You are on page 1of 5

LUYỆN TẬP NỘI DUNG THI HỌC KỲ I

Câu 1: Động vật nào sau đây chưa có cơ quan tiêu hóa?
A. Trùng giày. B. Thủy tức. C. Côn trùng. D. Giun đất.
Câu 2: Động vật nào sau đây có hệ quan tiêu hóa phân hóa thành nhiều cơ quan có chức năng chuyên biệt?
A. Động vật đơn bào. B. Thủy tức. C. Côn trùng. D. Sứa.
Câu 3: Cho các giai đoạn tiêu hóa nội bào như sau. Phương án nào dưới đây là trình tự đúng?
1. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hóa vào tế bào chất. Riêng phần thức ăn
không được tiêu hóa trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào.
2. Màng tế bào lõm dần vào, hình thành không bào tiêu hóa chứa thức ăn bên trong.
3. Lizôxôm gắn vào không bào tiêu hóa. Các enzim của lizôxôm vào không bào tiêu hóa và thủy phân các
chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.
A. 1→ 2, 3 B. 2→1 →3 C. 2 →3 →1 D. 3 →2→ 1
Câu 4: Động vật nào sau đây có túi tiêu hóa?
A. Trùng giày. B. Thủy tức. C. Côn trùng. D. Giun đất.
Câu 5: Trong túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim tiết ra bởi
A. lizôxôm. B. tế bào tuyến tiết trên miệng túi.
C. tế bào tuyến tiết trên thành túi. D. không bào tiêu hóa.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình tiêu hóa ở thủy tức
A. Chỉ có tiêu hóa ngoại bào.
B. Chỉ có tiêu hóa nội bào.
C. Tiêu hóa nội bào rồi đến tiêu hóa ngoại bào.
D. Tiêu hóa ngoại bào rồi đến tiêu hóa nội bào.
Câu 7: Cơ quan nào sau đây không có trong ống tiêu hóa ở người?
A. Ruột non. B. Thực quản. C. Dạ dày. D. Diều.
Câu 8: Trong các đặc điểm sau đây, những đặc điểm nào là điểm tiến hóa của ống tiêu hóa so với trong túi
tiêu hóa?
I. Thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải (phân) còn thức ăn trong túi
tiêu hóa bị trộn lẫn chất thải.
II. Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.
III. Hình thành các bộ phận chuyên hóa, thực hiện chức năng khác nhau.
IV. Kết hợp các hình thức tiêu hóa khác nhau như tiêu hóa cơ học, hóa học, sinh học.
A. I, II, IV. B. I, III, IV. C. II, III, IV. D. I, II, III, IV.
Câu 9: Bề mặt trao đổi khí là bộ phận cho
A. CO2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào (hoặc máu) và O2 khuếch tán từ tế bào (hoặc máu)
ra ngoài.
B. O2 từ môi trường khuếch tán vào trong tế bào (hoặc máu) và CO2 khuếch tán từ tế bào (hoặc máu) ra
ngoài.
C. O2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào (hoặc máu) và O2 khuếch tán từ tế bào (hoặc máu)
ra ngoài.
D. CO2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào (hoặc máu) và CO2 khuếch tán từ tế bào (hoặc
máu) ra ngoài.
Câu 10: Hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể xảy ra ở đối tượng động vật nào sau đây?
A. Sâu bọ. B. Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp.
C. Cá, tôm, cua. D. Bò sát, chim, thú.
Câu 11: Hình thức hô hấp bằng hệ thống ống khí xảy ra ở đối tượng động vật nào sau đây?
A. Sâu bọ. B. Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp.
C. Cá, tôm, cua. D. Bò sát, chim, thú.

1
Câu 12: Hình thức hô hấp bằng mang xảy ra ở đối tượng động vật nào sau đây?
A. Sâu bọ. B. Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp
C. Cá, tôm, cua. D. Bò sát, chim, thú
Câu 13: Hình thức hô hấp bằng phổi xảy ra ở đối tượng động vật nào?
A. Sâu bọ. B. Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp.
C. Cá, tôm, cua. D. Bò sát, chim, thú.
Câu 14: Trong các đặc điểm sau đây, có bao nhiêu đặc điểm thích nghi của bề mặt với chức năng trao đổi
khí?
I. Rộng
II. Mỏng và ẩm ướt
III. Có nhiều mạch máu và máu có sắc tố hô hấp
IV. Có sự lưu thông không khí.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cử động hô hấp ở cá?
A. Há miệng đồng thời mở nắp mang, hạ thềm miệng để hút nước vào.
B. Há miệng đồng thời đóng nắp mang, hạ thềm miệng để hút nước vào.
C. Ngậm miệng lại đồng thời khép nắp mang, nâng thềm miệng để đẩy nước ra ngoài.
D. Ngậm miệng lại đồng thời mở nằmg mang, hạ thềm miệng để đẩy nước ra ngoài.
Câu 16: Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo giun sẽ nhanh chết vì
A. da giun bị khô, không thực hiện được quá trình trao đổi khí.
B. bị mất nước, không thực hiện các quá trình trao đổi chất.
C. thay đổi môi trường đột ngột, gium không thích nghi kịp.
D. trên mặt đất có hàm lượng ôxi thấp hơn trong lòng đất, giun không lấy được dưỡng khí.
Câu 17: Những loài nào sau đây chưa có hệ tuần hoàn?
A. Động vật đơn bào và đa bào bậc thấp.
B. Côn trùng, giáp xác.
C. Các ngành giun.
D. Động vật có xương sống.
Câu 18: Hệ tuần hở có ở các động vật nào sau đây?
A. Ruột khoang, thân mềm, giun dẹp.
B. Giun tròn, cá, da gai.
C. Chân khớp, một số loài thân mềm.
D. Cá, giun tròn, thân mềm.
Câu 19: Đường đi của dịch tuần hoàn trong hệ tuần hoàn hở là
A. tim, khoang cơ thể, động mạch, tĩnh mạch
B. tim, tĩnh mạch, khoang cơ thể, động mạch
C. tim, động mạch, khoang cơ thể, tĩnh mạch.
D. tim, động mạch, tĩnh mạch, khoang cơ thể.
Câu 20: Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là :
A. tim → mao mạch → tĩnh mạch → động mạch → tim.
B. tim → động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → tim.
C. tim → động mạch → tĩnh mạch → mao mạch → tim.
D. tim → tĩnh mạch → mao mạch → động mạch → tim.
Câu 21: Trong những đặc điểm sau đây, có bao nhiêu ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn
hở?
I. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình.
II. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa đến các cơ quan nhanh.
III. Đáp ứng tốt hơn nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất của cơ thể.
IV. Áp lực đẩy máu lưu thông trong hệ mạch thấp, chảy chậm.
2
V. Giảm hiệu qủa cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho tế bào.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 22: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hệ tuần hoàn kín?
A. Máu lưu thông liên tục trong hệ mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, máu chảy nhanh.
B. Bao gồm 2 vòng tuần hoàn.
C. Máu đi theo 1 chiều, tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với tế bào.
D. Là hệ tuần hoàn đơn theo một chiều liên tục từ tim qua động mạch tới mao mạch qua tĩnh mạch về tim.
Câu 23: Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về sự khác biệt giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.
A. Hệ tuần hoàn hở có mao mạch, hệ tuần hoàn kín thì không.
B. Trong hệ tuần hoàn hở, máu chảy với tốc độ nhanh, áp lực cao hơn so với hệ tuần hoàn kín.
C. Dịch tuần hoàn trong hệ tuần hoàn hỡ là máu, còn hệ tuần hoàn kín là hỗn hợp máu – dịch mô.
D. Hệ tuần hoàn hở có sự tiếp xúc trực tiếp giữa dịch tuần hoàn và tế bào, hệ tuần hoàn kín thì không.
Câu 24: Cho các loài sau: Chim, lưỡng cư, bò sát, cá xương, ruột khoang, côn trùng. Thứ tự sắp xếp theo
chiều hướng tiến hóa tăng dần của hệ tuần hoàn là
A. chim → bò sát → lưỡng cư → cá xương → côn trùng → ruột khoang.
B. chim → lưỡng cư → bò sát → cá xương → ruột khoang → côn trùng.
C. ruột khoang → côn trùng → cá xương → chim → lưỡng cư → bò sát.
D. ruột khoang → côn trùng → cá xương → lưỡng cư → bò sát → chim.
Câu 25: Hoạt động hệ dẫn truyền tim theo thứ tự
A. nút xoang nhĩ phát xung điện → Nút nhĩ thất → Bó His → Mạng lưới Puôckin.
B. nút xoang nhĩ phát xung điện → Bó His → Nút nhĩ thất → Mạng lưới Puôckin.
C. nút xoang nhĩ phát xung điện → Nút nhĩ thất → Mạng lưới Puôckin → Bó His.
D. nút xoang nhĩ phát xung điện → Mạng lưới Puôckin → Nút nhĩ thất → Bó His.
Câu 26: Thứ tự đúng với chu kì hoạt động của tim là
A. pha co tâm nhĩ → pha giãn chung → pha co tâm thất.
B. pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất → pha giãn chung.
C. pha co tâm thất → pha co tâm nhĩ → pha giãn chung.
D. pha giãn chung → pha co tâm thất → pha co tâm nhĩ.
Câu 27: Huyết áp là
A. áp lực dòng máu khi tâm thất co.
B. áp lực dòng máu khi tâm thất giãn.
C. áp lực dòng máu tác dụng lên thành mạch.
D. lực ma sát giữa máu và thành mạch.
Câu 28: Trong hệ mạch huyết áp giảm dần từ
A. động mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → tĩnh mạch.
B. mao mạch → tiểu động mạch → động mạch → tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch.
C. động mạch → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch.
D. tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → động mạch.
Câu 29: Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào sau đây?
1. Lực co tim 2. Nhịp tim 3. Độ quánh của máu.
4. Khối lượng máu 5. Số lượng hồng cầu 6. Sự đàn hồi của mạch máu
A. 1, 2, 3, 4, 5 B. 1, 2, 3, 4, 6
C. 2, 3, 4, 5, 6 D. 1, 2, 3, 5, 6
Câu 30: Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng là do
A. tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì.
B. có nút nhĩ thất có khả năng tự phát xung điện.
C. có hệ dẫn truyền tim gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất bó His và mạng Puôckin.
D. được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxy và nhiệt độ thích hợp.
Câu 31: Tại sao người mắc bệnh xơ vữa thành mạch lại thường bị cao huyết áp?
3
A. Có nhịp tim nhanh nên bị cao huyết áp.
B. Vì khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém dễ gây thiếu máu nên thường bị cao huyết áp.
C. Các chất tích tụ thành mảng bám trên thành mạch tạo sức cản dòng vận chuyển máu trong mạch.
D. Có lực co bóp của tim mạnh nên bị cao huyết áp.
Câu 32: Ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não vì
A. mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
B. mạch bị xơ cứng, tính đàn đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
C. mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
D. thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
Câu 33: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về mối tương quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện trong hệ
mạch?
A. Tỉ lệ nghịch. B. Tỉ lệ thuận.
C. Bằng nhau. D. Không phụ thuộc vào nhau.
Câu 34: Vận tốc máu thay đổi như thế nào trong hệ mạch
A. Giảm dần từ động mạch đến mao mạch, tăng dần từ mao mạch đến tĩnh mạch.
B. Tăng dần từ động mạch đến mao mạch, tăng dần từ mao mạch đến tĩnh mạch.
C. Giảm dần từ động mạch đến mao mạch và từ mao mạch đến tĩnh mạch.
D. Tăng dần từ động mạch đến mao mạch, giảm dần từ mao mạch đến tĩnh mạch.
Câu 35: Bào quan thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí là
A. lưới nội chất. B. không bào. C. ti thể. D. lục lạp.
Câu 36: Hô hấp là quá trình
A. ôxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời tích lũy năng lượng cần thiết cho các hoạt
động sống của cơ thể.
B. ôxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt
động sống của cơ thể.
C. ôxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt
động sống của cơ thể.
D. khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt
động sống của cơ thể.
Câu 37: Ở thực vật, sản phẩm của quá trình hô hấp hiếu khí là
A. CO2, O2. B. H2O và năng lượng.
C. năng lượng. D. CO2, H2O và năng lượng.
Câu 38: Giai đoạn nào sau đây của quá trình hô hấp luôn diễn ra trong điều kiện có O2 lẫn không có O2?
A. Chu trình Crep. B. Chuỗi chuyền điện tử electron.
C. Đường phân. D. Tổng hợp axetyl-coA.
Câu 39: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự ưu việt của hô hấp hiếu khí so với hô hấp kị khí?
A. Hô hấp hiếu khí tạo ra nhiều năng lượng ATP hơn hô hấp kị khí.
B. Hô hấp hiếu khí tạo ra sản phẩm là CO2 và H2O, nước cung cấp cho sinh vật khác sống.
C. Hô hấp hiếu khí cần O2 còn kị khí không cần O2.
D. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở mọi loài sinh vật còn hô hấp kị khí chỉ xảy ra ở 1 số loài sinh vật nhất định.
Câu 40: Các giai đoạn của con đường phân giải hiếu khí thực vật diễn ra theo trật tự nào sau đây?
A. Chuỗi chuyền elctron hô hấp → Chu trình crep → Đường phân.
B. Đường phân → Chuỗi chuyền electron hô hấp → Chu trình crep.
C. Chu trình Crep → Đường phân → Chuỗi chuyền electron hô hấp.
D. Đường phân → Chu trình Crep → Chuỗi chuyền electron hô hấp.
Câu 41: Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
A. Hàm lượng nước tỉ lệ nghịch với cường độ hô hấp.
B. Cường độ hô hấp và nhiệt độ tỉ lệ thuận với nhau.
C. Nồng độ CO2 cao sẽ ức chế hô hấp.
4
D. Nồng độ CO2 thấp sẽ ức chế hô hấp.
Câu 42: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp?
A. Hai quá trình diễn ra ngược nhau nhưng gắn bó mật thiết, không thể tách rời.
B. Sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu cho hô hấp và ngược lại.
C. Hô hấp tích lũy năng lượng, còn quang hợp giải phóng năng lượng cho hoạt động sống.
D. Quang hợp tổng hợp chất hữu cơ, hô hấp phân giải chất hữu cơ.
Câu 43: Để bảo quản hạt và nông sản trong thời gian dài mà vẫn giữ được tối đa về số lượng và chất
lượng, người ta có thể thực hiện bao nhiêu biện pháp sau đây?
(1) Bảo quản trong các kho lạnh.
(2) Bảo quản trong túi polyethylene.
(3) Bảo quản trong các túi được hút chân không.
(4) Sấy khô hoặc phơi khô.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 44: Trong các bệnh sau đây, có bao nhiêu bệnh về đường hô hấp?
(1) Viêm phổi. (2) Viêm phế quản. (3) Viêm loét dạ dày. (4) Lao phổi.
(5) Hen suyễn. (6) Thiếu máu. (7) Nhược cơ. (8) Cảm cúm.
A. 6. B. 5. C. 8. D. 4.
Câu 45: Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây giúp hoạt động hô hấp ở chim đạt hiệu quả cao nhất trong các
động vật có xương sống trên cạn?
(1) Khi hít vào và thở ra đều có không khí giàu O2 đi qua phổi.
(2) Sau khi thở ra, trong phổi không có khí cặn.
(3) Hoạt động hô hấp ở chim là hô hấp kép nhờ hệ thống ống khí và túi khí.
(4) Chim có đời sống bay lượn trên cao nên sử dụng được không khí sạch, giàu O2 hơn.
(5) Dòng khí đi ngược chiều với dòng máu trong các mao mạch.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 46: Cho các vai trò sau đây:
(1) Đảm bảo an toàn, không gây ngộ độc hay gây ra các hậu quả khi sử dụng.
(2) Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
(3) Giảm thiểu bệnh tật.
(4) Cung cấp thật nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết để có được sức khoẻ tốt.
Có bao nhiêu vai trò là của thực phẩm sạch?
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 47: Cho các bệnh sau đây, có bao nhiêu bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá?
(1) Viêm loét dạ dày. (2) Ung thư trực tràng. (3) Nhồi máu cơ tim.
(4) Sâu răng. (5) Viêm gan A. (6) Suy thận mãn tính.
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 48: Ý nào sau đây không phải là lợi ích của luyện tập thể dục, thể thao đối với hệ tuần hoàn?
A. Cơ tim bền, khoẻ hơn. B. Tăng thể tích tâm thu.
C. Lưu lượng tim giảm. D. Nhịp tim giảm.
Câu 49: Những hoạt động nào sau đây có hại cho hệ tuần hoàn?
1. Ăn nhiều tinh bột và mỡ. 2. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.
3. Ít vận động. 4. Ăn nhạt.
5. Ăn nhiều rau, quả. 6. Thường xuyên xem phim kinh dị.
Phương án trả lời đúng là:
A. 1, 3, 6. B. 2, 4, 6. C. 1, 3, 5. D. 4, 5, 6.
Câu 50: Bệnh xơ vữa động mạch là bệnh làm cho các mạch máu bị thô cứng dễ vỡ có mối liên hệ mật
thiết với loại lipit nào dưới đây?
A. Phôtpholipit B. Ơstrôgen C. Côlesterôn D. Testosterôn

You might also like