You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2021 - 2022


MÔN: HÓA HỌC - LỚP 6

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM


CHƯƠNG 1: CÁC TRẠNG THÁI CỦA VẬT CHẤT.
1. Các trạng thái của vật chất.
2. Lý thuyết hạt.
3. Sự thay đổi trạng thái.
CHƯƠNG 2: TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU
1. Kim loại và phi kim.
2. So sánh kim loại và phi kim.
3. Vật liệu thường ngày và đặc tính của chúng.
II. BÀI TẬP (Cho ở dạng trắc nghiệm)
Chương 1: Các trạng thái của vật chất.
1. Các trạng thái vật chất.
- Liệt kê các trạng thái của vật chất trong đời sống.
- So sánh sự giống và khác nhau giữa các tính chất của 3 trạng thái vật chất.
2. Lý thuyết hạt.
- Trình bày đặc điểm sắp xếp của các hạt ở 3 trạng thái vật chất.
3. Sự thay đổi trạng thái.
- Liệt kê tên các quá trình thay đổi trạng thái vật chất, chỉ ra các quá trình thay đổi trạng
thái vật chất trong cuộc sống.
- Vận dụng lý thuyết hạt giải thích các quá trình thay đổi trạng thái vật chất.
Chương 2: Tính chất của vật liệu
1. Kim loại và phi kim
- Liệt kê một số kim loại và phi kim.
- Trình bày tính chất cơ bản của kim loại và phi kim.
2. So sánh kim loại và phi kim
- Trình bày được ứng dụng cơ bản của kim loại và phi kim dựa vào tính chất của chúng.
- So sánh các điểm khác nhau về tính chất của kim loại và phi kim.
3. Vật liệu thường ngày và đặc tính của chúng.
Trang 1/3
- Liệt kê được tên, tính chất và ứng dụng của các vật liệu trong đời sống.
- So sánh tính chất của vật liệu nhựa và thuỷ tinh.
III. CÂU HỎI MINH HỌA
Câu 1: Cách sắp xếp hạt nào dưới đây là đúng nhất với chất khí?
A. Các hạt nằm xa nhau, không tiếp xúc nhau, có thể di chuyển tự do.
B. Các hạt nằm sát nhau, có vị trí cố định.
C. Các hạt có liên kết yếu với nhau, có thể di chuyển qua lại.
D. Trong chất khí không có các hạt vật chất.
Câu 2: “Các hạt được sắp xếp đặc khít, theo một trật tự cố định”. Đây là mô tả về trạng
thái nào của vật chất?
A. Rắn. B. Lỏng. C. Khí. D. Plasma.
Câu 3: Hãy điền từ/cụm từ thích hợp vào 2 chỗ trống trong câu sau:
"Trạng thái .....(1)........ có thể thay đổi hình dạng và thể tích dễ dàng vì các hạt trong đó
di chuyển.....(2)........."
Câu 4: Chọn phát biểu sai.
A. Chất rắn có hình dạng cố định vì các hạt trong đó gắn kết chặt với nhau bằng các lực
hút.
B. Vật chất chỉ có thể thay đổi thể tích khi ta tác động vào vật chất một lực mạnh.
C. Các hạt trong chất lỏng nằm rất gần nhau và có thể bị nén.
D. Các hạt trong chất khí ở rất xa nhau nên chúng có thể chuyển động hỗn độn.
Câu 5: Nóng chảy là quá trình vật chất chuyển từ
A. thể rắn thành thể lỏng. B. thể lỏng thành thể khí.
C. thể khí thành thể lỏng. D. thể lỏng thành thể rắn.
Câu 6: Nếu em để nước đá ở nơi có nhiệt độ cao, nó sẽ dần trở thành nước ở thể lỏng.
Quá trình này được gọi là
A. Đông đặc. B. Nóng chảy. C. Ngưng tụ. D. Bay hơi.
Câu 7: Nhận định sau là đúng hay sai?
Phi kim tồn tại được ở cả ba trạng thái: rắn; lỏng; khí.
A. Đúng. B. Sai.
Câu 8: Các từ/cụm từ nào sau đây mô tả tính chất của kim loại?
(1) bề mặt sáng bóng. (2) dễ uốn/dát mỏng.
(3) giòn. (4) không dẫn nhiệt.

Trang 2/3
(5) dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. (6) dễ kéo sợi.
Câu 9: Em hãy lựa chọn các từ/cụm từ mô tả tính chất của phi kim.
(1) bề mặt sáng bóng. (2) dễ uốn/dát mỏng.
(3) giòn. (4) không dẫn nhiệt.
(5) dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. (6) dễ kéo sợi.
Câu 10: Dãy các chất đều là kim loại là
A. đồng, bạc, vàng. B. đồng, sắt, cacbon.
C. chì, nhựa, bạc. D. sắt, thuỷ tinh, nhựa.
Câu 11: Kim loại duy nhất tồn tại ở trạng thái lỏng là
A. Nhôm. B. Đồng. C. Sắt. D. Thuỷ ngân.
Câu 12: Vật chất nào sau đây không phải là kim loại?
A. Khí oxi. B. Nồi nhôm. C. Thanh đồng. D. Miếng sắt.
Câu 13: Vì sao đồng được sử dụng là dây điện?
A. Do đồng có khả năng dẫn điện.
B. Do đồng có khả năng dẫn nhiệt
C. Do đồng có bề mắt sáng bóng.
D. Do đồng dễ kéo sợi.
Câu 14: Vật liệu không phải là kim loại, nhẹ và được dùng để làm chai lọ là
A. Nhựa. B. Thuỷ tinh. C. Nhôm. D. Thép.
Câu 15: Đâu không phải tính chất của thủy tinh?
A. Trong suốt. B. Bền, khó vỡ.
C. Có thể tái chế. D.Không thấm nước.

----- HẾT -----

Trang 3/3

You might also like