You are on page 1of 4

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 - 2022


MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 6

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM


Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
Bài 20: Vương quốc Phù Nam
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1: Nhân vật lịch sử Ngô Quyền
a) Tiểu sử (quê quán, xuất thân, tính cách, phẩm chất).
b) Công lao đối với dân tộc.
Câu 2: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938
a) Kết quả, ý nghĩa.
b) Nghệ thuật quân sự.
Câu 3: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
a) Giới thiệu công trình kiến trúc hoặc lễ hội tiêu biểu của Chăm-pa (Thánh địa Mỹ Sơn, lễ hội Ka-
tê).
b) Đề xuất phương án bảo tồn và phát triển.
III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Mức độ nhận biết: từ câu 1 đến câu 6.
Mức độ thông hiểu: từ câu 7 đến câu 16.
Mức độ vận dụng thấp: từ câu 17 đến câu 18.
Mức độ vận dụng cao/sáng tạo: từ câu 19 đến câu 20.
Câu 1: Năm 905, Khúc Thừa Dụ đã lãnh đạo nhân dân đánh đổ ách đô hộ của nhà
A. Tần. B. Đường. C. Hán. D. Lương.
Câu 2: Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất (năm 931) giành thắng
lợi là ai?
A. Khúc Thừa Dụ. B. Ngô Quyền.
C. Khúc Hạo. D. Dương Đình Nghệ.
Câu 3: Tướng giặc trực tiếp chỉ huy quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai (năm 938) là
Trang 1/4
A. Lưu Cung. B. Lý Tiến. C. Mã Viện. D. Lưu Hoằng Tháo.
Câu 4: Ngô Quyền quê ở đâu?
A. Hồng Châu (Ninh Giang, Hải Dương). B. Cự Đà (Thanh Oai, Hà Nội).
C. Thổ Hà (Việt Yên, Bắc Giang). D. Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội).
Câu 5: Vương quốc Chăm-pa đã từng tồn tại ở khu vực nào của Việt Nam ngày nay?
A. Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ.
C. Nam Bộ. D. Nam Trung Bộ.
Câu 6: Vương quốc Phù Nam ra đời vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ I. B. Thế kỉ VI.
C. Cuối thế kỉ II. D. Thế kỉ VII TCN.
Câu 7: Khúc Thừa Dụ chỉ xưng Tiết độ sứ mà không xưng đế, xưng vương vì ông
A. muốn lợi dụng danh nghĩa quan lại nhà Đường để xây dựng nền tự chủ.
B. là người khoan hoà nên không muốn tạo ra khoảng cách quá xa với nhân dân.
C. chưa đủ tự tin để làm vua của một nước.
D. không được tướng lĩnh và nhân dân ủng hộ.
Câu 8: Đâu không phải là chính sách của Khúc Hạo nhằm xây dựng một đất nước tự chủ?
A. Đặt lại các khu vực hành chính. B. Lập lại sổ hộ khẩu.
C. Xem xét và định lại mức thuế. D. Tự xưng là hoàng đế.
Câu 9: Thông tin nào dưới đây không đúng về Khúc Thừa Dụ?
A. Là một hào trưởng địa phương ở Ninh Giang, Hải Dương.
B. Lãnh đạo nhân dân lật đổ ách đô hộ của nhà Đường.
C. Có con trai là Khúc Hạo - người đã thực hiện cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử nước ta.
D. Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, ông đã lên ngôi vua, xây dựng chính quyền tự chủ của người
Việt.
Câu 10: Đâu là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc xâm lược nước ta của nhà Nam Hán năm 938?
A. Muốn trả thù cho thất bại từ năm 931.
B. Nhà Nam Hán vốn đã có âm mưu thôn tính nước ta.
C. Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán.
D. Ngô Quyền đã đem quân đánh sang đất Nam Hán.
Câu 11: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm của sông Bạch Đằng?
A. Mực nước vùng cửa sông lúc thủy triều lên và xuống có sự chênh lệch lớn.
B. Hai bên bờ sông có nhiều cồn, gò, đầm lầy.

Trang 2/4
C. Lòng sông hẹp, nước lũ dâng cao về mùa mưa.
D. Lòng sông rộng, hai bên có nhiều cây cối um tùm.
Câu 12: Đâu không phải là cuộc đấu tranh giành độc lập ở thế kỉ X?
A. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.
B. Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất.
C. Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai.
D. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Câu 13: Điểm giống nhau cơ bản giữa cuộc kháng chiến của Dương Đình Nghệ và chiến thắng
Bạch Đằng của Ngô Quyền là
A. chống lại quân xâm lược Nam Hán.
B. thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc.
C. chống lại ách đô hộ của nhà Đường.
D. chấm dứt ách thống trị, mở ra thời kì độc lập lâu dài.
Câu 14: Sắp xếp các nội dung dưới đây theo đúng trật tự diễn biến của trận chiến trên sông Bạch
Đằng năm 938?
1. Ngô Quyền cử quân ra đánh và giả vờ thua.
2. Năm 938, quân Nam Hán kéo sang xâm lược nước ta.
3. Ngô Quyền ra lệnh tổng phản công.
4. Chiến thuyền của quân Nam Hán va vào bãi cọc, tan vỡ. Quân Nam Hán đại bại.
A. 1 - 2 - 3 - 4. B. 4 - 2 - 3 - 1.
C. 2 - 1 - 3 - 4. D. 2 - 1- 4 - 3.
Câu 15: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về các thành tựu văn hóa của Chăm-pa?
A. Từ thế kỉ IV, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng là chữ Phạn.
B. Kiến trúc và điêu khắc Chăm-pa được thể hiện qua các đền, tháp thờ thần, Phật.
C. Cư dân Chăm-pa có thói quen ở nhà sàn.
D. Người Chăm-pa xưa thờ tín ngưỡng đa thần.
Câu 16: Điểm giống nhau về hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa, Phù Nam và Văn Lang - Âu
Lạc là gì?
A. Nông nghiệp trồng lúa nước và làm thủ công.
B. Nghề làm thuỷ tinh, làm giấy và chăn nuôi gia súc.
C. Buôn bán trên biển.
D. Khai thác lâm, thuỷ sản.
Trang 3/4
Câu 17: Điểm khác nhau cơ bản về hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa và Phù Nam so với Văn
Lang - Âu Lạc là gì?
A. Buôn bán trên biển. B. Chăn nuôi gia súc và làm thủ công.
C. Nông nghiệp trồng lúa nước. D. Khai thác lâm, thuỷ sản.
Câu 18: Đoạn tư liệu sau không phản ánh điều gì?
“Thư tịch cổ Ả Rập ghi chép về cảng thị Cù Lao Chàm: Tàu từ Hai (Ấn Độ) đến San
(Chăm-pa)... Ở đây có nước ngọt và trầm hương... Họ dừng lấy nước ngọt ở San - Phu-lao (Cù Lao
Chàm) rồi định hướng đến Sin (Trung Quốc)”.
(Theo Truyện về Ấn Độ và Trung Quốc, bản dịch)
A. Chăm-pa là một trung tâm buôn bán, kết nối trên biển giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
B. Buôn bán trên biển là một trong những hoạt động kinh tế nổi bật của cư dân Chăm-pa.
C. Mặt hàng mà người Chăm trao đổi với thương nhân nước ngoài là nước ngọt và trầm hương.
D. Người Chăm-pa thường mua nước ngọt, trầm hương từ các nước Ấn Độ và Trung Quốc.
Câu 19: Nhân dân ta đã không làm gì để ghi nhớ công lao của các anh hùng dân tộc thời Bắc thuộc?
A. Xây dựng đền thờ trên quê hương các anh hùng.
B. Đặt tên cho các con đường, trường học.
C. Tổ chức lễ hội để tưởng nhớ.
D. Vinh danh là danh nhân văn hoá thế giới.
Câu 20: Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã để lại bài học gì cho công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
A. Cần xây dựng và giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân.
B. Sẵn sàng lực lượng quân đội mạnh để chống ngoại xâm.
C. Luôn sẵn sàng chiến đấu và tranh thủ sự giúp đỡ của các nước trên thế giới để chống xâm
lược.
D. Luôn chủ động chuẩn bị và lợi dụng địa thế tự nhiên để lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều.

-HẾT_

Trang 4/4

You might also like