You are on page 1of 4

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I

TỔ ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2021 – 2022


\ ĐỀ THI THỬ SỐ 3
Môn thi: Địa lí - Khối 12 Chung
(Đề thi có 04 trang)
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: ………………………... Mã đề thi 638


Số báo danh: ……………………………

Câu 41. Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam thổi vào nước ta có nguồn gốc từ
A. Áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam. B. Áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc.
C. Áp cao Bắc Ấn Độ Dương. D. Áp cao Xibia.
Câu 42. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, đất mặn ở nước ta tập trung chủ yếu ở vùng
A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 43. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, tỉnh có biên giới giáp với cả Lào và Trung Quốc là
A. Lai Châu. B. Lào Cai. C. Điện Biên. D. Sơn La.
Câu 44. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, tháng đỉnh lũ của sông Hồng là
A. tháng 9. B. tháng 8. C. tháng 7. D. tháng 10.
Câu 45. Khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất của nước ta là
A. Tây Bắc. B. Nam Bộ.
C. Nam Trung Bộ. D. Đông Bắc.
Câu 46. Ở miền Trung, lũ quét thường xảy ra vào thời gian
A. từ tháng 6 đến tháng 11. B. từ tháng 10 đến tháng 12.
C. từ tháng 5 đến tháng 10. D. từ tháng 9 đến tháng 10.
Câu 47. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là
A. đới rừng xích đạo gió mùa. B. đới rừng cận nhiệt gió mùa.
C. đới rừng cận xích đạo gió mùa. D. đới rừng nhiệt đới gió mùa.
Câu 48. Đặc điểm nào của vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước trong khu
vực và trên thế giới?
A. Nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu. B. Nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
C. Nằm rìa phía đông bán đảo Đông Dương. D. Nằm trên ngã tư hàng hải, hàng không quốc tế.
Câu 49. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở vùng
Đông Nam Bộ?
A. Đất xám trên phù sa cổ. B. Đất feralit trên đá badan.
C. Đất feralit trên đá vôi. D. Đất phù sa sông.
Câu 50. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết thảm thực vật rừng ôn đới núi cao chỉ xuất
hiện ở vùng nào của nước ta?
A. Đông Bắc. B. Tây Nguyên.
C. Tây Bắc. D. Bắc Trung Bộ.
Câu 51. Vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở là
A. vùng đặc quyền kinh tế. B. nội thủy.
C. lãnh hải. D. vùng tiếp giáp lãnh hải.
Câu 52. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, khu vực nào sau đây chịu ảnh hưởng của gió Tây khô
nóng rõ nét nhất ở Việt Nam?
A. Tây Bắc. B. Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Mã đề thi 638
Câu 53. Hướng vòng cung của địa hình nước ta thể hiện ở khu vực
A. vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc.
B. vùng núi Đông Bắc vùng núi Trường Sơn Bắc.
C. vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam.
D. vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc.
Câu 54. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hướng gió thịnh hành mùa hạ ở khu vực đồng bằng Bắc
Bộ là
A. Tây Nam. B. Tây Bắc. C. Đông Bắc. D. Đông Nam.
Câu 55. Khu vực nào sau đây có dạng địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất?
A. Nam Trung Bộ. B. Tây Nguyên. C. Bắc Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ.
Câu 56. Ở nước ta, loại đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm là
A. đất phù sa ngọt. B. đất cát biển. C. đất phèn. D. đất feralit.
Câu 57. Nguyên nhân nào sau đây làm cho đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc hạ thấp độ cao?
A. Ảnh hưởng của biển. B. Độ cao địa hình. C. Gió mùa Đông Bắc. D. Gió mùa Tây Nam.
Câu 58. Nhân tố nào sau đây làm cho phần lớn sông ngòi của nước ta mang đặc điểm nhỏ, ngắn và độ dốc
lớn?
A. Địa hình, thổ nhưỡng và sinh vật. B. Hình dáng lãnh thổ và khí hậu.
C. Hình dáng lãnh thổ và địa hình. D. Khí hậu, thổ nhưỡng và địa hình.
Câu 59. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng mạnh mẽ đến miền Bắc
nước ta?
A. Hướng núi ở vùng Đông Bắc có dạng cánh cung đón gió.
B. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng Đông Bắc.
C. Miền Bắc nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu.
D. Miền Bắc nước ta nằm gần trung tâm của gió mùa Đông Bắc.
Câu 60. Dãy núi nào sau đây được coi là bức chắn tạo nên sự phân hóa khí hậu giữa vùng Đông Bắc với
Tây Bắc của nước ta?
A. Con Voi. B. Tam Điệp.
C. Trường Sơn Bắc. D. Hoàng Liên Sơn.
Câu 61. Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng tài nguyên đất ở miền địa lí tự nhiên Nam Trung Bộ và Nam
Bộ là
A. thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt. B. tình trạng xói mòn, rửa trôi ở đồng bằng.
C. bị chia cắt mạnh bởi mạng lưới sông ngòi. D. thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.
Câu 62. Đồng bằng châu thổ có diện tích lớn thứ hai ở nước ta là
A. đồng bằng sông Hồng. B. đồng bằng sông Cả.
C. đồng bằng sông Mã. D. đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 63. Thời tiết đặc trưng vào thời kì nửa sau mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ là
A. mưa đá. B. mưa phùn. C. mưa ngâu. D. mưa rào.
Câu 64. Cho bảng số liệu:
Kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa ở nước ta giai đoạn 2000 - 2014. (Đơn vị: Triệu USD)
Năm Tổng số Xuất khẩu Nhập khẩu
2000 30119,2 14482,7 15636,5
2005 69208,2 32447,1 36761,1
2010 157075,3 72236,7 84838,6
2014 298066,2 150217,1 147849,1
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Mã đề thi 638
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch, kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ở
nước ta giai đoạn 2000-2014, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Tròn. B. Đường. C. Miền. D. Cột.
Câu 65. Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc chủ yếu do
A. ảnh hưởng các khối khí đi qua biển Đông. B. tác động của gió mùa với hướng núi.
C. độ cao địa hình với hướng sườn. D. sự phân bố đất và thảm thực vật.
Câu 66. Cho bảng số liệu:
Diện tích tự nhiên và diện tích rừng nước ta năm 2005 và năm 2014. (Đơn vị: nghìn ha)
Diện tích rừng
Vùng Diện tích tự nhiên
2005 2014
Trung du và miền núi Bắc Bộ 10143,8 4360,8 5386,2
Bắc Trung Bộ 5152,2 2400,4 2914,3
Tây Nguyên 5464,1 2995,9 2567,1
Các vùng còn lại 12345,0 2661,4 2928,9
Cả nước 33105,1 12418,5 13796,5
Từ bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về hiện trạng rừng ở nước ta?
A. Bắc Trung Bộ là vùng có độ che phủ rừng năm 2014 cao nhất cả nước.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có diện tích rừng tăng nhiều nhất.
C. Trong giai đoạn 2005 - 2014, diện tích rừng ở tất cả các vùng nước ta đều tăng.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có diện tích rừng lớn nhất cả nước.
Câu 67. Vùng chịu thiệt hại nặng nề nhất của bão ở nước ta là
A. Bắc Trung Bộ. B. Đông Bắc Bắc Bộ.
C. Đông Nam Bộ. D. Nam Trung Bộ.
Câu 68. Dãy núi nào sau đây là ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc - Nam ở nước ta?
A. Hoành Sơn. B. Hoàng Liên Sơn.
C. Bạch Mã. D. Trường Sơn Bắc.
Câu 69. Quốc gia có chung đường biên giới với Việt Nam cả trên biển và trên đất liền là
A. Lào và Camphuchia. B. Trung Quốc và Campuchia.
C. Thái Lan và Campuchia. D. Lào và Trung Quốc.
Câu 70. Vùng kinh tế nào sau đây nhờ có sự phân hóa khí hậu theo độ cao đã tạo ra khả năng trồng được
nhiều loại cây từ nhiệt đới, cận nhiệt đến ôn đới?
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đông Nam Bộ.
C. Bắc Trung Bộ. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 71. Loại gió nào sau đây gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên?
A. Gió địa phương. B. Gió mùa Tây Nam.
C. Gió Tín phong. D. Gió mùa Đông Bắc.
Câu 72. Miền địa lí tự nhiên duy nhất có đầy đủ hệ thống đai cao ở nước ta là
A. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. B. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
C. Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 73. Vùng đồng bằng có lịch sử khai thác lâu đời nhất ở nước ta là
A. đồng bằng sông Cửu Long. B. đồng bằng sông Hồng.
C. đồng bằng Quảng Nam. D. đồng bằng Thanh Hóa.
Câu 74. Biểu hiện rõ nét nhất về tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến vùng núi đá vôi là
A. tạo nên hẻm vực, khe sâu, sườn dốc. B. làm bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh.
C. hình thành hang động, suối cạn, thung khô. D. tạo nên hiện tượng đất trượt, đá lở.

Mã đề thi 638
Câu 75. Đặc điểm nào của vị trí địa lí làm cho thảm thực vật nước ta bốn mùa xanh tốt, khác hẳn một số
nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi?
A. Trên đường di lưu, di cư của nhiều loài động vật.
B. Nằm gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
C. Giáp Biển Đông - nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt, ẩm.
D. Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc.
Câu 76. Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như miền Nam là do miền Bắc có
A. nhiều hồ điều tiết nước. B. mưa phùn vào cuối mùa đông.
C. mạng lưới sông ngòi dày đặc. D. nguồn nước ngầm phong phú.
Câu 77. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng lãnh hải nước ta?
A. Ranh giới ngoài được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.
B. Là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.
C. Có chiều rộng 12 hải lí, song song và cách đều đường cơ sở.
D. Thuộc phần lục địa kéo dài, có độ sâu khoảng 200m.
Câu 78. Đặc điểm nào sau đây không đúng với hoạt động của bão ở Việt Nam?
A. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam. B. Bão tập trung nhiều nhất vào tháng 9.
C. Bão thường có gió mạnh và mưa lớn. D. Thời gian mùa bão từ tháng 6 đến tháng 9.
Câu 79. Cho biểu đồ:

Biểu đồ đã cho thể hiện nội dung nào sau đây?


A. Tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp ở nước ta giai đoạn 1990-2014.
B. Tốc độ tăng trưởng diện tích cây công nghiệp ở nước ta giai đoạn 1990-2014.
C. Quy mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp ở nước ta giai đoạn 1990-2014.
D. Diện tích và sản lượng cây công nghiệp ở nước ta giai đoạn 1990-2014.
Câu 80. Đặc điểm của biển và thềm lục địa ở các khu vực đồng bằng châu thổ là
A. vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng. B. vịnh biển nông, thềm lục địa hẹp.
C. vịnh biển sâu, thềm lục địa mở rộng. D. vịnh biển sâu, thềm lục địa hẹp.
------------------------------------Hết----------------------------------------
Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam của NXB Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến nay.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Mã đề thi 638

You might also like