You are on page 1of 5

*Phân môn KHTN2:

Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Học Cơ Thể Người


Câu 1: Cho các hệ cơ quan sau:
1. Hệ hô hấp. 2. Hệ sinh dục. 3. Hệ nội tiết.
4. Hệ tiêu hóa. 5. Hệ thần kinh. 6. Hệ vận động.
Hệ cơ quan nào có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong
cơ thể?
A. 1, 2, 3
B. 3, 5
C. 1, 3, 5, 6
D. 2, 4, 6
Câu 2: Ở cơ thể người, cơ quan nằm trong khoang bụng là:
A. Bóng đái.
B. Thận.
C. Ruột già.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Nguyên tố hóa học nào dưới đây tham gia cấu tạo nên prôtêin, lipid, carbohydrat và
cả axit nuclêic?
A. Hyđrogen.
B. Tất cả các phương án còn lại
C. Ôxygen.
D. Carbon.
Câu 4: Cơ thể người được phân chia thành mấy phần ? Đó là những phần nào ?
A. 3 phần : đầu, thân và chân.
B. 2 phần : đầu và thân
C. 3 phần : đầu, thân và các chi.
D. 3 phần : đầu, cổ và thân
Câu 5: Khi mất khả năng dung nạp chất dinh dưỡng, cơ thể chúng ta sẽ trở nên kiệt quệ,
đồng thời khả năng vận động cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Ví dụ trên phản ánh điều gì?
A. Các hệ cơ quan trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau
B. Dinh dưỡng là thành phần thiết yếu của cơ và xương
C. Hệ thần kinh và hệ vận động đã bị hủy hoại hoàn toàn do thiếu dinh dưỡng
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 6: Thành phần nào dưới đây cần cho hoạt động trao đổi chất của tế bào?
A. Ôxygen.
B. Chất hữu cơ (prôtêin, lipit, gluxit…)
C. Tất cả các phương án còn lại.
D. Nước và muối khoáng.
Câu 7: Khi chúng ta tập thể thao, hệ cơ quan nào dưới đây sẽ tăng cường độ hoạt động ?
A. Hệ tuần hoàn.
B. Hệ hô hấp.
C. Hệ vận động.
D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 8: Khi chạy có những hệ cơ quan nào hoạt động?
1. Hệ tuần hoàn 2. Hệ hô hấp 3. Hệ bài tiết 4. Hệ thần kinh
5. Hệ nội tiết 6. Hệ sinh dục 7. Hệ vận động Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
A. 1,2,3,4,5,6
B. 1, 3,4, 5, 6, 7
C. 1,2,3,4,5,7
D. 1,2,3,4,6,7
Câu 9: Hệ cơ quan nào dưới đây phân bố ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể người ?
A. Hệ tuần hoàn.
B. Hệ hô hấp
C. Hệ tiêu hóa.
D. Hệ bài tiết.
Câu 10: Trong cơ thể người, loại mô nào có chức năng nâng đỡ và là cầu nối giữa các cơ
quan?
A. Mô cơ.
B. Mô thần kinh.
C. Mô biểu bì.
D. Mô liên kết.
Câu 11: Khi mất khả năng dung nạp chất dinh dưỡng, cơ thể chúng ta sẽ trở nên kiệt quệ,
đồng thời khả năng vận động cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Ví dụ trên phản ánh điều gì ?
A. Các hệ cơ quan trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau
B. Dinh dưỡng là thành phần thiết yếu của cơ và xương
C. Hệ thần kinh và hệ vận động đã bị hủy hoại hoàn toàn do thiếu dinh dưỡng
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 12: Chức năng co dãn tạo nên sự vận động, đây là chức năng của loại mô nào sau đây?
A. Mô cơ.
B. Mô liên kết.
C. Mô biểu bì.
D. Mô thần kinh.
Câu 13: Hệ cơ ở người được phân chia thành mấy loại mô ?
A. 5 loại.
B. 4 loại.
C. 3 loại.
D. 2 loại.
Câu 14: Da là điểm đến của hệ cơ quan nào dưới đây ?
A. Hệ tuần hoàn.
B. Hệ thần kinh.
C. Hệ bài tiết.
D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 15: Cơ nào dưới đây ngăn cách khoang ngực và khoang bụng
A. Cơ liên sườn.
B. Cơ ức đòn chum.
C. Cơ hoành.
D. Cơ nhị đầu.
Câu 16: Tỉ lệ H : O trong các phân tử gluxit có giá trị như thế nào ?
A. 1 : 1
B. 1 : 2
C. 2 : 1
D. 3: 1
Câu 17: Trong cơ thể người, ngoài hệ thần kinh và hệ nội tiết thì hệ cơ quan nào có mối liên
hệ trực tiếp với các hệ cơ quan còn lại ?
A. Hệ tiêu hóa.
B. Hệ bài tiết.
C. Hệ tuần hoàn.
D. Hệ hô hấp
Câu 18: Các cơ quan trong hệ hô hấp là
A. Phổi và thực quản.
B. Đường dẫn khí và thực quản.
C. Thực quản, đường dẫn khí và phổi.
D. Phổi, đường dẫn khí và thanh quản.
Câu 19: Thanh quản là một bộ phận của
A. Hệ bài tiết.
B. Hệ hô hấp.
C. Hệ tiêu hóa.
D. Hệ sinh dục.
Câu 20: Ở cơ thể người, cơ quan nằm trong khoang ngực là:
A. Tim.
B. Phổi.
C. Thực quản.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 21: Ở người, khoang bụng và khoang ngực ngăn cách nhau bởi bộ phận nào ?
A. Cơ hoành.
B. Cơ ức đòn chum.
C. Cơ liên sườn.
D. Cơ nhị đầu.
Câu 22: Khi chúng ta bơi cật lực, hệ cơ quan nào dưới đây sẽ tăng cường độ hoạt động?
A. Hệ hô hấp.
B. Hệ vận động.
C. Hệ tuần hoàn.
D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 23: Trao đổi chất của cơ thể và môi trường được thực hiện qua
A. Hệ tiêu hóa.
B. Hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết.
C. Hệ hô hấp.
D. Hệ tuần hoàn.
Câu 24: Ở cơ thể người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực ?
A. Bóng đái.
B. Phổi.
C. Thận
D. Dạ dày.
Câu 25: Khí quản là một bộ phận của?
A. Hệ hô hấp.
B. Hệ tiêu hóa.
C. Hệ bài tiết.
D. Hệ sinh dục.
Câu 26 : Phương pháp điều trị nào dưới đây phù hợp với bệnh nhân suy thận giai đoạn
cuối?
A. Truyền nước. B. Uống thuốc nam.
C. Chạy thận nhân tạo. D. Truyền máu.
Câu 27: Nơi diễn ra sự trao đổi khí với mao mạch là
A. khí quản. B. phế quản. C. thanh quản. D. phế nang.
Câu 28: Những bộ phận cấu tạo nên hệ thần kinh gồm:k
A. não bộ, tuỷ sống và dây thần kinh.
B. mạch máu, não bộ và dây thần kinh.
C. não bộ, tuỷ sống, hạch thần kinh và dây thần kinh.
D. dây thần kinh, cột sống và não bộ.
Câu 29: Tuyến nội tiết nào dưới đây tham gia vào điều hoà lượng đường trong máu?
A. Tuyến tụy. B. Tuyến ức. C. Tuyến tùng. D. Vùng dưới đồi.
Câu 30: Chức năng nào dưới đây là của tuyến nội tiết?
A. Tiết hormone trực tiếp vào máu thực hiện điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể.
B. Điều khiển, điều hoà các quá trình sinh lí trong cơ thể.
C. Tiết enzyme thực hiện quá trình tiêu hoá thức ăn.
D. Điều hoà thân nhiệt, quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể.
Câu 31: Da không thực hiện chức năng nào dưới đây?
A. Giúp cơ thể hấp thụ thức ăn có đường.
B. Bảo vệ cơ thể.
C. Cảm nhận kích thích vật lí và hóa học từ môi trường xung quanh.
D. Điều hòa thân nhiệt.
Câu 32: Cho các giai đoạn có trong quá trình tiêu hoá:
1) Thức ăn được đảo trộn với dịch vị và tiêu hoá một phần.
(2) Phân được tích trữ ở trực tràng và thải ra ngoài qua hậu môn.
(3) Thức ăn được nghiền và đảo trộn với nước bọt.
(4) Thức ăn được trộn với dịch mật và dịch tuỵ.
(5) Các chất dinh dưỡng được hấp thu.
(6) Thức ăn đi qua thực quản và vào dạ dày.
(7) Phần còn lại của thức ăn được chuyển hoá thành phân.
Trình tự các giai đoạn trong quá trình tiêu hoá là:
A. (4) → (1) → (2) → (5) → (6) → (3) → (7).
B. (3) → (6) → (1) → (4) → (5) → (7) → (2).
C. (1) → (2) → (3) → (4) → (5) → (6) → (7).
D. (2) → (3) → (4) → (6) → (5) → (1) → (7).
Câu 33: Cho các bước có trong sơ cứu người cảm lạnh như sau:
(1) Uống nước ấm hoặc ăn cháo ấm.
(2) Cởi hết quần áo ướt (nếu bị ướt).
(3) Gọi cấp cứu 115.
(4) Làm ấm bằng quần áo và chăn khô.
(5) Di chuyển bệnh nhân đến nơi khô ráo, ấm áp.
Thứ tự đúng các bước sơ cứu người cảm lạnh là:
A. (1) → (3) → (2) → (4) → (5).
B. (3) → (2) → (4) → (1) → (5).
C. (5) → (3) → (2) → (4) → (1).
D. (4) → (1) → (5) → (2) → (3).
II. TỰ LUẬN:
Câu 1:
a. Nêu ý nghĩa của việc tập thể dục thể thao đối với hệ vận động?
b. Từ kết quả dự án: Điều tra một số bệnh về thận trong trường học hoặc địa phương, hãy
đề xuất các biện pháp phòng tránh các bệnh về thận.
Câu 2: Trình bày cơ chế điều hòa lượng đường trong máu của các hormone tuyến tụy? Giải
thích nguyên nhân của bệnh đái tháo đường.
Caau 3: Trong khi ăn cơm, hai chị em Lan và Hưng nói chuyện và cười đùa rất to. Thấy vậy,
mẹ hai bạn tỏ ý không hài lòng và yêu cầu hai chị em phải tập trung vào việc nhai, nuốt thức
ăn, không nên vừa ăn vừa cười đùa. Tại sao mẹ hai bạn lại khuyên các con của mình như vậy?

You might also like