You are on page 1of 6

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA CẤP CƠ SỞ

CỤM TRƯỜNG THPT LỤC NGẠN NĂM HỌC 2018 – 2019


MÔN THI: SINH HỌC – LỚP 11
ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 20/01/2019
Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề

Mã đề thi 111

Họ, tên thí sinh:………………………………..……..…..Số báo danh:……………………


- Đề thi gồm 06 trang, thí sinh làm bài vào tờ giấy thi.
LƯU Ý
- Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu nào.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)


Câu 1: Ở cây trưởng thành, thoát hơi nước chủ yếu qua
A. khí khổng.
B. lớp cutin.
C. khi lá cây non thì qua khí khổng, khi lá cây già thì qua cutin.
D. cả hai con đường qua khí khổng và cutin.
Câu 2: Trong các sắc tố quang hợp ở cây xanh, sắc tố tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng
lượng ánh sáng hấp thụ được thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH là
A. carôten. B. xanthôphyl. C. diệp lục b. D. diệp lục a.
Câu 3: Khi nói về quá trình hô hấp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quá trình hô hấp luôn tạo ra nhiệt.
II. Quá trình hô hấp sẽ bị ức chế nếu nồng động CO2 quá cao.
III. Ở hạt khô, nếu được tăng độ ẩm thì sẽ tăng cường độ hô hấp của hạt.
IV. Ở hạt đang nảy mầm, quá trình hô hấp diễn ra mạnh hơn so với hạt khô.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 4: Năng suất sinh học là
A. tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi phút trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian
sinh trưởng.
B. tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi giờ trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
C. tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi tháng trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian
sinh trưởng.
D. tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi ngày trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian
sinh trưởng.
Câu 5: Có bao nhiêu lí do sau đây làm cho cây lúa không thể sống được nếu thiếu nitơ trong môi
trường dinh dưỡng?
I. Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu.
II. Nitơ là thành phần bắt buộc của nhiều hợp chất quan trọng như prôtêin, ATP…
III. Nitơ điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thông qua sự điều tiết đặc tính hóa keo.
IV. Nitơ điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thông qua sự điều tiết hoạt tính enzim.
V. Thiếu nitơ cây không thể quang hợp được.
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.

Trang 1/6 - Mã đề thi 111


Câu 6: Cho các hoạt động trong quá trình tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa như sau:
(1) Hình thành không bào tiêu hóa.
(2) Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hóa, thủy phân các chất hữu cơ có trong thức ăn
thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
(3) Màng tế bào lõm vào để bao lấy thức ăn.
(4) Lizôxôm gắn vào không bào tiêu hóa.
(5) Chất dinh dưỡng khuếch tán vào tế bào chất.
(6) Chất thải, chất bã được xuất bào.
Các hoạt động trên diễn ra theo trình tự đúng là:
A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5) → (6). B. (3) → (6) → (4) → (5) → (1) → (2).
C. (3) → (1) → (2) → (4) → (5) → (6). D. (3) → (1) → (4) → (2) → (5) → (6).
Câu 7: Khi nói về quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Pha tối không sử dụng ánh sáng cho nên nếu không có ánh sáng thì pha tối vẫn diễn ra.
B. Quá trình quang phân li nước diễn ra ở pha sáng, do đó nếu không có pha tối thì cây vẫn giải
phóng O2.
C. Khi không có CO2 thì không xảy ra pha tối nhưng vẫn xảy ra pha sáng.
D. Nếu có một chất độc ức chế pha tối thì pha sáng cũng bị ức chế.
Câu 8: Khi nói về quá trình hô hấp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thực vật chỉ hô hấp vào ban đêm, ban ngày quang hợp nên không xảy ra hô hấp.
II. Quá trình hô hấp luôn sử dụng O2 và tạo ra ATP.
III. Từ một phân tử glucôzơ, trải qua hô hấp hiếu khí sẽ giải phóng 36 ATP.
IV. Cùng một loại hạt thì khi hạt nảy mầm luôn có cường độ hô hấp mạnh hơn hạt khô.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 9: Trong cùng một cây, dịch tế bào lông hút thường có áp suất thẩm thấu cao hơn so với dung
dịch đất. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quá trình thoát hơi nước ở lá tạo động lực phía trên để hút nước từ rễ.
II. Tế bào lông hút chứa chất tan ở nồng độ cao làm tăng áp suất thẩm thấu.
III. Hoạt động hô hấp ở rễ mạnh làm tăng lượng chất tan ở trong tế bào lông hút.
IV. Dung dịch đất có nhiều chất tan làm tăng áp suất thẩm thấu.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 10: Trong hô hấp hiếu khí ở thực vật, chuỗi chuyền êlectron tạo ra
A. 32 ATP. B. 34 ATP. C. 36 ATP. D. 38ATP.
Câu 11: Trong hô hấp hiếu khí ở thực vật, kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế
bào thu được
A. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
B. 1 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
C. 2 phân tử axit piruvic, 6 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
D. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 4 phân tử NADH.
Câu 12: Có bao nhiêu hiện tượng sau đây là bằng chứng chứng tỏ rễ cây hút nước chủ động?
I. Hiện tượng rỉ nhựa. II. Hiện tượng ứ giọt.
III. Hiện tượng thoát hơi nước. IV. Hiện tượng đóng mở khí khổng.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 13: Sản phẩm của pha sáng gồm có
A. ATP, NADPH. B. ATP, NADPH và CO2.
+
C. ATP, NADP và O2. D. ATP, NADPH và O2.

Trang 2/6 - Mã đề thi 111


Câu 14: Chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 diễn ra ở đâu?
A. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch, còn giai đoạn tái cố định
CO2 theo chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.
B. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp
trong tế bào bó mạch.
C. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu, còn giai đoạn tái cố định CO2
theo chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch.
D. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp
trong tế bào mô giậu.
Câu 15: Trong các thí nghiệm tách chiết sắc tố thực vật, vì sao phải tách chiết dung dịch sắc tố bằng
loại dung dịch axêtôn, benzen, cồn?
A. Các sắc tố không tan trong nước, chỉ tan trong các dung môi hữu cơ.
B. Sắc tố thực vật rất khó tách chiết nên phải dùng các loại dung dịch axêtôn, benzen, cồn có độ
phân li mạnh.
C. Các sắc tố có bản chất là các axit hữu cơ.
D. Các sắc tố dễ dàng kết hợp vớ axêtôn, benzen hoặc cồn tạo hợp chất tan trong nước.
Câu 16: Đối với quá trình quang hợp, nước có bao nhiêu vai trò sau đây?
I. Nguyên liệu trực tiếp cho quang hợp.
II. Điều tiết khí khổng đóng mở.
III. Môi trường của các phản ứng.
IV. Giúp vận chuyển các ion khoáng cho quang hợp.
V. Giúp vận chuyển sản phẩm quang hợp.
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 17: Người ta thường bảo quản hạt giống bằng phương pháp bảo quản khô. Nguyên nhân chủ yếu là vì
A. hạt khô sinh vật gây hại không xâm nhập được.
B. hạt khô có cường độ hô hấp đạt tối thiểu giúp hạt sống ở trạng thái tiềm sinh.
C. hạt khô làm giảm khối lượng nên dễ bảo quản.
D. hạt khô không còn hoạt động hô hấp.
Câu 18: Khi nói về sự tiến hóa của hoạt động tiêu hóa ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cấu tạo cơ quan tiêu hóa ngày càng phức tạp, chức năng ngày càng chuyên hóa.
II. Cấu tạo cơ quan tiêu hóa ngày càng đơn giản, tính chuyên hóa ngày càng giảm.
III. Hình thức tiêu hóa tiến hóa từ tiêu hóa nội bào đến tiêu hóa ngoại bào.
IV. Một số cơ quan, bộ phận ngày càng tiêu giảm như cá có răng còn chim không có răng, manh
tràng ở người bị tiêu giảm.
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 19: Khi nói về tiêu hóa của các loài động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thủy tức vừa có tiêu hóa ngoại bào vừa có tiêu hóa nội bào.
II. Ngựa vừa có tiêu hóa hóa học vừa có tiêu hóa sinh học.
III. Bồ câu là loài có cơ quan tiêu hóa dạng túi.
IV. Giun đất vừa có tiêu hóa cơ học vừa có tiêu hóa hóa học.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.

Trang 3/6 - Mã đề thi 111


Câu 20: Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động diễn ra theo phương
thức nào?
A. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ cần tiêu hao năng lượng.
B. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ.
C. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ cần ít năng lượng.
D. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ không cần tiêu hao năng lượng.
Câu 21: Khi nói về pha sáng của quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chuyển năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong ATP và NADPH.
II. Diễn ra ở tilacoit.
III. Diễn ra ở chất nền của lục lạp.
IV. Diễn ra trước pha tối và không cần tới sản phẩm của pha tối.
V. Diễn ra giống nhau ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM.
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chất hữu cơ được dự trữ ở củ chủ yếu được tổng hợp ở lá.
B. Áp suất rễ gây ra hiện tượng ứ giọt ở lá cây.
C. Sự thoát hơi nước ở lá là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.
D. Dịch mạch gỗ được chuyển theo chiều từ trên lá xuống rễ.
Câu 23: Trật tự các giai đoạn trong chu trình canvin là:
A. Cố định CO2 → khử APG thành ALPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → cố định CO2.
B. Khử APG thành ALPG → cố định CO2 → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat).
C. Cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → khử APG thành ALPG.
D. Khử APG thành ALPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → cố định CO2.
Câu 24: Các dạng nitơ có trong đất và các dạng nitơ mà cây hấp thụ được là
A. nitơ vô cơ trong các muối khoáng (có trong đất) và cây hấp thụ được là nitơ khoáng (NH3 và NO3-).
B. nitơ vô cơ trong các muối khoáng và nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (xác thực vật, động vật và
vi sinh vật).
C. nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (có trong đất) và cây hấp thụ được là nitơ ở dạng khử NH4+).
D. nitơ vô cơ trong các muối khoáng, nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (có trong đất), cây hấp thụ
được là nitơ khoáng (NH4+ và NO3-).
Câu 25: Để tưới nước hợp lí cho cây cần căn cứ vào bao nhiêu đặc điểm trong số các đặc điểm sau đây?
I. Căn cứ vào nhu cầu sinh lí của từng loài cây.
II. Căn cứ vào từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây.
III. Căn cứ vào các loại đất.
IV. Căn cứ vào điều kiện thời tiết.
Phương án đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 26: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói đến hậu quả của việc bón phân
với liều lượng cao quá mức cần thiết cho cây?
I. Gây độc hại đối với cây.
II. Gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.
III. Làm cây hấp thụ quá nhiều dẫn đến chết.
IV Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Trang 4/6 - Mã đề thi 111


Câu 27: Quá trình thoát hơi nước ở lá cây có bao nhiêu vai trò sau đây?
I. Tạo ra động lực phía trên để hút nước và chất khoáng từ rễ lên.
II. Tạo điều kiện cho sự vận chuyển của các chất hữu cơ đi xuống rễ.
III. Tạo điều kiện cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quang hợp.
IV. Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 28: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai khi nói đến ảnh hưởng của các nhân tố
ngoại cảnh đến quang hợp?
I. Mức độ phụ thuộc của quang hợp vào nồng độ CO2 ở các loài thực vật khác nhau là như nhau.
II. Quang hợp chỉ xảy ra tại miền có ánh sáng đỏ và ánh sáng trắng.
III. Cường độ ánh sáng có ảnh hưởng đến cường độ quang hợp.
IV. Nhiệt độ không ảnh hưởng đến cường độ quang hợp của thực vật.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 29: Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, O2 có vai trò
A. chất khử trong chuỗi chuyền electron. B. là chất nhận electron cuối cùng.
C. làm chất trung gian chuyền electron. D. là chất cho electron.
Câu 30: Khi nói về hô hấp của hạt, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Độ ẩm của hạt càng cao thì cường độ hô hấp càng cao.
II. Nhiệt độ môi trường càng cao thì cường độ hô hấp càng tăng.
III. Nồng độ CO2 càng cao thì cường độ hô hấp càng giảm.
IV. Nồng độ O2 càng giảm thì cường độ hấp càng giảm.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 31: Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là nguyên tố có bao nhiêu đặc điểm sau đây?
I. Là nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành được chu trình sống của cây.
II. Không thể thay thế được bằng bất kì nguyên tố nào khác.
III. Trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.
IV. Là nguyên tố có trong cơ thể thực vật.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 32: Khi nói về tiêu hóa của động vật nhai lại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở động vật nhai lại, dạ múi khế là nơi diễn ra lên men vi sinh vật để biến đổi xenlulozơ có trong
cỏ thành prôtêin.
II. Hầu hết các loài động vật ăn cỏ đều có hoạt động nhai lại.
III. Quá trình biến đổi xenlulozơ thành prôtêin được gọi là tiêu hóa sinh học.
IV. Tiêu hóa sinh học diễn ra ở dạ cỏ hoặc ở manh tràng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 33: Khi nói về tiêu hóa ở các loài chim ăn hạt, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các loài chim ăn hạt đều có dạ dày 4 túi để tiến hành tiêu hóa sinh học.
II. Diều được hình thành từ thực quản, do thực quản phình to để chứa thức ăn.
III. Dạ dày của chim được tách thành 2 loại là dạ dày cơ và dạ dày tuyến.
IV. Hạt là nguồn thức ăn nghèo dinh dưỡng cho nên chim thường phải ăn số lượng thức ăn nhiều.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Trang 5/6 - Mã đề thi 111


Câu 34: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về vai trò của quá trình cố định
nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nitơ của thực vật?
I. Biến nitơ phân tử (N2) sẵn có trong khí quyển ở dạng trơ thành dạng nitơ khoáng NH3 (cây dễ
dàng hấp thụ).
II. Xảy ra trong điều kiện bình thường ở hầu khắp mọi nơi trên Trái Đất.
III. Lượng nitơ bị mất hàng năm do cây lấy đi luôn được bù đắp lại đảm bảo nguồn cấp dinh
dưỡng nitơ bình thường cho cây.
IV. Nhờ có enzim nitrôgenaza, vi sinh vật cố định nitơ có khả năng liên kết nitơ phân tử với hiđrô
thành NH3.
V. Cây hấp thụ trực tiếp nitơ vô cơ hoặc nitơ hữu cơ trong xác sinh vật.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 35: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về quá trình tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa?
I. Thức ăn được tiêu hóa nội bào nhờ enzim phân giải chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất
đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
II. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dưỡng phức tạp
thành những chất đơn giản.
III. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào (nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong
khoang túi) và nội bào.
IV. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào triệt để, enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong
khoang túi thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm): Vì sao người nông dân lại trồng lạc để cải tạo đất?
Câu 2 (0,5 điểm): Trong quá trình quang hợp, tại sao pha tối không sử dụng ánh sáng nhưng nếu
không có ánh sáng thì pha tối không diễn ra?
Câu 3 (1,5 điểm):
a. Hãy viết phương trình tổng quát của quá trình hô hấp. Nêu vai trò của hô hấp đối với tế bào.
b. Vì sao nói nước vừa là nguyên liệu, vừa là sản phẩm của quá trình hô hấp?
------------------------------HẾT--------------------------------

Trang 6/6 - Mã đề thi 111

You might also like