Á: Thái Lan, Lào, Campuchia.
- Văn học:
+ Tiêu biểu là kinh Vê-đa, sử thu Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na, kịch Sơ-kun-tơ-la.
+ Nội dung: khắc hoạ đời sống xã hội, tư tưởng tôn giáo cổ đại của Ấn Độ, hướng đến
hoà bình, tình yêu, chống lại chiến tranh chia cắt.
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của Ấn Độ cổ - trung đại chịu ảnh hưởng bởi
tôn giáo:
+ Phật giáo: Chùa hang A-jan-ta và tượng phật
+ Hồi giáo: Lăng Ta-giơ Ma-han, Pháo đài đỏ.
+ Hin- đu giáo: Đền Kha-giu-ra-hô và các tượng thần của đạo Hin-đu giáo (Bra-ma;
Visnu, Si-va).
- Toán học: Sáng tạo ra hệ thống số tự nhiên, phát minh số 0. Tính căn bậc 2,3 và
quan hệ giữa ba cạnh trong một tam giác.
- Tôn giáo:
+ Là nơi ra đời nhiều tôn giáo lớn: Đạo Phật, đạo Hin-đu.
+ Ấn Là nơi du nhập và phát triển Hổi giáo.
* Ý nghĩa: Văn minh Ấn Độ trở thành di sản văn hóa có giá trị, ảnh hưởng đến văn
minh nhân loại, đặc biệt là Đông Nam Á.
b. Ảnh hưởng đến Việt Nam:
+ Tôn giáo:
- Phật giáo từ Ấn Độ, thông qua nhiều con đường khác nhau được truyền bá vào Việt
Nam, tồn tại và phát triển qua nhiều thời kì. Điêu khắc tượng phật ảnh hưởng lớn đến điêu
khắc Việt Nam thời trung đại.
4
- Bà La Môn (sau là Hin-đu giáo) ảnh hưởng lớn đến các dân tộc thiểu số Việt Nam:
người Chăm, người Khơ-me.
+ Chữ viết: trên cơ sở chữ viết của Ấn Độ các dân tộc Chăm và Khơ Me ở Việt Nam
đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình.
+ Kiến trúc: thể hiện qua các công trình có tính chất tôn giáo như đền, tháp, điêu khắc
trên phù điêu, tiêu biểu là Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
+ Lễ hội: người Chăm là dân tộc chịu ảnh hưởng nhiều nhất của nền văn hóa Ấn, được
thể hiện qua các lễ hội đền tháp như: Lễ hội tháp bà Po Nagar vào tháng tư hằng năm, Lễ
hội té nước vào năm mới, Lễ hội ánh sáng,…
Câu 5: Theo em, thành tựu văn hóa nào của Hy Lạp, La Mã cổ đại còn được bảo
tồn đến ngày nay?
a. Chữ viết, văn học
- Chữ viết : Hệ thống 26 mẫu tự La tinh, chữ số La Mã.
- Văn học:
+ Thần thoại những câu chuyện về các vị thần (thần Dớt, Thần Nêva ..)
+ Thơ ca và văn xuôi: Iliat, Odixe…truyện ngụ ngôn.
+ Kịch: Bi kịch và hài kịch, có những nhà soạn kịch nổi tiếng như: Etsin, Xôphốc,
Ơripit.
b. Kiến trúc, điêu khắc
- Kiến trúc: đền Páctênông, đền thờ thần Dớt, đấu trường Cô-li-dê, nhà hát, sân vận
động, Khải Hoàn Môn,….
- Điêu khắc: lực sĩ ném đĩa, nữ thần Atêna, người chỉ huy chiến đấu, người cầm giáo,
nữ chiến sĩ Amadông bị thương”, thần Hêra…
- Thiên văn học, lịch pháp (Dương lịch) một năm có 365 ngày 1/4, được sử dụng tới
ngày nay.
- Hy Lạp cổ đại có những cống hiến quan trọng về các mặt toán học, thiên văn
học, vật lí học, y học…
+ Những thành tựu ấy gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà khoa học nổi tiếng như: Ta-
lét, Ơ-clít, Ác-si-mét, A-ri-xtốt, E-ra-tơ-xten, Hy-pô-crát,...
+ Thành tựu khoa học rất lớn của Hy Lạp đặt cơ sở cho sự phát triển của khoa học kĩ
thuật thế giới và tiền đề quan trọng cho sự phát triển của xã hội văn minh thế giới.
- Thể thao: Thế vận hội Ôlimpic rất quan trọng trong đời sống, lễ hội. Nhiều sự kiện
và môn thể thao của Hy Lạp, La Mã còn tồn tại tới ngày nay.

You might also like