You are on page 1of 4

BUỔI 1: CÂU HỎI ÔN TẬP CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI

Câu 1. Hiện tượng nào sau đây không phải là phản xạ?
A. Lá cây trinh nữ cụp lại khi bị va chạm.
B. Động vật xù lông khi trời lạnh.
C. Người toát mồ hôi khi trời nóng.
D. Bật dậy khi nghe thấy tiếng chuông báo thức.
Câu 2. Phản xạ là
A. Phản ứng của cơ thể động vật trước sự tác động của môi trường.
B. Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích tác động vào cơ thể.
C. Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ môi trường bên ngoài hay bên trong cơ
thể thông qua hệ thần kinh.
D. Những hành động tự nhiên mà cơ thể đáp trả lại các kích thích tác động.
Câu 3. Trong phản xạ rụt tay lại khi chạm vào vật nóng thì trung tâm xử lý thông tin nằm
ở đâu?
A. Bán cầu đại não.
B. Tủy sống.
C. Tiểu não.
D. Trụ giữa.
Câu 4. Một cung phản xạ được xây dựng từ bao nhiêu yếu tố?
A. 5 yếu tố. B. 4 yếu tố. C. 3 yếu tố. D. 6 yếu tố.
Câu 5. Trong cơ thể người, ngoài hệ thần kinh và hệ nội tiết thì hệ cơ quan nào có mối liên
hệ với tất cả các cơ quan trong cơ thể?
A. Hệ tiêu hoá. B. Hệ bài tiết. C. Hệ tuần hoàn. D. Hệ hô hấp.
Câu 6. Hệ cơ quan nào sau đây có vai trò điều khiển hoạt động của các cơ quan còn lại?
(1) Hệ hô hấp (3) Hệ nội tiết (5) Hệ thần kinh
(2) Hệ sinh dục (4) Hệ tiêu hoá (6) Hệ vận động
A. (3), (5). B. (1), (4), (5). C. (3), (2), (6). D. (5), (6).
Câu 7. Loài động vật nào dưới đây có nhiều đặc điểm tương đồng với con người nhất?
A. Đười ươi. B. Khỉ đột. C. Tinh tinh. D. Culi.
Câu 8. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở người mà không có ở động vật khác?
(1) Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn.
(2) Đi bằng hai chân.
(3) Có ngôn ngữ và tư duy trừu tượng.
(4) Răng phân hoá.
(5) Phần thân có hai khoang: Khoang ngực và khoang bụng ngăn cách nhau bởi cơ
hoành.
A. (1) và (3). B. (1), (2), (3). C. (2), (4), (5). D. (1), (3), (4).
Câu 9. Bào quan được coi là nhà máy sản xuất năng lượng ATP là:
A. Ti thể. B. Lục lạp. C. Lizoxom. D.Lưới nội chất.
Câu 10. Đơn vị chức năng cơ bản của cơ thể là:
A. Tế bào. B. Bào quan. C. Cơ quan. D. Hệ cơ quan.
Câu 11. Cấu tạo của tế bào gồm:
A. Màng sinh chất, riboxom, ti thể.
B. Màng sinh chất, tế bào chất, nhân.
C. Màng sinh chất, bào tương, thể golgi.
D. Màng sinh chất, ti thể, nhân.
Câu 12. Trong thành phần hoá học của tế bào, các hợp chất nào là cơ sở vật chất chủ yếu
của sự sống?
A. Gluxit. B. Lipit. C. Protein và axit Nucleic. D. Nước và muối khoáng.
Câu 13. Mô là gì?
A. Mô là tập hợp các cấu trúc có cùng chức năng.
B. Mô là tập hợp các cấu trúc trong tế bào có cấu tạo gần giống nhau.
C. Mô là tập hợp các tế bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau và đảm nhận những
chức năng nhất định.
D. Mô là tập hợp các tế bào có chức năng bảo vệ.
Câu 14. Khi ném quả bóng vào một rổ treo trên cao chúng ta đã tạo ra
A. Phản lực. B. Lực đẩy. C. Lực kéo. D. Lực hút.
Câu 15. Hiện tượng mỏi cơ có liên quan mật thiết đến sự sản sinh loại axit hữu cơ nào?
A. Axit axetic. B. Axit Lactic. C. Axit malic. D. Axit acrylic.
Câu 16. Trong bàn tay người, ngón nào có khả năng cử động linh hoạt nhất?
A. Ngón út. B. Ngón giữa. C. Ngón cái. D. Ngón trỏ.
Câu 17. Tật cong vẹo cột sống do nguyên nhân chủ yếu nào?
A. Ngồi học không đúng tư thế. C. Đi giày, guốc cao gót.
B. Thức ăn thiếu canxi. D. Thức ăn thiếu vitamin A, C, D.
Câu 18. Thành phần của máu có đặc điểm màu vàng, lỏng là:
A. Hồng cầu. B. Bạch cầu. C. Huyết tương. D. Tiểu cầu.
Câu 19. Môi trường trong của cơ thể gồm:
A. Nước mô, các tế bào máu, kháng thể.
B. Máu, nước mô, bạch huyết.
C. Huyết tương, các tế bào máu, kháng thể.
D. Máu, nước mô, bạch cầu.
Câu 20. Tế bào lympho T có khả năng tiết ra chất nào dưới đây?
A. Protein độc. B. Kháng thể. C. Kháng nguyên. D. Kháng sinh.
Câu 21. Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây có khả năng tiết kháng thể?
A. Lympho B. B.Lympho T. C. Bạch cầu mono. D. Bạch cầu ưa acid.
Câu 22. Sau khi tiêm phòng chúng ta sẽ không bị mắc bệnh này nữa trong tương lai, đó là
miễn dịch:
A. Miễn dịch bẩm sinh. C. Miễn dịch tập nhiễm.
B. Miễn dịch chủ động. D. Miễn dịch tự nhiên.
Câu 23. Trong cơ thể có 2 loại miễn dịch đó là:
A. Miễn dịch tự nhiên, miễn dịch nhân tạo.
B. Miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch tập nhiễm.
C. Miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch chủ động.
D. Miễn dịch chủ động, miễn dịch tập nhiễm.
Câu 24. Kháng nguyên là
A. Một loại protein do tế bào hồng cầu tiết ra.
B. Một loại protein do tế bào bạch cầu tiết ra.
C. Một loại protein do tế bào tiểu cầu tiết ra.
D. Những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các kháng thể.
Câu 25. Khi chúng ta bị ong chích thì nọc độc của ong được xem là
A. Chất kháng sinh. B. Kháng thể. C. Kháng nguyên. D. Protein độc.
Câu 26. Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người có nhóm máu nào mà
không xảy ra sự kết dính hồng cầu?
A. Nhóm máu O. B. Nhóm máu AB. C. Nhóm máu A. D. Nhóm máu B.
Câu 27. Hệ tuần hoàn được cấu tạo từ
A. Tim và hệ mạch. C.Tim và động mạch.
B. Tim và mao mạch. D. Tim và tĩnh mạch.
Câu 28. Tâm thất trái nối liền trực tiếp với loại mạch nào sau đây?
A. Tĩnh mạch phổi. C. Động mạch phổi.
B. Động mạch chủ. D. Tĩnh mạch chủ.
Câu 29. Ở trạng thái gắng sức thì so với người bình thường, vận động viên có
A. Nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn.
B. Nhịp tim nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn.
C. Nhịp tim nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn.
D. Nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn.
Câu 30. Đơn vị cấu tạo của phổi là
A. Phế nang. B. Phế quản. C. Hai lá phổi. D. Đường dẫn khí.
Câu 31. Trong quá trình hô hấp, con người sử dụng khí gì và loại thải ra khí gì ?
A. Sử dụng khí nitơ và loại thải khí cacbônic
B. Sử dụng khí cacbônic và loại thải khí ôxi
C. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí cacbônic
D. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí nitơ
Câu 32. Bộ phận nào dưới đây không thuộc hệ hô hấp ?
A. Thanh quản B. Thực quản C. Khí quản D. Phế quản
Câu 33. Sự thay đổi thể tích lồng ngực khi hít vào thở ra đó là:
A. Khi hít vào thể tích lồng ngực tăng và khi thở ra thể tích lồng ngực giảm
B. Khi hít vào thể tích lồng ngực giảm và khi thở ra thể tích lồng ngực tăng
C. Cả khi hít vào và thở ra thể tích lồng ngực đều tăng
D. Cả khi hít vào và thở ra thể tích lồng ngực đều giảm
Câu 34. Tác nhân nào chiếm chỗ của oxi trong máu (hồng cầu), làm giảm hiệu quả hô hấp,
có thể gây chết?
A. Cacbon oxit B. Lưu huỳnh oxit C. Nito oxit D. Bụi
Câu 35. Chất độc nào dưới đây có nhiều trong khói thuốc lá ?
A. Hêrôin B. Côcain C. Moocphin D. Nicôtin
Câu 36. Hiệu quả trao đổi khí có mối liên hệ mật thiết với trạng thái và khả năng hoạt động
của hệ cơ quan nào?
A. Hệ tiêu hoá B. Hệ sinh dục C. Hệ bài tiết D. Hệ tuần hoàn
Câu 37. Các chất mà cơ thể không hấp thụ được là:
A. Đường đơn B. Acid amin C. Muối khoáng D. Xellulose
Câu 38. Quá trình tiêu hóa được thực hiện bởi hoạt động của:
A. Các tuyến tiêu hóa
B. Các cơ quan trong ống tiêu hóa
C. Hoạt động của các enzyme
D. Các cơ quan trong ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa.
Câu 39. Chất nào dưới đây không bị biến đổi thành chất khác trong quá trình tiêu hóa?
A. Vitamin B. Gluxit C. Protein D. Lipit
Câu 40. Trong ống tiêu hoá ở người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu thuộc về cơ
quan nào ?
A. Ruột thừa B. Ruột già C. Ruột non D. Dạ dày
Câu 41. Ở khoang miệng, thức ăn được biến đổi về mặt cơ học:
A. Làm nhuyễn và nhào trộn với pepsin.
B. Cắn xé, làm nhuyễn và nhào trộn với amilaza.
C. Cắn xé, vo viên và nhào trộn với amilaza.
D. Cắn xé, vo viên và tẩm dịch vị.
Câu 42. Trong nước bọt có chứa loại enzim nào ?
A. Lipaza B. Mantaza C. Amilaza D. Prôtêaza
Câu 43. Về mặt sinh học, câu thành ngữ “nhai kĩ no lâu” có ý nghĩa gì?
A. Nhai kĩ thì ăn được nhiều hơn
B. Nhai kĩ làm thức ăn biến đổi thành những phân tử rất nhỏ, tạo điều kiện cho các enzim
phân giải hết thức ăn, do đó có nhiều chất nuôi cơ thể hơn.
C. Nhai kĩ thời gian tiết nước bọt lâu hơn.
D. Nhai kĩ tạo cho ta cảm giác ăn nhiều nên no lâu.
Câu 44. Chất tiết chủ yếu ở dạ dày là:
A. HCl và pesin. B. H2SO4 và pesin. C. HCl D. H2SO4
Câu 45. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ợ chua là:
A. Ăn nhiều thực phẩm có vị chua. B. Nuốt nhiều hơi khi ăn, uống.
C. Ăn quá no. D. Bỏ ăn lâu ngày.
Câu 46. Trong dịch vị có enzim
A. Amilaza. B. Pepsin. C. Tripsin. D. Lipaza.
Câu 47. Trong dạ dày hầu như chỉ xảy ra quá trình tiêu hoá
A. prôtêin. B. gluxit. C. lipit. D. axit nuclêic.
Câu 48. Thông thường, thức ăn được lưu giữ ở dạ dày trong bao lâu ?
A. 1 – 2 giờ B. 3 – 6 giờ C. 6 – 8 giờ D. 10 – 12 giờ
Câu 49. Sau khi trải qua quá trình tiêu hoá ở ruột non, prôtêin sẽ được biến đổi thành
A. glucôzơ. B. axit béo. C. axit amin. D. glixêrol.
Câu 50. Sản phẩm cuối cùng được tạo ra ở ruột non sau khi kết thúc biến đổi hoá học là?
A. Đường đơn, axit amin, glixêrin, axit béo
B. Axit amin, glixêrin, axit béo, đường đôi
C. Đường đơn, lipit, axit amin.
D. Đường đơn, glixêrin, prôtêin, axit béo

You might also like