You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023

MÔN KHTN LỚP 6


ĐỀ BÀI.
I. TRẮC NGHIỆM: CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG
Câu 1. Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?
A. Vật lí học.
B. Hóa học và Sinh học.
C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học.
D. Lịch sử loài người.
Câu 2. Kí hiệu cảnh báo nào sau đây là kí hiệu cảnh báo cấm?

A. Nguy hiểm về điện. B. Cấm lửa.

C. Lối thoát hiểm. D. Chất ăn mòn.


Câu 3. Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi?
A. Tế bào biểu bì vảy hành. B. Con ong.
C. Con kiến. D. Tép bưởi.
Câu 4. Cách bảo quản kính lúp nào sau đây là đúng?
A. Không nên lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên vì sẽ làm mặt kính bị xước.
B. Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính chuyên dụng, lau kính bằng khăn mềm.
C. Có thể để mặt kính lúp tiếp xúc với các vật nhám, bẩn mà không sợ mờ kính.
D. Sử dụng xong kính lúp không nên vệ sinh kính.
Câu 5. Độ chia nhỏ nhất của một thước là
A. giá trị cuối cùng ghi trên thước.
B. giá trị nhỏ nhất ghi trên thước.
C. chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
D. chiều dài giữa hai vạch chia bất kì trên thước.
Câu 6. Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là
A. tuần B. ngày.
C. giờ. D. giây.
Câu 7. Để ước lượng chiều dài lớp học, em cần chú ý đến điều gì?
A. Số học sinh của lớp. B. Số bàn ghế có trong lớp học.
C. Số viên gạch lát ở nền nhà. D. Số lượng thước đo của bạn cùng bàn.
Câu 8. Trong thang nhiệt độ Celsius, nhiệt độ sôi của nước là

A. 80 B. 200 C. 100 D. 250

Câu 9. Đâu là chất?


A. Xe máy. B. Cây thước.
C. Nhôm. D. Dây điện.
Câu 10. Chọn phát biểu đúng về định nghĩa của sự bay hơi?
A. Sự chuyển từ thể rắn sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
B. Sự chuyển từ thể hơi sang thể rắn gọi là sự bay hơi.
C. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
D. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự bay hơi.
Câu 11. Oxygen có tính chất nào sau đây?
A. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước,
nặng hơn không khí, không duy trì sự cháy.
B. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu , không mùi, không vị, tan ít trong nước,
nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
C. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong
nước, nhẹ hơn không khí, duy trì sự sống và sự cháy.
D. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong
nước, nặng hơn không khí, duy trì sự sống và sự cháy.
Câu 12. Đâu không phải là tính chất của oxygen?
A. Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị.
B. Oxygen tan nhiều trong nước.
C. Oxygen duy trì sự cháy.
D. Oxygen duy trì sự sống.
Câu 13. Chất nào sau đây không dùng làm nhiên liệu?
A. Than đá. B. Dầu mỏ. C. Khí thiên nhiên. D. Nhôm.
Câu 14. Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là
A. vật liệu. B. nguyên liệu. C. nhiên liệu. D. phế liệu.
Câu 15. Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?
A. Phơi củi cho thật khô.
B. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy.
C. Xếp củi chồng khít lên nhau.
D. Chẻ nhỏ củi.
Câu 16. Vật liệu nào sau đây không thể tái chế?
A. Thủy tinh. B. Thép xây dựng. C. Nhựa composite. D.
Xi măng.
Câu 17. Một bình tràn chỉ có thể chứa nhiều nhất là 100 cm3 nước, đang đựng 60 cm3 nước.
Thả một vật rắn không thấm nước vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra khỏi bình là 30 cm3.
Thể tích của vật rắn bằng bao nhiêu?
A. 40 cm3      B. 90 cm3 C. 70 cm3       D. 30 cm3
Câu 18. Trong các vật liệu sau đây, vật liệu nào dẫn điện tốt nhất
A. Thủy tinh B. Gốm C. Kim loại D. Cao su

Câu 19. Để làm ấm điện đun nước, người ta đã dùng vật liệu gì?
A. Gốm B. Nhựa C. Inox/ thép D. Thủy tinh

Câu 20. Nắp của các ổ điện, phích cắm điện thường được làm bằng nhựa vì?
A. Nhựa dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nên truyền tải điện năng dễ
B. Nhựa không dẫn điện, không bị ăn mòn vì vậy an toàn cho người sử dụng
C. Nhựa dễ bị biến dạng ở nhiệt độ cao
D. Nhựa cứng và bền, có khả năng chịu nhiệt rất tốt.

Câu 21. Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng trong lò nung vôi
A. Đá vôi B. Cát C. Gạch D. Đất sét

Câu 22. Khi nói về khai thác quặng sắt, ý nào sau đây là không đúng
A. Khai thác sử dụng một cách hợp lí
B. Cần giữ gìn và bảo vệ môi trường
C. Cần khai thác thật nhanh và nhiều bằng mọi cách
D. Chế biến quặng thành các sản phẩm có giá trị để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Câu 23. Nhóm thực phẩm nào sau đây chứa nhiều Carbonhidrat
A. Thịt, cá, trứng, sữa
B. Gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mì
C. Dầu thực vật, mỡ động vật
D. Rau, củ, quả tươi

Câu 24. Khẳng định nào sau đây là sai


A. Carbonhidrat là chất cung cấp năng lượng chính cho cơ thể
B. Protein có nhiều trong thịt, cá … là chất cần thiết đối với cơ thể con người
C. Cơ thể có thể tự tổng hợp được Vitamin để cung cấp cho cơ thể
D. Tuổi từ 11- 15 cần nhiều canxi để phát triển chiều cao tốt nhất

Câu 25. Ở trẻ em nếu thiếu Vitamin nào có thể còi cọc, giảm thị lực?
A. Vitamin A B. Vitamin B C. Vitamin C D. Vitamin D
Câu 26: Khi đo thể tích của một vật rắn không thấm nước, người ta chọn thước đo
A. có GHĐ lớn hơn thể tích cần đo và có ĐCNN thích hợp.
B. có GHĐ lớn hơn thể tích cần đo và không cần để ý đến ĐCNN của thước.
C. thước đo thể tích nào cũng được.
D. có GHĐ nhỏ hơn thể tích cần đo vì có thể đo nhiều lần.
Câu 27. Một kilogam là
A. khối lượng của một lít dầu.
B. khối lượng của một lượng vàng.
C. khối lượng của một vật bất kì.
D. khối lượng của một quả cân mẫu đặt tại viện đo lường quốc tế ở Pháp.
Câu 28. Nhiệt độ là
A. độ nóng cuả một vật. B. độ lạnh cuả một vật.
C. độ nóng, lạnh của nhiệt kế. D. độ nóng, lạnh của một vật.
Câu 29. Đơn vị cơ bản đo thời gian trong hệ đo lường hợp pháp của nước ta là gì?
A. Giờ. B. Ngày. C. Phút. D. Giây.
Câu 30. Cách sử dụng kính lúp nào sau đây là đúng?
A. Đặt kính ở khoảng sao cho nhìn thấy vật rõ nét, mắt nhìn vào mặt kính.
B. Đặt kính cách xa mắt, mắt nhìn vào mặt kính.
C. Đặt kính ở khoảng 20 cm, mắt nhìn vào mặt kính.
D. Đặt kính trong khoảng mắt không phải điều tiết, mắt nhìn vào mặt kính.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Em hãy đề xuất 1 một thí nghiệm đơn giản để phân biệt bình chứa khí oxygen với bình
chứa khí nitrogen.
Câu 2: Em hãy phân biệt vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng.
Câu 3. Nêu các bước để đo độ dài của một vật bất kì.
Câu 4. Em hãy trình bày một số tính chất vật lý và tầm quan trọng của oxygen.
Câu 5. Thế nào là nhiên liệu?
Em hãy cho biết một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu.
Câu 6. Sự bay hơi nhanh hay chậm của chất lỏng phụ thuộc vào các yếu tố nào? Em hãy liên
hệ thực tế cho ví dụ cụ thể với từng yếu tố đó về sự bay hơi nhanh hay chậm của chất lỏng.
Câu 7. Giấm ăn (chứa acetic acid) có những tính chất sau: là chất lỏng, không màu, vị chua,
hoa tan được một số chất khác, làm giấy quỳ màu tím chuyển sang màu đỏ; khi cho giấm vào
bột vỏ trứng thì có hiện tượng sủi bọt khi. Theo em, trong các tính chất trên, đâu là tính chất
vật lí, đâu là tính chất hoá học của giấm ăn.
-----------------------Hết--------------------------

You might also like