You are on page 1of 12

BÀI KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

CHƯƠNG TUẦN HOÀN


(Thời gian làm bài: 90 phút)

Câu 1. Bạch cầu đươc phân chia thành mấy loại chính ?
A. 3 loại. B. 4 loại. C. 5 loại. D. 6 loại
Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người ?
A. Hình đĩa, lõm hai mặt.
B. Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán.
C. Màu đỏ hồng.
D. Tham gia vào chức năng vận chuyển khí.
Câu 3. Khi hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì máu sẽ có màu đỏ tươi ?
A. N2. B. CO2 C. O2       D. CO
Câu 4. Chúng ta sẽ bị mất nhiều nước trong trường hợp nào sau đây ?
A. Sốt cao. B. Đuối nước. C. Ngạt khí. D. Điện giật.
Câu 5. Trong máu, huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích ?
A. 75% B. 60% C. 45% D. 55%
Câu 6. Nước mô không bao gồm thành phần nào dưới đây ?
A. Huyết tương. B. Hồng cầu. C. Bạch cầu. D. Tiểu cầu.
Câu 7. Khả năng vận chuyển khí của hồng cầu có được là nhờ loại sắc tố nào ?
A. Hêmôerythrin. B. Hêmôxianin.
C. Hêmôglôbin. D. Miôglôbin.
Câu 8. Trong cơ thể sống, tế bào nằm chìm ngập trong loại dịch nào ?
A. Nước mô. B. Máu.
C. Dịch bạch huyết. D. Dịch nhân
Câu 9. Ở Việt Nam, số lượng hồng cầu trung bình của nam giới là :
A. 4,4 - 4,6 triệu/ml máu. B. 3,9 - 4,1 triệu/ml máu.
C. 5,4 - 5,6 triệu/ml máu. D. 4,8 - 5 triệu/ml máu.
Câu 10. Các tế bào máu ở người được phân chia thành mấy loại chính ?
A. 5 loại. B. 4 loại. C. 3 loại. D. 2 loại.
Câu 11. Đại thực bào là do loại bạch cầu nào phát triển thành ?
A. Bạch cầu ưa kiềm. B. Bạch cầu mônô.
C. Bạch cầu limphô. D. Bạch cầu trung tính
Câu 12. Loại bạch cầu nào dưới đây tham gia vào hoạt động thực bào ?
A. Bạch cầu trung tính. B. Bạch cầu limphô.
C. Bạch cầu ưa kiềm. D. Bạch cầu ưa axit.
Câu 13. Trong hệ thống “hàng rào” phòng chống bệnh tật của con người, nếu vi
khuẩn, virut thoát khỏi sự thực bào thì ngay sau đó, chúng sẽ phải đối diện với hoạt
động bảo vệ của:
A. bạch cầu trung tính. B. bạch cầu limphô T.
C. bạch cầu limphô B. D. bạch cầu ưa kiềm.
Câu 14. Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây có khả năng tiết kháng thể ?
1
A. Bạch cầu mônô. B. Bạch cầu limphô B.
C. Bạch cầu limphô T. D. Bạch cầu ưa axit.
Câu 15. Khi được tiêm phòng vacxin thuỷ đậu, chúng ta sẽ không bị mắc căn bệnh
này trong tương lai. Đây là dạng miễn dịch nào ?
A. Miễn dịch tự nhiên. B. Miễn dịch nhân tạo
C. Miễn dịch tập nhiễm. D. Miễn dịch bẩm sinh.
Câu 16. Tế bào limphô T có khả năng tiết ra chất nào dưới đây ?
A. Prôtêin độc. B. Kháng thể.
C. Kháng nguyên. D. Kháng sinh.
Câu 17. Cho các loại bạch cầu sau :
1. Bạch cầu mônô.
2. Bạch cầu trung tính.
3. Bạch cầu ưa axit
4. Bạch cầu ưa kiềm
5. Bạch cầu limphô
Có bao nhiêu loại bạch cầu không tham gia vào hoạt động thực bào ?
A. 4. B. 2.
C. 3. D. 1.
Câu 18. Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố
nào dưới đây diễn ra theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá ?
A. Kháng nguyên - kháng thể. B. Kháng nguyên - kháng sinh.
C. Kháng sinh - kháng thể. D. Vi khuẩn - prôtêin độc.
Câu 19. Khi chúng ta bị ong chích thì nọc độc của ong được xem là
A. chất kháng sinh. B. kháng thể.
C. kháng nguyên. D. prôtêin độc.
Câu 20. Con người không có khả năng mắc phải căn bệnh nào dưới đây ?
A. Toi gà. B. Cúm gia cầm.
C. Dịch hạch. D. Cúm lợn.
Câu 21. Khi mạch máu bị nứt vỡ, loại ion khoáng nào dưới đây sẽ tham gia tích
cực vào cơ chế hình thành khối máu đông ?
A. Cl-. B. Ca2+.
C. Na+. D. Ba2+.
Câu 22. Phát biểu nào dưới đây là đúng ?
A. Huyết thanh khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại nước mô.
B. Huyết thanh khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết tương.
C. Huyết tương khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết thanh.
D. Nước mô khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết tương.
Câu 23. Nhóm máu nào dưới đây không tồn tại cả hai loại kháng nguyên A và B
trên hồng cầu ?
A. Nhóm máu O. B. Nhóm máu A.
C. Nhóm máu B. D. Nhóm máu AB.

2
Câu 24. Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu
nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu ?
A. Nhóm máu O. B. Nhóm máu AB.
C. Nhóm máu A. D. Nhóm máu B.
Câu 25. Trong hệ nhóm máu ABO, khi lần lượt để các nhóm máu truyền chéo nhau
thì sẽ có tất cả bao nhiêu trường hợp gây kết dính hồng cầu ?
A. 7 trường hợp. B. 3 trường hợp.
C. 2 trường hợp. D. 6 trường hợp.
Câu 26. Nhóm máu mang kháng nguyên A có thể truyền được cho nhóm máu nào
dưới đây ?
A. A và B. B. A và AB.
C. B và O. D. A và O.
Câu 27. Nhóm máu không mang kháng thể α và β có thể truyền được cho nhóm
máu nào dưới đây ?
A. O. B. B.
C. A. D. AB.
Câu 28. Vì sao máu nhiễm tác nhân gây bệnh (HIV, virut viêm gan B, virut viêm
gan C,…) thì dù có tương thích cũng không nên đem truyền cho người khác ?
A. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị kết dính hồng cầu do các tác nhân gây
bệnh kích thích sự ngưng kết trong lòng mạch.
B. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị nhiễm các tác nhân trên và phát sinh
những bệnh tương ứng.
C. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị sốc phản vệ cho các tác nhân gây bệnh
kể trên xâm nhập vào cơ thể.
D. Vì nếu truyền máu thì máu người nhận sẽ bị loãng hơn do các tác nhân gây bệnh
kể trên xâm nhập vào cơ thể.
Câu 29. Yếu tố đóng vai trò chủ chốt trong quá trình đông máu ?
A. Prôtêin hòa tan, tiểu cầu, enzim thrômbin, ion Ca2+.
B. Prôtêin hòa tan, bạch cầu, enzim thrômbin, ion Ca2+.
C. Prôtêin hòa tan, hồng cầu, enzim thrômbin, ion Ca2+.
D. Prôtêin hòa tan, huyết tương, enzim thrômbin, ion Ca2+.
Câu 30. Trong hệ nhóm máu ABO, có bao nhiêu nhóm máu không mang kháng thể
anpha ?
A. 4. B. 1.
C. 2. D. 3.
Câu 31. Ở người, loại mạch nào dưới đây vận chuyển máu đỏ thẫm ?
A. Động mạch cảnh (ĐMC trên). B. Động mạch đùi.
C. Động mạch gan. D. Động mạch phổi
Câu 32. Loại mạch nào dưới đây vận chuyển máu giàu ôxi ?
A. Động mạch phổi. B. Tĩnh mạch vành tim.
C. Tĩnh mạch phổi. D. Tĩnh mạch chủ.
Câu 33. Tâm thất trái nối liền trực tiếp với loại mạch nào dưới đây ?
3
A. Tĩnh mạch phổi. B. Động mạch phổi.
C. Động mạch chủ. D. Tĩnh mạch chủ.
Câu 34. Tĩnh mạch phổi đổ máu trực tiếp vào ngăn tim nào ?
A. Tâm thất phải. B. Tâm nhĩ trái.
C. Tâm nhĩ phải. D. Tâm thất trái.
Câu 35. Vòng tuần hoàn lớn không đi qua cơ quan nào dưới đây ?
A. Dạ dày. B. Gan.
C. Phổi. D. Não.
Câu 36. Trong hệ bạch huyết của người, phân hệ nhỏ thu bạch huyết ở
A. nửa trên bên phải cơ thể.
B. nửa dưới bên phải cơ thể.
C. nửa trên bên trái và phần dưới cơ thể.
D. nửa dưới bên phải và phần trên cơ thể.
Câu 37. Thành phần nào dưới đây chỉ có ở máu mà không có ở dịch bạch huyết ?
A. Huyết tương. B. Hồng cầu.
C. Tiểu cầu. D. Bạch cầu
Câu 38. Sau khi luân chuyển trong hệ bạch huyết, dịch bạch huyết sẽ được đổ trực
tiếp vào bộ phận nào của hệ tuần hoàn ?
A. Tĩnh mạch dưới đòn. B. Tĩnh mạch cảnh trong.
C. Tĩnh mạch thận. D. Tĩnh mạch đùi.
Câu 39. Sự luân chuyển bạch huyết trong hệ bạch huyết (BH) diễn ra theo trình tự
như thế nào ?
A. Mao mạch BH – ống BH – mạch BH – hạch BH – mạch BH – tĩnh mạch.
B. Mao mạch BH – mạch BH – ống BH – mạch BH – hạch BH – tĩnh mạch.
C. Mao mạch BH – mạch BH – hạch BH – ống BH – mạch BH – tĩnh mạch.
D. Mao mạch BH – mạch BH – hạch BH – mạch BH - ống BH – tĩnh mạch.
Câu 40. Bệnh xơ vữa động mạch có mối liên hệ mật thiết với loại lipit nào dưới
đây ?
A. Phôtpholipit. B. Ơstrôgen.
C. Côlesterôn. D. Testosterôn.
Câu 41. Khi tâm thất phải co, máu được bơm đến bộ phận nào ?
A. Tĩnh mạch phổi. B. Tĩnh mạch chủ.
C. Động mạch chủ. D. Động mạch phổi.
Câu 42. Ở người, loại mạch nào là nơi xảy ra sự trao đổi chất với tế bào ?
A. Mao mạch. B. Tĩnh mạch.
C. Động mạch. D. Tĩnh mạch bạch huyết.
Câu 43. Nhận định nào đúng trong các nhận định sau?
Những đặc điểm của mao mạch giúp tăng hiệu quả trao đổi chất với tế bào là
1. Vận tốc dòng máu chảy rất chậm.
2. Thành mạch chỉ được cấu tạo bởi một lớp biểu bì.
3. Phân nhánh dày đặc đến từng tế bào.
4. Vận tốc máu chảy nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của tế bào.
4
A. 1,3,4. B. 1,2,3.
C. 1,2,4. D. 2,3,4.
Câu 44. Ở người bình thường, trung bình mỗi chu kì thì tim nghỉ ngơi hoàn toàn
trong bao lâu ?
A. 0,3 giây. B. 0,4 giây.
C. 0,5 giây. D. 0,1 giây.
Câu 45. Ở người bình thường, thời gian tâm thất nghỉ trong mỗi chu kì tim là bao
lâu ?
A. 0,6 giây. B. 0,4 giây.
C. 0,5 giây. D. 0,3 giây.
Câu 46. Ở người bình thường, trung bình mỗi phút tim đập bao nhiêu lần ?
A. 85 lần. B. 75 lần.
C. 60 lần. D. 90 lần.
Câu 47. Loại mạch máu nào dưới đây có chức năng nuôi dưỡng tim ?
A. Động mạch dưới đòn. B. Động mạch dưới cằm.
C. Động mạch vành. D. Động mạch cảnh trong.
Câu 48. Các pha trong mỗi chu kì tim diễn ra theo trình tự trước sau như thế nào ?
A. Pha thất co – pha dãn chung – pha nhĩ co.
B. Pha dãn chung – pha thất co – pha nhĩ co.
C. Pha thất co – pha nhĩ co – pha dãn chung.
D. Pha nhĩ co – pha thất co – pha dãn chung.
Câu 49. Ở tim người, tại vị trí nào dưới đây không xuất hiện van?
A. Giữa tĩnh mạch chủ trên và tâm nhĩ phải.
B. Giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái.
C. Giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải.
D. Giữa tâm thất trái và động mạch chủ.
Câu 50. Khi nói về hoạt động tim mạch, phát biểu nào dưới đây là đúng ?
A. Van 3 lá luôn đóng, chỉ mở khi tâm thất trái co.
B. Van động mạch luôn mở, chỉ đóng khi tâm thất co.
C. Khi tâm thất trái co, van hai lá sẽ đóng lại.
D. Khi tâm thất phải co, van 3 lá sẽ mở ra.
Câu 51. Máu lưu thông trong động mạch là nhờ vào yếu tố nào dưới đây ?
A. Sức đẩy của tim
B. Tác dụng của trọng lực
C. Sức hút của lồng ngực
D. Tác dụng của các van tổ chim
Câu 52. Huyết áp tối đa đo được khi
A. tâm nhĩ dãn. B. tâm thất co.
C. tâm thất dãn. D. tâm nhĩ co.
Câu 53. Trong hệ mạch máu của con người, tại vị trí nào người ta đo được huyết
áp lớn nhất ?
A. Động mạch cảnh ngoài. B. Động mạch chủ.
5
C. Động mạch phổi. D. Động mạch thận.
Câu 54. Một người được xem là mắc bệnh cao huyết áp khi
A. huyết áp tối thiểu 90 mmHg, huyết áp tối đa > 140 mmHg.
B. huyết áp tối thiểu 120 mmHg, huyết áp tối đa > 160 mmHg.
C. huyết áp tối thiểu 100 mmHg, huyết áp tối đa > 160 mmHg.
D. huyết áp tối thiểu 90 mmHg, huyết áp tối đa > 120 mmHg.
Câu 55. Bệnh nào dưới đây có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở hệ tim
mạch ?
A. Bệnh nước ăn chân. B. Bệnh tay chân miệng.
C. Bệnh thấp khớp. D. Bệnh á sừng.
Câu 56. Nhận định nào sai?
Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, chúng ta cần lưu ý điều gì ?
A. Thường xuyên vận động và nâng cao dần sức chịu đựng.
B. Nói không với rượu, bia, thuốc lá, mỡ, nội tạng động vật và thực phẩm chế biến
sẵn.
C. Ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm giàu Omega – 3.
D. Ăn nhiều đồ chiên rán.
Câu 57. Nhận định nào không đúng?
Nhịp tim sẽ tăng lên khi
A. bị khuyết tật tim (hẹp hoặc hở van tim, xơ phổi, mạch máu xơ cứng…)
B. sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, hêrôin,…
C. cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi.
D. cơ thể trải qua cú sốc nào đó: sốt cao, mất máu, mất nước hoặc lo lắng, sợ hãi
kéo dài.
Câu 58. Ở trạng thái nghỉ ngơi thì so với người bình thường, vận động viên có
A. nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn.
B. nhịp tim nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn.
C. nhịp tim nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn.
D. nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn.
Câu 59. Vòng tuần hoàn nhỏ có nhiệm vụ:
A. Dẫn máu đi nuôi nửa cơ thể phía trên.
B. Dẫn máu đi nuôi phổi.
C. Dẫn máu lên não.
D. Vận chuyển máu đến phổi để trao đổi khí.
Câu 60. Nhận định nào mô tả không đúng về động mạch phổi?
A. Mạch dẫn máu ra khỏi tim.
B. Mạch vận chuyển máu giàu oxi.
C. Mạch hoạt động dưới dạng sóng mạch.
D. Mạch có khả năng đàn hồi lớn nhất.
Câu 61. Máu đi ra từ tâm thất trái của người
A. Rất giàu CO2.
B. Rất giàu O2.
6
C. Tham gia vào vòng tuần hoàn nhỏ.
D. Đi nuôi nửa cơ thể bên trái.
Câu 62. Van tổ chim mở có tác dụng
A. Ngăn không cho máu chảy từ tâm thất lên tâm nhĩ.
B. Ngăn không cho máu chảy từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
C. Chỉ cho máu chảy từ tĩnh mạch vào tâm nhĩ.
D. Chỉ cho máu chảy từ tâm thất vào động mạch.
Câu 63. Khi tâm thất co
A. Van nhĩ thất và van bán nguyệt đều mở.
B. Van nhĩ thất và van bán nguyệt đều đóng.
C. Van nhĩ thất đóng còn van bán nguyệt mở.
D. Van nhĩ thất mở còn van bán nguyệt đều đóng.
Câu 64. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành
A. tĩnh mạch và mao mạch.
B. Mao mạch.
C. Động mạch và mao mạch.
D. Động mạch và tĩnh mạch.
Câu 65. Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực
A. Cao, tốc độ máu chảy chậm.
B. Thấp, tốc độ máu chảy chậm.
C. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
D. Cao, tốc độ máu chảy nhanh.
Câu 66. Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ diễn ra theo trật tự
A. Tim → Động mạch giàu O2 → mao mạch → tĩnh mạch giàu CO2→ tim.
B. Tim → động mạch giàu CO2 → mao mạch→ tĩnh mạch giàu O2 → tim.
C. Tim → động mạch ít O2 → mao mạch→ tĩnh mạch có ít CO2 → tim.
D. Tim → động mạch giàu O2 → mao mạch→ tĩnh mạch có ít CO2 → tim.
Câu 67. Hở van tim ở động mạch chủ thì
1. máu chảy ngược về tim, có thể gây nhồi máu cơ tim.
2. máu dồn về đến động mạch làm động mạch căng ra, có thể gây vỡ động mạch.
3. lượng máu đến động mạch bị pha trộn ít oxy làm cơ thể mệt mỏi.
4. máu về tĩnh mạch nhiều hơn bình thường làm hệ tuần hoàn làm việc mệt mỏi.
5. lượng máu nuôi cơ thể ít.
Nhận định đúng là
A. 1, 2. B. 1,3. C. 1,5. D. 1,4.
Câu 68. Động mạch là những mạch máu
A. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham
gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan.
B. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều
hòa lượng máu đến các cơ quan.
C. Chảy về tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia
điều hòa lượng máu đến các cơ quan
7
D. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản
phẩm bài tiết của các cơ quan
Câu 69. Mao mạch là những
A. Mạch máu rất nhỏ, nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi
sản phẩm trao đổi chất giữa máu và tế bào.
B. Mạch máu rất nhỏ, nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành
trao đổi chất giữa máu và tế bào.
C. Mạch máu nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi
chất giữa máu và tế bào.
D. Điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành
trao đổi chất giữa máu với tế bào.
Câu 70. Tĩnh mạch là những:
A. Mạch máu về tim và có chức năng thu máu từ động mạch và đưa máu về tim
B. Mạch máu về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim
C. Mạch máu về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim
D. Mạch máu về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim
Câu 71. Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài:
A. 0,1 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung
là 0,5 giây
B. 0,8 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung
là 0,4 giây
C. 0,12 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn
chung là 0,6 giây
D. 0,6 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung
là 0,6 giây
Câu 72. Điều không đúng về sự khác nhau giữa hoạt động của cơ tim với cơ vân
là:
A. Theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”.
B. Tự động.
C. Theo chu kỳ.
D. Là hoạt động có ý thức.
Câu 73. Cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” có nghĩa là, khi
kích thích ở cường độ dưới ngưỡng:
A. Cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng,
cơ tim co tối đa
B. Cơ tim co bóp nhẹ nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối
đa
C. Cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng,
cơ tim co bóp bình thường
D. Cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ trên ngưỡng,
cơ tim không co bóp
Câu 74. Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự
8
A. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các
tâm nhĩ, tâm thất co
B. Nút nhĩ thất → hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ → bó His → mạng Puôckin → các
tâm nhĩ, tâm thất co
C. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → mạng Puôckin → bó His → các
tâm nhĩ, tâm thất co
D. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ → nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các
tâm nhĩ, tâm thất co
Câu 75. Huyết áp là lực co bóp của:
A. Tâm thất đẩy máu vào động mạch tạo ra huyết áp của mạch.
B. Tâm nhĩ đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch.
C. Tim nhận máu từ động mạch tạo ra huyết áp của mạch.
D. Tim nhận máu từ tĩnh mạch tạo ra huyết áp của mạch.
Câu 76. Ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não vì:
A. Mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ
làm vỡ mạch
B. Mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao
dễ làm vỡ mạch
C. Mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp
cao dễ làm vỡ mạch
D. Thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp
cao dễ làm vỡ mạch
Câu 77. Ở mao mạch, máu chảy chậm hơn ở động mạch vì:
A. Tổng tiết diện của mao mạch lớn.
B. Mao mạch thường ở gần tim.
C. Số lượng mao mạch ít hơn.
D. Áp lực co bóp của tim tăng.
Câu 78. Trong hệ mạch, máu vận chuyền nhờ:
A. Dòng máu chảy liên tục.
B. Sự va đẩy của các tế bào máu.
C. Co bóp của mao mạch.
D. Lực co của tâm thất.
Câu 79. Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào dưới đây?
1. Nhịp tim và lực co tim.
2. Sức cản của mạch máu.
3. Khối lượng máu và độ quánh của máu.
4. Số lượng hồng cầu.
Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (2), (3).
B. (2), (3), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (1), (2), (4).
9
Câu 80. Trong hệ mạch, huyết áp giảm dần từ
A. Động mạch → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch
B. Tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → động mạch
C. Động mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → tĩnh mạch
D. Mao mạch → tiểu động mạch → động mạch → tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch
Câu 81. Điều không đúng khi nói về đặc tính của huyết áp là
A. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn
B. Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp ; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ
C. Càng xa tim, huyết áp càng giảm
D. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phần
tử máu với nhau khi vận chuyển.
Câu 82. Tăng áp lực trong tâm thất của tim dẫn đến việc:
A. Đóng tất cả các van tim B. Đóng các van bán nguyệt
C. Mở van hai là và ba lá D. Mở các van bán nguyệt
Câu 83. Từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải của tim, máu phải đi qua:
A. Van động mạch phổi B. Van 3 lá
C. Van 2 lá D. Van động mạch chủ
Câu 84. Sợi đàn hồi trong thành động mạch chủ có tác dụng:
A. Điều hòa dung lượng máu chảy trong mạch.
B. Làm cho dòng máu chảy liên tục.
C. Làm cho máu chảy mạnh và nhanh hơn.
D. Làm tăng huyết áp khi tim bơm máu vào động mạch
Câu 85. Cơ tim không co cứng vì nó có:
A. Hệ dẫn truyền tự động B. Thời gian trơ tuyệt đối dài
C. Xi náp điện D. Hô hấp hiếu khí
Câu 86. Thành của mạch máu nào chỉ có một lớp tế bào?
A. Động mạch lớn B. Động mạch nhỏ
C. Tĩnh mạch D. Mao mạch
Câu 87. Trong các câu sau, câu nào sai?
Bình thường trong cơ thể, máu chảy theo chiều:
A. Từ tĩnh mạch về tâm nhĩ B. Từ tâm nhĩ xuống tâm thất
C. Từ tâm thất vào động mạch D. Từ động mạch về tâm nhĩ
Câu 88. Máu chảy trong động mạch nhờ yếu tố nào?
A. Sức đẩy của tim B. Tác dụng của trọng lực
C. Sức hút của lồng ngực D. Tác dụng của các van tổ chim
Câu 89. Cơ tim không có đặc điểm nào?
A. Nguyên sinh chất có vân ngang. B. Nhân nằm giữa sợi cơ
C. Giữa các sợi cơ có cầu nối. D. Hoạt động theo ý muốn.
Câu 90. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Tất cả các tĩnh mạch mang máu chảy về tim.
B. Tất cả các tĩnh mạch mang máu bão hòa oxi.
C. Tất cả các tĩnh mạch mang máu đã khử oxi.
10
D. Các động mạch lớn hơn các tĩnh mạch tương ứng
Câu 91. Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Tĩnh mạch có đường kính lớn hơn động mạch tương ứng.
B. Do mao mạch có tiết diện nhỏ nên tốc độ máu chảy trong mao mạch cao hơn các
mạch máu khác.
C. Thành động mạch có tính đàn hồi giúp cho máu chảy thành dòng liên tục.
D. Tĩnh mạch chứa nhiều máu hơn so với các loại mạch máu khác.
Câu 92. Điều nào về hoạt động điều hòa tim mạch sau đây là đúng?
A. Xung thần kinh đối giao cảm đến làm tim đập nhanh và mạnh.
B. Khi máu dồn về tâm nhĩ, kích thích các thụ thể áp lực ở đây sẽ làm tim đập
nhanh và mạnh lên.
C. Ađrênalin làm co mạch máu toàn thân, làm tăng huyết áp.
D. Noađrênalin làm co mạch máu nội tạng, co mạch máu dưới da, dãn mạch máu
cơ xương.
Câu 93. Trong 1 giờ đồng hồ, tâm thất phải của người lúc nghỉ ngơi bơm đi 1
lượng máu trung bình là:
A. 270 lít. B. 4,9 lít. C. 70 ml. D. 120 ml.
Câu 94. Ở người vận tốc máu
A. Trong mao mạch là 200 - 250mm/s.
B. Trong tĩnh mạch chủ là 500 mm/s.
C. Trong động mạch chủ là 250 mm/s.
D. Trong mao mạch là 1mm/s.
Câu 95. Trường hợp nào sau đây làm tăng huyết áp và vận tốc máu?
A. Đang hoạt động cơ bắp tích cực.
B. Đang nghỉ ngơi thư dãn.
C. Sống ở nơi có không khí trong lành, nhiều cây xanh.
D. Đang trò chuyện, đọc sách.
Câu 96. Cho các nhận định sau:
1. Thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhĩ.
2. Tổng diện tích lòng mao mạch gần bằng tổng diện tích lòng động mạch.
3. Động vật có kích thước càng lớn thì nhịp tim càng nhanh.
4. Trong cơ thể người máu trao đổi chất gián tiếp với tế bào.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 1 B. 2 (1,4) C. 3 D. 4
Câu 97. Trường hợp bị bệnh hở van động mạch chủ, máu sẽ chảy như thế nào?
A. Máu chảy ngược, dồn về tim gây nhồi máu cơ tim.
B. Lưu lượng máu đến các cơ quan không đầy đủ.
C. Máu dồn vào các động mạch làm các động mạch căng ra.
D. Máu sẽ bị ngưng tụ trong mạch máu.
Câu 98. Cho các nhận định sau:
1. Là những tế bào hình đĩa, lõm hai mặt, không có nhân.
2. Là những tế bào trong suốt, có nhân.
11
3. Có khả năng thay đổi hình dạng.
4. Vận chuyển khí O2, CO2.
5. Có chức năng bảo vệ cơ thể chống sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh.
6. Giúp máu đông, tránh mất máu cho cơ thể.
Nhận định nào là của bạch cầu?
A. (1); (3); (4) B. (1); (3); (5)
C. (2); (3); (6) D. (2), (3), (5)
Câu 99. Nhờ đâu mà hồng cầu có khả năng vận chuyển được O2 và CO2?
A. Nhờ hồng cầu có kích thước nhỏ.
B. Nhờ hồng cầu có chứa Hb là chất có khả năng kết hợp với O 2 và CO2 thành
những hợp chất không bền.
C. Nhờ hồng cầu là tế bào không nhân, ít tiêu dùng O2 và ít thải CO2.
D. Nhờ hồng cầu có hình đĩa, lõm 2 mặt.
Câu 100. Nhận định nào sau đây đúng với hệ tuần hoàn ở người?
A. Tốc độ máu chậm nhất ở tĩnh mạch chủ.
B. Áp lực máu lên thành mạch lớn nhất ở động mạch chủ.
C. Máu ở động mạch nhiều O2, ít CO2.
D. Tổng diện tích các mao mạch nhỏ hơn tổng diện tích các động mạch.

………………. HẾT ……………….

12

You might also like