You are on page 1of 3

ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ

Môn học: Sinh học; lớp10


Thời gian thực hiện: (01 tiết)
I. Nội dung kiến thức từ bài 1-6
II. Hình thức
- Trắc nghiệm 75%
- Tự luận 25%
III. Minh hoạ
1. Trắc nghiệm
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của sinh học là
A. các ngành thực vật và các cấp độ phân loại khác nhau của thế giới sống.
B. các ngành động vật và các cấp độ tổ chức khác nhau của thế giới sống.
C. các nhóm vi sinh vật và các cấp độ tổ chức khác nhau của thế giới vi sinh vật.
D. các sinh vật sống và các cấp độ tổ chức khác nhau của thế giới sống.
Câu 2. Ngành xét nghiệm DNA hoặc dấu vân tay DNA để xác định mối quan hệ huyết thống, thân
nhân trong tai nạn,… là một trong những ngành thuộc nhóm ngành sinh học cơ bản. Vậy ngành đó có
tên là gì?
A. Y học. B. Pháp y.
C. Khoa học môi trường. D. Dược học.
Câu 3. Thế nào là cấp tổ chức của thế giới sống?
A. Là tập hợp các cấp tổ chức nhỏ nhất trong thế giới sống.
B. Là cấp độ tổ chức của vật chất có biểu hiện đầy đủ đặc tính của sự sống.
C. Là tập hợp các cấp tổ chức lớn nhất trong thế giới sống.
D. Là đơn vị tổ chức từ cấp nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống.
Câu 4. Thông quá quá trình thoát hơi nước mà thực vật hấp thụ khí CO 2 cung cấp cho quá trình quang
hợp, O2 được giải phóng góp phần điều hòa khí quyển. Đồng thời hơi nước thoát ra làm giảm nhiệt độ
môi trường. Đây là ví dụ cho đặc điểm nào của tổ chức sống?
A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. B. Hệ thống mở và tự điều chỉnh.
C. Thế giới tiến hóa liên tục. D. Tương tác với môi trường.
Câu 5. Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là
A. các đại phân tử. B. tế bào. C. mô. D. cơ quan.
Câu 6. Hãy chọn câu sau đây có thứ tự sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao là
A. cơ thể, quần thể, hệ sinh thái, quần xã. B. quần xã, quần thể, hệ sinh thái, cơ thể.
C. quần thể, quần xã, cơ thể, hệ sinh thái. D. cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
Câu 7. Cơ thể chỉ cần các nguyên tố vi lượng với một lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu vì:
A. phần lớn nguyên tố vi lượng đã có trong các hợp chất tế bào.
B. chức năng chính của nguyên tố vi lượng là hoạt hóa các enzym.
C. nguyên tố vi lượng đóng vai trò thứ yếu đối với cơ thể.
D. nguyên tố vi lượng chỉ cần cho một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định của cơ thể.
Câu 8. Phần lớn các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên?
A. Lipid, enzym. B. Đại phân tử hữu cơ.
C. Protein, vitamin. D. Glucose, tinh bột, vitamin..
Câu 9. Liên kết hóa học giữa các phân tử nước là
A. liên kết cộng hóa trị. B. liên kết hydrogen.
C. liên kết ion. D. liên kết photphodieste.
Câu 10. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Các nguyên tử ........ tạo nên mạch "xương sống" của
các hợp chất hữu cơ chính có trong tế bào như: protein, nucleic acid, carbohydrate, lipid.
A. Hydrogen. B. Carbon. C. Nitrogen. D. Phospho.
Câu 11. Nhóm các nguyên tố nào sau đây là nhóm nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống ?
A. C, Na, Mg, N. B. H, Na, P, Cl. C. C, H, O, N. D. C, H, Mg, Na.
Câu 12. Việc xác định được khoảng 30 000 gen trong DNA của con người có sự hỗ trợ của:
A. thống kê. B. Pháp y. C. Khoa học máy tính. D. Tin sinh học.
Câu 13. Thứ tự chung trong các bước tiến trình nghiên cứu khoa học:
A. Quan sát à Đặt câu hỏi à Tiến hành thí nghiệm à Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.
B. Quan sát à Hình thành giả thuyết khoa học à Thu thập số liệu à Phân tích báo cáo kết quả.
C. Quan sát và đặt câu hỏi à Tiến hành thí nghiệm à Thu thập số liệu à Báo cáo kết quả.
D. Quan sát và đặt câu hỏi à Hình thành giả thuyết khoa học à Kiểm tra giả thyết khoa học à Làm báo
cáo kết quả nghiên cứu.
Câu 14. Ngành nghề nào sau đây không liên quan đến sinh học?
A. Ngành y – dược học. B. Công nghệ thực phẩm.
C. Vấn đề bảo vệ môi trường. D. Ngành giao thông vận tải.
Câu 15. Đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống là
A. các đại phân tử. B. tế bào. C. mô. D. cơ quan.
Câu 16. Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là
A. Cacbon. B. Hydro. C. Oxy. D. Nitơ.
Câu 17. Các nguyên tố hoá học cấu tạo của Carbohydrate là :
A. Carbon và hydrate. B. Hydrate và ôxi. C. Ôxi và carbon. D. Carbon, hydrate và ôxi.
Câu 18. Cấp tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các cấp tổ chức sống còn lại?
A. Quần thể. B. Quần xã. C. Cơ thể. D. Hệ sinh thái.
Câu 19. Đơn phân cấu tạo của Protein là :
A. Mônôsaccharit. B. Amino acid. C. Photpholipit. D. Stêrôit.
Câu 20. Loại liên kết hoá học chủ yếu giữa các đơn phân trong phân tử Prôtêin là :
A. Liên kết hoá trị. B. Liên kết este. C. Liên kết peptide. D. Liên kết hidrô.
Câu 21. Đặc điểm chung của DNA và RNA là :
A. Đều có cấu trúc một mạch. B. Đều có cấu trúc hai mạch.
C. Đều được cấu tạo từ các đơn phân axit amin. D. Đều là những phân tử và có cấu tạo đa phân.
Câu 22. Đối tượng nghiên cứu của môn sinh học là
A. toàn bộ thực vật trên Trái đất. B. toàn bộ động vật trên Ttrái đất.
C. sinh vật và các tổ chức của thế giới sống. D. toàn bộ thực vật và vi sinh vật.
Câu 23. Triglyceride là một lipit đơn giản, được hình thành từ :
A. 1glycerol và 3 acid béo. B. 1glycerol và 2 acid béo.
C. 1glycerol, 2 acid béo và có thêm nhóm phôtphat. D. Sắc tố và vitamin.
Câu 24. Đâu không phải là quy định về an toàn trong phòng thí nghiệm:
A. Mặc trang phục gọn gàng, đeo găng tay, khẩu trang và thiết bị bảo vệ khác (nếu cần thiết).
B. Chỉ tiến hành thí nghiệm khi đã được hướng dẫn.
C. Được ăn uống trong phòng thí nghiệm; không nếm hoặc ngửi hóa chất.
D. Nhận biết các vật liệu nguy hiểm trước khi làm thí nghiệm.
Câu 25. Fructôzơ thuộc loại :
A. Đường mía. B. Đường phức. C. Đường sữa. D. Đường trái cây.
Câu 26. Hai phân tử đường đơn liên kết nhau tạo phân tử đường đôi bằng loại liên kết:
A. Liên kết peptit. B. Liên kết glycoside. C. Liên kết ion. D. Liên kết hyđrô.
Câu 27. Loại bazơnitơ nào sau đây không có trong DNA?
A. A đênin. B. Guanin. C. Uraxin. D. Xitôzin.
Câu 28. Tính đa dạng của prôtêin được qui định bởi:
A. Nhóm amin của các axit amin. B. Nhóm R của các axit amin.
C. Liên kết peptit. D. Thành phần, số lượng và trật tự acid amin trong phân tử prôtêin.
Câu 29. Cấu trúc của phân tử prôtêtin có thể bị biến tính bởi :
A. Liên kết phân cực của các phân tử nước. B. Nhiệt độ.
C. Sự có mặt của khí oxi. D. Sự có mặt của khí CO2.
Câu 30. Trong phân tử DNA, liên kết hyđrô có tác dụng
A. Liên kết giữa đường với axit trên mỗi mạch. B. Nối giữa đường và bazơ trên 2 mạch lại với nhau.
C. Tạo tính đặc thù cho phân tử DNA. D. Liên kết 2 mạch Polynuclêotit lại với nhau.
Câu 31. Đặc điểm cấu tạo của RNA khác với DNA là :
A. Đại phân tử, có cấu trúc đa phân. B. Có liên kết hyđrô giữa các nuclêôtit.
C. Có cấu trúc một mạch. D. Được cấu tạo từ nhiều đơn phân.
Câu 32. Nội dung cơ bản của học thuyết tế bào :
A. Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi sinh vật .
B. Các tế bào sinh ra từ các tế bào có trước.
C. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào.
D. Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi sinh vật. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc
nhiều tế bào. Các tế bào sinh ra từ các tế bào có trước.
Câu 33. Nhà khoa học đầu tiên có những quan sát và mô tả về tế bào sống
A. R. Hooke. B. V.Leeuwenhoek. C. M. Schleiden. D. T.Schwann.
Câu 34. Một gen có chiều dài 5100A0 và có số nuclêôtit loại G = 20% . Số lượng từng loại nuclêôtit
của gen là
A. A = T = 300, G = X = 1200 B. A = T = 900, G = X = 600
C. A = T = 600, G = X = 900 D. A = T = 1200, G = X = 300
Câu 35. Có các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống là?
I. Cơ thể. II. Tế bào. III. Quần thể.
IV. Quần xã. V. Hệ sinh thái.
Các cấp độ tổ chức sống được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là:
A. II – I – III – IV – V. B. I – II – III – IV - V.
C. V – IV – III – II - I. D. II – III – IV – V - I.
Câu 36. Khi chế biến salad, việc trộn dầu thực vật (Triglyceride) vào rau sống có tác dụng
A. hòa tan nhiều vitamin A, D, E, K → giúp quá trình hấp thụ các vitamin này trong salad được tối đa.
B. sản sinh năng lượng gấp 2 lần so với 1 gram carbohydrate.
C. dự trữ năng lượng trong tế bào và cơ thể.
D. bảo vệ các tế bào rau không bị nát.
Câu 37. Chất nào sau đây có nhiều trong thịt, trứng, sữa?
A. Protêin. B. Tinh bột. C. Cellulose. D. DNA.
Câu 38. Một học sinh đang chuẩn bị chạy Marathon giải báo Hà Nội mới. Để có nguồn năng lượng
nhanh nhất thì học sinh này nên ăn thức ăn có nhiều:
A. Carbohidrat. B. Lipit. C. Protêin. D. Calcium.
Câu 39. Khi bảo quản rau xanh trong tủ lạnh, người ta chỉ để trong ngăn mát mà không để trong ngăn
đá. Nguyên nhân là vì:
A. Trên các lá rau có vi sinh vật nên để trong ngăn đá thì vi sinh vật làm hỏng tủ lạnh.
B. Ngăn đá có nhiệt độ thấp (dưới 00C) nên các chất dinh dưỡng ở trong rau dễ bị phân huỷ, làm giảm
chất lượng rau.
C. Để trong ngăn đá sẽ làm cho vi sinh vật có trên bề mặt rau phát triển mạnh, làm cho rau nhanh
hỏng.
D. Ngăn đá có nhiệt độ thấp (dưới 00C) cho nên nước trong tế bào đóng băng làm cho vỡ tế bào rau
2. Tự luận
Câu 1. Nêu các phương pháp nghiên cứu và học tập môn sinh học. Em sử dụng phương pháp nào để
nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên khả năng nảy mầm của hạt bí xanh.
Câu 2. Để xác định quan hệ huyết thống, tìm nạn nhân trong các vị tai nạn, người ta sử dụng phương
pháp nào?
Câu 3. Nên ăn đa dạng món ăn hay ăn một số món rất bổ? Vì sao
Câu 4. a. Liệt kê một số hoạt động hàng ngày của chúng ta có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bền
vững?
b. Hãy kể tên một số thiết bị nghiên cứu và học tập môn sinh học?
Câu 5. Một đoạn mạch của phân tử DNA có trình tự nucleotide như sau: 5’-ATCTGCCATGG-3’. Hãy
viết các trình tự đoạn mạch bổ sung với trình tự nucleotide nêu trên để tạo nên đoạn DNA mạch kép.

You might also like