You are on page 1of 15

TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI

10

Chào mừng các em học sinh

Môn: Hóa Học 8


ÔN TẬP

Bài 2/11 : Hãy kể tên ba vật thể được làm bằng :


a) Nhôm b) Thủy tinh c) Chất dẻo
Bài làm

a) Nhôm : mâm, thau, xoong


b) Thủy tinh : ly, kính, chén thủy tinh
c) Chất dẻo : ca nhựa, lốp xe, thau nhựa
Bài 3/11: Hãy chỉ ra đâu là vật thể đâu là chất trong những từ (in nghiêng) sau:
a) Cơ thể người có 63 - 68 % khối lượng là nước.
b) Than chì là chất dùng làm lõi bút chì.
c) Dây điện làm bằng đồng được bọc một lớp chất dẻo.
d) Áo may bằng sợi bông (95 - 98%là xenlulozơ) mặc thoáng mát hơn may bằng
nilon (một thứ tơ tổng hợp).
e) Xe đạp được chế tạo từ: sắt, nhôm, cao su…

Lời giải:
Vật thể: Cơ thể, bút chì, dây điện, áo, xe đạp…
Chất: Nước, than chì, đồng, chất dẻo, xenlulozơ, nilon, sắt, nhôm, cao su.
ÔN TẬP
Câu 1: Có các vật thể sau: quả chuối, cái đinh, khí quyển, cái bát, bình hoa, ô
tô, cây đào tiên. Số vật thể tự nhiên là:
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 C
Câu 2: Có các vật thể như sau: xe đạp, máy bay, biển, con hổ, bình hoa, bút
chì. Số vật thể nhân tạo là
A. 4 A B. 2 C. 5 D. 3

Câu 3: Quan sát kỹ một chất có thể biết được:


A. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt. C. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi.
B
B. Trạng thái, màu sắc. D. Tính tan trong nước, khối lượng riêng.
Chương 1 : Chất – nguyên tử - phân tử
Bài 2 : CHẤT (Tiết 2)
Bài 2 : CHẤT (Tiết 2)
III. Chất tinh khiết:
Nước khoáng và nước cất khác nhau ở điểm nào?
Nước khoáng và nước cất khác nhau ở điểm nào?

Nước khoáng Nước cất

Gồm nhiều chất tạo


Chỉ do một chất tạo
nên (có lẫn một số
nên là nước
chất tan)

Hỗn hợp Chất tinh khiết

Vậy hỗn hợp là gì, chất tinh khiết là gì?


Bài 2 : CHẤT (Tiết 2)
III. Chất tinh khiết:
1. Chất tinh khiết và hỗn hợp:
- Hỗn hợp: Gồm 2 hay nhiều chất trỗn lẫn tạo thành.

- Chất tinh khiết: là chất không lẫn chất khác, có tính chất vật lý và tính
chất hóa học nhất định.
Sơ đồ chưng cất nước tự nhiên
Hãy đề xuất phương án tách riêng chất
1. Nước biển là một hỗn hợp
gồm nước và muối, làm thế Phơi nước biển ra ngoài trời nắng, nhiệt độ
nào để tách muối ra khỏi khiến nước bị bốc hơi, còn lại muối
nước biển

Đổ hỗn hợp dầu ăn và nước vào trong cốc rồi để


2. Dầu ăn lẫn với nước làm
yên một lúc lâu. Nước lắng xuống, dầu ăn nổi lên
thế nào tách riêng dầu ăn thành một lớp ở trên nước. Dùng thìa hớt lớp dầu ăn
ra. nổi trên mặt nước 

3. Muối lẫn với cát làm thế Cho nước vào hỗn hợp trên, dùng đũa khuấy để
làm cho muối ăn tan hết. Sau đó cho hỗn hợp hòa tan
nào tách riêng 2 chất trên vào phễu có đặt sẵn giấy lọc, cát sẽ bị giữ lại ở trên,
ra. cô cạn dung dịch nước muối thu được muối ăn
Bài 2 : CHẤT (Tiết 2)
III. Chất tinh khiết:
1. Chất tinh khiết và hỗn hợp:
2. Tách chất ra khỏi hỗn hợp:

Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý có thể tách một chất ra khỏi
hỗn hợp.
LUYỆN TẬP VỀ CHẤT
Câu 1: Cho các vật thể sau: hoa đào, hoa mai, con người, cây cỏ, quần áo…Hãy
cho biết vật thể nào là nhân tạo?
A.Hoa đào B. Cây cỏ C. Quần áo D. Tất cả đáp án trên

Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất:


A. Nước cất là chất tinh khiết. C. Vật thể tự nhiên là do con người tạo ra.
B. Chỉ có 1 cách để biết tính chất của chất. D. Nước mưa là chất tinh khiết.
Câu 3: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết:
A. Nước cất B. Nước mưa C. Nước lọc D. Đồ uống có gas
Câu 4: Chất tinh khiết là chất:
A. Chất lẫn ít tạp chất. B. Chất không lẫn tạp chất.
C. Chất lẫn nhiều tạp chất. D. Có tính chất thay đổi.
Câu 5: Vật thể tự nhiên là:
A. hộp bút. B. máy điện thoại. C. nồi cơm điện. D. mặt trời.
Câu 6: Cách hợp lí để tách muối từ nước biển là:
A. Lọc. C. Bay hơi.
B. Chưng cất. D. Để yên thì muối sẽ tự lắng xuống.
Câu 7: Chỉ ra dãy nào chỉ gồm toàn là vật thể tự nhiên?
A. Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét. C. Bút chì, thước kẻ, tập, sách.    
B. Xenlulozơ, kẽm, vàng. D. Nước biển, ao, hồ, suối.
Câu 8: Chỉ ra dãy nào chỉ gồm toàn là vật thể nhân tạo:
A. Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét. C. Cây cối, bút, tập, sách.
B. Xenlulozơ, kẽm, vàng. D. Nước biển, ao, hồ, suối.
Câu 9: Cho dãy các cụm từ sau, dãy nào dưới đây chỉ chất?
A. Bàn ghế, đường kính, vải may áo. C. Bút chì, thước kẻ, nước cất, vàng.
B. Muối ăn, đường kính, bột sắt, nước cất. D. Nhôm, sắt, than củi, chảo gang.
Câu 10: Vật thể nhân tạo là:
A. con trâu. B. con sông. C. xe đạp. D. con người.
Câu 11: Nước sông hồ thuộc loại:
A. Đơn chất.       B. Hợp chất.          
C. Chất tinh khiết. D. Hỗn hợp.
Câu 12: Tính chất nào của chất trong số các tính chất sau đây có thể biết được bằng cách quan
sát trực tiếp mà không cần dụng cụ đo hay làm thí nghiệm:
A. Màu sắc. B. Tính tan trong nước.
C. Khối lượng riêng.         D. Dẫn nhiệt, dẫn điện.
Câu 13: Hỗn hợp là sự trộn lẫn của mấy chất với nhau?
A. 2 chất trở lên.   B. 3 chất. C. 4 chất. D. 2 chất.
Câu 14: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống “Cao su là chất…., có tính chất đàn hồi, chịu được ăn
mòi nên được dùng chế tạo lốp xe”
A. Thấm nước B. Không thấm nước C. Axit D. Muối
Hướng dẫn học tập ở nhà

-Học bài.
-Làm bài tập SGK/11
-Đọc bài 3 SGK / 12,13

You might also like