You are on page 1of 7

ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I – MÔN ĐỊA LÝ - KHỐI 12

I. CẤU TRÚC ĐỀ THI


1. Trắc nghiệm: 70%
2. Tự luận: 30%
II. THỜI GIAN KIỂM TRA
- Theo lịch thi chung nhà trường
III. NỘI DUNG KIỂM TRA
- Bài 1: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ
- Bài 6,7: Đất nước nhiều đồi núi
- Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc cảu biển
- Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
IV. CÂU HỎI – BÀI TẬP THAM KHẢO
A- TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh, thành phố nào sau đây không giáp với
biển Đông?
A. Hải Dương. B. Quảng Ngãi. C. Phú Yên. D. Thái Bình.
Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh nào có chung biên giới với Trung Quốc
và Lào?
A. Lào Cai. B. Điện Biên. C. Sơn La. D. Lai Châu.
Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết cảng nước sâu Dung Quất thuộc tỉnh, thành
phố nào?
A. Quảng Nam. B. Quảng Ngãi. C. Quảng Bình. D. Quảng Trị.
Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, tháng có nhiều bão nhất ảnh hưởng đến nước ta là
A. tháng VII. B. tháng X. C. tháng IX. D. tháng VIII.
Câu 5. Loại tài nguyên khoáng sản có giá trị nhất ở Biển Đông là
A. Cát trắng. B. Dầu khí. C. Titan. D. Muối.
Câu 6. Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải
cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa là
A. thềm lục địa. B. tiếp giáp lãnh hải. C. lãnh hải. D. đặc quyền kinh tế.
Câu 7. Tỉnh nào sau đây của nước ta có hai huyện đảo?
A. Quảng Trị. B. Quảng Ninh. C. Quảng Ngãi. D. Bình Thuận.
Câu 8. Nơi có thềm lục địa hẹp nhất nước ta thuộc vùng biển của khu vực
A. Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Nam Trung Bộ. D. Nam Bộ.
Câu 9. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên có
A. sông ngòi dày đặc. B. địa hình đa dạng. C. nhiều khoáng sản. D. tổng bức xạ lớn
Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy xác định địa điểm nào có mùa mưa vào thu đông?
A. Đà Lạt. B. Hà Nội. C. Đồng Hới. D. Sa Pa.
Câu 11. Sử dụng Atlat trang 6 – 7, cho biết ngọn núi Khoan La San cao 1853m nơi “ Khi gà cất tiếng gáy trên
đỉnh núi thì cả 3 nước đều nghe thấy” thuộc tỉnh
A. Lai Châu. B. Điện Biên. C. Kom Tum. D. Lào Cai.
Câu 12. Căn cứ Atlat Địa lý Việt Nam trang 6 – 7, cho biết ở miền núi phía Bắc nước ta có sơn nguyên nào
sau đây?
A. Sín Chải. B. Đồng Văn. C. Sơn La. D. Mộc Châu.
Câu 13. Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là
A. núi cao. B. đồi núi thấp. C. đồng bằng. D. núi trung bình.
Câu 14. Điểm cực Tây phần đất liền ở kinh độ 102°09'Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, thuộc tỉnh
A. Hòa Bình. B. Điện Biên. C. Lai Châu. D. Sơn La.
Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết núi nào cao nhất trong các núi sau đây?
A. Lang Bian. B. Braian. C. Bi Doup. D. Bà Rá.
Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp với Trung Quốc cả trên
đất liền và trên biển?
A. Quảng Ninh. B. Hà Giang. C. Lạng Sơn. D. Cao Bằng.
Câu 17. Vùng núi có các bề mặt cao nguyên badan tương đối bằng phẳng nằm ở các bậc độ cao khác nhau là
A. Trường Sơn Nam. B. Đông Bắc. C. Tây Bắc. D. Trường Sơn Bắc.
Câu 18. Căn cứ vào Atlat địa lí trang 9, hãy cho biết tháng nào sau đây ở nước ta có tần suất cơn bão từ 1,3
đến 1,7 cơn bão/ tháng?
A. Tháng VI. B. Tháng X. C. Tháng IX. D. Tháng VII.
Câu 19. Căn cứ Atlat Địa lý Việt Nam trang 13, cho biết sông nào sau đây không có hướng Tây Bắc – Đông
Nam ?
A. Thương. B. Cả. C. Mã. D. Đà.
Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết Đà Lạt thuộc vùng khí hậu nào sau đây?
A. Nam Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Nam Trung Bộ. D. Tây Nguyên.
Câu 21. Vùng núi Đông Bắc có vị trí
A. nằm giữa sông Hồng và sông Cả. B. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã.
C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã. D. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng.
Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết nước ta tiếp giáp với những quốc gia nào
trên đất liền?
A. Trung Quốc, Lào, Campuchia. B. Trung Quốc, Campuchia, Mianma.
C. Lào, Campuchia, Thái Lan. D. Trung Quốc, Lào, Thái Lan.
Câu 24. Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH VÀ LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH CỦA HÀ NỘI
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Nhiệt độ (℃) 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2
Lượng mưa 18 26 44 90 188 240 288 318 265 130 43 23
(mm)
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lý 12 nâng cao)
Dựa vào bảng số liệu, hãy cho biết tháng lạnh và khô ở Hà Nội là
A. tháng I, II, III, XI, XII. B. tháng I, II, XII.
C. tháng I, II, XI, XII. D. tháng I, II, III.
Câu 25. Độ dốc chung của địa hình nước ta là
A. thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. B. thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam.
C. thấp dần từ Bắc xuống Nam. D. thấp dần từ Tây sang Đông.
Câu 26. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết cực Tây của 4 cánh cung thuộc vùng núi
Đông Bắc là
A. cánh cung Bắc Sơn. B. cánh cung Ngân Sơn.
C. cánh cung sông Gâm. D. cánh cung Đông Triều.
Câu 27. Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ
A. chịu tác động thường xuyên của gió mùa. B. tiếp giáp với Biển Đông.
C. nằm gần xích đạo, mưa nhiều. D. địa hình 85% là đồi núi thấp.
Câu 28. Hai vịnh biển có diện tích lớn nhất ở nước ta là
A. vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. B. vịnh Thái Lan và vịnh Cam Ranh.
C. vịnh Cam Ranh và vịnh Bắc Bộ. D. vịnh Hạ Long và vịnh Thái Lan.
Câu 29. Căn cứ để xác định chiều rộng và giới hạn phạm vi của lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền
kinh tế, thềm lục địa là
A. đường cơ sở. B. biên giới trên biển.
C. các đảo ven bờ. D. đường đẳng sâu.
Câu 30. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết đất phèn tập trung chủ yếu ở đâu?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 31. Kiểu thời tiết lạnh, khô xuất hiện ở miền Bắc nước ta vào
A. nửa cuối mùa đông. B. giữa mùa đông.
C. nửa đầu mùa đông. D. giữa mùa xuân.
Câu 32. Huyện đảo Trường Sa trực thuộc
A. Tỉnh Quảng Ngãi. B. Tỉnh Khánh Hòa.
C. Thành phố Đà Nẵng. D. Tỉnh Quảng Nam.
Câu 33. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6, hãy cho biết dãy nào của nước ta dài nhất?
A. Dãy Bạch Mã. B. Dãy Pu Đen Đinh.
C. Dãy Hoàng Liên Sơn. D. Dãy Trường Sơn.
Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết vùng nào của nước ta có diện tích đất phù sa
lớn nhất?
A. Bắc Trung Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 35. Kiểu thời tiết lạnh, ẩm xuất hiện ở miền Bắc nước ta vào
A. giữa mùa đông. B. nửa đầu mùa đông.
C. nửa cuối mùa đông. D. giữa mùa xuân.
Câu 36. Đường biên giới quốc gia trên biển là ranh giới bên ngoài của vùng
A. đặc quyền kinh tế. B. tiếp giáp lãnh hải.
C. lãnh hải. D. thềm lục địa.
Câu 37. Ở Huế, lượng mưa có thể đạt tới 3500 – 4000 mm/năm là do
A. vị trí khuất gió nằm sát biển.
B. các lòng chảo, cánh đồng, thung lũng ở miền núi.
C. sườn núi đón gió biển và các khối núi cao.
D. sườn núi hướng về phía Bắc với địa hình cao.
Câu 38. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết nhận định nào sau đây đúng nhất về đặc
điểm của bốn cánh cung ở vùng núi Đông Bắc?
A. so le với nhau.
B. có hướng Tây Bắc – Đông Nam.
C. chụm lại ở Tam Đảo mở rộng về phía Bắc và Đông.
D. song song với nhau.
Câu 39. Ý nào sau đây thể hiện đặc điểm nổi bật của địa hình nước ta?
A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
B. Thiên nhiên của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
C. Phần lớn diện tích là đồng bằng.
D. Phần lớn diện tích là đồi núi.
Câu 40. Cho biểu đồ sau:

(Nguồn: Tài liệu tham khảo Địa lý)


Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Nhiệt độ trung bình tháng của Thành phố Hồ Chí Minh.
B. Lượng bốc hơi trung bình tháng của Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Cân bằng ẩm trung bình tháng của Thành phố Hồ Chí Minh.
D. Lượng mưa trung bình tháng của Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 41. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết theo thứ tự các tỉnh ven biển từ Bắc vào
Nam là
A. Quảng Trị, Thừa thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam.
B. Quảng Trị, Thừa thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
C. Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh.
D. Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa.
Câu 42. Vùng cực Nam Trung Bộ có nghề làm muối phát triển vì
A. không có bão, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
B. có nhiệt độ cao nhiều nắng, chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển.
C. có thềm lục địa thoai thoải, nông rộng.
D. có nhiều dãy núi ăn sát ra biển, bờ biển khúc khuỷu.
Câu 43. Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc đã mang lại cho khí hậu nước ta đặc điểm
nào dưới đây?
A. Có nền nhiệt độ cao.
B. Có bốn mùa rõ rệt.
C. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa.
D. Lượng mưa trong năm lớn.
Câu 44. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí
A. nằm trong vùng khí hậu gió mùa.
B. thuộc châu Á.
C. nằm trong vùng nội chí tuyến.
D. nằm ven biển Đông, phía tây Thái Bình Dương.
Câu 45. Đặc điểm của vị trí địa lý tạo tiền đề để hình thành nền văn hóa phong phú và độc đáo của nước ta là
A. nằm trong khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động trên thế giới.
B. nằm gần hai nền văn minh lớn của nhân loại là Trung Quốc và Ấn Độ.
C. nằm ở nơi giao thoa các dân tộc trong và ngoài khu vực Đông Nam Á.
D. nằm trong khu vực thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 46. Gió Đông Bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là gió gì?
A. Gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.
B. Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á.
C. Gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.
D. Gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền.
Câu 47. Đặc điểm nào sau đây không phải của biển Đông?
A. Là một biển rộng.
B. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
C. Là biển tương đối kín.
D. Nằm ở phía Đông của Thái Bình Dương.
Câu 48. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta biểu hiện ở
A. độ ẩm lớn, cân bằng ẩm luôn dương.
B. lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500 đến 2000 mm.
C. trong năm có hai mùa rõ rệt.
D. tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm.
Câu 49. Bề mặt đồng bằng sông Hồng bị chia cắt thành nhiều ô là do
A. phù sa sông bồi tụ trên một bề mặt không bằng phẳng.
B. con người khai phá từ lâu đời và làm biến đổi mạnh.
C. có hệ thống kênh mương thủy lợi rất phát triển.
D. có hệ thống đê ven sông ngăn lũ chia cắt.
Câu 50. Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là
A. nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
B. biển kín với các hải lưu chạy khép kín.
C. có diện tích lớn gần 3,5 triệu km².
D. có thềm lục địa mở rộng hai đầu thu hẹp ở giữa.
Câu 51. Ở miền khí hậu phía Bắc, trong mùa đông độ lạnh giảm dần về phía Tây vì
A. đó là những vùng không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
B. nhiệt độ tăng dần theo vĩ độ.
C. nhiệt độ thay đổi theo độ cao của địa hình.
D. dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
Câu 52. Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH
(Đơn vị: 0C)
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Hà Nội 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2
TP. Hồ Chí 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7
Minh
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lý 12 Nâng cao)
Căn cứ vào bảng số liệu cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ của Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh?
A. Biên độ nhiệt trung bình năm ở Hà Nội nhỏ hơn thành phố Hồ Chí Minh.
B. Số tháng có nhiệt độ trên 200C của thành phố Hồ Chí Minh nhiều hơn Hà Nội.
C. Nhiệt độ trung bình tháng I ở Hà Nội thấp hơn thành phố Hồ Chí Minh.
D. Nhiệt độ trung bình tháng VII ở Hà Nội cao hơn thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 53. Dạng địa hình nào sau đây ở vùng ven biển rất thuận lợi cho việc xây dựng cảng biển?
A. Vịnh, cửa sông, cồn cát.
B. Các vũng, vịnh nước sâu.
C. Đầm phá, bờ biển mài mòn.
D. Các tam giác châu với bãi triều rộng.
Câu 54. “Về mùa lũ, nước ngập trên diện rộng; về mùa cạn, nước triều lấn mạnh” là đặc điểm của
A. đồng bằng Tuy Hòa.
B. đồng bằng sông Cửu Long.
C. đồng bằng Quảng Nam.
D. đồng bằng sông Hồng.
Câu 55. Nhận định không đúng về đặc điểm vị trí địa lý của nước ta là
A. vị trí phía đông lục địa Á Âu quy định tính gió mùa của khí hậu.
B. nước ta nằm trọn trong vành đai nhiệt đới bán cầu Nam.
C. vị trí địa lý quy định đặc điểm của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
D. tất cả các địa điểm trên lãnh thổ Việt Nam trong năm có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh.
Câu 56. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết nhận định nào sau đây đúng nhất về đặc
điểm địa hình của vùng núi Trường Sơn Nam?
A. địa hình cao nhất cả nước.
B. gồm các cánh cung song song với nhau.
C. gồm các khối núi và cao nguyên.
D. gồm nhiều dãy núi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Câu 57. Cho biểu đồ sau:

(Nguồn: Tài liệu tham khảo Địa lý)


Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với đặc điểm khí hậu Hà Nội.
A. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 20,5 0C.
B. Lượng mưa trung bình năm trên 2000mm.
C. Lượng mưa tháng cao nhất gấp 18 lần tháng thấp nhất.
D. Biên độ nhiệt trung bình năm 12,5 0C.
Câu 58. Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú chủ yếu do
A. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật.
B. nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa.
C. lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng.
D. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới.
Câu 59. Vị trí trải dài từ xích đạo về chí tuyến Bắc là nhân tố chủ yếu làm cho Biển Đông có
A. các dòng biển hoạt động theo mùa khác nhau, biển tương đối kín.
B. các đảo, quần đảo và rừng ngập mặn có sinh vật phong phú.
C. nhiệt độ nước biển cao và tăng dần từ Bắc vào Nam, nhiều ánh sáng.
D. mưa nhiều theo mùa và khác nhau theo vùng, đường bờ biển dài.
Câu 60. Vùng núi Đông Bắc là nơi lạnh nhất nước ta, nguyên nhân do
A. có độ cao lớn nhất nước.
B. nằm xa Xích đạo nhất cả nước.
C. chịu tác động lớn của gió mùa Đông Bắc.
D. nằm xa biển nhất nước.
B- TỰ LUẬN ( Dựa theo sách giáo khoa diễn giải, lấy ví dụ minh chứng)
Câu 1:
Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CỦA HÀ NỘI VÀ TP HỒ CHÍ MINH
( Đơn vị: 0C)
Địa điểm Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ
tháng I tháng VII trung bình năm
Hà Nội 16,4 28,9 23,5
TP. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí lớp 12, NXB Giáo dục Việt Nam)
a. Dựa vào bảng số liệu, hãy nhận xét về nhiệt độ của hai địa điểm trên.
- Nhiệt độ của 2 địa điểm có sự khác nhau
- Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội nhỏ hơn của TP Hồ Chí Minh. ( dẫn chứng số liệu)
- Nhiệt độ trung bình tháng I: địa điểm Hà Nội thấp, dưới 200C; địa điểm TP Hồ Chí Minh cao, trên
250C.
- Nhiệt độ trung bình tháng VII đều cao trên 250C.
- Nguyên nhân: Do vị trí nằm hoàn toàn trong nội chí tuyến BBC và có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh,
tuy nhiên Hà Nội chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, TPHCM chịu ảnh hưởng gió tín phong.
b. Phân tích ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tới sản xuất nông nghiệp của nước
ta.
- Thuận lợi:
+ Sản xuất quanh năm( Nhiệt - ẩm dồi dào), đa dạng hóa cơ cấu cây trồng( ngoài giống nhiệt đới, có
cả cận nhiệt và ôn đới).
+ Tạo nhiều mặt hàng nông sản nhiệt đới có khả năng cạnh tranh.( lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu…)
- Khó khăn:
+ Khí hậu diễn biến thất thường cùng với nhiều thiên tai,…( Bão, lũ lụt, hạn hán)
+ Khí hậu dễ phát sinh dịch bệnh làm sản xuất nông nghiệp bấp bênh.( Tả lợn, cúm gà, úng rễ…)
Câu 2:
Dựa vào Atlat và kiến thức đã học giải thích vì sao giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung
Trung Bộ đối lập về mùa mưa và mùa khô?
- Do sự phân chia mùa của hai khu vực trên chịu tác động kết hợp đồng thời của nhiều nhân tố: Hoạt
động các loại gió, địa hình, vị trí địa lí, các nhân tố khác.
- Hoạt động của các loại gió và bức chắn địa hình trong mỗi mùa dẫn đến Sự đối lập về mùa mưa - khô
giữa đồng bằng ven biển Trung Bộ với Tây Nguyên:
+ Vào đầu mùa hạ, gió mùa mùa hạ thổi hướng tây nam xuất phát từ vịnh bengan mang theo hơi
ẩm gây mưa lớn cho Tây Nguyên và Nam Bộ. Khi vượt dãy trường sơn hiệu ứng phơn đã làm cho
Trung trung bộ nắng nóng, khô hạn.  khi Tây Nguyên trực tiếp đón gió Tây Nam đem lại mưa
lớn thì sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi chịu tác động của gió Tây khô nóng.
+ Vào mùa đông, khi vùng ven biển Trung Trung Bộ đón nhận Tín Phong BBC đi qua biển tạo nên
mùa mưa vào thu đông. Khi đó vùng Tây Nguyên chịu tác động của gió Tín phong BBC có tính
chất khô, nóng nên là mùa khô.  khi ven biển miền Trung đón gió Đông Bắc từ biển vảo đem lại
mưa lớn thì Tây Nguyên bước vào mùa khô, do nằm khuất sau bức chắn địa hình Trường Sơn Nam.
- Vị trí địa lí khác nhau, bão,…
Câu 3:
Cho bảng số liệu:
LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH HÀNG THÁNG CỦA HAI ĐỊA ĐIỂM
(Đơn vị: mm)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Quy Nhơn 66 32 24 32 63 62 55 59 245 463 423 170

Pleiku 3 7 28 95 226 357 453 493 360 181 57 13


(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí lớp 12, NXB Giáo dục Việt Nam)
a. Dựa vào bảng số liệu hãy phân biệt chế độ mưa của hai địa điểm trên.
- Tổng lượng mưa của hai địa điểm đều lớn (dẫn chứng) nhưng tổng lượng mưa Pleiku lớn hơn Quy
Nhơn (dẫn chứng)
- Thời gian mùa mưa:
+ Quy Nhơn: Mưa từ T9 - T12 (thu – đông), mưa lớn nhất vào T10.
+ Pleiku: Thời gian mùa mưa dài hơn, mưa từ T5 - T10 (mùa hạ), mưa lớn nhất vào T8.
- Phân hóa mùa mưa và mùa khô ở Pleiku sâu sắc hơn Quy Nhơn (d/c)
- +Pleiku có độ cao lớn hơn; đồng thời mưa trong suốt mùa hạ. Chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa mùa
hạ vì là hướng đón gió, gió mùa mùa hạ gây mưa lơn cho Tây Nguyên.

+ Quy Nhơn ở độ cao thấp hơn; chỉ có mưa vào giữa và cuối mùa hạ, đầu mùa hạ có phơn khô nóng.
Mùa đông tuy có mưa nhưng lượng mưa lớn chỉ tập trung vào hai tháng X và XI, các tháng còn lại có
lượng mưa không lớn.
Vì địa hình khuất gió nên chịu tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng sau khi gây mưa cho Tây
Nguyên và tác động của gió Tín Phong Bán Cầu Bắc
- T10 mưa lớn vì chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới,bão,gió Đông Bắc, áp thấp…

b. Nêu ảnh hưởng của bão đến hoạt động sản xuất và đời sống ở nước ta.
- Sản xuất:
+ Mưa lớn trên diện rộng, gây ngập úng đồng ruộng, đường giao thông, thuỷ triều dâng cao làm ngập
mặn vùng ven biển.
+ Gió mạnh làm lật úp tàu thuyền, trì trệ các ngành sản xuất.
- Đời sống:
+ Gây thiệt hại về người và tài sản.
+ Ảnh hưởng nặng nề đến việc làm ngư dân trên biển.

Câu 4:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy phân tích sự khác nhau về phân mùa của hai
miền khí hậu phía Bắc và phía Nam nước ta.
- Miền khí hậu phía Bắc: Có mùa đông lạnh, ít mưa (tháng 11 - 4); mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều (tháng
5 - 10).
- Nguyên nhân: Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió mùa
Tây Nam.
- Miền khí hậu phía Nam: Mùa khô (tháng 11 - 4), mùa mưa (tháng 5 - 10).
- Nguyên nhân: Mùa khô chịu ảnh hưởng của gió Tín phong bán cầu Bắc, mùa mưa đầu mùa chịu ảnh
hưởng của gió tây nam (TBg); giữa và cuối mùa, gió màu Tây Nam cùng dải hội tụ nhiệt đới gây mưa
lớn và kéo dài.

You might also like