You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG SINH 8 CUỐI KÌ I

I. TRẮC NGHIỆM

Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Trong quá trình đông máu tế bào máu nào sau đây tham gia hình thành khối
đông máu?

a. Hồng cầu b. Bạch cầu c.Tiểu cầu d. Huyết thanh

Câu 2: Hồng cầu có Hb (huyết sắc tố) kết hợp với CO2 máu có màu

a. đỏ tươi. b. đỏ thẫm. c. đen d. vàng nhạt.

Câu 3: Thành phần cấu tạo máu gồm:

a. huyết tương và các tế bào máu c. huyết tương và hồng cầu.

b. hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. d. huyết tương và bạch cầu.

Câu 4: Bạch cầu gồm mấy loại?

a. 4 b.5. c. 2. d. 3.

Câu 5. Chất độc nào dưới đây có nhiều trong khói thuốc lá ?

A. Hêrôin      B. Côcain C. Moocphin      D. Nicôtin

Câu 6. Hoạt động nào dưới đây góp phần bảo vệ đường hô hấp của bạn ?

A. Tất cả các phương án đưa ra B. Trồng nhiều cây xanh

C. Xả rác đúng nơi quy định D. Đeo khẩu trang trong môi trường có
nhiều khói bụi

Câu 7. Nhóm máu mang kháng nguyên A có thể truyền được cho nhóm máu nào
dưới đây ?

A. AB B. O C. B D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 8. Ở người, loại mạch nào là nơi xảy ra sự trao đổi chất với tế bào ?

A. Mao mạch B. Tĩnh mạch C. Động mạch D. Tất cả các phương án


còn lại
Câu 9. Ở người bình thường, thời gian tâm thất nghỉ trong mỗi chu kì tim là bao
lâu ?

A. 0,6 giây       B. 0,4 giây C. 0,5 giây        D. 0,3 giây

Câu 10: Ở người có các loại mô nào sau đây?

a. Mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, mô phân sinh. b. Mô biểu bì, mô liên kết,
mô cơ, mô thần kinh.

c. Mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ tim, mô phân sinh. d. Mô biểu bì, mô liên kết,
mô cơ tim, mô cơ trơn

Câu 11. Nơron có hai chức năng cơ bản, đó là gì ?

A. Cảm ứng và phân tích các thông tin B. Dẫn truyền xung thần kinh và xử
lý thông tin

C. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh D. Tiếp nhận và trả lời kích thích

Câu 12: Ở người mô liên kết gồm:

a. mô cơ, mô sợi, mô sụn, mô xương. b. mô biểu bì, mô sợi, mô xương, mô


mỡ.

c. mô cơ vân, mô sợi, mô xương, mô mỡ. d. mô sợi, mô sụn, mô xương, mô mỡ.

Câu 13. Một người giơ tay với chùm nhãn nhưng không chạm tới, người này bèn
kiễng chân lên để hái. Đây là một vd về

A. vòng phản xạ. B. cung phản xạ C. phản xạ không điều kiện. D. sự thích
nghi.

Câu 14: Mô là

a. một tập hợp tế bào có cấu tạo, hình dạng, kích thước khác nhau, đảm nhận chức
năng nhất định.

b. một tập hợp tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau, đảm nhận các chức
năng khác nhau trong cơ thể.

c. một tập hợp tế bào có cấu tạo giống nhau, đảm nhận các chức năng khác nhau
trong cơ thể.
d. một tập hợp tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau, đảm nhận các chức năng
nhất định trong cơ thể.

Câu 15. Căn cứ vào đâu để người ta phân chia các nơron thành 3 loại : nơron
hướng tâm, nơron trung gian và nơron li tâm ?

A. Hình thái B. Tuổi thọ C. Chức năng D. Cấu tạo

Câu 16: Máu được xếp vào loại mô nào?

a. mô thần kinh. b. mô biểu bì . c. mô cơ. d. mô liên kết.

Câu 17: Ở người khớp nào sau đây là khớp động?

a. Khớp hộp sọ. b. Cột sống. c. Khớp đầu gối. d. Khớp hộp sọ, cột sống.

Câu 18. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở bộ xương người mà không tồn tại ở các
loài động vật khác ?

A. Xương cột sống hình cung B. Lồng ngực phát triển rộng ra
hai bên

C. Bàn chân phẳng D. Xương đùi bé

Câu 19: Khối xương sọ ở người có 8 xương ghép lại tạo ra hộp sọ lớn chứa

a. mô b. tế bào. c. não. d. sụn.

Câu 20: Bộ xương người gồm nhiều xương được chia thành 3 phần là:

a. xương cổ, xương thân, xương chi. c. xương đầu, xương thân, xương chân

b. xương đầu, xương thân, xương chi. d. xương đầu, xương thân, xương tay.

Câu 21. Cơ vận động lưỡi của con người phát triển hơn các loài thú là do chúng ta
có khả năng

A. nuốt.       B. viết. C. nói.       D. nhai.

Câu 22. Khi được tiêm phòng vacxin thuỷ đậu, chúng ta sẽ không bị mắc căn bệnh
này trong tương lai. Đây là dạng miễn dịch nào ?

A. Miễn dịch tự nhiên B. Miễn dịch nhân tạo C. Miễn dịch tập nhiễm D.
Miễn dịch bẩm sinh
Câu 23: Xương thân gồm:

a. xương cột sống và xương sườn . b. xương cột sống và đốt sống.

c. xương cột sống, xương sườn, xương ức. d. xương sườn và xương lồng ngực.

Câu 24. Khi chúng ta bị ong chích thì nọc độc của ong được xem là

A. chất kháng sinh. B. kháng thể . C.Khang nguyên D. prôtêin


độc.

Câu 25: Dung tích sống là gì?

a. Là thể tích khí khi hít vào gắng sức b. Là thể tích khí lớn nhất mà một cơ
thể hít vào và thở ra

c. Là tổng dung tích của phổi d. Là tổng dung tích của khí cặn và khí lưu
thông

Câu 26. Ở người, một cử động hô hấp được tính bằng

A. hai lần hít vào và một lần thở ra. B. một lần hít vào và một lần thở ra.

C. một lần hít vào hoặc một lần thở ra. D. một lần hít vào và hai lần thở ra.

Câu 27: Nắp thanh quản có chức năng

a. để thức ăn không vào đường tiêu hóa b. để không khí không vào đường
hô hấp

c. để thức ăn không vào đường hô hấp. d. để không khí vào đườngtiêu hóa.

Câu 28. Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào
vào máu ?

A. Khí nitơ B. Khí cacbônic C. Khí ôxi D. Khí hiđrô

Câu 29: Trong quá trình hô hấp, con người sử dụng khí gì và loại thải ra khí gì ?

a. Sử dụng khí nitơ và loại thải khí cacbônic b. Sử dụng khí cacbônic và loại
thải khí ôxi

c. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí cacbônic d. Sử dụng khí ôxi và loại thải
khí nitơ
Câu 30. Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng

A. dung tích sống của phổi. B. lượng khí cặn của phổi.

C. khoảng chết trong đường dẫn khí. D. lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp.

Câu 31: Cơ quan hô hấp gồm các bộ phận:

a. hai lá phổi và các mao mạch b. đường dẫn khí và hai lá phổi

c. khí quản và hai lá phổi d. thanh quản và khí quản

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Nêu các biện pháp vệ sinh hệ vận động ?

Trả lời

- Lao động vừa sức.


- Ăn uống hợp lí.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
- Đi đứng thẳng lưng.
- Tư thế ngồi làm việc, ngồi học hợp lí.
- Tránh mang vác đồ nặng quá sức.

Câu 2: Trong gia đình có 4 ng: Cha có nhóm máu O, mẹ có nhóm máu A, con gái
thứ nhất có nhóm máu AB, con gái thứ 2 có nhóm máu B, hãy lập sơ đồ cho nhận
giữa các nhóm máu của 4 người trong gia đình trên ? Máu có cả kháng nguyên A
và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không ? Vì sao ?

Trả lời:Máu có cả kháng nguyên A và B không thể truyền cho người có nhóm máu
O. Vì nhóm máu O có kháng thể a, b trong huyết thanh nên khi truyền máu sẽ gây
kết dính hồng cầu.
Câu 3: Hút thuốc có hại như thế nào cho hệ hô hấp ?

Trả lời:

Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc và có hại cho hệ hô hấp như sau:
- CO: Chiếm chỗ của O2 trong hồng cầu, làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu O2, đặc
biệt khi cơ thể hoạt động mạnh.
- NO2: Gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí; có thể gây chết ở liều
cao.
- Nicôtin: Làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không
khí; có thể gây ung thư phổi.
  Ngoài ra khói thuốc lá còn gây kích thích có hại đến hệ thần kinh, tim mạch, tiêu
hóa, bài tiết,... từ đó gây ra nhiều bệnh tật, suy giảm tuổi thọ, ảnh hưởng đến mọi
người xung quanh nếu hít phải.

Câu 4: Tại sao khoang miệng thức ăn xảy ra những biến đổi nào trong quá trình
tiêu hóa, những hoạt động nào tham gia vào biến đổi đó? Tại sao khi nhai cơm lâu
trong miệng có vị ngọt

Trả lời:

Trình bày những biến đổi của thức ăn khi đưa vào khoang miệng
1: Biến đổi lí học
- Tiết nước bọt
- Nhai
- Đảo trộn thức ăn tạo viên thức ăn
2: Biến đổi hóa học
- Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt
giải thích tại sao khi nhai cơm lâu trong miệng thấy cso cảm giác ngọt
- Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt vì tinh bột trong cơm đã
chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt và biến đổi một thành phần thành
đường mantôzơ, đường này đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm
giác ngọt.

Câu 5: a) Miễn dịch là gì, có mấy loại miễn dịch?

b) Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ

Trả lời:

a) - Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc1 bệnh truyền nhiễm nào đó.
Có 2 loại: miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo:
- Miễn dịch tự nhiên có được 1 cách ngẫu nhiên, bị động từ khi cơ thể mới
sinh ra ( bẩm sinh) sau khi cơ thể đã nhiễm bệnh. 
- Miễn dịch nhân tạo: có được một cách không ngẫu nhiên, chủ động, khi cơ
thể chưa bị nhiễn bệnh

b) + Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải (1) qua dộng
mạch phổi (2), rồi vào mao mạch phổi (3), qua tĩnh mạch phổi (4) rồi trở về
tâm nhĩ trái (5).

 + Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái (6) qua động
mạch chủ (7), rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể (8) và các mao mạch
phần dưới cơ thể (9), từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên
(10) rồi trở về tâm nhĩ phải (12), từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh
mạch chủ dưới (11) rồi cũng trở về tâm nhĩ phải (12).

Câu 6: a) Hệ hô hấp của người có cấu tạo và chức năng như thế nào ?

b) Tại sao trong lúc ăn chúng ta không nên đùa nghịch

Trả lời:

b.
- Bởi vì rất có thể thức ăn sẽ rơi vào đường dẫn khí làm người đó bị sặc thức ăn,
nặng hơn là bị nghẹn, không thể nuốt trôi
- Khi ăn uống mà cười đùa sẽ khiến nắp thanh quản không kịp phản ứng, khi đó
bộ não cho phép không khí đi ra ngoài, dẫn đến người đó bị sặc
- Vậy nên ta không ăn vừa ăn uống vừa cười đùa, bởi vì điều đó rất nguy hiểm cho
tính mạng con người

a)

You might also like