You are on page 1of 8

TRƯỜNG THCS PHÙ LINH

TỔ: KHXH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I LỊCH SỬ LỚP 7
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM; (3 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Trong các thế kỉ XV-XVII, vương quốc Lào
A. lâm vào suy thoái và khủng hoảng.
B. bước vào giai đoạn phát triển thịnh vượng.
C. thường xuyên đi xâm lược nước khác.
D. bị Trung Quốc xâm lược và cai trị.
Câu 2. Về đối ngoại, Vương quốc lan Xang luôn
A. giữ quan hệ hoà hiếu với các quốc gia láng giềng.
B. gây chiến tranh, xâm lấn lãnh thổ của Đại Việt.
C. gây chiến tranh xâm lược với các nước láng giềng.
D. thần phục và cống nạp sản vật quý cho Miến Điện.
Câu 3. Vị vua nào đã thống nhất lãnh thổ, mở ra thời kì Ăng-co ở Ca-pu-chia?
A. Giay-a-vác-man I.
B. Giay-a-vác-man II.
C. Giay-a-vác-man III.
D. Giay-a-vác-man IV.
Câu 4. Các vị vua thời kì Ăng-co không ngừng mở rộng quyền lực ra bên ngoài
thông qua việc
A. giữ quan hệ hoà hiếu với các quốc gia láng giềng.
B. thần phục, cống nạp sản vật quý cho Lan Xang.
C. tấn công quân sự, gây chiến tranh xâm lược.
D. thần phục và cống nạp sản vật quý cho Phù Nam.
Câu 5. Sau khi lên ngôi vua, Ngô Quyền đã chọn địa điểm nào làm kinh đô cho
nhà nước độc lập?
A. Phú Xuân.
B. Cổ Loa.
C. Hoa Lư.
D. Phong Châu.
Câu 6. Ai là người đã có công dẹp “Loạn 12 sứ quân”?
A. Ngô Quyền.
B. Lê Hoàn.
C. Lí Công Uẩn.
D. Đinh Bộ Lĩnh.
Câu 7. Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là
A. Bắc Bình Vương.
B. Vạn Thắng Vương.
C. Đông Định Vương.
D. Bố Cái Đại Vương.
Câu 8. Sự kiện nào đã chấm dứt hơn 10 thế kỉ thống trị của các triều đại phong
kiến phương Bắc ở Việt Nam?
A. Khởi nghĩa Lí Bí năm 542.
B. Khởi nghĩa Bà Triệu năm 248.
C. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan năm 713.
Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp
loạn được tình trạng “loạn 12 sứ quân”?
A. Đinh Bộ Lĩnh là người có tài.
B. Được nhân dân nhiều địa phương ủng hộ.
C. Được sự giúp đỡ của nhà Tống.
D. Liên kết với các sứ quân khác.
Câu 10. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đặt quốc hiệu là
A. Đại Việt.
B. Vạn Xuân.
C. Đại Nam.
D. Đại Cồ Việt.
Câu 11. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê kết thúc thắng lợi là bởi
A. quân dân Đại Cồ Việt đã chiến đấu anh dũng.
B. Lê Hoàn đề nghị giảng hòa để giảm bớt hao tổn.
C. nhà Tống bị hao tổn binh lực nên chủ động rút quân.
D. nhà Tống nhận thấy việc xâm lược Đại Việt là phi nghĩa.
Câu 12. Dưới thời Đinh - Tiền Lê, các nhà sư rất được triều đình trọng dụng, vì
A. quan lại chưa có nhiều, trình độ học vấn thấp.
B. đạo Phật ảnh hưởng sâu rộng, các nhà sư có học vấn uyên bác.
C. các nhà sư và nhà chùa đều có thế lực về kinh tế rất lớn.
D. nho giáo và Đạo giáo bị nhà nước hạn chế phát triển trong xã hội.
Câu 13. Lãnh thổ Cam-pu-chia được mở rộng nhất là dưới thời vua
A. Giay-a-vác-man V.
B. Giay-a-vác-man VI.
C. Giay-a-vác-man VII.
D. Giay-a-vác-man VIII.
Câu 14. Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Campuchia thời
phong kiến là
A. sử thi Ra-ma-ya-na.
B. sử thi Đăm-săn.
C. sử thi Riêm Kê.
D. sử thi Ra-ma Kiên.
Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phản ánh tình hình Campuchia dưới thời kì
Ăng-co (802 – 1431)?
A. Kinh tế phát triển mạnh, xã hội ổn định.
B. Đạt được nhiều thành tựu về văn hóa (xây dựng đền, tháp,…).
C. Đóng đô ở Phnôm Pênh để tránh cuộc tấn công của người Gia-va.
D. Campuchia trở thành một thế lực hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á.
Câu 16. Vương quốc Lan Xang đạt sự thịnh vượng nhất là từ
A. thế kỉ XIV đến thế kỉ XV.
B. thế kỉ XV đến thế kỉ XVI.
C. thế kỉ XV đến thế kỉ XVII.
D. thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
Câu \17. Công trình kiến trúc nào dưới đây không phải là thành tựu của cư dân
Lào thời phong kiến?
A. Thạt Luổng.
B. Đền Bay-on.
C. Phra Keo.
D. Vát Xiềng Thong.
Câu 18. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc kháng chiến
chống Tống thời Tiền Lê?
A. Buộc nhà Tống thần phục và thực hiện triều cống đối với Đại Cồ Việt.
B. Thể hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt.
C. Quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập.
D. Thể hiện khả năng bảo vệ độc lập của quân dân Đại Cồ Việt.
Câu 19. Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ nhất ý thức độc lập, tự chủ của Ngô
Quyền?
A. Lên ngôi vua, thực hiện thần phục nhà Tống.
B. Xưng là Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.
C. Bãi bỏ chức tiết độ sứ, thiết lập một chính quyền mới.
D. Chủ động thiết lập quan hệ bang giao với nhà Nam Hán.
Câu 20. Lực lượng sản xuất chủ yếu trong  các lãnh địa phong kiến là
A. nông dân tự do.
B. nông nô.
C. nô lệ.
D. lãnh chúa phong kiến.
 Câu 21. Nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung
đại?
A. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán.
B. Sự ngăn cản giao lưu của các lãnh địa.
C. Sản xuất bị đình đốn.
D. Các lãnh chúa cho thành lập các thành thị.
 Câu 22. Thành thị châu Âu trung đại ra đời có tác động như thế nào đối với sự
tồn vong của các lãnh địa phong kiến?
A. Thúc đẩy kinh tế lãnh địa phong kiến phát triển.
B. Cản trở sự phát triển kinh tế lãnh địa.
C. Tiền đề để làm tiêu vong các lãnh địa.
D. Làm cho lãnh địa thêm phong phú.
Câu 23. Ai là người tìm ra châu Mĩ?
A. B. Đi-a-xơ.
B. Va-xcô đơ Ga-ma.                       
C. C. Cô-lôm-bô. 
D. Ph. Ma-gien-lan.                
 Câu 24. Để kỉ niệm chuyến đi vòng quanh Trái Đất lần đầu tiên, hiện nay nơi
nào trên thế giới được mang tên Ma-gien-lan?
A. Eo biển giữa châu Âu và châu Phi.
B. Eo biển giữa châu Á và Bắc Mĩ.
C. Mũi cực Nam của châu Phi.
D. Mũi cực Nam của Nam Mĩ.
 Câu 25. Dưới thời Ngô Quyền, kinh đô nước ta đặt ở?
A. Hoa Lư.
B. Cổ Loa.
C. Thăng Long.
D. Mê Linh.
 Câu 26. Đinh Bộ Lĩnh được tôn là Vạn Thắng vương nhờ ...?
A. quân của ông mạnh hơn các sứ quân khác, đánh đâu thắng đấy.
B. lực lượng của các sứ quân khác lúc này suy yếu.
C. liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ.
D. ông có tài, được nhân dân ủng hộ, đánh đâu thắng đấy.
 Câu 27. Công lao của Đinh Bộ Lĩnh với nước ta là gì?
A  Đánh đuổi giặc ngoại xâm.
B. Dẹp “loạn 12 sứ quân”, thống nhất đất nước.
C. Đánh thắng giặc ngoại xâm, xây dựng nền độc lập, thống nhất đất nước.
D. Phá bỏ nền thống trị hơn 1.000 năm của phong kiến phương Bắc.
 Câu 28. Thời kì phát triển rực rỡ nhất của vương quốc Cam-pu-chia là thời kì
Ăng-co, kéo dài từ
A. thế kỉ IX đến thế kỉ XV. B. thế kỉ IX đến thế kỉ XIV.
C. thế kỉ X đến thế kỉ XV. D. thế kỉ X đến thế kỉ XVI.
Câu 29. Công trình kiến trúc tiêu biểu của vương quốc Lào thời phong kiến là
A. Ăng-co Vat. B. Thạt Luổng.
C. Chùa tháp Pa-gan. D. Tháp Chăm.
Câu 30. Kinh đô của nước ta dưới thời Ngô là
A. Bạch Hạc B. Cổ Loa.
C. Hoa Lư. D. Thăng Long.
Câu 31. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước vào thời gian nào?
A. 967. B. 969.
C. 968. D. 970.
II. Tự luận
Câu 1 (2,0 điểm):
a. Vẽ sơ đồ tổ chức chính quyền thời Đinh và rút ra nhận xét.
b. Hãy cho biết những đóng góp của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn trong Công cuộc
xây dựng và bảo vệ đất nước ở thế kỉ X.
Câu 2. Hoàn thành bảng so sánh dưới đây về tổ chức chính quyền thời Đinh, Tiền
Lê so với thời Ngô rồi rút ra nhận xét
Thời Ngô Thời Đinh – Tiền Lê
Kinh đô
Triều đình trung ương
Chính quyền địa phương
- Hoàn thành bảng so sánh 
Thời Ngô Thời Đinh – Tiền Lê
Kinh đô Cổ Loa (Hà Nội Hoa Lư (Ninh Bình)
Triều đình Dưới vua là các quan văn, quan Dưới vua là các quan văn, quan võ
trung ương võ và các cao tăng.
Chính quyền Đất nước được chia thành các Đất nước được chia thành các cấp:
địa phương châu đạo/ lộ/ phủ/ châu => giáp => xã.
- Nhận xét :
+ Tổ chức chính quyền thời Đinh - Tiền Lê đã được kiện toàn hơn cả ở trung ương và
địa phương so với thời Ngô. Song nhìn chung tổ chức chính quyền thời Ngô, Đinh –
Tiền Lê còn đơn giản, chưa đầy đủ.
+ Mặc dù vậy, việc xây dựng bộ máy chính quyền thời Ngô, Đinh – Tiền Lê đã khẳng
định tính chất độc lập - tự chủ và đặt nền móng cho sự phát triển của đất nước trong
giai đoạn sau.
Bài tập1. Có ý kiến cho rằng: “Ngô Quyền đã khẳng định được nền độc lập của
dân tộc và tạo ra nền tảng căn bản cho công cuộc phát triển đất nước sau này". Em
có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
Trả lời: Ý kiến “Ngô Quyền đã khẳng định được nền độc lập của dân tộc và tạo ra
nền tảng căn bản cho công cuộc phát triển đất nước sau này” là đúng vì:
– Ngô Quyền đã lãnh đạo quân ta đánh bại quân xâm lược Nam Hán (938), kết
thúc hơn 1.000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. 
– Sau chiến thắng, ông đã bắt tay vào xây dựng nền độc lập: bỏ chức tiết độ sứ,
xưng vương, xây dựng chính quyền mới, tạo ra nền tảng căn bản cho công cuộc
xây dựng đất nước độc lập, tự chủ sau này. 
Bài tập 2. Những việc làm của Ngô Quyền sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có
gì khác với những việc làm của Khúc Thừa Dụ sau khi khởi nghĩa được thành công
năm 905?
Trả lời: Những việc làm của Ngô Quyền sau chiến thắng Bạch Đằng (938) khác
với Khúc Thừa Dụ sau khi khởi nghĩa thành công (905) là:
Việc làm của Ngô Quyền Việc làm của Khúc Thừa Dụ thith Ngô Quyền xưng
vương, bỏ chức Khúc Thừa Dụ tự xưng là tiết độ sứ. 
Bài tập 3. Hãy cho biết suy nghĩ của em về Đinh Bộ Lĩnh và công cuộc thống nhất
Do đất nước của ông
Trả lời: Đinh Bộ Lĩnh là người tài giỏi, được nhân dân ủng hộ. Ông đã có công lao
to lớn trong việc chấm dứt tình trạng cát cứ của 12 sứ quân, hoàn thành công cuộc
thống nhất đất nước.
TRƯỜNG THCS PHÙ LINH
TỔ: KHXH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I LỊCH SỬ LỚP 6
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM; (3 điểm)
Câu 1. Hai con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn
minh Ấn Độ là
A. sông Hoàng Hà và sông Trường Giang.
B. Sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát.
C. sông Nin và sông Ti-gơ-rơ.
D. sông Ấn và sông Hằng.
Câu 2. Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nào?
A. Nhà Thương.
B. Nhà Chu.
C. Nhà Tần.
D. Nhà Hán.
Câu 3. Các quốc gia cổ đại Hy Lạp và La Mã được hình thành ở đâu?
A.Trên lưu vực các dòng sông lớn
B. Ở vùng ven biển, trên các bán đảo và đảo.
C. Trên các đồng bằng.
D. Trên các cao nguyên.
Câu 4: Nhà nước nào đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung
Quốc?
A. Nhà Sở
B. Nhà Tần
C. Nhà Hạ
D. Thương- Chu
Câu 5: Nhà nước đế chế La Mã cổ đại gồm những tầng lớp nào?
A. Vua - Tăng lữ - Qúy tộc.
B. Viện nguyên lão - Hoàng Đế - Đại hội nhân dân
C. Quý tộc - Quan Lại - Địa chủ - Nông dân.
D. Hoàng Đế- Viện nguyên lão- Đại hội nhân dân.

II. Tự luận (6,0 điểm)


Câu 1. (2,0 điểm) So sánh điểm giống và khác nhau về điều kiện tự nhiên của Hy
Lạp và La Mã cổ đại?

Thành tựu văn hoá nào của người Ấn Độ cổ đại vẫn được sử dụng hoặc được bảo
tồn đến ngày nay?
Gợi ý trả lời
Thành tựu văn hoá của người Ấn Độ cổ đại vẫn được sử dụng hoặc được bảo tồn
đến ngày nay:
Văn học: Hai tác phẩm văn học nổi bật nhất thời có đại là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-
ma-ya-na, có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của văn học Ấn Độ và Đông Nam
Á ở các giai đoạn sau này.
Lịch: Người Ấn Độ cổ đại đã biết làm lịch.
Toán học: Họ cũng là chủ nhân của 10 chữ số mà ngày nay được dùng rộng rãi trên
thế giới, đặc biệt là chữ số 0. Người Ả Rập đã học tập chữ số Ấn Độ rồi truyền
sang châu Âu.
Tôn giáo: đạo Bà La Môn, đạo Hin-đu (Ấn Độ giáo). Khoảng thế kỉ VI TCN, Phật
giáo
Kiến trúc: Công trình kiến trúc tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại là cột đá A-sô-ca và đại
bảo tháp San-chi.

You might also like