You are on page 1of 13

Trường THCS Nguyễn Văn Linh

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6


KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM 2021- 2022

I) Nội dung ôn tập:


Ôn tập kiến thức từ bài 1 đến bài 23. Giảm bớt phần đã kiểm tra giữa kì 1.
Sau đây là một số câu hỏi trọng tâm:
Câu 1: Một số nguyên liệu thông dụng? Cách sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả và
đảm bảo sự phát triển bền vững?
-Cách sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững là:
Sử dụng tối đa các chất thải công nghiệp và dân dụng để làm nguyên liệu để sản xuất
vật liệu xây dựng thay cho nguyên liệu tự nhiên, Thu gom và tái chế các nguyên liệu
đã qua sử dụng, Hạn chế xuất khẩu nguyên liệu khô mà nên đầu tư công nghệ sản xuất
những sản phẩm có giá trị, v.v
Câu 2: Một số loại lương thực, thực phẩm phổ biến?
-Một số loại lương thực, thực phẩm phổ biến là: Gạo, ngô, khoai lang, sắn…
Câu 3: Thế nào là chất tinh khiết, hỗn hợp, hỗn hợp đồng nhất, hỗn hợp không đồng
nhất, dung dịch, dung môi, chất tan, huyền phù, nhũ tương? Cho ví dụ?
Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước?
Câu 4: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp?
Câu 5: Tế bào là gì? Nêu sự lớn lên và sinh sản của tế bào?
Câu 6: Thế nào là cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào? Cho ví dụ?
Câu 7: Nêu các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào?
Câu 8: Nêu sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống? Các bậc phân loại sinh vật?
Nêu các giới sinh vật? Cho ví dụ?
Thế nào là khóa lưỡng phân? Cách xây dựng khóa lưỡng phân?
II) Một số câu hỏi trắc nghiệm ôn tập:
Câu 1 – M1 NB
Việc làm nào sau đây được cho là không an toàn trong phòng thực hành?
A. Đeo găng tay khi lấy hoá chất.
B. Tự ý làm các thí nghiệm. 
C. Sử dụng kính bảo vệ mắt khi làm thí nghiệm.
D. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành.
Câu 2 – M1 NB
 Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là
A. đềximét (dm).
B. mét (m).
C. centimét (cm).
D. milimét (mm).
Câu 3 – M1 NB
Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là
A. tạ. B. yến. C. kg. D. g.
Câu 4 – M1 NB
Dụng cụ dùng để đo nhiệt độ là gì?
A. Nhiệt độ.             B. Nhiệt kế.              C. Đồng hồ.             D. Thang đo.
Câu 5. – M2 NB
Các biển báo trong hình có ý nghĩa gì?

A. Cấm thực hiện.


B. Cảnh báo chỉ dẫn thực hiện.
C. Cảnh báo khu vực nguy hiểm.
D. Cảnh báo nguy hại do hóa chất gây ra.
Câu 6. – M2 NB
Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào?
A. Kinh có độ.
B. Kinh lúp.
C Kinh hiển vi.
D. Kinh hiển vi hoặc kính lúp đều được.
Câu 7. – M2 NB
Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của ô nhiễm không khí?
A. Không khí có mùi khó chịu. C. Giảm tầm nhìn.
B. Sương đọng trên lá vào buổi sáng. D. Mưa acid.
Câu 8. – M2 NB
Thế nào là vật liệu?
A. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.
B. Vật liệu là một chất được dùng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, ...
C. Vật liệu là một chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như là
nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo ra những sản phẩm phục
vụ cuộc sống.
D. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
Câu 9. – M1 NB
Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch?
A. Than đá. B. Dầu mỏ.
C. Khí tự nhiên. D. Ethanol.
Câu 10. – M1 TÌM HIỂU
Kí hiệu cảnh báo nào sau đây cho biết cấm sử dụng nước uống? ( đáp án A)

Câu 11. – M1 TÌM HIỂU


ĐCNN của thước hình bên là

A. 0,1cm.
B. 0,5cm.
C. 0,25cm.
D. 1cm.
Câu 12. – M1 TÌM HIỂU
Nhiệt kế y tế thủy ngân được chia độ từ

A. 0oC đến 42oC B. 35oC đến 42oC


C. 35oC đến 40oC D. 25oC đến 45oC
Câu 13. – M1 TÌM HIỂU
Người ta nấu nhôm phế liệu cho nó chuyển thành thể lỏng rồi đổ vào khuôn, chờ nguội
sẽ thu được các sản phẩm như nồi, chậu thau, ...Quá trình này ứng với sự chuyển thể
nào?
A. Sự đông đặc. B. Sự bay hơi và sự ngưng tụ.
C. Sự nóng chảy và sự đông đặc. D. Sự bay hơi.
Câu 14. – M1 TÌM HIỂU
Tại sao ở thành cốc đựng nước đá lại xuất hiện những giọt nước nhỏ?
A. Cốc bị thủng. B. Trong không khí có khí oxi.
C. Trong không khí có hơi nước. D. Trong không khí có khí nitơ.
Câu 15. – M2 TÌM HIỂU
Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 16t (hình vẽ), con số 16t có ý
nghĩa gì?

A. Xe có trên 16 người ngồi thì không được qua cầu.


B. Khối lượng toàn bộ của xe và hàng trên 16 tấn thì không
được đi qua cầu.
C. Khối lượng của xe trên 16 tấn thì không được đi qua cầu.
D. Xe có khối lượng trên 16 tạ thì không được đi qua cầu.
Câu 16. Nhà sản xuất rượu vang dùng quả nho để lên men. Vậy nho là
A. vật liệu.
B. nhiên liệu.
C. nguyên liệu.
D. khoáng sản.
Câu 17. Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?
A. Gạch xây dựng.
B. Đất sét.
C. Xi măng.
D. Ngói.
Câu 18. Khi khai thác quặng sắt, chúng ta không nên làm gì?
A. Khai thác tiết kiệm vì nguồn quặng có hạn.
B. Tránh làm ô nhiễm môi trường.
C. Sử dụng các phương pháp khai thác quặng thủ công.
D. Chế biến quặng thành sản phẩm có giá trị để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Câu 19.Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện sản xuất
điện. Lúc này, than đá được gọi là
A. vật liệu.
B. nhiên liệu.
C. nguyên liệu.
D. vật liệu hoặc nguyên liệu.
Câu 20.Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?
A. Lúa mạch.
B. Ngô.
C. Mía.
D. Lúa gạo.
Câu 21.Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?
A. Gạo.
B. Rau xanh.
C. Thịt.
D. Ngô
Câu 22.Gạo sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?
A. Carbohydrate (chất đường bột).
B. Protein (chất đạm).
C. Lipid (chất béo).
D.Vitamin.
Câu 23. Một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là:
A. thực phẩm không còn hạn sử dụng.
B. thực phẩm không bị nhiễm khuẩn.
C. thực phẩm không bị nhiễm hóa chất độc hại.
D. thực phẩm được chế biến đảm bảo quy trình vệ sinh.
Câu 24. Thực phẩm để lâu ngoài không khí sẽ bị gì?
A. Không biến đổi màu sắc.
B. Mùi vị không thay đổi.
C. Giá trị dinh dưỡng vẫn đảm bảo.
D. Biến đổi màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng.
Câu 25. Để duy trì một sức khỏe tốt với chế độ ăn hợp lí ta nên làm gì?
A. Kiên trì chạy bộ.                 B. Liên tục ăn các chất dinh dưỡng.
C. Ăn đủ, đa dạng.                 D. Tập trung vào việc học nhiều hơn.
Câu 26. Ta đã biết, 100g ngô và 100g gạo đều sinh ra năng lượng như nhau là 1528 kJ.
Vậy tại sao ta không ăn ngô thay gạo?
A. Vì gạo dễ tiêu hóa, chứa nhiều dưỡng chất hơn ngô.
B. Vì hạt gạo bé hơn hạt ngô, gạo dễ trồng hơn ngô.
C. Vì ngô dễ tiêu hóa hơn gạo, gạo dễ bảo quản hơn ngô.
D. Vì ngô ít dưỡng chất, giá thành ngô cao hơn gạo.
Câu 27. Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là
A. vật liệu.
B. nguyên liệu.
C. nhiên liệu.
D. phế liệu.
Câu 28. Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?
A. Bột canh. B. Nước khoáng.
C. Nước cất. D. Nước biển.
Câu 29. Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào
A. số chất tạo nên. B. tính chất của chất.
C. mùi vị của chất. D. thể của chất.
Câu 30. Trong các hỗn hợp sau, hãy chỉ ra đâu là hỗn hợp đồng nhất?
A. Sữa tươi. B. Nước muối
C. Bột mì và nước. D. Dầu giấm.
Câu 31. Muốn chất rắn tan nhanh trong nước, biện pháp nào không nên thực hiện?
A. Đun nóng dung dịch. B. Khuấy đều dung dịch.
C. Cho chất rắn vào nước lạnh. D. Nghiền nhỏ chất rắn.
Câu 32. Sữa tắm, nhựa đường thuộc loại
A. dung dịch. B. huyền phù.
C. hỗn hợp đồng nhất. D. nhũ tương.
Câu 33. Hòa tan đường vào nước thu được hỗn hợp nước đường. Chất tan, dung môi
lần lượt là
A. nước đường, nước. B. đường, nước.
C. nước đường, đường. D. đường, nước đường.
Câu 34. Cho một số chất sau: cát, thuốc tím, dầu ăn, bột gạo. Chất tan trong nước tạo
hỗn hợp đồng nhất là
A. thuốc tím. B. dầu ăn.
C. cát. D. bột gạo
Câu 35. Nhũ tương là hỗn hợp không đồng nhất gồm
A. các hạt chất rắn phân tán lơ lửng trong môi trường chất lỏng.
B. chất khí phân tán trong môi trường chất lỏng.
C. một hay nhiều chất lỏng phân tán trong môi trường chất lỏng nhưng không tan trong
nhau.
D. các giọt nhỏ chất lỏng phân tán trong môi trường chất khí.
Câu 36. Trộn dầu ăn vào xăng được hỗn hợp dầu ăn - xăng. Dung dịch là
A. hỗn hợp dầu ăn - xăng. B. xăng.
C. dầu ăn. D. không tạo dung dịch.
Câu 37. Hỗn hợp nào dưới đây thuộc dạng huyền phù?
A. Sữa chua B. Nước ngọt có gas
C. Xốt mayonnaise D. Phù sa
Câu 38. Chất rắn nào không tan trong nước kể cả nước nóng?
A. đường phèn. B. cát.
C. muối hạt. D. bột ngọt.
Câu 39. Chọn đáp án đúng:
A. Dầu ăn tan được trong nước. B. không khí là hỗn hợp không đồng nhất.
C. Vữa xây dựng thuộc dạng huyền phù. D. khí oxi là hỗn hợp.
Câu 40. Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lần trong nước?
A. Lọc. B. Dùng máy li tâm.
C. Chiết. D. Cô cạn.
Câu 41. Nếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, ta dùng phương pháp nào để tách
riêng dầu ăn ra khỏi nước?
A. Lọc. B. Dùng máy li tâm.
C. Chiết. D. Cô cạn.
Câu 42. Trong máy lọc nước có nhiều lõi lọc khác nhau. Trong đó, có một lõi làm
bằng bông được ép rất chặt. Theo em, lõi bông đó có tác dụng gì?

A. Lọc chất tan trong nước. B. Lọc chất không tan trong nước.
C. Lọc và giữ lại khoáng chất. D. Lọc hoá chất độc hại.

Câu 43. Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?
A. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào.
B. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào,
C. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào.
D. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào.
Câu 44. Để tách được muối ăn ra khỏi dung dịch nước muối nên dùng phương pháp
nào?
A. Phương pháp lọc. B. Phương pháp chiết.
C. Phương pháp cô cạn. D. Phương pháp chưng phân đoạn.
Câu 45. Nhóm các vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?
A. Xe ô tô, xe đạp B. Ngôi nhà, cây cầu
C. Cây cầu, con sông D. Cây cam, con mèo
Câu 46. Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế
bào?
A. Màng tế bào.  B. Chất tế bảo.
C. Nhân tế bào. D Vùng nhân.
Câu 47. Đặc điểm của tế bào nhân thực là
A. có thành tế bào. B. có chất tế bào.
C. có màng nhân bao bọc vật chất di truyền. D. có lục lạp.
Câu 48. Khi một tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có bao nhiều tế bào mới hình thành?
A.8                B.6                  C. 4                 D.2

Câu 49. Hình vẽ bên thuộc loại tế bào nào?

A. Tế bào nhân sơ B. Tế bào nhân thực


C. Tế bào thực vật D. Tế bào động vật
Câu 50. Tế bào có kích thước lớn có thể nhìn thấy bằng mắt thường là:
A. tế bào hồng cầu người B. tế bào trứng cá
C. tế bào trùng roi xanh D. tế bào vi khuẩn
Câu 51. Quan sát cấu tạo tế bào thực vật hình bên và cho biết thành phần nào là màng
tế bào?
A. 1                       B. 2                     C. 3                    D. 4
Câu 52. Cơ thể sinh vật có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản nào?
(1) Cảm ứng và vận động                   (4) Hô hấp
(2) Sinh trưởng                                    (5) Bài tiết
(3) Dinh dưỡng                                     (6) Sinh sản
A. (2), (3), (4), (6)                     B. (1), (3), (5), (6)
C. (2), (3), (4), (5), (6)               D. (1), (2), (3), (4), (5), (6)
Câu 53. Quan sát hình ảnh trùng roi và trả lời câu hỏi sau.

Thành phần cấu trúc x (có màu xanh) trong hình bên là gì?
A. Lục lạp.                     B. Nhân tế bào.
C. Không bào.                 D. Thức ăn.
Câu 54. Cơ thể nào sau đây là cơ thể đơn bào?
A. Con chó.          B. Trùng biến hình.             C. Con ốc sên.            D. Con cua.
Câu 55. Vật sống nào sau đây không có cấu tạo cơ thể là đa bào?
A. Hoa hồng.                               B. Hoa mai.
C. Hoa hướng dương.               D. Tảo lục.
Câu 56. Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là
A. Hệ cơ quan                 B. Cơ quan
C. Mô                              D. Tế bào
Câu 57. Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm?
A. Hệ rễ và hệ thân                    B. Hệ thân và hệ lá
C. Hệ chồi và hệ rễ                    D. Hệ cơ và hệ thân
Câu 58. Trình từ sắp xếp các cấp tổ chức của cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn
là?
A. Tế bào, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, mô.
B. Mô, tế bào, hệ cơ quan, cơ quan, cơ thể.
C. Tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể.
D. Cơ thể, hệ cơ quan, cơ quan, tế bào, mô.
Câu 59. Con cá vàng là cấp độ tổ chức nào của cơ thể đa bào?
A. Tế bào              B. Cơ thể              C. Cơ quan           D. Mô
Câu 60. Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?
A. Xe ô tô.                        B. Cây cầu.
C. Cây bạch đàn.             D. Ngôi nhà.
Câu 61. Vì sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống?
A. Nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản
B. Nó có đầy đủ hết các loại bào quan cần thiết
C. Nó có nhiều hình dạng khác nhau để thích nghi với các chức năng khác nhau
D. Nó có nhiều kích thước khác nhau để đảm nhiệm các vai trò khác nhau
Câu 62. Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế
bào.

A. Màng tế bào.               B. Chất tế bào.


C. Nhân tế bào.                D. Vùng nhân.
Câu 63. Nhân/vùng nhân của tế bào có chức năng gì?
A. Tham gia trao đối chất với môi trường
B. Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của tế bào
C. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào
D. Là nơi tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của tế bào
Câu 64. Cây lớn lên nhờ:
A. Sự lớn lên và phân chia của tế bào.
B. Sự tăng kích thước của nhân tế bào.
C. Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu.
D. Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu.
Câu 65. Một tế bào sau khi trải qua 4 lần sinh sản liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào
con?
A. 4                      B. 8                      C. 12                    D. 16 
Câu 66. Quá trình nào sau đây xảy ra nhờ sự sinh trưởng và sinh sản của tế bào?
A. Quả bóng to lên khi được bơm hơi
B. Quả táo trên cây to lên sau nhiều ngày đậu quả
C. Áo phao phồng lên sau khi lấy ra khỏi túi hút chân không
D. Gấu bông phồng lên sau khi được nhồi thêm bông
Câu 67. Điều gì xảy ra với các tế bào trong cơ thể khi cơ thể ngừng lớn?
A. Các tế bào trong cơ thể dừng sinh trưởng và sinh sản
B. Các tế bào trong cơ thể ngừng sinh trưởng nhưng vẫn sinh sản
C. Các tế bào trong cơ thể ngừng sinh sản nhưng vẫn sinh trưởng
D. Các tế bào trong cơ thể vẫn tiếp tục sinh trưởng và sinh sản
Câu 68. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì?
A. Tăng kích thước của cơ thể sinh vật
B. Khiến cho sinh vật già đi
C. Tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn
thương
D. Ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể
Câu 69. Thế giới sinh vật được chia vào các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn theo trật tự:
A. loài – chi – họ- bộ- lớp- ngành- giới.
B. loài – họ - chi - bộ- lớp – ngành - giới.
C. giới - ngành - bộ - lớp - họ - chi – loài.
D. giới - họ - lớp – ngành - bộ - họ - chi - loài.
Câu 70. Cho các tiêu chí sau:
(1) Đặc điểm tế bào.
(2) Mức độ tổ chức cơ thể.
(3) Môi trường sống.
(4) Kiểu dinh dưỡng.
(5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn.
Những tiêu chí nào được dùng để phân loại sinh vật?
A. (1), (2), (3), (5).                                B. (2), (3), (4), (5).
C. (1), (2), (3), (4).                                D. (1), (3), (4), (5
Câu 71. Nhiệm vụ của phân loại thế giới sống là:
A. tìm ra những đặc điểm của giới sinh vật.
B. phát hiện những sinh vật mới.
C. đưa ra những tiêu chuẩn phân loại với trật tự nhất định.
D. phát hiện, mô tả, đặt tên và sắp xếp sinh vật.
Câu 72. Điểm phân biệt cơ bản nhất giữa giới Thực vật và và giới Động vật là gì?
A. Môi trường sống. B. Đặc điểm tổ chức cơ thể.
C. Đặc điểm tế bào. D. Kiểu dinh dưỡng.
Câu 73. Cách gọi “cá quả” là cách gọi tên theo
A. tên khoa học. B. tên địa phương.
C. tên giống. D. cách tra theo danh mục.
Câu 74. Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói về giới Thực vật?
A. Di chuyển tự do trong nước.                      B. Kiểu dinh dưỡng tự dưỡng.
C. Môi trường sống đa dạng. D. Có cấu tạo đa bào, nhân thực.
Câu 74. Dựa vào đặc điểm cấu tạo tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, khả năng di chuyển,
kiểu dinh dưỡng, sinh vật được chia thành những giới nào sau đây?
A. Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.
B. Giới Vi rút, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.
C. Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Vi khuẩn, giới Thực vật, giới Động vật.
D. Giới Khởi sinh, giới hữu sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.
Câu 76. Hình bên mô phỏng hình dạng và cấu tạo của virus nào?

A. Virus khảm thuốc lá.


B. Virus corona.
C. Virus dại.
D.Virus HIV.
Câu 77. Quan sát hình dưới đây và xác định cấu tạo của virus bằng cách lựa chọn đáp
án đúng.

A.(1) Vỏ ngoài, (2) Vỏ protein, (3) Phần lõi.


B. (1) Vỏ protein, (2) Vỏ ngoài, (3) Phần lõi.
C. (1) Phần lõi, (2) Vỏ protein, (3) Vỏ ngoài.
D. (1) Vỏ ngoài, (2) Phần lõi, (3) Vỏ protein.
Câu 78. Tại sao virus cần kí sinh nội bào bắt buộc?
A. Vì có kích thước hiển vi.
B. Vì có cấu tạo tế bào nhân sơ.
C. Vì chưa có cấu tạo tế bào.
D. Vì có hình dạng không cố định.
Câu 79. Trong các bệnh sau đây, bệnh nào do virus gây nên?
A. Bệnh kiết lị.
B. Bệnh dại.
C. Bệnh vàng da.
D. Bệnh tả.
Câu 80. Vius khác vi khuẩn ở đặc điểm cơ bản nào?
A. Kích thước virus nhỏ hơn vi khuẩn và chưa có cấu tạo tế bào, ký sinh nội bào.
B. Kích thước virus lớn hơn vi khuẩn và chưa có cấu tạo tế bào, ký sinh nội bào.
C. Kích thước virus nhỏ hơn vi khuẩn và có nhân hoàn chỉnh, ký sinh nội bào.
D. Kích thước virus lớn hơn vi khuẩn, nhân sơ và sống ký sinh nội bào.
Câu 81. Vi khuẩn là
A. nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi.
B. nhóm sinh vật có cấu tạo nhân thực, kích thước hiển vi.
C. nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi.
D. nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi.
Câu 82. Điền từ còn thiếu vào đoạn thông tin sau bằng cách lựa chọn đáp án thích hợp
từ các gợi ý sau: vius, ví khuẩn, phân huỷ, tổng hợp, vật chất, sinh vật.
 Vì khuẩn có vai trò quan trọng trong tự nhiên và đời sống con người: chúng (1)... xác
(2) ... thành các chất đơn giản, khép kín vòng tuần hoàn (3)... trong tự nhiên. (4)... góp
phần hình thành than đá, dầu lửa.
A. (1) phân hủy, 2) sinh vật, (3) vật chất, (4) Vi khuẩn.
B. (1) phân hủy, 2) Vi khuẩn, (3) vật chất, (4) sinh vật.
C. (1) phân hủy, 2) sinh vật, (3) Virus, (4) vật chất.
D. (1) phân hủy, 2) Virus, (3) vật chất, (4) Vi khuẩn.
Câu 83.Bệnh nào sau đây không phải do vi khuẩn gây nên?
A. Bệnh kiết lị.
B. Bệnh tiêu chảy.
C. Bệnh vàng da.
D. Bệnh thuỷ đậu.
Câu 84. Biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh do virus gây ra là gì?
A. Tiêm vaccine.                      C. Ăn uống đủ chất.
B. Uống nhiều thuốc.                D. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Câu 85. Vì sao thức ăn để lâu ngoài không khí không bảo quản sẽ bị ôi thiu?
A. Do sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại tồn tại trong không khí.
B. Do sự xâm nhập của virus gây hại tồn tại trong không khí.
C. Do sự chênh lệch nhiệt độ của thức ăn và môi trường.
D. Do vi khuẩn có lợi nơi bảo quản tập trung quá nhiều.

You might also like