You are on page 1of 4

CHƯƠNG III: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN

BÀI 5: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN


(TIẾT 1)
1. Trung Quốc thời Tần, Hán:
a) Sự thành lập nhà Tần, Hán:
- Sự thành lập:
+ Năm 221 - TCN, nhà Tần thống nhất Trung Quốc, vua Tần tự xưng là Tần Thủy Hoàng.
+ Năm 206 TCN, Lưu Bang lập ra nhà Hán.
 Chế đế phong kiến Trung Quốc hình thành và xác lập.
- Sự chuyển biến trong xã hội: Hình thành 2 giai cấp mới là địa chủ và nông dân lĩnh canh.
 Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành.

b) Nhà nước phong kiến thời Tần, Hán:


- Chính trị:
+ Trung ương: Hoàng đế có quyền lực tuyệt đối, dưới có Thừa tướng, Thái úy cùng các quan văn võ.
+ Địa phương: Chia thành các quận (Thái thú), huyện (Huyện lệnh).
 Nhà nước phong kiến được tổ chức theo thể chế quân chủ chuyên chế.

- Đối ngoại: Thôn tính, xâm lược các vùng đất xung quanh, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người
Việt cổ.
2. Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường:
a) Nhà Đường thành lập:
- Năm 618, Lý Uyên lập ra nhà Đường.
- Chế đế phong kiến Trung Quốc phát triển đạt đến đỉnh cao.
b) Sự phát triển:
- Về kinh tế:
+ Nông nghiệp: Thực hiện chính sách quân điền, áp dụng kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất.
+ Thủ công nghiệp: Thịnh đạt, có các xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền, dệt lụa, đồ sứ…
+ Thương nghiệp: Hình thành “con đường tơ lụa”.
- Về chính trị:
+ Hoàn thiện từ trung ương xuống địa phương.
+ Đặt thêm chức Tiết độ sứ.
+ Mở khoa thi tuyển chọn người tài.

- Về đối ngoại: Tiếp tục chính sách xâm lược và mở rộng lãnh thổ.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


Câu 1. Năm 221 TCN, Trung Quốc được thống nhất dưới triều đại nào?
A. Hán. C. Sở.
B. Tần. D. Triệu.
Câu 2. Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập khi nào?
A. Quan hệ vua – tôi được xác lập.
B. Vua Tần xưng là Hoàng đế.
C. Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh được xác lập.
D. Quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã được xác lập.
Câu 3. Yếu tố nào tạo nên sự khác biệt giữa nông dân tự canh và nông dân lĩnh canh dưới thời Tần,
Hán?
A. Tài sản nói chung. C. Vàng bạc, của cải.
B. Công cụ sở hữu. D. Ruộng đất.
Câu 4. Thời Tần, Hán có hai chức quan cao nhất giúp vua trị nước là
A. Thừa tướng và Thái úy. C. Tể tướng và Thừa tướng.
B. Tể tướng và Thái úy. D. Thái úy và Thái thú.
Câu 5. Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đạt đến đỉnh cao dưới triều đại nào?
A. Triều đại nhà Tần. C. Triều đại nhà Đường.
B. Triều đại nhà Hán. D. Triều đại nhà Thanh.
Câu 6. Nét nổi bật của tình hình nông nghiệp Trung Quốc dưới thời Đường là
A. Nhà nước thực hiện giảm tô thuế, bớt sưu dịch.
B. Nhà nước thực hiện chế độ tô, dung, điệu.
C. Áp dụng kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất.
D. Nhà nước thực hiện chế độ quân điền.
Câu 7. So với các triều đại phong kiến trước đó, chế độ tuyển chọn quan lại của nhà Đường có
điểm gì tiến bộ hơn?
A. Tuyển chọn quan lại từ con em của quý tộc.
B. Bãi bỏ chế độ tiến cử, tất cả đều phải trải qua thi cử.
C. Tuyển chọn cả con em địa chủ thông qua khoa cử.
D. Thông qua thi cử tự do cho mọi đối tượng.
Câu 8. Bộ máy nhà nước ở Trung Quốc thời Đường khác với thời Tần – Hán ở điểm nào?
A. Thêm chức Tể tướng. C. Bỏ chức Thừa tướng và Thái úy.
B. Có thêm chức Tiết độ sứ. D. Có thêm chức Tể tướng và Tiết độ sứ.

BÀI TẬP VẬN DỤNG


- Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam chống lại sự xâm lược của các triều đại
phong kiến Trung Quốc?
- Từ chính sách Quân điền ở Trung Quốc, liên hệ đến chính sách Quân điền ở Việt Nam thời
phong kiến.

TÌM TÒI MỞ RỘNG


- Để hiểu thêm về bài học, em có thể tìm đọc các cuốn sách sau:
+ Lịch sử Trung Quốc / Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Huy Qúy, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001.
+ Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc (Tập 1), Nhà Tần, nhà Hán, Ngụy - Tấn
và Nam Bắc triều / Cát Kiếm Hùng; Phong Đảo dịch, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2005.
+ Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc (Tập 2), Nhà Đường, Lưỡng Tống, nhà
Nguyên / Cát Kiếm Hùng ; Phong Đảo dịch, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2005.
+ Lịch sử thế giới trung đại / Nguyễn Gia Phu ... [và những người khác], NXB Giáo dục, Hà Nội,
2005.
+ Các trang website.
DẶN DÒ
- Làm bài tập theo các câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị tư liệu và tìm hiểu trước mục 3 và 4 của bài 5: Trung Quốc thời phong kiến.
- Ôn tập những nội dung đã được học để kiểm tra giữa học kì 1.

You might also like