You are on page 1of 4

Những thành tựu về văn học, KH-KT và tư tưởng của các nền văn minh:

1, Ai Cập cổ đại:
*Về khoa học- kĩ thuật: Văn minh Ai Cập cổ đại đã có nhữn đóng góp vĩ đại cho các ngành
khoa học kĩ thuật của nhân loại, đặc biệt là các ngành Toán học, Thiên văn học và Y học
• Sử dụng hệ số thập phân, phép tính cộng và trừ, biết tính diện tích hình tam giác, hình
chữ nhật, sử dụng số pi.
• Sớm quan sát thiên văn và sự vận hành của các thiên thể. Sáng tạo ra kĩ thuật làm lịch
dựa trên chu kì chuyển động của Mặt trời đầu tiên trên thế giới.
• Hiểu biết tương đối chính xác về các cơ quan trong cơ thể người. Sử dụng những kiến
thức giải phẫu để chữa bệnh trong kĩ thuật ướp xác.
=> Có những đóng góp vĩ đại cho các ngành kh-kt của nhân loại.Đã góp phàn vào sự phát
triển rực rỡ của nền văn minh này, đặt nền móng cho sự phát triển nhiều lĩnh vực của văn
minh nhân loại
*Tư tưởng:
- Sùng bái đa thần. Thờ các vị thần tự nhiên, thần động vật ( như chim ưng, rắn hổ
mang,...) và thờ linh hồn người chết.
=> Tín ngưỡng tôn giáo có ảnh hưởng và ý nghĩa quan trọng trong văn hóa, xã hội, chính
trị và nhiều thành tựu văn minh của Ai Cập cổ đại.

2, Ấn Độ cổ - trung đại:
*Về văn học:
- Đạt nhiều thành tựu rực rỡ.Tiêu biểu nhất là Kinh Vê-đa, sử thi Ma-ha-ba-ra-ta và Ra-ma-
y-a-na, các tác phẩm của ca- li- đa-sa ( như vở kịch Sơ- kun-tơ- la),..
=>Văn học Ấn Độ chứa đựng những giá trị nghệ thuật và nhân văn sâu sắc, là niềm tự hào
của người dân Ấn Độ, trở thành nguồn cảm hứng, đề tài sáng tác của nhiều ngành nghệ thuật
khác,không chỉ ở Ấn Dộ mà cả nhiều quốc gia khác, nhất là khu vực Động Nam Á.
*Về KH-KT: Người Ấn Độ sớm đạt được trình độ cao trong khoa học, kĩ thuật
• Toán học (đóng góp quan trọng nhất): sáng tạo ra 10 chữ số mà ngày nay chúng ta sử
dụng. Tính được giá trị của số pi.
• Thiên văn học: sớm có hiểu biết về vũ trụ, về mặt trời và các hành tinh. Họ biết đặt ra
lịch.
• Vật lí, hóa học: nêu ra thuyết nguyên tử, khẳng định luật hấp dẫn của Trái đất. Đã phát
triển kĩ thuật luyện kim ở trình độ cao và tìm ra cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
• Y - dược học: có nhiều ghi chép về bệnh lí học, giải phẫu học,đọc dược học và biết
dùng phẫu thuật để chắp xương sọ, lấy sỏi thận,...
=> Những thành tựu về khoa học, kĩ thuạt của Ấn Độ có ý nghĩa và đóng góp quan trọng vào
kho tàng tri thức của nhân loại.
*Tư tưởng:
- Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn. Hai tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng hàng
đầu của Ấn Độ là Hin-đu giáo và Phật giáo.

3. Trung Hoa cổ Trung Đại.


*Văn học:
- Kho tàng văn học đồ sộ, đa dạng về thể loại, nội dung và phong cách nghệ thuật.
-Tiêu biểu là thơ ca thời Đường, tiểu thuyết thời Minh - Thanh,...
Chữ viết và văn học của văn minh Trung Hoa đã được truyền bá đến một số nước trong khu
vực và cũng để lại dấu ấn sâu sắc trong văn hóa Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam.
*KH-KT: Văn minh Trung Hoa đạt được nhiều thành tự quan trọng trên các lĩnh vực Toán
học, Thiên văn học, Y-DƯợc học, Sử học,.. và phát minh kĩ thuạt
-Toán học: sử dụng hệ số đếm thập phân, tính được diện tích các hình phẳng, thể tích các
hình khối,...lần đầu tiên tính được số pi chính xác tới 7 chữ số thập phan, phát minh ra bàn
tính,...
-Thiên văn học: là những người đầu tiên ghi chép về nhật thực, nguyệt thực và nhiều hiẹn
tượng thiên văn khác. Đặt ra lịch để phục vụ đời sống và sản xuất.
-Y - dược học: chẩn đoán, lí giải và chữa trị các bệnh bằng nhiều phương pháp: dùng thuốc,
châm cứu, giải phẫu,...Xuất hiẹn nhiều thầy thuốc nổi tiếng như Hoa Đà, Trương Trọng
Cảnh,...
-Sử học: đa dạng về hình thức, thể loại, nội dung với một số tác phẩm nổi tiếng như: Xuân
Thu, Sử kí của Tư Mã Thiên,...Những tác phẩm này không chỉ có giá trị sử học mà còn là
những di sản văn hóa quý báu của nền văn minh Trung Hoa
=> Những thành tựu của văn minh Trung Hoa có ý nghĩa to lớn, chứng tỏ sự phát triển của
nền văn minh này. Nhiều thành tựu được truyền bá đến các nước láng giềng, sang cả Tây Á,
sau đó lan truyền và thậm chí được ứng dụng rộng rãi ở Châu Âu.
*Tư tưởng:
- Các học thuyết tư tưởng, tôn giáo hình thành từ rất sớm để giải thích về thế giới và đề
xướng các biện pháp cai trị đất nước.
-Nho giáo, Đạo giáo, Pháp gia trở thành nền tảng quan trọng về tư tưởng, thế giới quan của
người Trung Hoa và ảnh hưởng đến nhiều quốc gia.
-Phật giáo được cải biến và phát triển rực rỡ, ảnh hưởng đến các quốc gia khác trong khu
vực.

4. Hi lạp – La Mã cổ đại
*Văn học:
-Nền văn học đồ sộ của Hy Lạp và La Mã đã đặt nền móng cho văn học phương Tây. Các
tác phẩm không chỉ là sáng tác nghệ thuật quý giá mà còn là nguồn tư liệu quan trọng để tìm
hiểu về lịch sử của 2 nền văn minh này.
-Nguồn cảm hứng và đề tài phong phú bắt nguồn từ thần thoại. Đặt nền móng cho văn học
Hy Lạp - La Mã cổ đại là 2 bộ sử thi I- li-át và Ô-di-xê
-Thơ, văn xuôi và kịch đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
* KH-KT:
-Có nhiều hiểu biết về thiên viên: nhận ra Trái đất hình cầu, cho rằng Mặt trời và các thiên
thể chuyển động quanh Trái đất; Biết tính lịch theo chu kì chuyển động của Mặt trời. Về sau,
người La Mã tính được 1 năm có 365 ngày và 1/4 ngày. Lịch của họ đã rất gần với hệ thống
dương lịch đc sử dụng phổ biến ngày nay.
-Các nhà khoa học Hy Lạp (Ta-lét, Pi-ta-go, Ác-si-mét,...) đã có đóng góp trong nhiều
ngành khoa học khác nhau, đặc biệt là Toán học, Vật lí học và Thiên văn học.
-Các thầy thuốc Hy Lạp cổ đại đạt được nhiều tri thức về chuẩn đoán và chữa bệnh bằng
thuốc, giải phẫu, gây mê.
-Sử học Hy Lạp được hình thành từ TK V TCN với sử gia đầu tiên là Hê-rô-dốt. Sử học La
Mã kế thừa và phát huy truyền thống Hy Lạp với nhiều nhà sử học xuất sắc như Pô-li-bi-út,...
-Chế tạo bê tông, sử dụng hệ thống đòn bẩy, chế tạo máy bắn đá,máy bắn tên, máy hơi
nước,...
*Tư tưởng:
-Hy Lạp - La Mã là quê hương của triết học phương Tây. Quá trình hình thành và phát triển
của triết học Hy Lạp - La Mã gắn liền với cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm; đặt nền tảng cho nhiều thành tựu về tư tưởng, tri thức phương Tây thời cận và
hiện đại.

5. Thời kì Phục Hưng


*Văn học:
- đạt nhiều thành tựu trên cả 3 lĩnh vực thơ, tiểu thuyết, kịch.
+ Các nhà thơ tiêu biểu người Italia như: Đan - tê A-li-ghê-ri với Thần khúc, cuộc đời mới;
Phran-xi-cô Pê-trác-ca với nhiều tập thơ trữ tình,…
+ Về tiểu thuyết có: Giô-van-ni Bô-ca-xi-ô (Italia) với tác phẩm Mười ngày , Phơ-răng-xoa
Ra-bơ-le (Pháp) với Gác-gan-tua và Pan-ta-gru-en, Mi-quen-đơ Xéc-van-téc (Tây Ban Nha)
với Đôn-ki-hô-tê,…
+ Kịch: tác giả kiệt xuất nhất là Uy-li-am Sếch-xpia với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Ham-
lét, Ô-ten-lô, Rô-mê-ô và Giu-li-ét,…
*KH-KT:
- Có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy lùi những ảnh hưởng và chi phối của thần học.
-Có nhiều tiến bộ về kĩ thuật, đặc biệt là các ngành dệt, khai thác mỏ, đóng tàu, chế tạo vũ
khí,...
*Tư tưởng: - Khoa học, kĩ thuạt thời Phục hưng đã tạo tiền dề cho sự phát triển của tư tưởng,
dặc biệt triết học duy vật với các học giả tiêu biểu như Phran-xít BÊ-cơn, Đê-các-tơ,..Triết
học duy vật với các học giả tiêu biểu như Phran-Xít Bê-cơn.
-Những chuyển biến trên phương diện tư tưởng đã có tác động to lớn tới tình hình
chính trị, xã hội, tạo tiền đề cho các cuộc cách mạng xã hội ở Châu Âu và đặt nền tảng cho
những bước tiến lớn về tư tưởng, triết học trong các thời đại tiếp theo.

Kim tự tháp Kê-ốp


Là 1 trong 7 kỳ quan thế cổ đại, được xây dựng vào đầu thế kỉ 26 TCN trong khoảng thời
gian 27 năm. Đây là kim tự tháp duy nhất còn nguyên vẹn, là một phần của quần thể kim
tự tháp Giza, giáp với Giza ngày nay tại Greater Cairo, Ai Cập. Kim tự tháp này được xây
dựng để làm lăng mộ cho Pharaon Kheops (Triều đại thứ 4 thời Ai Cập cổ đại). Kim tự
tháp Kheops được coi là biểu tượng của nền văn minh Ai Cập cổ đại, là sản phẩm của trí
tuệ, sự lao động của cư dân Ai Cập

Vạn Lý Trường Thành


Được xây dưng ở thời nhà Minh, bắt đầu khoảng năm 1368 và kết thúc khoảng năm 1640.
VLTT có điểm khởi đầu tại Sơn Hải Quan trên bờ biển Bột Hải ở phía Đông đến Lop Nur
(Tân Cương) ở phần phía Đông Nam khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ. Mục đích chính của
VLTT là bảo vệ người Trung Quốc khỏi sự di cư của người Mông Cổ và người Thổ Nhĩ Kì.
Theo các nhà quân sự, nhờ có công trình này mà nhiều triều đại Trung Quốc đã đứng
vững trước sự tấn công của nạn ngoại xâm. Cũng như góp phần bình trị nội loại. Việc xây
dựng – duy trì Vạn lý trường thành không chỉ là một kỳ tích. Mà hơn thế còn thể hiện sự
gắn kết, sự tiếp nối của các triều đại.

Đền thờ Pác tê nông


Là một ngôi đền thờ thần Athena, được xây dựng vào năm 447 TCN ở Acropolis và đến
năm 438 TCN thì ngôi đền chính thức hoàn thành. Đây là công trình xây dựng nổi tiếng
nhất còn lại của Hy Lạp cổ đại, và đã được ca ngợi như là thành tựu của kiến trúc Hy Lạp.
Mục đích xây dựng đền là để tôn vinh và cảm tạ nữ thần của thành phố Athens – Athena.
Đền Parthenon là biểu tượng của sự kết thúc Hy Lạp cổ đại và của nền dân chủ Athena,
và được đánh giá như là một trong những công trình văn hóa vĩ đại nhất thế giới. Tên của
đền Parthenon dường như có nguồn gốc từ tượng đài kỷ niệm Athena Parthenos ở căn
phòng phía Đông công trình.

Nhà thờ thánh Pi tơ


Đền thờ thánh Peter( Phê-rô) là một trong bốn đền thờ lớn nhất ở Vatican và được xem là
nơi linh thiêng nhất của đạo Thiên Chúa. Đồng thời đây còn là nơi hội tụ những tinh hoa
nghệ thuật lâu đời của nền hội họa,điêu khắc cũng như kiến trúc La Mã. Được xây dựng từ
ngày 18 tháng 4 năm 1506 và hoàn thành ngày 18 tháng 11 năm 1626. Thánh đường này
là nổi tiếng như là một địa điểm hành hương và cho các mục đích phụng vụ. Thánh đường
cũng là nơi an nghỉ của các vị Giáo Hoàng và một số nhân vật quan trọng.

Chùa hang Ajanta


Hệ thống hang động Ajanta là một quần thể các hang động cắt đá Phật giáo có lịch sử từ
thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên đến năm 480 sau Công nguyên ở Ấn Độ. Theo UNESCO,
đây là những kiệt tác của Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo có ảnh hưởng đến nghệ thuật Ấn
Độ sau này và kể từ năm 1983, quần thể này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế
giới. Các hang động chứa đựng những bức tranh tường mô tả kiếp trước và sự tái sinh
của Đức Phật, những câu chuyện bằng hình ảnh Jatakamala của Aryasura và các tác
phẩm điêu khắc bằng đá về các vị thần Phật giáo. Hồ sơ văn bản cho thấy những hang
động này đóng vai trò là nơi ở ẩn dật cho các nhà sư, cùng các thương nhân và khách
hành hương Ấn Độ cổ đại

You might also like