You are on page 1of 3

CHỦ ĐỀ: SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ VÀ NỀN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ

(TIẾT 1)
1. Vương triều Gúp-ta (319 – 467):
a) Sự ra đời:
- Cuối thế kỉ III TCN, nhà nước Ma-ga-đa suy yếu, Ấn Độ bị chia rẽ, khủng hoảng kéo dài.
- Đến đầu Công nguyên, Ấn Độ được thống nhất dưới Vương triều Gúp-ta.
- Vương triều Gúp-ta tồn tại qua 9 đời vua, kéo dài gần 150 năm (319 – 467).
b) Vai trò:
- Không cho người Trung Á xâm lấn.
- Thống nhất miền Bắc Ấn Độ.
- Làm chủ miền Trung Ấn Độ.
 Là thời kỳ định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ.
2. Sự phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ:
a) Tôn giáo:
- Phật giáo: Ra đời vào thế kỉ VI TCN, tiếp tục được phát triển và được truyền bá khắp Ấn Độ.
- Ấn Độ giáo (Hinđu giáo): Ra đời và phát triển với tín ngưỡng cổ xưa, thờ nhiều thần thánh
(chủ yếu 4 vị thần: Brama, Siva, Visnu, Indra).
b) Kiến trúc:
- Kiến trúc phật giáo phát triển (chùa hang, những bức tượng phật bằng đá…).
- Kiến trúc Ấn Độ giáo có nhiều ngôi đền bằng đá đồ sộ, nhiều pho tượng thần thánh bằng đá
hoặc đồng…
c) Chữ viết:
- Ban đầu là chữ Brahmi, sau đó được phát triển thành chữ Phạn (Sanskrit), dùng để viết văn
bia.
- Đây là phương tiện truyền bá văn học, văn hóa Ấn Độ.
d) Văn học:
- Mang tinh thần và triết lý Hin-đu giáo rất phát triển.
- Tác phẩm tiêu biểu là Mahabharata và Ramayana.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Văn hóa truyền thống Ấn Độ được hình thành và phát triển dưới thời kì
A. Vương triều Mô-gôn.
B. Vương triều Gúp-ta.
C. Vương triều Ma-ga-đa.
D. Vương triều Hồi giáo Đê-li.
Câu 2. Nét đặc sắc nổi bật của thời kì Vương triều Gúp-ta là
A. định hình và phát triển kinh tế Ấn Độ.
B. định hình và phát triển kinh tế văn hóa Ấn Độ
C. định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ.
D. định hình và phát triển kinh tế - văn hóa truyền thống Ấn Độ.
Câu 3. Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của nền văn hóa Ấn Độ?
A. Bắc Á.
B. Trung Á.
C. Đông Nam Á.
D. Đông Bắc Á.
Câu 4. Lễ đường trong chùa hang A-gian-ta ở Ấn Độ là công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng
của tôn giáo nào?
A. Công giáo.
B. Hồi giáo.
C. Phật giáo.
D. Ấn Độ giáo.
Câu 5. Chữ Phạn được hoàn thiện và phổ biến dưới thời Gúp-ta có ý nghĩ gì?
A. Tạo điều kiện truyền bá văn học, văn hóa Ấn Độ.
B. Tạo điều kiện truyền bá tôn giáo Ấn Độ.
C. Tạo điều kiện chuyển tải văn hóa trong nhân dân.
D. Tạo điều kiện truyền bá văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài.
Câu 6. Tôn giáo nào bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa ở Ấn Độ?
A. Hồi giáo.
B. Phật giáo.
C. Ấn Độ giáo.
D. Đạo giáo
Câu 7. Thành tố nào không thuộc về sự phát triển lâu đời của văn hóa truyền thống Ấn Độ?
A. Tôn giáo (Phật giáo và Ấn Độ giáo).
B. Chữ viết, đặc biệt là hệ thống chữ Phạn.
C. Nghệ thuật kiến trúc tôn giáo (đền, chùa…).
D. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc.
Câu 8. Đánh giá nào đúng khi nói Ấn Độ là trung tâm văn minh của nhân loại?
A. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm có giá trị vĩnh cửu.
B. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm, ảnh hưởng ra bên ngoài.
C. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm, là điều kiện phát triển đất nước.
D. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm, là cơ sở phát triển kinh tế, xã hội.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
- Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng như thế nào đối với văn hóa Việt Nam?
TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Để hiểu thêm về bài học, em có thể tìm đọc các cuốn sách sau:
+ Ấn Độ qua các thời đại / Nguyễn Thừa Hỷ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1986.
+ Văn hóa Ấn Độ / Cao Huy Đỉnh, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1993.
+ Lịch sử Ấn Độ / Vũ Dương Ninh, Đinh Trung Kiên, Nguyễn Công Khanh, NXB Giáo Dục,
Hà Nội, 1996.
+ Lịch sử thế giới cổ trung đại / Đỗ Văn Nhung, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Tp. Hồ Chí Minh, 1998.
+ Lịch sử thế giới trung đại / Nguyễn Gia Phu (Chủ biên), NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005.
+ Các trang website.
DẶN DÒ
- Làm bài tập theo các câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị tư liệu và tìm hiểu trước mục II – Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-
gôn của chủ đề: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa truyền thống Ấn Độ.

You might also like