You are on page 1of 28

CHƯƠNG II: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT

1. BIẾT
TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT
Câu 1: Tiêu hoá là quá trình
A. tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể.
B. tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.
C. tạo ra các chất chất dinh dưỡng cho cơ thể.
D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thu
được.
Câu 2: Ở động vật chưa có túi tiêu hoá, thức ăn được
A. Tiêu hóa ngoại bào.
B. Tiêu hoá nội bào.
C. Tiêu hóa ngoại bào, tiêu hoá nội bào.
D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.
Câu 3: Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá :
A. Tiêu hóa ngoại bào.
B. Tiêu hoá nội bào.
C. Tiêu hóa ngoại bào, tiêu hoá nội bào.
D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.
Câu 4: Quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá diễn ra như sau:
A. Thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản
mà cơ thể hấp thụ được.
B. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dưỡng phức tạp thành những
chất đơn giản.
C. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang
túi) và nội bào.
D. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang
túi.
Câu 5: Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa cùa người
A. miệng → ruột non → thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn.
B. miệng → thực quán → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn.
C. miệng → ruột non → dạ dày → hầu → ruột già → hậu môn.
D. miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn.
Câu 6: Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn thịt như thế nào?
A. tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học. B. chỉ tiêu hóa cơ học.
C. tiêu hóa hóa học, cơ học và nhờ vi sinh vật cộng sinh. D. chỉ tiêu hóa hóa học.
Câu 7: Chức năng không đúng với răng của thú ăn thịt?
A. Răng cửa gặm và lấy th.ăn ra khỏi xương. B. Răng cửa giữ thức ăn. C. Răng nanh cắn
và giữ mồi.
D. Răng cạnh hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ.
Câu 8: Trật tự tiêu hoá thức ăn trong dạ dày ở trâu, bò:
A. dạ cỏ → dạ lá sách → dạ tổ ong → dạ múi khế. B. dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ lá sách →
dạ múi khế.
C. dạ cỏ → dạ múi khế → dạ lá sách → dạ tổ ong. D. dạ cỏ → dạ lá sách → dạ múi khế
→ dạ tổ ong.
Câu 9: Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn thực vật như thế nào?
A. tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học. B. chỉ tiêu hóa cơ học.
C. tiêu hóa hóa học, cơ học và nhờ vi sinh vật cộng sinh. D. chỉ tiêu hóa hóa học.

1
Câu 10: Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có bốn ngăn?
A. ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò. B. ngựa, thỏ, chuột.
C. ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê. D. trâu, bò, cừu, dê.

1. HIỂU
TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

Câu 1: Ý nào không đúng với ưu thế của ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá?
A. Dịch tiêu hoá không bị hoà loãng.
B. Có sự kết hợp giữa tiêu hoá hoá học và cơ học.
C. Dịch tiêu hoá được hoà loãng.
D. Ống tiêu hoá phân hoá thành các bộ phận khác nhau tạo sự chuyển hoá về chức năng.
Câu 2: Điểu nào sau đây đúng khi nói về cơ quan tiêu hóa dạng ống ?
A. Enzim tiêu hóa được bài tiết từ Lizôxôm.
B. Hoạt động tiêu hóa thức ăn chỉ xảy ra theo phương thức tiêu hóa ngoại bào.
C.Ống tiêu hóa thông với môi trường qua một lỗ vừa nhận thức ăn, vừa thải bã.
D. Các tế bào bài tiết dịch tiêu hóa luôn nằm ngay trên thành của ống tiêu hóa.
Câu 3: Trong các bộ phận của ống tiêu hóa người, bộ phận không xảy ra tiêu hóa cơ học và hóa học
là:
A. ruột già. B. dạ dày. C. miệng. D. ruột non.
Câu 4: Trong ống tiêu hóa của động vật ăn tạp, bộ phận nào sau đây xảy ra quá trình tiêu hóa sinh
học? không xảy ra tiêu hóa cơ học và hóa học là: A. ruột già. B. dạ dày. C.
thực quản. D. ruột non.
Câu 5: Ý không đúng với cấu tạo của ống tiêu hoá ở người?
A. Trong ống tiêu hoá có ruột non. B. Trong ống tiêu hoá có thực quản.
C. Trong ống tiêu hoá của có dạ dày. D. Trong ống tiêu hoá có diều.
Câu 6: Vì sao ruột non của người được xem là nơi xảy ra quá trình tiêu hóa hóa học mạnh nhất so
với các bộ phận khác của ống tiêu hóa?
A. Ruột non nhận nhiều dịch tiêu hóa của gan, tụy và tuyến ruột.
B. Ruột non xảy ra quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.
C. Ruột non là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa.
D. Ruột non chứa nhiều enzim có tác dụng phân giải hầu hết các loại thức ăn khác nhau.
Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt?
A. dạ dày đơn. B. ruột ngắn. C. manh tràng phát triển.
D. thức ăn qua ruột non, trải qua tiêu hóa cơ học, hóa học và được hấp thụ.
Câu 8: Động vật nào sau đây có dạ dày đơn?
A. Cừu, chó, thỏ. B. Chuột, lợn, mèo. C. Bồ câu, thỏ, gà. D. Gà, Vịt, bồ câu.
Câu 9: Khi nói về cấu tạo ruột non người, các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột
và các lông cực nhỏ có tác dụng gì?
A. tạo thuận lợi cho tiêu hóa cơ học. B. làm tăng bề mặt hấp thụ của ruột.
C. tạo thuận lợi cho tiêu hóa hóa học. D. làm tăng nhu động ruột.
HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
Câu 10: Các loài thân mềm và chân khớp sống trong nước có hình thức hô hấp:
A. bằng mang. B. bằng hệ thống ống khí. C. bằng phổi. D. qua bề mặt cơ thể.
Câu 12: Sự lưu thông khí trong các ống khí của chim được thực hiện nhờ:
A. sự co dãn của phần bụng. B. Sự vận động của cánh.
C. sự co dãn của túi khí. D. Sự di chuyển của chân.
Câu 13: Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng thực hiện được là nhờ:

2
A. Sự vận động của cánh. B. sự nhu động của hệ tiêu hóa.
C. sự di chuyển của chân. D. sự co dãn của phần bụng.
Câu 14: Vì sao nồng độ CO2 thở ra cao hơn so với hít vào?
A. Vì một lượng CO2 khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang trước khi đi ra khỏi phổi.
B. Vì một lượng CO2 được dồn về phổi từ các cơ quan khác trong cơ thể.
C. Vì một lượng CO2 còn lưu trữ trong phế nang.
D. Vì một lượng CO2 thải ra trong hô hấp tế bào của phổi.
Câu 15: Vì sao động vật có phổi không hô hấp dưới nước được?
A. Vì phổi không hấp thu được O2 trong nước.
B. Vì phổi không thải được CO2 trong nước.
C. Vì cấu tạo phổi không phù hợp với việc hô hấp trong nước.
D. Vì nước tràn vào đường dẫn khí cản trở lưu thông khí nên không hô hấp được.
Câu 16: Phân áp O2 và CO2 trong tế bào so với ngoài cơ thể như thế nào?
A. Trong tế bào, phân áp O2 thấp còn CO2 cao so với ngoài cơ thể.
B. Phân áp O2 và CO2 trong tế bào thấp hơn so với ngoài cơ thể.
C. Trong tế bào, phân áp O2 cao còn CO2 thấp so với ngoài cơ thể.
D. Phân áp O2 và CO2 trong tế bào cao hơn so với ngoài cơ thể
Câu 17: Côn trùng có hình thức hô hấp nào?
A. hô hấp bằng mang. B. Hô hấp bằng phổi.
C. Hô hấp bằng hệ thống ống khí. D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
Câu 18: Nồng độ O2 khi thở ra thấp hơn so với hít vào vì:
A. Một lượng O2 còn lưu giữ trong phế nang.
B. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế quản.
C. Vì một lượng O2 đã ô xy hoá các chất trong cơ thể.
D. Vì một lượng O2 đã khuếch tán vào màu trước khi ra khỏi phổi.
Câu 19: Phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát, lưỡng cư vì phổi thú có:
A. khối lượng lớn hơn. B. cấu trúc phức tạp hơn. C. có kích thước lớn hơn.
D. có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn.
Câu 20: Chim hô hấp nhờ:
A. phổi. B. hệ thống túi khí và phổi. C. mang. D. qua bề mặt cơ thể.
Câu 21: Ý không đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật ?
A. Có sự lưu thông khí tạo ra sự cân bằng về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt
trao đổi khí.
B. Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề
mặt trao đổi khí.
C. Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua.
D. Bề mặt trao đổi khí rộng và có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.
Câu 22: Ý không đúng với đặc điểm của giun đất thích ứng với sự trao đổi khí ?
A. Tỷ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn.
B. Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua.
C. Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp.
D. Tỷ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (S/V) khá lớn.
Câu 23: Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) có hình
thức hô hấp:
A. Hô hấp bằng mang. B. Hô hấp bằng phổi.
C. Hô hấp bằng hệ thốnh ống khí. D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
Câu 24: Ý không đúng với sự trao đổi khí qua da của giun đất?
A. Quá trình khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự chênh lệch về phân áp giữa O2 và CO2.

3
B. Qúa trình chuyển hoá bên trong cơ thể luôn tiêu thụ O 2 làm cho phân áp O2 trong cơ thể luôn bé
hơn bên ngoài.
C. Quá trình chuyển hoá bên trong cơ thể luôn tạo ra CO2 làm cho phân áp CO2 bên trong tế bào luôn
cao hơn bên ngoài.
D. Quá trình khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự cân bằng về phân áp O2 và CO2.
Câu 25: Khi cá thở ra:
A. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở.
B. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng.
C. Cửa miệng mở, thềm miệng hạ xuống, nắp mang mở.
D. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở.
Câu 26: Lưỡng cư vừa sống ở nước vừa sống ở cạn vì
A. nguồn thức ăn ở hai môi trường đều phong phú.
B. hô hấp bằng da và bằng phổi.
C. da luôn cần ẩm ướt.
D. chi ếch có màng, vừa bơi, vừa nhảy được ở trên cạn.
Câu 27: Đặc điểm hô hấp của lưỡng cư là:
A. trao đổi khí qua da ẩm là chủ yếu.
B. trao đổi khí qua phổi ẩm là chủ yếu.
C. trao đổi khí qua da ẩm và qua mang.
D. trao đổi khí qua phế nang là chủ yếu.
Câu 28: Phổi của chim có cấu tạo khác với phổi của các động vật trên cạn khác:
A. Phế quản phân nhánh nhiều. B. Có nhiều phế nang.
C. Khí quản dài. D. Có nhiều ống khí.
Câu 29: Khi cá thở vào, diễn biến nào dưới đây đúng?
A. Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang mở.
B. Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang đóng.
C. Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang đóng.
D. Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang mở.
Câu 30: Cá lên cạn sẽ bị chết trong thời gian ngắn vì:
A. Vì diện tích trao đổi khí còn rất nhỏ và mang bị khô nên cá không hô hấp được.
B. Vì độ ẩm trên cạn thấp.
C. Vì không hấp thu được O2 của không khí.
D. Vì nhiệt độ trên cạn cao.
Câu 31: Đặc điểm cấu tạo của cơ quan hô hấp ở chim khác với bò sát và thú:
A. có số lượng phế nang nhiều hơn. C. có các túi khí nằm ở phía trước và phía sau phổi.
B. có phế quản phân nhánh. D. cử động hô hấp được thực hiện do sự co giãn của
các cơ hô hấp.
Câu 32: Khi nói về hoạt động hô hấp ở chim, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
(1) Sự vỗ cánh khi bay không tham gia vào cử động hô hấp.
(2) Khi hít vào, không khí đi vào các túi phía sau phổi.
(3) Khi thở ra, khí từ phổi theo các túi khí phía trước phổi ra ngoài.
(4) Cử động nhịp nhàng của cánh khi bay tạo sự thay đổi thể tích của lồng ngực giúp thông khí
phổi.
(5) Cơ hoành nằm giữa khoang ngực và khoang bụng tham gia vào hoạt động hô hấp.
Các phát biểu không đúng là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 33: Các ngành động vật nào sau đây thực hiện trao đổi khí trực tiếp với môi trường qua bề mặt
cơ thể?
A. Ruột khoang, giun tròn, giun đốt. B. Ruột khoang, thân mềm, chân khớp.

4
C. Giun đốt, thân mềm, chân khớp. D. Giun tròn, thân mềm, chân khớp.
Câu 34: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm khí ở phổi của chim?
(1) Giàu oxi cả khi cơ thể hít vào và thở ra.
(2) các túi khí phía trước phổi chứa khí nghèo oxi và giàu CO2.
(3) các túi khí phía sau phổi chứa khí nghèo CO2 và giàu oxi.
(4) Giàu CO2 cả khi cơ thể hít vào và thở ra.
Các phát biểu không đúng là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 35: Ở động vật có xương sống, sự trao đổi khí còn được hỗ trợ của các động tác và hoạt động
cơ thể, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Cá có cơ quan tạo dòng nước luôn di chuyển qua mang giúp sự trao đổi khí thực hiện dễ dàng.
(2) Ở ếch, sự vận chuyển của không khí nhờ cử động nâng lên hạ xuống của thềm miệng.
(3) Ở chim, hoạt động nhịp nhàng của đôi cánh khi bay làm thay đổi thể tích các túi khí giúp trao
đổi khí thuận lợi.
(4) Ở thú, có sự tham gia của cơ hoành nằm giữa khoang ngực và khoang bụng.
Các phát biểu đúng là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
TUẦN HOÀN MÁU Ở ĐỘNG VẬT
Câu 36: Trong cơ thể động vật, hệ cơ quan đảm nhận chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này
đến bộ phận khác để đáp ứng cho nhu cầu cơ thể: A. Hệ thần kinh. B. Hệ hô hấp.
C. Hệ tuần hoàn. D. Hệ bài tiết.
Câu 37: Khi nói về đặc điểm của hệ tuần hoàn hở, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Không có mao mạch nối giữa động mạch và tĩnh mạch.
(2) Máu và nước mô tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với tế bào.
(3) Sắc tố hô hấp là hêmôxianin (chứa Cu) nên máu có màu xanh nhạt.
(4) Máu chảy trong động mạch có tốc độ chậm, áp lực thấp.
(5) Sự điều hòa và phân phối máu đến các cơ quan chậm.
Các phát biểu đúng là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 38: Các nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A. Mực ống, giun đốt, sâu bọ. B. Thân mềm, chân khớp, giun đốt.
C. Thân mềm, giáp xác, sâu bọ. D. Sâu bọ, thân mềm, bạch tuộc.
Câu 39: Hệ tuần hoàn hở có ở động vật :
A. Đa số động vật thân mềm và chân khớp. B. Các loài cá sụn và cá xương.
C. Động vật đa bào cơ thể nhỏ và dẹp. D. Động vật đơn bào.
Câu 40: Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở có đặc điểm :
A. máu trao đổi chất với tế bào qua màng mao mạch.
B. máu di chuyển trong động mạch có tốc độ rất cao.
C. không tham gia vận chuyển khí trong hô hấp.
D. máu chứa sắc tố hô hấp là hêmôglôbin .
Câu 41: Diễn biến của hệ tuần hoàn hở diễn ra như thế nào?
A. Tim → Động mạch → Khoang máu → trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch mô – máu → tĩnh
mạch → Tim.
B. Tim → Động mạch → trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch mô – máu → Khoang máu → tĩnh
mạch → Tim.
C. Tim → Động mạch → Hỗn hợp dịch mô – máu → Khoang máu → trao đổi chất với tế bào → tĩnh
mạch → Tim.
D. Tim → Động mạch → Khoang máu → Hỗn hợp dịch mô – máu → tĩnh mạch → Tim.
Câu 42: Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn có:
A. máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình. B. tốc độ máu
chảy nhanh, máu đi được xa.

5
C. máu đến các cơ quan nhanh, đáp ứng nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất. D. máu lưu thông
liên tục trong mạch kín.
Câu 43: Khi nói về đặc điểm của hệ tuần hoàn kín, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Có hệ mao mạch nối giữa hệ động mạch và hệ tĩnh mạch.
(2) Trao đổi chất với tế bào qua hệ mao mạch.
(3) Sắc tố hô hấp của máu là hêmôglôbin (chứa Fe) nên máu có màu đỏ.
(4) Máu chảy trong mạch có tốc độ nhanh, áp lực cao hoặc trung bình.
(5) Sự điều hòa và phân phối máu đến các cơ quan nhanh.
Phương án trả lời đúng: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 44: Diễn biến của hệ tuần hoàn kín diễn ra :
A. Tim → Động Mạch → Tĩnh mạch → Mao mạch → Tim. B. Tim → Động Mạch → Mao
mạch → Tĩnh mạch → Tim.
C. Tim → Mao mạch → Động Mạch → Tĩnh mạch → Tim. D. Tim → Tĩnh mạch → Mao mạch
→ Động Mạch → Tim.
Câu 45: Ở các động vật có xương sống, máu trao đổi chất với tế bào qua:
A. thành tĩnh mạch, mao mạch. B. thành mao mạch. C. thành động mạch, mao mạch. D. thành
động mạch, tĩnh mạch.
Câu 46: Các động vật có hệ tuần hoàn kín, máu có có màu đỏ là do:
A. sắc tố hô hấp có chứa Fe. B. sắc tố hô hấp chứa Cu. C. sắc tố hô hấp chứa Ca. D.
sắc tố hô hấp chứa Zn.
Câu 47: Ý nào không phải là ưu điểm của hệ tuần hòan kín so với hệ tuần hoàn hở?
A. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.
B. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa. C. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng
lượng.
D. Máu đến các cơ quan nhanh, đáp ứng nhu cầu trao đổ khí và trao đổi chất.
Câu 48: Hệ tuần hoàn kín - hệ tuần hoàn đơn có ở những động vật :
A. chỉ có ở mực ống, bạch tuột, giun đốt, chân đầu (ốc anh vũ, mực nang) và cá.
B. chỉ có ở cá, lưỡng cư và bò sát.
C. chỉ có ở cá, lưỡng cư.
D. chỉ có ở mực ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu.
Câu 49: Nhóm động vật có tim 4 ngăn, máu không bị pha trộn?
A. Bò sát. B. Chim, thú. C. Cá. D. Lưỡng cư.
Câu 50: Hệ tuần hoàn kép có ở những động vật nào?
A. chỉ có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt. B. chỉ có ở cá, lưỡng cư, bò sát.
C. chỉ có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, cá. D. chỉ có ở lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
Câu 51: Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim là do hệ dẫn truyền tim hoạt động:
A. nút xoang nhĩ → nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → tâm thất co.
B. nút xoang nhĩ → bó His → nút nhĩ thất → mạng Puôckin → tâm thất co.
C. nút nhĩ thất → nút xoang nhĩ → bó His → mạng Puôckin → tâm thất co.
D. nút nhĩ thất → nút xoang nhĩ → mạng Puôckin → bó His → tâm thất co.
Câu 52: Quan sát hình hệ dẫn truyền tim và cho biết có bao nhiêu nhận xét
dưới đây là đúng khi nói về hệ thống thần kinh tự động của tim ?
1- (I): Nút xoang nhĩ; (II): Nút nhĩ thất; (III): Bó His; (IV): Mạng Puôckin.
2- Số (I): phát xung điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ → tâm nhĩ co. I
3- Số (II): điều khiển tim đập khi nút xoang nhĩ bị tổn thương và khi đó II
tim đập chậm hơn,cả hai tâm nhĩ và hai tâm thất cùng co bóp một lúc. III
4- Số (III): dẫn truyền xung động đến hai tâm thất.
5- Số (III) và (IV): lan truyền xung động ra khắp cơ tâm thất → tâm thất co. IV

6
Số phát biểu đúng là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 53: Thứ tự nào sau đây đúng với chu kì hoạt động của tim?
A. Pha co tâm nhĩ (0,1s) → pha giãn chung (0,4s) → pha tâm thất (0,3s).
B. Pha co tâm nhĩ (0,1s)→ pha co tâm thất (0,3s) → pha giãn chung (0,4s).
C. Pha co tâm thất (0,3s) → pha co tâm nhĩ (0,1s) → pha giãn chung (0,4s).
D. Pha giãn chung (0,4s) → pha co tâm thất (0,3s) → pha co tâm nhĩ (0,1s).
Câu 54: Khi nói về tuần hoàn máu ở động vật có xương sống, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1)- Hệ tuần hoàn gồm 3 thành phần là dịch tuần hoàn (máu và dịch mô); tim và hệ mạch (ĐM,
MM, TM).
(2)- Dịch tuần hoàn bao gồm máu hoặc hỗn hợp máu - dịch mô.
(3)- Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây.
(4)- Huyết áp là áp lực của máu tác dụng lên thành mạch.
(5)- Nhịp tim là số chu kỳ tim trong một phút; nhịp tim tỷ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.
(6)- Huyết áp tâm thu được đo tương ứng với thời điểm tim co và có giá trị lớn nhất.
(7)- Huyết áp tâm trương được đo tương ứng với thời điểm tim dãn và có giá trị nhỏ nhất.
(8)- Lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch máu có thể làm
thay đổi huyết áp.
Số phát biểu đúng là: A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 55: Huyết áp là:
A. Lực co bóp của tâm thất tống máu vào động mạch và đẩy máu chảy trong hệ mạch.
B. Lực co bóp của tâm nhĩ tống máu vào động mạch và đẩy máu chảy trong hệ mạch.
C. Lực co bóp của tim tống máu vào động mạch và đẩy máu chảy trong hệ mạch.
D. Lực co bóp của tim tống máu từ tĩnh mạch và đẩy máu chảy trong hệ mạch.
Câu 56: Ý nào không phải là đặc tính của huyết áp?
A. Càng xa tim, huyết áp càng giảm. B. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực
tiểu ứng với lúc tim dãn.
C. Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp; tim đập chậm, yếu làm huyết áp giảm.
D. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận
chuyển.
Câu 57: Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào?
(1) lực co tim. (2) nhịp tim. (3) khối lượng máu.
(4) độ quánh của máu. (5) số lượng tế bào hồng cầu. (6) sự đàn hồi của mạch máu.
Phương án trả lời đúng: A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 58: Vận tốc máu chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch. B. tổng tiết diện của mạch máu.
C. lượng máu có trong tim. D. tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa
các đoạn mạch.
Câu 59: Ở người chu kì tim có 3 pha, pha co tâm nhĩ, pha co tâm thất, pha giãn chung và có tỉ lệ là
1:3:4. Một em bé có nhịp tim là 80 lần/phút. Thời gian pha co tâm thất là A. 0,225 s. B.
0,28125 s. C. 0,375 s. D. 0,5 s.
Câu 60: Ở người trưởng thành, có huyết áp tâm thu khoảng....(1)....và huyết áp tâm trương
khoảng......(2).....
A. (1): 110 mmHg ; (2): 70 mmHg. B. (1): 110 mmHg ; (2): 80 mmHg.
C. (1): 120 mmHg ; (2): 70 mmHg. D. (1): 120 mmHg ; (2): 80 mmHg.
Câu 61: Ở người trưởng thành, chứng huyết áp cao biểu hiện khi:
A. Huyết áp cực đại > 150mmHg và kéo dài. B. Huyết áp cực đại >160mmHg và kéo dài.
C. Huyết áp cực đại >140mmHg và kéo dài. D. Huyết áp cực đại >130mmHg và kéo dài.
Câu 62: Ở người trưởng thành, chứng huyết áp thấp biểu hiện khi:

7
A. Huyết áp cực đại  80mmHg. B. Huyết áp cực đại  60mmHg.
C. Huyết áp cực đại  70mmHg. D. Huyết áp cực đại  90mmHg.
Câu 63: Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?
A. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
B. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ
mạch.
C. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm
vỡ mạch.
D. Vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ
mạch.
CÂN BẰNG NỘI MÔI
Câu 64: Cân bằng nội môi là duy trì trạng thái ổn định của môi trường.........
A. trong tế bào. B. trong mô. C. trong cơ quan. D. trong cơ thể.
Câu 65: Sự phối hợp hoạt động của 3 bộ phận theo thứ tự nào sau đây đúng với cơ chế duy trì cân
bằng nội môi?
A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận điều khiển → Bộ phận thực hiện.
B. Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận thực hiện → Bộ phận điều khiển.
C. Bộ phận thực hiện → Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận điều khiển.
D. Bộ phận thực hiện → Bộ phận điều khiển → Bộ phận tiếp nhận kích thích.
Câu 66: Hai hệ cơ quan có vai trò quan trọng nhất trong sự cân bằng môi trường bên trong cơ thể là:
A. Thần kinh và tuần hoàn. B. Thần kinh và nội tiết. C. Hô hấp và tuần hoàn. D. Bài tiết
và nội tiết.
Câu 67: Độ pH trong máu người bình thường nằm trong khoảng nào sau đây?
A. 6,0 – 6,5. B. 6,5 – 7,35. C. 7,35 – 7,45.
D. 7,45 – 8,25.
Câu 68: Trong cơ chế duy trì ổn định pH của máu, ý nào dưới đây không đúng?
A. Hệ đệm trong máu lấy đi H+ hoặc OH- khi các ion này xuất hiện trong máu.
B. Phổi thải CO2 vì khi CO2 tăng lên → tăng H+ trong máu.
C. Thận thải H+, thải NH3 và tái hấp thụ Na+.
D. Phổi hấp thu O2 và thải khí CO2 khi giảm H+ trong máu.
Câu 69: Hoạt động nào sau đây không phải của gan? A. Nơi dự trữ đường cho cơ thể.
B. Điều hòa hoạt động trao đổi đường của cơ thể. C. Điều khiển quá trình lọc máu qua cầu thận
để tạo nước tiểu.
D. Điều tiết các chất dinh dưỡng sau quá trình hấp thu vào máu đến các mô.
Câu 70: Khi lượng protein huyết tương giảm làm giảm áp suất thẩm thấu của máu sẽ dẫn đến bệnh
nào sau đây?
A. Bệnh giảm đường huyết. B. Đái tháo đường. C. Viêm thận. D. Phù nề do ứ
nước ở các mô.
Câu 71:Hoạt động nào sau đây có tác dụng điều chỉnh nồng độ CO2 trong máu?
A. Bài tiết mồ hôi. B. Đào thải nước tiểu. C. Thông khí phổi. D. Hấp thu nước
ở ống thận.
Câu 72: Hoạt động của thận tham gia điều chỉnh thành phần nào sau đây?
A. nồng độ bicacbonat trong máu. B. Lượng glicogen dự trữ trong gan.
C. Nồng độ glucôzơ trong máu. D. Lượng mỡ dự trữ trong các mô mỡ.
Câu 73: Khi nói về vai trò của các thành phần tham gia cân bằng nội môi, có bao nhiêu phát biểu
đúng?
(1) Gan tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hòa nồng độ các chất hòa
tan trong máu như glucôzơ.

8
(2) Thận tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thu nước hoặc thải bớt
nước và các chất hòa tan trong máu.
(3) Thận tham gia điều hòa pH máu nhờ khả năng thải H+, thải NH3 và tái hấp thụ Na+.
(4) Phổi tham gia điều hòa pH máu bằng cách thải CO2.
(5) Hệ đệm duy trì pH máu ổn định do chúng có khả năng lấy đi H+ hoặc OH- khi các ion này xuất
hiện trong máu.
(6) Hệ đệm bicaconat điều chỉnh nồng độ CO 2 nhờ sự thông khí qua phổi và điều chỉnh nồng độ
bicaconat nhờ thận.
(7) Hệ đệm phôtphat có vai trò quan trọng trong dịch ống thận vì phôtphat tập trung nhiều ở ống
thận.
(8) Hệ đệm proteinat là hệ đệm mạnh nhất vì điều chỉnh cả khi môi trường axit hoặc kiềm.
Số phát biểu đúng là: A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 74: Cơ thể động vật chống nóng bằng phương thức nào sau đây?
A. Tăng tỏa nhiệt và sinh nhiệt của cơ thể. B. Tăng tỏa nhiệt và giảm sinh nhiệt của cơ thể.
C. Giảm tỏa nhiệt và sinh nhiệt của cơ thể. D. Giảm tỏa nhiệt và tăng sinh nhiệt của cơ thể.
Câu 75: Vì sao ta có cảm giác khát nước?
A. Vì nồng độ glucôzơ trong máu tăng. B. Vì nồng độ glucôzơ trong máu giảm.
C. Vì áp suất thẩm thấu trong máu tăng. D. Vì áp suất thẩm thấu trong máu gỉam.

PHẦN CÂU HỎI ÔN TỐT NGHIỆP

Câu 1. [Đề tham khảo 2018] Động vật nào sau đây có dạ dày đơn?
A. Bò. B. Trâu. C. Ngựa. D. Cừu.
Câu 2. [Đề chính thức 2018] Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở người, quá trình tiêu hóa protein chỉ diễn ra ở ruột non.
B. Ở thủy tức, thức ăn chỉ được tiêu hóa nội bào.
C. Ở thỏ, một phần thức ăn được tiêu hóa ở manh tràng nhờ vi sinh vật cộng sinh.
D. Ở động vật nhai lại, dạ cỏ tiết ra pepsin và HCl tiêu hóa protein.
Câu 3. [Đề chính thức 2018] Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở thỏ, quá trình tiêu hóa hóa học chỉ diễn ra ở manh tràng.
B. Ở người, quá trình tiêu hóa hóa học chỉ diễn ra ở ruột non.
C. Ở thủy tức, thức ăn chỉ được tiêu hóa nội bào.
D. Ở động vật nhai lại, dạ múi khế có khả năng tiết ra enzim pepsin và HCl.
Câu 4. [Đề chính thức 2018] Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa, phát
biểu nào sau đây đúng?
A. Trong túi tiêu hóa, thức ăn chỉ được biến đổi về mặt cơ học.
B. Trong ngành Ruột khoang, chỉ có thủy tức mới có cơ quan tiêu hóa dạng túi.
C. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
D. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim của lizôxôm.
Câu 5. [Đề chính thức 2019] Ngăn nào sau đây của dạ dày trâu tiết ra pepsin và HCl để tiêu hóa
protein?
A. Dạ lá sách. B. Dạ múi khế. C. Dạ cỏ. D. Dạ tổ ong.
Câu 6. [Đề chính thức 2019] Trâu tiêu hóa được xenlulozơ có trong thức ăn là nhờ enzym của
A. vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ B. tuyến tụy
C. tuyến gan D. tuyến nước bọt.
Câu 7. [Đề chính thức 2019] Trong ống tiêu hóa của người, quá trình tiêu hóa được diễn ra chủ
yếu ở
A. thực quản. B. ruột non. C. ruột già. D. dạ dày.

9
Câu 8. [Đề chính thức 2019] Ngăn nào sau đây của dạ dày trâu là dạ dày chính thức (còn gọi là dạ
dày thực sự)?
A. Dạ tổ ong. B. Dạ múi khế. C. Dạ lá sách. D. Dạ cỏ.
Câu 9. [Đề tham khảo 2020 đợt 2] Khi nói về tiêu hóa ở động vật nhai lai, phát biểu nào sau đây
sai?
A. Động vật nhai lại có dạ dày 4 ngăn.
B. Dạ múi khế tiết ra enzim pepsin và HCl để tiêu hóa protein.
C. Xenlulozơ trong cỏ được biến đổi nhờ hệ vi sinh vật cộng sinh ở dạ cỏ.
D. Dạ tổ ong được coi là dạ dày chính thức của nhóm động vật này.
Câu 10. [Đề chính thức 2021 đợt 1] Trong hệ tiêu hóa của người, dưới tác động của enzim tiêu hóa,
tinh bột được biến đổi thành chất nào sau đây?
A. Glucôzơ. B. Axit amin. C. Glixêrol. D. Axit béo.
Câu 11. [Đề chính thức 2021 đợt 2] Sinh vật nào sau đây chưa có cơ quan tiêu hóa?
A. Thỏ. B. Trùng giày. C. Thủy tức. D. Mèo.
Câu 12. Khi nói về tiêu hóa ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Ở người, quá trình tiêu hóa protein chỉ diễn ra ở ruột non.
II. Ở thủy tức, thức ăn chỉ được tiêu hóa nội bào.
III. Ở thỏ, một phần thức ăn được tiêu hóa ở manh tràng nhờ vi sinh vật cộng sinh.
IV. Ở động vật nhai lại, dạ múi khế tiết ra pepsin và HCl tiêu hóa protein.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 13. Khi nói về quá trình tiêu hóa ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Động vật đơn bào tiêu hóa thức ăn bằng cả con đường ngoại bào và nội bào.
II. Trâu tiêu hóa cenlulose có trong thức ăn là nhờ tiết enzyme có trong tuyến nước bọt.
III. Dạ múi khế là dạ dày chính thức của động vật nhai lại do tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein.
IV. Động vật dạ dày đơn như thỏ, ngựa … có manh tràng rất phát triển.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 14. Khi nói về quá trình tiêu hóa ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Động vật nhai lại như trâu, bò, cừu, dê,… có dạ dày 4 ngăn.
II. Trong ngành ruột khoang, chỉ có thủy tức mới có cơ quan tiêu hóa dạng túi.
III. Thức ăn được tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa là tiêu hóa nội bào.
IV. Thú ăn thịt có ruột dài, răng ăn thịt phát triển.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 15. Trong mề gà (dạ dày cơ của gà) thường có những hạt sỏi nhỏ. Chức năng của các viên sỏi
này là
A. Tăng hiệu quả tiêu hóa cơ học.
B. Cung cấp một số nguyên tố vi lượng cho gà.
C. Tăng hiệu quả tiêu hóa hóa học.
D. Giảm hiệu quả tiêu hóa hóa học.
Câu 16. Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở người, quá trình tiêu hóa prôtêin chỉ diễn ra ở ruột non.
B. Ở thủy tức, thức ăn chỉ được tiêu hóa nội bào.
C. Ở thỏ, một phần thức ăn được tiêu hóa ở manh tràng nhờ vi sinh vật cộng sinh.
D. Ở động vật nhai lại, dạ cỏ tiết ra pepsin và HCl tiêu hóa prôtêin.
Câu 17. Khi nói về sự khác biệt giữa tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
I. Thú ăn thịt hầu như không nhai thức ăn còn thú ăn thực vật thường nhai kĩ thức ăn và tiết nhiều
nước bọt.
II. Ruột non của thú ăn thịt thường dài hơn so với ruột của thú ăn thực vật.

10
III. Thú ăn thực vật có manh tràng rất phát triển.
IV. Bên cạnh tiêu hóa cơ học và hóa học, ở thú ăn thực vật còn có quá trình biến đổi thức ăn được
thực hiện bởi các vi sinh vật cộng sinh.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 18. Khi nói về hệ hô hấp và tiêu hóa ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi bị nhiễm virus Corona, hệ cơ quan bị tấn công đầu tiên là hệ hô hấp.
II. Ở khoang miệng, có chứa enzim amilaza phân giải tinh bột.
III. Ở ruột già có tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.
IV. Khi huyết áp giảm thì cường độ hô hấp cũng giảm.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 19. Ngay sau bữa ăn chính, nếu tập thể dục thì hiệu quả tiêu hoá và hấp thụ thức ăn sẽ giảm do
nguyên nhân nào sau đây?
A. Tăng tiết dịch tiêu hoá B. Giảm lượng máu đến cơ vân
C. Tăng cường nhu động của ống tiêu hoá D. Giảm lượng máu đến ống tiêu hoá

HÔ HẤP ĐỘNG VẬT

Câu 20. [Đề chính thức 2018] Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi
trường diễn ra ở mang?
A. Cá chép. B. Thỏ. C. Giun tròn. D. Chim bồ câu.
Câu 21. [Đề chính thức 2018] Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi
trường được thực hiện qua da?
A. Cá chép. B. Châu chấu. C. Giun đất. D. Chim bồ câu.
Câu 22. [Đề chính thức 2018] Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi
trường diễn ra ở phổi?
A. Châu chấu. B. Cá chép. C. Giun tròn. D. Chim bồ câu.
Câu 23. [Đề chính thức 2018] Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi
trường diễn ra ở mang?
A. Ếch đồng. B. Tôm sông. C. Mèo rừng. D. Chim sâu
Câu 24. [Đề tham khảo 2019] Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường thông qua hệ thống
ống khí?
A. Châu chấu. B. Sư tử. C. Chuột. D. Ếch đồng.
Câu 25. [Đề chính thức 2018] Khi nói về hô hấp ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở tất cả động vật không xương sống, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra
ở ống khí.
B. Ở tất cả động vật sống trong nước, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở
mang.
C. Ở tất cả động vật sống trên cạn, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở
phổi.
D. Ở tất cả các loài thú, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở phổi.
Câu 26. [Đề tham khảo 2020 đợt 2] Động vật nào sau đây hô hấp bằng mang?
A. Thằn lằn B. Ếch đồng C. Cá chép D. Sư tử
Câu 27. [Đề chính thức 2020 đợt 1] Động vật nào sau đây hô hấp qua da?
A. Giun đất B. Cá mập C. Thỏ D. Thằn lằn
Câu 28. [Đề chính thức 2020 đợt 1] Động vật nào sau đây hô hấp bằng mang?
A. Giun đất B. Thỏ C. Châu chấu D. Cá chép
Câu 29. [Đề chính thức 2020 đợt 1] Động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí?
A. Châu chấu B. Ếch đồng C. Thỏ D. Thằn lằn

11
Câu 30. [Đề chính thức 2020 đợt 1] Trong 1 ao nuôi cá, người ta thường nuôi ghép các loài cá sống
ở các tầng nước khác nhau. Kĩ thuật nuôi ghép này đem lại bao nhiêu lợi ích sau đây?
I. Tận dụng diện tích ao nuôi.
II. Có thể tiết kiệm chi phí sản xuất.
III. Tận dụng nguồn sống của môi trường.
IV. Rút ngắn thời gian sinh trưởng của tất cả các loài cá trong ao.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 31. Khi nói về quá trình hô hấp và tuần hoàn ở động vật, có có bao nhiêu phát biểu sau đây
sai?
I. Con người là động vật trên cạn trao đổi khí hiệu quả nhất.
II. Châu chấu, cào cào và ếch đồng trao đổi khí bằng hệ thống ống khí.
III. Một bệnh nhân bị bệnh tim được lắp máy trợ tim có chức năng phát xung điện cho tim. Máy trợ
tim này có chức năng tương tự cấu trúc của nút nhĩ thất trong hệ dẫn truyền tim.
IV. Máu chảy trong hệ mạch máu ở người theo chiều: Động mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 32. Khi nói về quá trình hô hấp ở chim, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Chim là động vật trên cạn trao đổi khí kém hiệu quả nhất.
II. Sự trao đổi khí ở chim được thực hiện bằng hệ thống ống khí.
III. Không khí giàu O2 đi qua cơ quan trao đổi khí nhờ hệ thống các túi khí.
IV. Trong cơ quan trao đổi khí ở chim, không có khí đọng như ở thú.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 33. Khi nói về hô hấp ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phổi của chim được cấu tạo từ nhiều phế nang.
B. Sự thông khí ở phổi của lưỡng cư chủ yếu nhờ các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích của
lồng ngực.
C. Bò sát trao đổi khi qua cả phổi và da.
D. Chim là động vật trên cạn trao đổi khí hiệu quả nhất.
Câu 34. Khi nói về hô hấp ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Bề mặt trao đổi khí có đặc điểm mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán.
II. Dòng nước chảy bên ngoài song song và cùng chiều với dòng máu chảy trong mao mạch.
III. Lưỡng cư chỉ trao đổi khí qua phổi.
IV. Sự thông khí của lưỡng cư nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 35. Khi nói về hô hấp ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở tất cả động vật không xương sống, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn
ra ở ống khí.
B. Ở tất cả động vật sống trong nước, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra
ở mang.
C. Ở tất cả động vật sống trên cạn, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở
phổi.
D. Ở tất cả các loài thú, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở phổi.
Câu 36. Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở và hô hấp bằng ống khí?
A. Giun đất. B. Thủy tức. C. Châu chấu. D. Cá sấu.
Câu 37. Sau khi hoàn tất công việc dùng lưới để đánh bắt cá từ dưới ao lên, người ta lựa chọn
những con cá nhỏ còn sống và thả chúng trở lại ao. Sau khoảng vài giờ đồng hồ, người ta thấy những
con cá này bị chết. Có bao nhiêu giải thích dưới đây phù hợp với hiện tượng trên?
I. Khi cá vào lưới, cá hoạt động cơ nhiều do vùng vẫy.
II. Cơ hoạt động nhiều, mật độ cao ở trong lưới dẫn đến thiếu oxi.

12
III. Axit axetic tích lũy nhiều trong cơ.
IV. Hoạt động va chạm mạnh có thể gây tổn thương cho cá.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 38. Cá lên cạn sẽ bị chết trong thời gian ngắn vì
A. diện tích trao đổi khí còn rấ nhỏ và mang bị khô nên cá không hô hấp được.
B. độ ẩm trên cạn thấp.
C. không hấp thu được O2 của không khí.
D. nhiệt độ trên cạn cao.
Câu 39. Về hoạt động trao đổi khí ở người, cho các phát biểu sau đây:
I. Hoạt động hấp thu khí oxy xảy ra chủ yếu giữa phế nang và các mao mạch bao quanh phế nang.
II. Sự lưu thông khí diễn ra trong phế nang xảy ra theo một chiều nên hiệu quả trao đổi khí cao.
III. Chưa đến 50% lượng oxy đi vào qua ống hô hấp được hấp thu ở phế nang, phần lớn được thải ra
ngoài.
IV. Để tăng hiệu quả trao đổi khí qua phế nang, số lượng phế nang ngày càng ít và kích thước phế
nang ngày càng tăng.
Giải thích:
I. Hoạt động hấp thu khí oxy xảy ra chủ yếu giữa phế nang và các mao mạch bao quanh phế
nang. à đúng
II. Sự lưu thông khí diễn ra trong phế nang xảy ra theo một chiều nên hiệu quả trao đổi khí cao. à sai
III. Chưa đến 50% lượng oxy đi vào qua ống hô hấp được hấp thu ở phế nang, phần lớn được thải ra
ngoài. à đúng
IV. Để tăng hiệu quả trao đổi khí qua phế nang, số lượng phế nang ngày càng ít và kích thước phế
nang ngày càng tăng. à sai

TUẦN HOÀN MÁU

Câu 40. [Đề tham khảo 2018] Hệ mạch máu của người gồm: I. Động mạch; II. Tĩnh mạch; III. Mao
mạch. Máu chảy trong hệ mạch theo chiều:
A. I → III → II. B. I → II → III. C. II → III → I. D. III → I → II.
Câu 41. [Đề tham khảo 2018] Khi nói về tuần hoàn máu ở người bình thường, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
I. Huyết áp ở mao mạch lớn hơn huyết áp ở tĩnh mạch.
II. Máu trong tĩnh mạch luôn nghèo oxy hơn máu trong động mạch.
III. Trong hệ mạch máu, vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất.
IV. Lực co tim, nhịp tim và sự đàn hồi của mạch đều có thể làm thay đổi huyết áp.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 42. [Đề chính thức 2018] Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép?
A. Châu chấu. B. Ốc sên. C. Cá chép. D. Chim bồ câu.
Câu 43. [Đề chính thức 2018] Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A. Chim bồ câu. B. Cá chép. C. Rắn hổ mang. D. Châu chấu.
Câu 44. [Đề chính thức 2018] Trong hệ tuần hoàn của người, cấu trúc nào sau đây thuộc hệ dẫn
truyền tim?
A. Bó His. B. Tĩnh mạch. C. Động mạch. D. Mao mạch.
Câu 45. [Đề chính thức 2018] Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín?
A. Ốc sên. B. Châu chấu. C. Trai sông. D. Chim bồ câu.
Câu 46. [Đề chính thức THPTQG 2018] Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở người, có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm.

13
II. Huyết áp cao nhất ở động mạch, thấp nhất ở mao mạch và tăng dần ở tĩnh mạch.
III. Vận tốc máu chậm nhất ở mao mạch.
IV. Trong hệ động mạch, càng xa tim, vận tốc máu càng giảm.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 47. [Đề chính thức 2018] Khi nói về hệ tuần hoàn của người bình thường, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
I. Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim.
II. Khi tâm thất co, máu được đẩy vào động mạch.
III. Máu trong buồng tâm nhĩ trái nghèo oxy hơn máu trong buồng tâm nhĩ phải.
IV. Máu trong tĩnh mạch chủ nghèo oxy hơn máu trong động mạch chủ.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Giải thích:
III sai vì máu trong tâm nhĩ trái là từ phổi về giàu oxi
Câu 48. [Đề chính thức 2018] Có bao nhiêu trường hợp sau đây có thể dẫn đến làm tăng huyết áp ở
người bình thường?
I. Khiêng vật nặng. II. Hồi hộp, lo âu.
III. Cơ thể bị mất nhiều máu. IV. Cơ thể bị mất nước do bị bệnh tiêu chảy.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 49. [Đề chính thức 2018] Khi nói về hệ hô hấp và hệ tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các động vật có hệ tuần hoàn kép thì phổi đều được cấu tạo bởi nhiều phế nang.
II. Ở tâm thất của cá và lưỡng cư đều có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2.
III. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong tĩnh mạch.
IV. Ở thú, huyết áp trong tĩnh mạch thấp hơn huyết áp trong mao mạch.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Giải thích:
I sai, phổi của chim được cấu tạo từ nhiều ống khí.
II sai, ở tâm thất của cá không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2.
III sai, máu trong động mạch phổi nghèo O2
Câu 50. [Đề tham khảo 2019] Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở thú, phát biểu nào sau đây
sai?
A. Tim co dãn tự động theo chu kì là nhờ hệ dẫn truyền tim.
B. Khi tâm thất trái co, máu từ tâm thất trái được đẩy vào động mạch phổi.
C. Khi tâm nhĩ co, máu được đẩy từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
D. Loài có khối lượng cơ thể lớn có số nhịp tim/phút ít hơn loài có khối lượng cơ thể nhỏ.
Câu 51. [Đề chính thức 2019] Trong chu kì hoạt động của tim người bình thường, khi tim co thì
máu từ ngăn nào của tim được đẩy vào động mạch phổi?
A. Tâm nhĩ trái. B. Tâm thất phải. C. Tâm nhĩ phải. D. Tâm thất trái.
Câu 52. [Đề chính thức 2019] Trong chu kì hoạt động của tim người bình thường, khi tim co thì
máu từ ngăn nào của tim được đẩy vào động mạch chủ?
A. Tâm nhĩ phải. B. Tâm thất trái. C. Tâm thất phải. D. Tâm nhĩ trái.
Câu 53. [Đề chính thức 2019] Trong chu kì hoạt động của tim người bình thường, ngăn nào sau đây
của tim tiếp nhận trực tiếp CO2 từ tĩnh mạch chủ?
A. Tâm thất phải. B. Tâm nhĩ trái. C. Tâm thất trái. D. Tâm nhĩ phải.
Câu 54. [Đề chính thức 2019] Trong chu kì hoạt động của tim người bình thường, khi tim co thì
máu từ ngăn nào của tim được đẩy vào tĩnh mạch phổi?
A. Tâm nhĩ phải. B. Tâm nhĩ trái. C. Tâm thất phải. D. Tâm thất trái.
Câu 55. [Đề tham khảo 2020 đợt 1] Động vật nào sau đây có tim 2 ngăn?

14
A. Ếch đồng. B. Cá chép. C. Mèo. D. Thỏ
Câu 56. [Đề tham khảo 2020 đợt 1] Thói quen nào sau đây có lợi cho người bị huyết áp cao?
A. Thường xuyên tập thể dục một cách khoa học.
B. Thường xuyên ăn thức ăn có nồng độ NaCl cao.
C. Thường xuyên ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ.
D. Thường xuyên thức khuya và làm việc căng thẳng.
Câu 57. [Đề tham khảo 2020 đợt 2] Hệ tuần hoàn của động vật nào sau đây không có mao mạch?
A. Tôm sông B. Cá rô phi C. Ngựa D. Chim bồ câu
Câu 58. [Đề chính thức 2020 đợt 1] Một bệnh nhân bị bệnh tim được lắp máy trợ tim có chức năng
phát xung điện cho tim. Máy trợ tim này có chức năng tương tự cấu trúc nào trong hệ dẫn truyền
tim?
A. Mạng Puôckin B. Nút nhĩ thất C. Nút xoang nhĩ D. Bó His
Câu 59. [Đề tham khảo 2021] Trong hệ mạch của thú, vận tốc máu lớn nhất ở
A. động mạch chủ B. mao mạch C. tiêu động mạch D. tiêu tĩnh mạch
Câu 60. [Đề chính thức 2021 đợt 2] Cho các thông tin sau: Trái cây và các loại rau xanh có vai trò
quan trọng đối với “sức khỏe” của hệ tuần hoàn; thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ cao huyết áp và
đái tháo đường; căng thẳng thần kinh dài làm hạn chế lưu thông tuần hoàn; hút thuốc lá làm tăng
nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim. Dựa vào các thông tin trên, để giúp cho
cơ thể nói chung và cho hệ tuần hoàn nói riêng “khỏe mạnh”, nên thực hiện tối đa bao nhiêu chỉ dẫn
sau đây?
I. Tập thể dục thường xuyên và khoa học.
II. Giữ cho tâm trạng thoải mái và nói “không” với thuốc lá.
III. Giữ trọng lượng cơ thể ở mức độ phù hợp.
IV. Sử dụng hợp lí trái cây và các loại rau xanh trong khẩu phần ăn.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 61. Trong giờ thực hành, một nhóm học sinh đã tiến hành đo các chỉ tiêu sinh lý của mình ở 2
thời điểm như sau:
- Thời điểm 1: Trước khi chạy tại chỗ 10 phút.
- Thời điểm 2: Ngay sau khi chạy tại chỗ 10 phút.
Theo lí thuyết, chỉ số sinh lí nào sau đây của các bạn học sinh ở thời điểm 2 thấp hơn so với thời
điểm 1?
A. Thân nhiệt. B. Thời gian của 1 chu kì tim.
C. Nhịp tim. D. Huyết áp tối đa
Câu 62. Trong chu kì hoạt động của tim người bình thường, khi tim co thì máu từ ngăn nào của tim
được đẩy vào động mạch phổi?
A. Tâm nhĩ trái. B. Tâm thất phải. C. Tâm nhĩ phải. D. Tâm thất trái.
Câu 63. Nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép (có 2 vòng tuần hoàn)?
A. Lưỡng cư, bò sát, sâu bọ. B. Cá, thú, giun đất.
C. Chim, thú, sâu bọ, ếch nhái. D. Lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
Câu 64. Khi nói về đặc điểm của tim và hệ mạch của người bình thường, phát biểu nào sau đây sai?
A. Nửa tim bên trái chứa máu đỏ tươi, nửa tim bên phải chứa máu đỏ thẫm.
B. Vận tốc máu chảy trong động mạch phụ thuộc vào độ chênh huyết áp ở 2 đầu đoạn mạch.
C. Van nhĩ – thất giúp truyền xung điện từ nút xoang nhĩ xuống bó His.
D. Khi nhu cầu trao đổi chất của cơ thể tăng, nhịp tim có xu hướng tăng lên.
Câu 65. Khi nói về mối quan hệ giữa huyết áp, tiết diện mạch máu và vận tốc máu, phát biểu nào
sau đây sai?
A. Mao mạch có tổng tiết diện mạch lớn nhất nên huyết áp thấp nhất.

15
B. Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện mạch giảm dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ
nên vận tốc máu tăng dần.
C. Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện mạch tăng dần từ động mạch chủ đến tiểu động
mạch nên vận tốc máu giảm dần.
D. Vận tốc máu phụ thuộc vào sự chênh lệch huyết áp và tổng tiết diện mạch máu.
Câu 66. Nhóm động vật có xương sống duy nhất không chứa hồng cầu và sắc tố hemoglobin. Cá
tuyết có hình dạng trong suốt, nặng khoảng 2kg và dài khoảng 0,6m. Trong hệ gen của cá tuyết, gen
β-globin và gen α-globin bị đột biến thành gen giả, không tham gia tổng hợp Hemoglobin. Cá tuyết
thuộc nhóm động vật biến nhiệt. Máu cá tuyết thiếu hemoglobin giúp cá thích nghi tốt trong điều
kiện sống vùng Nam cực nhiệt độ lạnh (-2oC) và nồng độ O2 cao. Cá tuyết thu nhận O2 chủ yếu
bằng cơ chế khuếch tán trực tiếp vào máu. Cá tuyết có diện tích mang nhỏ nên hoạt động trao đổi
khí chủ yếu qua da. Một lượng lớn mạch máu nhỏ dưới da giúp cá nhận đủ O2 khuếch tán. Giải thích
nào sau đây đúng về sự thích nghi của loài cá tuyết?
A. Khi nhiệt độ thấp, độ nhớt của máu tăng, mất tế bào hồng cầu giúp điều hòa lại dòng chảy của máu.
B. Khi nhiệt độ thấp, độ nhớt của máu giảm, mất tế bào hồng cầu giúp điều hòa lại dòng chảy của máu.
C. Khi nhiệt độ tăng, độ nhớt của máu tăng, mất tế bào hồng cầu giúp điều hòa lại dòng chảy của máu.
D. Độ nhớt của máu không chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, mất tế bào hồng cầu giúp điều hòa lại dòng
chảy của máu.
Câu 67. Hình 6 thể hiện mối tương quan giữa áp lực tâm thất trái, áp lực động mạch chủ và áp lực
tâm nhĩ trái. Các kí hiệu từ (1) đến (5) thể hiện các giai đoạn (pha) khác nhau (giới hạn bởi dấu ●)
trong một chu kì tim. Các kí hiệu (m), (n), (p) và (q) thể hiện các giai đoạn thay đổi áp lực và thể
tích máu của tâm thất trái trong một chu kì tim (Hình 7).

Các chỉ số được đo ở một người khỏe mạnh bình thường ở trạng thái nghỉ ngơi. Giá trị lưu lượng
(cung lượng) tim của người này ở trạng thái nghỉ ngơi theo đơn vị mL/phút là bao nhiêu?
A. 5600. B. 4800. C. 4900. D. 6400.
Câu 68. Khi nói về sự thay đổi vận tốc máu trong hệ mạch, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Giảm dần từ động mạch, đến mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.
B. Giảm dần từ động mạch đến mao mạch, tăng dần ở tĩnh mạch.
C. Tăng dần từ động mạch đến mao mạch, giảm dần ở tĩnh mạch.
D. Luôn giống nhau ở tất cả các vị trí trong hệ mạch.
Câu 69. Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở thú, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tim co dãn tự động theo chu kì là nhờ hệ dẫn truyền tim.
B. Khi tâm thất trái co, máu từ tâm thất trái được đẩy vào động mạch phổi.

16
C. Khi tâm nhĩ co, máu được đẩy từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
D. Loài có khối lượng cơ thể lớn thì có số nhịp tim/phút ít hơn loài có khối lượng cơ thể nhỏ.
Câu 70. Hệ tuần hoàn của đa số động vật thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở vì
A. Giữa mạch đi từ tim (động mạch) và các mạch đến tim (tĩnh mạch) không có mạch nối
B. Tốc độ máu chảy chậm
C. Máu chảy trong động mạch gây dưới áp lực lớn
D. Còn tạo hỗn hợp máu - dịch mô
Câu 71. Trong thí nghiệm mổ lộ tim ếch, người ta nhỏ dung dịch Adrenalin 1/100000 và dung dịch
acetylcholin nhằm mục đích:
A. Duy trì hoạt động của tim ếch
B. Làm thay đổi nhịp tim và sức co tim
C. Tim hoạt động đều đặn hơn
D. Làm tăng tính ma sát của bề mặt tim với kẹp tim để dễ dàng đo điện tim đồ
Câu 72. Khi nói về mối liên hệ giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Động vật càng lớn nhịp tim càng nhanh và ngược lại
B. Động vật càng lớn nhịp tim càng chậm và ngược lại
C. Động vật càng nhỏ nhịp tim càng bé và ngược lại
D. Động vật càng nhỏ nhịp tim càng lớn và ngược lại
Câu 73. Khi tiêm chất nào sau đây vào máu thì sẽ gây hiện tượng co mạch máu?
A. Adrenalin B. Acetylcholin C. Andostreron D. Histamin
Câu 74. Tim bơm máu vào động mạch theo từng đợt nhưng máu vẫn chảy thành dòng liên tục trong
mạch, nguyên nhân chính là do
A. Lực liên kết giữa các phân tử máu
B. Lực liên kết giữa máu và các thành mạch
C. Tính đàn hồi của thành mạch
D. Tim co rồi giãn có chu kì giúp dàn máu thành dòng trong mạch.
Câu 75. Khi nói về tuần hoàn máu và cân bằng nội môi ở người và động vật, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
I. Huyết áp cao nhất ở động mạch, thấp nhất ở mao mạch và tăng dần ở tĩnh mạch.
II. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong tĩnh mạch.
III. Khi hàm lượng glucose trong máu tăng, tế bào alpha của tuyến tụy tăng tiết insulin để gan
chuyển hóa glucose thành glycogen được dự trữ trong tế bào.
IV. Hệ đệm duy trì khả năng ổn định pH do có khả năng lấy H+ hoặc OH- khi các ion xuất hiện trong
máu.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 76. Khi nói về hệ tuần hoàn ở thú, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 2 loại là hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.
II. Máu chảy trong động mạch luôn giàu oxi.
III. Vận tốc máu nhanh nhất ở động mạch, chậm nhất ở tĩnh mạch.
IV. Máu trao đổi chất gián tiếp với tế bào qua thành mao mạch.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 77. Khi nói về hệ tuần hoàn của người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim.
II. Khi tâm thất co, máu được đẩy vào động mạch.
III. Máu trong buồng tâm nhĩ trái nghèo ôxi hơn máu trong buồng tâm nhĩ phải.
IV. Máu trong tĩnh mạch chủ nghèo ôxi hơn máu trong động mạch chủ.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 78. Khi nói về hệ tuần hoàn của người, có bao nhiêu phát biểu đây sai?

17
I. Huyết áp tại các vị trí khác nhau của động mạch có giá trị tương đương nhau và giá trị này lớn hơn
huyết áp của tĩnh mạch.
II. Trong vòng tuần hoàn lớn, mao mạch có đường kính nhỏ nhất và tổng tiết diện của mao mạch nhỏ
hơn động mạch và tĩnh mạch.
III. Trong pha thất co, thể tích của tâm thất là nhỏ nhất gây ra một áp lực đẩy máu vào động mạch từ
đó tạo ra huyết áp tối đa.
IV. Bắt đầu từ mao mạch, trên con đường máu về tim giá trị huyết áp tăng dần từ mao mạch, tiểu
tĩnh mạch và tĩnh mạch chủ.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 79. Khi nói về hệ tuần hoàn của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các hệ tuần hoàn đều có tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn.
II. Tất cả các hệ tuần hoàn đều có chức năng vận chuyển khí.
III. Những loài có phổi sẽ có hệ tuần hoàn kép.
IV. Hệ tuần hoàn kép thường có áp lực máu chảy mạnh hơn so với hệ tuần hoàn đơn.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 80. Khi nói về hệ tuần hoàn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở tất cả các loài, hệ tuần hoàn đều làm nhiệm vụ vận chuyển oxi và CO2.
II. Ở hệ tuần hoàn của côn trùng, máu được lưu thông với áp lực rất thấp.
III. Bệnh nhân bị hở van nhĩ thất thì thường có nhịp tim nhanh hơn so với người bình thường.
IV. Một chu kì tim luôn được bắt đầu từ lúc tâm nhĩ co, sau đó đến giãn chung và đến tâm thất co.
A. 4 B. 1 C. 3 D. 2
Giải thích:
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III.
- I sai vì ở côn trùng thì hệ tuần hoàn không vận chuyển khí. Khí do hệ thống ống khí đưa đến tận
các tế bào của cơ thể.
- II đúng vì côn trùng có hệ tuần hoàn hở cho nên áp lực di chuyển của máu là rất thấp.
- III đúng vì khi hở van nhĩ thất thì công suất của tim giảm. Cho nên theo cơ chế điều hòa hoạt động
tim sẽ làm tăng nhịp tim để đảm bảo đủ máu đi nuôi cơ thể. Chính hiện tượng tăng nhịp tim sẽ làm
suy tim.
- IV sai vì chu kì tim là: nhĩ co → thất co → giảm chung.
Câu 81. Khi nói về tuần hoàn ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở trong động mạch, càng xa tim thì vận tốc máu càng giảm và huyết áp càng giảm.
II. Ở trong tĩnh mạch càng xa tim thì vận tốc máu càng giảm và huyết áp càng tăng.
III. Khi tăng nhịp tim thì sẽ dẫn tới làm tăng huyết áp.
IV. Ở mao mạch, máu luôn nghèo oxi.
A. 4 B. 1 C. 3 D. 2
Giải thích:
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.
II đúng vì gần tim nhất là tĩnh mạch chủ, xa tim nhất là tĩnh mạch nhánh. Do đó, xa tim thì tổng thiết
diện của mạch lớn cho nên vận tốc máu giảm. Máu chảy từ tĩnh mạch về tim cho nên càng gần tim
thì huyết áp càng giảm dần và có thể bằng 0.
IV sai vì ở mao mạch phổi thì máu giàu O2.
Câu 82. Khi nói về tuần hoàn ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Một chu kì tim luôn có 3 pha, trong đó nhĩ co bơm máu vào động mạch phổi, thất co bơm máu vào
động mạch chủ.
II. Hệ dẫn truyền tim gồm 4 bộ phận, trong đó chỉ có nút xoang nhĩ mới có khả năng tự động phát
nhịp.
III. Giả sử trong một phút có 80 nhịp tim thì nút xoang nhĩ phát nhịp 80 lần.

18
IV. Nếu nút xoang nhĩ nhận được kích thích mạnh thì cơ tim sẽ co rút mạnh hơn lúc bình thường.
A. 4 B. 1 C. 3 D. 2

Giải thích:

Câu 83. Khi nói về hệ tuần hoàn kín, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với tế bào.
II. Máu đi từ động mạch sang mao mạch và theo tĩnh mạch trở về tim
III. Máu chảy trong động mạch với áp lực trung bình hoặc cao.
IV. Tốc độ máu chảy trong mạch nhanh.
A. 4 B. 1 C. 3 D. 2
Giải thích:
I sai, máu trao đổi chất với các tế bào qua thành mạch máu

Câu 84. Khi nói về hệ tuần hoàn ở động vật thân mềm, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Máu lưu thông trong hệ mạch kín với áp lực thấp.
II. Máu có sắc tố hemoxianin.
III. Máu và nước mô tiếp tục trực tiếp với các tế bào.
IV. Tim chưa phân hóa.
V. Giữa động mạch và tĩnh mạch không có mạch nối.
A. 4 B. 1 C. 3 D. 2
Giải thích:
Khi tim co bơm máu (chứa sắc tố hemoxianin) với áp lực thấp vào xoang cơ thể và tiếp xúc trực tiếp
với các tế bào để thực hiện quá trình trao đổi chất; sau đó tập trung vào hệ thống mạch góp hoặc các
lỗ trên thành tim để trở về tim.
Giữa động mạch và tĩnh mạch không có mạch nối (hở), đảm bảo cho dòng dịch di chuyển dễ dàng
mặc dù với áp suất thấp.
Câu 85. Khi nói về quan hệ tuần hoàn ở thú, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 2 loại, đó là hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.
II. Máu chảy trong động mạch luôn có áp lực lớn hơn so với máu chảy trong mao mạch.
III. Máu chảy trong động mạch luôn giàu O2.
IV. Nhịp tim của voi luôn chậm hơn nhịp tim của chuột.
A. 4 B. 1 C. 3 D. 2
Giải thích:
Chỉ có 2 phát biểu đúng là II, IV.
-I sai vì ở thú chỉ có hệ tuần hoàn kín
-III sai vì máu ở tâm thất phải là màu đỏ thẫm và giàu CO2 →Động mạch chủ →Mao mạch mới thực
hiện trao đổi khí thì lúc này máu mới là màu đỏ tươi và giàu O2.

CÂN BẰNG NỘI MÔI

Câu 86. (Đề tham khảo 2022) Ở người, sau khi vận động thể thao, nồng độ glucôzơ trong máu
giảm, tuyến tụy tiết ra loại hoocmôn nào sau đây để chuyển glicogen ở gan thành glucôzơ đưa vào
máu làm cho nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên dẫn đến duy trì ở mức ổn định?
A. Glucagôn. B. Insulin. C. Ơstrôgen. D. Tirôxin.

19
Câu 87. [Đề tham khảo 2018] Khi nói về độ pH của máu ở người bình thường, phát biểu nào sau
đây đúng?
A. Độ pH trung bình dao động trong khoảng 5,0 - 6,0.
B. Hoạt động của thận có vai trò trong điều hòa độ pH.
C. Khi cơ thể vận động mạnh luôn làm tăng độ pH.
D. Giảm nồng độ CO2 trong máu sẽ làm giảm độ pH.
Câu 88. [Đề chính thức 2021 đợt 2] Khi nói về cân bằng pH nội môi ở người, theo lí thuyết, phát
biểu nào sau đây đúng?
A. pH của máu không phụ thuộc vào nồng độ CO2 trong máu.
B. pH của máu bằng khoảng 7,35 – 7,45.
C. Chỉ có thận tham gia cân bằng pH nội môi.
D. Trong các hệ đệm, hệ đệm bicacbonat là mạnh nhất.
Câu 89. Khi hàm lượng glucozơ trong máu tăng, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự
A. tuyến tụy → insulin → gan và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
B. gan → insulin → tuyến tụy và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
C. gan → tuyến tụy và tế bào cơ thể → insulin → glucozơ trong máu giảm
D. tuyến tụy → insulin → gan → tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
Câu 90. Những chức năng nào dưới đây không phải của bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế
duy trì cân bằng nội môi?
(1) Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn
(2) Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn
định
(3) Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh
(4) Làm biến đổi điều kiện lý hóa của môi trường trong cơ thể
Phương án trả lời đúng là
A. (1), (2) và (3) B. (1), (3) và (4) C. (2), (3) và (4) D. (1), (2) và (4)
Câu 91. Khi lượng nước trong cơ thể giảm thì sẽ dẫn đến hiện tượng nào sau đây?
A. Áp suất thẩm thấu tăng và huyết áp giảm B. Áp suất thẩm thấu và huyết áp tăng
C. Áp suất thẩm thấu giảm và huyết áp tăng D. Áp suất thẩm thấu và huyết áp giảm
Câu 92. Hoocmon insulin có tác dụng chuyển hóa glucozo, làm giảm glucozo máu bằng cách nào
sau đây?
A. Tăng đào thải glucozo theo đường bài tiết
B. Tích lũy glucozo dưới dạng tinh bột để tránh sự khuếch tán ra khỏi tế bào
C. Tổng hợp thêm các kênh vận chuyển glucozo trên màng tế bào ở cơ quan dự trữ làm tế bào tăng
hấp thụ glucozo
D. Tăng cường hoạt động của các kênh protein vận chuyển glucozo trên màng tế bào ở cơ quan dự
trữ làm tế bào tăng hấp thu glucozo
Câu 93. Khi nói về vai trò của gan, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tiết ra các hoocmon để điều hòa cơ thể
B. Khử các chất độc hại cho cơ thể
C. Điều chỉnh nồng độ glucozo trong máu
D. Sản xuất protein huyết tương (fibrinogen, các gobulin và anbumin)
Câu 94. Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong
A. Tế bào B. Mô C. Cơ thể D. Cơ quan
Câu 95. Những hoocmôn do tuyến tụy tiết ra tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi nào sau đây?
A. Điều hòa hấp thụ nước ở thận B. Duy trì nồng độ glucozơ bình thường trong máu
C. Điều hòa hấp thụ Na+ ở thận D. Điều hòa pH máu

20
Câu 96. Khi cơ thể bị mất nhiều mồ hôi do lao động nặng nhọc thì những thay đổi nào sau đây diễn
ra trong cơ thể?
1. Huyết áp tăng 2. Áp suất thẩm thấu máu tăng
3. Lượng ADH trong máu tăng 4. Aldosteron trong máu giảm
A. 1, 2, 3, 4 B. 2, 3, 4 C. 1, 2, 3 D. 2, 3
Câu 97. Cho các cơ chế sau:
1. Áp thụ quan thu nhận thông tin 2. Thận tiết Renin
3. Tuyến yên giải phóng ADH 4. Ống lượn xa và ống góp tái hấp thu Na+ và nước
5. Angiotesinogen được biến đổi thành Angiotesin
6. Tuyến thượng thận tiết andosteron 7. Huyết áp tăng
Khi khối lượng máu giảm do cơ thể bị mất nước, trình tự các cơ chế diễn ra để điều hòa cân bằng nội
môi là:
A. 1 → 2 → 6 → 5 → 4 → 7. B. 1→ 2 → 6 → 5 → 4 → 7
C. 1→ 3 → 2 → 6 →5 → 4 → 7 D. 1 →3 → 2→ 6 → 5 → 4 → 7
Câu 98. Một người đàn ông có nồng độ andostreron trong máu cao dẫn tới bị bệnh cao huyết áp.
Điều này ảnh hưởng đến độ pH máu như thế nào?
A. pH máu giảm do huyết áp cao đẩy máu tới các cơ quan mạnh trao đổi chất mạnh tạo nhiều CO2
B. pH máu giảm do andostreron làm tăng hấp thu H+
C. pH máu tăng do andosteron làm giảm hấp thu H+
D. pH máu tăng do huyết áp cao đẩy máu tới cơ quan hô hấp giúp thải CO2 ra ngoài
Câu 99. Lạc đà có thể sống được ở sa mạc. Những đặc điểm nào sau đây giúp nó có thể thích nghi
được với môi trường sống ở sa mạc?
1. Lạc đà thường ăn các loại thức ăn tươi, giàu dinh dưỡng, chứa nhiều nước
2. Một lần lạc đà có thể uống được một lượng nước rất lớn
3. Sự hấp thụ nước từ ống tiêu hóa diễn ra rất nhanh giúp hấp thu nhanh nước cung cấp cho cơ thể
4. Quai henle và ống góp của thận lạc đà dài hơn rất nhiều so với ở các động vật có vú khác
A. 1, 2, 3, 4 B. 2, 3, 4 C. 2, 4 D. 1, 3, 4
Câu 100. Khi nói về cơ chế cân bằng nội môi, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
1. Hệ hô hấp giúp duy trì độ pH
2. Hệ thần kinh có vai trò điều chỉnh huyết áp
3. Hệ tiết niệu tham gia điều hòa pH máu
4. Trong ba hệ đệm điều chỉnh pH thì hệ đệm protein là mạnh nhất, có khả năng điều chỉnh được cả
tính axit và bazo
A. 4 B. 1 C. 3 D. 2
Câu 101. Một bệnh nhân bị cảm nên nôn rất nhiều lần trong ngày làm mất nhiều nước, mất thức ăn
và mất nhiều dịch vị. Tình trạng gây nên mất cân bằng nội môn theo những hướng nào sau đây?
1. pH máu tăng 2. Huyết áp giảm
3. Áp suất thẩm thấu tăng 4. Thể tích máu giảm
A. 4 B. 2 C. 1 D. 3
Câu 102. Nó được sản xuất và phân hủy ở gan, có tác dụng đệm pH và giữ vai trò quan trọng trong
điều hòa áp suất thẩm thẩm thấu. Nếu thiếu nó, nước bị ứ lại ở mô gây hiện tượng phù nề. Nó là ?
A. Albumin B. Globulin C. Hemoglobin D. Fibrinogen
Câu 103. Vì sao ta có cảm giác khát nước?
A. Vì do áp suất thẩm thấu trong máu giảm. B. Vì do áp suất thẩm thấu trong máu tăng
C. Vì do nồng độ glucôzơ trong máu tăng D. Vì do nồng độ glucôzơ trong máu giảm
Câu 104. Khi nói về độ pH của máu ở người bình thường, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Độ pH trung bình dao động trong khoảng 5,0 - 6,0
B. Hoạt động của thận có vai trò trong điều hòa độ pH

21
C. Khi cơ thể vận động mạnh luôn làm tăng độ pH
D. Giảm nồng độ CO2 trong máu sẽ làm giảm độ pH
Câu 105. Ở người, sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucose trong máu tăng lên. Cơ thể điều hòa
nồng độ glucose trong máu bằng những phản ứng nào dưới đây ?
1. Tuyến tụy tiết insulin
2. Tuyến tụy tiết glucagon
3. Gan biến đổi glucose thành glicogen
4. Gan biến đổi glicogen thành glucose
5. Các tế bào trong cơ thể tăng nhận và sử dụng glucose
A. 2, 4, 5 B. 1, 3, 5 C. 1, 4, 5 D. 2, 3, 5
Câu 106. Có bao nhiều cơ chế sau đây giúp điều hòa ổn định nội môi khi cơ thể bị nôn nhiều?
I. Thận giảm bài tiết nước ra ngoài và tăng cường tái hấp thu nước.
II. Hệ tuần hoàn giúp duy trì huyết áp qua tăng cường hoạt động của tim và huy động máu từ các cơ
quan dự trữ.
III. Tăng uống nước để góp phần duy trì huyết áp máu.
IV. Gây co các mạch máu đến thận để giảm bài xuất trước.
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 107. Khi xét nghiệm máu một bệnh nhân, người ta thấy nồng độ glucagôn cao nồng độ insulin
thấp. Giải thích nào sau đây nhiều khả năng đúng nhất?
A. Bệnh nhân đã uống một lượng lớn nước ngọt trên đường đến bệnh viện.
B. Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.
C. Bệnh nhân đã không ăn gì vài giờ đồng hồ trước đó.
D. Do đo sai lượng hoocmôn.
Câu 108. Rượu khi đi vào cơ thể làm tăng lượng nước tiểu vì rượu
A. ức chế sản sinh anđôsteron, do đó giảm tái hấp thu nước và Na+.
B. kích thích sản sinh anđôsteron làm tăng hấp thu Na+ và giảm tái hấp thu nước ở ống thận.
C. kích thích sản sinh và giải phóng ADH.
D. ức chế sản sinh và giải phóng ADH.
Câu 109. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về cân bằng nội môi?
I. Cơ chế duy trì cân bằng nội môi có sự tham gia của bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều
khiển và bộ phận thực hiện.
II. Ăn nhiều muối thường xuyên có thể gây ra bệnh cao huyết áp.
III. Trong số các hệ đệm trong máu, hệ đệm trong máu, hệ đệm bicacbonat là hệ đệm mạnh nhất.
IV. Phổi không tham gia điều hòa cân bằng pH máu.
Giải thích:
Các phát biểu đúng là I,II
III sai vì hệ đệm mạnh nhất là hệ đệm proteinat
IV sai vì phổi điều hòa pH máu thông qua nồng độ CO2 trong máu
Câu 110: Hình bên là sơ đồ biểu diễn mối tương quan giữa huyết áp (A); vận tốc máu (B) và tổng
tiết diện các loại mạch (C). Trong số những phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

22
(1). Trong hệ mạch, vận tốc máu chậm nhất ở mao mạch.
(2). Huyết áp ở tĩnh mạch nhỏ hơn huyết áp ở động mạch.
(3). Vận tốc máu tỉ lệ thuận với tổng tiết diện các loại mạch.
(4). Tổng tiết diện giảm dần từ động mạch đến mao mạch và nhỏ nhất ở tĩnh mạch.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Phương pháp:
Động mạch Mao mạch Tĩnh mạch
Huyết áp Giảm dần: động mạch → mao mạch → tĩnh mạch
Tổng tiết diện Nhỏ nhất Lớn nhất
Vận tốc máu Lớn nhất Nhỏ nhất
Cách giải:
(1) đúng.
(2) đúng.
(3) sai, vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện các loại mạch.
(4) sai, tổng tiết diện mạch lớn nhất ở mao mạch.
Chọn C.
Câu 111: Quan sát hình dưới đây và ghép nội dung phù hợp với số tương ứng trên hình

a) khoang mũi b) mao mạch c) phổi d) phế nang e) khí quản f)


phế quản
Phương án trả lời đúng là:
A. 1-a ; 2-e ; 3-f ; 4-c ; 5-d B. 1-e ; 2-e ; 3-f ; 4-c ; 5-d

23
C. 1-e ; 2-d ; 3-c ; 4-b ; 5-f D. 1-a ; 2-e ; 3-c ; 4-b ; 5-d
Câu 112: Tim bơm máu vào động mạch theo từng đợt nhưng máu vẫn chảy thành dòng liên tục
trong mạch, nguyên nhân chính là do:
A. lực liên kết giữa các phân tử máu B. lực liên kết giữa máu và các thành mạch
C. tính đàn hồi của thành mạch
D. tim co rồi giãn có chu kì giúp dàn máu thành dòng trong mạch
Câu 113: Trong các phát biểu sau:
1. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hơn
2. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa
3. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào
4. Điều hòa phân phối máu đến các cơ quan nhanh
5. Đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao
Có bao nhiêu phát biển đúng về ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?
A. 1 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 114: Trong các phát biểu sau:
1. Động vật ăn các loại thức ăn khác nhau có ống tiêu hóa biến đổi thích nghi với thức ăn
2. Thú ăn thịt có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển, ruột ngắn. Thức ăn được
tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học
3. Thú ăn thực vật có răng dùng để nhai và nghiền phát triển
4. Thú ăn thực vật có răng dùng để nhai, răng trước hàm và nghiền phát triển
5. Thú ăn thực vật có dạ dày 1 ngăn hoặc 4 ngăn, manh tràng rất phát triển, ruột dài
6. Một số loài thú ăn thịt có da dày đơn
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 115: Khi ăn quá mặn, cơ thể sẽ có mấy hoạt động điều tiết trong số các hoạt động dưới đây:
I. Tăng tái hấp thu nước ở ông thận, II. Tăng lượng nước tiểu bài xuất.
III. Tăng tiết hoocmôn ADH ở thùy sau tuyến yên. IV. Co động mạch thận.
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 116: Lưu lượng tim (cardiac output - CO) là thể tích máu được tim bơm đi trong một phút. Lưu
lượng tim được quyết định bởi thể tích tâm thu (lượng máu được tống ra khi tâm thất co gọi là thể
tích tâm thu ) và tần số tim (heart rate - HR). Lưu lượng tim được tính bằng thể tích tâm thu nhân với
tần số nhịp tim. Lưu lượng tim có thể đo được một cách gián tiếp sử dụng phương trình Fick: CO =
Q/(A-V). Trong đó Q là tốc độ tiêu thụ oxi (ml/phút), A-V là hiệu số giữa nồng độ oxi của máu giàu
oxi (A) và nồng độ oxi của máu nghèo oxi (V). Dữ liệu dưới đây được đo từ một người khỏe mạnh
truớc và trong khi tập thể dục.
Thông số Trước khi tập thể dục Trong khi tập
Hệ số tiêu thụ oxi (Q) 250 ml/phút 1500 ml/phút
Hiệu số nồng độ oxi (A-V) 50 ml/L máu 150 ml/L máu
Tần số tim (HR) 60 nhịp/phút 120 nhịp/phút
Có bao nhiêu nhận định dưới đây đúng khi phân tích dữ liệu trên?
I. Lưu lượng tim tăng gấp đôi trong khi tập thể dục.
II. Thể tích tâm thu trong khi tập thể dục cao hơn trước khi tập.
III. Tập luyện thể lực đã làm giảm ái lực của hêmôglôbin với oxi dẫn đến việc lượng oxi được giải
phóng vào mô tăng 3 lần.
IV. Số lần tim đập cần thiết để cung cấp cho mô 3000 ml oxi khi tập luyện là 240.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

24
Câu 117: Người ta tiến hành thí nghiệm đánh dấu ôxi phóng xạ (O18) vào phân tử glucôzơ. Sau đó
sử dụng phân tử glucôzơ này làm nguyên liệu hô hấp thì ôxi phóng xạ sẽ được tìm thấy ở sản phẩm
nào sau đây của quá trình hô hấp?
A. CO2 B. NADH C. H2O D. ATP
Câu 118: Khi nói về hệ hô hấp và hệ tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các động vật có hệ tuần hoàn kép thì phổi đều được cấu tạo bởi nhiều phế nang.
II. Ở tâm thất của cá và lưỡng cư đều có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2.
III. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong tĩnh mạch.
IV. Ở thú, huyết áp trong tĩnh mạch thấp hơn huyết áp trong mao mạch.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 119: Sử dụng đồng vị phóng xạ C trong CO2 để tìm hiểu về quá trình quang hợp ở thực vật.
14

Tiến hành 2 thí nghiệm với 2 chậu cây (hình bên):

Thí nghiệm 1: Chiếu sáng và cung cấp CO2 đầy đủ cho chậu cây. Sau 1 khoảng thời gian thì không
chiếu sáng và cung cấp CO2 có chứa đồng vị phóng xạ C14 vào môi trường. Quan sát tín hiệu phóng
xạ theo thời gian.
Thí nghiệm 2: Chiếu sáng và cung cấp CO2 mang đồng vị phóng xạ C14. Sau một thời gian thì ngừng
cung cấp CO2 nhưng vẫn chiếu sáng cho chậu cây. Quan sát tín hiệu phóng xạ theo thời gian.
Từ kết quả thu được ở 2 thí nghiệm trên, hãy cho biết 2 chất X, Y lần lượt là:
A. APG; RiDP B. APG; AlPG
C. Axit pyruvic; Glucôzơ D. ATP; Glucôzơ
Câu 120: Tại sao phổi của chim bồ câu có kích thước rất nhỏ so với phổi của chuột nhưng hiệu quả
trao
đổi khí của bồ câu lại cao hơn hiệu quả trao đổi khí của chuột?
A. Vì chim có đời sống bay lượn nên lấy được các khí ở trên cao sạch và có nhiều oxi hơn.
B. Vì chim có đời sống bay lượn nên cử động cánh chim giúp phổi chim co giãn tốt hơn.
C. Vì phổi chim có hệ thống ống khí trao đổi khí trực tiếp với các tế bào phổi còn phổi chuột có
các phế nang phải trao đổi khí qua hệ thống mao mạch nên trao đổi khí chậm hơn.
D. Vì hệ thống hô hấp của chim gồm phổi và hệ thống túi khí, hô hấp kép, không có khí cặn.
Câu 121. Một sinh viên khỏe mạnh bình thường có cung lượng tim lúc nghỉ ngơi là 6500ml/phút.
Mối quan hệ giữa áp lực và thể tích máu ở tâm thất trái lúc nghỉ ngơi của sinh viên này được thể
hiện ở hình 1.

25
Dựa vào hình trên một bạn học sinh rút ra các kết luận sau.Có bao nhiêu kết luận đúng ?
I. Từ A đến B áp lực tâm thất trái tăng nhẹ (khoảng 10mmHg) còn thể tích máu lại tăng rất lớn (từ
40ml lên 140ml), chứng tỏ đây là giai đoạn tâm thất trái giãn và máu từ tâm nhĩ trái chảy xuống tâm
thất trái.
II. Van bán nguyệt ở động mạch chủ mở tại C và đóng tại D.
III.Từ B đến C là giai đoạn tâm thất co (áp lực tăng mạnh thể tích máu không đổi); từ C đến D là giai
đoạn tống máu lên động mạch chủ(áp lực tăng nhẹ, thể tích máu giảm mạnh); từ D đến A là giai
đoạn giãn của tâm thất. Chứng tỏ, tại C, van bán nguyệt bắt đầu mở và tại D van bán nguyệt bắt đầu
đóng.
IV. Nhịp tim lúc nghỉ ngơi của sinh viên này là 65 nhịp.
A.1. B.2. C.3. D.4.
+ Khi tâm thất trái co với áp lực đủ lớn sẽ làm van bán nguyệt mở giúp máu chảy từ tâm thất trái
lên động mạch chủ. Khi tâm thất trái bắt đầu giãn, van bán nguyệt đóng lại để máu ở động mạch
chủ không chảy ngược về tim.
+ Qua phân tích biểu đồ cho thấy: Từ B đến C là giai đoạn tâm thất co (áp lực tăng mạnh thể tích
máu không đổi); từ C đến D là giai đoạn tống máu lên động mạch chủ(áp lực tăng nhẹ, thể tích máu
giảm mạnh); từ D đến A là giai đoạn giãn của tâm thất. Chứng tỏ, tại C, van bán nguyệt bắt đầu mở
và tại D van bán nguyệt bắt đầu đóng.
- Biểu đồ cho thấy thể tích tâm thu ở sinh viên này là: 140 – 40 =100ml
Vậy nhịp tim lúc nghỉ ngơi của sinh viên này là: Nhịp tim = dung lượng tim/thể tích tâm thu =
6500/100 = 65 lần/phút.
Câu 122: Tại sao người bị phẫu thuật cắt 2/3 dạ dày, vẫn xảy ra quá trình biến đổi thức ăn?
(1) Vì ruột là cơ quan tiêu hóa chủ yếu.
(2) Vì ruột chứa hai loại dịch tiêu hóa quan trọng là dịch tụy và dịch ruột.
(3) Vì dịch tụy và dịch ruột có đầy đủ các enzim mạnh để tiêu hóa gluxit, lipid và protein.
(4) Vì dạ dạy là cơ quan không có vai trò tiêu hóa thức ăn, chỉ chứa thức ăn.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 123: Khi ăn quá mặn, cơ thể sẽ có mấy hoạt động điều tiết trong số các hoạt động dưới đây:
(1) Tăng tái hấp thu nước ở ống thận.
(2) Tăng lượng nước tiểu bài xuất.
(3) Tăng tiết hoocmon chống đa niệu (ADH) ở thùy sau tuyến yên.
(4) Co động mạch thận.
26
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 124: Ý nào không phải là đặc tính của huyết áp?
A. Càng xa tim huyết áp càng giảm.
B. Sự tăng dần của huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử máu với
nhau khi vận chuyển.
C. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn.
D. Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp, tim đập chậm và yếu làm giảm huyết áp.
Câu 125. Khi nói về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Tất cả các loài có hệ tuần hoàn kép đều diễn ra trao đổi khí ở phế nang.
II. Tất cả các loài có cơ quan tiêu hóa dạng ống đều có hệ tuần hoàn kín.
III. Tất cả các loài có hệ tuần hoàn kép đều có cơ quan trao đổi khí là phổi.
IV. Tất cả các loài có hệ tuần hoàn hở đều thực hiện trao đổi khí bằng ống khí.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 126. Hình vẽ sau đây mô tả dạ dày của một nhóm động vật ăn cỏ, có bao nhiêu nhận định sau
đây đúng?

I. Đây là loại dạ dày 4 ngăn đặc trưng cho tất cả các loài động vật ăn cỏ
II. Dạ dày cỏ là nơi có vi sinh vật sống cộng sinh, giúp tiêu hóa thức ăn xenlulôzơ.
III. Dạ lá sách là nơi thức ăn được chuẩn bị để ợ lên miệng nhai lại.
IV. Dạ múi khế là nơi có enzyme pepsin và HCl giúp phân giải protein từ cỏ và vi sinh vật.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 127: Một số sự kiện sau diễn ra trong quá trình hô hấp ở người khi thay đổi trạng thái hoạt
động:
(1) Tăng pH máu, (2) Tăng thở ra khí CO2 (3) Tăng nồng độ CO2 máu,
(4) Giảm nồng độ CO2 máu (5) Giảm pH máu.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian các số (1), (2), (3), (4) và (5) tương ứng với
trường hợp sau: Người khỏe mạnh đang ngồi tại chỗ và hít thở với nhịp tăng dần. Thứ tự các sự kiện
là:
A. (2) → (4) → (1). B. (5) → (2) → (1).
C. (3) → (2) → (4). D. (3) → (5) → (2).
Câu 128. Khi nói về cân bằng nội môi ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
(I) Chế độ ăn nhiều muối thường xuyên có thể gây ra bệnh cao huyết áp.
(II) Nếu khiêng một vật nặng có thể làm tăng nhịp tim.
(III) Hoocmôn glucagôn do tuyến tụy tiết ra có vai trò chuyển hóa glucôzơ thành glicôgen để điều
hòa lượng đường trong máu về mức ổn định.
(IV) Hoạt động thải CO2 ở phổi sẽ góp phần làm giảm pH máu.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

27
Câu 129 (VDT): Quan sát sơ đồ của quá trình điều hòa nồng độ đường trong máu ở người.

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?


I. Quá trình chuyển hóa xảy ra ở tế bào mô mỡ.
II. (1) là bộ phận điều khiển trong cơ chế điều hòa đường huyết.
III. (4) và (5) có tác dụng trái ngược nhau.
IV. Chỉ có (7) có thể chuyển hóa thành (6) nhưng (8) không thể chuyển hóa thành (6).
A. 1. B. 4. C. 2. D. 1.

Câu 130 (VDT). Một số sự kiện diễn ra trong quá trình hô hấp ở người khi thay đổi trạng thái hoạt
động:
(1)Tăng pH máu, (2) Tăng thở ra khí CO2, (3) Tăng nồng độ CO2 máu, (4) Giảm nồng độ CO2
máu, (5)
Giảm pH máu, (6) tăng H+ trong máu, (7) giảm thở ra khí CO2. Sự sắp xếp các sự kiện trên theo
trình tự thời gian nào sau đây sai?
A. Người khỏe mạnh đang tập thể dục với cường độ vận động tăng dần: (3) → (5) → (2).
B. Người khỏe mạnh đang ngồi tại chỗ và hít thở với nhịp tăng dần: (2) → (4) → (1).
C. Người khỏe mạnh sau khi tập thể dục với cường độ vận động mạnh: (4) → (5) → (7).
D. Người khỏe mạnh đang tập thể dục với cường độ vận động tăng dần: (3) → (6) → (2).

28

You might also like