You are on page 1of 2

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ HKI 2023-2024

TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang hành chính Việt Nam, cho biết phía bắc
nước ta có chung đường biên giới với quốc gia nào?
A. Trung Quốc. B. Lào. C. Campuchia. D. Thái Lan.
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang hành chính Việt Nam, cho biết điểm cực
Nam phần đất liền của nước ta nằm ở tỉnh nào?
A. Hà Giang . B. Cà Mau. C. Điện Biên. D. Khánh Hòa.
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang hình thể Việt Nam, đường bờ biển nước ta
chạy dài từ:
A. Móng Cái (Quảng Ninh) đến Ngọc Hiển (Cà Mau).
B. Móng Cái (Quảng Ninh) đến Năm Căn (Cà Mau).
C. Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).
D. Móng Cái (Quảng Ninh) đến Châu Đốc (An Giang).
Câu 4: Địa hình nào sau đây là địa hình nhân tạo?
A. Địa hình cac - xtơ. B. Đồng bằng ven biển.
C. Các đê sông, đê biển. D. Địa hình cao nguyên.
Câu 5: Đồng bằng sông Cửu Long có hai vùng trũng lớn là?
A. Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên. B. Kiên Giang và Đông Tháp Mười.
C. Cà Mau và Đồng Tháp Mười. D. Tứ Giác Long Xuyên và Cà Mau
Câu 6: Đâu không phải là hoạt động kính tế biển?
A. Khai thác và nuôi trồng thủy sản. B. Khai thác điện năng.
C. Giao thông vận tại biển. D. Du lịch biển – đảo.
Câu 7: Tính chất ẩm của khí hậu nước ta thể hiện như thế nào?
A. Độ ẩm không khí cao, trung bình trên 80%, lượng mưa lớn.
B. Độ ẩm không khí thấp, trung bình trên 85%, lượng mưa lớn.
C. Độ ẩm không khí cao, trung bình trên 80%, lượng mưa nhỏ.
D. Độ ẩm không khí thấp, trung bình trên 85%, lượng mưa nhỏ.
Câu 8: Gió mùa đông hoạt động ở nước ta trong thời gian nào?
A. Từ tháng 5 đến tháng 10. B. Từ tháng 6 đến tháng 12.
C. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. D. Từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau.
Câu 9: Gió mùa tây nam ở nước ta thịnh hành vào thời gian nào?
A. Từ tháng 5 đến tháng 10. B. Từ tháng 6 đến tháng 12.
C. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. D. Từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau.
Câu 10: Vào nửa đầu mùa đông gió mùa đông hoạt động mạnh làm cho thời tiết ở nước
ta:
A. mát và khô. B. lạnh và ẩm. C. mát và ẩm. D. lạnh và khô.
Câu 11: Sông Mê Công chảy qua bao nhiêu quốc gia?
A. 5 quốc gia. B. 6 quốc gia. C. 7 quốc gia. D. 8 quốc gia.
Câu 12: Tổng lượng phù sa hằng năm của sông ngòi trên lãnh thổ nước ta khoảng:
A. 200 triệu tấn. B. 250 triệu tấn. C. 300 triệu tấn. D. 350 triệu tấn.
Câu 13: Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chủ yếu là?
A. Tây bắc - đông nam và tây - đông. B. Vòng cung và tây - đông.
C. Tây bắc - đông nam và vòng cung. D. Tây - đông và bắc - nam.
Câu 14: Ý nào không đúng về vai trò của việc khai thác hợp lí và sử dụng tiết kiệm, hiệu
quả nguồn tài nguyên khoáng sản?
A. Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi được.
B. Một số khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt.
C. Khai thác sử dụng còn lãng phí.
D. Khoáng sản nước ta còn trữ lượng rất lớn.
Câu 15: Khoáng sản của nước ta phần lớn tập trung ở đâu?
A. Miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
B. Vùng núi và Trung du Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
C. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang khoáng sản, mỏ bô-xít tập trung chủ yếu
ở:
A. Cao Bằng. B. Lạng Sơn. C. Tây Nguyên. D.Lào Cai.
Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang khoáng sản, mỏ Apatit tập trung chủ yếu
ở:
A. Cao Bằng. B. Lạng Sơn. C. Tây Nguyên. D.Lào Cai.
Câu 18: Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do:
A. nằm tiếp giáp với biển biển Đông.
B. nằm liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải
C. trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động thực vật.
D. nằm ở khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới.
Câu 19: Tại sao chế độ nước của sông ngòi nước ta theo mùa?
A. Vì trong năm có hai mùa khô và mưa.
B. Vì độ dốc địa hình lớn, mưa nhiều.
C. Vì mưa nhiều trên địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn.
D. Vì đồi núi bị cắt xẻ, độ dốc lớn và mưa nhiều.
Câu 20: Nguyên nhân gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên vào thời kì đầu mùa hạ
là do ảnh hưởng của khối khí?
A. Khối khí lạnh phương Bắc. B. Khối khí chí tuyến Bán Cầu Bắc.
C. Khối khí chí tuyến Bán Cầu Nam. D. Khối khí Bắc Ấn Độ Dương.

You might also like