You are on page 1of 8

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I – SINH HỌC 11

Năm học: 2023- 2024 (Bài 1 đến Bài 7)

Họ và tên HS:……………………….. Lớp: 11…………..

Cấu trúc Đề gồm hai phần: Trắc nghiệm (70%) và tự luận (30%)
I. Phần tự luận:
1. Vai trò của nước và vai trò của các nhóm nguyên tố dinh dưỡng khoáng
trong cây? Sự trao đổi nước trong cây gồm những quá trình nào? Các cơ
quan, tế bào, cơ chế, con đường, động lực để thực hiện những quá trình đó?
2. Quang hợp là gì? Vai trò của quang hợp ở thực vật? Cơ quan, bào quan, sắc
tố quang hợp? Phân biệt 2 pha của quang hợp? Phân biệt quang hợp ở 3
nhóm thực vật C3, C4 và CAM? Nêu các biện pháp để nâng cao hiệu quả
quang hợp giúp tăng năng suất cây trồng?
3. Hô hấp ở thực vật là gì? Vai trò của hô hấp ở thực vật? Phân biệt các giai
đoạn của quá trình hô hấp ở thực vật? Hô hấp ở thực vật chịu ảnh hưởng của
những nhân tố nào, từ đó nêu một số biện pháp bảo quản rau, quả và hạt dựa
trên nguyên tắc ức chế quá trình hô hấp?
4. Quá trình dinh dưỡng là gì? gồm những giai đoạn nào? Phân biệt các nhóm
động vật với hình thức tiêu hóa của chúng? Kể một số bệnh thường gặp về
đường tiêu hóa, nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh tiêu hóa ở người?
5. Nêu vai trò của hô hấp ở động vật? Phân biệt các hình thức trao đổi khí với
môi trường ở động vật? Kể tên các bệnh hô hấp thường gặp ở người, nguyên
nhân và cách phòng tránh bệnh hô hấp?
II. Phần trắc nghiệm:
Câu 1. Nhóm động vật nào sau đây chỉ có hình thức tiêu hoá nội bào?
A. Động vật không xương sống B. Động vật có xương sống
C. Động vật đơn bào D. Động vật đa bào
Câu 2. Hình thức tiêu hóa ở ruột khoang là
A. Tiêu hóa nội bào
B. Tiêu hóa cơ học và hóa học trong túi tiêu hóa
C. Tiêu hóa trong ống tiêu hóa
D. Tiêu hóa nội bào và ngoại bào trong túi tiêu hóa
Câu 3. Động vật nào sau đây có cơ quan tiêu hóa dạng túi?
A. Giun đất B. Cừu C. Trùng giày D. Thủy tức
Câu 4. Ở động vật có ống tiêu hóa
A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.
C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.
Câu 5. Các bộ phận tiêu hóa ở người vừa diễn ra tiêu hóa cơ học, vừa diễn ra tiêu
hóa hóa học là:
A. miệng, dạ dày, ruột non B. miệng, thực quản, dạ dày
C. thực quản, dạ dày, ruột non D. dạ dày, ruột non, ruột già
Câu 6. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá, sự biến đổi thức ăn trong tế bào
được gọi là
A. Tiêu hóa nội bào. B. Đồng hóa.
C. Chuyển hóa nội bào. D. Dị hóa.
Câu 7. Trong ống tiêu hóa của người, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự
A. miệng → ruột non→ dạ dày→ hầu → ruột già→ hậu môn
B. miệng →thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già→ hậu môn
C. miệng → ruột non→ thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn
D. miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn
Câu 8. Cấu tạo ruột non của người có nhiều nếp gấp của niêm mạc ruột non, trên
đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ có tác dụng gì?
A. Làm tăng nhu động ruột.
B. Làm tăng bề mặt hấp thụ.
C. Tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hoá hoá học.
D. Tạo điều kiện cho tiêu hoá cơ học.
Câu 9. Quá trình dinh dưỡng gồm các giai đoạn là?
A. Lấy thức ăn, nhai, hấp thụ dinh dưỡng, đồng hóa các chất, thải chất cặn bã
B. Lấy thức ăn, tiêu biến, hấp thụ dinh dưỡng, đồng hóa các chất, thải chất cặn bã
C. Lấy thức ăn, tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng, dị hóa các chất, thải chất cặn bã
D. Lấy thức ăn, tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng, đồng hóa các chất, thải chất cặn bã
Câu 10. Xét các loài sinh vật sau:
(1) tôm (2) cua (3) châu chấu (4) trai (5) giun đất (6) ốc
Những loài nào hô hấp bằng mang?
A. (1), (2), (3) và (5) B. (4) và (5)
C. (1), (2), (4) và (6) D. (3), (4), (5) và (6)
Câu 11. Lưỡng cư sống được ở cả nước và cạn vì
A. nguồn thức ăn ở hai môi trường đều phong phú
B. hô hấp bằng da và bằng phổi
C. da luôn khô
D. hô hấp bằng phổi
Câu 12. Có bao nhiêu biện pháp sau đây sẽ góp phần giúp hệ tiêu hoá cơ thể
khỏe mạnh?
1. Tạo thói quen tập thể dục thường xuyên vào thời điểm hợp lí
2. Luôn có tâm trạng thoải mái và không sử dụng chất kích thích.
3. Ăn chín uống sôi, hạn chế ăn các đồ tái sống.
4. Ăn nhiều trái cây, rau tươi, củ quả tươi
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 13. Trong các phát biểu về bề mặt trao đổi khí có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Bề mặt trao đổi khí rộng.
(2) Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua.
(3) Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch máu.
(4) Có sự chênh lệch nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó dễ dáng khuếch tán
qua bề mặt trao đổi khí.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 14. Động vật nào sau đây không trao đổi khí bằng mang?
A. Cua. B. Ốc. C. Cá sấu D. Tôm.
Câu 15. Loài động vật nào sau đây có hình thức hô hấp bằng ống khí?
A. Giun đất B. Nhện C. Thỏ D. Ếch
Câu 16. “....... (1)....... là quá trình ....(2).... các hợp chất hữa cơ thành CO 2 và
H2O, đồng thời giải phóng ....(3).... cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể”.
(1), (2) và (3) lần lượt là
A. quang hợp, tổng hợp, O2 B. hô hấp, tổng hợp, năng lượng
C. quang hợp, oxi hóa, năng lượng D. hô hấp, oxi hóa, năng lượng
Câu 17. Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là
A. Rễ. B. Thân. C. Lá. D. Quả
Câu 18. Nơi diễn ra sự hô hấp ở thực vật là:
A. Ở rễ B. Ở thân. C. Ở lá. D. Tất cả các cơ quan của cơ thể.
Câu 19. Trong hô hấp hiếu khí, Oxygen được sử dụng ở giai đoạn nào ?
A. ôxi hoá acid pyruvic thành acetyl CoenzymeA.
B. đường phân.
C. chuỗi chuyền electron.
D. chu trình Crep.
Câu 20. Sản phẩm của hô hấp ở thực vật là
A. NADPH, O2 B. ATP, NADPH
C. ATP, NADPH và O2 D. CO2, H2O và ATP
Câu 21. Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
A. Hàm lượng nước tỉ lệ nghịch với cường độ hô hấp
B. Cường độ hô hấp và nhiệt độ tỉ lệ thuận với nhau
C. Nồng độ CO2 cao sẽ ức chế hô hấp
D. Nồng độ O2 càng tăng, hô hấp cành giảm
Câu 22. Trong quá trình hô hấp, giai đoạn đường phân xảy ra ở đâu?
A. Chất nền của ti thể. B. Tế bào chất.
C. Màng trong của ti thể. D. Màng ngoài của ti thể.
Câu 23. Nơi diễn ra chu trình Crep là:
A. Tế bào chất. B. Chất nền của ti thể.
C. Lục lạp. D. Màng ti thể.
Câu 24. Phân giải hoàn toàn một phân tử glucose qua quá trình hô hấp sẽ giải
phóng được:
A. 28-30 phân tử ATP B. 30-32 phân tử ATP
C. 34-36 phân tử ATP D. 26-28 phân tử ATP.
Câu 25. Trong giai đoạn hoặc con đường hô hấp nào sau đây ở thực vật, từ một
phân tử glucôzơ tạo ra được nhiều phân tử ATP nhất ?
A. Chuỗi truyền electron hô hấp B. Đường phân
C. Chu trình Crep D. Phân giải kị khí
Câu 26. Bào quan nào sau đây thực hiện chức năng hô hấp?
A. Mạng lưới nội chất. B. Không bào. C. Lục lạp. D. Ti thể.
Câu 27. Khi cắt ngang thân cây non, thấy có nhựa rỉ ra từ phần thân liền gốc.
Nguyên nhân của hiện tượng trên chủ yếu là do
A. Lực đẩy của rễ (áp suất rễ).
B. Lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ.
C. Lực hút do thoát hơi nước ở lá.
D. Do áp suất thẩm thấu của đất thấp hơn trong rễ cây.
Câu 28. Điều nào sau đây là đúng với phần lớn các loài thực vật ?
A. Thoát hơi nước qua mặt dưới của lá phụ thuộc vào thoát hơi nước qua mặt
trên của lá.
B. Thoát hơi nước qua mặt dưới và mặt trên của lá luôn tương đương nhau.
C. Thoát hơi nước qua mặt trên của lá diễn ra mạnh mẽ hơn thoát hơi nước qua
mặt dưới của lá.
D. Thoát hơi nước qua mặt dưới của lá diễn ra mạnh mẽ hơn thoát hơi nước
qua mặt trên của lá.
Câu 29. Dư lượng của loại muối nào dưới đây là một trong những tiêu chí đặc
biệt quan trọng trong đánh giá độ sạch hoá học của nông phẩm ?
A. Muối chloride. B. Muối nitrate.
C. Muối sulfate. D. Muối phosphat.
Câu 30. Dòng mạch gỗ được vận chuyển nhờ:
1. Lực đẩy (áp suất rễ)
2. Lực hút do thoát hơi nước ở lá
3. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ
4. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa
(quả, củ…)
5. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa môi trường rễ và môi trường đất
A. 1, 3, 5. B. 1, 2, 4. C. 1, 2, 3. D. 1, 3, 4.
Câu 31. Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
A. Chu trình crep → Đường phân → Chuối truyền electron hô hấp.
B. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Crep.
C. Đường phân → Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp
D. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân.
Câu 32. Năng lượng hóa học ATP được biến đổi từ năng lượng ánh sáng mặt trời
nhờ:
A. Quá trình hô hấp. B. Quá trình quang hợp.
C. Quá trình đồng hoá. D. Quá trình thoát hơi nước.
Câu 33. Sản phẩm của pha sáng tham gia vào pha tối:
A. H2O, O2. B. ATP, NADPH.
C. ATP, C6H12O6. D. O2, ATP, NADPH.
Câu 34. Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành
hóa năng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh?
A. Diệp lục a. B. Diệp lục b. C. Diệp lục a, b. D. Carôtenôit.
Câu 35. Cấu tạo ngoài của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh
sáng:
A. Có cuống lá. B. Diện tích bề mặt lá lớn.
C. Phiến lá mỏng. D. Gân lá có nhiều mạch dẫn.
Câu 36 Pha tối của quang hợp gồm:
A. Quá trình khử CO2 nhờ ATP và NADPH.
B. Quá trình khử H2O nhờ ATP và NADPH.
C. Quá trình khử CO2 nhờ năng lượng ánh sáng.
D. Quá trình khử H2O nhờ năng lượng ánh sáng.
Câu 37. Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây là:
A. Quang phân li nước. B. Chu trình Canvin.
C. Pha sáng. D. Pha tối.
Câu 38. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp chủ yếu là :
A. Ảnh hưởng đến pha sánh quang hợp.
B. Ảnh hưởng đến pha tối quang hợp.
C. Ảnh hưởng các phản ứng enzim trong pha sáng và pha tối quang hợp.
D. Ảnh hưởng đến thực vật nhiệt đới.
Câu 39 Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình:
A. Tổng hợp ADN. B. Tổng hợp Lipit.
C. Tổng hợp cacbôhiđrat. D. Tổng hợp prôtêin.
Câu 40. Các tia sáng xanh tím xúc tiến quá trình:
A. Tổng hợp ADN. B. Tổng hợp Lipit.
C. Tổng hợp cacbôhiđrat. D. Tổng hợp prôtêin.
Câu 41. Điểm bão hòa CO2 là thời điểm:
A. Nồng độ CO2 để cường độ quang hợp đạt tối thiểu.
B. Nồng độ CO2 để cường độ quang hợp bằng không.
C. Nồng độ CO2 để cường độ quang hợp đạt mức trung bình.
D. Nồng độ CO2 để cường độ quang hợp đạt cao nhất.
Câu 42. Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM giống nhau ở:
A. Pha tối. B. Cả hai pha
C. Pha sáng. D. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên.
Câu 43. Bào quan thực hiện quá trình quang hợp là :
A. Ti thể. B. Lục lạp. C. Không bào. D. Lá cây.
Câu 44. Điểm bão hòa ánh sáng là:
A. trị số ánh sáng để cường độ quang hợp đạt tối thiểu.
B. trị số ánh sáng để cường độ quang hợp bằng không.
C. trị số ánh sáng để cường độ quang hợp đạt mức trung bình.
D. trị số ánh sáng để cường độ quang hợp đạt cao nhất.
Câu 45. Sản phẩm của pha sáng gồm có:
A. ATP, NADPH và O2 B. ATP, NADPH và CO2
C. ATP, NADP+và O2 D. ATP, NADPH.
Câu 46. Sản phẩm của quang hợp gồm có:
A. ATP, NADPH và O2 B. ATP, NADPH và CO2
C. ATP, NADP+và O2 D. C6H12O6 và O2
Câu 47. Nguyên liệu của hô hấp gồm có:
A. ATP, NADPH và O2 B. H2O, CO2 và ATP
C. ATP, NADP+và O2 D. C6H12O6 và O2
Câu 48. Vì sao lá cây có màu xanh lục?
A. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
B. Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
C. Vì nhóm sắc tố phụ (carootênôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
D. Vì hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
Câu 49. Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?
A. Ở màng ngoài. B. Ở màng trong. C. Ở chất nền. D. Ở tilacôit.
Câu 50. Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là:
A. Lúa, khoai, sắn, đậu. B. Ngô, mía, rau dền, cỏ gấu.
C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. Rau dền, kê, các loại rau.
Câu 51. Những cây thuộc nhóm C3 là:
A. Rau dền, kê, các loại rau. B. Mía, ngô, cỏ lồng vực,cỏ gấu.
C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. Lúa, khoai, sắn, đậu.
Câu 52. Pha sáng diễn ra ở vị trí nào của lục lạp?
A. Ở chất nền. B. Ở màng trong. C. Ở màng ngoài. D. Ở tilacôit.
Câu 53. Những cây thuộc nhóm thực vật C4 là:
A. Lúa, khoai, sắn, đậu. B. Mía, ngô, kê, rau dền.
C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. Rau dền, kê, các loại rau.
Câu 54. O2 trong quang hợp được sinh ra từ phản ứng:
A. phân li nước B. phân giải ATP C. ôxi hóa glucôzơ D. khử CO2
Câu 55. Nhóm sắc tố nào sau đây tham gia quá trình hấp thụ năng lượng ánh
sáng?
A. Diệp lục a và diệp lục b B. Diệp lục a và carotenoit
C. Xanthophyl và diệp lục a D. Diệp lục b và carotenoit
Câu 56. Quá trình quang hợp cần phải có bao nhiêu yếu tố trong các yếu tố sau:
1. Ánh sáng 2. CO2 3. H2O
4. O2 5. Sắc tố quang hợp 6. Lục lạp
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 57. Quang hợp không có vai trò nào sau đây?
A. Tổng hợp gluxit, các chất hữu cơ và giải phóng oxi
B. Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học
C. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng
D. Điều hòa tỉ lệ khí O2 / CO2 của khí quyển
Câu 58. Ở thực vật, quang hợp chỉ xảy ra ở miền ánh sáng nào?
A. đỏ và cam B. da cam và lục
C. lục và xanh tím D. xanh tím và đỏ
Câu 59. Vai trò quan trọng nhất của hô hấp đối với cây trồng là
A. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống B. Tăng khả năng chống chịu
C. Tạo ra các sản phẩm trung gian D. Miễn dịch cho cây
Câu 60. Khi nói về pha tối của quang hợp, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Diễn ra ở xoang tilacoit
B. Không sử dụng nguyên liệu từ pha sáng
C. Sử dụng sản phẩm của pha sáng để đồng hóa CO2
D. Diễn ra ở những tế bào được chiếu sáng
Câu 61. Quang hợp quyết định khoảng
A. 90 - 95% năng suất của cây trồng. B. 80 - 85% năng suất của cây trồng.
C. 60 - 65% năng suất của cây trồng D. 70 - 75% năng suất của cây trồng.
Câu 62. Cây hấp thụ nitơ ở dạng
A. N2+ và NO3-. B. N2+ và NH3+.
C. NH4+ và NO3-. D. NH4- và NO3+.
Câu 63. Các con đường thoát hơi nước chủ yếu gồm:
A. Qua thân, cành và lá B. Qua khí khổng và qua cutin
C. Qua cành và khí khổng của lá D. Qua thân, cành và lớp cutin bề mặt lá.
Câu 64. Đường sucrose, các amino axid được vận chuyển ở thân chủ yếu
A. Trong mạch rây theo chiều từ trên xuống.
B. Từ mạch gỗ sang mạch rây.
C. Từ mạch rây sang mạch gỗ.
D. Trong mạch gỗ.
Câu 65. Nước và các ion khoáng được vận chuyển ở thân chủ yếu:
A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. B. từ mạch gỗ sang mạch rây.
C. từ mạch rây sang mạch gỗ. D. nhờ mạch gỗ.
Câu 66. Trong quá trình quang hợp, lá thải ra loại khí nào ?
A. Khí hiđrô B. Khí nitơ C. Khí ôxi D. Khí cacbônic
Câu 67. Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu:
A. Nước và các ion khoáng B. Amit và hooc môn
C. Axitamin và vitamin D. Nước và đường.
Câu 68. Tưới nước hợp lý là
A. Phải tưới nước thường xuyên cho cây
B. Sau khi thu hoạch phải bổ sung lượng nước cần thiết cho đất
C. Phải tưới nước phù hợp với giống, loài cây, giai đoạn sinh trưởng, phát triển,
loại đất, thời tiết.
D. Tưới nước phải cung cấp đủ cho cây các loại nguyên tố khoáng.
Câu 69. Cơ quan thoát hơi nước của cây là :
A. Cành B. Lá C. Thân D. Rễ
Câu 70. Đơn vị hút nước chủ yếu của cây là:
A. Tế bào lông hút B. Tế bào biểu bì
C. Không bào D. Tế bào khí khổng

You might also like