You are on page 1of 11

ĐỀ CƯƠNG KHOA HỌC 4 CUỐI KÌ 1

Câu 1: Trong quá trình sống, con người lấy từ môi trường những gì và thải ra môi
trường những gì? (Mức 1- 1 điểm)
A. Lấy thức ăn, nước uống từ môi trường và thải ra nước tiểu.
B. Lấy thức ăn, không khí từ môi trường và thải ra cặn bã.
C. Lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường và thải ra chất thừa, cặn bã.
D. Lấy thức ăn, nước uống từ môi trường và thải ra mồ hôi và nước tiểu.
Câu 2: Vai trò của chất bột đường là: (Mức 2 – 1 điểm )
A. Cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể.
B. Giàu năng lượng, giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min: A,D,E,.K .
C. Xây dựng và đổi mới cơ thể.
D. Cần cho hoạt động sống của cơ thể.
Câu 3: Trong số các con vật dưới đây, con vật nào truyền bệnh lây qua đường tiêu
hoá? (Mức 2 – 1 điểm )
A. Chuột C. Ruồi
B. Gián D. Muỗi
Câu 4: Một số việc làm phòng tránh tai nạn đuối nước: (Mức 1 – 1 điểm)
A. Không chơi gần ao, hồ, sông, suối; giếng nước phải có nắp đậy.
B. Chấp hành tốt các qui định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường
thủy.
C. Tập bơi nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 5: Chọn từ (Chất lỏng ,hoà tan, lan ra, hình dạng) thích hợp, điền vào chỗ (
......................) để hoàn thiện câu sau: (Mức 2 – 1 điểm)
Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng
nhất định. Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hoà
tan một số chất.
Câu 6: Không khí có những tính chất gì? (Mức 1 – 1 điểm)
A. Không màu, không mùi, không vị, có hình dạng nhất định.
B. Không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.
C. Không khí không thể nén lại được.
D. Không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Không khí có thể
nén lại hoặc giãn ra.
Câu 7. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: ( Mức 3 – 0,5 điểm)
A. Nước sạch luôn có sẵn trong tự nhiên. S
B. Nguồn nước là vô tận cứ việc dùng thoải mái. S
C. Phải tốn nhiều công sức, tiền của mới sản xuất được nước sạch nên cần tiết kiệm nước.
Đ
D. Tiết kiệm nước vừa tiết kiệm được tiền cho bản thân, vừa để cho người khác được dùng
nước sạch. Đ
Câu 8. Nên ăn khoảng bao nhiêu muối trong một tháng? ( Mức 4 – 0,5 điểm)
A. Ăn vừa phải C. Ăn dưới 300g muối
B. Ăn theo khả năng D. Ăn trên 300g muối

Câu 8 (M1- 0,5 điểm)Trong quá trình sống cơ thể người lấy những gì từ môi trường và
thải ra môi trường những gì ?
A. Lấy vào không khí, nước uống và thải ra chất cặn bã.
B. Lấy vào thức ăn, nước uống, không khí và thải ra chất thừa, cặn bã.
C. Lấy vào thức ăn, không khí, nước uống và thải ra không khí.
D. Lấy vào thức ăn, nước uống và thải ra chất thừa, cặn bã.
Câu 9: (M2- 1 điểm): Trong một số loại thức ăn dưới đây, thức ăn nào không chứa chất
bột đường?
A. Khoai lang B. Gạo
C. Bánh mì D. Trứng
Câu 10 Để có sức khỏe tốt, chúng ta phải có chế độ ăn như thế nào cho hợp lí?
A. Ăn thật nhiều thịt
B. Ăn thật nhiều cá
C. Ăn thật nhiều rau
D. Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn
Câu 11Để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa, chúng ta cần làm gì? (M1)
A. Giữ vệ sinh môi trường.
B. Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
C. Ăn thật nhiều rau củ quả.
D. Uống nhiều nước, ăn nhiều thịt và cá.
Câu 12 (M2 -1 điểm) Trước khi bơi cần phải làm gì ?
A. Vận động tay, chân cho ra mồ hôi B. Chuẩn bị quần áo
C. Tập các bài thể dục khởi động D. Chuẩn bị thức ăn
Câu 13(M1- 1 điểm) Nước trong thiên nhiên tồn tại ở những thể nào?
A. Ở một thể: lỏng C. Ở hai thể: khí và rắn
B. Ở hai thể: lỏng và khí D. Ở ba thể: rắn, lỏng, khí
Câu 14 (M3 – 0,5 điểm) Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho thích hợp:
A B
Đông đặc Lỏng Khí
Nóng chảy Lỏng Rắn
Ngưng tụ Rắn Lỏng
Bay hơi Khí Lỏng
Câu 15 Không khí có những tính chất gì?
A. Có màu trắng, không có mùi, không có hình dạng nhất định
B. không có màu, có mùi tanh, không có hình dạng nhất định
C. Không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.
D. Không có màu, có mùi tanh, có hình dạng nhất định
Câu 16: Để phòng bệnh do thiếu i-ốt, hằng ngày bạn nên sử dụng:
A. Muối tinh B. Bột ngọt C. Bột canh
D. Muối hoặc bột canh có bổ sung i-ốt
Câu 17: Để phòng các bệnh về đường tiêu hóa cần giữ vệ sinh cá nhân như thế nào ?
A. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn.
B. Chỉ rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi đi đại tiện.
C. Chỉ rửa tay bằng nước sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
D. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
Câu 18: Tính chất nào sau đây không phải là của nước ?
A. Trong suốt. B. Có hình dạng nhất định.
C. Không mùi. D. Chảy từ cao xuống thấp.
Câu 19: Cần phải làm gì để đề phòng đuối nước?
A. Không chơi đùa gần hồ,ao, sông, suối.
B. Giếng nước cần phải xây thành cao có nắp đậy.
C. Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao trông đường thủy.
D. Thực hiện tất cả những việc trên.
Câu 20: Trong không khí có những thành phần nào sau đây?
A. Trong không khí chỉ có khí ô-xi và khí ni-tơ.
B. Trong không khí chỉ có khí ô-xi, khí ni-tơ và khí các-bô-níc.
C. Trong không khí có khí ô-xi và khí ni-tơ là hai thành phần chính, ngoài ra còn có các
thành phần khác.
D. Trong không khí chỉ có khí ô-xi và khí các – bô - níc.
Câu 21: Điền các từ: môi trường, thức ăn, nước, thừa, cặn bã, trao đổi chất, không khí vào
những chỗ trống cho thích hợp.
Trong quá trình sống con người lấy thức ăn , nước , không khí từ môi trường
Và thải ra môi tường những chất thừa , cặn bã Quá trình đó gọi là quá trình trao đổi chất
Câu 22: Phát biểu nào sau đây là phát biểu đúng về vai trò của chất đạm ?
A. Xây dựng và đổi mới cơ thể.
B. Giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi ta min : A, D, E, K.
C. Không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của
bộ máy tiêu hóa.
D. Tham gia vào việc xây dựng cơ thể, tạo men để thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống.
Câu 23: Để phòng tránh bệnh do thiếu dinh dưỡng ta cần?
A. Ăn đủ lượng và đủ chất B. Ăn thật nhiều cá, thịt
C. Ăn nhiều mỡ D. Ăn nhiều rau xanh
Câu 24:(M1 –0,5đ) Thức ăn nào sau đây không thuộc nhóm thức ăn chứa nhiều chất
béo?
A.Vừng B. Trứng gà C. Mỡ động vật D. Dầu thực vật
Câu 25: (M1 – 0,5đ) Cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật vì?
A. Đạm động vật có nhiều chất bổ dưỡng quý nhưng thường khó tiêu. Đạm thực vật dễ
tiêu nhưng thường thiếu một số chất bổ dưỡng quý.
B. Đạm động vật và đạm thực vật có chứa nhiều chất bổ dưỡng quý.
C. Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thường thiếu một số chất bổ dưỡng quý.
D. Ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để bữa ăn được ngon miệng hơn.
Câu 26: (M1 – 0,5đ) Để phòng bệnh béo phì cần:
A. Ăn ít
B. Giảm số lần ăn trong ngày.
C. Rèn luyện thói quen ăn uống điều độ.
D. Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, năng vận động cơ thể.
Câu 27: (M2 – 0,5đ) Các hiện tượng liên quan tới sự hình thành mây là:
A. Bay hơi và ngưng tụ. B. Bay hơi và đông đặc.
C. Nóng chảy và đông đặc. D. Nóng chảy và bay hơi.
Câu 28: (M2 – 1đ) Vai trò của chất đạm là:
A. Xây dựng và đổi mới cơ thể. B. Cung cấp nhiều chất béo.
C. Cung cấp nhiều chất vitamin . D. Cung cấp nhiều khoáng.
Câu 29: (M2 – 1đ) Việc không nên làm để giữ vệ sinh an toàn thực phẩm?
A. Chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc và mùi vị lạ.
B. Dùng thực phẩm đóng hộp quá hạn, hoặc hộp bị thủng, phồng, han, gỉ.
C. Dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn.
D.Thức ăn được nấu chín; nấu xong nên ăn ngay;nếu chưa dùng hết phải bảo quản đúng
cách.
Câu 30: (M2 – 1đ) Trong không khí có những thành phần nào sau đây?
A. Khí ô - xi và khí ni – tơ B. Khí ô-xi, khí ni – tơ và khí các – bô-nic
C. Khí ô – xi và khí ni – tơ là 2 thành phần chính, ngoài ra còn có các thành phần khác.
Câu 31: (M3 – 1đ) Khi đổ nước từ bình ra cốc, ta phải đặt miệng bình cao hơn cốc.
Điều này vận dụng tính chất nào sau đây?
A. Nước không có hình dạng nhất định. B. Nước có thể thấm qua một số vật.
C. Nước chảy từ cao xuống thấp D. Nước có thể hòa tan một số chất.
Câu 32: (M3 – 1đ) Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho thích hợp:
A B
Thiếu chất đạm Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến mù loà
Thiếu vi- ta- min A Bị còi xương
Thiếu i-ốt Bị suy dinh dưỡng
Cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, bị bướu
Thiếu vi- ta- min D
cổ
Câu 33: (M2- 1 điểm)Trong quá trình sống cơ thể người lấy những gì từ môi trường và
thải ra môi trường những gì ?
A. Lấy vào không khí, nước uống và thải ra chất cặn bã.
B. Lấy vào thức ăn, nước uống, không khí và thải ra chất thừa, cặn bã.
C. Lấy vào thức ăn, không khí, nước uống và thải ra không khí.
D. Lấy vào thức ăn, nước uống và thải ra chất thừa, cặn bã.
Câu 34.(M1 –1đ) Thức ăn nào sau đây không thuộc nhóm thức ăn chứa nhiều chất
béo ?
A.Vừng B. Trứng gà C. Mỡ động vật D. Dầu thực vật
Câu 35: (M1 –1đ) Để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa, chúng ta cần:
A. Giữ vệ sinh ăn uống
B. Giữ vệ sinh môi trường
C. Giữ vệ sinh cá nhân
D. Tất cả các ý trên.
Câu 36. (M2- 1đ) Cần phải làm gì để đề phòng đuối nước?
A. Không chơi đùa gần hồ,ao, sông, suối.
B. Giếng nước cần phải xây thành cao có nắp đậy.
C. Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao trông đường
thủy.
D. Thực hiện tất cả những việc trên.
Câu 37: (M2 – 1đ) Khi đổ nước từ bình ra cốc, ta phải đặt miệng bình cao hơn cốc.
Điều này đã vận dụng tính chất nào sau đây của nước ?
A. Nước không có hình dạng nhất định B. Nước có thể thấm qua một số vật.
C. Nước chảy từ cao xuống thấp. D. Nước có thể hòa tan một số chất.
Câu 38: ( M2 - 1 điểm) Không khí có những thành phần nào ?
A. Khí ô-xi, khí ni-tơ, khói bụi.
B. Khí ô-xi và khí ni-tơ là hai thành phần chính, ngoài ra còn có các thành phần khác như:
khí các- bô – nic, khói, bụi, vi khuẩn, hơi nước, ….
C. Khí ô-xi, khí ni-tơ, khí các-bô-níc.
D. Khí ô-xi, khí ni-tơ, khí các-bô-níc, hơi nước.
Câu 39: (M3 –0,5đ) Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên là:
A. Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước.
B. Từ hơi nước ngưng tụ thành nước.
C. Các giọt nước có trong các đám mây rơi xuống đất.
D. Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước xảy ra
lặp đi lặp lại.
Câu 40:( M4 – 0,5 điểm) Để phòng bệnh thiếu chất dinh dưỡng cần:
A. Ăn nhiều thịt cá B. Ăn nhiều quả
C. Ăn nhiều rau xanh D. Ăn uống đủ chất, cân đối, hợp lí.
Câu 1: (M1-1đ) Trong các cơ quan sau đây, cơ quan nào giúp hấp thu khí ô - xi và thải
ra khí các - bô - níc?
A. Tiêu hóa. B. Hô hấp. C. Bài tiết nước tiểu. D. Tuần hoàn
Câu 41. (M1-1đ) Vai trò của chất đạm là:
A. Xây dựng đổi mới cơ thể. B. Cung cấp nhiều chất béo.
C. Cung cấp nhiều chất vitamin. D. Cung cấp nhiều khoáng.
Câu 42. (M2-1đ). Người bị bệnh tiêu chảy ăn uống như thế nào?
A. Ăn uống đầy đủ để chống suy dinh dưỡng.
B. Chỉ được ăn cháo, uống dung dịch Ô – rê – dôn hoặc uống nước cháo muối để phòng
mất nước.
C. Ăn nhiều thức ăn chứa chất béo.
D. Ăn nhiều thức ăn chứa chất đạm và uống nhiều Ô-rê-dôn chống mất nước.
Câu 43: (M2- 1đ) Cần phải làm gì để đề phòng đuối nước?

A. Không chơi đùa gần hồ,ao, sông, suối.

B. Giếng nước cần phải xây thành cao có nắp đậy.

C. Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao trông đường
thủy.

D. Thực hiện tất cả những việc trên.


Câu 44. (M2- 1đ) Khi đổ nước từ bình ra cốc, ta phải đặt miệng bình cao hơn cốc. Điều
này vận dụng tính chất nào sau đây?
A. Nước có thể thấm qua một số vật.

B. Nước có thể hoà tan một số chất.

C. Nước chảy từ cao xuống thấp.

D. Nước không có hình dạng nhất định.

Câu 45. (M1-1đ) Tính chất nào dưới đây không phải tính chất của không khí
A. Không khí có thể bị nén lại, hoặc giãn ra

B. Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị,

C. Không khí không có hình dạng nhất định

D. Không khí là một chất lỏng trong suốt

Câu 46: (M4-0,5đ) Nhóm thực phẩm nào có vai trò làm tăng sức đề kháng cho cơ
thể?
A. Nhóm giàu chất đạm
B. Nhóm giàu chất đường, bột
C. Nhóm giàu chất béo
D. Nhóm giàu chất khoáng
Câu 47. (M3-0,5đ) Hãy điền các từ sau vào chỗ trống các câu dưới đây cho phù hợp.
“Ngưng tụ, bay hơi, giọt nước, hơi nước, các đám mây.”

Nước ở sông, hồ, suối, biển thường xuyên bay hơi vào không khí. Hơi nước bay lên cao,
gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo nên các đám mây. Các giọt nước có
trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa.

Câu 48: Em hãy nêu cách phòng bệnh béo phì ?


TL: Cách phòng bệnh béo phì là ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm,
nhai kĩ. Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao.
Câu 49 Vì sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?
TL: Cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món vì không có một loại thức
ăn nào có thể cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Tất cả những chất
mà cơ thể cần đều phải lấy từ nhiều nguồn thức ăn khác nhau.
Thay đổi món đê tạo cảm giác ngon miệng và cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho
cơ thể.

Câu 50 Vì sao cần ăn nhiều rau và quả chín hằng ngày ?


Nên ăn phối hợp nhiều loại rau, quả để có đủ các loại vi – ta – min, chất khoáng cần thiết
nhằm thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống của cơ thể. Thiếu vi- ta – min và các chất
khoáng cơ thể sẽ bị bệnh. Các chất xơ trong rau, củ, quả tuy không có giá trị dinh dưỡng
nhưng giúp bộ máy tiêu hóa hoạt động bình thường, chống táo bón.
Câu 51: Nguyên nhân gây nên bệnh béo phì là gì ? Nêu 3 tác hại của bệnh béo phì ?
*Nguyên nhân: Ăn quá nhiều, hoạt động quá ít nên mỡ trong cơ thể bị tích tụ ngày càng
nhiều gây ra bệnh béo phì

*Tác hại: - Người bị béo phì thường mất sự thoải mái trong cuộc sống

- Người bị béo phì thường giảm hiệu suất lao động và sự lanh lợi trong hoạt động

- Người bị béo phì có nguy cơ bị mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, sỏi
mật, ....

Câu 52 : Em hãy lấy 2 ví dụ thực tế về việc vận dụng tính chất: chảy từ cao xuống thấp của
nước vào cuộc sống ?
- Chạy máy phát điện

- Làm các thác nước nhân tạo

Câu 53: (M4- 1 điểm) Hoa được bố mẹ cho đi nghỉ mát ở biển. Không khí trong lành ở
đây khiến em nhớ đến bà và tự nhủ: Giá mình có thể mang ít không khí ở đây về tặng bà
Theo em Hoa nên làm thế nào để thực hiện được mong muốn đó của mình. Dựa vào tính
chất của không khí, hãy giải thích việc làm đó ?
Hoa có thể dùng túi ni lông làm cho túi xẹp hoàn toàn sau đó dùng tay mở rộng miệng túi
chạy trên bãi biển cho không khí vào và buộc kín miệng túi đảm bảo cho không khí không
bị lọt ra ngoài. Cho túi ni lông vào một hộp cứng để túi không bị bẹp rồi mang về cho bà.

Giải thích: Do không khí có ở khắp mọi nơi xung quanh ta nên chỉ cần mở rộng miệng túi
chạy cho túi căng là không khí đã ở trong túi. Mặt khác không khí không có hình dạng
nhất định nên ta có thể đựng vào trong túi.

Câu 54.Hãy xếp các loại thức ăn sau vào nhóm sao cho phù hợp: Dầu thực vật,
chuối, ngô, cam, thịt bò, lạc, khoai tây, cá, bánh mì, tôm, thanh long. ( Mức 3- 0,5
điểm)
- Thức ăn chứa nhiều chất bột đường: ngô, khoai tây, bánh mì.
- Thức ăn chứa nhiều chất đạm: thịt bò, cá, tôm
- Thức ăn chứa nhiều chất béo: dầu thực vật, lạc.
- Thức ăn chứa nhiều vi – ta – min, chất khoáng và chất xơ: chuối, cam, thanh long.
Câu 55: Để phòng bệnh béo phì ta nên làm gì? ( Mức 3 – 1 điểm )
Để phòng bệnh béo phì, cần:
- Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
- Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao.
Câu 56. Em hãy nêu một số ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong
đời sống. ( Mức 4 – 1 điểm)
VD1: Không khí không có hình dạng nhất định nên ta có thể thổi không khí vào các
quả bóng có hình dạng khác nhau.
VD2: Không khí có thể bị nén lại và giãn ra nên ta có thể dùng cái bơm để bơm vào
lốp xe đạp, quả bóng, bơm phao tắm biển,..
Câu 57. Khi đổ nước từ bình ra cốc, ta phải đặt miệng bình như thế nào so với cái
cốc? Điều này vận dụng tính chất gì của nước? ( Mức 4 – 0,5 điểm)
Khi đổ nước từ bình ra cốc, ta phải đặt miệng bình cao hơn cốc. Điều này vận dụng tính
chất nước chảy từ trên cao xuống thấp.
Câu 58: (M3-0,5đ) Dựa vào các chất dinh dưỡng có trong mỗi loại thức ăn, em hãy
kể tên các nhóm thức ăn?
Trả lời:

+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm

+ Nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng

+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo

+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường

Câu 59. (M3-1đ) Em phải làm gì để phòng bệnh béo phì?

Cách phòng bệnh béo phì là ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai
kĩ. Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao.

Câu 60. (M4-0,5đ) Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?

Trả lời:

Vì đạm động vật nhiều chất bổ dưỡng quý không thay thế được nhưng thường khó tiêu.
Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thiếu một số chất bổ dưỡng quý
Câu 61. (M4-1đ) Không khí có những tính chất gì? Nêu ví dụ cho thấy không khí có thể
bị nén lại hoặc giãn ra.

Trả lời:

Tính chất:- Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng
nhất định. Không khí có thể bị nén hoặc giãn ra.
Ví dụ: Khi bơm xe đạp, chúng ta đẩy bơm từ trên cao xuống thì không khí sẽ bị nén.

Câu 62:(M3–1đ)Tại sao cần phải tiết kiệm nước sạch? Em cần làm gì để tiết kiệm
nước?

Cần tiết kiệm nước vì nước không phải là tài nguyên vô tận, phải tốn công sức tiền của
mới có nước sạch để dùng.Tiết kiệm nước là tiết kiệm tiền bạc cho mình và cho nhiều
người khác.
Ví dụ:Không để nước chảy tràn lan khi đánh răng, rửa mặt, rửa xe....
Câu 63:(M3-1đ) Chúng ta nên và không nên làm gì để bảo vệ bầu không khí trong
sạch?
Việc nên làm: Vứt rác đúng nơi quy định
- Thực hiện đi vệ sinh đúng nơi quy định
- Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh để giữ cho bầu không khí trong lành.
Không nên: Vứt rác bừa bãi ở nơi công cộng. Phá hoại cây xanh.
Câu 64: (M4 – 1đ) Cái săm xe đạp bị thủng 1 lỗ, Em làm thế nào để kiểm tra xem
săm xe thủng chỗ nào?Giải thích lí do vì sao em làm như vậy?
-Bơm căng xăm xe rồi xoay xăm xe cho các phần của nó lần lượt chạm vào nước trong 1
cái chậu.Khi tới chỗ thủng thì sủi bọt lên vì trong xăm xe có không khí nên khi nhúng
xuống nước nước tràn vào chiếm chỗ, không khí tạo thành các bọt khí nổi lên.
Câu 65: (M4-0,5 điểm) Nêu ví dụ chứng tỏ con người đã vận dụng các tính chất của
nước vào cuộc sống: Nước chảy từ cao xuống thấp.
VD: Làm mái nhà dốc; rót nước từ bình sang cốc thì đặt miệng bình cao hơn; láng sân;
làm đường; chạy máy phát điện; làm thác nước nhân tạo.
Câu 66: (M3 – 0,5 điểm) Vì sao cần ăn nhiều rau và quả chín hằng ngày ?
Ăn phối hợp rau , quả để có đủ vi ta min, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, các chất xwo
trong rau, quả còn giúp chống táo bón.
Câu 67: (M3-1đ) Em phải làm gì để phòng bệnh béo phì ?
Cần ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm , nhia kĩ.
Siêng vận động, tập thể dục thể thao: đi bộ.....
Câu 68: (M4 - 1 điểm): Mẹ đưa bé Na đi công viên. Mẹ mua cho bé Na một quả bóng bay.
Chú bán hàng bơm quả bóng căng phồng trong chốc lát làm bé Na tròn xoe mắt “Mẹ ơi, tại
sao chú lại làm được thế ạ?” Em hãy thay mẹ trả lời câu hỏi của bé Na nhé.
Khi bơm người bán hàng đã đẩy được không khí vào trong quả bóng, không khí bị nén lại
dồn vào quả bóng làm cho quả bóng phồng lên.

You might also like