You are on page 1of 13

BÀI 12.

HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

BIẾT
Câu 1. Qua hô hấp hiếu khí diễn ra trong ti thể tạo ra
A. 38 ATP. B. 36 ATP. C. 32 ATP. D. 34 ATP.
Câu 2. Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật đang sinh trưởng là
A. Rễ.        B. Thân.        C. Lá.        D. Quả
Câu 3. Sản phẩm của quá trình hô hấp gồm:
A. CO2, H2O, năng lượng. C. O2, H2O, năng lượng.
B. CO2, H2O, O2. D. CO2, O2, năng lượng.
Câu 4. Một phân tử glucôzơ khi hô hấp hiếu khí giải phóng:
A. 38 ATP. B. 30 ATP. C. 40 ATP. D. 32 ATP.
Câu 5. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở vị trí nào trong tế bào?
A. Ti thể. B. Tế bào chất. C. Nhân. D. Lục lạp.
Câu 6. Giai đoạn đường phân xảy ra ở vị trí nào trong tế bào?
A. Ti thể. B. Tế bào chất. C. Nhân. D. Lục lạp.
Câu 7. Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ tạo ra:
A. 1 axit piruvic + 1 ATP. B. 2 axit piruvic + 2 ATP.
C. 3 axit piruvic + 3 ATP. D. 4 axit piruvic + 4 ATP.
Câu 8. Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là:
A. trung thể. B. không bào. C. ti thể. D. lục lạp.
Câu 9. Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan nào?
A. Lục lạp, lizôxôm, ty thể. B. Lục lạp, Perôxixôm, ty thể.
C. Lục lạp, bộ máy gôngi, ty thể. D. Lục lạp, Ribôxôm, ty thể.
Câu 10. Phương trình tổng quát của hô hấp được viết đúng là
A. 6CO2 + 12H2O → C6H12O6 + 6O2 + 6H2O + (36 – 38 ATP) + Nhiệt.
B. 6CO2 + C6H12O6 → 6H2O + 6O2 + 6H2O + (36 – 38 ATP) + Nhiệt.
C. C6H12O6 + 6O2 + 6H2O → 6CO2 + 12H2O + (36 – 38 ATP) + Nhiệt.
D. C6H12O6 + 6O2 + 6H2O → 6CO2 + 12H2O + (34 – 36 ATP) + Nhiệt.
Câu 11. Hô hấp sáng xảy ra ở thực vật
A. C4.        B. CAM.        C. C3.        D. C3, C4
Câu 12. Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ
A. O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng.
B. CO2 và giải phóng O2 ở ngoài sáng.

1
C. H2O và giải phóng O2 ở ngoài sáng.
D. H2O, CO2 và giải phóng C6H12O6 ở ngoài sáng.
HIỂU
Câu 13. Các giai đoạn hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
A. Đường phân à Chuỗi chuyền electron hô hấp à Chu trình Crep.
B. Chu trình Crep à Đường phân à Chuỗi chuyền electron hô hấp.
C. Chuỗi chuyền electron hô hấp à Đường phân à Chu trình Crep.
D. Đường phân à Chu trình Crep à Chuỗi chuyền electron.
Câu 14. Hô hấp kị khí ở thực vật xảy ra trong môi trường
A. thiếu O2. B. thiếu CO2. C. thừa O2. D. thừa CO2.
Câu 15. Đâu không phải là vai trò của hô hấp ở thực vật?
A. Giải phóng năng lượng ATP. B. Giải phóng năng lượng dạng nhiệt.
C. Tạo các sản phẩm trung gian. D. Tổng hợp các chất hữu cơ.
Câu 16. Quá trình nào sau đây tạo nhiều năng lượng nhất?
A. Lên men. B. Đường phân. C. Hô hấp hiếu khí. D. Hô hấp kị khí.
Câu 17. Sơ đồ nào sau đây biểu thị cho giai đoạn đường phân?
A. Glucôzơ à axit lactic. B. Glucôzơ à Côenzim A.
C. Axit piruvic à Côenzim A. D. Glucôzơ à Axit piruvic.
Câu 18. Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện
A. cường độ ánh sáng cao, CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều.
B. cường độ ánh sáng cao, O2 cạn kiệt, CO2 tích lũy nhiều.
C. cường độ ánh sáng cao, H2O cạn kiệt, CO2 tích lũy nhiều.
D. cường độ ánh sáng thấp, H2O cạn kiệt, CO2 tích lũy nhiều.
Câu 19. Nội dung nào sau đây nói không đúng về hô hấp sáng?
A. Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng.
B. Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều.
C. Hô hấp sáng xảy ra chủ yếu ở thực vật C4 với sự tham gia của 3 loại bào quan là lục lạp, perôxixôm, ty
thể.
D. Hô hấp sáng xảy ra đồng thời với quang hợp, không tạo ATP, tiêu tốn rất nhiều sản phẩm của quang
hợp (30 – 50%).
VẬN DỤNG
Câu 20. Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là:
A. chuổi chuyển êlectron. B. chu trình crep.
C. đường phân. D. tổng hợp Axetyl – CoA.

2
Câu 21. Qúa trình hô hấp có liên quan chặt chẽ với nhân tố nhiệt độ vì:
A. nhiệt độ ảnh hưởng đến cơ chế đóng mở khí khổng ảnh hưởng đến nồng độ oxi.
B. nhiệt độ ảnh hưởng đến lượng nước là nguyên liệu của hô hấp.
C. mỗi loài chỉ hô hấp trong điều kiện nhiệt độ nhát định.
D. hô hấp bao gồm các phản ứng hóa học cần sự xúc tác của enzim, nên phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ.
Câu 22. Nội dung nào sau đây nói không đúng về mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường ngoài?
A. Nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ hô hấp tăng (do tốc độ các phản ứng enzim tăng).
B. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước.
C. Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với nồng độ CO2.
D. Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với nồng độ O2.

BÀI 13. THỰC HÀNH : PHÁT HIỆN DIỆP LỤC VÀ CARÔTENÔIT

BIẾT
Câu 1. Carôtenôit có nhiều trong mẫu vật nào sau đây?
A. Lá xanh. B. Lá xà lách. C. Củ cà rốt. D. Củ khoai mì.
Câu 2. Để tách chiết sắc tố quang hợp người ta thường dùng hóa chất nào sau đây?
A. Cồn 900 hoặc benzen. B. Cồn 900 hoặc NaCl.
C. Nước và Axêtôn. D. Cồn 900 hoặc benzen hoặc axêtôn.
Câu 3. Sắc tố quang hợp hòa tan hoàn toàn trong môi trường
A. nước. B. cồn 900. C. muối NaCl. D. nước và cồn 900.
HIỂU
Câu 4. Trong mẫu lá xanh ta thấy sắc tốt nào chiếm tỉ lệ lớn hơn?
A. Xantophyl. B. Carôtenôit. C. Diệp lục. D. Carôten.
Câu 5. Ăn loại thực phẩm nào sau đây cung cấp nhiều vitamin A cho con người?
A. Xà lách, rau ngót, rau muống. B. Quả cà chua, củ cà rốt, củ dền, quả gấc.
C. Các loại rau có lá xanh tươi. D. Các loại hạt như: lúa gạo, ngô, khoai.
Câu 6. Loại thức ăn nào sau đây cung cấp nhiều năng lượng cho con người?
A. Xà lách, rau ngót, rau muống. B. Quả cà chua, củ cà rốt, củ dền, quả gấc.
C. Các loại rau có lá xanh tươi. D. Các loại hạt như: lúa gạo, ngô, khoai.
VẬN DỤNG
Câu 7. Để trẻ em hấp thụ tốt vitamin A, trong khẩu phần ăn ngoài các loại thực phẩm có màu đỏ, cam,
vàng còn có thêm một lượng vừa phải của chất nào sau đây?

3
A. Dầu ăn. B. Cồn 900. C. Nước. D. Benzen hoặc axêtôn.

BÀI 14. THỰC HÀNH:


PHÁT HIỆN HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

VẬN DỤNG
Câu 1. Người ta đã tiến hành thí nghiệm để phát hiện hô hấp tạo ra khí CO2 qua các thao tác sau :
(1) Cho 50g các hạt mới nhú mầm vào bình thủy tinh.
(2) Vì không khí đó chứa nhiều CO2 nên làm nước vôi trong bị vẩn đục.
(3) Nút chặt bình bằng nút cao su đã gắn ống thủy tinh hình chữ U và phễu thủy tinh.
(4) Cho đầu ngoài của ống thủy tinh hình chữ U đặt vào ống nghiệm có chưa nước vôi trong.
(5) Nước sẽ đẩy không khí trong bình thủy tinh vào ống nghiệm.
(6) Sau 1,5 đến 2 giờ ta rót nước từ từ từng ít một qua phễu vào bình chứa hạt.
Các thao tác thí nghiệm được tiến hành theo trình tự đúng là
A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5) → (6). B. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5).
C. (1) → (3) → (4) → (6) → (5) → (2). D. (2) → (3) → (4) → (1) → (5) → (6).
Câu 2. Khi lấy chất khí tạo ra trong bình có hạt đang nảy mầm thổi vào nước vôi trong, ta thấy nước vôi
trong thế nào ?
A. Nước vôi trong bị vẩn đục. B. Nước vôi trong vẫn trong như ban đầu.
C. Nước vôi trong ngã sang màu hồng. D. Nước vôi trong ngã sang màu xanh da trời.
Câu 3. Khi lấy chất khí tạo ra trong bình có hạt đang nảy mầm thổi vào nước vôi trong, ta thấy nước vôi
trong bị vẩn đục, điều này đã chứng minh
A. hô hấp đã tạo ra khí O2. B. hô hấp đã tạo ra khí CO2.
C. hô hấp đã tạo ra năng lượng ATP. D. hô hấp đã tạo ra hơi H2O.
Câu 4. Khi cho que diêm đang cháy vào bình chứa hạt đang nảy mầm thì có hiện tượng gì sẽ xảy ra ?
A. ngọn lửa cháy bình thường. B. ngọn lửa cháy bùng lên.
C. ngọn lửa bị tắt ngay. D. ngọn lửa tiếp tục cháy một thời gian sau.
Câu 5. Khi cho que diêm đang cháy vào bình chứa hạt đang nảy mầm thì ngọn lửa sẽ tắt ngay, hiện tượng
này là do
A. hô hấp tạo ra nhiệt. B. hô hấp tạo ra năng lượng ATP.
C. hô hấp tạo ra nước. D. hô hấp tạo ra khí CO2.

4
Bài 15, 16: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

BIẾT
Câu 1. Tiêu hóa là quá trình:
A. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ.
B. tạo các chất dinh dưỡng và năng lượng.
C. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và năng lượng.
D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
Câu 2. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa thì
A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.
C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.
Câu 3. Ở động vật có ống tiêu hóa
A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.
C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.
Câu 4. Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa?
A. Tuyến nước bọt. B. Khoang miệng. C. Dạ dày. D. Thực quản.
Câu 5. Tiêu hóa nội bào là thức ăn được tiêu hóa:
A. trong không bào tiêu hóa. B.trong túi tiêu hóa.
C. trong ống tiêu hóa. D. trong dạ dày.
Câu 6. Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người không diễn ra ở
A. dạ dày. B. ruột non. C. thực quản. D. miệng.
Câu 7. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa
A. nội bào nhờ enzim thủy phân. B. ngoại bào nhờ sự co bóp của túi tiêu hóa.
C. ngoại bào và tiêu hóa nội bào. D. ngoại bào nhờ enzim thủy phân.
Câu 8. Ở tiêu hóa nội bào, thức ăn được tiêu hóa trong
A. không bào tiêu hóa. B. túi tiêu hóa.
C. ống tiêu hóa. D. Nhân tế bào.
Câu 9. Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của người là:
A. miệng → ruột non → dạ dày → hầu → ruột già → hậu môn.
B. miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn.

5
C. miệng → ruột non → thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn.
D. miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn.
Câu 10. Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của giun đất là:
A. miệng → hầu → thực quản → diều → mề → ruột → hậu môn.
B. miệng → hầu → mề → thực quản → diều → ruột → hậu môn.
C. miệng → hầu → diều → thực quản → mề → ruột → hậu môn.
D. miệng → hầu → thực quản → mề → diều → ruột → hậu môn.
Câu 11. Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của châu chấu là:
A. miệng → thực quản →dạ dày → diều → ruột → hậu môn.
B. miệng → thực quản → ruột → dạ dày → diều → hậu môn.
C. miệng → thực quản → diều → dạ dày → ruột → hậu môn.
D. miệng → thực quản → dạ dày → ruột → diều → hậu môn.
Câu 12. Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của chim là:
A. miệng → thực quản → diều → dạ dày cơ → dạ dày tuyến → ruột → hậu môn.
B. miệng → thực quản → dạ dày tuyến → dạ dày cơ → diều → ruột → hậu môn.
C. miệng → thực quản → dạ dày cơ → dạ dày tuyến → diều → ruột → hậu môn.
D. miệng → thực quản → diều → dạ dày tuyến → dạ dày cơ → ruột → hậu môn.
HIỂU
Câu 13. Các bộ phận tiêu hóa ở người vừa diễn ra tiêu hóa cơ học, vừa diễn ra tiêu hóa hóa học là:
A. miệng, dạ dày, ruột non. B. miệng, thực quản, dạ dày
C. thực quản, dạ dày, ruột non. D. dạ dày, ruột non, ruột già
Câu 14. Những điểm giống nhau trong tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật là:
(I). Tiêu hoá ngoại bào diễn ra trong lòng ống tiêu hoá.
(II). Cấu tạo ruột non và manh tràng giống nhau.
(III). Tiêu hóa gồm 2 quá trình biến đổi: cơ học và hoá học.
(IV). Có cấu tạo hàm răng giống nhau.
A. (I), (II) B. (I), (III) C. (III), (IV) D. (I), (IV)
Câu 15. Ưu điểm của tiêu hoá thức ăn ở động vật có túi tiêu hoá so với động vật chưa có cơ quan tiêu hóa
tiêu hoá?
A. tiêu hoá được thức ăn có kích thước lớn hơn. B. tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim.
C. tiêu hóa nội bào trên thành túi tiêu hóa. D. tiếp tục tiêu hóa nội bào.
VẬN DỤNG
Câu 16. Tại sao trong ống tiêu hóa, thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào?
A. vì túi tiêu hóa chưa phải cơ quan tiêu hóa.

6
B. vì chưa tạo thành các chất đơn giản mà tế bào có thể hấp thụ và sử dụng được.
C. vì thức ăn chứa tỉ lệ dinh dưỡng cao.
D. Vì trong ống tiêu hóa không có đủ các enzim tiêu hóa.
Câu 17. Ống tiêu hóa cuả 1 số động vật như giun đất, châu chấu, chim có bộ phận mà ống tiêu hóa của
người không có là:
A. Diều và mề B. Diều và dạ dày.
C. Diều và thực quản. D. Thực quản và dạ dày.
Câu 18. Ưu điểm của tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá so với trong túi tiêu hoá là:
(I). dịch tiêu hóa không bị hòa loãng,
(II). thời gian tiêu hóa thức ăn ngắn hơn,
(III). thực hiện tiêu hóa cơ học – tiêu hóa hóa học – hấp thụ thức ăn,
(IV). tiêu hóa cơ học – hấp thụ thức ăn.
A. (I), (II) B. (II), (III) C. (I), (III) D. (II). (IV)

BÀI 17. HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT

BIẾT
Câu 1. Hô hấp ở động vật là quá trình:
(I). cơ thể lấy ôxi từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất trong tế bào
(II). giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống,
(III). thải khí cácbônic ra khỏi ơ thể,
(IV). tiếp nhận ô xi và cácbônic vào cơ thể để tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống
A. (I), (II), (IV) B. (I), (III), (IV) C. (I), (II), (III) D. (II), (III), (IV)
Câu 2. Bề mặt trao đổi khí có những đặc điểm
(I). Diện tích bề mặt lớn (II). Mỏng và luôn ẩm ướt
(III). Có rất nhiều mao mạch (IV). Có lỗ thở
(V). Có sự lưu thông khí
A. (I), (II), (III), (IV) B. (II), (III), (IV), (V)
C. (I), (II), (III), (V) D. (I), (II), (IV), (V)
Câu 3. Trao đổi chất bằng hệ thống khí là hình thức hô hấp của
A. ếch nhái B. châu chấu C. chim D. giun đất
Câu 4. Ở động vật, hô hấp ngoài được hiểu là:
A. Hô hấp ngoại bào B. Trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường

7
C. Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể D. Trao đổi khí qua các lỗ thở của côn trùng
Câu 5. Động vật đơn bào hoặc đa bào bậc thấp hô hấp
A. bằng mang B. qua bề mặt cơ thể
C. bằng phổi D. bằng hệ thống ống khí
Câu 6. Lưỡng cư trưởng thành sống được ở nước và cạn vì
A. nguồn thức ăn ở hai môi trường đều phong phú.
B. hô hấp bằng da và bằng phổi.
C. hô hấp bằng da và bằng mang.
D. hô hấp bằng mang và bằng phổi.
Câu 7. Côn trùng hô hấp
A. bằng mang B. qua bề mặt cơ thể
C. bằng phổi D. bằng hệ thống ống khí
Câu 8. Cá, tôm, cua... hô hấp
A. bằng mang B. qua bề mặt cơ thể
C. bằng phổi D. bằng hệ thống ống khí
Câu 9. Người hô hấp
A. bằng mang B. qua bề mặt cơ thể
C. bằng phổi D. bằng hệ thống ống khí
Câu 10. Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ
A. sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.
B. sự co dãn cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang bụng và lồng ngực.
C. sự vận động của các chi.
D. sự vận động của toàn bộ hệ cơ.
HIỂU
Câu 11. Điều nào sau đây không giúp cho trao đổi khí của cá xương đạt hiệu quả cao
A. Mang cá gồm nhiều cung mang
B. Mỗi cung mang gồm nhiều phiến mang
C. Dòng nước chảy 1 chiều gần như liên tục qua mang
D. Cá có nhiều vây bơi.
Câu 12. Tại sao phổi là cơ quan trao đổi khí hiệu quả của động vật trên cạn?
1. Phổi có đủ các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí.
2. Phổi có các ống dẫn khí phân nhánh nhỏ dần, các ống nhỏ nhất tiếp xúc với tế bào của cơ thể.
3. Phổi của thú gồm nhiều phế nang nên bề mặt trao đổi khí rất lớn.
4. Phổi của chim có hệ thống túi khí làm tăng hiệu quả trao đổi khí.

8
Đáp án đúng là:
A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 1, 2, 4 D. 1, 3, 4.
Câu 13. Điểm khác nhau về cấu tạo phổi của chim so với động vật trên cạn khác là phổi chim có
A. phế quản phân nhánh nhiều. B. nhiều phế nang.
C. khí quản dài. D. nhiều ống khí.
Câu 14. Sự lưu thông khí trong các ống khí của chim được thực hiện nhờ sự
A. vận động của đầu. B. vận động của cổ.
C. co dãn của túi khí. D. vận động cuả đôi cánh.
Câu 15. Cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước đi qua mang vì
A. mang cá luôn mở để dòng nước đi qua mang liên tục.
B. dòng máu chảy trong mao mạch song song và cùng chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của
mang.
C. dòng máu chảy liên tục trong mao mạch qua mang.
D. dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch
của mang.
VẬN DỤNG
Câu 16. Trao đổi ngược dòng trong các mang cá có tác dụng
A. đẩy nhanh dòng nước qua mang.
B. duy trì građien nồng độ để tăng cường khuếch tán.
C. cho phép cá thu nhận ô xi trong khi bơi giật lùi.
D. cho máu và nước qua mang chảy theo cùng một hướng.
Câu 17. Khi bạn hít vào, cơ hoành của bạn
A. giản và nâng lên. B. giản và hạ xuống.
B. co và nâng lên. D. co và hạ xuống.

BÀI 18, 19: TUẦN HOÀN MÁU


BIẾT
Câu 1. Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ những bộ phận:
A. tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn B. tim, động mạch, tĩnh mạch
C. tim, máu và nước mô D. máu, động mạch, tĩnh mạch
Câu 2. Động vật chưa có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể là:
A. Động vật đơn bào, thủy tức, giun dẹp B. Động vật đơn bào, cá
C. côn trùng, bò sát D. côn trùng, chim

9
Câu 3. Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín của động vật là :
A. Tim → Mao mạch →Tĩnh mạch → Động mạch → Tim
B. Tim → Động mạch → Mao mạch →Tĩnh mạch → Tim
C. Tim → Động mạch → Tĩnh mạch → Mao mạch → Tim
D. Tim → Tĩnh mạch → Mao mạch → Động mạch → Tim
Câu 4. Nhóm động vật không có sự pha trộn giữ máu giàu ôxi và máu giàu cacbôníc ở tim
A. cá xương, chim, thú B. Lưỡng cư, thú
C. cá sấu, chim, thú D. lưỡng cư, bò sát, chim
Câu 5. Khả năng co giãn tự động theo chu kì của tim là:
A. do hệ dẫn truyền tim B. Do tim
C. Do mạch máu D. Do huyết áp
HIỂU
Câu 6. Hoạt động hệ dẫn truyền tim theo thứ tự
A. nút xoang nhĩ phát xung điện → Nút nhĩ thất → Bó His → Mạng lưới Puôckin
B. nút xoang nhĩ phát xung điện → Bó His → Nút nhĩ thất → Mạng lưới Puôckin
C. nút xoang nhĩ phát xung điện → Nút nhĩ thất → Mạng lưới Puôckin → Bó His
D. nút xoang nhĩ phát xung điện → Mạng lưới Puôckin → Nút nhĩ thất → Bó His
Câu 7. Thứ tự nào dưới đây đúng với chu kì hoạt động của tim
A. Pha co tâm nhĩ → pha giãn chung → pha co tâm thất
B. Pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất → pha giãn chung
C. Pha co tâm thất → pha co tâm nhĩ → pha giãn chung
D. pha giãn chung → pha co tâm thất → pha co tâm nhĩ
Câu 8. Huyết áp là:
A. áp lực dòng máu khi tâm thất co B. áp lực dòng máu khi tâm thất dãn
C. áp lực dòng máu tác dụng lên thành mạch D. do sự ma sát giữa máu và thành mạch
Câu 9. Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào
1. Lực co tim 2. Khối lượng máu 3. Nhịp tim
4. Số lượng hồng cầu 5. Độ quánh của máu 6. Sự đàn hồi của mạch máu
A. 1, 2, 3, 4, 5 B. 1, 2, 3, 4, 6 C. 2, 3, 4, 5, 6 D. 1, 2, 3, 5, 6
Câu 10. Trong hệ mạch huyết áp giảm dần từ
A. động mạch → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch
B. tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → động mạch
C. động mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → tĩnh mạch
D. mao mạch → tiểu động mạch → động mạch → tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch

10
Câu 11. Ở người trưởng thành nhịp tim thường là :
A. 95 lần/phút B. 85 lần/phút C. 75 lần/phút D. 65 lần/phút
VẬN DỤNG
Câu 12. Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở:
1. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình.
2. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa đến các cơ quan nhanh.
3. Máu trộn lẫn với dịch mô làm tăng hiệu quả trao đổi chất.
4. Máu lưu thông trong mạch kín, tăng hiệu quả trao đổi khí và trao đổi chất của cơ thể.
A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 1, 2, 4 D. 1, 3, 4.
Câu 13. Ưu điểm của vòng tuần hoàn kép so với vòng tuần hoàn đơn?
1. Áp lực đẩy máu lưu thông trong hệ mạch rất lớn, chảy nhanh, đi được xa.
2. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào.
3. Tăng hiệu qủa cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho tế bào.
4. Thải nhanh các chất thải ra ngoài.
A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 1, 2, 4 D. 1, 3, 4.
Câu 14. Tăng huyết áp là do:
1. Tuổi cao, di truyền. 3. Béo phì, ít vận động.
2. Thói quen ăn mặn. 4. Thói quen ăn nhiều đường.
A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 1, 2, 4 D. 1, 3, 4.
Câu 15. Hậu quả tăng huyết áp
1. Suy tim, hẹp động mạch vành, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim..
2. Tăng men gan.
3. Xuất huyết não, cơn thiếu máu não.
4. Suy thận.
Đáp án đúng là:
A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 1, 2, 4 D. 1, 3, 4.
Câu 16. Làm thế nào để giảm và kiểm soát bệnh tăng huyết áp mà không cần đến thuốc?
1. Hạn chế ăn cơm và thức ăn có nhiều đường.
2. Giảm cân, vận động thể lực, hạn chế căng thẳng
3. Giảm lượng muối ăn hàng ngày (< 6g NaCl/ngày)
4. Hạn chế uống rượu bia, không hút thuốc lá.
Đáp án đúng là:
A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 1, 2, 4 D. 1, 3, 4.

11
BÀI 20: CÂN BẰNG NỘI MÔI

BIẾT
Câu 1. Nội môi là:
A. môi trường tự nhiên xung quanh cơ thể B. máu, bạch huyết và dịch mô
C. động mạch và mao mạch D. môi trường trong lòng ống tiêu hóa.
Câu 2. Vai trò của việc cân bằng nội môi là
A. đảm bảo cho cơ thể hoạt động bình thường.
B. giúp cơ thể thích nghi với điều kiện tự nhiên.
C. duy trì ổn định về các yếu tố môi trường sống.
D. đảm bảo quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.
Câu 3. Máu người pH của máu ổn định là:
A. pH = 4,5 → 5 B. pH = 4,5 → 5 C. 7,35 → 7,45 D. pH = 5,5 → 6,5
Câu 4. Liên hệ ngược xảy ra khi
A. điều kiện lý hóa ở môi trường trong sau khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận
kích thích.
B. điều kiện lý hóa ở môi trường trong trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận
kích thích.
C. sự trả lời của bộ phận thực hiện làm biến đổi các điều kiện lý hóa ở môi trường trong.
D. điều kiện lý hóa ở môi trường trong trở về bình thường trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến
bộ phận tiếp nhận kích thích.
Câu 5. Trật tự đúng về cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:
A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích
thích
B. Bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích
thích
C. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích
thích
D. Bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích
thích
Câu 6. Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là
A. trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết
B. các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu…

12
C. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm
D. Não
Câu 7. Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là
A. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm
B. trung ương thần kinh
C. tuyến nội tiết
D. các cơ quan thận, gan, phổi, tim, mạch máu,…
HIỂU
Câu 8. Mất cân bằng nội môi:
A. gây rối loạn hoạt động tế bào, cơ quan hoặc gây tử vong ...
B. cơ thể phát triển bình thường.
C. tế bào, cơ quan hoạt động bình thường.
D. không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của tế bào và cơ quan.
Câu 9. Gan và thận có vai trò :
A. duy trì áp suất thẩm thấu cua máu. B. duy trì huyết áp.
C. duy trì vận tốc máu. D. duy trì tỷ lệ O2 và CO2 trong máu.
Câu 10. Khi hàm lượng glucozơ trong máu tăng, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự
A. tuyến tụy tiết insulin → gan và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
B. gan tiết insulin → tuyến tụy và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
C. tuyến tụy và tế bào cơ thể tiết insulin → glucozơ trong máu giảm
D. tuyến tụy tiết insulin → gan → tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
Câu 11. Những hoocmôn do tuyến tụy tiết ra tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi nào sau đây?
A. Điều hòa hấp thụ nước ở thận. B. Duy trì nồng độ glucozơ trong máu.
C. Điều hòa hấp thụ Na+ ở thận. D. Điều hòa pH máu.
Câu 12. Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế
A. điều hòa huyết áp. B. duy trì nồng độ glucozơ trong máu.
C. điều hòa áp suất thẩm thấu. D. điều hòa huyết áp và áp suất thẩm thấu.

13

You might also like