You are on page 1of 4

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I

NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2021 – 2022


Môn: Địa – lớp 12 THPT
ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài: 50 phút.)

MÃ ĐỀ: 511 Đề khảo sát gồm 04 trang

Họ và tên học sinh:………………………………………


Số báo danh:………….……………………..……………

Câu 41: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Thái Bình?
A. Sông Thương. B. Sông Lô. C. Sông Đà. D. Sông Gâm.
Câu 42: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết núi nào cao nhất trong các núi sau đây?
A. Kon Ka Kinh. B. Chư Yang Sin. C. Nam Decbri. D. Ngọc Linh.
Câu 43: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết núi nào sau đây thuộc miền Tây Bắc và Bắc
Trung Bộ?
A. Kiều Liêu Ti. B. Tây Côn Lĩnh. C. Pu Huổi Long. D. Pu Tha Ca.
Câu 44: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết phần lớn diện tích đất mặn ở nước ta tập
trung ở vùng nào sau đây?
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ. D. Bắc Trung Bộ.
Câu 45: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn ở
vùng Tây Nguyên?
A. Đất feralit trên đá badan. B. Đất cát biển.
C. Đất phèn. D. Đất feralit trên đá vôi.
Câu 46: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết Móng Cái thuộc phân khu địa lí động vật
nào sau đây?
A. Khu Đông Bắc. B. Khu Tây Bắc.
C. Khu Bắc Trung Bộ. D. Khu Nam Trung Bộ.
Câu 47: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết núi nào sau đây nằm trên cao nguyên Lâm Viên?
A. Chư Pha. B. Ngọc Krinh. C. Lang Bian. D. Braian.
Câu 48: Nước ta có vị trí nằm ở
A. bán cầu Nam. B. bán cầu Tây. C. vùng nhiệt đới. D. vùng ôn đới.
Câu 49: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam mang sắc thái
A. nhiệt đới gió mùa. B. cận xích đạo gió mùa.
C. cận nhiệt gió mùa. D. ôn đới gió mùa.
Câu 50: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết than bùn có ở địa điểm nào sau đây?
A. Hàm Tân. B. Thốt Nốt. C. Thới Bình. D. Kiên Lương.
Câu 51: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí tượng nào sau đây có biên độ nhiệt
độ trung bình năm thấp nhất?
A. Lạng Sơn. B. Hà Nội. C. Thanh Hóa. D. TP. Hồ Chí Minh.
Câu 52: Đặc điểm nào sau đây đúng về vùng núi Trường Sơn Nam nước ta?
A. Thấp dần về phía đông bắc. B. Địa hình cao đồ sộ nhất.
C. Có nhiều cao nguyên badan. D. Hướng núi chính Tây - Đông.
Câu 53: Loại gió nào sau đây hoạt động quanh năm ở nước ta?
A. gió phơn Tây Nam. B. gió mùa Tây Nam.
C. Tín phong bán cầu Bắc. D. gió mùa Đông Bắc.
Câu 54: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào trong các tỉnh sau đây giáp biển?
A. Quảng Ngãi. B. Gia Lai. C. Đắk Lắk. D. Kon Tum.

Trang 1/4 - Mã đề thi 511


Câu 55: Biện pháp cải tạo đất ở đồng bằng nước ta là
A. bón phân hữu cơ. B. dùng thuốc diệt cỏ.
C. trồng cây theo băng. D. làm ruộng bậc thang.
Câu 56: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia nào sau đây nằm trên đảo?
A. Cát Tiên. B. Phước Bình. C. Tràm Chim. D. Phú Quốc.
Câu 57: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết Nha Trang thuộc vùng khí hậu nào sau đây?
A. Nam Trung Bộ. B. Tây Nguyên. C. Nam Bộ. D. Bắc Trung Bộ.
Câu 58: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào trong các tỉnh sau đây nằm xa
nhất về phía Nam?
A. Nghệ An. B. Cà Mau. C. Bình Thuận. D. Quảng Nam.
Câu 59: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Bến Hải đổ ra biển qua cửa nào sau đây?
A. Cửa Gianh. B. Cửa Tùng. C. Cửa Thuận An. D. Cửa Tư Hiền.
Câu 60: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết nơi nào sau đây có mangan?
A. Chợ Đồn. B. Tùng Bá. C. Tĩnh Túc. D. Chiêm Hóa.
Câu 61: Đặc điểm nào sau đây đúng với vùng lãnh thổ phía Bắc của nước ta?
A. Nhiệt độ trung bình năm trên 250C. B. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.
C. Phân chia thành hai mùa mưa và khô. D. Động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo.
Câu 62: Hệ sinh thái rừng ngập mặn của nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng ven biển
A. Nam Bộ. B. Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 63: Cho bảng số liệu:
SỐ DÂN VÀ SỐ DÂN THÀNH THỊ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2019
(Đơn vị: Triệu người)
Quốc gia Mi-an-ma Cam-pu-chia Ma-lai-xi-a Thái Lan
Số dân 54,0 16,5 32,8 66,4
Số dân thành thị 16,5 3,9 24,9 33,1
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB thống kê, 2020)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh tỉ lệ dân thành thị năm 2019 của một số quốc gia?
A. Cam-pu-chia cao hơn Ma-lai-xi-a. B. Mi-an-ma cao hơn Thái Lan.
C. Cam-pu-chia cao hơn Mi-an-ma. D. Ma-lai-xi-a cao hơn Thái Lan.
Câu 64: Dãy núi là bức chắn địa hình tạo nên sự phân hóa khí hậu giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc ở
nước ta là
A. Tam Điệp. B. Con Voi. C. Hoàng Liên Sơn. D. Trường Sơn Bắc.
Câu 65: Phần đất liền của nước ta
A. trải ra rất dài từ tây sang đông. B. tiếp giáp với nhiều đại dương.
C. có đường bờ biển khúc khuỷu. D. mở rộng đến hết vùng nội thủy.
Câu 66: Vùng nội thủy của biển nước ta
A. nằm liền kề vùng biển quốc tế. B. là phần nằm ngầm ở dưới biển.
C. kề với vùng tiếp giáp lãnh hải. D. nằm ở phía trong đường cơ sở.
Câu 67: Gió phơn Tây Nam làm cho khí hậu vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ nước ta có
A. lượng bức xạ mặt trời lớn. B. mưa nhiều vào thu đông.
C. hai mùa khác nhau rõ rệt. D. thời tiết đầu hạ khô nóng.
Câu 68: Địa hình thấp, hẹp ngang và nâng cao ở hai đầu là đặc điểm của vùng núi
A. Đông Bắc. B. Trường Sơn Nam. C. Trường Sơn Bắc. D. Tây Bắc.
Câu 69: Nguyên tắc sử dụng rừng đặc dụng của nước ta là
A. duy trì độ phì và chất lượng đất rừng. B. phát triển diện tích, chất lượng rừng.
C. bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật. D. trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

Trang 2/4 - Mã đề thi 511


Câu 70: Cho biểu đồ về xuất khẩu, nhập khẩu của In-đô-nê-xi-a, giai đoạn 2010 - 2017

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB thống kê, 2018)
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Thay đổi giá trị xuất khẩu, nhập khẩu. B. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu.
C. Quy mô và cơ cấu xuất khẩu, nhập khẩu. D. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu, nhập khẩu.
Câu 71: Dạng địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở vùng
A. Bắc Trung Bộ. B. Đông Nam Bộ. C. Tây Nguyên. D. Nam Trung Bộ.
Câu 72: Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc có thể xâm nhập sâu vào miền Bắc
nước ta là
A. tiếp giáp với biển Đông rộng lớn. B. các dãy núi có hướng vòng cung hút gió.
C. có địa hình chủ yếu là đồng bằng. D. vị trí nằm trong vành đai nội chí tuyến.
Câu 73: Các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta rất đa dạng chủ yếu do
A. biển nhiệt đới ấm, độ mặn cao, sóng biển và thủy triều.
B. khí hậu nóng ẩm, nhiều dạng địa hình và nhóm đất.
C. biển tương đối kín, thềm lục địa rộng, giàu nguồn thức ăn.
D. vùng biển rộng, thềm lục địa nông, độ muối ở mức cao.
Câu 74: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH RỪNG CỦA NƯỚC TA NĂM 1983 VÀ NĂM 2017
(Đơn vị: triệu ha)
Năm Tổng diện tích rừng Trong đó
Rừng tự nhiên Rừng trồng
1983 7,2 6,8 0,4
2017 14,4 10,2 4,2
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, để thể hiện cơ cấu diện tích rừng của nước ta năm 1983 và năm 2017, dạng biểu đồ
nào sau đây thích hợp nhất?
A. Đường. B. Miền. C. Cột. D. Tròn.
Câu 75: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc chủ yếu là do
A. nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa có cường độ mạnh.
B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, địa hình bị chia cắt mạnh.
C. địa hình dốc, nhiều sông bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ.
D. lượng mưa theo mùa, đất feralit dễ bị xói mòn, rửa trôi.
Câu 76: Biện pháp để bảo vệ rừng hiệu quả hiện nay ở nước ta là
A. giao đất, giao rừng cho người dân quản lí. B. đẩy mạnh trồng rừng mới, hạn chế lũ quét.
C. phát triển thủy điện, đẩy mạnh chế biến. D. dự báo động đất, tăng cường xuất khẩu gỗ.

Trang 3/4 - Mã đề thi 511


Câu 77: Nguyên nhân chủ yếu hình thành nên địa hình đồi trung du ở nước ta là
A. hiện tượng đứt gãy diễn ra trong thời gian dài.
B. vận động nâng lên và hạ xuống của địa hình.
C. quá trình mài mòn của sóng biển và thủy triều.
D. dòng chảy chia cắt các bậc thềm phù sa cổ.
Câu 78: Cho biểu đồ:

LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB thống kê, 2020)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa
điểm?
A. Hà Nội có cân bằng ẩm cao nhất.
B. TP. Hồ Chí Minh có cân bằng ẩm nhỏ nhất.
C. Huế có lượng mưa thấp hơn Hà Nội.
D. TP. Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi thấp hơn Huế.
Câu 79: Nguyên nhân chủ yếu gây mưa cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta là
A. gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió mùa đông bắc và bão.
B. Tín phong bán cầu Bắc, dải hội tụ nhiệt đới, gió phơn và bão.
C. gió mùa Đông Bắc, dải hội tụ nhiệt đới và gió phơn Tây Nam.
D. gió phơn Tây Nam, gió mùa Đông Bắc, dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 80: Nước ta có nền nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng là chủ yếu do
A. nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới. B. chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa.
C. tiếp giáp với biển Đông rộng lớn. D. hình dạng lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài.

----------- HẾT ----------


(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009)

Trang 4/4 - Mã đề thi 511

You might also like