You are on page 1of 3

Những thành tựu cơ bản của nền văn minh Trung Quốc

Đi kèm với các cơ sở cốt lõi giúp hình thành nên nền móng của văn minh
Trung Hoa, để cho đất nước hoàn chỉnh, lớn mạnh; cần đến sự hỗ trợ của
những thành tựu cơ bản về nhiều mặt, giúp tạo nên trụ cột vững chắc sao
cho những thành công sau này có được tầm ảnh hưởng tích cực, lớn lao
đối với quá trình xây dựng và phát triển vùng lãnh thổ.

a) Tín ngưỡng, tôn giáo


- Về cơ bản, tôn giáo Trung Quốc liên quan đến sự tôn thờ các vị thần, chẳng hạn như:
Ngọc Hoàng, Thổ địa, Táo quân hay Bồ tát Quan âm,...
 Truyền thống tôn trọng thiên đàng và thờ cúng tổ tiên, không thay đổi trong suốt các
triều đại. 
- Triết học Nho giáo và thực hành tôn giáo bắt đầu sự tiến hóa lâu dài của họ trong thời
Chu sau này.
- Đạo giáo thể chế hóa tôn giáo do nhà Hán phát triển; Phật giáo Trung Quốc trở nên
phổ biến rộng rãi bởi triều đại nhà Đường.
- Kitô giáo và Hồi giáo đến Trung Quốc vào thế kỷ thứ 7, được giới thiệu lại vào thế kỷ
16 bởi các nhà truyền giáo. Vào đầu thế kỷ 20, các cộng đồng Kitô giáo đã phát triển,
và sau cuối những năm 1970, các quyền tự do tôn giáo cho các cá nhân theo đạo Kitô
được cải thiện và các nhóm tôn giáo Trung Quốc mới xuất hiện.
- Các cuộc điều tra quốc gia được thực hiện vào đầu thế kỷ 21 ước tính rằng khoảng
80% dân số Trung Quốc thực hành một số loại tôn giáo dân gian hoặc Đạo giáo của
Trung Quốc, qua đó có thể thấy được tầm ảnh hưởng lớn lao của sự phát triển những
tín ngưỡng tôn giáo đối với truyền thống, văn hóa và lịch sử đất nước này.

b) Chữ viết
- Chữ viết Trung Quốc là văn tự ghi lại tiếng Hán; là một trong những ngôn ngữ cổ đại
nhất thế giới, lấy chữ tượng hình làm cơ sở và qua đó tạo nên một hình thức viết đặc
biệt.
- Chữ Hán là do nhân dân lao động dân tộc Hán cùng nhau tạo ra trong quá trình sản
xuất của họ, được khởi nguồn từ những bức họa và những ký hiệu được khắc trên đồ
gốm, những mảnh xương thú và từ đó, trải qua quá trình phát triển lâu dài.
- Trong quá trình sử dụng chữ Hán vẫn còn tồn tại những vấn đề khó đọc, khó viết, khó
nhớ. Vì thế người ta đã giản hoá từ chữ Phổn thể sang Giản thể, và việc giản hoá chữ
Hán vẫn là công cuộc cải cách trọng yếu đến tận ngày nay.
c) Văn học
- Nền văn học Trung Quốc xuất phát từ 5000 năm trước với rất nhiều các thể loại, chữ
viết cũng như các phương thức lưu trữ khác nhau, nổi bật như các truyện thần thoại,
truyền thuyết dân gian,...

- Hệ thống văn học Trung Quốc đầu tiên được lưu trữ dưới dạng ghi chép chính là Ngũ
Kinh gồm 5 quyển kinh được Khổng Tử biên soạn: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh
Dịch và Kinh Xuân Thu. Đây chính là nền tảng của Nho Giáo đã phát triển cực thịnh và
là cột sống của các triều đại phong kiến trong suốt thời kỳ lịch sử.

- Tác phẩm giá trị lớn tiếp theo có thể kể đến là bộ sử ký của Tư Mã Thiên. Trong văn
học Trung quốc thời phong kiến thì đây chính là bộ sử ký đầu tiên của Trung Quốc và
nó có tầm ảnh hưởng cực lớn đến việc ghi chép sử sách sau này.

- Thời Đường là sự bùng nổ mạnh mẽ trong sự phát triển của nền văn học Trung Hoa
thời phong kiến với các gương mặt thi nhân tiêu biểu như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư
Dị,…

d) Điêu khắc, kiến trúc

- Điêu khắc:
+ Điêu khắc Trung Quốc được phân thành các ngành riêng như: Ngọc điêu, thạch điêu,
mộc điêu,..
+ Những tác phẩm nổi tiếng như cặp tượng Tần ngẫu đời Tần, tượng Lạc sơn đại Phật
đời Tây Hán (pho tượng cao nhất thế giới), tượng Phật nghìn mắt nghìn tay, ...

- Kiến trúc:
+ Kiến trúc Trung Hoa chú trọng đến phong thủy, đến chất riêng và chất độc đáo của
mỗi công trình.
+ Một số công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới có thể kể đến như: Vạn Lý Trường
Thành (dài 6700 km), Thành Tràng An, Cố cung, Tử cấm thành ở Bắc Kinh,...

e) Khoa học, kĩ thuật

- Lịch pháp và thiên văn:

+ Sớm biết tính lịch để phục vụ kinh tế nông nghiệp (ngày, tháng, năm, mùa, thủy triều,
thời tiết, khí hậu).
+ Thiên văn: ghi chép được chu trình hoạt động của 800 vì sao trên bầu trời và đã
được xác định 12 chòm sao. (Open to further discussion)
+ Các nhà thiên văn học đã biết được ánh sáng của mặt trăng là do mặt trời phản
chiếu, làm được dụng cụ đo động đất.

- Về y học:
+ Phát triển nghề khám và chữa bệnh bằng châm cứu.

- Về kĩ thuật:
+ Làm giấy, đồ sứ, nấu sắt, khai thác mỏ dầu và khí đốt cả kiến trúc độc đáo, nhất là
các ngành giấy, in, la bàn và thuốc súng.

You might also like