You are on page 1of 22

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II

BÀI 13. BÀI TIẾT VÀ CÂN BẰNG NỘI MÔI


Câu 1 (B): Ở người, quá trình loại bỏ ra khỏi cơ thể các chất sinh ra từ quá trình chuyển hóa mà cơ thể
không sử dụng, các chất độc hại, các chất dư thừa được gọi là
A. tiêu hóa. B. tuần hoàn. C. bài tiết. D. hô hấp tế bào.
Câu 2 (B): Cơ quan nào sau đây có vai trò lọc máu hình thành nước tiểu?
A. Ruột. B. Da. C. Phổi. D. Thận.
Câu 3 (B): Cơ quan nào sau đây có vai trò bài xuất carbon dioxide ra khỏi cơ thể?
A. Ruột. B. Da. C. Phổi. D. Thận.
Câu 4 (B): Cơ quan nào sau đây có vai trò bài tiết mồ hôi ra khỏi cơ thể?
A. Da. B. Hệ tuần hoàn. C. Thận. D. Phổi.
Câu 5 (B): Sản phẩm bài tiết chính của phổi là
A. oxygen. B. urea. C. bilirubin. D. carbon dioxide.
Câu 6 (B): Nội môi là môi trường
A. trong cơ thể được tạo bởi huyết tương, bạch huyết và dịch mô.
B. ngoài cơ thể được tạo ra bởi máu, bạch huyết và dịch mô.
C. trong cơ thể được tạo ra mao mạch, bạch huyết và dịch mô.
D. ngoài cơ thể được tạo bởi huyết tương, bạch cầu và hồng cầu.
Câu 7 (B): Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong
A. tế bào. B. mô. C. cơ thể. D. cơ quan.
Câu 8 (B): Cân bằng nội môi là trạng thái cân bằng
A. tĩnh, các chỉ số của môi trường trong cơ thể có xu hướng thay đổi và dao động xung quanh một
giá trị nhất định.
B. động, các chỉ số của môi trường trong cơ thể có xu hướng thay đổi và dao động xung quanh một
giá trị nhất định.
C. tĩnh, các chỉ số của môi trường trong cơ thể có xu hướng thay đổi và dao động xung quanh nhiều
giá trị.
D. động, các chỉ số của môi trường trong cơ thể có xu hướng thay đổi và dao động xung quanh nhiều
giá trị.
Câu 9 (B): Cơ quan nào sau đây không tham gia cân bằng nội môi?
A. Thận. B. Phổi. C. Gan. D. Mắt.
Câu 10 (B): Bộ phận nào sau đây là bộ phận thực hiện cân bằng nội môi?
A. Hệ thần kinh và tuyến nội tuyến. B. Các cơ quan như thận, gan, mạch máu.
C. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. D. Cơ và tuyến.
Câu 11 (B): Tuyến tụy tiết ra hormone insulin và glucagon tham gia vào cơ chế nào sau đây?
A. Điều hòa hấp thụ nước ở thận.
B. Duy trì nồng độ glucose bình thường trong máu.
C. Điều hòa hấp thụ Na+ ở thận.
D. Điều hòa pH máu.
Câu 12 (H): Khi nói về cơ chế duy trì cân bằng nội môi, trật tự nào sau đây đúng?
A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận
kích thích.
B. Bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận
kích thích.
C. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận
kích thích.
D. Bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận
kích thích.
Câu 13 (H): Khi lượng nước trong cơ thể giảm sẽ dẫn đến hiện tượng nào sau đây?
A. Áp suất thẩm thấu tăng và huyết áp giảm.
B. Áp suất thẩm thấu tăng và huyết áp tăng.
C. Áp suất thẩm thấu giảm và huyết áp tăng.
D. Áp suất thẩm thấu giảm và huyết áp giảm.
Câu 14 (H): Có bao nhiêu bệnh lí sau đây ở người là bệnh về hệ tiết niệu?
(I) Viêm thận. (II) Thận nhiễm mỡ. (III) Suy thận.
(IV) Sỏi thận. (V) Tăng huyết áp vô căn.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 15 (H): Trong cơ chế điều hòa cân bằng nội môi, liên hệ ngược xảy ra khi
A. điều kiện lý hóa ở môi trường trong sau khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp
nhận kích thích.
B. điều kiện lý hóa ở môi trường trong trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp
nhận kích thích.
C. sự trả lời của bộ phận thực hiện làm biến đổi các điều kiện lý hóa ở môi trường trong.
D. điều kiện lý hóa ở môi trường trong trở về bình thường trước khi được điều chỉnh, tác động ngược
đến bộ phận tiếp nhận kích thích.
Câu 16 (H): Cơ thể của chúng ta xuất hiện cảm giác khát nước khi
A. áp suất thẩm thấu trong máu tăng. B. áp suất thẩm thấu trong máu giảm.
C. pH máu giảm. D. nồng độ glucose trong máu giảm.
Câu 17 (H): Hormone insulin làm giảm glucose máu bằng cách
A. tăng đào thải glucose theo đường bài tiết.
B. tích lũy glucose dưới dạng tinh bột để tránh sự khuếch tán ra khỏi tế bào.
C. tăng cường giải phóng glucose ra khỏi tế bào.
D. tăng cường vận chuyển glucose vào trong tế bào.
Câu 18 (H): Hệ đệm bicarbonate (NaHCO3/Na2CO3) có vai trò
A. duy trì cân bằng lượng đường glucose trong máu.
B. duy trì cân bằng nhiệt độ cơ thể.
C. duy trì cân bằng độ pH của máu.
D. duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.
Câu 19 (VD): Biện pháp nào sau đây được sử dụng để bảo vệ thận?
I. Chế độ ăn hợp lý. II. Uống đủ nước.
III. Không uống nhiều rượu bia. IV. Hạn chế hút thuốc lá.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 20 (VD): Khi nói về cơ chế điều hòa cân bằng nội môi, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Hệ hô hấp giúp duy trì pH bằng cách thải CO2 ra môi trường.
II. Gan duy trì cân bằng nội môi thông qua điều hoà nồng độ nhiều chất tan như protein, glucose,….
III. Hệ tiết niệu tham gia điều hòa pH máu thông qua điều hoà áp suất thẩm thấu, điều chỉnh tiết H +
và tái hấp thu HCO3-.
IV. Trong cơ thể, chỉ có gan, thận và phổi tham gia điều hoà cân bằng nội môi.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 21 (VD): Khi hàm lượng glucose trong máu tăng, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự
A. tuyến tụy → insulin → gan và tế bào cơ thể → glucose trong máu giảm.
B. gan → insulin → tuyến tụy và tế bào cơ thể → glucose trong máu giảm.
C. gan → tuyến tụy và tế bào cơ thể → insulin → glucose trong máu giảm.
D. tuyến tụy → insulin → tế bào cơ thể → gan → glucose trong máu giảm.
Câu 22 (VD): Những cơ quan nào dưới đây có khả năng tiết ra hormone tham gia cân bằng nội môi?
I. Tụy. II.Gan. III. Thận. IV. Lá lách. V. Phổi.
Phương án trả lời đúng là
A. I, IV và V. B. I, III và V. C. I, II và V. D. I, II và III.
Câu 23 (VD): Trong máy lọc máu, hỗn hợp chất nào sau đây được phép thoát ra khỏi máu của bệnh
nhân?
A. Hồng cầu, urea và uric acid.
B. Urea, creatinin, ion K+ và chất lỏng dư thừa.
C. Tế bào máu, nước và glucose.
D. Nước, uric acid và glucose.
Câu 24 (VD): Về mặt sinh học, câu “nhai kĩ no lâu” có ý nghĩa nào sau đây?
A. Nhai kĩ thì ăn được nhiều hơn.
B. Nhai kĩ làm thức ăn biến đổi thành những phân tử nhỏ hơn, tạo điều kiện cho các enzyme tiêu hóa
hoạt động tốt hơn, do đó có nhiều chất nuôi cơ thể hơn.
C. Nhai kĩ làm thức ăn liên kết thành những phân tử lớn hơn, tạo điều kiện cho enzyme amylase hoạt
động tốt hơn, do đó có nhiều chất nuôi cơ thể hơn.
D. Nhai kĩ tạo cho ta cảm giác ăn nhiều nên no lâu.
Câu 25 (VD): Vì sao khi nhai cơm trong miệng càng lâu thì càng cảm thấy ngọt?
A. Vì trong nước bọt có chứa enzyme amylase và trong cơm có chứa tinh bột, nên khi càng nhai lâu
thì phản ứng giữa enzyme và tinh bột càng xảy ra nhiều nên sẽ tạo nhiều đường glucose và đây là tiêu
hóa cơ học và hóa học.
B. Vì trong nước bọt có chứa enzyme amylase và trong cơm có chứa tinh bột, nên khi càng nhai lâu
thì phản ứng giữa enzyme và tinh bột càng xảy ra nhiều nên sẽ tạo nhiều đường glucose và đây là tiêu
hóa hóa học.
C. Vì trong nước bọt có chứa enzyme cellulase và trong cơm có chứa tinh bột, nên khi càng nhai lâu
thì phản ứng giữa enzyme và tinh bột càng xảy ra nhiều nên sẽ tạo nhiều đường glucose và đây là tiêu
hóa sinh học và tiêu hóa hóa học.
D. Vì trong nước bọt có chứa enzyme peptidase và trong cơm có chứa tinh bột, nên khi càng nhai lâu
thì phản ứng giữa enzyme và tinh bột càng xảy ra nhiều nên sẽ tạo nhiều đường glucose và đây là tiêu
hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
Câu 26 (VD): Phản ứng sốt có thể giúp chống nhiễm trùng bằng cách nào?
A. Giảm tính thấm của màng sinh chất đối với tác nhân gây bệnh.
B. Tăng cường sản xuất và di động bạch cầu.
C. Hạ huyết áp và nhịp tim.
D. Tăng nồng độ oxygen trong máu.
Câu 27 (VD): Khi nói về vai trò của hormone tuyến tụy, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Dưới tác dụng phối hợp của insulin và glucagon lên gan dẫn đến sự ổn định đường huyết ở người
bình thường.
II. Dưới tác động của glucagon lên gan làm chuyển hóa glucose thành glycogen, còn dưới tác động
của insulin lên gan làm phân giải glycogen thành glucose.
III. Dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucose thành glycogen dự trữ, dưới tác động của
glucagon lên gan làm phân giải glycogen thành glucose.
IV. Dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glycogen thành glucose dự trữ, với tác động của
glucagon lên gan làm phân giải glucose thành glycogen.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 28 (VD): Vì sao trâu và bò đều ăn cỏ mà thịt của chúng lại khác nhau?
A. Cỏ là thức ăn, thức ăn này chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể để tổng hợp ra lipid, mà
lipid lại dặc trưng cho từng loài. Cấu trúc lipid do gen mã hóa, trâu và bò được mã hóa khác nhau.
B. Do trâu bị đột biến cấu trúc gen thành một loài mới, nên cho dù ăn cỏ cùng loại cũng sẽ khác bò.
C. Cỏ là thức ăn, thức ăn này chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể để tổng hợp ra protein, mà
protein lại dặc trưng cho từng loài. Cấu trúc protein do gene mã hóa, trâu và bò được mã hóa khác nhau.
D. Cỏ là thức ăn, thức ăn này chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể để tổng hợp ra estrogen,
mà estrogen lại dặc trưng cho từng loài. Cấu trúc estrogen do gen mã hóa, trâu và bò được mã hóa khác
nhau.

Câu 29 (VD): Câu “Thẳng như ruột ngựa” có ý nghĩa sinh học nào sau đây?
A. Ngựa có dạ dày đơn. Ruột ngựa rất dài, đặc biệt đoạn nối ruột non với dạ dày, gọi là manh tràng,
rất dài và lớn. Đoạn này là một ống dài khoảng 1 m, thẳng và to với đường kính 15-25cm. Quá trình
tiêu hóa chủ yếu diễn ra ở cả manh tràng và dạ dày.
B. Ngựa có dạ dày đơn. Ruột ngựa rất dài, đặc biệt đoạn nối ruột non với dạ dày, gọi là manh tràng,
cũng dài và rất lớn. Đoạn này là một ống dài khoảng 1m, thẳng và to với đường kính 15-25cm. Quá
trình tiêu hóa sinh học chủ yếu diễn ra ở manh tràng.
C. Ngựa có dạ dày kép. Ruột ngựa rất dài, đặc biệt đoạn nối ruột non với dạ dày, gọi là manh tràng,
cũng dài và rất lớn. Đoạn này là một ống dài tới một mét, thẳng và to với đường kính 15-25cm. Quá
trình tiêu hóa sinh học chủ yếu diễn ra ở dạ dày.
D. Ngựa có dạ dày kép. Ruột ngựa rất dài, đặc biệt đoạn nối ruột non với dạ dày, gọi là manh tràng,
cũng dài và rất lớn. Đoạn này là một ống dài tới một mét, thẳng và to với đường kính 15-25cm. Quá
trình tiêu hóa sinh học chủ yếu diễn ra ở manh tràng.
Câu 30 (VD): Vì sao nói “lôi thôi như cá trôi lòi ruột”?
I. Vì cá trôi chỉ có khoang bụng và tiêu hóa nội bào, các tua bụng nhìn như các phần ruột.
II. Cá trôi là loài cá ăn động vật nên ruột dài thích nghi với việc tiêu hóa thức ăn.
III. Cá trôi là loài cá ăn thực vật nên ruột dài thích nghi với việc tiêu hóa thức ăn.
IV. Cá trôi là loài cá ăn cả thực vật và động vật nên ruột dài thích nghi với việc tiêu hóa thức ăn.
Có bao nhiêu phát biểu trên đây đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 31 (VD): Khi nói về hô hấp ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Những người thường xuyên tập luyện thể lực, các cơ hô hấp phát triển hơn, sức co giãn tăng lên làm
cho thể tích lồng ngực tăng giảm nhiều hơn, giúp họ khi lao động nặng ít thở gấp hơn.
II. Khi ở trên cạn, mất đi lực đẩy của nước, các phiến mang và cung mang xẹp lại dính vào nhau làm
giảm diện tích bề mặt trao đổi khí, làm cho những loài hô hấp bằng mang bị chết.
III. Phổi của thú có nhiều phế nang hơn phổi của bò sát, lưỡng cư nên có diện tích bề mặt trao đổi khí
lớn, nên phổi thú có hiệu quả trao đổi khí hiệu quả hơn.
IV. Nếu động vật có phổi chìm vào trong nước, nước sẽ tràn vào các ống dẫn khí khiến các phế nang sẽ
chứa đầy nước, không lưu thông được không khí, cơ thể thiếu oxygen và bị chết.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

CHƯƠNG II . CẢM ỨNG Ở SINH VẬT


BÀI 14. KHÁI QUÁT VỀ CẢM ỨNG Ở SINH VẬT
Câu 1 (B): Sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật với những thay đổi của môi trường (trong và ngoài),
đảm bảo cho sinh vật thích ứng với môi trường sống được gọi là
A. trao đổi chất. B. sinh trưởng. C. phát triển. D. cảm ứng.
Câu 2 (B): Cảm ứng ở thực vật diễn ra
A. nhanh, khó nhận ra. B. chậm, dễ nhận ra. C. nhanh, dễ nhận ra. D. chậm, khó nhận ra.
Câu 3 (B): Cảm ứng ở động vật diễn ra
A. nhanh, khó nhận ra. B. chậm, dễ nhận ra. C. nhanh, dễ nhận ra. D. chậm, khó nhận ra.
Câu 4 (H): Ví dụ nào sau đây là hiện tượng cảm ứng ở thực vật?
A. Cây xương rồng biến lá thành gai để giảm thoát hơi nước.
B. Chạm tay vào cây trinh nữ (cây xấu hổ), lá sẽ cụp xuống.
C. Cây hoa mộc bị gió thổi bay hoa.
D. Cây phong lan có thể sống trên thân cây cau.
Câu 5 (H): Ví dụ nào sau đây là hiện tượng cảm ứng ở động vật?
A. Buổi sáng con chó thức dậy.
B. Khi chạm tay vào con giun đất nó sẽ co và xoắn mình lại.
C. Buổi chiều tà con gà khó nhìn thấy vật xung quanh.
D. Con mèo thích ngồi gần đống lửa vào mùa đông.
Câu 6 (VD): Khi đặt một chậu cây trên cửa sổ, sau một thời gian thấy ngọn cây vươn ra phía ngoài cửa
sổ. Đây là ví dụ mô tả quá trình
A. quang hợp. B. hô hấp. C. thoát hơi nước. D. cảm ứng.
Câu 7 (VD): Khi trồng cây cạnh bờ ao, sau một thời gian sẽ có hiện tượng nào sau đây?
A. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao.
B. Rễ cây phát triển đều quanh gốc cây.
C. Thân cây uốn cong theo phía ngược lại với bờ ao.
D. Thân cây mọc thẳng nhận ánh sáng phân tán đều.

BÀI 15: CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT


Câu 1 (B): Các hình thức cảm ứng ở thực vật bao gồm
A. hướng động và ứng động.
B. hướng động và ứng động sinh trưởng.
C. hướng động và ứng động không sinh trưởng.
D. ứng động không sinh trưởng và ứng động sinh trưởng.
Câu 2 (B): Khi nói về cảm ứng ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cảm ứng ở thực vật là sự tiếp nhận và trả lời của thực vật đối với các kích thích từ môi trường.
B. Cảm ứng biểu hiện bằng sự vận động của cơ quan, bộ phận thực vật chỉ khi nhận kích thích từ một
hướng xác định.
C. Cảm ứng biểu hiện bằng sự vận động của cơ quan, bộ phận thực vật chỉ khi nhận kích thích không
theo hướng xác định.
D. Con người không thể quan sát được cảm ứng ở thực vật bằng mắt thường.
Câu 3 (B): Hướng động là
A. hình thức phản ứng của cây đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định.
B. hình thức phản ứng của cây đối với tác nhân kích thích không định hướng.
C. hình thức phản ứng của cây đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định hoặc không định
hướng.
D. hình thức phản ứng của cây đối với mọi tác nhân kích thích.
Câu 4 (B): Sự vận động định hướng của thực vật được chia thành
A. 2 kiểu. B. 3 kiểu. C. 4 kiểu. D. 5 kiểu.
Câu 5 (B): Sự vận động cảm ứng của thực vật được chia thành
A. 2 kiểu. B. 3 kiểu. C. 4 kiểu. D. 5 kiểu.
Câu 6 (B): Các kiểu hướng động dương của rễ cây là
A. hướng đất, hướng nước, hướng sáng.
B. hướng đất, hướng sáng, hướng hóa.
C. hướng đất, hướng nước, hướng hóa.
D. hướng sáng, hướng nước, hướng hóa.
Câu 7 (B): Hiện tượng nào sau đây thuộc kiểu ứng động không sinh trưởng?
A. Hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ khi va chạm.
B. Vận động quấn vòng của tua cuốn ở cây bầu, bí.
C. Vận động nở hoa khi cảm ứng với ánh sáng ở cây bồ công anh.
D. Vận động ngủ, thức của chồi cây theo mùa ở cây bàng, cây phượng.
Câu 8 (B): Loại hướng động nào sau đây là hướng động âm?
A. Hướng sáng của ngọn cây. B. Hướng sáng của rễ.
C. Hướng trọng lực của rễ. D. Hướng nước của rễ.
Câu 9 (B): Sự vận động định hướng của cây phụ thuộc vào
A. hướng của tác nhân kích thích. B. hướng vận động của cơ quan.
C. tuổi cây. D. thời kì sinh trưởng của cây.
Câu 10 (H): Ở thực vật, cơ quan có nhiều kiểu hướng động là
A. hoa. B. thân. C. lá. D. rễ.
Câu 11 (H): Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối thuộc kiểu
A. ứng động không sinh trưởng dưới tác động của nhiệt độ.
B. ứng động không sinh trưởng dưới tác động của ánh sáng.
C. ứng động sinh trưởng dưới tác động của nhiệt độ.
D. ứng động sinh trưởng dưới tác động của ánh sáng.
Câu 12 (H): Trường hợp nào sau đây là ứng động không sinh trưởng?
A. Vận động bắt mồi của cây gọng vó.
B. Vận động hướng đất của rễ cây đậu.
C. Vận động hướng ánh sáng của của ngọn cây dừa.
D. Vận động nở hoa khi cảm ứng với ánh sáng ở cây bồ công anh.
Câu 13 (H): Phát biểu nào sau đây sai khi nói về vận động định hướng ở thực vật?
A. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.
B. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực
dương.
C. Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm.
D. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực
dương.
Câu 14 (H): Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là thường diễn ra
A. nhanh, dễ nhận thấy. B. chậm, khó nhận thấy.
C. nhanh, khó nhận thấy. D. chậm, dễ nhận thấy.
Câu 15 (H): Vào rừng nhiệt đới, ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao,
đó là kết quả của
A. hướng sáng. B. hướng trọng lực âm.
C. hướng tiếp xúc. D. hướng trọng lực dương.
Câu 16 (H): Nguyên nhân của hiện tượng ngọn cây khi mọc vươn về phía có ánh sáng là do
A. auxin phân bố tập trung ở đỉnh chồi.
B. auxin phân bố đồng đều ở hai phía sáng và tối của cây.
C. auxin phân bố nhiều hơn về phía sáng của cây.
D. auxin phân bố nhiều hơn về phía tối của cây.
Câu 17 (VD): Khi nói về hướng động của thực vật. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Rễ cây có tính hướng nước dương.
II. Rễ cây có tính hướng hóa dương đối với mọi hóa chất trong môi trường đất.
III. Tế bào rễ cây có độ nhạy cảm đối với auxin cao hơn so với tế bào thân cây.
IV. Với hàm lượng auxin cao sẽ kích thích sự dãn dài của tế bào rễ trong khi ức chế sự sinh trưởng
của tế bào thân.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 18 (VD): Khi đặt một cây non nằm ngang. Sau một thời gian, rễ cây cong xuống còn ngọn cây
vươn lên. Hiện tượng này do
A. mặt trên và mặt dưới có lượng auxin ngang nhau ở rễ.
B. mặt trên có hàm lượng auxin cao hơn mặt dưới ở rễ.
C. mặt trên có hàm lượng auxin thấp hơn mặt dưới ở rễ.
D. tế bào thân và tế bào rễ nhạy cảm như nhau với auxin.
Câu 19 (VD): Khi nói về ứng dụng của hướng động vào trồng trọt. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
I. Làm đất tơi xốp, bón phân, tưới nước đều quanh gốc.
II. Gieo trồng với mật độ caokhi cây còn non và tỉa thưa khi cây đã lớn.
III. Làm giàn đối với cây thân leo.
IV. Kéo dài thời gian ngủ của hạt bằng cách giảm nhiệt độ, độ ẩm.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 20 (VD): Trong quá trình làm rau mầm, người ta thường che tối 2 – 3 ngày đầu khi hạt mới nảy
mầm, việc làm này có ý nghĩa
A. kích thích thân mầm phát triển nhanh hơn. B. kích thích rễ mầm phát triển nhanh hơn.
C. tế bào thân mầm già hoá nhanh hơn. D. tạo màu xanh cho cây mầm.
Câu 21 (VD): Nối các biện pháp canh tác và tác dụng của chúng cho phù hợp.
Biện pháp canh tác Tác dụng
1. Làm đất tơi xốp, thoáng khí, bón phân tưới nước
a. Tăng chiều cao cây.
đều quanh gốc.
2. Hạn chế chiếu sáng trong thời gian đầu khi hạt nảy
b. Kéo dài thời gian ngủ của hạt.
mầm, tỉa thưa khi cây đã lớn.
3. Làm giàn, mở rộng giàn cho một số loại cây trồng. c. Tăng kích thước bộ rễ.
4. Bảo quản hạt trong kho lạnh, phơi khô hạt giống. d. Thúc đẩy cây thân leo sinh trưởng.
5. Bố trí vùng trồng hợp lí, đảm bảo các yêu cầu về e. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá
nhiệt độ ánh sáng. trình ra hoa, nở hoa
A. 1 – c, 2 – a, 3 – d, 4 – b, 5 – e. B. 1 – c, 2 – a, 3 – e, 4 – b, 5 – d.
C. 1 – a, 2 – c, 3 – e, 4 – b, 5 – d. D. 1 – a, 2 – c, 3 – b, 4 – d, 5 – e.
Câu 22 (VD): Khi nói về các kiểu ứng động sinh trưởng ở thực vật. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
I. Đỉnh sinh trưởng của cành và thân luôn hướng về phía có ánh sáng.
II. Hiện tượng cụp lá của cây hoa trinh nữ khi bị va chạm.
III. Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu.
IV.Vận động ngủ, thức của chồi cây theo mùa.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 23 (VDC): Khi nói về tính cảm ứng ở thực vật. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Cảm ứng đảm bảo cho thực vật có thể thích ứng tốt hơn với sự biến đổi của môi trường.
II. Cơ chế của các kiểu vận động định hướng ở thực vật do sự thay đổi hàm lượng auxin ở hai phía
đối diện nhau của cơ quan bị kích thích.
III. Cơ chế của các kiểu vận động cảm ứng ở thực vật xảy ra do sự thay đổi sức trương nước trong tế
bào hoặc sự thay đổi hàm lượng hormone.
IV. Hiểu biết về cảm ứng ở thực vật giúp con người có thể nâng cao năng suất cây trồng, chất lượng
nông phẩm thông qua điều chỉnh các biện pháp canh tác.
A. 1. B. 2. D. 3. D. 4.

BÀI 17: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT


Câu 1 (B): Các loài động vật chưa có tổ chức thần kinh, cảm ứng có đặc điểm
A. rất chậm, tiêu tốn năng lượng. B. rất nhanh, tiêu tốn nhiều năng lượng.
C. rất nhanh, không tiêu tốn năng lượng. D. rất chậm, không tiêu tốn năng lượng.
Câu 2 (B): Ngành động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng lưới?
A. Ruột khoang. B. Giun tròn. C. Giun dẹp. D. Chân khớp.
Câu 3 (B): Những ngành động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
A. Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn. B. Ruột khoang, Giun dẹp, Chân khớp.
C. Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp. D. Giun dẹp, Giun tròn, Dây sống.
Câu 4 (B): Cấu tạo hệ thần kinh ống bao gồm
A. thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.
B. não bộ và tuỷ sống.
C. hạch thần kinh và dây thần kinh.
D. não bộ và dây thần kinh.
Câu 5 (B): Khi bị kích thích, động vật có hệ thần kinh lưới phản ứng
A. toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng. B. định khu, tiêu tốn nhiều năng lượng.
C. toàn thân, không tiêu tốn năng lượng. D. định khu, không tiêu tốn năng lượng.
Câu 6 (B): Đơn vị cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh là
A. neuron. B. synapse. C. myelin. D. Ranvier.
Câu 7 (B): Diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào khác được gọi là
A. neuron. B. synapse. C. myelin. D. Ranvier.
Câu 8 (B): Điện thế nghỉ là
A. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào, khi tế bào bị kích thích.
B. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi không bị kích thích, phía trong màng tích
điện âm, phía ngoài màng tích điện dương.
C. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi không bị kích thích, phía trong màng tích
điện dương, phía ngoài màng tích điện âm.
D. Sự cân bằng điện thế giữa hai bên màng tế bào, khi tế bào không bị kích thích.
Câu 9 (B): Khi bị kích thích, điện thế nghỉ biến thành điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn theo thứ tự là
A. Mất phân cực → Đảo cực → Tái phân cực.
B. Đảo cực → Tái phân cực → Mất phân cực.
C. Mất phân cực → Tái phân cực → Đảo cực.
D. Đảo cực → Mất phân cực → Tái phân cực.
Câu 10 (B): Đặc điểm của phản xạ có điều kiện là
A. bẩm sinh, di truyền. B. được hình thành trong đời sống cá thể, không di truyền.
C. rất bền vững. D. số lượng có giới hạn.
Câu 11 (B): Quá trình cảm nhận ánh sáng có thể tóm tắt theo sơ đồ nào sau đây?
A. Mắt → Dây thần kinh thị giác →Vùng thị giác trên vỏ não.
B. Dây thần kinh thị giác →Vùng thị giác trên vỏ não→ Mắt.
C. Vùng thị giác trên vỏ não→ Mắt→ Dây thần kinh thị giác.
D. Mắt→ Vùng thị giác trên vỏ não→ Dây thần kinh thị giác.
Câu 12 (H): Khi nói về đặc điểm cảm ứng ở thực vật so với cảm ứng của động vật. Theo lí thuyết, có
bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Phản ứng thường diễn ra nhanh, dễ nhận thấy.
II. Phản ứng đa dạng với kích thích.
III. Không dựa trên nguyên tắc phản xạ.
IV. Hầu hết có hệ thần kinh tham gia.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 13 (H): Đặc điểm không đúng của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch là
A. số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới.
B. khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên.
C. phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới.
D. phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới.
Câu 14 (H): Cho các bộ phận tham gia cung phản xạ:
(1) Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể cảm giác).
(2) Bộ phận trung ương (não bộ và tuỷ sống).
(3) Đường dẫn truyền li tâm (dây thần kinh vận động).
(4) Bộ phận đáp ứng (cơ hay tuyến).
(5) Đường dẫn truyền hướng tâm (dây thần kinh cảm giác).
Cung phản xạ diễn ra theo trật tự là
A. 1 → 2 → 3 → 4 → 5. B. 1 → 3 → 2 → 4 → 5.
C. 1 → 5 → 2 → 3 → 4. D. 1 → 4 → 3 → 5 → 2.
Câu 15 (H): Khi nói về tổ chức thần kinh ở các nhóm động vật, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Các loài thân lỗ, bọt biển chưa có tổ chức thần kinh.
B. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gặp ở ngành Giun dẹp, Giun tròn và Chân khớp.
C. Các loài thuộc lớp Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú có hệ thần kinh dạng ống.
D. Các loài thuộc ngành Ruột khoang có hệ thần kinh dạng lưới hoặc dạng chuỗi hạch.
Câu 16 (H): Cho các thành phần cấu trúc của synapse hoá học như sau:
(1) Chùy synapse. (2) Khe synapse. (3) Màng trước synapse. (4) Màng sau synapse.
Qua trình truyền tin qua xynapse diễn ra theo trật tự là
A. 1 → 2 → 3 → 4. B. 1 → 3 → 2 → 4.
C. 1 → 4 → 3 → 2. D. 1 → 3 → 4 → 2.
Câu 17 (H): Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao myelin so với
sợi thần kinh không có bao myelin là
A. tốc độ lan truyền chậm và tốn ít năng lượng.
B. tốc độ lan truyền chậm và tốn nhiều năng lượng.
C. tốc độ lan truyền nhanh và tốn ít năng lượng.
D. tốc độ lan truyền nhanh và tốn nhiều năng lượng.
Câu 18 (H): Khi nói về thụ thể cảm giác, phát biểu nào sau đây sai?
A. Thụ thể cảm giác là các neuron hoặc tế bào biểu mô chuyên hoá.
B. Một số thụ thể cảm giác tập trung với các loại tế bào khác tạo nên cơ quan cảm giác.
C. Thụ thể cảm giác bao gồm: thụ thể cơ học, thụ thể hoá học, thụ thể đau, thụ thể nhiệt, thụ thể điện
từ.
D. Ở động vật, các cơ quan như mắt, tai, mũi, lưỡi là các thụ thể cảm giác.
Câu 19 (VD): Khi nói về các cơ quan cảm giác ở động vật. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng?
I. Thị giác khởi đầu bằng cơ quan cảm giác là mắt tiếp nhận ánh sáng và truyền tín hiệu đến vùng thị
giác ở vỏ não.
II. Tai có chức năng là tiếp nhận âm thanh và tham gia giữ thăng bằng cho cơ thể.
III. Vị giác giúp động vật lựa chọn thức ăn cũng như làm tăng hoạt động tiêu hoá.
IV. Hoạt động của các cơ quan cảm giác được điều khiển bởi các vùng riêng biệt trên vỏ não.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 20 (VD): Khi nói về phản xạ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ môi trường thông qua hệ thần kinh.
II. Phản xạ thực hiện qua cung phản xạ, bất kì một bộ phận nào của cung phản xạ bị tổn thương, phản
xạ sẽ không thực hiện được.
III. Phản xạ ở động vật không xương sống hầu hết là các phản xạ không điều kiện.
IV. Phản xạ có điều kiện được hình thành nhờ sự thay đổi liên hệ giữa các neuron khi chúng tăng
cường hoạt động do bị kích thích nhiều lần.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 21 (VD): Khi nói về phản xạ có điều kiện. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Dừng xe trước vạch kẻ khi thấy đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu đỏ.
II. Người run lập cập khi mặc không đủ ấm trong thời tiết lạnh giá.
III. Thở nhanh khi không khí trong phòng không đủ O2.
IV. Tìm cách tránh xa khi gặp chó dại trên đường.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 22 (VD): Khi nói về cơ chế cảm giác ở người. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu tế bào thụ cảm âm thanh ở ốc tai bị tổn thương thì thính lực sẽ giảm.
II. Ánh sáng từ vật truyền tới mắt, đi qua giác mạc, thuỷ tinh thể và được hội tụ ở võng mạc.
III. Tai biến mạch máu não có thể dẫn đến liệt một phần cơ thể hoặc toàn thân.
IV. Các chất như heroin, cocaine,… kích thích mạnh lên hệ thần kinh gây cảm giác dễ chịu, sảng
khoái,… nên được sử dụng làm thuốc giảm đau phổ biến.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 23 (VD): Bảng sau mô tả nguyên nhân một số bệnh do tổn thương hệ thần kinh:
Tên bệnh Nguyên nhân
1. Alzheimer a. Do sự thoái hoá các neuron gây mất kiểm soát khả năng vận động.
b. Các neuron của vỏ não suy yếu và chết do tích luỹ các protein gây
2. Parkinson
cản trở quá trình truyền thông tin trong não.
c. Bị tổn thương các đường truyền cảm giác, hư hỏng các thụ thể ở cơ
3. Trầm cảm
quan thụ cảm.
d. Hoạt động của hệ thần kinh bị rối loạn, khi não bộ bị chấn thương,
4. Rối loạn cảm giác
căng thẳng quá mức, sốc tâm lí,…
Kết nối phù hợp giữa bệnh và nguyên nhân gây bệnh:
A. 1 – b, 2 – a, 3 – d, 4 – c. B. 1 – b, 2 – a, 3 – c, 4 – d.
C. 1 – a, 2 – b, 3 – d, 4 – c. D. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d.
Câu 24 (VD): Khi nói về các biện pháp góp phần bảo vệ sức khoẻ hệ thần kinh. Theo lí thuyết, có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đảm bảo giấc ngủ hàng ngày hợp lí (ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc).
II. Có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lí, tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
III. Cần có chế độ ăn uống hợp lí, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao,…
IV. Thường xuyên sử dụng chất kích thích, chất ức chế hoạt động thần kinh, chất giảm đau,.. khi bị
căng thẳng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

BÀI 18. TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT


Câu 1 (B): Khi nói về tập tính ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Những hành động của động vật trả lời lại các kích thích từ môi trường trong, đảm bảo cho động
vật tồn tại và phát triển.
B. Những hành động của động vật trả lời lại các kích thích từ môi trường trong và ngoài, đảm bảo
cho động vật tồn tại và phát triển.
C. Những hành động của động vật trả lời lại các kích thích từ môi trường ngoài, đảm bảo cho động
vật tồn tại và phát triển.
D. Những hành động của động vật trả lời lại các kích thích, đảm bảo cho động vật tồn tại.
Câu 2 (B): Khi nói về vai trò tập tính của động vật, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Đảm bảo cho sự thành công sinh sản. B. Là một cơ chế để cân bằng nội môi.
C. Tăng khả năng sinh tồn. D. Tăng hoặc giảm khả năng sinh tồn.
Câu 3 (B): Khi nói về tập tính bẩm sinh, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tập tính sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
B. Tập tính sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, không đặc trưng cho loài.
C. Tập tính sinh ra đã có, không di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
D. Tập tính sinh ra đã có, không di truyền từ bố mẹ, không đặc trưng cho loài.
Câu 4 (B): Khi nói về tập tính học được, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tập tính được hình thành do học hỏi từ bố mẹ, di truyền được.
B. Tập tính được hình thành do học hỏi từ bố mẹ, không di truyền được.
C. Tập tính hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, không
di truyền được.
D. Tập tính hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, di
truyền được.
Câu 5 (B): Tập tính ở động vật được có thể được chia thành
A. tập tính bẩm sinh, tập tính hỗn hợp.
B. tập tính học được, tập tính hỗn hợp.
C. tập tính tự nhiên, tập tính nhân tạo và tập tính hỗn hợp.
D. tập tính bẩm sinh, tập tính học được và tập tính hỗn hợp.
Câu 6 (B): Tập tính nào sau đây có vai trò quan trọng hàng đầu với sự sinh tồn của động vật?
A. Tập tính di cư. B. Tập tính xã hội.
C. Tập tính kiếm ăn. D. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.
Câu 7 (B): Tập tính nào sau đây phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao?
A. Tập tính xã hội. B. Tập tính sinh sản.
C. Tập tính di cư. D. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.
Câu 8 (B): Khi nói về pheromone ở động vật, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chất hóa học do động vật sản sinh và giải phóng vào môi trường sống, gây đáp ứng giống nhau
giữa các cá thể khác loài.
B. Chất hóa học do động vật sản sinh và giải phóng vào môi trường sống, gây đáp ứng giống nhau
giữa các cá thể cùng loài.
C. Chất hóa học do động vật sản sinh và giải phóng vào môi trường sống, gây đáp ứng khác nhau
giữa các cá thể khác loài.
D. Chất hóa học do động vật sản sinh và giải phóng vào môi trường sống, gây đáp ứng khác nhau
giữa các cá thể cùng loài.
Câu 9 (B): Khi nói về các hình thức học tập ở động vật. Hình thức học tập nào sau đây là đơn giản
nhất?
A. In vết. B. Quen nhờn. C. Học liên kết. D. Học xã hội.
Câu 10 (B): Hình thức học tập nào sau đây là động vật học bằng cách quan sát và bắt chước hành vi của
động vật khác?
A. In vết. B. Quen nhờn. C. Học liên kết. D. Học xã hội.
Câu 11 (H): Cơ sở giải thích tại sao học tập có thể đưa đến hình thành tập tính mới và khi cần thiết có
thể thay đổi tập tính đáp ứng với những thay đổi của môi trường sống?
A. Sự hình thành mối liên hệ thần kinh mới giữa các neuron.
B. Sự hình thành gene mới.
C. Do tiết ra nhiều hormone mới.
D. Do có sự phối hợp giữa các cá thể trong loài.
Câu 12 (H): Khi nói về tập tính ở động vật. Theo lí thuyết, tập tính nào sau đây không phản ánh mối
quan hệ cùng loài?
A. Tập tính sinh sản. B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.
C. Tập tính kiếm ăn. D. Tập tính di cư.
Câu 13 (H): Động vật sống trên cạn khi di cư định hướng nhờ
A. vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình. B. từ trường trái đất.
C. thành phần hóa học của nước. D. hướng dòng nước chảy.
Câu 14 (H): Chim bồ câu khi di cư định hướng nhờ
A. vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình. B. từ trường trái đất.
C. thành phần hóa học của nước. D. hướng dòng nước chảy.
Câu 15 (H): Cá khi di cư định hướng nhờ
A. vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình.
B. từ trường trái đất.
C. thành phần hóa học của nước.
D. thành phần hóa học của nước và hướng dòng nước chảy.
Câu 16 (H): Khi nói về các hình thức học tập ở động vật. In vết khác với các kiểu học tập khác ở điểm
nào sau đây?
A. gồm nhiều giai đoạn trung gian. B. có giai đoạn then chốt.
C. chỉ hoàn thiện khi đã trưởng thành. D. giai đoạn phát triển cần nhiều thời hơn.
Câu 17 (H): Ở động vật có hệ thần kinh. Tùy theo sự tiến hóa của tổ chức thần kinh có các dạng sau:
I. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch; II. Hệ thần kinh dạng ống; III. Hệ thần kinh dạng lưới.
Hướng tiến hóa của hệ thần kinh từ thấp đến cao là
A. III → I → II. B. II → I → III. C. III → II → I. D. I→ II → III.
Câu 18 (VD): Động vật không xương sống có ít tập tính học được. Theo lí thuyết, có bao nhiêu giải
thích sau đây đúng?
I. Động không xương sống có tuổi thọ ngắn.
II. Động vật không xương sống có hệ thần kinh kém phát triển.
III. Động vật không xương sống sống trong môi trường đơn giản.
IV. Động vật không xương sống không thể hình thành mối liên hệ giữa các neuron.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 19 (VD): Cho một số tập tính ở động vật như sau:
I. Tò vò đào hố trên mặt đất để làm tổ sinh sản.
II. Khi tham gia giao thông, khi thấy đèn tín hiệu bật xanh thì người điều khiển xe được đi.
III. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
IV. Ve kêu vào mùa hè.
Số lượng tập tính bẩm sinh là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 20 (VD): Khi nói về nguyên nhân dẫn đến tập tính di cư ở động vật. Theo lí thuyết, có bao nhiêu
phát biểu sau đây đúng?
I. Nguồn thức ăn khan hiếm. II. Hoạt động sinh sản.
III. Hướng nước chảy. IV. Thời tiết khắc nghiệt.
A.1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 21 (VD): Con quạ thông minh - Truyện ngụ ngôn của tác giả Jean de La Fontaine, qụa biết cách
cho các hòn sỏi vào bình miệng nhỏ để nước trong bình dâng lên và nó có thể uống. Câu chuyện trên thể
hiện hình thức học tập gì ở động vật?
A. In vết. B. Học xã hội.
C. Nhận thức và giải quyết vấn đề. D. Học liên kết.
Câu 22 (VD): Khi nói về cảm ứng ở sinh vật. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cảm ứng ở thực vật là các vận động diễn ra chậm hơn nhiều so với động vật
II. Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn so với thực vật nhờ có sự điều khiển của hệ thần kinh.
III. Về thực chất, cảm ứng xảy ra ở động vật và thực vật như nhau, vì đều do các hormone điều khiển
IV. Cảm ứng ở động vật và thực vật đều giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 23 (VD): Khi nói về ứng dụng những hiểu biết tập tính của động vật vào đời sống. Theo lí thuyết,
có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc, thuần dưỡng động vật hoang dã thành những vật nuôi nhưng vẫn giữ được tập tính có lợi
của loài ban đầu.
II. Sử dụng pheromone nhân tạo làm chất dẫn dụ giới tính để bắt côn trùng gây hại cây ăn quả.
III. Tăng hiệu quả học tập ở người bằng đa dạng hóa các phương pháp học tập để phù hợp với lứa
tuổi, cá thể và nội dung học tập.
IV. Tiêu diệt thiên địch gây hại cây trồng.
A.1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24 (VD): Cho các phản xạ sau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phản xạ không điều kiện?
I. Gà con nghe tiếng gọi “chích chích” thì chạy tới gà mẹ.
II. Bạn An nhìn thấy quả me trong nhà bếp thì tiết nước bọt.
III. Gà con nhìn thấy diều hâu bay trên trời thì chạy và nấp vào cánh gà mẹ.
IV. Bạn Hoa hít phải bụi trong nhà máy sản xuất thì “hắt xì hơi”.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

BÀI 19. KHÁI QUÁT VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
Câu 1 (B): Sinh trưởng ở sinh vật là
A. quá trình tăng kích thước và tuổi của cơ thể.
B. quá trình tăng kích thước và khối lượng cơ thể.
C. quá trình tăng khối lượng và tuổi của cơ thể.
D. Quá trình tăng thể tích và khối lượng của cơ thể.
Câu 2 (B): Phát triển ở sinh vật là
A. toàn bộ những biến đổi diễn ra bên ngoài của cá thể, bao gồm thay đổi kích thước và cân nặng.
B. toàn bộ những biến đổi diễn ra bên ngoài cơ thể của cá thể, bao gồm thay đổi về số lượng tế bào,
cấu trúc, hình thái và trạng thái sinh lý.
C. toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể, bao gồm thay đổi chiều cao, cân nặng
và tuổi thọ.
D. toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể, bao gồm thay đổi về số lượng tế bào,
cấu trúc, hình thái và trạng thái sinh lý.
Câu 3 (B): Vòng đời của sinh vật là
A. khoảng thời gian tính từ khi cơ thể được sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ thể trưởng thành, sinh
sản tạo cá thể mới, già đi rồi chết.
B. khoảng thời gian tính từ khi cơ thể được sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ thể trưởng thành.
C. khoảng thời gian tính từ khi cơ thể được sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ thể trưởng thành, sinh
sản tạo cá thể mới.
D. khoảng thời gian tính từ khi cơ thể được sinh ra, sinh trưởng và phát triển thành cơ thể trưởng
thành.
Câu 4 (B): Khi nói về tuổi thọ của sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thời gian sinh trưởng của sinh vật. B. Thời gian sinh con của sinh vật.
C. Thời gian tuổi già của sinh vật. D. Thời gian sống của một sinh vật.
Câu 4 (B): Tuổi thọ của một loài sinh vật là
A. thời gian sống của các cá thể trong loài.
B. thời gian sống thức tế của các cá thể trong loài.
C. thời gian sống trung bình của các cá thể trong loài.
D. thời gian sống trung bình của các cá thể trong môi trường.
Câu 6 (H): Tuổi thọ của các loài sinh vật khác nhau thì do yếu tố nào quy định?
A. Lối sống. B. Thức ăn. C. Môi trường sống. D. Kiểu gene.
Câu 7 (H): Hình dạng chim bồ câu không giống với hình dạng các loài khác là do
A. quá trình phân hóa tế bào. B. quá trình phát sinh hình thái.
C. quá trình thay đổi cấu trúc tế bào. D. quá trình phát sinh chức năng của cơ thể.
Câu 8 (VD): Khi nói về sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
I. Cây ra lá là sự phát triển của thực vật.
II. Con gà tăng khối lượng từ 1,3 kg đến 3,1 kg là sự sinh trưởng của động vật.
III. Phát triển là cơ sở cho sinh trưởng, sinh trưởng làm thay đổi và thúc đẩy phát triển.
IV. Sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, không tách rời nhau và đan xen với
nhau.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9 (VD): Khi nói về dấu hiệu biểu hiện sự sinh trưởng của động vật. Theo lí thuyết, có bao nhiêu
phát biểu sau đây đúng?
I. Con bò tăng khối lượng cơ thể từ 60 kg đến 120 kg.
II. Con gà trống mọc mào và cựa.
III. Con gà mái đẻ trứng.
IV. Con trăn tăng chiều dài cơ thể thêm 22 cm.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

BÀI 20: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT


Câu 1 (B): Khi nói về đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quá trình sinh trưởng và phát triển từ giai đoạn ra hoa cho đến khi cây già và chết.
B. Sinh trưởng và phát triển xảy ra tại một số vị trí, cơ quan trên cơ thể thực vật như ngọn thân, đỉnh
cành, chóp rễ nơi có các mô phân sinh.
C. Sinh trưởng và phát triển xảy ra tại tất cả cơ quan trên cơ thể thực vật làm tăng chiều cao, đường
kính thân.
D. Sinh trưởng không giới hạn được biểu hiện bằng sự xuất hiện và thay mới của các cơ quan như
cành, lá, rễ, hoa, quả trong suốt chu kì sống của cây.
Câu 2 (B): Hình bên dưới chỉ sự nảy mầm của hạt rau diếp (Lactuca sativa L.). Điều kiện nảy mầm của
hạt rau diếp là

A. ngoài sáng và trong điều kiện được chiếu ánh sáng đỏ.
B. ngoài sáng và trong điều kiện được chiếu ánh sáng xanh tím.
C. trong tối và trong điều kiện được chiếu ánh sáng đỏ.
D. trong tối và trong điều kiện được chiếu ánh sáng xanh tím.
Câu 3 (B): Mỗi loài thực vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong một khoảng nhiệt độ nhất định.
Nhiệt độ tối ưu của cây ôn đới là
A. 15 – 20oC. B. 20 – 30oC. C. 25 – 35oC. D. 0 – 15oC.
Câu 4 (B): Mô phân sinh ở thực vật là
A. nhóm các tế bào chưa phân hóa, nhưng khả năng nguyên phân rất hạn chế.
B. nhóm các tế bào chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới trong suốt đời sống của
thực vật.
C. nhóm các tế bào chưa phân hóa, mất dần khả năng nguyên phân.
D. nhóm các tế bào phân hóa, chuyên hóa về chức năng.
Câu 5 (B): Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây một lá mầm?
A. Mô phân sinh bên. B. Mô phân sinh đỉnh cây.
C. Mô phân sinh lóng. D. Mô phân sinh đỉnh rễ.
Câu 6 (B): Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là
A. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.
B. mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.
C. mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.
D. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.
Câu 7 (B): Khi nói về sinh trưởng thứ cấp, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sinh trưởng thứ cấp là sự gia tăng về chiều dài của cơ thể thực vật.
B. Sinh trưởng thứ cấp là do hoạt động của mô phân sinh bên.
C. Sinh trưởng thứ cấp có ở tất cả các loài thực vật.
D. Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở thực vật một lá mầm.
Câu 8 (B): Ở cây hai lá mầm, tính từ ngọn đến rễ là các loại mô phân sinh theo thứ tự là:
A. Mô phân sinh đỉnh ngọn → Mô phân sinh bên → Mô phân sinh đỉnh rễ.
B. Mô phân sinh đỉnh ngọn → Mô phân sinh đỉnh rễ → Mô phân sinh bên.
C. Mô phân sinh đỉnh rễ → Mô phân sinh bên → Mô phân sinh bên.
D. Mô phân sinh bên → Mô phân sinh đỉnh ngọn → Mô phân sinh đỉnh rễ.
Câu 9 (B): Ở cây một lá mầm, mô phân sinh gồm có
A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
B. mô phân sinh lóng và mô phân sinh bên.
C. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng.
D. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh rễ.
Câu 10 (B): Ở cây hai lá mầm, thân và rễ dài ra là nhờ hoạt động của
A. mô phân sinh cành. B. mô phân sinh bên. C. mô phân sinh lóng. D. mô phân sinh đỉnh.
Câu 11 (B): Các hormone kích thích sinh trưởng bao gồm
A. auxin, gibberellin, cytokinin. B. auxin, abscisic acid, cytokinin.
C. auxin, ethylene, abscisic acid. D. auxin, gibberellin, ethylene.
Câu 12 (H): Loại mô phân sinh không có ở cây lúa là
A. mô phân sinh đỉnh rễ. B. mô phân sinh lóng.
C. mô phân sinh bên. D. mô phân sinh đỉnh thân.
Câu 13 (H): Trong kĩ thuật nhân giống in vitro, loại mô nào thường được sử dụng làm vật liệu nuôi cấy
tạo cây hoàn chỉnh, giúp nhân nhanh các giống cây trồng trong thời gian ngắn?
A. Mô phân sinh bên. B. Mô phân sinh lóng.
C. Mô phân sinh đỉnh rễ. D. Mô phân sinh đỉnh.
Câu 14 (H): Hình bên dưới là mặt cắt ngang thân cây gỗ thể hiện cấu tạo của thân. Sự gia tăng đường
kính thân là kết quả của sự tạo thành mạch gỗ thứ cấp ở phía trong và mạch rây thứ cấp nằm ở phía
ngoài thân. Nguyên nhân là do sự phân chia của
A. mô phân sinh đỉnh ở ngọn. B. tầng sinh mạch.
C. mô phân sinh đỉnh rễ. D. tầng sinh bần.
Câu 15 (H): Hình bên dưới mô tả sự sinh trưởng sơ cấp ở thân và rễ. Để hạn chế chiều cao của cây,
người làm vườn cần cắt tỉa bộ phận nào của cây?

A. Ngọn cây. B. Lá cây. C. Thân cây. D. Rễ cây.


Câu 16 (H): Loại auxin phổ biến nhất ở thực vật là
A. NAA. B. 2,4 - D. C. IAA. D. IBA
Câu 17 (H): Chất nào sau đây không phải là chất kích thích sinh trưởng?
A. GA. B. Kinetin. C. IAA. D. AAB
Câu 18 (H): Hormone được ứng dụng để kích thích ra rễ của cành giâm, cành chiết trong nhân giống vô
tính là
A. gibberellin. B. auxin. C. cytokinin. D. kinetin.
Câu 19 (H): Trong đời sống, việc sản xuất giá đỗ và làm mạch nha đã ứng dụng giai đoạn nào trong chu
kì sinh trưởng và phát triển của thực vật?
A. Giai đoạn mọc lá, sinh trưởng mạch. B. Giai đoạn nảy mầm.
C. Giai đoạn ra hoa. D. Giai đoạn tạo quả, chín.
Câu 20 (H): Chất khoáng là thành phần cấu tạo tế bào và
tham gia điều tiết các quá trình sinh lí trong cây. Hình bên
cho thấy cây cà chua được trồng thí nghiệm có quả bị
hỏng, nguyên nhân là do thiếu nguyên tố khoáng nào sau
đây?

A. Magnesium (Mg). B. Potassium (K).


C. Nitrogen (N). D. Calcium (Ca).
Câu 21 (H): Một số hormone ngoại sinh được ứng dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp:
A. Gibberellin, Auxin, Ethylene. B. Gibberellin, Abscisic acid, Ethylene.
C. Gibberellin, Abscisic acid, Cytokinin. D. Gibberellin, Auxin, Cytokinin
Câu 22 (H): Cho các nhân tố chi phối quá trình phát triển của thực vật có hoa:
I. yếu tố di truyền II. hormone thực vật III. ánh sáng IV. nhiệt độ V. chất dinh dưỡng
Các nhân tố bên trong là:
A. I, II, V. B. I, II. C. I, II, IV. D. III, IV, V.
Câu 23 (VD): Thời điểm ra hoa của thực vật 1 năm có phản ứng quang chu kì trung tính được dựa vào
bao nhiêu nhân tố sau đây?
I. Chiều cao của thân II. Số lượng lá trên thân
III. Đường kính gốc IV. Tương quan độ dài ngày đêm
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24 (VD): Trong đời sống, việc sản xuất giá để ăn, làm mạch nha đã ứng dụng giai đoạn nào trong
chu kì sinh trưởng và phát triển của thực vật?
A. Giai đoạn ra hoa. B. Giai đoạn mọc lá. C. Giai đoạn tạo quả. D. Giai đoạn nảy mầm.
Câu 25 (VD): Cho các phát biểu sau:
I. Auxin được tổng hợp ở các cơ quan đang sinh trưởng mạnh (chồi ngọn, lá non, phấn hoa, phôi hạt)
sau đó được vận chuyển hướng gốc đến rễ theo mạch rây.
II. Auxin được tổng hợp ở các cơ quan đang sinh trưởng mạnh (chồi ngọn, lá non, phấn hoa, phôi
hạt) sau đó được vận chuyển hướng gốc đến rễ theo mạch gỗ.
III. Ở cấp độ tế bào, auxin kích thích phân bào, dãn dài của tế bào, phối hợp với hormone khác kích
thích quá trình biệt hóa tế bào.
IV. Ở cấp độ cơ thể, auxin có tác dụng làm tăng kích thước quả, làm chậm quá trình chín, hạn chế
rụng quả, làm liền vết thương.
Có bao nhiêu phát biểu trên là đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 26 (VD): Khi nói về tương quan giữa các hormone thực vật. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tương quan chung là tương quan giữa hormone thuộc nhóm kích thích sinh trưởng với hormone
thuộc nhóm ức chế sinh trưởng.
B. Ở giai đoạn cây đang sinh trưởng, phát triển, hormone kích thích sinh trưởng được tổng hợp ít, khi
cây chuyển sang giai đoạn sinh sản, già hóa thì hormone ức chế sinh trưởng giảm dần.
C. Theo chu kì phát triển của cây, tác động của hormone kích thích có xu hướng giảm dần, trong khi
tác động của hormone ức chế tăng dần. Điều này chỉ đúng đối với cây lâu năm, đối với cây 1 năm thì
ngược lại.
D. Khi xử lí các hormone ngoại sinh kích thích sinh trương lên cây trồng sử dụng làm thức ăn cho
người và động vật với liều lượng càng nhiều càng tốt.
Câu 27 (VD): Cho biết mối tương quan của các loại hormone trong một số quá trình sinh trưởng và phát
triển của thực vật trong bảng sau. Ghi chú: “-” không rõ tác động.
Hormone thực vật
Quá trình
Auxin Gibberrellin Cytokinin Ethylene Abscisic acid
Nảy mầm của hạt - Kích thích - - Ức chế
Rụng lá Ức chế - - Kích thích Kích thích
Già hóa của mô,
Ức chế Ức chế Ức chế Kích thích Kích thích
cơ quan
Chín của quả Ức chế - - Kích thích -
Phát triển của
Ức chế - Kích thích - -
chồi bên
Ethylene và abscisic acid có cùng tác động nào sau đây?
A. Kích thích quá trình rụng lá và chín của quả.
B. Ức chế nảy mầm của hạt, kích thích quá trình già hóa của mô, cơ quan.
C. Kích thích quá trình già hóa của mô, cơ quan và chín của quả.
D. Kích thích quá trình rụng lá và già hóa của mô, cơ quan.
Câu 28 (VD): Sự hoa hoa của nhiều loài thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm gọi là
quang chu kì. Thực vật đêm dài (thực vật ngày ngắn) gồm các loài cây nào sau đây?
A. Thanh long, cúc, mía, củ cải đường, lạc.
B. Cà chua, cà tím, cà rốt, cúc và đậu tương.
C. Dâu tây, cà tím, cà rốt, lạc và hành.
D. Cúc, thược dược, cà tím, đậu tương và mía.
Câu 29 (VD): Sự hoa hoa của nhiều loài thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm gọi là
quang chu kì. Thực vật đêm ngắn (thực vật ngày dài) gồm các loài cây nào sau đây?
A. Thanh long, dâu tây, cà rốt, củ cải đường và hành.
B. Cà chua, cà tím, cà rốt, cúc và đậu tương.
C. Dâu tây, cà tím, cà rốt, lạc và hướng dương.
D. Cúc, thược dược, cà tím, đậu tương và mía.
Câu 30 (VD): Cho các bộ phận của câu như sau:
I. Đỉnh rễ II. Thân III. Chối nách
IV. Chồi đỉnh V. Hoa VI. Lá
Mô phân sinh đỉnh không có ở bộ phận nào của cây?
A. I, II, III. B. II, III, IV. C. III, IV, V. D. II, V, VI.
Câu 31 (VD): Cho các phát biểu sau:
I. Ethylene là hormone thực vật duy nhất tồn tại ở dạng khí.
II. Ethylene được vận chuyển bằng con đường khuếch tán trong phạm vi ngắn.
III. Ethylene được tổng hợp nhiều trong giai đoạn già hóa và quá trình chín của quả hoặc do tổn
thương cơ học và hạn hán.
IV. Vai trò của ethylene là thúc đẩy sự chín của quả, kích thích sự rụng lá, và sự ra hoa của một số
loài thực vật như dứa, xoài, dưa chuột.
V. Ethylene là hormone kích thích sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
Những phát biểu đúng là:
A. I, II, III, IV và V. B. I, II, III và IV. C. II, III, IV và V. D. I, III, IV và V.
Câu 32 (VD): Cho biết mối tương quan của các loại hormone trong một số quá trình sinh trưởng và phát
triển của thực vật trong bảng sau. Ghi chú: “-” không rõ tác động.
Quá trình Hormone thực vật
Auxin Gibberrellin Cytokinin Ethylene Abscisic acid
Nảy mầm của hạt - Kích thích - - Ức chế
Rụng lá Ức chế - - Kích thích Kích thích
Già hóa của mô,
Ức chế Ức chế Ức chế Kích thích Kích thích
cơ quan
Chín của quả Ức chế - - Kích thích -
Phát triển của
Ức chế - Kích thích - -
chồi bên
Ức chế sự già hóa của mô và cơ quan do tác động của các loại hormone nào sau đây?
A. Auxin, gibberellin và cytokinin.
B. Auxin, ethylene và abscisic acid.
C. Gibberellin, cytokinin và abscisic acid.
D. Cytokinin, ethylene và abscisic acid.

TỰ LUẬN
Câu 1 bài 13
Câu 2 bài 15
Câu 3 bài 17
Câu 1,2 bài 18

You might also like