You are on page 1of 4

SINH LÝ ĐỘNG VẬT – ONLINE 6/2

Câu 33: Trường hợp nào sau đây sẽ làm tăng huyết áp của cơ thể?
A. Cơ thể nghỉ ngơi. B. Cơ thể bị mất nhiều máu. C. Cơ thể bị bệnh hở van tim. D. Cơ thể vận động mạnh.
Câu 34. Khi nói về hệ tuần hoàn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở tất cả các loài động vật, hệ tuần hoàn đều làm nhiệm vụ vận chuyển O2 và CO2.
II. Ở hệ tuần hoàn hở, máu được lưu thông với áp lực rất thấp.
III. Bệnh nhân bị hở van nhĩ thất thì thường có nhịp tim nhanh hơn so với người bình thường.
IV. Một chu kì tim luôn được bắt đầu từ lúc tâm nhĩ co, sau đó đến giản chung và đến tâm thất co.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 35. Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép?
A. Châu chấu. B. Rắn hổ mang. C. Cá chép. D. Giun đất.
Câu 36. Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A. Thủy tức. B. Châu chấu. C. Gà. D. Rắn.
Câu 37. Khi nói về hệ tuần hoàn, phát biểu nào sau đây sai?
A. Khi cơ thể mất máu, huyết áp giảm. B. Tăng nhịp tim sẽ làm tăng huyết áp.
C. Tâm nhĩ co sẽ đẩy máu vào động mạch. D. Những loài có kích thước cơ thể càng lớn thì có nhịp tim càng chậm.
Câu 38. Trong hệ dẫn truyền tim, xung được lan truyền theo chiều nào sau đây?
A. Nút nhĩ thất → Bó Hiss →Nút xoang nhĩ → Mạng Puôc kinh.
B. Bó Hiss → Nút xoang nhĩ → Nút nhĩ thất → Mạng Puôc kinh.
C. Mạng Puôc kinh → Nút xoang nhĩ → Nút nhĩ thất → Bó Hiss.
D. Nút xoang nhĩ → Nút nhĩ thất → Bó Hiss → Mạng Puôc kinh.
Câu 39. Khi nói về vòng tuần hoàn của người, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tim có 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn. B. Tim có 3 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.
C. Tim có 4 ngăn, 1 vòng tuần hoàn. D. Tim có 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
Câu 40. Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở người, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong một chu kì tim, hai tâm nhĩ co cùng lúc. B. Khi tâm nhĩ trái co thì tâm nhĩ phải cũng co.
C. Tâm thất co thì sẽ bơm máu vào động mạch vành tim để cung cấp cho tế bào cơ tim.
D. Nút xoang nhĩ tự động phát nhịp để điều khiển hoạt động của tim.
Câu 41. Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn đơn?
A. Thủy tức. B. Rắn hổ mang. C. Cá chép. D. Bồ câu.
Câu 42: Trình tự các loài động vật có quá trình trao đổi khí ngày càng hiệu quả là:
A.Lưỡng cư  bò sát thú  chim B.Bò sát lưỡng cư  thú  chim
C. Bò sát lưỡng cư  chim thú. D.Lưỡng cư  bò sát  chim  thú
Câu 43: Khi nói về sự tiêu hóa xenlulôzơ trong ống tiêu hóa của động vật nhai lại, phát biểu nào sau đây đúng?
A.Xenlulozơ được nước bọt thủy phân thành các thành phần đơn giản.
B.Xenlulôzơ được tiêu hóa hóa học nhờ các enzim tiết ra từ ống tiêu hóa.
C. Xenlulozơ không được tiêu hóa nhưng được phá vỡ ra nhờ co bóp mạnh của dạ dày.
D. Xenlulozơ được tiêu hóa nhờ vi sinh vật cộng sinh trong dạ dày và manh tràng.
Câu 44. Châu chấu trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường qua
A. phổi. B. da C. Mang D. hệ thống ống khí.
Câu 45: Khi nói về hô hấp ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A.Trao đổi khi qua mang chỉ có ở cá xương. B.ở lưỡng cư, máu không tham gia vận chuyển khí.
C. Lưỡng cư có thể trao đổi khí qua da và phổi. D. Thú là loài động vật trên cạn trao đổi khí hiệu quả nhất.
Câu 46. Khi nói về hệ tuần hoàn ở người, phát biểu nào sau đây sai?
A. Một chu kì tim luôn có 3 pha. B. Nút xoang nhĩ nằm ở đỉnh của tâm thất.
C. Tâm nhĩ co sẽ đẩy máu vào tâm thất. D. Những loài có kích thước cơ thể càng bé thì có nhịp tim càng nhanh.
Câu 47. Khi nói về vòng tuần hoàn của cá, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tim có 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn. B. Tim có 3 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.
C. Tim có 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn. D. Tim có 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.
Câu 48: Khi nói về huyết áp, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi tim dãn tạo huyết áp tâm thu. B. Khi tim co tạo huyết áp tâm trương.
C. Huyết áp chỉ thay đổi khi lực co tim thay đổi. D. Huyết áp là áp lực của máu tác dụng lên thành mạch.
Câu 49. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hô hấp ở người bình thường?
A. Nồng độ O2 trong khí hít vào luôn nhỏ hơn nồng độ O2 trong khí thở ra.
B. Nhịp thở của trẻ em luôn chậm hơn nhịp thở của người trưởng thành.
C. Nhịp thở của một người khi đang chạy luôn nhanh hơn nhịp thở của người đó lúc nghỉ ngơi.
D. Nồng độ CO2 trong khí thở ra luôn nhỏ hơn nồng độ CO2 trong khi hít vào
Câu 50. Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn đơn.
A. Ếch đồng B. Cá chép, C. Cá sấu D. Chim sâu.
Câu 51: Ở cá, đường đi của máu diễn ra theo trật tự
A. Tâm thất  động mạch mang  mao mạch mang động mạch lưng  mao mạch các cơ quan  tĩnh mạch 
tâm nhĩ
B. Tâm nhĩ  động mạch mang  mao mạch mang  động mạch lưng  mao mạch các cơ quan  tĩnh mạch 
tâm thất
C. Tâm thất  động mạch lưng  động mạch mang  mao mạch mang  mao mạch các cơ quan  tĩnh mạch 
tâm nhĩ
D. Tâm thất  động mạch mang  mao mạch đến các cơ quan  động mạch lưng  mao mạch mang  tĩnh
mạch  tâm nhĩ
Câu 52: Động mạch là những mạch máu:
A. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa lượng máu đến các
cơ quan.
B. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ
quan.
C. Chảy về tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ
quan.
D. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản phẩm bài tiết của các cơ
quan.
Câu 53: Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ diễn ra theo trật tự
A. Tim  Động mạch giàu O2  mao mạch  tĩnh mạch giàu CO2  tim
B. Tim  động mạch giàu CO2  mao mạch  tĩnh mạch giàu O2  tim
C. Tim  động mạch ít O2  mao mạch  tĩnh mạch có ít CO2  tim
D. Tim  động mạch giàu O2  mao mạch tĩnh mạch có ít CO2  tim
Câu 54: Mỗi chu kì tim hoạt động theo trình tự:
A.Pha co tâm nhĩ  pha co tâm thất pha dãn chung. B.Pha co tâm nhĩ  pha dãn chung  pha co tâm thất
C. Pha co tâm thất  pha dãn chung pha co tâm nhĩ. D. Pha co tâm thất  pha co tâm nhì  pha dãn chung.
Câu 55: Hệ mạch của thú có bao nhiêu đặc điểm trong số các đặc điểm dưới đây?
I. Máu ở động mạch chủ giàu O2 II. Máu ở động mạch phổi nghèo CO2
III.Máu ở tĩnh mạch chủ giàu O2 IV. Máu ở tĩnh mạch phổi giàu O2
A. 1 B. 4 C. 2 D 3
Câu 56: Khi ăn quá mặn, cơ thể sẽ có mấy hoạt động điều tiết trong số các hoạt động dưới đây:
1.Tăng tái hấp thu nước ở ống thận 2.Tăng lượng nước tiểu bài xuất.
3.Tăng tiết hoocmôn ADH ở thùy sau tuyến yên. 4.Co động mạch thận
A.4 B.3 C.1 D.2
Câu 57: Mô tả nào sau đây là đúng về động mạch:
A. Động mạch mang máu từ tim đi B.Động mạch chứa máu oxi hóa.
C. Động mạch có van D.động mạch có thành mỏng hơn so với tĩnh mạch.
Câu 58: Cơ quan hô hấp nào sau đây chỉ tìm thấy ở động vật hoàn toàn ở nước?
A. Khí quản B.Phổi C.Bề mặt da D.Mang.
Câu 59: Huyết áp của một người là 120/70 biểu thị cái gì?
A.Áp suất ở tâm thất trái / áp suất ở tâm thất phải. B.Áp suất của động mạch / áp suất của tĩnh mạch.
C. Áp suất của động mạch khi tim co / áp suất của động mạch khi tim giãn.
D. Áp suất của tâm thất trái / áp suất của tâm nhĩ trái.
Câu 60: Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch
A. dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh. B.dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh,
C. dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm. D.dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
Câu 61: Cho các bộ phận:
a.Trung khu điều hòa tim mạch ở hành não. b.Tim và mạch máu.
c.Thụ thể áp lực ở mạch máu. Chú thích nào sau đây đúng về sơ đồ bên?
A.l-(c); 2-(b); 3-(a). B.l-(c); 2-(a); 3-(b). C. l-(a); 2-(c); 3-(b). D.l-(a); 2-(b); 3-(c).
Câu 62. Những nguyên nhân nào sau đây làm huyết áp giảm dần trong hệ mạch?
1.Do lực ma sát của máu với thành mạch. 2.Do lực ma sát giữa các phân tử máu với nhau.
3.Do sự co bóp của tim ngày càng giảm. 4.Do độ dày của thành mạch giảm dần từ động mạch đến mao mạch,
số đáp án đúng là: A. 2 B.l C. 4 D. 3.
Câu 62. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về cân bằng nội môi?
1.Cơ chế duy trì cân bằng nội môi có sự tham gia của bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận
thực hiện.
2.Ăn nhiều muối thường xuyên có thể gây ra bệnh cao huyết áp.
3.Trong số các hệ đệm trong máu, hệ đệm bicacbonat là hệ đệm mạnh nhất.
4.Phổi không tham gia điều hòa cân bằng pH máu.
A. 1. B.2 C. 3 D. 4
Câu 63. Nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn chỉ thực hiện chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng mà
không vận chuyển khí?
A. Chim. B. Côn trùng. C. Lưỡng cư. D. Cá.
Câu 64: Ở người bình thường, mỗi chu kì tim kéo dài 0,8 giây. Giả sử mỗi lần tâm thất co bóp đã tống vào động
mạch chủ 70ml máu và nồng độ oxi trong máu động mạch của người này là 21ml/100ml máu. Có bao nhiêu ml oxi
được vận chuyển vào động mạch chủ trong một phút?
A. 7500 ml B. 5250 ml. C.110250 ml. D.1102,5 ml.
Câu 65: Tim của lưỡng cư gồm có:
A.2 tâm nhĩ, 1 tâm thất B. 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất C.1 tâm nhĩ, 2 tâm thất. D. 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất
Câu 66: Độ lớn của huyết áp, vận tốc máu và tổng tiết diện của các mạch máu trong hệ mạch của cơ thể động vật
được thể hiện ở hình bên.

Các đường cong a, b, c trong hình này lần lượt là đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ lớn của
A.Huyết áp, tổng tiết diện của các mạch máu và vận tốc máu.
B.Vận tốc máu, tổng tiết diện của các mạch và huyết áp.
C. Huyết áp, vận tốc máu và tổng tiết diện của các mạch.
D. Tổng tiết diện của các mạch, huyết áp và vận tốc máu.
Câu 67: Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Huyết áp giảm dần từ động mạch đến mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.
2. Huyết áp phụ thuộc vào thể tích máu và độ đàn hồi của thành mạch máu.
3. Huyết áp phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch máu.
4. Huyết áp ở người trẻ thường cao hơn người già.
A. 2. B.4 C.1. D.3
Câu 68: Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở
A. Châu chấu. B.Cá. C.Giun đất D. Ếch
Câu 69. ở người, sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucose trong máu tăng lên. Cơ thể điều hòa nồng độ glucose
trong máu bằng những phản ứng nào dưới đây ?
1.Tuyến tụy tiết insulin 2.Tuyến tụy tiết glucagon 3.Gan biến đổi glucose thành glicogen
4.Gan biến đổi glicogen thành glucose 5.Các tế bào trong cơ thể tăng nhận và sử dụng glucose
A. 2,4,5 B. 1,3,5 C. 1,4,5 D. 2,3,5
Câu 70. Trong các loài sau đây :
(1) Tôm. (2) Cá.(3) Ốc sên.(3)Ếch.(5) Trai.(6) Bạch tuộc.(7) Giun đốt.
Hệ tuần hoàn hở có ở những loài động vật nào ?
A. (1), (3) và (5). B. (1), (2) và (3) C. (2), (5) và (6). D. (3), (5) và (6)
Câu 71. Trật tự đúng về cơ chế duy trì huyết áp là :
A.Huyết áp bình thường  Thụ thể áp lực mạch máu  Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não  Tim giảm
nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn  Huyết áp tăng cao  Thụ thể áp lực ở mạch máu.
B.Huyết áp tăng cao  Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não  Thụ thê áp lực mạch máu  Tim giảm nhịp
và giảm lực co bóp, mạch máu dãn  Huyết áp bình thường  Thụ thể áp lực ở mạch máu.
C. Huyết áp tăng caoThụ thể áp lực mạch máu  Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não Tim giảm nhịp và
giảm lực co bóp, mạch máu dãn  Huyết áp bình thường  Thụ thể áp lực ở mạch máu.
D. Huyết áp tăng cao  Thụ thể áp lực mạch máu Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não  Thụ thể áp lực ở
mạch máu  Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn  Huyết áp bình thường.
Câu 72: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A.Cá sống trong môi trường nước nên tốn nhiều năng lượng cho việc di chuyển.
B.Áp lực máu chảy trong hệ tuần hoàn đơn thấp hơn hệ tuần hoàn kép.
C.Hệ tuần hoàn kép thích nghi với động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt ở cạn.
D.Nhu cầu oxi của cá thấp hơn so với chim và thú.
A. 2. B.3. C. 1. D.4
Câu 73. Khi nói về hệ tuần hoàn kín, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1.Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với tế bào.
2.Máu đi tử động mạch sang mao mạch và theo tĩnh mạch trở về tim
3.Máu chảy trong động mạch với áp lực trung bình hoặc cao.
4.Tốc độ máu chảy trong mạch nhanh.
A. 2 B. 4 C. 1 D.3
Câu 74: Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở và hô hấp bằng ống khí?
A. Thủy tức. B. Châu chấu. C. Giun đất. D. Cá sấu.

You might also like