You are on page 1of 11

Câu hỏi ôn tập kiểm tra 1 tiết

Câu 1: Côn trùng hô hấp bằng


A. phổi B. mang C. hệ thống ống khí D. bề mặt cơ thể
Câu 2: Trao đổi chất bằng hệ thống ống khí là hình thức hô hấp của
A. châu chấu B. chim C. giun đất D. ếch nhái
Câu 3: Khi nói về đặc điểm của da giun đất thích ứng với sự trao đổi khí với môi trường, phát biểu nào
dưới đây sai?
A. Da luôn ẩm ướt giúp các chất khí dễ dàng khuếch tán qu
B. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (S.V) khá lớn.
C. Dưới da có nhiều mao mạch và sắc tố hô hấp.
D. Tỷ lệ giữa thể tích cơ thể với diện tích bề mặt cơ thể khá lớn.
Câu 4: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào dưới đây thường có hiệu quả trao đổi khí đạt hiệu suất cao
nhất?
A. Phổi và da của ếch nhái, B. Phổi của chim.
C. Phổi của bò sát. D. Bề mặt da của giun đất.
Câu 5: Khi giải thích đặc điểm thích nghi của phương thức trao đổi khí ở cá chép với môi trường nước, có
bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Các cung mang, các phiến mang xoè ra khi có lực đẩy của nước.
(2) Miệng và nắp mang cùng tham gia vào hoạt động hô hấp.
(3) Cách sắp xếp của các mao mạch trên mang giúp dòng nước qua mang chảy song song cùng chiều với
dòng máu.
(4) Hoạt động của miệng và nắp mang làm cho 1 lượng nước được đẩy qua đẩy lại tiếp xúc với mang nhiều
lần giúp cá có thể lấy được 80% lượng oxi trong nước.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 6: Nhóm động vật nào sau đây hô hấp bằng mang?
A. Cá, ếch, nhái, bò sát. B. Cá, ốc, tôm, cua.
C. Giun tròn, trùng roi, giáp xác. D. Giun đất, giun dẹp, chân khớp
Câu 7: Các loài côn trùng có hình thức hô hấp nào sau đây?
A. Hô hấp bằng mang, B. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
C. Hô hấp bằng phổi. D. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
Câu 8: Khi đưa cá lên cạn thì sau một thời gian ngắn, cá sẽ bị chết. Nguyên nhân là vì:
A. Độ ẩm trên cạn thấp. B. Nhiệt độ trên cạn cao.
C. Mang bị khô, các tia mang bị vón lại, diện tích trao đổi khí còn rất nhỏ nên cá không hô hấp được.
D. Nồng độ O2 không khí cao, bị sốc O2 không hấp thu được O2 của không khí.
Câu 9: Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?
A. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
B. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ
mạch.
C. Vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ
mạch.
D. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
Câu 10: Những nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A. Côn trùng; thân mềm. B. Côn trùng; lưỡng cư; bò sát.
C. Sứa; giun tròn; giun đất. D. Giáp xác; sâu bọ; ruột khoang.
Câu 11: Hệ tuần hoàn kép có ở động vật nào?
A. Chỉ có ở lưỡng cư, bò sát, chim và thú. ( cá đơn )
B. Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu và cá.
C. Chỉ có ở cá, lưỡng cư và bò sát.
D. Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu.
Câu 12: Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở chỉ thực hiện chức năng nào?
A. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết. B. Vận chuyển dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết.
C. Vận chuyển dinh dưỡng. D. Tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp.

1
Câu 13: Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?
A. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.
B. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa
C. Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.
D. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng.
Câu 14: Nhóm động vật không có sự pha trộn giữ máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim
A. Lưỡng cư, thú B. lưỡng cư, bò sát, chim
C. bò sát (Trừ cá sấu), chim, thú D. cá xương, chim, thú ( bò sát . lưỡng cư là có máu
pha vì nó tim 3 ngăn ….)
Câu 15: Khả năng co giãn tự động theo chu kì của tim là:
A. Do mạch máu B. do hệ dẫn truyền tim
C. Do huyết áp D. Do mạch đập
Câu 16: Trong một chu kì tim của người bình thường, thời gian máu chảy từ tâm thất vào động mạch là bao
nhiêu?
A. 0,8 giây. B. 0,4 giây. C. 0,2 giây. D. 0,3 giây.
Câu 17: Thứ tự nào dưới đây đúng với chu kì hoạt động của tim
A. Pha co tâm nhĩ => pha giãn chung => pha co tâm thất
B. Pha co tâm nhĩ => pha co tâm thất => pha giãn chung
C. Pha co tâm thất => pha co tâm nhĩ => pha giãn chung
D. Pha giãn chung => pha co tâm thất => pha co tâm nhĩ
Câu 18: Hệ tuần hoàn kín có ở động vật nào?
A. Chỉ có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu.
B. Chỉ có ở động vật có xương sống.
C. Mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.
D. Chỉ có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp.
Câu 19: Ở một người không bị bệnh về tim, hàm lượng oxi trong máu động mạch chủ là 19 ml/100 ml máu
và trong tĩnh mạch chủ là 14 ml/100 ml máu. Trong 1 phút, người này tiêu thụ 250 ml oxi (O 2) nếu nhịp tim
80 lần/phút thì năng suất tim (thể tích máu tống đi trong 1 lần tim co) của người này là bao nhiêu?
A. 22,3 ml B. 62,5 ml C. 75ml D. 16,4 ml
- Lượng O2 tiêu thụ trong mỗi nhịp tim/100ml : 250/80
- Thể tích tống máu trong 1 nhịp : [(250/80) : (19-14)] x 100 = 62.5ml
Câu 20: Khi nói về mối liên hệ giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Động vật càng lớn nhịp tim càng chậm và ngược lại.
B. Động vật càng lớn nhịp tim càng nhanh và ngược lại.
C. Động vật càng nhỏ nhịp tim càng chậm và ngược lại.
D. Động vật càng nhỏ nhịp tim càng nhanh và ngược lại.
Câu 21: Loại hoocmon nào sau đây có tác dụng làm giảm đường huyết?
A. Progesteron. B. Tiroxin. C. Insulin. D. Glucagon.
Câu 22: Tăng HA là do:
A. Cả 3 phương án B. béo phì, ít vận động
C. tuổi cao, di truyền D. thói quen ăn mặn
Câu 23: Gan và thận có vai trò duy trì áp suất thẩm thấu cua máu thuộc về:
A. duy trì vận tốc máu B. Tỷ lệ O2 và CO2 trong máu
C. duy trì áp suất thẩm thấu của máu D. duy trì huyết áp
Câu 24: Có bao nhiêu hệ đệm sau đây tham gia ổn định độ pH của máu?
(1) Hệ đệm bicacbonat (2) Hệ đệm photphat
(3) Hệ đệm sunfat (4) Hệ đệm prôtêin
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 25: Trường hợp nào sau đây là ứng động không sinh trưởng?
A. Vận động hướng mặt trời của hoa cây hướng dương.
B. Vận động hướng đất của rễ cây đậu.
C. Vận động bắt côn trùng của cây bắt ruồi.

2
D. Vận động hướng sáng của cây sồi.
Câu 26: Trong môi trường không có chất độc hại. Khi trồng cây bên bờ ao thì sau một thời gian, rễ cây sẽ
phát triển theo chiều hướng nào sau đây?
A. Rễ phát triển đều quanh gốc cây. B. Rễ cây uốn cong về phía ngược bờ ao.
C. Rễ phát triển ăn sâu xuống lòng đất. D. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao.
Câu 27: Hoa của cây bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu là kiểu
ứng động:
A. dưới tác động của ánh sáng. B. dưới tác động của điện năng
C. dưới tác động của nhiệt độ. D. dưới tác động của hoá chất.
Câu 28: Cây dây leo cuốn quanh cây thân gỗ trong rừng mưa nhiệt đới là hiện tượng mô tả:
A. 2 kiểu hướng động B. 2 kiểu hướng động, 1 kiểu ứng động
C. 3 kiểu hướng động D. 2 kiểu ứng động
Hướng tiếp xúc, hướng sáng, trọng lực
Câu 29: Đặc điểm nào sau đây không phải là điểm khác biệt giữa hướng động và ứng động ở thực vật?
A. Vận động hướng động là vận động có hướng, còn vận động ứng động thì không có hướng.
B. Sự khác nhau thể hiện ở tốc độ phản ứng trước các nhân tố tác động.
C. Cả hai hình thức vận động này đều liên quan đến auxin.
D. Sự khác nhau là ở đặc điểm tác động của các nhân tố môi trường.
Câu 30: Đỉnh sinh trưởng của rễ cây hướng vào lòng đất, đỉnh của thân cây hướng theo chiều ngược lại.
Đây là kiểu hướng động nào?
A. Hướng hoá. B. Hướng trọng lực. C. Hướng sáng. D. Hướng tiếp xúc.
Câu 31: Trong điều kiện chiếu sáng từ một phía, sự sinh trưởng của thân cây diễn ra:
A. Cả hai phần có tốc độ sinh trưởng ngang nhau.
B. Cả hai phần đều dừng sinh trưởng.
C. Phần bị chiếu sáng sinh trưởng chậm hơn so với phần không có ánh sáng.
D. Phần bị chiếu sáng sinh trưởng nhanh hơn so với phần không có ánh sáng.
Câu 32: Hướng động dương của thân là:
A. Hướng hóa và hướng trọng lực B. Hướng sáng và hướng tiếp xúc
C. Hướng nước và hướng tiếp xúc D. Hướng trọng lực và hướng sáng
Câu 33: Cây nhập nội cần đảm bảo nhiệt độ và áng sáng cho quá trình ra hoa là ứng dụng của hình thức
cảm ứng nào?
A. Ứng động không sinh trưởng B. Hướng trọng lực
C. Hướng sáng D. Ứng động sinh trưởng
Câu 34: Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng?
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
B. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
C. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
D. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.
Câu 35: Các kiểu hướng động âm của rễ là:
A. Hướng nước, hướng hoá. B. Hướng sáng, hướng nước.
C. Hướng đất, hướng sáng. D. Hướng sáng, hướng hoá.
Câu 36: Hiện tượng cây bàng rụng lá vào mùa đông là hình thức cảm ứng
A. Hướng sáng B. Ứng động sinh trưởng
C. Ứng động không sinh trưởng D. Hướng nước
Câu 37: Hoa nghệ tây, hoa tulíp nở và cụp lại do sự biến đổi của nhiệt độ là ứng động:
A. dưới tác động của nhiệt độ. B. dưới tác động của nước
C. dưới tác động của hoá chất. D. dưới tác động của điện năng
Câu 38: Thân và rễ của cây có kiểu hướng động như thế nào?
A. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.
B. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương.
C. Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm.
D. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.

3
Câu 39: Bắc giàn cho các cây họ Đậu, cây họ Bầu bí là ứng dụng của kiểu cảm ứng:
A. Hướng hóa B. Hướng sáng C. Hướng trọng lực D. Hướng tiếp xúc
Câu 40: Sự đóng mở của khí khổng thuộc dạng cảm ứng nào?
A. Hướng hoá. B. Ứng động tiếp xúc
C. Ứng động sinh trưởng. D. Ứng động không sinh trưởng.
Câu 41: Vị trí cảm ứng hướng trọng lực ở rễ là:
A. Miền trưởng thành của rễ B. Miền chóp rễ
C. Miền sinh trưởng của rễ D. Miền lông hút của rễ
Câu 42: Tại sao dù có cắm ngược cành khi giâm thì khi mọc rễ vẫn cắm xuống đất và ngọn cây vẫn hướng
lên trên?
A. Nhờ hướng hóa B. Nhờ hướng trọng lực
C. Nhờ ứng động sinh trưởng D. Nhờ ứng động không sinh trưởng
Câu 43: Điểm khác biệt giữa hướng động và ứng động là:
A. Liên quan đến sinh trưởng không đều ở 2 phía cơ quan
B. Tốc độ
C. Tác nhân kích thích là ánh sáng
D. Giúp cơ thể thực vật thích nghi với môi trường sống
Câu 44: Điểm giống nhau giữa hướng sáng và quang ứng động là:
A. Tác nhân ánh sáng chiếu từ mọi phía
B. Tốc độ phản ứng
C. Xảy ra ở tất cả các loài
D. Sự sinh trưởng không đồng đều giữa 2 phía cơ quan
Câu 45: Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của:
A. ứng động tổn thương. B. ứng động tiếp xúc và hoá ứng động.
C. nhiệt ứng động và thuỷ ứng động. D. quang ứng động và điện ứng động.
Câu 46: Dây tơ hồng tìm thấy cây chủ kí sinh trong số nhiều loài thực vật nhờ:
A. Hướng hóa B. Hướng tiếp xúc C. Hướng nước D. Hướng trọng lực
Câu 47: Ý nghĩa của việc đánh luống trồng cây và bón phân hay tưới nước vào rãnh là:
A. Kích thích sự phát triển của thân nhờ hướng động
B. Tăng cường sự lan rộng của rễ nhờ ứng động
C. Hạn chế sự đâm sâu của rễ nhờ ứng động
D. Kích thích bộ rễ phát triển nhờ hướng động
Câu 48: Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào?
A. Tác nhân kích thích không định hướng. B. Không liên quan đến sự phân chia tế bào.
C. Có sự vận động vô hướng D. Có nhiều tác nhân kích thích.
Câu 49: Hệ thần kinh ống gặp ở động vật nào?
A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. B. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun tròn.
C. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun đốt. D. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, thân mềm.
Câu 50: Sinh vật nào sau đây chưa có hệ thần kinh:
A. Trùng biến hình B. Giun tròn C. Giun dẹp D. Giun đốt
Câu 51: Khi thủy tức bị kích thích bởi 1 cành cây thì:
A. Một vùng cơ thể phản ứng B. Không có phản ứng
C. Điểm bị kích thích phản ứng D. Toàn thân phản ứng
Câu 52: Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có ở những động vật:
A. Chim, thú. B. Giun dẹp, đỉa, côn trùng
C. Ngành ruột khoang D. Cá, lưỡng cư, bò sát.
Câu 53: Ý nào không đúng đối với sự tiến hoá của hệ thần kinh?
A. Tiến hoá theo hướng tiết kiệm năng lượng trong phản xạ.
B. Tiến hoá theo hướng dạng lưới  Chuỗi hạch  Dạng ống.
C. Tiến hoá theo hướng phản ứng chính xác và thích ứng trước kích thích của môi trường.
D. Tiến hoá theo hướng tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng.
Câu 54: Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ đứng lên của HS khi bị giáo viên gọi?

4
A. Không được tính di truyền. B. Là đặc trưng của loài.
C. Được hình thành trong quá trình sống D. Là phản xạ có điều kiện.
Câu 55: Phản xạ nào dưới đây là phản xạ có điều kiện?
A. Ve kêu mùa hè B. Gà con theo mẹ tìm mồi
C. Em bé khóc đòi bú sữa D. Mèo vồ chuột
Câu 56: Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ co ngón tay khi bị kim châm?
A. Là phản xạ có tính di truyền. B. Là phản xạ không điều kiện.
C. Là phản xạ có điều kiện. D. Là phản xạ bẩm sinh.
Câu 57: Khi nói về phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Phản xạ không điều kiện thường trả lời lại các kích thích đơn lẻ.
(2) Phản xạ có điều kiện có số lượng tế bào thần kinh tham gia nhiều hơn phản xạ không điều kiện.
(3) Số lượng phản xạ có điều kiện ở cá thể động vật là không hạn chế.
(4) Động vật bậc thấp không có hoặc có rất ít phản xạ có điều kiện.
(5) Phản xạ không điều kiện có tính bền vững cao còn phản xa có điều kiện dễ mất đi.
A. 4. B. 3. C. l. D. 5.
Câu 58: Hệ thần kinh có phản xạ chính xác và nhanh là hệ thần kinh:
A. dạng hạch B. dạng chuỗi
C. dạng ống D. dạng lưới
Câu 59: Ý nào không đúng với cảm ứng của ruột khoang?
A. Toàn bộ cơ thể co lại khi bị kích thích. B. Phản ứng kém chính xác.
C. Tiêu phí ít năng lượng. D. Cảm ứng ở toàn bộ cơ thể.
Câu 60: Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi
A. cả trong và ngoài màng tích điện dương
B. phía trong màng tích điện dương, ngoài màng tích điện âm
C. cả trong và ngoài màng tích điện âm
D. phía trong màng tích điện âm, ngoài màng tích điện dương
Câu 61: Quá trình hình thành điện thế hoạt động kéo dài:
A. 4 – 5 phần nghìn giây B. 3 – 5 phần nghìn giây
C. 2 – 3 phần nghìn giây D. 3 – 4 phần nghìn giây
Câu 62: Vì sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao miêlin lại “nhảy cóc”?
A. Vì sự thay đổi tính thấm của mang chỉ xảy ra tại các eo Ranvie.
B. Vì giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện.
C. Vì tạo cho tốc độ truyền xung nhanh.
D. Vì đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng.
Câu 63: Phương án nào không phải là đặc điểm của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao
miêlin?
A. Nếu kích thích tại điểm giữa sợi trục thì lan truyền chỉ theo một hướng.
B. Sự thay đổi tính chất màng chỉ xảy ra tại các eo.
C. Dẫn truyền theo lối “Nhảy cóc” từ eo Ranvie này chuyển sang eo Ranvie khác.
D. Dẫn truyền nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.
Câu 64: Khi nào xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau xináp?
A. Xung thần kinh ở màng trước lan truyền đến màng sau xináp
B. Chất trung gian gian hóa học đi vào khe xináp
C. Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp
D. Chất trung gian hóa học tiếp xúc màng trước xináp
Câu 65: Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không
có bao miêlin là:
A. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm chạp và tiêu tốn nhiều năng lượng.
B. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.
C. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng.
D. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm và ít tiêu tốn năng lượng.
Câu 66: Phát biểu nào sau đây đúng đối với sự lan truyền xung thần kinh trong cung phản xạ?

5
A. Xung thần kinh có thể lan truyền theo hai chiều
B. Được truyền bằng cơ chế hóa – điện – hóa
C. Tần số lan truyền phụ thuộc loại sợi thần kinh
D. Tốc độ lan truyền như nhau với mọi kích thích
Câu 67: Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao miêlin diễn ra như thế nào?
A. Xung thần kinh lan truyền không liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực đến đảo cực rồi
tái phân cực.
B. Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực đến tái phân cực rồi
đảo cực.
C. Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do đảo cực đến mất phân cực rồi tái
phân cực.
D. Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực đến đảo cực rồi tái
phân cực.
Câu 68: Khi kích thích vào giữa sợi trục thần kinh, xung thần kinh lan truyền theo kiểu nào?
A. Không lan truyền B. Sang 2 bên của điểm kích thích
C. Cùng lan về phía tận cùng noron D. Cùng lan về phía thân noron
Câu 69: Khi nói về sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
(1) Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin theo cơ chế hóa học.
(2) Vận tốc lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin là 3-5 m/ giây.
(3) Vận tốc lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin là 100 m/giây.
(4) Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin theo cơ chế truyền điện giữa các vùng
liên tiếp trên sợi trục.
A. 4. B. 1. C. 3. C.2.
Câu 70: Ý nào sau đây đúng?
A. Xináp là diện tiếp xúc các tế bào cạnh nhau ( tế bào thần kinh – tb khác)
B. Tốc độ lan truyền qua xi náp hóa học chậm hơn so với tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần
kinh không có bao miêlin
C. Tất cả các xináp đều chứa chất trung gian hóa học axêtincôlin
D. Truyền tin qua xináp hóa học có thể không cần chất trung gian hóa học
Câu 71: Điện thế hoạt động là:
A. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực, mất phân cực và tái phân cực.
B. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực.
C. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.
D. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực và tái phân cực.
Câu 72: Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn theo trình tự nào sau đây?
A. Đảo cực – mất phân cực – tái phân cực
B. Mất phân cực – tái phân cực – đảo cực
C. Mất phân cực – đảo cực – tái phân cực
D. Đảo cực – tái phân cực – mất phân cực
Câu 73: Xung thần kinh là:
A. thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động
B. sự xuất hiện điện thế hoạt động
C. thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động
D. thời điểm sau khi xuất hiện điện thế hoạt động
Câu 74: Khi nói về ưu điểm của xinap hóa học so với xinap điện, phát biểu nào sau đây sai?
A. Xinap hóa học dẫn truyền xung nhanh hơn xinap điện.
B. Việc truyền thông tin tại xinap hoá học dễ được điều chỉnh hơn so với xinap điện
Đúng vì 1 số tế bào cơ có thể điều chỉnh cách xử lý E ( acetylcolin esteraza….) ….=> liệt cơ
Hoặc ko hóa chất làm hỏng thụ thể màng sau xi xáp …..
C. Chất trung gian hoá học khác nhau ở mỗi xinap hóa học gây ra những đáp ứng khác nhau.
D. Xinap hóa học dẫn truyền xung theo một chiều nhất định.

6
Câu 75: Diện tiếp xúc giữa các nơron, giữa các nơron với cơ quan trả lời được gọi là:
A. Xináp. B. Xiphông. C. Điểm nối. D. Diện tiếp diện.
Câu 76: Khi các bóng xináp bị vỡ, các chất trung gian hóa học sẽ được giải phóng vào
A. dịch bào B. màng trước xi náp C. khe xináp D. dịch mô
Câu 77: Ở xinap hóa học, xung thần kinh chi lan truyền theo 1 chiều từ màng trước sang màng sau xinap.
Nguyên nhân là do
A. do chiều dẫn truyền của xung thần kinh cần được phép lan truyền theo một chiều từ màng trước đến
màng sau xinap.
B. phía màng sau không có bọng chứa chất trang gỉan hoá học; màng trước không có thụ thể tiếp nhận
chất trung gian hóa học.
C. khe xinap có kích thước rộng nhung điện thế hoạt động ở màng trước quá nhỏ nên chỉ truyền được
theo một chiều.
D. xung thần kinh chỉ có ở phía màng trước xinap sau đó mới truyền đến màng sau xinap chứ xung không
bao giờ xuất hiện ở màng sau xinap.
Câu 78: Trong giai đoạn đảo cực của điện thế hoạt động, điện thế 2 bên màng:
A. Trong dương, ngoài âm B. 2 bên màng đều âm
C. Trong âm, ngoài dương D. 2 bên màng đều dương
Câu 79: Do đâu các bóng chứa chất trung gian hóa học bị vỡ?
A. Ca2+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp
B. SO42- từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp
C. K+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp
D. Na+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp
Câu 80: Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự nào?
A. Khe xinap  Màng trước xinap  Chuỳ xinap  Màng sau xinap.
B. Màng trước xinap  Chuỳ xinap  Khe xinap  Màng sau xinap.
C. Màng sau xinap  Khe xinap  Chuỳ xinap  Màng trước xinap.
D. Chuỳ xinap  Màng trước xinap  Khe xinap  Màng sau xinap.
Câu 81: Tại sao khi sử dụng thuốc có chất atropin thì sẽ có khả năng làm giảm đau cho người bệnh?
A. Vì atropin ngăn cản việc mở các kênh Ca2+ ở chùy xinap.
B. Vì atropin làm bóng chứa chất trang gian hóa học không bị vỡ nên xung thần kinh không truyền qua
xinap.
C. Vì atropin không cho các chất hóa học tràn qua khe xinap.
D. Vì atropin có khả năng phong bế màng sau của xinap làm mất khả năng tác động của acetylcholin.
Câu 82: Trong y tế, người ta dùng morphin làm thuốc giảm đau, thuốc này đồng thời gây nghiện. Trong các
phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về morphin?
(1) Morphin có cấu hình không gian tương tự endorphin (endorphin là một loại hoocmon do não tiết ra có
tác dụng giảm đau và bảo vệ não).
(2) Khi vào cơ thể, morphin kết hợp với thụ thể của endorphin nên có tác dụng giảm đau tương tự
endorphin.
(3) Morphin tác dụng lên não theo cơ chế ức chế ngược.
(4) Khi sử dụng morphin trong một thời gian dài thì sẽ ỉàm cho cơ thể không có khả năng tự giảm đau nên
khi bị đau lại cần morphin do đó có tác dụng gây nghiện.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 83: Khi bị nhện cắn, con mồi vẫn còn sống nhưng không di chuyển được.
Dựa theo cơ chế truyền xung thần kinh, giải thích nào sau đây đúng?
A. Vì dịch độc của nhện có khả năng phong bế màng sau của xinap làm mất khả năng tác động của
acetylcholin.
B. Vì dịch độc của nhện ngăn cản hoạt động các kênh Ca2+ ở chùy xinap.
C. Vì dịch độc của nhện lấp đầy khe xinap không cho các chất hóa học tràn qua khe xinap.
D. Vì dịch độc của nhện có chất làm màng của bóng chứa chất trung gian hóa học dày lên không bị vỡ
nên xung thần kinh không truyền qua xinap.

7
Câu 84: Khi bị thương, đắp đá lạnh lên vết thương sẽ có tác dụng giảm đau. Dựa theo cơ chế truyền xung
thần kinh, giải thích nào sau đây đúng?
A. Đá lạnh sẽ biến tính các thụ thể ở màng sau nên không tiếp nhận được các chất trung gian hóa học làm
xung thần kinh không được truyền đi.
B. Đắp đá lạnh làm giảm nhiệt ở vị trí bị thương, nơron tại chỗ giảm chuyến hóa, giảm khả năng truyền
xung thần kinh.
C. Đá lạnh sẽ làm đóng tất cả các kênh ion trên sợi thần kinh nên xung thần kinh không được truyền đi.
D. Đá lạnh sẽ làm đông cứng các bóng chứa chất trung gian hóa học tại vết thương nên xung thần kinh
không được truyền đi.
Câu 85: Xinap là:
A. Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào tuyến.
B. Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ.
C. Diện tiếp xúc giữa các tế bào ở cạnh nhau.
D. Diện tiếp xúc chỉ giữa các tế bào thần kinh với nhau hay với các tế bào khác (tế bào cơ, tế bào
tuyến…).
Câu 86: Những tập tính nào là những tập tính bẩm sinh?
A. Ve kêu vào mùa hè, chuột nghe mèo kêu thì chạy.
B. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu thì chạy.
C. Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
D. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
Câu 87: Cho các ví dụ và các hình thức học tập như sau:
(1) Gà con sau 1 tuần không kêu khi nhìn thấy người cho ăn.
(2) Quạ kéo dây để lấy được miếng thịt treo trên cao.
(3) Chuột chạy quanh thùng gạo tìm thức ăn.
(4) Cá nghe tiếng vỗ tay thì ngoi lên đớp mồi.
Các hình thức học tập:
I - Quen nhờn; II - Học khôn;
III - Điều kiện hoá đáp ứng; IV - Điều kiện hoá hành động.
Khi xếp các ví dụ với hình thức học tập, cách sắp xếp nào sau đây là đúng?
A. 1 -III, 2-II, 3-I, 4-IV. B. 1 -IV, 2-II, 3-I, 4-III.
C. 1-I, 2-II, 3-IV, 4-III. D. 1-II, 2-III, 3-I, 4-IV
Câu 88: Tập tính phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao là:
A. Tập tính xã hội. B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.
C. Tập tính di cư D. Tập tính sinh sản.
Câu 89: Ứng dụng chó để bắt kẻ gian và phát hiện ma tuý là ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào.
A. bảo vệ mùa màng. B. an ninh quốc phòng
C. giải trí. D. săn bắn.
Câu 90: Một con mèo đang đói, chỉ nghe thấy tiếng bày bát đĩa lách cách, nó đã vội vàng chạy xuống bếp.
Đó là hình thức học tập nào?
A. Điều kiện hoá hành động B. Quen nhờn.
C. Điều kiện hóa đáp ứng. D. Học khôn
Câu 91: Trong 1 đàn gà có 1 con có thể mổ bất kì con nào trong đàn là tập tính:
A. bảo vệ lãnh thổ. B. thứ bậc. C. di cư. D. vị tha.
Câu 92: Tinh tinh xếp các hòm gỗ chồng lên nhau để lấy chuối trên cao là kiểu học tập:
A. học khôn. B. in vết.
C. học ngầm D. điều kiện hoá.
Câu 93: Phản xạ nào dưới đây là phản xạ không điều kiện?
A. Chim non kêu chiếp chiếp B. Cá nổi lên khi có tiếng vỗ tay
C. Sư tử con chơi đùa D. Chó sủa khi có âm thanh lạ
Câu 94: Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được tạo thành do các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần
kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm:
A. Dọc theo lưng và bụng. B. Dọc theo lưng.
8
C. Dọc theo chiều dài cơ thể. D. Phân bố ở một số phần cơ thể.
Câu 95: Làm bù nhìn ở ruộng, nương để đuổi chim chóc phá hoại mùa màng là ứng dụng những hiểu biết
về tập tính vào:
A. an ninh quốc phòng B. giải trí.
C. săn bắn. D. bảo vệ mùa màng.
Câu 96: Loài nhện có bản năng chăng tơ. Nhện thực hiện rất nhiều động tác nối tiếp nhau để kết nối các sợi
tơ thành một tấm lưới. Hiện tượng đó thuộc tập tính nào sau đây?
A. Bẩm sinh. B. Học được. C. In vết. D. Quen nhờn.
Câu 97: Khi nói về tập tính học được, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tập tính học được có thể thay đổi và rất đa dạng.
B. Tập tính học được là chuỗi phản xạ không điều kiện.
C. Tập tính học được hình thành nhờ quá trình học tập và rút kinh nghiệm.
D. Số lượng tập tính học được không hạn chế.
Câu 98: Tập tính quen nhờn là:
A. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần mà không gây nguy hiểm gì.
B. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích ngắn gọn mà không gây nguy hiểm gì.
C. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích giảm dần cường độ mà không gây nguy hiểm gì.
D. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích không liên tục mà không gây nguy hiểm gì.
Câu 99: Hổ và lợn nằm ngủ cạnh nhau là kết quả của hình thức học tập:
A. học ngầm B. học khôn. C. ĐKH đáp ứng. D. quen nhờn
Câu 100: Những nhận thức về môi trường xung quanh giúp động vật hoang dã nhanh chóng tìm được thức
ăn và tránh thú săn mồi là kiểu học tập:
A. học ngầm B. in vết. C. quen nhờn. D. điều kiện hoá.
Câu 101: Dạy voi, khỉ, hổ làm xiếc là ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào:
A. săn bắn. B. bảo vệ mùa màng.
C. giải trí. D. an ninh quốc phòng
Câu 102: Bóng đen ập xuống lặp lại nhiều lần, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học tập:
A. điều kiện hoá. B. in vết. C. quen nhờn. D. học ngầm
Câu 103: Con người chủ yếu ứng dụng hình thức học tập nào để huấn luyện động vật?
A. học khôn. B. ĐKH hành động C. học ngầm D. ĐKH đáp ứng.
Câu 104: Sinh vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng lưới:
A. Châu chấu B. Thủy tức C. Ngựa D. Cá
Câu 105: Dạy chó, chim ưng săn mồi là ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào:
A. giải trí. B. săn bắn.
C. bảo vệ mùa màng. D. an ninh quốc phòng
Câu 106: Tập tính nào sau đây không thuộc tập tính bẩm sinh? Tập tính hỗn hợp
A. Tò vò đào hố đẻ trứng B. Người đi đường dừng lại khi gặp đèn đỏ
C. Mèo bắt chuột D. Chim xây tổ
Câu 107: Tập tính ở động vật được chia thành các loại sau:
A. bẩm sinh, học được, hỗn hợp B. học được, hỗn hợp
C. bẩm sinh, học được D. bẩm sinh, hỗn hợp
Câu 108: Trong xináp, túi chứa chất trung gian hóa học nằm ở
A. màng sau xináp B. màng trước xináp C. chùy xináp D. khe xináp
Câu 109: Kể thứ tự chính xác sơ đồ cung phản xạ tự vệ ở người:
A. Thụ quan đau ở da  Tủy sống  Đường cảm giác  Đường vận động  Cơ co
B. Thụ quan đau ở da  Đường cảm giác  Tủy sống  Đường vận động  Cơ co
C. Thụ quan đau ở da  Đường cảm giác  Đường vận động  Tủy sống  Cơ co
D. Thụ quan đau ở da  Đường vận động  Tủy sống  Đường cảm giác  Cơ co
Câu 110: Khỉ đập đá vào quả vỏ cứng kết quả của hình thức học tập:
A. học khôn. B. học ngầm C. ĐKH đáp ứng. D. quen nhờn
Câu 111: Tập tính sinh sản của động vật thuộc loại tập tính nào?
A. Toàn là tập tính tự học. B. Phần lớn là tập tính bẩm sinh.

9
C. Số ít là tập tính bẩm sinh. D. Phần lớn tập tính tự học.
Câu 112: Sinh vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch:
A. Cá B. Thủy tức C. Châu chấu D. Ngựa
Câu 113: Phương án nào không phải là đặc điểm của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có
bao miêlin?
A. Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác.
B. Xung thần kinh lan truyền ngược lại từ phía ngoài màng.
C. Xung thần kinh lan truyền từ nơi có điện tích dương đến nơi có điện tích âm
D. Xung thần kinh không chạy trên sợi trục mà chỉ kích thích vùng màng làm thay đổi tính thấm.
Câu 114: Tính học tập ở động vật không xương sống rất ít được hình thành là vì:
A. Không có thời gian để học tập.
B. Số tế bào thần kinh không nhiều và tuổi thọ thường ngắn.
C. Khó hình thành mối liên hệ mới gữa các nơron.
D. Sống trong môi trường đơn giản.
Câu 115: Tập tính nào sau đây là tập tính học được?
A. Cá ngựa đực ấp trứng B. Thú làm xiếc
C. Ong hút mật D. Chim di cư
Câu 116: Khi di cư, động vật trên cạn định hướng bằng cách dựa vào yếu tố nào sau đây?
A. Sự thay đổi của mùa. B. Dòng nước.
C. Thành phần hóa học của đất. D. Vị trí mặt trời.
Câu 117: Khi mở nắp bể, đàn cá cảnh thường tập trung về nơi thường cho ăn. Đây là ví dụ về hình thức học
tập:
A. Học ngầm. B. Điều kiện hoá đáp ứng.
C. Điều kiện hoá hành động. D. Học khôn.
Câu 118: Học sinh đi học đúng giờ là loại tập tính:
A. hỗn hợp B. bẩm sinh C. học được D. cả 3 đều đúng
Câu 119: Trong các cấu trúc dưới đây, có bao nhiêu cấu trúc giúp tế bào thần kinh thực hiện tốt chức năng
dẫn truyền xung thần kinh?
(1) Sợi trục của nơrơn dài.
(2) Tận cùng của sợi nhánh có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.
(3) Trên màng sợi thần kinh có các kênh Na+ và kênh K+ có tính thấm chọn lọc.
(4) Chùy xinap có nhiều lục lạp
(5) Noron không có nhân
(6) Trên màng sợi thần kinh có các tế bào Soan tạo các bao mielin.
A. 3. B. 6. C. 5. D. 4.
------ HẾT ------

10
11

You might also like